1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở trường mầm non quảng thành

20 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Đứng trước thực tế đó, bản thân là một cán bộ quản lí, người đứng đầu đơn vị tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp tuyên truyền hiệu quả để giúp phụ huynh và nhân dân hiểu được mục

Trang 1

MỤC LỤC

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các giải pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 5 2.3.1 Tuyên truyền thông qua VnEdu, sổ liên lạc điện tử 5 2.3.2 Tuyên truyền thông qua bảng tin, bảng nội quy, góc trao đổi với

2.3.3 Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với phụ huynh 9 2.3.4 Tuyên truyền thông qua tổ chức hội thi, các phong trào thi đua,

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

Trang 2

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài.

Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế phát triển không ngừng, nền khoa học ngày càng tiến bộ Giáo dục đóng góp rất lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức Bên cạnh đó công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm non đóng vai trò rất quan trọng Bởi qua tuyên truyền giúp phụ huynh, nhân dân hiểu và nhận thức đúng đắn về ngành học Tạo được

sự thống nhất giữa trường, lớp mầm non và cha mẹ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm,

hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mỹ

Tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ Tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Thông qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học để chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh và cộng đồng Qua đó giúp cha mẹ hiểu được công việc của giáo viên mầm non ở nhóm, lớp và giáo viên cũng hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống của gia đình trẻ

Thực tế hiện nay cho thấy việc thực hiện công tác tuyên truyền chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả Kỹ năng trong tuyên truyền chưa có, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nội dung tuyên truyền nghèo nàn dẫn đến nhiều phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về ngành học, còn nhiều thắc mắc dẫn đến đơn thư, khiếu nại vượt cấp ngày càng nhiều

Đứng trước thực tế đó, bản thân là một cán bộ quản lí, người đứng đầu đơn

vị tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp tuyên truyền hiệu quả để giúp phụ huynh và nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Giáo dục mầm non và có biện pháp phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất

lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành”

để làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội, làm tốt công tác tuyên truyền trong nhà trường, để tránh các thắc mắc, đơn thư khiếu nại không có căn cứ của phụ huynh Giúp phụ huynh hiểu về vai trò của giáo dục mầm non

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác giáo dục mầm non; các văn bản, kế hoạch chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành;

Trang 3

- Phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu đã thu thập được như: chương trình giáo dục mầm non; các hoạt động lễ hội ở trường mầm non…

1.4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp đàm thoại, trò chuyện với cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và trẻ;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: vận dụng các văn bản, các tài liệu chuyên đề vào thực tế;

- Phương pháp quan sát, điều tra: phỏng vấn phụ huynh, giáo viên;

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: khảo sát phiếu trưng cầu ý kiến của phụ huynh để tổng hợp

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Như chúng ta đã biết giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của thế hệ hôm nay và mai sau

Nghị quyết số 29 Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI đã xác định mục tiêu “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Để thực hiện thành công

mục tiêu đó đòi hỏi sự nỗ lực quyết tâm của toàn ngành giáo dục nói chung trong đó có giáo dục mầm non nói riêng

Đối với bậc học Mầm non, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo nên mối liên hệ khăng khít, có sự tác động qua lại

từ đó tìm sự thống nhất về nội dung, phương pháp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi, dạy con theo khoa học tới phụ huynh và cộng đồng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi:

Trường Mầm non Quảng Thành là một trường nằm ở phía Đông Nam thành phố Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục Đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh đến nay nhà trường đã có đủ phòng cho trẻ học tập và hoạt động, mua sắm được tương đối đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học như bàn ghế, biểu bảng, ti vi, đồ dùng đồ chơi, theo hướng chuẩn Quốc gia Các cháu đến trường được học theo chương trình giáo dục Mầm non đúng độ tuổi ở tất cả các nhóm lớp Ban giám hiệu năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ từ chuẩn và trên chuẩn trở lên, yêu nghề, mến trẻ, có tinh

Trang 4

thần học hỏi, chịu khó kiên trì trong công tác, tích cực học tập và nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân Công tác tuyên truyền tốt, đoàn kết tốt Được nhân dân và phụ huynh tin yêu

Các nhóm lớp có góc trao đổi phụ huynh, nhà trường có các bảng tin, bảng nội quy để thực hiện công tác tuyên truyền

2.2.2 Khó khăn:

Trường Mầm non Quảng Thành gồm có 3 điểm trường, 1 khu chính và 2 khu lẻ do vậy rất khó khăn trong công tác quản lý cũng như tuyên truyền

Trang thiết bị chưa đồng bộ, vẫn còn một số trang thiết bị đã cũ

Diện tích phòng học chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới hiện nay để cho trẻ hoạt động Một số hạng mục cơ sở vật chất đã xuống cấp và hư hỏng

Nhận thức của trẻ không đồng đều, ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, chưa tích cực hoạt động Nhiều trẻ đến lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế

Một số phụ huynh còn chưa thông cảm, hiểu và ủng hộ cho nghề giáo viên mầm non

Một số giáo viên còn lúng túng, mất tự tin khi giao tiếp với phụ huynh

2.2.3.Kết quả thực trạng:

Trong quá trình quản lý nhà trường, tôi đưa ra 300 phiếu trưng cầu ý cho phụ huynh về những hiểu biết của mình đối với một số nội dung liên quan đến bậc học giáo dục mầm non và có kết quả như sau:

TT Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

1

Có hiểu biết, nhận thức về ý

nghĩa, vai trò của bậc học Mầm

2 Có kiến thức về chăm sóc, giáodục trẻ mầm non 168/300 56

3 Có kiến thức về nuôi con theokhoa học 144/300 48

4

Có kiến thức về phòng bệnh và

vệ sinh an toàn thực phẩm 156/300 52

Từ kết quả thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số các giải pháp

Trang 5

2.3 Các giải pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số giải pháp, nội dung cụ thể như sau:

2.3.1 Tuyên truyền thông qua VnEdu, sổ liên lạc điện tử:

Trường học là nơi các bậc phụ huynh gửi gắm con trẻ Đặc biệt là các trường mầm non nói chung và trường mầm non Quảng Thành nói riêng, nơi con trẻ cần đến sự quan tâm của các bậc phụ huynh nhiều hơn Hàng này, sau khi đưa trẻ đến trường học, các bậc phụ huynh trở lại với công việc bận rộn hàng ngày Không phải ai cũng có thể gọi điện tìm hiểu về hoạt động của con Nhưng không vì thế mà bố mẹ bỏ quên sự lo lắng về con Bố mẹ hàng ngày bận rộn nhưng vẫn muốn biết hoạt động của con ở trường Bố mẹ cũng muốn phối hợp với nhà trường để nuôi dạy con tốt hơn

Chính vì vậy, từ đầu năm học, nhà trường thực hiện theo công văn số 330/ PGDĐT-CNTT ngày 26/07/2016 về việc triển khai VnEdu, sổ liên lạc điện tử đến tất cả các bậc phụ huynh, được phụ huynh thống nhất cao, 100% đăng ký sử dụng sổ liên lạc điện tử Thực hiện chương trình “viễn thông Thanh Hóa đồng hành cùng ngành giáo dục thành phố” Các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra có hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực cho nhà trường, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại

Thông qua VnEdu, sổ liên lạc điện tử phụ huynh nắm bắt được nhiều hoạt động, nhiều thông tin của nhà trường hơn Giúp phụ huynh hiểu hơn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non Bên cạnh đó nhằm mục đích thiết lập

sự gắn kết bền chặt giữa nhà trường và gia đình trẻ, phụ huynh liên hệ với giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ thông qua sổ liên lạc điện tử, những nhận xét của giáo viên về hoạt động, cách ứng xử của trẻ cũng được cập nhật và thông báo đều đặn tới cha mẹ trẻ Việc trao đổi qua lại này giúp cả giáo viên lẫn gia đình có thể hiểu cách chăm sóc, giáo dục của nhau cũng như quan sát một cách

kỹ lưỡng thái độ của trẻ

Trường chúng tôi có nhiều hoạt động tổ chức diễn ra hàng năm, nhiều thông tin muốn thông báo như: thông tin tuyên truyền về các dịch bệnh đang xảy

ra, công tác tuyển sinh, các ngày hội, ngày lễ, hội thi, hoạt động trải nghiệm, tham quan, nhằm giúp trẻ trở nên năng động hơn, giúp phụ huynh nắm bắt tình hình hoạt động của con tại trường Nếu như trước đây, việc nhà trường thông báo tới phụ huynh những hoạt động này thường không dễ dàng do đối tượng học sinh còn quá nhỏ để ghi nhớ các sự kiện quan trọng hay thường làm rơi, mất giấy thông báo hoặc giáo viên phải thông báo trực tiếp đến từng phụ huynh Tuy nhiên, với VnEdu, sổ liên lạc điện tử, nhà trường hoàn toàn có thể gửi thông tin tới gia đình một các nhanh chóng và chính xác nhất

Qua sử dụng tôi nhận thấy rằng rất thuận tiện trong việc gắn kết giữa phụ huynh, cô giáo và nhà trường, thúc đẩy hợp tác trong việc quản lý chế độ học tập, vui chơi cũng như chế độ nuôi dưỡng của trẻ trong trường học và tại gia đình

Trang 6

Nội dung tuyên truyền công tác phòng dịch bệnh thông qua VnEdu

2.3.2 Tuyên truyền thông qua bảng tin, bảng nội quy, góc trao đổi với phụ huynh:

Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo các nhóm, lớp thiết kế và tạo góc trao đổi phụ huynh 100% nhóm lớp có góc tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh Góc trao đổi phụ huynh được thiết kế gần cửa chính và ưu tiên ở mảng tường rộng phía ngoài cửa lớp để phụ huynh dễ nhìn, dễ quan sát Góc tuyên truyền với phụ huynh nên trang trí nhiều hình ảnh đẹp, phù hợp với nội dung tuyên truyền Song cũng không nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh mà làm mờ nhạt nội dung thông tin Mỗi chủ đề, chủ điểm cần có thông tin cụ thể Có thể là kết quả

về sức khỏe cũng như chất lượng học tập; thông tin về cách nuôi con theo khoa học; phòng bệnh theo mùa; về chuẩn bị nguyên vật liệu đồ dùng cho chủ điểm mới, là bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố, cần sự giúp đỡ của phụ huynh cùng phối hợp dạy trẻ,

Ví dụ: Để thực hiện tốt chủ đề “Gia đình” của lớp mẫu giáo 5 tuổi, giáo viên thông báo với các bậc cha mẹ về những nội dung cần kết hợp như sau để tạo môi trường lớp học phù hợp với chủ điểm Cha mẹ phối hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ các nội dung: Biết được thành viên trong gia đình; Mối quan hệ, tình cảm và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau; Tôn trọng,

lễ phép với ông,bà, bố, mẹ; yêu quý em bé; Biết công việc hàng ngày của ông,

bà, bố, mẹ; Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình; Nhận biết những đồ dùng trong gia đình: tên gọi, công dụng, cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi; Hiểu về nhu cầu của gia đình: ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí, Hoặc Cha mẹ cùng phối hợp

hỗ trợ lớp học: Đồ dùng, đồ chơi gia đình; Tranh, ảnh, tạp chí, họa báo cũ, sách

Trang 7

truyện, các bài hát, bài thơ, về gia đình; Băng đĩa, ảnh chụp những ngày vui, ngày kỷ niệm của gia đình (nếu có)

Góc trao đổi phụ huynh của các nhóm, lớp

Đối với bảng tin của nhà trường: Vị trí bảng tin ngay đường đi từ cổng vào sân trường Nội dung trong bảng tin là các văn bản, chủ trương của ngành, của địa phương Hơn nữa thông qua bảng tin chúng tôi công khai các văn bản của nhà nước, của ngành, của địa phương quy định về thu chi tài chính, công tác xã hội hóa giáo dục Ngoài ra chúng tôi còn có các bảng như: bảng công khai chế

độ ăn của trẻ, bảng báo ăn, bảng xếp loại thi đua, bảng chỉ tiêu phấn đấu, được treo tại văn phòng, khu vực nhà bếp, cầu thang của nhà trường

Bảng nội quy của nhà trường: được đặt ở trước cổng trường, thuận tiện cho phụ huynh quan sát Thông qua đó phụ huynh nắm bắt được thời gian đưa đón trẻ, quy định của nhà trường về công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên Bệnh cạnh đó phụ huynh cũng cần nghiêm túc thực hiện theo nội quy của nhà trường

Trang 8

Bảng nội quy của nhà trường

Trang 9

Bảng công khai chế độ ăn hàng ngày của trẻ

Tôi cũng luôn tận dụng các mảng tường rào để vẽ tranh minh họa cho những câu truyện cổ tích; tranh giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đối với các mảng tường lớn trong nhà trường, cầu thang ưu tiên treo các sản phẩm tạo hình của trẻ theo từng chủ đề để nhằm mục đích tuyên truyền với phụ huynh về khả năng tạo hình của trẻ để động viên khích lệ trẻ cũng như tạo niềm vui, niềm tự hào của phụ huynh với con, em mình

2.3.3 Trao đổi, trò chuyện trực tiếp cùng phụ huynh:

Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã họp và thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh, bầu Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh của nhà trường và của các nhóm, lớp Nhà trường và Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh xây dựng quy chế hoạt động của Hội phù hợp với kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường

Trong công tác giáo dục mầm non, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh là việc làm rất cần thiết mà lâu nay nhiều nhà trường cũng đã tiến hành, nhưng vấn

đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thu hút được sự chú ý, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo, nhà trường đưa ra cho phụ huynh cần nắm bắt, muốn thành công người quản lý phải suy nghĩ sáng tạo xây dựng hình thức và nội dung gặp gỡ sao cho phong phú, tạo được ấn tượng buổi ban đầu, không nên nặng nề về các khoản đóng góp mà hãy dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hàng ngày

Trang 10

Cô giáo đón trẻ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh

Đối với nhà trường tôi thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động có nội dung phù hợp từng thời điểm để tuyên truyền với phụ huynh

Ví dụ: Vào tháng 8 chúng tôi tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền với

phụ huynh về yêu cầu, nội quy của ngành học, của nhà trường, tuyên truyền về các khoản đóng góp theo quy định và cùng bàn bạc, thống nhất các khoản đóng góp theo thỏa thuận và tự nguyện

Vào tháng 10: Tập trung một số phụ huynh có con suy dinh dưỡng để tuyên truyền về phòng chống bệnh suy dinh dưỡng

Vào tháng 11: Mời phụ huynh tham gia giao lưu hoạt động ngoại khóa cùng với giáo viên

Ngày đăng: 17/09/2018, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w