1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm –MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 9A3, TRƯỜNG THCS LẠC HÒA

24 947 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 316 KB

Nội dung

Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụchung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ lớp chủ nhiệm trởthành thành viên tích cực của cộng đồng t

Trang 1

Mục lục

ĐẶT VẤN ĐỀ

1, Chức năng, nhiệm vụ và nội dung của người giáo viên chủ nhiệm 2

a, Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp b, Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm 2, Lý do chọn đề tài 4

3, Phạm vi nghiên cứu 4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1, Đặc điểm tình hình lớp 9A3 5

1.1, Thuận lợi 2.2, Khó khăn 1.3, Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục ở năm học 2007 – 2008: 2, Biện pháp thực hiện – cách làm mới: 6

2.1, Nhận lớp chủ nhiệm 6

2.2, Bầu ban cán sự (BCS) lớp – chia tổ 7

a, Cơ sở chọn BCS lớp – chia tổ b, Tiến hành bầu BCS lớp c, Phân công nhiệm vụ cho BCS lớp 2.3, Lập sơ đồ lớp học 10

2.4, Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực học sinh 12

2.5, Phát huy vai trò của BCS lớp 14

2.6, Phương pháp giáo dục cá biệt và phương pháp tác động tập thể 17

KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1 Kết quả 20

1.1, Duy trì sĩ số: 20

1 2, Chất lượng hai mặt giáo dục ở HK I 20

1.3, Thi đua hàng tuần giữa các lớp trong trường: 21

1.4, Tham gia phong trào: 21

2 Bài học kinh nghiệm 22

3 Kiến nghị 22

4 Lời kết 23

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trìnhgiáo dục học sinh Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hếtngười GVCN cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tácchủ nhiệm

1, Nhiệm vụ, chức năng và nội dung của người giáo viên chủ nhiệm.

a, Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải quản lí toàn diện lớp học và cầnnắm vững: hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến họcsinh của lớp chủ nhiệm; quản lí toàn diện đặc điểm học sinh của lớp Nắmvững mục tiêu đào tạo cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, …

Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh củalớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và BGH kịp thời các vấn đề của lớpchủ nhiệm để giải quyết Kịp thời kiểm tra đánh giá công bằng, khách quanquá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh

Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụchung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ lớp chủ nhiệm trởthành thành viên tích cực của cộng đồng trường học Thông qua tổ chức hoạtđộng tự quản của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lựcsáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống

Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ chức,đoàn thể khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt độngcủa nhà trường, xã hội, …

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa BGH, các tổ chức trong trường, cácgiáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Nói cách khác, giáo viênchủ nhiệm là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượnggiáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh Với tư cách

là người đại diện cho lớp chủ nhiệm, GVCN có trách nhiệm bảo vệ, bênh vựcnhững quyền lợi chính đáng cho học sinh của lớp

GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh

Học sinh lớp 9 là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên, đầu thanhniên – lứa tuổi giàu ước mơ, đang muốn khẳng định mình, năng động, giám

Trang 3

nghĩ giám làm … nhưng còn thiếu kinh nghiệm, khi có thành công thì dễ tự tinquá mức, gặp thất bại lại dễ mất niềm tin, … Vì vậy, việc định hướng, giúp đỡhọc sinh kịp thời là rất cần thiết Chức năng cố vấn có ý nghĩa quan trọng nhấtđối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng này, về bản chất là sự điều chỉnh,vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tậpthể học sinh, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giáo dục.

Cố vấn còn là quá trình giáo dục, định hướng của giáo viên chủ nhiệm lớpđối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủnhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thaycho các em mọi hoạt động

Chức năng cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn bộ nội dunggiáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm

từ học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, … diễn ra trong nhà trường vàngoài xã hội GiVCN cần tư vấn cho học sinh trong quan hệ ứng xử xã hội, giađình, cộng đồng và trong bạn bè, định hướng nghề nghiệp , … cho học sinh,đặc biệt là học sinh lớp 9 – lớp học cuối cấp

b, Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm.

Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luậngiáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp… Đặc biệt cần nắm vữngphương pháp, nghệ thuật sư phạm

Ví dụ: Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai

trò của giáo dục, hoạt động; mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh; các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm, … đó là những lí luận mà người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững.

Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặcđiểm tâm sinh lí của từng học sinh Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viênchủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của cáchiện tượng, đặc điểm của từng học sinh

Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệthống phát triển nhân cách học sinh Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một

số nội dung sau:

Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm

Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá – giỏi, phụ đạo học sinh yếu – kém.Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủnhiệm và các lớp khác

Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt,

là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Trang 4

2, Lý do chọn đề tài.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ với thế giới bênngoài Những thành quả gặt hái được trong quá trình đó thì không bất cứ ai cóthể chối cãi được Nhưng cũng có một thực tế rõ rang, cùng với những giá trịtốt đẹp thì hàng loạt giá trị thấp kém cũng theo gót vào Việt Nam Chính điều

đó đã làm băng hoại, xói mòn nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc

Ta thường nói rằng: tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng cóthể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu Nói cách khác, học sinh

là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào Đặc biệttrong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng

Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, …nhưng sốhọc sinh chưa tốt cũng không ít Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt,học sinh hư, học sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề Lớp học do tôi chủnhiệm cũng không là ngoại lệ

Bên cạnh đó, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, ở những năm trướctôi chưa đi sâu vào vấn đề chủ nhiệm mà chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chủyếu tôi tập trung vào công tác chuyên môn Chính vì vậy, ở những năm trước

số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, tôichưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em; có một sốhọc sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban cán sự lớp hoạt độnghiệu quả, … vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm.Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều Khi nhìn lại quá trình làmcông tác chủ nhiệm tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục Điều đólàm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình.Nhiều biện pháp đã được tôi nghĩ đến và thử nghiệm Và đến nay tôi đã tạođược bước đột phá trong công tác chủ nhiệm

Tất cả những gì tôi tìm tòi và áp dụng thành công sẽ được tôi trình bày

trong “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Ở LỚP 9A3, TRƯỜNG THCS LẠC HÒA”.

Những biện pháp này được tôi áp dụng từ học kì II, năm học 2007 – 2008

và hoàn thiện ở năm học 2008 – 2009

Trang 5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải ápdụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục, đến tác động vào từng cánhân và tập thể Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hay haingày mà là quá trình tác động lâu dài, như dân gian thường nói “mưa dầmthấm lâu”

1, Đặc điểm tình hình lớp 9A3.

Năm học 2008 – 2009, lớp 9A3 chính là lớp 8A3 và một số học sinh của

cá lớp 9A2 – 9A5 của năm học 2007 – 2008 chuyển lên Lớp có 30 học sinh,trong đó có:

13 học sinh nữ

06 học sinh dân tộc Kinh

19 học sinh dân tộc Hoa

05 học sinh dân tộc Khmer

01 học sinh nữ dân tộc Khmer

Đầu năm học lớp có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

1.1, Thuận lợi.

- Được sự quan tâm của BGH, Đoàn – Đội và các tổ chức trong nhàtrường

- Có một số học sinh có ý thức học tập tốt, nhiệt tình, năng động, …

- Ban cán sự (BCS) lớp có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao

- Lớp có tinh thần đoàn kết, không chia phe – nhóm

- Trong lớp có một số học sinh nhà gần trường …

- Nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em

- Môi trường xã hội xung quanh trường học tương đối phức tạp, làmảnh hưởng không tốt đến học sinh

Trang 6

1.3, Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục ở năm học 2007 – 2008:

2, Biện pháp thực hiện – cách làm mới:

2.1, Nhận lớp chủ nhiệm.

Trước ngày khai giảng, GVCN nhận sự phân công của BGH nhà trườngnhận lớp chủ nhiệm Sau khi có danh sách học sinh, GVCN cố gắng nhớ hếttên học sinh trong lớp Đây là điều rất quan trọng Bởi con người, ai cũngmuốn mình là người quan trọng đối với người khác, là người được người kháctôn trọng Việc giáo viên gọi tên các em học sinh ngay khi mới gặp nhau làbiểu hiện của điều đó Học sinh sẽ rất vui, bất ngờ vì việc này Chính việc này

sẽ giúp người giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mìnhtrong các em Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn trọng củaGVCN đối với mỗi học sinh

Ví dụ: Khi BGH trao cho tôi danh sách lớp 9A3, tôi đã đọc đi đọc lại

nhiều lần để nhớ tên của học sinh lớp mình và tôi cố gắng biết mặt của 1/3 số học sinh trong lớp trước ngày tôi gặp lớp Khi vào lớp tôi gọi tên những học sinh mà tôi biết mặt để hỏi thăm tình hình trong dịp nghỉ hè Trước việc làm

đó học sinh đã rất bất ngờ vì không biết tại sao thầy chủ nhiệm lại biết tên trong lúc chưa tiếp xúc lần nào Thực sự các em rất thích thú về điều đó.

Tiếp theo GVCN sẽ gặp những giáo viên chủ nhiệm cũ kết hợp với buổihọc nội quy, buổi lao động đầu năm của các em để nắm bắt tình hình chung,tình hình của một số học sinh trong lớp (như học sinh giỏi, học sinh cá biệt,học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, …) Cũng qua đó GVCN sẽ định hình đượcđội ngũ BCS lớp sau này cũng như đưa ra được biện pháp giáo dục học sinhphù hợp

Ví dụ: Sau khi nhận lớp, tôi đã gặp các GVCN cũ là thầy Phan Thanh

Quân, cô Liêu Thị Sà Dem và thầy Lý Thanh Quyền Qua đó tôi nắm được một số thông tin quan trọng về một số học sinh do tôi chủ nhiệm như sau: Học sinh trong lớp cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau, có những học sinh nhà rất xa trường; trong lớp có 2 học sinh mồ côi cha(mẹ), 1 học sinh nhà rất nghèo, 1 học sinh có cha mẹ đang trong tình trạng bất ổn về hôn nhân, …

Trên cơ sở những thông tin này, trước các hành vi ứng xư của học sinh,GVCN sẽ đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp, có thái độ, lời nói đúng mực

Trang 7

Tránh được việc đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của các em cũng như

có thể động viên các em kịp thời

Khi mới nhận lớp GVCN không nên áp đặt ngay những quy định của lớp,buộc các em vào khuôn khổ ngay lập tức Vì điều này tạo cho các em sự gò

bó, mất tự do mà tự do là điều mà đa số các em đang muốn có

Ví dụ: ở lớp 9A3 hiện nay áp dụng nhiều quy định riêng của lớp như xếp

hạnh kiểm theo thang điểm, vi phạm nội quy sẽ phải làm vệ sinh phòng học, không thuộc bài ở nhà thì cuối buổi phải ở lại học thuộc rồi mới về, …Tất cả các biện pháp này đều áp dụng từ từ, điều quan trọng là tôi đã áp dụng nó đúng lúc Chính vì vậy đã được các em ủng hộ.

2.2, Bầu ban cán sự (BCS) lớp – chia tổ.

Ở đầu năm học lớp có một buổi lao động, giáo viên cũng có thể quan sátnhững học sinh mà mình có ý định đưa vào BCS lớp Trong khi các em laođộng, giáo viên quan sát để đánh giá về ý thức, tác phong, khả năng phối hợpvới các bạn khác Đặc biệt trong giờ lao động, người giáo viên có thể sẽ chọnđược một lớp phó lao động tốt Khi quan sát, không nhất thiết là luôn có mặt ởbên lớp mà giáo viên nên quan sát học sinh từ xa vì khi đó thái độ, ý thức, khảnăng và uy tín của các em mới thật sự bộc lộ

Ngoài ý thức trách nhiệm các thành viên trong BCS còn phải có năng lựctốt Muốn biết điều này cần phải dựa vào học bạ

Khi chọn BCS lớp, cố gắng bảo đảm ở mỗi địa bàn cư trú có một thànhviên của BCS lớp Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt động giáo viên

có thể để nắm tình hình các thành viên trong lớp thông qua các em

Ví dụ: Ở lớp 9A3 có lớp trưởng ở Vĩnh Thạnh A (Vĩnh Hải), lớp phó học

tập ở Hòa Nam (Lạc Hòa), tổ trưởng tổ 1 ở Ca Lạc (Lạc Hòa), …

Vai trò của GVCN trong việc chọn BCS lớp rất quan trọng nhưng cácthành viên trong lớp cũng có vai trò không kém Vì vậy khi lựa chọn giáo viêncần căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể, điều này thể hiện qua việc bình bầudân chủ đầu năm

Khi tiến hành chia tổ, GVCN cần tạo sự đồng đều trong tổ Có nghĩa làmỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khácnhau.Nói cách khác, mỗi tổ phải bảo đảm nhiều đối tượng: có học sinhyếu, học sinh giỏi, học sinh ở địa bàn xa – gần, có học sinh ngoan, học sinh cá

Trang 8

biệt, … Làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợnhau, nhắc nhở nhau trong học tập, trong lao động.

Ví dụ: Lớp 9A3 đầu năm có 30 học sinh, tôi chia làm ba tổ:

Tổ 1 gồm 10 thành viên, có một số học sinh có học lực nổi bật như Ong Kiều Tiên, Võ T Nhân ái, Trịnh Tú Miệm, …một số học sinh có ý thức chưa tốt như Thái Tếch Hển, Trần Văn Tuấn, La Văn Thành, …

Tổ 2 gồm 10 học sinh, có 2 học sinh nổi bật về học lực là em Lâm Hồng Nguyên và Huỳnh Thiếu Lâm; một số học sinh ý thức chưa tốt như Trịnh Thuận Kiệt, Võ Hoàng Mến, Trịnh Thị Bé Hương, …

Tổ 3 gồm 10 thành viên trong đó có những học sinh nổi bật về học lực như

Võ Hoàng Bửu, Trương Văn Nền, …những học sinh có ý thức chưa tốt như Lâm Văn Bé, Đền Đươl, …

Trong quá trình chia tổ, tôi đưa học sinh mà mình dự định cho làm tổ trưởng vào tổ đó.

b, Tiến hành bầu BCS lớp.

Trước khi tiến hành bầu, giáo viên chủ nhiện nêu ý kiến: “BCS lớp do thầychọn hay các em chọn?” Khi học sinh quyết định do các em chọn thì giáo viênchủ nhiệm thỏa thuận: “Thầy đồng ý cho các em chọn nhưng khi chọn xongcác em phải tôn trọng, hoạt động theo sự điều hành của các bạn trong BCSlớp”

Việc bầu chọn BCS lớp được tiến hành trong tiết SHCN của tuần thứ nhấthoặc tuần thứ hai đầu năm học

Trước khi bầu, GVCN thông qua tiêu chuẩn của các chức danh được bầu

Ví dụ: tiêu chuẩn của lớp trưởng: Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt,

năng động, nhiệt tình, có khả năng tổ chức, có uy tín với bạn trong lớp… Tiêu chuẩn của lớp phó học tập: học lực giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn, tính tình hòa đồng, …

Ở các chức danh khác giáo viên cũng đưa ra tiêu chuẩn tương tự.

Sau khi thông qua tiêu chuẩn các chức danh, GVCN đề cử luôn chức danhlớp trưởng và các lớp phó

Ví dụ: Chức danh lớp trưởng: Huỳnh Tuấn Bửu, Trịnh Tú Miên.

Lớp phó học tập: Ong Kiều Tiên, Huỳnh Tuấn Bửu.

Lớp phó lao động: Phùng Như Trường, Thạch Vương…

Qua việc nêu tiêu chuẩn và đề cử thì các em học sinh đã định hình đượcnhững người mà mình sẽ chọn Bây giờ cho các em tiến hành ứng cử, đề cử vàtiến hành biểu quyết chọn BCS lớp

Trang 9

Chọn xong lớp trưởng và các lớp phó, GVCN cho các tổ tự bầu tổ trưởngtrên cơ sở tiêu chuẩn đã đưa ra Khi bầu tổ trưởng giáo viên cũng nên địnhhướng cho các em.

Kết quả bầu chọn BCS lớp ở lớp 9A3 như sau:

Là một trường học ở vùng khó khăn nên các vấn đề của lớp khôngnhiều nên tôi chỉ chọn tổ trưởng mà không chọn tổ phó Thiết nghĩ đó cũng làđiều hợp lí

Qua quá trình hoạt động của lớp, tôi thấy rằng BCS làm việc hiệu quả,được các thành viên trong lớp tôn trọng Chính điều này là nhân tố tích cựcgiúp lớp tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ và luôn nằm trong tốp 5 lớp dẫn đầu vềthi đua giữa các lớp

c, Phân công nhiệm vụ cho BCS lớp.

BCS lớp là đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước GVCN về toàn bộhoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học BCS lớp do tập thểlớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận Nhiệm kì của BCS lớp là mộtnăm

Cơ cấu của BCS lớp gồm: 1 lớp trưởng

3 lớp phó

1 thủ quỹ

3 tổ trưởngNgoài ra còn có 2 cờ đỏ (1 cờ đỏ nội, 1 cờ đỏ ngoại), có BCH liên đội gồm: 1chi đội trưởng, 1 chi đội phó và 1 ủy viên

Nhiệm vụ của lớp trưởng:

Là người chịu sự điều hành, quản lí trực tiếp của GVCN Lớp trưởng làngười điều hành, quản lí toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viêntrong lớp Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quycủa trường, quy định của lớp Thực hiện nề nếp tự quản trong lớp

Lớp trưởng là người thay mặt GVCN quản lí lớp, kịp thời nắm bắtthông tin của lớp, báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm

Cuối tuần, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tổng kết, đưa rađánh giá, nhận xét về quá trình hoạt động của lớp Trên cơ sở báo cáo của tổtrưởng, lớp trưởng xếp loại hạnh kiểm cho các thành viên trong lớp…

Trang 10

Ví dụ: nếu học sinh nào trong lớp 9A3 nghỉ quá 2 ngày thì lớp trưởng

sẽ báo với GVCN Báo cáo tình hình 15 phút đầu buổi…

Nhiệm vụ của các lớp phó:

+ Lớp phó lao động: phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên

trong lớp ở các buổi lao động Theo dõi công tác trực nhật hàng tuần của các

tổ, ý thức giữ vệ sinh của cá nhân các thành viên trong lớp Cuối tuần báo cáohoạt lao động (nếu có), vệ sinh của lớp…

+ Lớp phó học tập: đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong lớp học

tập Giúp đỡ những học sinh yếu trong khả năng của mình Kiểm tra bài cũ đốivới các thành viên trong lớp ở 15 phút đầu buổi học…

+ Lớp phó văn – thể: chịu trách nhiệm về các hoạt động văn nghệ, thể

dục – thể thao

Ví dụ: Em Lâm Hồng Nguyên là lớp phó văn - thể Khi nghe thầy Tổng

phụ trách thông báo là có Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 thì em đã chủ động nắm bắt thể lệ, chủ đề, hình thức thi từ Ban

tổ chức để thông báo cho lớp Sau khi có ý kiến của GVCN thì em Nguyên tập hợp các bạn có năng khiếu để tổ chức tập luyện …

Nhiệm vụ của thủ quỹ: thu và quản lí các khoản quỹ của lớp, cuối

tháng – cuối học kì – cuối năm báo cáo công khai hoạt động thu chi quỹ lớp.Thu tiền giấy kiểm tra nếu được giáo viên bộ môn yêu cầu, …

Nhiệm vụ của các tổ trưởng: phân công, theo dõi, đôn đốc các thành

viên trong tổ làm trực nhật, vệ sinh Theo dõi, báo cáo hoạt động hàng tuầncủa các tổ viên Kiểm tra bài cũ các thành viên trong tổ ở 15 phút đầu buổi,…

2.3, Lập sơ đồ lớp học.

Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào chohiểu quả lại không dễ chút nào.Để lập sơ đồ lớp tốt, GVCN dựa vào các căn

cứ sau:

- Học lực của học sinh: xen kẽ học sinh yếu kém với học sinh khá giỏi

- Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếungồi gần bảng

- Nhiệm vụ của BCS lớp: tổ trưởng(lớp trưởng) thường ngồi giữa hoặcngồi sau của tổ (lớp)

- Ý thức của học sinh: học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thìcho ngồi trước

Trên cơ sở các căn cứ đó, GVCN lập sơ đồ lớp sao cho phù hợp

Ví dụ: dưới đây là sơ đồ tổ chức lớp học lớp 9A3:

Trang 11

Võ Hoàng Mến

Đền Đươl Phan Thị

Út

Lê Mộng Cơ

Phùng Như Trường

Trịnh Thuận Kiệt

Trần Thị Thơm

Ngô Thị Trang

Ghi chú:

Dấu : lớp phó văn - thể, thủ quỹ

Lập sơ đồ tổ chức lớp học theo căn cứ trên có tác dụng:

- Giúp phát huy được vai trò của BCS lớp trong việc quản lý lớp học

- Các em học tốt có thể hỗ trợ được cho những học sinh học còn yếu

- Những học sinh ở xa nếu có đi học trễ vào ngày mình trực nhật thìcác bạn trong có thể hỗ trợ làm trực nhật kịp thời, …

Bàn giáo viên

Trang 12

2.4, Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực học sinh.

Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, …không chỉ dựa vào ngườichỉ huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó Với một lớp học,ngoài những quy định chung đó cảu nhà trường cần có những quy định riêngcủa lớp được xây dựng trên cơ sở quy định chung của trường

Ở lớp 9A3, ngay từ những tuần đầu của năm học GVCN cùng BCS lớp

đã xây dựng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm” cho từng thành viên

Việc lấy ý kiến của học sinh là rất quan trọng vì các em sẽ thấy mìnhđược tôn trọng Vì vậy, các em sẽ có ý thức tổ chức tốt hơn trong học tập

Ví dụ: Khi tiến hành lấy ý kiến của học sinh, các em có đề nghị về

điểm số như sau: Nói tục, chửi thề từ - 3 tăng lên – 5

Vô lễ với giáo viên từ - 7 tăng lê – 10 Vắng không phép từ - 2 giảm xuống – 1 Điểm tốt từ + 1 tăng lên + 2

Mẫu Bảng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS”:

- 1 Không mang phù hiệu

NỘI QUY

- 1 Không thắt khăn quàng

- 1 Không bỏ áo vào quần

- 3 Không ghi bài

- 4 Không làm bài tập về nhà

+ 2 Điểm tốt

- 2 Không quét lớp

VỆ SINH

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w