1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học từ ngữ tiếng anh trên các phương tiện truyền thông tiếng việt từ tư liệu của một số báo mạng tiếng việt

168 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm về hình thức hình thái, cấu trúc cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trên một số báo mạng tiếng Việt.. Cụ thể: các từ n

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH HÙNG

TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TIẾNG VIỆT (TỪ TƯ LIỆU CỦA MỘT SỐ BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT)

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác Nội dung luận án có tham khảo và sử

dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên

các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Minh Hùng

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 8

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 8

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn trên thế giới 8

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn ở Việt Nam và các từ ngữ Anh trên các phương tiện truyền thông 14

1.1.3 Nhận xét và hướng triển khai của luận án 24

1.2 Cơ sở lí thuyết của luận án 26

1.2.1 Cơ sở lí thuyết về vay mượn từ vựng 26

1.2.2 Tổng hợp về từ mượn và từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt 42

1.2.3 Một số vấn đề về chuẩn hóa ngôn ngữ 45

1.2.4 Một số vấn đề về báo mạng tiếng Việt 51

1.3 Tiểu kết 54

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN MỘT SỐ BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT 56

2.1 Đặt vấn đề 56

2.2 Đặc điểm về hình thức xuất hiện từ ngữ tiếng Anh trên một số báo mạng tiếng Việt 57

2.2.1 Sử dụng nguyên dạng từ ngữ tiếng Anh 58

2.2.2 Phiên (Phiên chuyển) 64

2.2.3 Rút gọn âm tiết 69

2.2.4 Viết tắt 70

2.2.5 Nhận xét 72

2.3 Đặc điểm nghĩa của các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt 74

2.3.1 Đặc điểm chung 74

2.3.2 Giữ nguyên nghĩa 78

2.3.3 Biến động nghĩa 79

2.4 Đặc điểm từ loại của các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng 85

Trang 4

2.6 Tiểu kết 91

CHƯƠNG 3: TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT VỚI VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 93

3.1 Những vấn đề chung về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” 93

3.1.1 Đặt vấn đề 93

3.1.2 Khái niệm và nội dung của khái niệm “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” 94

3.1.3 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt với chuẩn hóa tiếng Việt 97

3.1.4 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với từ ngữ vay mượn 97

3.1.5 Vấn đề đặt ra về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với từ ngữ vay mượn 99

3.2 Các văn bản quy định liên quan đến việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt 100

3.2.1 Các văn bản quy định 100

3.2.2 Nhận xét 107

3.3 Khảo sát ý kiến xung quanh việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt và trên báo mạng tiếng Việt 111

3.3.1 Giới hạn khảo sát 111

3.3.2 Các khảo sát cụ thể 112

3.3.3 Khảo sát các ý kiến của những người liên quan 120

3.4 Nhận xét và kiến nghị đề xuất 136

3.4.1 Nhận xét 136

3.4.2 Kiến nghị đề xuất 138

3.5 Tiểu kết 143

KẾT LUẬN 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 163

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163 PHỤ LỤC

Trang 5

CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

1 CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa 60

Bảng 2.2 Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng có dịch nghĩa 63

Bảng 2.3 Tổng hợp hình thức của từ tiếng Anh trên báo mạng

Bảng 2.4 Các cụm từ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt 87

Bảng 3.1 Lựa chọn cách viết của các từ tiếng Anh trên báo mạng

Bảng 3.2 Lựa chọn cách viết của các từ tiếng Anh trên báo mạng

2 CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa 60

Biểu đồ 2.2 Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng có dịch nghĩa 64

Biểu đồ 2.3 Tỉ lệ sử dụng cụm từ tiếng Anh trên báo mạng

Biểu đồ 2.4 Tỉ lệ sử dụng cụm từ tiếng Anh trong các chuyên mục

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ lựa chọn cách viết của từ tiếng Anh trên báo mạng

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ lựa chọn cách viết của từ tiếng Anh trên báo mạng

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong các nguồn bổ sung từ vựng cho một ngôn ngữ, bên cạnh các phương thức tạo từ mang tính nội lực thì vay mượn với tư cách ngoại lực là một nguồn bổ sung có vai trò hết sức quan trọng Vì thế, vay mượn từ vựng trở thành hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ Có thể nói, hầu như không

có vốn từ của một ngôn ngữ nào lại không có các từ ngữ vay mượn Tuy nhiên, mặc dù là cùng một hiện tượng vay mượn từ ngữ nhưng có sự khác nhau giữa các ngôn ngữ ở lí do vay mượn, nguồn vay mượn (ngôn ngữ cho vay), số lượng từ ngữ vay mượn, con đường vay mượn và cách xử lí các từ ngữ vay mượn, v.v Ngay trong một ngôn ngữ thì cũng có cách ứng xử khác nhau đối với các từ ngữ vay mượn từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau, thậm chí ở các thời kì khác nhau, ở các nhóm xã hội khác nhau đối với cùng một ngôn ngữ đi vay

1.2 Nằm trong quy luật trên, trong vốn từ vựng của tiếng Việt có một

số lượng không nhỏ các từ ngữ vay mượn Các nguyên nhân về xã hội như chính trị, chiến tranh, giao thương cũng như giao lưu văn hóa và các nguyên nhân về ngôn ngữ như sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác, đã làm cho có sự xuất hiện các từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt Trong số đó, có một số lượng không nhỏ các đơn vị từ vựng đã được Việt hóa, trở thành những từ ngữ Việt gốc ngoại; một số khác thì vẫn

“chân trong chân ngoài”, tức là chỉ được Việt hóa một phần, hoặc được dùng mang tính lâm thời mà chưa Việt hóa

Tạm gác lại vấn đề tiếng Việt lịch sử liên quan đến cội nguồn của tiếng Việt, nhắc đến từ ngữ mượn hiện nay trong tiếng Việt là nhắc đến ba nguồn vay mượn chủ yếu: nguồn từ ngữ mượn từ tiếng Hán mà trung tâm là từ ngữ

Trang 7

Hán - Việt, nguồn từ vựng mượn từ tiếng Pháp và nguồn từ vựng mượn từ tiếng Anh

1.3 Tiếng Anh hiện nay đang nổi lên với tư cách là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế với trên 85% thông tin trên thế giới bằng ngôn ngữ này Nhất là từ đầu thế kỷ XXI đến nay, tiếng Anh đang như một cơn lốc tràn vào tất cả các ngôn ngữ trên thế giới và theo đó là các từ ngữ Anh được sử dụng trong các ngôn ngữ Tiếng Việt cũng nằm trong vòng xoáy đó Các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện ngày một nhiều, liên tục và đi vào mọi ngõ ngách của đời sống tiếng Việt hiện nay

Một trong những lí do cơ bản để cho từ ngữ tiếng Anh được sử dụng nhiều trong tiếng Việt hiện nay là vai trò của truyền thông, trong đó có báo mạng (hay còn gọi là báo online) Điều đáng chú ý là, vì báo mạng là báo cập nhật tin tức nhanh nhất cho nên cách tiếp nhận và xử lí thông tin nói chung, trong đó có việc xử lí ngôn ngữ, cụ thể là các từ ngữ mượn (tiếng Anh) cũng chịu áp lực của thời gian đưa tin (nhanh nhất) và không gian đưa tin (không gian mạng) Đây là lí do dẫn đến nhiều cách tiếp nhận và xử lí khác nhau đối với các từ ngữ tiếng Anh Hệ quả là, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt ở nhiều dạng biến thể như biến thể cách viết, biến thể cách đọc,

biển thể cách dùng Đây chính là lí do chúng tôi chọn “Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt (từ tư liệu của một số báo mạng tiếng Việt)” làm đề tài luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trên các báo mạng hiện nay, đồng thời lí giải các nhân tố ngôn ngữ - xã hội tác động đến việc sử dụng chúng Từ đó, luận án góp phần vào nghiên cứu

Trang 8

ngữ học xã hội; góp phần vào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hóa tiếng Việt

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, luận án đề ra nhiệm vụ như sau:

2.1 Tổng quan có đánh giá, nhận xét những nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;

2.2 Xây dựng cơ sở lí thuyết để làm cơ sở triển khai luận án;

2.3 Nghiên cứu, khảo sát thực trạng, đặc điểm của các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trên một số báo mạng;

2.4 Nghiên cứu, khảo sát thái độ ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội đối với việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh được dùng trên các báo mạng;

2.5 Lí giải và đề xuất kiến nghị việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên các báo mạng gắn với việc giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt

3 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một số phương pháp sau:

3.1 Phương pháp thống kê ngôn ngữ học

Phương pháp này dùng để thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên một số báo mạng tiếng Việt, chỉ ra số lượng cũng như tần suất xuất hiện của chúng Cụ thể: tiến hành thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên một số báo mạng nhưng không phải bằng cách ghi lại các từ ngữ đơn lẻ mà ghi trọn vẹn cả câu, tức là ngữ cảnh xuất hiện của chúng Việc ghi bối cảnh xuất hiện như vậy sẽ giúp cho việc giải thích vì sao các từ ngữ tiếng Anh này lại được xuất hiện (do tiếng Việt chưa có từ biểu thị hay xuất hiện với tư cách là một thuật ngữ mang tính quốc tế hay nhằm nhấn mạnh, ) Đồng thời, việc ghi trọn vẹn ngữ cảnh sẽ giúp cho việc giải thích lí do vì sao từ ngữ tiếng Anh này lại xuất hiện ở dạng nguyên dạng, từ ngữ tiếng Anh kia lại xuất hiện ở

Trang 9

dạng biến thể như phiên âm, có khi là xuất hiện vừa ở dạng phiên âm vừa nguyên dạng,

3.2 Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học

Phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm về hình thức (hình thái, cấu trúc) cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trên một số báo mạng tiếng Việt Cụ thể: các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng tiếng Việt có giữ nguyên hình thái cấu trúc như trong nguyên ngữ hay

đã thay đổi theo đặc điểm cấu trúc hình thái của từ tiếng Việt; các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng tiếng Việt có giữ nguyên nghĩa như trong tiếng Anh hay đã thay đổi và mức độ của sự thay đổi trong nội bộ một từ cũng như giữa các từ ngữ với nhau

3.3 Phương pháp điều tra của ngôn ngữ học xã hội

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 3 để xem xét “thái

độ ngôn ngữ”, hay nói một cách giản dị là ý kiến của người đọc/độc giả đối với việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng

- Sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở thăm dò ý kiến của người sử dụng đồng ý hay phản đối, thích hay không thích cách sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng

- Thực hiện phỏng vấn sâu để có được câu trả lời rõ ràng cũng như nêu được lí do về ý kiến của người sử dụng đối với các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng

Cùng với các phương pháp nêu trên, luận án còn sử dụng một số phương pháp và các thủ pháp quen thuộc trong nghiên cứu như diễn, dịch, quy nạp Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận liên ngành, các tri thức về văn hóa, xã hội để nghiên cứu việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng

Trang 10

Phạm vi và tư liệu được giới hạn trong một số trang báo như Dân trí, Vnexpress, Báo mới và một số báo mạng khác từ năm 2013 trở lại đây

Sở dĩ chúng tôi tập trung vào ba tờ báo mạng này là vì: đây là những tờ báo mạng thuần túy, tức là không có báo giấy đi kèm nên các bài viết trong ba

tờ báo này ít nhiều không chịu ảnh hưởng của báo giấy Tuy nhiên, cũng khó tránh khỏi điều này Chẳng hạn, Báo mới là tờ đưa tin khá tổng hợp, dẫn từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, nên rất có thể có một số bài “có nguồn gốc”

từ báo giấy

Do nguồn tư liệu được thu thập trên các báo mạng số lượng khá lớn nên chúng tôi tiến hành thu thập theo cách chọn mẫu chủ ý có kết hợp với ngẫu nhiên Cụ thể: theo quan sát của chúng tôi, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng tập trung vào một số lĩnh vực lớn như: khoa học công nghệ, thể thao, kinh doanh, giáo dục, giải trí, du lịch Vì thế, cùng với việc thống kê theo chiều rộng, chúng tôi tập trung vào thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện thường xuyên trong một số chuyên mục này

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa lí luận

Kết quả của việc khảo sát, nghiên cứu các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo hiện nay góp phần vào lí luận tiếp xúc ngôn ngữ và hệ quả của sựu tiếp xúc này Như đã biết, thế giới hiện nay có xu hướng là thế giới của đa ngữ do quá trình toàn cầu hóa, trong đó di dân là một tác nhân quan trọng Đây chính là điều kiện thuận lợi để các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau Khi các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì hệ quả của chúng là rất lớn, tác động không chỉ đến hệ thống cấu trúc của mỗi ngôn ngữ mà còn đến cả các vấn đề của giao tiếp Nếu như trước đây, ngôn ngữ học cấu trúc luận chỉ chú ý đến các nội dung của cấu trúc hệ thống thì ngày nay, ngôn ngữ trong sử dụng được

Trang 11

đặc biệt chú ý Vì thế, thiết nghĩ kết quả nghiên cứu khảo sát từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trên báo mạng tiếng Việt góp phần minh chứng, làm rõ thêm một số vấn đề lí thuyết này

Kết quả này cũng góp phần vào lí luận của ngôn ngữ học xã hội, tức là,

sự tác động của nhân tố xã hội đối với việc sử dụng ngôn ngữ Đối với xã hội hiện nay thì đó là nhân tố toàn cầu hóa với vai trò của tiếng Anh đối với tất cả các ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng Một cách cụ thể hơn, toàn cầu hóa đang góp phần mở rộng chức năng của tiếng Anh, theo đó, các yếu tố của tiếng Anh, trong đó có từ vựng đang tác động mạnh vào các ngôn ngữ trên thế giới

6 Cấu trúc của luận án

Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, được cấu trúc thành 3 chương:

Trang 12

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của luận án

Chương này, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ vay mượn, xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án Các nội dung lí thuyết tập trung vào lí thuyết vay mượn từ vựng và chuẩn hóa ngôn ngữ liên quan đến việc xử

lí, tiếp nhận từ ngữ nước ngoài trong ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng Đồng thời, chương này cũng dành một phần giới thiệu về đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng nói chung, trong đó có các báo mà luận án thống kê tư liệu

Chương 2 Đặc điểm từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt

Chương này, từ tư liệu thống kê được tiến hành phân loại, tổng hợp các

từ ngữ mượn từ tiếng Anh; chỉ ra thực trạng cách dùng chúng trên các trang báo này từ các góc độ ngữ âm - chính tả, ngữ nghĩa, từ loại; chỉ ra các biến thể từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng hiện nay, đồng thời lí giải lí do của việc

xử lí chúng

Chương 3 Từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Chương này khảo sát ý kiến hay nói theo cách của ngôn ngữ học xã hội

là thái độ ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội đối với việc sử dụng từ ngữ nước ngoài trên báo mạng Từ việc phân tích những cái “được”, “mất” của mỗi cách sử dụng, luận án đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng nói riêng, trong tiếng Việt nói chung

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn trên thế giới

a Khẳng định “có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới hoàn toàn không có các từ mượn", các nhà nghiên cứu cho rằng, khi các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì tất phải vay mượn của nhau Sự vay mượn có thể diễn ra ở mọi bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ở mọi cấp độ của ngôn ngữ (cấp độ dưới từ, cấp độ từ, cấp độ trên từ) Tuy nhiên, trong các bình diện vay mượn,

sự vay mượn từ vựng là “phổ biến nhất” Chẳng hạn:

Trong vốn từ của tiếng Anh có rất nhiều từ ngữ vay mượn Thống kê gần đây cho thấy, trong tiếng Anh: các từ ngữ mượn từ tiếng Latinh chiếm khoảng 29%, mượn từ tiếng Pháp chiếm 29%, mượn từ tiếng Đức chiếm khoảng 26%, mượn từ tiếng Hy Lạp 6%, mượn từ các ngôn ngữ khác khoảng 10% [nguồn: Wikipedia]

Bối cảnh xã hội cũng tác động mạnh đến sự vay mượn từ ngữ trong tiếng Anh Chẳng hạn, lùi lại lịch sử cho thấy, vào những năm 1500, 1600,

1700, trong tiếng Anh có các từ ngữ mượn từ tiếng Italia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hà Lan; vào những năm 1800, các từ ngữ của tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Hy lạp, tiếng Đức nhập vào tiếng Anh; còn ngày nay lại thấy xuất hiện các từ ngữ tiếng Nhật, ví dụ: judo, sushi, tsunami “sóng thần” Đây là lí do

giải thích vì sao R.L.Track đưa ra nhận xét thú vị về hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Anh "người nói tiếng Anh thuộc về trong số những người

Trang 14

trên thế giới"; "Nếu như giở một trang bất kì của cuốn từ điển tiếng Anh nhằm chỉ ra nguồn gốc của từ, bạn có thể khám phá ra quá già nửa các từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác" [Dẫntheo 52]

gốc từ tiếng Ba Tư cổ Šer: 狮子 (sư tử)

Các từ ngữ Phật giáo có nguồn gốc từ tiếng Phạn: 阿弥驼佛 A di đà phật (Amitàbha), 菩萨 Bồ tát (Bodhisattva), 阎王 Diêm vương (Yama-ràja)

b Xung quanh vấn đề vay mượn, các tác giả như Haugen Einar, Grzega Joachim (2003) Weinreich Uriel (1953), Zuckerman Ghil (2003), [121] đã đưa ra nhiều vấn đề, nội dung nghiên cứu khảo sát Có thể quy thành thành 5 câu hỏi lớn như sau:

(i) Khái niệm thế nào là từ mượn? Làm thế nào để có thể phân biệt với các hiện tượng khác như là chuyển mã hay trộn mã?

(ii) Vì sao phải vay mượn từ ngữ?

(iii) Làm thế nào để cho các từ ngữ mượn có thể thích nghi với ngôn ngữ đi vay về ngữ âm, ngữ pháp (hình thái - cấu trúc) và ngữ nghĩa?

(iv) Làm thể nào để cho các từ ngữ mượn có thể phát triển ở các ngôn ngữ đi vay?

Trang 15

(v) Vai trò của các nhân tố ngoài ngôn ngữ đối với các từ ngữ mượn như bối cảnh chính trị xã hội, thái độ ngôn ngữ của cộng đồng,

Trên đây là những câu hỏi chung cho mọi ngôn ngữ khi xử lí các từ vay mượn Còn cách xử lí ra sao thì lại phụ thuộc vào từng ngôn ngữ

Có thể tóm tắt những nội dung đã và đang được nghiên cứu về từ vay mượn như sau:

Thứ nhất, các tác giả tập trung vào làm rõ các khái niệm như: Alien word, Borrowed/borrowing word, Foreign word, Hybrid word, Loan word, Loan blends, Loan translation/calque

Alien word: chỉ các từ ngữ đến từ ngôn ngữ khác nói chung

Borrowed/borrowing word: chỉ những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ

khác bằng cách để nguyên dạng hay đã thay đổi ít nhiều

Foreign word: chỉ các từ ngữ đến từ ngôn ngữ khác

Hybrid word: chỉ các từ ngữ hình thành từ các thành phần có nguồn gốc

từ ngôn ngữ cho vay và ngôn ngữ đi vay

Loan word: là những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ khác bằng cách

dịch âm, phỏng âm

Loan blend: là những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ khác bằng cách

pha giữa một phần ngữ âm mượn và một phần ngữ âm của ngôn ngữ đi vay

Loan translation/calque: là những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ khác

Trang 16

Về nhân tố xã hội, đáng chú ý là ý kiến của E.Sapir: "Cũng như các nền văn hoá, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ"; "nhu cầu giao lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hoá Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch Nó có thể diễn ra trên bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc có thể là một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo" [140, tr 237]

Về nhân tố ngôn ngữ, в.и.беликов và л.б.николский cho rằng, vay mượn từ vựng có thể diễn ra do thiếu thì vay nhưng cũng có thể là có nhưng vẫn vay [Dẫn theo 52] Theo đồng tác giả, hiện tượng này chỉ bắt gặp ở các ngôn ngữ phương Đông như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Việt Lí do là vì, các ngôn ngữ phương Đông trước đây như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Việt chỉ là các ngôn ngữ thấp (L) so với tiếng Hán là ngôn ngữ cao (H), do vậy, trong các ngôn ngữ này rất thích mượn các từ ngữ của tiếng Hán mặc dù đã có

[Dẫn theo 52, tr 23]

Trang 17

Ngày nay, hiện tượng “có từ ngữ biểu thị rồi mà vẫn còn vay mượn, sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ khác” xem ra càng ngày càng phổ biến Chẳng hạn, trong tiếng Việt, có nhiều khái niệm đã có từ biểu thị và trở nên rất quen thuộc với người Việt nhưng vẫn sử dụng từ tiếng Anh Ví dụ:

chất lượng quốc gia – national accreditation

“Mũ nồi (beret) có cú trở lại ngoạn mục, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa thời trang và xã hội”

(12 trào lưu mốt thống trị đường phố năm qua,

Vnexpress, 23/12/2017) “Chìa khóa dẫn tới thành công khi học tiếng Anh chính là

Thứ ba, các nghiên cứu tập trung vào quá trình đồng hóa của các từ

mượn ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp (hình thái), ngữ nghĩa và chữ viết

Trang 18

Về ngữ âm, các từ ngữ được vay mượn phải đồng hóa về ngữ âm sao cho phù hợp với ngữ âm của ngôn ngữ đi vay Ví dụ:

Tiếng Nhật không có âm /v/ nên các từ ngữ nước ngoài có âm /v/ đều

chuyển thành /b/, ví dụ: video thành bideo; 文化 wen hua (văn hóa) thành bunka)

Về hình thái, các từ ngữ vay mượn phải thay đổi hình thái sao cho phù hợp với ngôn ngữ đi vay Ví dụ:

Các từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Đức phải thay đổi theo giống, số, cách:

weg: wege (số nhiều); blume: blumen (số nhiều); pilot: piloten (số

Thứ tư, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của từ ngữ mượn trong các

ngôn ngữ Xung quanh vấn đề này có hàng loạt các câu hỏi đặt ra, chẳng hạn như, trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ thì mượn bao nhiêu từ ngữ? Mức

độ mượn đến đâu thì bị coi là “lạm dụng”, bị coi là ô nhiễm (language pollution; 语言污染)? Đây chính là một nội dung thường được nhắc đến

trong ngôn ngữ học xã hội của xã hội (ngôn ngữ học xã hội vĩ mô) mà trực

Trang 19

tiếp là vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ - một nội dung của kế hoạch hóa bản thể ngôn ngữ

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn

ở Việt Nam và các từ ngữ Anh trên các phương tiện truyền thông

1.1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hiện tượng vay mượn trở thành một nội dung lớn, xuyên suốt lịch sử nghiên cứu tiếng Việt Được coi là một trong những hệ quả quan trọng của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác, từ ngữ vay mượn trong tiếng Việt thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới Việt ngữ học

a Từ góc độ nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Tài Cẩn [7], Trần Trí Dõi [20], Phan Ngọc, Phạm Đức Dương [68], Nguyễn Ngọc San [78], đã nghiên cứu sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Nam Á và các từ ngữ của tiếng Việt có nguồn gốc từ các ngôn ngữ này Thông qua mối quan hệ về ngữ âm lịch sử giữa các từ ngữ tiếng Việt với các ngôn ngữ Nam Á để tìm hiểu về cội nguồn của tiếng Việt Cũng liên quan đến lịch sử tiếng Việt, không thể không kể đến các công trình nghiên cứu về tiếp xúc Hán - Việt để hình thành nên cách đọc Hán - Việt, một phần quan trọng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt của Wang Li/Vương Lực, Nguyễn Tài Cẩn Trong công trình của mình, Vũ Đức Nghiệu [67] đã thu thập và chỉ ra được 362 từ có nguồn gốc Việt - Mường, 145 từ có nguồn gốc Proto Việt - Mường, 520 từ có nguồn gốc Proto Mon - Khmer và khoảng 90 từ có sự tương ứng với các ngôn ngữ Nam Á khác Xin được nhấn mạnh là, mặc dù, đây không phải là hướng nghiên cứu của luận án này, nhưng thiết nghĩ không thể không nhắc đến vì chúng liên quan đến các khái niệm về lí thuyết mà

Trang 20

b Liên quan đến hiện tượng vay mượn từ vựng trong tiếng Việt, các nghiên cứu đều tập trung vào 3 nguồn chính:

- Nguồn vay mượn từ tiếng Hán;

- Nguồn vay mượn từ tiếng Pháp;

- Nguồn vay mượn từ tiếng Anh

Các nội dung trên luôn luôn xuất hiện và trở thành một phần không thể thiếu trong các giáo trình cũng như chuyên khảo về từ vựng tiếng Việt như Nguyễn Văn Tu (1976), Đỗ Hữu Châu (2005), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Lưu Văn Lăng (1987), Nguyễn Như Ý (1989), Vũ Quang Hào (1991), Bùi Đức Tịnh (1976), Phan Ngọc (1983), Nguyễn Đức Dân (1999),

Cho đến nay, có đến hàng trăm bài viết và nhiều luận án, luận văn, khóa luận về nội dung này Trong đó đáng chú ý là hai cuốn chuyên khảo:

"Từ ngoại lai trong tiếng Việt" của Nguyễn Văn Khang (2007) nghiên cứu

toàn diện cả ba nội dung về vay mượn từ vựng trong tiếng Hán, tiếng Pháp và

tiếng Anh; Từ gốc Pháp trong tiếng Việt của Vương Toàn (1992) nghiên cứu,

khảo sát về hiện tượng vay mượn từ vựng trong tiếng Pháp

Dưới đây, chúng tôi tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu các từ ngữ vay mượn từ ba nguồn này

Do khối lượng công trình nghiên cứu rất nhiều nên chúng tôi trình bày tổng quan theo nội dung vấn đề nghiên cứu và tập trung vào một số nội dung lớn

Một là, có thể nhận thấy, khi nghiên cứu về từ vay mượn trong tiếng

Việt, các nhà Việt ngữ học tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:

(i) Nghiên cứu khả năng Việt hóa của các từ mượn trong tiếng Việt ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - ngữ nghĩa

(ii) Nghiên cứu về khả năng hoạt động của các từ mượn ở cấp độ tạo từ cũng như ở khả năng hoạt động độc lập

Trang 21

(iii) Nghiên cứu sự tương ứng giữa từ ngữ mượn với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt

(iv) Nghiên cứu về vai trò của các từ mượn từ góc độ phong cách học (v) Nghiên cứu các từ mượn trong tiếng Việt từ góc độ chuẩn hóa, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hai là, xung quanh việc sử dụng thuật ngữ vẫn còn các ý kiến khác

nhau Hiện tiếng Việt đang sử dụng các thuật ngữ liên quan như: “từ mượn”,

“từ vay mượn”, “từ gốc ngoại”, “từ ngoại lai”, “từ thuần Việt” (Phan Văn Các (1981); Nguyễn Văn Khang (2007); Nguyễn Thiện Giáp (2015) Mặc dù có thể là tên gọi giống nhau nhưng cách lí giải, quan niệm khác nhau, nhất là cách lí giải “từ thuần Việt” trong sự đối lập với “từ mượn” Chẳng hạn:

Nguyễn Thiện Giáp (2015) cho rằng: "Những từ gốc Hán cổ ( ) đã đi vào khẩu ngữ của nhân dân, được nhân dân Việt Nam chấp nhận như là những yếu tố của tiếng Việt Như vậy, những từ gốc Nam Á, gốc Tày - Thái, gốc Nam Đảo, gốc Hán đã có mặt khi tiếng Việt hình thành thì đều được coi

là những từ thuần Việt Chỉ nên coi là từ mượn những từ mà tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác sau khi tiếng Việt đã hình thành Đó chính là những từ ngữ mà tiếng Việt mượn của tiếng Hán, của các ngôn ngữ Ấn - Âu

và các ngôn ngữ khác Vấn đề đặt ra là, có nên đồng nhất từ mượn với từ ngoại lai, đối lập với từ thuần Việt được coi là từ bản ngữ hay không?" Tác giả đã giải thích như sau: "Nếu xác định từ thuần Việt không chỉ căn cứ vào nguồn gốc mà căn cứ cả vào quá trình vận động và phát triển của tiếng Việt thì từ thuần Việt không đối lập với từ mượn mà đối lập với từ ngoại lai Từ ngoại lai trong tiếng Việt là những từ mượn của các ngôn ngữ khác nhưng vẫn còn giữ dấu ấn của ngoại ngữ Những từ mượn của ngôn ngữ khác nhưng có

sự đồng hóa cao thường được coi là từ bản ngữ, thuần Việt" [32]

Trang 22

Nguyễn Văn Khang trong cuốn "Từ ngoại lai trong tiếng Việt" [52] có cách nhìn khác như sau:

- "Nhìn từ góc độ vay mượn từ vựng, vốn từ vựng của một ngôn ngữ,

về lí thuyết, sẽ được phân làm hai: những từ bản ngữ và những từ vay mượn

Thuật ngữ từ vay mượn, cũng vì thế, thường được dùng trong sự đối lập với từ bản ngữ Với cách nhìn này, về mặt lí thuyết, có thể hình dung hệ thống từ vựng tiếng Việt sẽ được lưỡng phân một bên là từ thuần Việt và một bên là từ vay mượn hay từ ngoại lai"

- Khái niệm “từ ngữ thuần Việt” được nhắc đến cũng là nhằm để đối lập với khái niệm “không thuần Việt”, “phi thuần Việt”, nói cách khác, đây là những từ không phải gốc tiếng Việt Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó có thể vạch ra được ranh giới này Cũng theo Nguyễn Văn Khang, liên quan đến nội dung này, trong tiếng Việt còn sử dụng "từ gốc ngoại" hay "từ Việt gốc ngoại": cách dùng này để chỉ các đơn vị từ vựng của tiếng nước ngoài được

du nhập vào tiếng Việt (như các từ ngữ của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh

và một số ít đơn vị từ ngữ tiếng Nga)

- Có thể xem xét các từ mượn trong tiếng Việt từ các góc độ khác nhau: + Xét từ góc độ nguồn gốc: gồm các từ ngữ tiếng Việt gốc ngoại có nguồn gốc khác nhau

+ Xét từ góc độ sử dụng: gồm các từ ngữ được đồng hóa ở các mức độ khác nhau Nói cách khác, các từ mượn được Việt hóa ở các mức độ khác nhau

+ Xét từ góc độ thời kì vay mượn: gồm các từ ngữ tuy cùng một gốc mượn nhưng lại được vay mượn ở các thời kì khác nhau

+ Xét từ bình diện cấu trúc hệ thống: các từ vay mượn có thể phân loại thành các tiểu loại khác nhau

Trang 23

+ Xét từ góc độ kiểu vay mượn: gồm các từ ngữ bảo lưu như trong nguyên ngữ và các từ ngữ thay đổi khác với nguyên ngữ

Từ đó, Nguyễn Văn Khang đi đến nhận định rằng: "Điểm qua vài nét như trên để thấy bức tranh của từ mượn trong tiếng Việt rất đa dạng Có thể từ nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận từ mượn trong tiếng Việt" [52, tr 62-66]

Ba là, hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Việt cũng giống như

phần lí thuyết nêu ở trên: từ ngữ mượn có thể mang khái niệm mới mà tiếng Việt chưa có từ ngữ biểu thị và có thể là các từ ngữ tiếng Việt đã có từ ngữ biểu thị Chứng minh và làm sâu sắc thêm cho quan điểm này, Nguyễn Văn Khang (2007) đã đưa ra một thống kê thú vị về vay mượn các đơn vị Hán trong tiếng Việt:

- Những đơn vị Hán mang khái niệm mới mà tiếng Việt chưa có từ biểu

thị chỉ chiếm 15% Ví dụ: thánh-thánh, hiền-hiền, tiên-tiên, phật-phật

- Những đơn vị mượn Hán mang khái niệm mà tiếng Việt đã có từ biểu thị chiếm tới 85% Đây chính là lí do tạo nên hiện tượng đồng nghĩa rất lớn

trong tiếng Việt Ví dụ: dài-trường, chó-cẩu, trăng-nguyệt-sóc-vọng,

chết-tử-hi sinh-mãn cảnh trần, cây-thụ,

Bốn là, đối với từ ngữ mượn Hán:

Trong các hiện tượng vay mượn từ ngữ thì vay mượn từ ngữ tiếng Hán

là phức tạp nhất và được nghiên cứu nhiều nhất Lí do là vì, các từ ngữ mượn Hán trong tiếng Việt "vừa nhiều vừa đa dạng về số lượng, phong phú về chất lượng", "hoạt động trong tiếng Việt hiện đại ở tất cả cấp độ", "tham gia vào các phong cách chức năng giao tiếp tiếng Việt, hòa nhập vào tiếng Việt thành các tầng các lớp"; "có tầng nổi lên trên bề mặt có thể dễ dàng bóc tách riêng

ra được, lại có tầng phải nhờ đến thao tác ngôn ngữ học lịch sử mới có thể chỉ

ra được, nhưng lại có cả những tầng mà cho đến nay vẫn là những điều bí ẩn

Trang 24

(i) Thảo luận và làm rõ các khái niệm cũng như cách phân loại từ mượn Hán trong tiếng Việt Có thể thấy, xung quanh cách gọi và phân loại từ mượn Hán còn có những cách nhìn khác nhau, chẳng hạn, các tác giả đã phân loại theo cách gọi tên như sau: từ gốc Hán, từ mượn Hán (Phan Văn Các, 1981);

từ gốc Hán trong tiếng Việt với các từ Hán đọc theo âm Hán - Việt của Nguyễn Thiện Giáp (1985); nhóm Hán Việt cổ, nhóm Hán - Việt và nhóm từ mượn qua tiếng địa phương (Nguyễn Văn Thạc, 1968); từ Hán cổ, từ gốc Hán mượn của đời Đường, từ gốc Hán đã Việt hoá (Nguyễn Văn Tu, 1976); từ tiền Hán - Việt, từ Hán - Việt, từ hậu Hán - Việt (Nguyễn Quang Hồng, 1994); Các cách gọi khác nhau này không phải chỉ để gọi tên mà bao hàm cả quan niệm, cách ứng xử đối với các từ mượn Hán

(ii) Qua cách gọi tên ở trên cũng như cách nhìn nhận về từ ngữ mượn Hán, các tác giả đều cho rằng, từ ngữ Hán - Việt là bộ phận quan trọng nhất của từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, vì thế, các nội dung nghiên cứu đều hướng vào Hán - Việt Có thể tổng hợp các nội dung và kết quả nghiên cứu về từ ngữ Hán - Việt như sau:

- Phân biệt giữa từ Hán - Việt (những từ Hán - Việt đã và đang được dùng trong tiếng việt) và từ Hán chỉ có cách đọc Hán - Việt (chưa được nhập vào tiếng Việt) Như vậy, chỉ khi nào các từ Hán có cách đọc Hán - Việt được dùng trong tiếng Việt mới được coi là từ Hán - Việt Còn các từ Hán chỉ có cách đọc Hán - Việt chưa được nhập vào tiếng Việt sẽ có tiềm năng trở thành

từ Hán - Việt khi có điều kiện

- Từ ngữ Hán - Việt được nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, như: từ góc độ nguồn gốc tìm hiểu lịch sử của từ Hán - Việt; từ góc độ thời gian của

sự vay mượn để tìm hiểu tác động của bối cảnh xã hội đối với từ ngữ Hán - Việt; từ góc độ con đường vay mượn để thấy được việc tạo ra các biến thể Hán - Việt trong tiếng Việt; từ góc độ đồng hóa để thấy được khả năng Việt

Trang 25

hóa của các từ ngữ Hán - Việt; từ góc độ sử dụng, từ góc độ chức năng để thấy được vai trò của từ ngữ Hán - Việt trong tiếng Việt

Khả năng Việt hóa các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, như: ở bình diện ngữ âm là khả năng tạo ra các biến thể Hán - Việt do tác động của yếu tố phương ngữ; ở bình diện nội dung của các từ ngữ Hán - Việt là khả năng giữ nguyên nghĩa hay thay đổi, phát triển nghĩa; sự phân bố lại nghĩa khi gặp các từ đồng nghĩa

Các từ Hán - Việt đã thay đổi nghĩa so với nghĩa trong tiếng Hán:

khốn nạn 困难 trong tiếng Hán có nghĩa là "khó khăn"; vì trong tiếng Việt đã có khó khăn nên khốn nạn có nghĩa là “có nhân cách kém, tồi”

cốt 骨 trong tiếng Hán có nghĩa là "xương"; vì trong tiếng Việt đã có xương nên cốt có nghĩa là “xương của người, động vật đã chết từ lâu”

thuyết trong tiếng Hán có nghĩa là "nói"; vì trong tiếng Việt đã có nói nên thuyết có nghĩa là “giảng giải, nói lí lẽ để người ta nghe theo”

tử tế 仔细 trong tiếng Hán có nghĩa là “tỉ mỉ”; vì trong tiếng Việt đã có

tỉ mỉ nên tử tế có nghĩa là “đứng đắn, đàng hoàng trong việc làm, hành xử”

Ở bình diện diện ngữ pháp: giữ nguyên cương vị là từ hoặc thay đổi cương vị ngữ pháp, tức là chuyển từ cương vị từ xuống cương vị hình vị Ví

dụ: nhân (người), bất (không), thụ (cây), hà (sông) trong tiếng Việt chỉ là yếu

tố tạo từ (nếu có dùng độc lập thì cũng chỉ mang tính lâm thời)

Trang 26

- Các từ ngữ Hán - Việt có phong cách chức năng khác nhau, như: có sắc thái trang trọng, khái quát, trừu tượng, do đó, thường được dùng trong ngôn ngữ văn chương, trong cấu tạo thuật ngữ

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng từ Hán - Việt: sử dụng đúng từ Hán - Việt, tránh lạm dụng từ Hán - Việt

Năm là, đối với các từ ngữ mượn Ấn - Âu

Đối với từ ngữ mượn Ấn - Âu, gồm từ ngữ mượn của tiếng Pháp và từ ngữ mượn của tiếng Anh, các tác giả như Vương Toàn, Nguyễn Đức Dân, Lê Văn Thới, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thúy Nga, Đỗ Phương Lâm, tập trung vào nghiên cứu các vấn đề như sau:

(i) Các cách vay mượn từ ngữ Ấn - Âu, gồm:

- Phiên chuyển Ví dụ:

xắc-cốt/xà-cột: sacoche, xốt-vang: sauce au vin, áp-phe: affaire, xiếc: cirque); cao bồi (cowboy), số (show)

- Dịch sang tiếng Việt Ví dụ:

đường sắt: chemin de fer; phớt ăng-lê/phớt tỉnh ăng-lê: Le flegme

d'anglais), giết thì giờ: tuer le temps); vay bắc cầu: bridge loan; nút cổ chai:

bottle neck

(ii) Cách Việt hóa ngữ âm đối với các từ Ấn - Âu Do sự khác nhau về đặc điểm loại hình học, nên không ít các từ ngữ tiếng Pháp, tiếng Anh khi sử dụng trong tiếng Việt đã được Việt hóa theo cấu trúc âm tiết của tiếng Việt [Vương Toàn, 1992; Nguyễn Văn Khang, 2007; Đỗ Phương Lâm, 2017] Đó

là xu hướng rút gọn cấu trúc âm tiết của từ như đơn tiết hóa, song tiết hóa:

- Những từ có cấu trúc ngữ âm ngắn được rút gọn thành từ đơn tiếng Việt

Ví dụ:

bombe: bom

pompe: bơm

Trang 27

container: công (đầu công, xe công)

copy: cóp (sao chép dữ liệu)

- Rút gọn các từ đa tiết thành song tiết Ví dụ:

Caleçon: xà lỏn

remote control: rì mù (cái điều khiển từ xa)

(iii) Gán thanh điệu cho các âm tiết Các ngôn ngữ Ấn - Âu không có thanh điệu trong khi tiếng Việt lại có 6 thanh Vì thế, các từ ngữ tiếng Pháp, tiếng Anh đã được gán thêm thanh điệu cho các âm tiết Ví dụ:

+ Các từ ngữ mượn Pháp có nội dung ngữ nghĩa liên quan đến: trang phục, trang điểm, xây dựng, nhà cửa, đời sống văn hoá (như nghệ thuật, âm nhạc, giải trí), phương tiện giao thông, in ấn, chiến tranh, giáo dục, y học, Giải thích điều này, Nguyễn Văn Khang cho rằng, "các từ Pháp xuất hiện khi

Trang 28

Pháp nhập vào tiếng Việt chủ yếu chỉ các khái niệm mới về lối sống, văn hóa, văn minh của Pháp nói riêng, của phương Tây nói chung" [52]

+ Các từ ngữ mượn Anh có nội dung ngữ nghĩa liên quan đến: giải trí (gồm âm nhạc, điện ảnh, thể thao), công nghệ điện tử - viễn thông - thông tin, trang phục, thời trang, ẩm thực, kinh tế thị trường,

1.1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng các từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông

Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt gồm các bài viết, chương sách, luận văn

và một phần trong các luận án Đáng chú ý là các công trình như: Nguyễn Thiện Giáp (2000), Nguyễn Văn Khang (2000), Nguyễn Thúy Nga (2013), Nguyễn Tài Thái (2013), Vương Toàn (2013), Đỗ Thùy Trang (2015), Trần Văn Phước (2017), Trần Thị Thu Hà (2017) Dưới đây, chúng tôi xin nêu một

số kết quả và kết luận liên quan trực tiếp đến các từ ngữ tiếng Anh sử dụng trên báo mạng:

- Các từ ngữ tiếng Anh hiện được sử dụng khá phổ biến trên báo và ở nhiều chuyên mục: “Các lĩnh vực có nhiều từ tiếng Anh được sử dụng nhất phải kể đến là các lĩnh vực âm nhạc, thể thao, công nghệ thông tin hoặc các ngành khoa học Những từ tiếng Anh này, một phần làm phong phú và sinh động cho nội dung bài viết, mặt khác cũng cho thấy xu hướng quốc tế hóa đang dần dần hình thành trong đời sống của người Việt Nam” [84, tr 817]

- Có 4 cách viết: 1/Viết theo nguyên dạng (viết nguyên dạng không chú thích tiếng Việt và viết nguyên dạng có chú thích tiếng Việt); 2/Viết theo cách đọc/phỏng âm (viết theo chính tả tiếng Việt: ma két tinh, viết có gạch nối); 3/ Rút gọn từ tiếng Anh; 4/Kết hợp vừa Anh vừa Việt

Về mức độ sử dụng các cách viết, theo Nguyễn Tài Thái, trong 762 từ ngữ tiếng Anh thống kê từ các báo như: Tiền phong, Hoa học trò, Thể thao,

Trang 29

Kinh tế, Vietnamnet.vn, Vnexpress.vn, Dân trí.vn: viết nguyên dạng: 67.5%; viết theo tiếng Việt có dấu: 16.7%; viết theo tiếng Việt không dấu: 13.3%; viết theo tiếng Việt có gạch nối: 2.5% [84, tr 817]

Nguyễn Thúy Nga, trên cơ sở khảo sát từ báo Hoa học trò đã đưa ra nhận xét: “Các từ gốc tiếng Anh có thể được phiên chuyển hoặc mượn nguyên dạng Xu hướng viết nguyên dạng đang trở thành phổ biến Từ mượn gốc Anh được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực của xã hội Việc mượn nguyên dạng đang là một xu hướng chiếm ưu thế Tuy nhiên, khá nhiều từ mượn được Việt hóa cách viết với nhiều biến thể khác nhau và chưa có sự nhất quán Để có sự chuẩn hóa về cách sử dụng, cách viết các từ mượn gốc Anh, cần có những văn bản chính thức quy định về cách viết, cách phiên chuyển các từ nước ngoài” [66]

1.1.3 Nhận xét và hướng triển khai của luận án

a Có thể đi đến một nhận xét chung là, vì là cách để bổ sung vốn từ cho một ngôn ngữ, cho nên, vay mượn từ vựng là hiện tượng phố biến và trở thành đối tượng nghiên cứu ở các bình diện của cấu trúc - hệ thống cũng như

ở các bình diện của sử dụng: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - ngữ nghĩa, phong cách và giao tiếp

b Đối với tiếng Việt, với một số lượng lớn trên 65% là từ ngữ mượn Hán, khoảng trên dưới 3000 từ ngữ mượn Pháp và rất nhiều các từ ngữ tiếng Anh đang được sử dụng trong tiếng Việt, các từ ngữ nước ngoài đã và đang làm phong phú vốn từ tiếng Việt cả về số lượng và chất lượng Vì thế, các từ ngữ vay mượn hay có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài trở thành một vấn đề quan trọng của Việt ngữ học, theo đó, chúng luôn là vấn đề thời sự, “nóng” của Việt ngữ học

Trang 30

- Các từ mượn Hán đều được Việt hóa về cả ngữ âm và cách viết, trong

đó đóng vai trò trung tâm là từ ngữ Hán - Việt có hệ thống cách đọc Hán - Việt

- Các từ ngữ mượn Pháp đều được Việt hóa về ngữ âm (và cách viết)

- Riêng các từ ngữ tiếng Anh thì có tình hình như sau:

+ Chúng chủ yếu được viết nguyên dạng và có cách đọc “phỏng âm”

với nhiều biến thể Ví dụ: từ worldcup được viết nguyên dạng:

Tại World Cup 2014 trên đất Brazil, trong trận đấu giữa Pháp và Nigeria, ống kính truyền hình cũng ghi lại được hình ảnh quốc kỳ Việt Nam với cờ đỏ sao vàng rực rỡ tung bay

(Báo Bóng đá, 2015) Còn cách đọc thì “tùy ý”: uôn cúp, uôn cắp, vơn cúp, vơn căp, oăn cúp, oăn cắp

+ Trong nhiều trường hợp, các từ ngữ Anh được viết bằng cách phiên

âm mang tính chính thức và phi chính thức:

Mang tính chính thức thường thấy trên các trang đầu của các báo in chính thống như báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Quân Đội Nhân dân, Mang tính phi chính thức thường xuất hiện trên các trang mạng cá nhân Ví dụ:

Cố gắng hơn trong H 2 hí h p bi bớt đ y! (h p bi bớt đ y: happy birthday)

Se liền này (se: share)

Tranh thủ lên phây trong lúc chờ đợi! (phây: facebook)

Nhớ meo cưng nhá! (meo: email)

Thực tế này càng trở nên phức tạp khi chúng xuất hiện trên báo mạng với số lượng ngày một nhiều Ví dụ:

Dàn mẫu nam khoe body chuẩn tại trung tâm mua sắm hút vô số khách

nữ Trung tâm mua sắm đã mời 16 nam người mẫu điển trai, body chuẩn 6 múi người nước ngoài đến tạo không khí sôi động mùa Giáng sinh

(Mua sắm, 26/12/2016)

Trang 31

TBM đã sẵn sàng để sáng mai 26-5 bắt đầu khoan đường ngầm metro đầu tiên và lớn nhất Việt Nam

(Tuổi trẻ, 25/5/2017)

Tay vợt người Đức để mất 2 break ở bàn đấu thứ 1 và 3 giúp Makarova

vươn lên dẫn trước 3-0

(Thể thao, 25/5/2017) Ngày 27.5, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh cựu thành viên nhóm nhạc AXN bị bầu show chửi mắng và khán giả tạt nước, cầm cây dọa đánh vì đi tr 2 tiếng

(Thanh niên, 28/5/2017) Vậy, câu hỏi đặt ra là: các từ ngữ tiếng Anh body, TBM, break, show

này là gì? Chúng đã là từ ngữ mượn chưa hay chỉ là hiện tượng của trộn mã, chuyển mã? Phải chăng đây cũng chính là lí do mà Nguyễn Văn Khang (2012) trong khi gọi từ mượn Hán, từ mượn Pháp, nhưng đã không gọi là "từ ngữ mượn Anh" mà chỉ là "từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt" Còn Nguyễn Thúy Nga (2013) gọi là “nguyên dạng từ gốc Anh” (các yếu tố tác động đến

xu hướng sử dụng nguyên dạng từ gốc Anh trong báo tiếng Việt)

Luận án của chúng tôi đi theo hướng này, tức là, khảo sát thực tế sử dụng từ ngữ Anh trên các báo mạng tiếng Việt Từ đó, lí giải hiện tượng này trong tiếng Việt dưới góc độ của ngôn ngữ học xã hội

1.2 Cơ sở lí thuyết của luận án

1.2.1 Cơ sở lí thuyết về vay mượn từ vựng

1.2.1.1 Các khái niệm “vay mượn ngôn ngữ”, “vay mượn từ vựng”

“từ vay mượn”

Cho đến nay, trong ngôn ngữ học đang có một số tên gọi liên quan đến

Trang 32

borrowing (vay mượn từ vựng), loan word/borrowed word (từ mượn, từ vay mượn), foreign word (từ ngoại lai) Theo đó, trong tiếng Việt với ba nguồn

vay mượn chủ yếu về từ ngữ từ tiếng nước ngoài là tiếng Hán, tiếng Pháp và tiếng Anh đã xuất hiện các tên gọi tương ứng với các nguồn vay mượn như:

từ ngoại lai: Nguyễn Văn Khang (2007); từ gốc Hán: Phan Văn Các (1981), Bùi Đức Tịnh (1981), Trương Chính (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985); từ mượn Hán: Phan Văn Các (1981), Nguyễn Văn Thạc (1968), Nguyễn Văn Tu (1976); từ gốc Pháp: Vương Toàn (1992); từ mượn Pháp: Bùi Đức Tịnh (1976), Nguyễn Văn Khang (2007); từ mượn Anh, từ mượn tiếng Anh: Phạm Văn Tình (2014), Nguyễn Thiện Giáp (2015); từ tiếng Anh trong tiếng Việt: Nguyễn Văn Khang (2007)

Theo thống kê, thế giới hiện nay có khoảng 6800 ngôn ngữ Mỗi ngôn ngữ lại có các phương ngữ Tuy nhiên, với tư cách là công cụ giao tiếp, các ngôn ngữ cũng như các phương ngữ không tồn tại và hành chức một cách độc lập mà luôn có sự tiếp xúc, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau Có thể nói, tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng thường thấy trong sử dụng cũng như trong quá trình phát triển của ngôn ngữ loài người

Tuy nhiên, bản thân các ngôn ngữ (hay phương ngữ) không thể có khả năng tự tiếp xúc với nhau mà phải thông qua sử dụng Việc sử dụng có thể diễn ra ở giao tiếp nói trong môi trường đa ngữ, được gọi là tiếp xúc trực tiếp

và giao tiếp viết (hay còn gọi là sách vở), được gọi là tiếp xúc gián tiếp và ngày nay với sự xuất hiện của internet, tiếp xúc ngôn ngữ được mở rộng và đang đóng vai trò chủ lực là tiếp xúc qua các phương tiện truyền tin bằng internet

Khi các ngôn ngữ có điều kiện tiếp xúc với nhau thì giữa chúng có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau Hệ quả tất yếu dẫn đến là sản sinh ra các sản

Trang 33

phẩm ngôn ngữ, như: giao thoa (interference), vay mượn (borrowing), chuyển

mã (code switching), trộn mã (code mixing)

Như vậy, vay mượn ngôn ngữ (language borrowing) là một hệ quả của

sự tiếp xúc ngôn ngữ, cụ thể là hệ quả của sự ảnh hưởng từ ngôn ngữ cho vay sang ngôn ngữ đi vay Cụ thể hơn, vay mượn ngôn ngữ là chỉ chung cho hiện tượng vay mượn cả ở ngôn ngữ và ở phương ngữ, thuộc các bình diện ngữ

Các phát âm (dz) vốn chỉ có trong phương ngữ Nam bộ, nhưng nay

được dùng khá phổ biến trong tiếng Việt toàn dân để phát âm “dzô” (trong các buổi liên hoan nâng cốc) Đây là kết quả của sự vay mượn giữa các phương ngữ

Ngữ pháp: hiện tượng tiếng Việt dùng khá phổ biến các cấu trúc ngữ pháp như “đến từ…” thay cho “từ…đến”, “được (thực hiện) bởi ” thay cho

“do…(thực hiện)” là kết quả của sự vay mượn cấu trúc cú pháp tiếng Anh (come from…;…by…)

Từ vựng: trong hệ thống từ vựng tiếng Việt hiện đang có hàng loạt các

từ ngữ mượn từ tiếng Hán (Hán - Việt cổ, Hán - Việt, Hán - Việt Việt hóa), từ

tiếng Pháp cũng như các từ tiếng Anh (như các từ ngữ mượn từ tiếng Anh: cao bồi, sô, fan, worldcup,…)

Xung quanh khái niệm “borrowing” (vay mượn) hiện vẫn còn có

những ý kiến khác nhau

Trang 34

E.Haugen [121] cho rằng, dùng “borrowing” (vay mượn) xem ra có vẻ

không phù hợp và tác giả diễn đạt một cách hài hước rằng, khi ngôn ngữ này mượn một thành phần nào đó của ngôn ngữ khác thì đâu có được hỏi ý kiến

và cũng không cần có sự đồng ý của ngôn ngữ cho vay (source language: ngôn ngữ nguồn), nếu không muốn nói đây là hành vi ăn cắp (stealing) Vì thế, E.Haugen đã lấy hai thuật ngữ để so sánh là adoption (tiếp nạp) và diffusion (khuếch tán)

Adoption (tiếp nạp): khi người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp có tiếp

nhận một thành tố nào đó của ngôn ngữ nước ngoài và làm cho nó trở thành một thành phần của ngôn từ giao tiếp

Diffusion (khuếch tán): dùng theo cách của nhân chủng học, đó là sự

giao lưu giữa các nền văn hóa

Nguyễn Văn Khang (2012) đã lí giải chi tiết hơn, theo nghĩa của từ mượn là "nhận được hoặc được (cái gì) tạm thời (từ ai/cái gì) với lời hứa hoặc

ý định sẽ trả lại nó" thì về nguyên tắc, khi thực hiện hành vi này phải là: có

"hai bên", gồm một bên cho vay và một bên đi vay; cái mà vốn có ở bên cho vay sẽ không còn nữa do chuyển sang bên cho vay; bên đi vay phải trả lại bên cho vay (đã vay thì phải trả) Nhưng vay mượn từ vựng ở trong ngôn ngữ thì lại hoàn toàn khác: vay không những không trả mà bên cho vay cũng không

hề mất đi đơn vị từ vựng đó Vì thế, khi bàn về tên gọi này (borrowed word),

Ray đã đề nghị nên thay vay mượn từ vựng (từ vay mượn) bằng "sao chép"

(copying) Tác giả cho rằng, chỉ như vậy mới có thể thể hiện chính xác được

nội dung của khái niệm vừa nêu” [52, tr 26]

Cuối cùng, E.Haugen cho rằng, vẫn nên dùng từ vay mượn vì nó

không có nghĩa xấu xa gì; còn Ray thì cho rằng, vay mượn vẫn được dùng

và dùng quen đến mức nếu "tìm cách thay đổi nó đi là chuyện vô nghĩa" [Dẫn theo 52]

Trang 35

Chúng tôi tán đồng với ý kiến này, bởi theo Sapir Ed, "cũng như các nền văn hoá, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ", "nhu cầu giao lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hóa Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch Nó có thể diễn ra trên bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc

có thể là một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật,

khoa học, tôn giáo" [140, tr 237] André Martinet trong Lời tựa cuốn

“Language in contact: Findings and Prpblems” của U.Weinreich đã khẳng

định rằng, bất kì ngôn ngữ nào cũng không tự tồn tại (self-contained) và

không hoàn thiện hoàn mỹ [André Martinet] Vay mượn ngôn ngữ “được xem

là hiện tượng tất nhiên, khó tránh khỏi, dù muốn hay không” [Dẫn theo 52]

Khái niệm “vay mượn ngôn ngữ” được E.Haugen giới hạn như sau:

a Mỗi một người sử dụng ngôn ngữ, trong tiềm thức đã vận dụng mô

hình ngôn ngữ (language pattern) mà mình nắm vững để sáng tạo, tái sinh (reproduce) lời nói, nhằm đáp ứng bối cảnh ngôn ngữ không ngừng đổi mới

b Những mô hình sản sinh mới không chỉ là thành phần tương đồng hoặc không ngừng tương đồng trong mô hình ngôn ngữ mà người nói nắm vững mà còn được người nói có ý thức vận dụng nó để tạo ra các mô hình mới hơn

c Nếu như các mô hình ngôn ngữ mới do người nói sáng tạo ra này không thuộc về hệ thống ngôn ngữ vốn có của người sử dụng mà thuộc về hệ thống của ngôn ngữ khác thì điều đó có nghĩa rằng, người nói đã đem mô hình từ một hệ thống ngôn ngữ này mượn sang một hệ thống ngôn ngữ khác

Hạt nhân của khái niệm vay mượn mà E.Haugen đề xuất là tiềm thức tận dụng yếu tố của hệ thống ngôn ngữ này để sáng tạo ra các mô hình ngôn

Trang 36

and J.Sakel, R.Hickey (2013) có thể thấy, vay mượn ngôn ngữ (language borrowing) là một khái niệm rộng với các nội dung cơ bản như sau:

- Ngôn ngữ cho vay với các cách gọi: ngôn ngữ nguồn (source language), ngôn ngữ cho/tặng (donor language)

- Ngôn ngữ đi vay với các cách gọi: ngôn ngữ nhận (recipient language), ngôn ngữ đích (target language), ngôn ngữ mượn (borrowing language), ngôn ngữ sao/chép (replica language)

Ngoài các cặp tương ứng nêu ở trên như “ngôn ngữ nguồn” (source language) - “ngôn ngữ đích” (target language), còn có thể gặp các cặp thuật ngữ khác như “ngôn ngữ thượng tầng” (superstrate language) - “ngôn ngữ hạ tầng” (substrate language)

- Vay mượn ngôn ngữ là một khái niệm rộng: ở mặt cấu trúc hệ thống bao gồm cả ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng; ở mặt cấp độ bao gồm cả cấp độ âm

vị, hình vị, từ và câu; ở mặt vay mượn bao gồm cả các đơn vị nguyên khối, các đơn vị đã được đồng hóa, các mô hình và các đơn vị được tạo ra từ các

mô hình, chuyển đổi, thay thế, phát triển

Với tư cách là một phần quan trọng của vay mượn ngôn ngữ, vay mượn

từ vựng (lexical borrowing) có thể được hiểu là sự tiếp nhận các đơn vị từ

vựng từ ngôn ngữ cho vay sang ngôn ngữ đi vay, nhằm bổ sung, làm giàu cho

vị từ vựng vay mượn

Trang 37

1.2.1.2 Vay mượn từ ngữ với các khái niệm liên quan

Như ở trên đã đề cập, vay mượn chỉ là một trong những hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ, trong đó vay mượn từ ngữ là một phần của vay mượn bên cạnh vay mượn ngữ âm, vay mượn ngữ pháp Liên quan trực tiếp đến khái niệm vay mượn từ ngữ là ba sản phẩm của sự tiếp xúc ngôn ngữ: giao thoa, chuyển mã và trộn mã

a Giao thoa và vay mượn từ ngữ

Giao thoa là thuật ngữ vật lí, được hiểu là hiện tượng xảy ra khi hai chấn động có tần số bằng nhau chồng lên nhau, có thể làm cho ánh sáng hay

âm mạnh lên, hoặc yếu đi đến triệt tiêu

Trong ngôn ngữ học, giao thoa được định nghĩa là “Sự chuyển biến trong một ngôn ngữ do ảnh hưởng từ ngôn ngữ khác Đây là hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hệ quả của sự tiếp xúc có thể khác nhau Ở mức đơn giản nhất, người nói có thể tiếp nhận một số từ của ngôn ngữ bên cạnh Đó là những từ mượn Sự giao thoa về từ vựng còn thể hiện ở từ sao phỏng (sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa), từ ghép lai Nhưng sự giao thoa có thể đi xa hơn, đụng chạm đến ngữ pháp và ngữ âm” [52, tr 78] “Một cách cụ thể hơn, ở bình diện từ vựng, giao thoa được biểu hiện ở sự mượn từ, tạo từ mới cho một ngôn ngữ bằng yếu tố của ngôn ngữ giao thoa và sự chuyển di ngữ nghĩa của từ” [52, tr 40]

Như vậy có thể thấy, giữa giao thoa và vay mượn từ vựng có điểm trùng nhau là sự vay mượn các từ hoặc các yếu tố tạo từ để tạo ra từ mới hoặc các từ mượn có thể thay đổi nghĩa hoặc tạo ra nghĩa mới Ví dụ:

Các từ như lốp (envelope), ca-vát, cà-vạt, cra-vát (cravate ), ga (gas) là

kết quả của sự giao thoa giữa tiếng Pháp và tiếng Việt

Trang 38

Chuyển mã (code switching) và trộn mã (code mixing) là hai kiểu giao

tiếp chủ yếu trong xã hội đa ngữ Trong xã hội đa ngữ, bên cạnh giao tiếp

bằng một ngôn ngữ (như ngôn ngữ chung hay tiếng mẹ đẻ), người giao tiếp

thường sử dụng hai ngôn ngữ vì thế mới có hiện tượng chuyển mã và trộn mã

Giao tiếp chuyển mã là hiện tượng khi giao tiếp người đa ngữ cùng lúc

sử dụng hai hay trên hai mã ngôn ngữ, còn giao tiếp trộn mã là hiện tượng sử

dụng những “mảnh nhỏ” của một ngôn ngữ nào đó khi người giao tiếp đang

sử dụng một ngôn ngữ khác (mảnh nhỏ này có thể là từ, cụm từ hoặc lớn hơn

và có thể gọi chung là các yếu tố của ngôn ngữ) [52] Cũng theo Nguyễn Văn

Khang (2012), điểm khác nhau cơ bản giữa chuyển mã và trộn mã là: người

giao tiếp khi chuyển từ mã ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thì vẫn phải

đảm bảo được tính chuẩn mực của hai ngôn ngữ, tức là không ngôn ngữ nào

chịu sự chi phối của ngôn ngữ nào Trong khi đó, giao tiếp trộn mã luôn đòi

hỏi phải có một mã chính, còn các yếu tố của ngôn ngữ khác được “trộn” vào,

do vậy, khó tránh khỏi không thay đổi do áp lực của ngôn ngữ chính

Tuy nhiên, việc phân biệt này xem ra rất khó khăn, nhất là tại các văn

bản viết hiện nay, các từ ngữ được viết nguyên dạng nên khó có thể biết là

chúng có chịu áp lực hay không Chẳng hạn, theo Hill (1980) thấy “không có

hy vọng phân biệt được giữa trộn mã và chuyển mã” Vì thế, “cách tốt nhất là

xem ba loại lựa chọn là những điểm trên một đường liên tục…”; “bây giờ

đang dần nổi lên những tình huống ngôn ngữ mà những mô hình miêu tả trên

đây (chuyển mã, trộn mã) không thể chấp nhận một cách máy móc” [Dẫn theo 53]

Vào năm 1999, Myers-Scotton đã đưa ra giả thuyết ngôn ngữ ma trận,

viết tắt là ML (The matrix language hypothesis): trong giao tiếp sẽ có một

ngôn ngữ căn bản (principle language) và một ngôn ngữ nhúng (embedded

Trang 39

language) và thành phần của ngôn ngữ nhúng này có thể gọi là chuyển mã chèn (insertional code-switching) hay (mixing)

Với cách hiểu như vậy, chúng tôi cho rằng, các từ ngữ của chuyển mã, trộn mã như là một sản phẩm trung gian giữa từ ngữ nước ngoài và từ ngữ vay mượn Đây chính là nguồn từ ngữ vay mượn Tuy nhiên, ở một góc độ vay mượn mà xét thì trộn mã là nguồn bổ sung nhanh, thiết thực cho vay mượn từ ngữ

1.2.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng vay mượn từ

Định nghĩa về vay mượn, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng, đây là “hiện tượng một ngôn ngữ chấp nhận các biểu thức của ngôn ngữ khác hoặc ý nghĩa của ngôn ngữ khác để biểu thị những đối tượng, khái niệm hoặc sự tình chưa tồn tại trong ngôn ngữ mình Nguyên nhân của hiện tượng vay mượn có thể

do sự phát triển khác nhau về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị Người ta

phân biệt vay mượn từ vựng (lexical borrowing) và vay mượn ngữ nghĩa (semantic borrowing) Trong vay mượn từ vựng, các từ và ý nghĩa của chúng

được mượn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, thường cùng với các đối

tượng mới và được dùng như những từ mượn (loan word) Vay mượn ý nghĩa

chính là hiện tượng sao phỏng Sao phỏng ngữ nghĩa là hiện tượng các từ tiếp nhận thêm ý nghĩa của các từ tương ứng trong ngôn ngữ khác” [33, tr 582]

Từ định nghĩa này, có thể lí giải vay mượn từ ngữ là hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội như sau:

a Do sự phát triển khác nhau về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị mà trên thế giới luôn xuất hiện các khái niệm mới được biểu thị/gọi tên bằng các

từ ngữ mới Theo đó, do sự giao lưu rộng lớn, thường xuyên của các quốc gia, dân tộc dẫn đến sớm hay muộn, các từ ngữ mới này sẽ được sử dụng ở các

Trang 40

càng dễ dàng xảy ra Ví dụ: internet, computer, facebook giờ đây đã trở thành

từ ngữ của mọi ngôn ngữ (có thể khác nhau chút ít về cách viết cũng như cách đọc)

b Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các từ ngữ mượn không chỉ “biểu thị những đối tượng, khái niệm hoặc sự tình chưa tồn tại trong ngôn ngữ mình” như định nghĩa trên nêu ra mà còn biểu thị các nghĩa mà ngôn ngữ đi vay đang có từ biểu thị Ví dụ:

hot-nóng, check in-nhập vào/kiểm tra, book-đặt vé, share-chia sẻ

Việc trong ngôn ngữ có không ít khái niệm tuy đã có từ biểu thị rồi nhưng vẫn mượn, theo Nguyễn Văn Khang (2012) là hiện tượng làm giàu vốn

từ của ngôn ngữ đi vay và tạo nên các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa trong một ngôn ngữ

c Nguyễn Thiện Giáp trong định nghĩa hoàn toàn có lí khi phân biệt

“vay mượn từ vựng” và “vay mượn ngữ nghĩa” Vay mượn ngữ nghĩa càng thể hiện rõ tính ngôn ngữ học xã hội của từ vay mượn Ví dụ:

Từ đỏ trong tiếng Việt có thêm nghĩa 3 là “Thuộc về cách mạng vô sản,

có tư tưởng vô sản (do coi màu đỏ là biểu tượng của cách mạng vô sản) [Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 2010] Đây là nghĩa tiếp nhận từ nước ngoài (tiếng Nga)

Từ escalation trong tiếng Anh có thêm nghĩa “leo thang” được ghi chú

là “nghĩa này xuất hiện năm 1964 khi Mỹ ném bom ra miền Bắc Việt Nam”[Dẫn theo 52] Phải chăng vì thế mà tiếng Việt xuất hiện từ “leo thang” ở thời điểm này?

d Vay mượn từ ngữ là hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội vì chúng chịu tác động của hoàn cảnh vay mượn, như thời gian vay mượn, không gian

Ngày đăng: 13/04/2021, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w