1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở trường thcs

22 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Trang 1

I TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐTCÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THCS

II ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 Lí do chọn đề tài:

Trong hoạt động giáo dục của nhà trường, công tác chủ nhiệm đóng vaitrò rất quan trọng Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người tổ chức, quản lýtrực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt, thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống,phát triển nhân cách của học sinh Đồng thời, GVCN là cầu nối giữa nhàtrường và gia đình học sinh, góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhàtrường, gia đình và xã hội Vì thế, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì sẽ thúcđẩy phong trào thi đua, xây dựng và duy trì nề nếp, góp phần nâng cao chấtlượng dạy học

Đối với nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp, cả những giáo viên đã có kinhnghiệm đều cho rằng công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp rất mệtnhọc, phức tạp, tốn nhiều thời gian Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủnhiệm thì phải là một người có tâm, vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn,vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắcrối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao Nếu giáo viên khôngtâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoànthành nhiệm vụ Chất lượng học tập của học sinh sẽ như thế nào? Nhân cách,đạo đức, lối sống của học sinh rồi sẽ ra sao? Cần có biện pháp gì để thực hiệntốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là điều người làm giáo dục luôn luôn trăn trở.

Ở trường THCS, GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáodục nhân cách cho học sinh, góp phần quyết định kết quả giáo dục toàn diệncủa trường Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song songvới việc giảng dạy tốt môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làmtốt vai trò, chức năng của một giáo viên chủ nhiệm lớp.

Hơn 18 năm làm công tác giảng dạy cũng gần từng ấy thời gian làm côngtác chủ nhiệm, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm Đó là lý do tôichọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC CHỦNHIỆM Ở TRƯỜNG THCS”.

2 Lịch sử vấn đề:

Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề đã được nghiên cứu và thực hiện ởbậc THCS và thường xuyên có sự thay đổi nhỏ theo định hướng của cácchuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cũngđã có nhiều chuyên đề báo cáo về công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở bậc

Trang 2

- Tại trường THCS Phan Bội Châu, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam,trong nhiều năm qua cũng đã tổ chức báo cáo chuyên đề về công tác chủnhiệm chung cho các khối lớp.

Nay tôi muốn được nghiên cứu sâu và rộng hơn về công tác chủ nhiệm ởđối tượng học sinh trường THCS Phan Bội Châu - Đại Lộc - Quảng Nam dotôi trực tiếp chủ nhiệm

3 Giới hạn đề tài:

Do thời gian và không gian không cho phép, đề tài này chỉ được áp dụngđối với những lớp tôi được phân công chủ nhiệm ở trường THCS Phan BộiChâu - Đại Cường - Đại Lộc

III CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Bên cạnh công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai tròrất quan trọng Điều lệ trường THCS và Thông tư: 12/2011/TT-BGDDT ngày28/3/2011của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn củaGVCN như sau:

- GVCN có vai trò thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp tổ chức họctập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo và đào tạo, quản lý hành chính Nhà nước,là người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp

- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp để các em tổchức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, là chuyên gia trong việc tổ chứcthực hiện các mặt hoạt động của lớp, tổng hợp tình hình, đề xuất các giải phápđể tham mưu cho nhà trường về công tác giáo dục học sinh; luôn nắm chắc tưtưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, phối hợpvới gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá học sinh trở thành người tốt choxã hội

- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ dựa vào tình hình thực tế, vạch kếhoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong từng tháng, họckỳ và năm học; cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyệncủa lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kếtquả đó với Ban giám hiệu và liên hệ với gia đình học sinh để phối hợp giáodục

- Giáo viên chủ nhiệm là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề củalớp mình phụ trách, liên hệ với các giáo viên bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn,Ban giám hiệu nhà trường phối hợp giáo dục học sinh, bảo vệ quyền lợi chínhđáng của học sinh GVCN được quyền cho học sinh nghỉ học không quá 3ngày và được gọi học sinh cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục hoặc mời phụhuynh để phối hợp giáo dục

Trang 3

Ở lứa tuổi THCS, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinhlí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bịxâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệmình Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sốngđể tự tin trong học tập, trong cuộc sống Để rèn cho các em những kĩ năngnày, vai trò của công tác chủ nhiệm rất quan trọng, giúp các em có nhữngđịnh hướng tốt trong rèn luyện hạnh kiểm cũng như nâng kết quả học tập củamình.

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, vào đầu mỗi năm học, bản thântôi đã theo dõi và nhận thấy một số thực trạng ở học sinh như sau:

- Học sinh chủ yếu là vùng nông thôn nên hầu hết là ngoan, hiền; khôngcó học sinh theo băng nhóm, nghiện hút,…

- Thường trực Hội cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đến nề nếplớp, tạo điều kiện kinh phí cho tập thể lớp hoạt động,…

b/ Khó khăn:

- GVCN phải làm nhiều việc như hồ sơ sổ sách, xếp loại học sinh, giáodục đạo đức, lao động, gặp gỡ phụ huynh,…nên việc quan tâm đến học sinhchưa được sâu sát.

- Môi trường xã hội hiện nay tác động rất lớn đến việc hình thành nhâncách của học sinh Học sinh phát triển tâm lí sớm hơn so với trước đây.

- Một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, lo mưu sinh nên việc quantâm đến con em chưa đúng mức.

- Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như bố hoặc mẹ mất, bố mẹ lihôn hoặc không có bố,… nên thiếu sự quản lí của gia đình.

- Một số học sinh chưa có thái độ học tập tốt, còn ham chơi, chưa vânglời ba mẹ và thầy thầy giáo Trong học tập, các em hay nói chuyện, đùanghịch, ít tập trung khi thầy thầy giáo giảng bài và còn lôi kéo bạn bè theomình.

- Ban cán sự lớp sau khi hình thành có làm việc nhưng năng lực còn hạn

Trang 4

chế Các em xác định chưa rõ được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với tậpthể lớp nên tinh thần tự quản chưa cao.

- Nhiều em còn thiếu tự tin, chưa mạnh dạn, còn rụt rè trong các hoạtđộng tập thể.

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Từ thực trạng trên, qua nhiều năm chủ nhiệm, tôi đã áp dụng một số biệnpháp và cũng đôi lần chưa thành công Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, tôi thấyrằng, để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, cần có những biện pháp:

1 Tìm hiểu đối tượng học sinh:

Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trướchết phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết của từnghọc sinh Do vậy, ngay sau khi nhận lớp, trong lần đầu tiên tiếp xúc với họcsinh, tôi tạo không khí thân thiện, vui vẻ, gần gũi với các em để các em cảmthấy tôi không chỉ là thầy giáo mà còn là một người anh, người bạn Đó là ấntượng tạo nên sự tin tưởng, là điều kiện để các em chia sẻ, giãi bày Sau đó,tôi tiếp tục tìm hiểu, nắm được hoàn cảnh gia đình và đặc điểm của từng họcsinh thông qua một số cách sau:

- Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, sơ yếu lý lịch, …)

- Nghiên cứu hồ sơ của lớp chủ nhiệm năm trước (sổ điểm, sổ chủnhiệm, biên bản sinh hoạt lớp, …)

- Trao đổi với GVCN cũ, giáo viên bộ môn, giáo viên địa phương - Trao đổi với bạn bè.

- Đặc biệt, tôi đã áp dụng tìm hiểu học sinh bằng cách trực tiếp cho cácem điền đầy đủ những thông tin giới thiệu bản thân trong phiếu và được

PHHS kí xác nhận vào bên dưới ( Phụ lục 1).

Qua những cách điều tra trên, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiếtcủa từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm; quan trọng hơn cả là tôi đã hiểumột phần về học sinh của mình, điều đó rất thuận lợi cho tôi trong công tácchủ nhiệm và giáo dục học sinh.

2 Tổ chức bầu ban cán sự lớp để phát huy hiệu quả tự quản: a) Tổ chức bầu Ban cán sự lớp:

Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp là việc làm tất yếucủa giáo viên chủ nhiệm ngay sau khi nhận lớp mới Nhằm tạo dựng, rènluyện cho các em tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, tôiđã tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Ban cán sự của lớp Tiếntrình bầu chọn Ban cán sự lớp được diễn ra như sau:

Trang 5

- Phân tích để các em hiểu bầu Ban cán sự là chọn những em học khágiỏi, hạnh kiểm tốt, gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình và có tinh thần tráchnhiệm cao trong công việc

- Giúp các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trongBan cán sự lớp.

- Khuyến khích học sinh xung phong ứng cử, gợi ý, định hướng học sinhbầu chọn Sau đó chọn 7 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.

- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu Việc bỏ phiếu phải được tiến hànhcông khai, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ, không được áp đặt họcsinh Cụ thể, lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ cóchữ kí của GVCN) Hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 5 bạn mìnhchọn vào phiếu

- 5 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được giữ các chức vụ của lớp: Lớptrưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ, lớp phó lao động và lớp phó kỉluật (Thường thì chỉ có 3 lớp phó nhưng để tiện cho việc theo dõi, quản lílớp, tôi đã tách lớp phó lao động – kỉ luật làm hai).

Khi được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình thì các emrất vui, rất hào hứng và 5 em được bầu chọn cũng cảm thấy tự hào và thấymình cần phải xứng đáng với sự tín nhiệm của các bạn.

Việc lựa chọn Ban cán sự lớp là khâu cực kì quan trọng góp phần đưaphong trào của lớp đi lên Ban cán sự lớp là những hạt nhân nòng cốt, là đầutàu trong tất cả các công việc Không phải khi nào giáo viên chủ nhiệm cũngcó mặt trên lớp, do đó Ban cán sự lớp chính là đại diện cho lớp, chịu tráchnhiệm trước giáo viên chủ nhiệm Làm tốt khâu này sẽ quyết định một nửathành công trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên.

b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp:

Sau khi thành lập Ban cán sự lớp, GVCN họp thống nhất kế hoạch hoạt

động và giao việc cụ thể cho các thành viên trong Ban cán sự: 1 Lớp trưởng – phụ trách theo dõi chung.

Trang 6

3 Sắp xếp chỗ ngồi để góp phần ổn định nề nếp và nâng cao chấtlượng học tập:

Sắp xếp chỗ ngồi là việc làm cần thiết sau khi bầu Ban cán sự lớp.Trước khi sắp xếp chỗ ngồi, tôi chia tổ Việc phân tổ hợp lí sẽ thuận lợi chocông tác thi đua, hoạt động nhóm và góp phần xây dựng nề nếp Muốn vậy,phải đảm bảo cân đối về:

- Số lượng thành viên - Số lượng nam, nữ

- Số lượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu - Số lượng Ban cán sự

Sau khi chia tổ, tôi sắp xếp chỗ ngồi dựa vào các tiêu chí:

- Mĩ quan: những học sinh thấp hơn được ưu tiên ngồi trước để các emdễ quan sát

- Vệ sinh học đường: học sinh có các tật về mắt, về tai,… được ngồi ở vịtrí thuận lợi

- Năng lực học tập: học sinh trung bình, yếu ngồi gần học sinh khá, giỏiđể thuận lợi cho hoạt động nhóm và tạo điều kiện để các em giúp đỡ nhautrong học tập.

- Giới tính: có thể xếp xen kẽ học sinh nam và nữ để hạn chế việc nóichuyện riêng trong giờ học.

4 Xây dựng nề nếp thi đua cho lớp học:

Căn cứ vào nội qui của nhà trường, GVCN và học sinh thống nhất đề ramột số qui định để xây dựng nề nếp thi đua, thúc đẩy các phong trào của lớp;đó là những nội dung:

- Tiêu chí xếp loại hạnh kiểm hàng tuần, hàng tháng: Tổ trưởng trực tiếp

theo dõi các mặt của những thành viên trong tổ và ghi vào sổ theo dõi (Phụlục 2).

+ Các mặt vi phạm sẽ bị trừ điểm gồm: chuyên cần, tác phong, xếp hàng,vệ sinh, truy bài, tập thể dục, kỉ luật, nề nếp ra vào lớp, học bài, soạn bài, làmbài tập.

+ Các mặt được cộng điểm gồm: phát biểu xây dựng bài, tham gia cácphong trào.

Qui ra số điểm cộng trừ của mỗi tuần tùy theo năng lực học tập của họcsinh (học lực học kì I căn cứ theo học lực của năm học trước còn học lực họckì II thì căn cứ theo học lực học kì I) thì sẽ có hạnh kiểm tương ứng

- Học sinh vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị trực nhật, nhắc nhở trước lớp,viết kiểm điểm hoặc giáo viên sẽ trao đổi với phụ huynh.

Trang 7

- Học sinh có số điểm cao nhất ở mỗi mức độ học tập, học sinh tiến bộ,học sinh tham gia nhiệt tình các phong trào,… sẽ được thưởng vở hoặc nânghạnh kiểm của tháng Những hình thức khen thưởng này tuy giá trị vật chất làkhông bao nhiêu nhưng nó đã động viên rất lớn về mặt tinh thần, làm cho các

em học tập sôi nổi hơn và luôn nhiệt tình trong các phong trào (Phụ lục 3).

Ngoài những hồ sơ theo qui định của Đoàn, Đội, để việc theo dõi củaBan cán sự và các tổ trưởng được thuận lợi, khoa học; việc đánh giá chínhxác, công bằng, tôi hướng dẫn học sinh làm sổ theo dõi với những mục cụ thể,bao gồm các loại sổ:

- Sổ theo dõi chung - Sổ theo dõi học tập

- Sổ theo dõi kỉ luật, nề nếp - Sổ theo dõi vệ sinh.

- Sổ theo dõi của 4 tổ trưởng.

GVCN kiểm tra thường xuyên sổ để theo dõi, quản lí và uốn nắn kịp thờinhững học sinh vi phạm.

5 Tổ chức các hình thức nâng cao chất lượng học tập:

Để chất lượng học tập của lớp được nâng cao, ngoài việc xây dựng nềnếp thi đua, tôi còn tổ chức các hình thức sau:

- Hình thành đôi bạn học tập dựa vào năng lực: học sinh khá, giỏi và học

sinh trung bình, yếu để các em hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập (Phụ lục 4).

- Thay đổi hình thức truy bài 15 phút đầu giờ: dựa vào thời khóa biểu,nội dung bài cũ, lớp phó học tập chọn hình thức truy bài phù hợp như: tổtrưởng kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc chuẩn bị bài mới hoặc cán sự bộ mônhướng dẫn làm bài tập, hoặc gọi học sinh yếu làm các bài tập đơn giản,…

- Trước mỗi kì thi, tôi tổ chức ôn tập theo hình thức “Rung chuông vàng”hoặc “Hội vui học tập” trong giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong tiết hoạt

động NGLL (Phụ lục 5) Cách tổ chức như vậy không chỉ giúp các em ôn tập,

củng cố, khắc sâu kiến thức mà còn tạo hứng thú cho học sinh.

6 GVCN luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo:

Công tác giáo dục có nhiều phương pháp, một trong những phương phápđem lại hiệu quả cao là phương pháp nêu gương Muốn giáo dục học sinh, tôicố gắng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để tạo uy tín với học sinh, phụhuynh và luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo.

- Trong quan hệ với đồng nghiệp, tôi luôn hòa đồng, gần gũi, quan tâmvà giúp đỡ mọi người

- Trong ứng xử với học sinh, tôi luôn thân thiện, thông cảm, chia sẻ với

Trang 8

- Ngoài ra, để tạo sự gần gũi với học sinh, tôi cùng các em tham gianhững phong trào, những hoạt động tập thể như văn nghệ, báo tường, laođộng,… Chẳng hạn:

+ Trong phong trào văn nghệ của nhà trường, tôi hướng các em chọn tiếtmục phù hợp, tham dự những buổi tập luyện cùng các em.

+ Trong phong trào báo tường, tôi hướng dẫn học sinh chọn thể loại, nộidung, cách trình bày và giúp các em trong khâu duyệt bài.

+ Trong lao động, tôi cùng làm với các em để không chỉ giúp các em rènluyện kĩ năng sống mà còn qua những câu trò chuyện thì tôi sẽ hiểu học sinhhơn, tình cảm thầy trò sẽ gắn chặt hơn.

Chính nhờ sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của tôi mà học sinh noigương học tốt và tham gia nhiệt tình các phong trào

7 Tham mưu, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường: a/ Với các tổ chức trong nhà trường:

Để tạo ra sự thống nhất trong công tác giáo dục đồng thời nắm bắt tìnhhình học sinh kịp thời, GVCN tham mưu, phối hợp với các tổ chức trong nhàtrường như: Ban giám hiệu, tổ chức Đoàn – Đội, giáo viên bộ môn, …

* Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường:

GVCN là người thay mặt nhà trường để quản lí, giáo dục học sinh củamột lớp Do vậy, GVCN phải dựa vào kế hoạch giáo dục chung của trường vàphải biết dựa vào tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch, đề ra biệnpháp giáo dục học sinh; thường xuyên báo cáo với Ban giám hiệu về tình hìnhlớp, kết quả giáo dục, ý chí, nguyện vọng của học sinh lớp mình; đồng thời đềxuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục và đề nghị Ban giám hiệu chỉ đạo,thống nhất trong việc tác động sư phạm đối với cả lớp hoặc cá nhân học sinhcủa lớp mình chủ nhiệm.

* Phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội:

GVCN cần có kế hoạch kết hợp với các tổ chức Đoàn - Đội để tiến hànhcác mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh; giúp đỡ chi Đoàn, Liên đội xâydựng kế hoạch công tác; đóng góp ý kiến cho Đoàn - Đội tổ chức các hoạt

Trang 9

động giáo dục, các phong trào thu hút học sinh tham gia.

* Phối hợp với giáo viên bộ môn:

Dù không có mặt ở lớp thường xuyên nhưng GVCN cũng có thể nắmtình hình của lớp thông qua giáo viên bộ môn, qua lời nhận xét ở sổ đầu bài,từ đó có biện pháp giáo dục học sinh thích hợp.

- GVCN chủ động trao đổi với giáo viên bộ môn về những học sinh cábiệt của bộ môn, học sinh có khó khăn về học tập, rèn luyện và cũng lắngnghe ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình của lớp chủ nhiệm để cùng hỗtrợ, phối hợp trong việc tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng.

- Phản ánh với giáo viên bộ môn về những nguyện vọng của học sinh, đềxuất với giáo viên bộ môn trong việc giúp đỡ lớp tổ chức trao đổi kinhnghiệm học tập bộ môn, cuốn hút giáo viên bộ môn tham gia vào các hoạtđộng của lớp có liên quan đến bộ môn.

* Ngoài ra, tôi phối hợp với các lực lượng khác trong nhà trường như:bảo vệ, thư viện, y tế để giáo dục học sinh

Trong nhiều trường hợp, GVCN cũng cần tìm hiểu học sinh thông quacác lực lượng khác trong nhà trường một cách khách quan và đề nghị các lựclượng ấy cùng thống nhất biện pháp tác động sư phạm đối với học sinh khicần thiết Sự quan tâm giáo dục học sinh trên tinh thần trách nhiệm chung đốivới sự nghiệp giáo dục học sinh và sự mẫu mực trong ứng xử đối với học sinhcủa các lực lượng này cũng hết sức quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuậnlợi cho GVCN và nhà trường trong việc phối hợp giáo dục học sinh có hiệuquả.

b/ Với các tổ chức ngoài nhà trường:

* Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh:

Vào đầu mỗi năm học, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, GVCN yêucầu phụ huynh bầu ra Ban đại diện hội phụ huynh của lớp Thông qua các đạidiện này, tôi liên hệ với Hội phụ huynh học sinh của trường về những vấn đềnhư giáo dục học sinh cá biệt, vận động học sinh ra lớp, hỗ trợ học sinh cóhoàn cảnh khó khăn,…

* Phối hợp với gia đình học sinh:

- Cũng trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi giúp cho cha mẹ học sinhhiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của trường và mục tiêu, kế hoạch phấnđấu của lớp và thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.

- Khi tổ chức một số hoạt động của lớp như Hội trại, NGLL,… GVCNmời phụ huynh tham gia Việc làm này giúp phụ huynh hiểu rõ những yêu cầutrong công tác giáo dục để phụ huynh biết chia sẻ, phối hợp tốt hơn vớiGVCN.

Trang 10

- Để thuận lợi trong việc liên lạc, GVCN nắm địa chỉ, số điện thoại củaphụ huynh Tùy mỗi trường hợp, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh bằngcách gọi điện hoặc gặp trực tiếp Mỗi khi trò chuyện cùng phụ huynh, tôi đềucó thái độ nhẹ nhàng trên tinh thần hợp tác Ai cũng biết, đối với cha mẹ, concái là tất cả Vì vậy, mỗi lần trao đổi, ngoài những khuyết điểm, tôi tìm nhữngưu điểm của học sinh để phụ huynh được động viên, khích lệ tinh thần.

8 Luôn quan tâm đến các đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu,cá biệt, những em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt:

Ngoài việc phân công học sinh khá, giỏi kèm học sinh yếu, tôi còn luônquan tâm đến học sinh cá biệt, những em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnhđặc biệt bởi vì các em hầu hết ít được sự quan tâm của gia đình nên dễ mặccảm, tự ti, dẫn đến có em bỏ học, có em mê game,… Lúc đó, tôi không chỉ làthầy giáo mà còn là người anh, người bạn của học sinh để các em thấy đượcsự gần gũi mà chia sẻ tâm sự và tôi sẽ dễ dàng khuyên nhủ các em hơn Chínhtừ sự quan tâm ấy mà các em thấy mình cần phải cố gắng học hành chăm chỉ,rèn luyện hạnh kiểm tốt hơn để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô và bạn bè

VI KẾT QUẢ:

Sau nhiều năm thực hiện các biện pháp trên, công tác chủ nhiệm của tôiđã đạt được một số kết quả đáng chú ý như sau:

- Sĩ số của lớp được duy trì.

- Vị thứ thi đua của lớp luôn ở tốp đầu.

- Chất lượng học tập và hạnh kiểm được nâng cao

- Thái độ học tập của học sinh yếu kém, cá biệt, học sinh có hoàn cảnhkhó khăn có chuyển biến tích cực.

Cụ thể, năm học 2016-2017, lớp 8/2 đã đạt được kết quả:

TBtrở lên(HK khá

TL%

Trang 11

HK 20 71.4 7 25 1 3.6 0 0 27 96.4Cả

VII KẾT LUẬN:

Qua thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp, với một số biện pháp mà tôiđã áp dụng bước đầu đem lại một số kết quả đáng kể: nề nếp lớp được ổnđịnh, phong trào thi đua có sự chuyển biến rõ nét, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn Các em đã có ý thứctrong việc xây dựng tập thể lớp và làm việc một cách tự giác, biết chia sẻcùng bạn bè về những công việc chung của lớp Thông qua các hoạt động, cácem tự rèn được kĩ năng sống cho mình, có ý thức tổ chức kỉ luật, có tinh thầntập thể Mối quan hệ giữa thầy thầy giáo với học sinh cũng như giữa học sinhvới học sinh càng mật thiết hơn GVCN càng hiểu rõ hơn về đối tượng họcsinh mình đang giáo dục.

Ngoài những biện pháp trên đây, để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáoviên cần có tâm huyết dù biết rằng công việc chủ nhiệm lớp không phải dễdàng Bởi vì nếu có tâm huyết, giáo viên sẽ có lòng nhiệt tình, có tinh thầntrách nhiệm Và đó là những điều kiện cần thiết quyết định sự thành công

Trên đây là những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệmmang tính chủ quan của bản thân tôi, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót.Rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học để bản thân tôi được họchỏi, rút kinh nghiệm, tạo điều kiện cho việc áp dụng đề tài rộng rãi hơn, đạtkết quả tốt hơn.

VIII ĐỀ NGHỊ:

Qua quá trình áp dụng đề tài, bản thân tôi có những đề nghị sau:

- Ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên quan tâm đến công tác chủnhiệm.

- Công tác thi đua ở học sinh phải tổ chức đúng quy trình và công khaikịp thời để thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường.

- Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, GVCN cần có sự phối hợp một

Ngày đăng: 13/04/2021, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w