1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

a môû ñaàu page 15 kinh nghieäm söû duïng phöông phaùp giaûi quyeát vaán ñeà ñeå giaûng daïy boä moân ñòa lí 9 ôû lôùp 9b tröôøng thcs traàn höng ñaïo a môû ñaàu 1 lí do choïn ñeà taøi phöông phaù

18 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ñònh höôùng ñoåi môùi phöông phaùp daïy hoïc, thöïc hieän nhöõng phöông phaùp môùi trong quaù trình giaûng daïy boä moân Ñòa lí ôû caùc tröôøng trung hoïc cô sôû noùi chung vaø moân Ñòa [r]

(1)

A/ MỞ ĐẦU

1/ Lí do chọn đề tài

Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt hiệu quả kiến thức tới học sinh Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học Mỗi một cấp học có một phương pháp phù hợp và phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục Ở cấp trung học cơ sở, thực hiện chủ trương của ngành giáo dục là phải chuyển từ phương pháp giảng dạy cũ, thụ động, thầy đọc , trò chép sang phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm Trong thời gian qua bằng sự đổi mới đồng bộ từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến đổi mới chương trình sách giáo khoa, ở cấp trung học cơ sở trong quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực và một trong những phương pháp giảng dạy trong quá trình đổi mới thời gian qua được nhiều giáo viên quan tâm nhất và thường sử dụng nhiều nhất là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có ý nghĩa giúp cho việc liên hệ và sử dụng những tri thức đã có của người học trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa những tri thức khác nhau mà trước đó thường được nghiên cứu độc lập Thông qua học định hướng giải quyết vấn đề, người học có thể thường xuyên hơn giải thích được các sự sai khác nhau giữa lí thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy Sự tham gia tích cực của người học trong quá trình dạy học làm tăng cường niềm vui cũng như khả năng cá thể hóa đối với nội dung học tập do đó làm tăng cường động cơ học tập, hỗ trợ việc phát triển năng lực giao tiếp xã hội

Với những ý nghĩa quan trọng đã nêu trên nên tôi đã chọn đề tài này thực hiện trong năm học 2008-2009

2/ Đối tượng nghiên cứu

(2)

phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát hiện tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh Dạy học giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù phương pháp dạy học, nó đòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với phương pháp dạy học

Khuyến khích học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề Vấn đề cốt yếu của phương pháp này là thông qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề Các tình huống này có thể do giáo viên chủ động xây dựng, cũng có thể do lôgic kiến thức của bài học tạo nên Cần trân trọng, khuyến khích những nhận định của học sinh, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (có thể không đúng hoặc khác với sự chuẩn bị của giáo viên), giúp học sinh tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức

3/ Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình giảng dạy của từng giáo viên, điều có thể khẳng định là giáo viên nào cũng mong muốn học sinh của mình luôn học giỏi, nhất là học tập thật tốt bộ môn mà mình giảng dạy Vì vậy bằng nhiều phương pháp và kinh nghiệm của bản thân, tôi sẵn sàng đem hết tâm huyết để truyền đạt để học sinh tiếp thu một cách tốt nhất những kiến thức của bộ môn Hình thành cho các em tính chủ động, khả năng quan sát, nhận xét, phán đoán, phân tích để khắc sâu kiến thức Với bản thân tôi cũng không lọai trừ những suy nghĩ mang tính nhân văn trên, nhưng do đây chỉ là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đút kết được trong quá trình giảng dạy, dù trong thời gian qua tôi luôn nghiêm túc thực hiện những phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy theo chủ trương của ngành đã đề ra ở tất cả các lớp mà tôi được đơn vị phân công Tuy nhiên do tôi muốm kiểm chứng, khẳng định là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đã phát huy được tính tích cực và đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của học sinh hay không? Từ suy nghĩ đó nên tôi quyết tâm thực hiện trong phạm vi một lớp học với số lượng học sinh là 40 em

4/ Phương pháp nghiên cứu

(3)

Trong quá trình đổi mới giáo dục nhiều phương pháp dạy học mới đã được đưa vào áp dụng, một trong những phương pháp được xem là có nhiều ưu điểm là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Tuy nhiên để vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi người dạy phải có nhiều kỹ năng, phải biết sáng tạo, linh họat trong mọi tình huống Việc nghiên cứu nâng cao trình độ kiến thức của người thầy là cốt lõi, để tổ chức tốt một tiết dạy có sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, đòi hỏi người dạy không những phải đầu tư, tìm tòi nghiên cứu từ phương pháp tổ chức cách vận hành thực hiện, đến khâu nhận xét đánh giá, mà còn phải tham khảo nhiều tài liệu có liên quan đến những sự vật hiện tượng được đặt ra trong bài học, được thể hiện trên bản đồ, lược đồ, sơ đồ, các số liệu trong các bảng thống kê vv Người thầy phải đầy đủ bản lĩnh, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Về phương pháp nghiên cứu, thông qua tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kì III (2004 – 2007), môn Địa Lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo Vụ Giáo dục trung học Tài liệu “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở” môn Địa Lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo Vụ Giáo dục trung học, giáo viên sẽ tiếp thu được nhiều cái hay trong quá trình vận dụng để thực hiện thực tiễn trên lớp Về nội dung sách giáo khoa được xem là tài liệu, một mặt cung cấp nội dung, một mặt tạo ra nhiều tình huống gần như buộc giữa thầy và trò phải tư duy, nhất là đối với học sinh Với nhiều câu hỏi khó trong từng nội dung bài học, thì sách giáo viên là tài liệu gợi mở mọi vấn đề, giúp người thầy trang bị thêm những kiến thức mới, vững vàng hơn khi thực hiện bước nhận xét, đánh giá khả năng quan sát phán đoán của học sinh Ngoài ra tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học soạn thảo năm 2005, giúp giáo viên tiếp thu được nhiều phương pháp tổ chức, cũng như những nội dung gắn liền với thực tiễn theo yêu cầu đổi mới qua từng bài học của sách giáo khoa địa lí lớp 9

Từ việc nghiên cứu vận dụng những hướng dẫn của các tài liệu có liên quan, trong quá trình thực hiện giáo viên cần thường xuyên theo dõi để nắm bắt kịp thời những tâm tư của học sinh khi thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề trong giờ học Địa lí, từ các thông tin phản hồi, giáo viên sẽ biết được những thuận lợi và khó khăn gì khi tổ chức thực hiện để có sự điều chỉnh hợp lí qua mỗi lần tổ chức Kết quả sau cùng là tổ chức đối chiếu, so sánh chất lượng của các nhóm hoặc chất lượng chung của lớp qua các kì thi khảo sát chất lượng

(4)

cho thấy phương pháp có những ưu điểm rất tích cực ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh Thông qua phương pháp giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm kiến thức trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng, phát triển được tư duy khoa học Giúp học sinh phát triển các kĩ năng quan sát, nói, giao tiếp, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc tài liệu tham khảo, quan sát và ghi chép ngòai thực tế Thông qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở các sự kiện, các sự vật hiện tượng được thể hiện trên bản đồ, lược đồ, sơ đồ Quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng và hành vi của học sinh

B/ NỘI DUNG 1/ Cơ sở lý luận

Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, ngành Giáo dục – Đào tạo cũng có sự chuyển biến đáng kể, nhất là từ khi các Nghị quyết của Đảng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ra đời, càng khẳng định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu tư cho sự phát triển

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 – 1993) đã chỉ rõ phải “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 – 1996) tiếp tục khẳng định phải “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứu cho học sinh”

Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

(5)

nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện những phương pháp mới trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí ở các trường trung học cơ sở nói chung và môn Địa lí lớp 9 nói riêng, thông qua việc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học Địa lí nhằm phát huy tính tích cực, tực giác chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học của học sinh, đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, hướng tới họat động học tập chủ động, chống thói quen học tập thụ động Nét đặc trưng của phương pháp là mang tính họat động cao của chủ thể giáo dục, tính nhân văn cao của giáo dục Về bản chất, khai thác động lực học tập trong bản thân học sinh, coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân học sinh, đảm bảo cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội

2/ Cơ sở thực tiển

Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những “Tình huống vấn đề”, “Tình huống học tập” và điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề học tập đó Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học

Học theo cách giải quyết vấn đề (định hướng giải quyết vấn đề) giúp cho việc liên hệ và sử dụng những tri thức đã có của người học trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa những tri thức khác nhau mà trước đó thường được nghiên cứu độc lập

(6)

đất nước, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trở thành phổ biến trong nhà trường

Trong các phương pháp tích cực đang thực hiện giảng dạy ở các trường trung học cơ sở nói chung và phương pháp giải quyết vấn đề nói riêng không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò của người giáo viên, giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những nhiệm vụ đa dạng Từ dạy học thông báo, giải thích, minh họa sang dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các họat động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp học sinh hoạt động là chính nhưng trước đó khi soạn bài, giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài trên lớp, với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các họat động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên vừa phải có tri thức của bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũng bảo đảm sự tự do của học sinh trong họat động học tập

Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có những phẩm chất năng lực, thói quen thích ứng với phương pháp như giác ngộ mục đích học tập, tự nguyện tham gia các họat động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi mọi lúc

Phương pháp giải quyết vấn đề yêu cầu cần có những phương tiện thiết bị dạy học thuận lợi cho học sinh thực hiện nghiên cứu độc lập sau đó tổ chức theo nhóm Hình thức tổ chức lớp học phải dễ dàng thay đổi linh họat phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác

Sự cần thiết của phương pháp giải quyết vấn đề cho phép các thành viên trong lớp chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới, bằng cách quan sát nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên

3/ Nội dung vấn đề a/ Vấn đề đặt ra

(7)

tình huống có vấn đề Nói cách khác là ở đâu không có vấn đề, ở đó không có tư duy Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ… Do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới với chủ thể

Tình huống có vấn đề là một dạng đặc biệt của sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể, được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lí xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết một vấn đề, mà việc giải quyết vấn đề đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa hề biết trước đó

Như vậy, dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà ở đó giáo viên tổ chức được tình huống có vấn đề, giúp người học nhận thức được tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính độc lập của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên Đặc trưng độc đáo của dạy học giải quyết vấn đề là sự tiếp thu tri thức trong hoạt động tư duy sáng tạo

b/ Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết

Đặt vấn đề trong phần lớn trường hợp là đặt ra trước học sinh một câu hỏi Tuy nhiên, đó không phải là câu hỏi thông thường như trong đàm thoại, mà phải là câu hỏi có vấn đề Nghĩa là, câu hỏi phải chứa đựng những nội dung sau:

-Mâu thuẩn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng

Ví dụ: Bài 2 “Số dân và sự gia tăng dân số”, ở mục II: Gia tăng dân số Sau khi giáo viên sử dụng biểu đồ biến đổi dân số của nước ta được phóng to treo tường, giáo viên tiến hành nêu câu hỏi: Dựa vào biểu đồ, hãy nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta? Vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

(8)

em lí giải được vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng dân số vẫn tăng nhanh, là do về bản chất Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, dù có giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, những qui mô dân số vẫn tăng nhanh

Hoặc bài 20 “Vùng Đồng bằng sông Hồng”, ở mục III: Đặc điểm dân cư, xã hội Sau khi giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào biểu đồ 20.2 (phóng to) và bảng 20.1 (sách giáo khoa) so sánh về số dân, mật độ phân bố dân cư của vùng so với các vùng khác trong cả nước? Nhận xét về tình hình phát triển dân cư, xã hội của vùng so với cả nước năm 1999 Thông qua biểu đồ và bảng thống kê, học sinh dễ dàng nhận xét được vùng Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, mật độ phân bố dân cư cao nhất so vơiù các vùng khác trong cả nước (năm 2002), là vùng có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao so với trung bình cả nước (năm 1999) Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi có vấn đề: “Thường ở nơi đông dân, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong phát triển, thế nhưng tại sao Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân, nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với trung bình cả nước?”

Đến đây sự mâu thuẫn giữa kiến thức đã biết và kiến thức chưa biết đã làm nảy sinh trong suy nghĩ học sinh buộc các em phải khám phá và giải quyết Học sinh lại tiếp tục tư duy dù đến thời điểm này là phần cuối của nội dung bài học Từ những tình huống được nêu trên giáo viên đã hướng học sinh tập trung và tư duy suốt tiết học, làm cho tiết học trở nên nghiêm túc sinh động hơn

-Một sự lựa chọn: Ví dụ: Bài 2 “Số dân và gia tăng dân số”, ở mục II: Gia tăng dân số Sau khi giáo viên yêu cầu học sinh phân tích những hậu quả do dân số đông và tăng nhanh gây ra, để làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản nhất vì sao dân số nước ta lại tăng nhanh để gây ra những hậu quả trên Giáo viên tiếp tục nêu ra tình huống có vấn đề để học sinh tư duy Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh? Giáo viên nêu ra một số nguyên nhân để học sinh lựa chọn:

+Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong dân số

+Người dân chưa có ý thức cao trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình +Nền kinh tế chậm phát triển

+Coøn nhieàu quan nieäm laïc haäu veà daân soá

(9)

huống có vấn đề là một sự lựa chọn, sẽ làm nảy sinh những tranh luận khác nhau và mục đích cuối cùng sẽ là một sự thống nhất trong niềm vui sướng khi các em đã giải quyết đúng được vấn đề đặt ra

Hoặc bài 9 “Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản”, ở phần II: Ngành thủy sản, mục 2: Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh bảng 9.2: sản lượng thủy sản (nghìn tấn) giáo viên sử dụng lược đồ thủy sản Việt Nam treo tường và đặt câu hỏi tình huống có vấn đề về một sự lựa chọn

“Kiên Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng khai thác hải sản là do có nhiều tàu đánh cá nhất, do nằm gần các ngư trường giàu có nhất, do có khí hậu thuận lợi để khai thác quanh năm, do tất cả các nguyên nhân trên Trong đó nguyên nhân nào đúng nhất?”

-Một nghịch lí, một sự kiện bất ngờ, một điều gì không bình thường so với cách hiểu cũ của học sinh và đôi khi ban đầu thoạt nghe, tưởng chừng như vô lí làm học sinh ngạc nhiên

Ví dụ: Bài 35 “Vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, ở mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Học sinh đã biết thiên tai gây ra nhiều hậu quả xấu cho con người Nhưng tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long phải “Sống chung với lũ?”

Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích xong các điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng, kết hợp với lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long từng bước giáo viên gợi mở đề học sinh giải quyết thắc mắc đã được đặt ra

Đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ vì:

+Lũ về bồi đắp một lượng lớn phù sa cho đồng bằng giúp cho đồng bằng thêm màu mở mở rộng đồng bằng

+Lũ về giúp đồng bằng thau chua, rửa mặn, vệ sinh đồng ruộng như các dịch bệnh, sâu rầy

+Lũ về giúp người dân nuôi trồng cũng như khai thác thủy sản trong mùa lũ tăng thu nhập

(10)

-Trong thành phần câu hỏi, phải có phần học sinh đã biết, phần kiến thức cũ và phần học sinh chưa biết, phần kiến thức mới Hai phần này phải có mối quan hệ với nhau, trong đó phần học sinh chưa biết là phần chính của câu hỏi, học sinh phải có nhiệm vụ tìm tòi, khám phá

Ví dụ: Bài 33 “Vùng Đông Nam Bộ” (tiếp theo), ở mục 3: Dịch vụ

Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước, giáo viên đặt câu hỏi tình huống có vấn đề “Trong bảy vùng kinh tế ở nước ta, các vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điều kiện không thua kém vùng Đông Nam Bộ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhưng vì sao Đông Nam Bộ lại có sức hút mạnh đầu tư nước ngoại cao nhất trong cả nước?”

Hoặc bài 25 “Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” , ở mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng sa mạc hóa ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, giáo viên đặt ra tình huống có vấn đề, đây là tình huống có phần học sinh đã biết ở chương trình lớp 6 và lớp 8 đồng thời cũng chứa đựng những nội dung mà các em phải tư duy khám phá

“Thường những nơi gần biển thì khí hậu điều hòa, có mưa nhiều Nhưng tại sao Phan Rang (Ninh Thuận) ở sát biển mà lượng mưa rất ít?”.

Nội dung câu hỏi phải thật sự kích thích, gây hứng thú nhận thức đối với học sinh Trong rất nhiều trường hợp, câu hỏi gắn với các vấn đề thực tế gần gũi, thường lôi cuốn hứng thú học sinh nhiều hơn

-Câu hỏi phải vừa sức học sinh Các em có thể giải quyết được, hoặc hiểu cách giải quyết dựa vào việc huy động vốn tri thức sẵn có của mình bằng hoạt động tư duy

Trong câu hỏi nên hàm chứa phương hướng giải quyết vấn đề, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết và tạo điều kiện tìm ra con đường giải quyết đúng Tình huống có vấn đề có thể được tạo ra vào lúc bắt đầu bài mới, bắt đầu một mục của bài, hay lúc đề cập đến một nội dung cụ thể của bài, một khái niệm, một mối liên hệ nhân quả

(11)

Nói tóm lại, trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề, giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh tự lực giải quyết vấn đề đặt ra Bằng cách đó, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống mới

Dạy học giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù là phương pháp dạy học Việc áp dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải đổi mới cả nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối liên quan thống nhất với phương pháp dạy học

Sau đây tôi xin minh họa một tiết giáo án sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong giảng dạy môn Địa lí lớp 9

Tieát: 2

Ngaøy daïy: ………/…… / 200…

Baøi 2 DAÂN SOÁ VAØ GIA TAÊNG DAÂN SOÁ 1/ Muïc tieâu baøi hoïc

Sau bài học, học sinh cần a/ Kiến thức

-Biết số dân của nước ta năm (2002)

-Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả -Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta b/ Kỹ năng

-Có kỹ năng phân tích bảng thống kê, biểu đồ biến đổi dân số c/ Thái độ

-Có ý thức sự cần thiết phải có gia đình hợp lí Thực hiện tốt chính sách dân số của Đảng và nhà nước

2/ Chuaån bò a/ Giaùo vieân:

-Biểu đồ biến đổi dân số phóng to

-Moät soá tranh aûnh veà haäu quaû cuûa daân soá taêng nhanh b/ Hoïc sinh:

(12)

-Phương pháp thảo luận nhóm -Trực quan, giải quyết vấn đề 4/ Tiến trình tiết dạy

4.1/ Ổn định- Tổ chức

*Giaùo vieân: Kieåm tra só soá HS *Hoïc sinh: Baùo caùo

4.2/ Kieåm tra baøi cuõ

-Các dân tộc ít người ở nước ta chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (3 điểm)

a/ 12% 13% c/ 13,5% d/ 13,8%

(caâu c)

-Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? (7 điểm) (Thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán)

4.3/ Giảng bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

Việt Nam là nước đông dân có cơ cấu dân số trẻ Nhờ thực hiện tốt kế họach hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, cơ cấu dân số đang có sự thay đổi

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về số dân nước ta

Giáo viên: Dựa vào sự hiểu biết, hãy cho biết năm 2002 dân số nước ta là bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới

Học sinh: Năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự gia tăng dân số ở nước ta

Giáo viên: Sử dụng biểu đồ biến đổi dân số nước ta

-Quan sát biểu đồ, hãy nêu nhận xét sự thay đổi dân số của nước ta?

Học sinh: Dân số nước ta tăng nhanh qua từng giai đoạn Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có

I/ Soá daân

Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới

II/ Gia taêng daân soá

(13)

xu hướng giảm

Giáo viên: Vì sao gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Học sinh: Vì nước ta là nước có dân số đông

Gíao viên: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?

Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận -Nhóm 1,2,3 thảo luận những hậu quả do dân số tăng nhanh gây ra

-Nhóm 4,5,6 thảo luận những lợi ích của sự giản sinh

(Thời gian thảo luận 4 phút)

Sau 4 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày

Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá và bổ sung hoàn chỉnh các y.ù

-Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả: +Đất trồng và lương thực tính theo đầu người giảm

+Chậm nâng cao đời sống nhân dân +Trật tự xã hội thiếu ổn định

+Môi trường bị ô nhiễm

Giáo viên: Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh? Giáo viên nêu ra một số nguyên nhân để học sinh lựa chọn:

+Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong dân số

+Người dân chưa có ý thức cao trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình

+Neàn kinh teá chaäm phaùt trieån

+Coøn nhieàu quan nieäm laïc haäu veà daân soá

(14)

+Do tất cả các nguyên nhân trên Trong đó nguyên nhân nào là đúng nhất?

Giáo viên: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta?

Hoïc sinh:

+Nâng cao đời sống cho nhân dân

+Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển +Bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em +Nâng cao chất lượng môi trường

+Trật tự xã hội được ổn định

Giáo viên: Như vậy chúng ta thấy dân số tăng nhanh làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên, dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Giaó viên: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.1, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng năm 1999

-Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất?

Học sinh: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là: Tây Bắc (2,19%), Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất là: Đồng bằng sông Hồng (1,11%)

-Hãy cho biết vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước

Hoïc sinh: Taây Baéc (2,19%), Taây Nguyeân (2,11%), Baéc Trung Boä (1,46%), vuøng noâng thoân (1,52%)

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cơ cấu dân số nước ta.

Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.2, cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)

-Dựa vào bảng 2.2 SGK, hãy nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999?

-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng trong cả nước

III/ Cô caáu daân soá

(15)

Học sinh: Tỉ lệ nữ luôn cao hơn tỉ lệ nam từ 1979- 1999

-Dựa vào bảng 2.2 SGK, hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 –1999?

Học sinh: Nhóm từ 0 – 14 tuổi tỉ lệ nam cao hơn tỉ lệ nữ

Nhóm từ 15 – trên 60 tuổi tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam

Giáo viên: Hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số giới tính (số nam so với 100 nữ)

Soá nam

Tỉ số giới tính = x 100 Số nữ

-Dân số ở nhóm 0 – 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm -Ở nước ta tỉ số giới tính đang thay đổi, cuộc sống hòa bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng

4.4/ Cuûng coá – luyeän taäp

-Năm 2002 nước ta có số dân là?

a/ 76 triệu người b/ 77 triệu người c/ 78,9 triệu người d/ 79,7 triệu người (Câu d)

-Cho biết lợi ích của sự giảm sinh ở nước ta?

(Nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng môi trường …….)

4.5/ Hương dẫn học sinh tự học ở nhà

Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 10 SGK và bài tập trong tập bản đồ địa lí Sau đó xem và chuẩn bị trước bài 3 “Phân bố dân cư và các loại hình quần cư”, ở bài này các em lưu ý các phần trọng tâm sau:

-Vì sao dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, duyên hải, các đô thị và thưa thớt ở miền núi, cao nguyên

-Nhận xét sự phân bố các đô thị ở nước ta

-Nhận xét tỉ lệ số dân thành thị và tỉ lệ số dân nông thôn ở nước ta qua các thời kì

(16)

……… ……… c/ Keát quaû so saùnh

Với những kinh nghiệm như tôi đã trình bày trên, kết quả qua thời gian thực hiện từ đầu năm học đến nay ở lớp 9B, chất lượng học tập bộ môn Địa lí của các em được nâng lên rõ rệt, hình thành cho các em khả năng quan sát, nhận xét, phán đoán tốt hơn trong quá trình học tập, điều quan trọng làm tôi thấy phấn khởi là tinh thần học tập của các em đối với bộ môn Địa lí 9 được nâng lên rất cao, các em không còn thái độ thờ ơ xem nhẹ môn học này

Về chất lượng chung bộ môn Địa lí 9, ở lớp 9B trường THCS Trần Hưng Đạo đạt được kết quả qua các kì kiểm tra khảo sát chất lượng được thể hiện như sau

Môn/ Lớp

Toång Soá HS

Kết quả KSCL Đầu năm

Kết quả KSCL Giữa HKI

Keát quaû KSCL Cuoái HKI

Kết quả KSCL Giữa HKII

Ghi chuù

Treân 5 Treân 5 Treân 5 Treân 5

SL % SL % SL % SL %

Ñòa lí

9B 40 36 90 38 95 40 100 40 100

Trên đây là bảng thống kê so sánh kết quả về chất lượng bộ môn Địa lí 9, ở lớp 9B trường THCS Trần Hưng Đạo, qua kết quả đạt được tôi rất phấn khởi vì chất lượng học tập của các em qua các giai đoạn khảo sát đều có chiều hướng tăng nhanh đáng kể, điều này thể hiện bước đầu tôi đã thực hiện thành công những phương pháp tích cực trong giảng dạy Địa lí lớp 9, trong đó có phương pháp giải quyết vấn đề

C/ KEÁT LUAÄN

(17)

Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học tích cực,

nhằm tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện, giải quyết các vấn đề nhận thức có hiệu quả Học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập Để tổ chức các hoạt động học tập có kết quả, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu bài học và trình độ nhận thức của học sinh

Khuyến khích học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề Vấn đề cốt yếu của phương pháp này là thông qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề Các tình huống này có thể do giáo viên chủ động xây dựng, cũng có thể do lôgic kiến thức của bài học tạo nên Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của học sinh, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (có thể không đúng hoặc khác với sự chuẩn bị của giáo viên), giúp học sinh tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức

Baøi hoïc kinh nghieäm

Trong quá trình thực hiện, áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề để giảng dạy môn Địa lí lớp 9 ở lớp 9B trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, bản thân rút ra được những kinh nghiệm sau:

-Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí, do ngành cấp trên đề ra

-Trong quá trình giảng dạy ngoài việc học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp giáo viên cần sưu tầm, tham khảo thêm những tài liệu do Bộ Giáo dục phát hành để học hỏi trang bị thêm những kiến thức, những phương pháp dạy học theo hướng tích cực, theo hướng đổi mới

-Để thực hiện thành công phương pháp giải quyết vấn đề, giáo viên cần phải triệt để sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học khi lên lớp

-Trong quá trình soạn giảng, giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo bài giáo án của mình, tùy theo cấu trúc, nội dung từng bài học mà giáo viên linh hoạt sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề cho hợp lí, tránh rập khuôn, tùy tiện

-Giáo viên phải có biện pháp vận động học sinh trang bị đồ dùng học tập 100% nhất là sách giáo khoa địa lí 9, tập bản đồ địa lí

(18)

-Giáo viên phải đảm bảo cho học sinh sự bình đẳng trước cơ hội tiếp nhận câu hỏi và tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên đề ra

-Khi nhận xét đánh giá giáo viên cần có sự linh động sử dụng nhiều hình thức từ khuyến khích đến tuyên dương khen thưởng nhằm tạo sự phấn khích cao, giúp các em say mê hứng thú hơn trong học tập

Hướng phổ biến đề tài

Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề để giảng dạy môn Địa lí lớp 9 trong phạm vị một lớp học, lớp 9B trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, nếu kinh nghiệm của tôi được các cấp Hội đồng khoa học ngành giáo dục chấp nhận phù hợp với giai đọan mới hiện nay trong giảng dạy Địa lí ở các trường THCS, tôi sẽ đem kinh nghiệm này phổ biến áp dụng trong toàn trường THCS Trần Hưng Đạo và cả các bạn đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Địa lí thuộc Phòng Giáo dục Gò Dầu ở năm học 2009-2010

Hướng nghiên cứu đề tài

Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề theo hướng dạy học tích cực phát huy được tính ưu việt và có nhiều cách tổ chức khác nhau, do đó trong quá trình giảng dạy, một mặt tôi sẽ thực hiện áp dụng thực tế trên lớp, một mặt tôi tiếp tục nghiên cứu, tham khảo thêm những tài liệu có giá trị của các nhà giáo ưu tú, các chuyên gia trong ngành giáo dục, nhằm học hỏi thêm những phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện để hoàn thiện phương pháp trong giảng dạy của bản thân ngày càng tốt hơn

Gò Dầu, ngày 10 tháng 3 năm 2009 Người thực hiện

Ngày đăng: 11/04/2021, 18:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w