Sự xuất hiện động cơ hành vi: Vào cuối tuổi mẫu giáo bé, một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội được hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung qu[r]
Trang 1ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRÉ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI)
Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý giống nhau để
giúp giáo viên và cha mẹ có thể giao tiếp tốt với trẻ Khi hiểu rõ được những đặc
điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp
giảng dạy, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn
Cuối tuổi ấu nhi, ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là
tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng còn quá non yếu của trẻ
Tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi “ Để con tự làm lấy” ba mẹ nên để con tự lập và làm
theo ý mình Ở giai đoạn này: Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh; Trẻ bắt
đầu giao tiếp và học theo; Trẻ thích được yêu thương; Trẻ bắt đầu hình thành ý
thức cá nhân; Trẻ bắt đầu tự lập…
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA
TRÉ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI)
Trang 2Sự
thay đổi hoạt động chủ đạo ở tuổi mẫu giáo bé
2 Sự hình thành ý thức về bản thân
3 Sự phát triển chú ý, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé
4 Sự phát triển quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo bé
5 Sự phát triển cảm xúc, tình cảm, ý chí của trẻ mẫu giáo bé
6 Sự xuất hiện động cơ hành vi
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRÉ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI)
1 Sự thay đổi hoạt động chủ đạo ở tuổi mẫu giáo bé:
+Cuối tuổi ấu nhi, ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là
tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng còn quá non yếu của
trẻ.
+ Tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi " Để con tự làm lấy" còn người lớn thì luôn " Cấm
không được làm" đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn Để giải quyết
mâu thuẫn này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới: Hoạt động vui chơi mà thực
chất là trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Trang 3+Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi, nay lùi xuống hàng
thứ hai, nhường chỗ cho hoạt động vui chơi nổi lên chiếm vị trí ưu thế và giữ vai
trò chủ đạo để tạo ra một diễn biến cơ bản trong tâm lý của trẻ, tức là bắt đầu hình
một nhân cách
+Tuy nhiên vì mới chuyển sang vị trí hoạt động chủ đạo nên hoạt động vui chơi
chưa thể đạt tới dạng chính thức mà chỉ mới ở dạng sơ khai của nó Chính vì vậy
mà hoạt động vui chơi cỡ độ tuổi này có những đặc điểm sau đây:
+Nét đặc trưng của trò chơi ĐVTCĐ là ở chỗ trẻ phải hoạt động cùng nhau để mô
phỏng lại những mối quan hệ của người lớn trong xã hội
+Nhưng ở tuổi mẫu giáo bé trẻ chưa quen phối hợp hoạt động với nhau, cho nên
tuy hoạt động vui chơi được chuyển sang hoạt động chủ đạo nhưng vẫn còn bị hoạt
động cũ, hoạt động với đồ vật chi phối
Trang 4+Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội của
người lớn còn hạn chế
+Những mảng cuộc sống được đưa vào trò chơi chưa nhiều, chưa rộng, chỉ mới
quanh quẩn với những sự việc gần gũi đối với trẻ
+Tuy trẻ đã biết bắt chước một số hành động phối hợp với nhau trong sinh hoạt
của người lớn, nhưng việc vui chơi đó vẫn còn mang tính chất của việc chơi một
mình
+ Chỉ khi nào có thêm vài đứa trẻ khác cùng chơi, cùng phối hợp hành động thì lúc
đó chúng mới phân vai cho nhau và nhập vai thực sự Vai chơi chỉ xuất hiện từ
những mối quan hệ, muốn có trò chơi ĐVTCĐ thì trước hết cần phải tạo ra những
mối quan hệ giữa các thành viên trong khi chơi với nhau
+Người lớn cần hướng dẫn trẻ quan sát cuộc sống xung quanh, cho trẻ tiếp xúc
rộng dần với sinh hoạt xã hội và bày cho trẻ những hành động với đồ vật như
người lớn vẫn làm và giao tiếp, tức là bày cho trẻ thiết lập các mối quan hệ xã hội.
+Ở tuổi mẫu giáo bé, trò chơi ĐVTCĐ vừa mới xuất hiện còn rất non yếu, nhưng
nó vẫn tạo ra ở trẻ một cấu tạo tâm lý mới, một nhân cách hết sức đơn giản, nhưng
đó lại chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ Do đó giáo viên cần tập trung
mọi cố gắng để làm cho hoạt động vui chơi phát triển thật mạnh mẽ.
2 SỰ HÌNH THÀNH Ý THỨC VỀ BẢN THÂN:
+ Ý thức về bản thân ( còn gọi là ý thức bản ngã hay cái “tôi” của một người)được
chớm nảy sinh từ cuối tuổi ấu nhi khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi người xung
quanh để nhận ra chính mình, biết mình có một sức mạnh và một thẩm quyền nào
đó trong cuộc sống
+ Nhưng ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn mờ nhạt Cùng với năm
tháng qua đi, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng dần ra
Trang 5+Trẻ biết được nhiều điều lý thú trong thiên nhiên, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của
chính con người và dần khám phá ra được rằng xung quanh có nhiều mối quan hệ
chằng chịt giữa người và người
+Trẻ mẫu giáo rất muốn phát hiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để học
làm người lớn Trò chơi ĐVTCĐ là một dạng hoạt động đặc biệt giúp trẻ một cách
có hiệu quả nhất để thực hiện được điều đó
+Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, điều quan trọng là trẻ phát hiện
ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, có dịp đối chiếu, so sánh những bạn cùng
chơi với bản thân mình.
+Trẻ thấy được vị trí của mình trong nhóm chơi, khả năng của mình so với bạn ra
sao, cần phải điều chỉnh hành vi như thế nào để phục vụ mục đích chơi chung Tất
cả những điều đó dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra được mình
+Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên
trong ý thức đó còn mang những đặc điểm sau đây:
+ Trẻ chưa phân biệt thật rõ đâu là ý muốn, ý đồ chủ quan của mình và đâu là tính
chất khách quan của sự vật Chính vì vậy thường xảy ra tình trạng là trẻ đòi làm
những việc rất vô lí
+ Trẻ còn chưa nhận rõ đâu là ý muốn, nhu cầu chủ quan của mình với những quy
định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, do đó nhiều em thường có những
đòi hỏi vô lí mà người lớn không thể đáp ứng được
+Trò chơi ĐVTCĐ giữ vai trò tích cực trong quá trình hình thành sự tự ý thức của
trẻ mẫu giáo bé, nên cần phải quan tâm đặc biệt đến sự tổ chức trò chơi này.
3 SỰ PHÁT TRIỂN CHÚ Ý, NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ
a.Chú ý:
Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và phát triển mạnh
do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, độ di động
khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ.
Những thay đổi cơ bản trong các phẩm chất chú ý của trẻ:
+ Khối lượng chú ý: Khối lượng chú ý tăng đáng kể Khối lượng chú ý không chỉ
là số lượng đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được nhiều, mà ngay một
vật trẻ chú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn Khối lượng chú ý của trẻ cũng
tăng lên dưới tác động của ngôn ngữ
+ Tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể Theo số liệu
nghiên cứu thì trẻ 3 - 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là 14,5 phút.
+Tính chủ định của chú ý phát triển mạnh.
b Ngôn ngữ:
Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3 - 4 tuổi khoảng từ 800 - 1926 từ (nghiên cứu của
E.Arkin) Những đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:
+ Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết Nói trọn
câu ngắn dễ dàng (3-4 từ)
Trang 6+Trả lời đầy đủ họ, tên.
+Bắt đầu dùng ngôn ngữ phức tạp hơn
+Đặt câu hỏi: Ai? Ở đâu? Cái gì? Vì sao?
+Dùng đại từ: con, mẹ, cô ấy, bạn ấy
+Dùng từ và/bởi vì
+Sử dụng câu phủ định: không, không có
+Dùng nhiều từ chỉ vị trí
+Hiểu khái niệm thời gian: hôm nay, ngày mai , hiểu cái nào không có ở đây
+ Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét
+ Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau,
kích thích hành động ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, Trẻ bi bô suốt ngày và thích
được nói liên tục là một bước tiếp theo trong việc phát triển ngôn ngữ
4 SỰ PHÁT TRIỂN QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ:
a.Tri giác
+ Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời của
người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc.Trẻ tự tổ chức được
quá trình tri giác của mình
+ Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi
+Tính đúng đắn trong việc phân biệt màu sắc, kích thước cao hơn.
+ Tri giác của trẻ còn mang tính tự kỷ
+ Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn về khối lượng vật thể mà trẻ gọi
tên và tri giác được; ở tính ý nghĩa và sự tổ chức lại các phương thức tri giác do
vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên
b.Trí nhớ:
+ Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc tính
khuất trong trường tri giác
Trang 7+ Giữ gìn thông tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn tượng mạnh
cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người
+ Quá trình giữ gìn thông tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ
vật cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa
đơn giản của đồ vật, sự kiện Việc giữ gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát
triển mạnh
+ Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ Trẻ
nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động
Để giúp trẻ nhớ tốt cần:
+ Thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng mới với với những sự kiện,
thông tin đã có trong kinh nghiệm trẻ.
+ Cần để trẻ nhớ cái gì, hãy nhắc đi nhắc lại những cảm xúc tích cực và gắn với
sự tham gia tích cực bằng hành động của chính bản thân trẻ.
+Cần hướng dẫn trẻ phát triển các loại trí nhớ hình ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ
cảm xúc, tập cho trẻ nhớ có
c.Tư duy:
X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội ngôn ngữ,
tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ
+ Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng mang
tính khái quát Theo A.V Daporozet thì khi trẻ nắm được trung bình 1600 từ thì
hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tác phân tích, thao
tác tổng hợp.
+ Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài
của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng.
+ Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự
kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.
+ Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc
+ Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan-hành động,hay gọi tư
duy bằng tay theo phương thức “thử và có lỗi” Nói cho đúng hơn những hành
động hướng bên ngoài
+Việc chuyển từ tư duy trực quan-hành động sang tư duy trực quan – hình tượng.
Đó là cơ sở hoạt động tư duy diễn ra ở bên trong
+Cho nên:
(1) trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, lặp đi lặp lại, lâu dần nhập tâm: thành hình
ảnh biểu tượng trong óc
(2) do hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ hành động với vật
thay thế như là hành động vật thật hình thành chức năng kí hiệu tượng trưng
d.Tưởng tượng
+ Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các mức
độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với
Trang 8biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa
tuổi này
+ Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.
+ Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.
5 SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC, TÌNH CẢM, Ý CHÍ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ
a Sự phát triển cảm xúc:
+ Theo kết quả của một số nhà nghiên cứu thì trẻ ở độ tuổi 3 - 4 xúc cảm phát triển
rất mạnh.
+ Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với
những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận đặc biệt trẻ phản ứng
xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ
b.Sự phát triển tình cảm:
+ Tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện Qua câu chuyện kể, trẻ thích thú lắng
nghe và kể lại nội dung một cách hứng thú, xúc động thật sự đối với các nhân vật
yếu ớt, tự hào, thích thú noi gương các nhân vật anh hùng
+Nhiều đối tượng mới lạ đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ Trẻ biết kể
chuyện khi đến thăm vườn bách thú, bắt chước những hành vi của các con vật một
cách say sưa
+ Tình cảm đạo đức ở trẻ thể hiện khá rõ, khi mẹ ốm, trẻ biết lo lắng, giúp mẹ lấy
nước biết phân biệt hành vi tốt của mình và trẻ khác
+ Tình cảm thẩm mỹ được phát triển mạnh qua các giờ dạy vẽ, nặn, xé, dán ở các
lớp mẫu giáo Trẻ biết khen đẹp, chê xấu
+ Tình cảm thực tiễn: trẻ hoạt động tích cực với đồ vật, với các quan hệ người, ở
hành động thực tiễn này khi thành công, thất bại trẻ đều bộc lộ thái độ xúc cảm rất
rõ ràng
c.Sự phát triển ý chí:
+ Dấu hiệu ý chí xuất hiện đầu tiên từ khi trẻ 18 tháng tuổi nhưng sau thời kỳ
khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ tự khẳng định được mình trong nhóm bạn bè Ý thức về
"cái tôi" được hình thành thì ý chí hình thành và phát triển nhanh.
+ Một số phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động với đồ vật, hành vi ứng
xử với những người xung quanh: Tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì
+ Tuy nhiên trẻ 3 - 4 tuổi mục đích vui chơi, giao tiếp và động cơ hành vi còn trùng
nhau, trẻ chưa nhận thức rõ ràng Cần tiếp tục xây dựng ý chí cho trẻ qua các hoạt
động vui chơi, các tiết học
6 SỰ XUẤT HIỆN ĐỘNG CƠ HÀNH VI
Trong suốt thời kỳ mẫu giáo, ở trẻ em diễn ra những biến đổi căn bản trong
hành vi, chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội.
Đó cũng chính là quá trình hình thành động cơ của hành vi Tuy nhiên, ở lứa
tuổi mẫu giáo bé thì bước chuyển này cũng ở vào thời điểm khởi đầu
Trang 9 Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với trẻ ấu nhi Thông
thường trẻ không hiểu được tại sao mình hành động như thế này hoặc như thế kia
Trẻ hành động thường do những nguyên nhân trực tiếp, như theo ý muốn
chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý thức
được nguyên cớ nào khiến mình hành động như vậy
+Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh
động cơ Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mờ nhạt Khi hành động, trẻ bị kích
thích bởi những động cơ sau đây:
+ Những động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn Nguyện vọng này
biến thành động cơ, dẫn trẻ tới việc sắm vai trong những trò chơi ĐVTCĐ.
+Người lớn có thể dựa vào nguyện vọng đó của trẻ để thực hiện những yêu cầu
giáo dục hàng ngày, như khuyên trẻ: “ Người lớn ai lại khóc nhè !” hay “ Lớn rồi
tự xúc cơm ăn” hoặc “ Lớn rồi tự mặc quần áo” Con sẽ làm được mọi thứ, dù
khó khăn đến đâu nếu như con luôn cố gắng kiên trì Cố lên con nhé! Cứ như vậy
trẻ sẽ thực hiện một cách nhẹ nhàng
+ Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh mẽ thúc đẩy
hành vi của trẻ Trẻ ham chơi không phải là do kết quả của trò chơi mang lại, mà
chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú.
+ Chẳng hạn khi cô giáo đề nghị trẻ thu xếp lớp học cho gọn gàng khi chơi thì trẻ
không thích làm việc đó Thế nhưng cô giáo bày trò chơi chuyên chở, sắp xếp đồ
chơi về chỗ cũ thì sẽ làm việc đó một cách hào hứng, hơn cả lúc lao đông.
Trang 10+Có thể nói rằng hành động của trẻ được thúc đẩy bằng động cơ vui chơi Động cơ
này làm toàn bộ hành vi của đứa trẻ mang một sắc thái riêng biệt và đó cũng là một
nét độc đáo của tuổi mẫu giáo
+ Vấn đề đặt ra là nên thưởng như thế nào để hướng sự phát triển động cơ của trẻ
lành mạnh Tốt hơn hết là nên dùng lời khen ngợi để thích lệ tinh thần như “ cháu
quả là em bé tốt bụng” hay “ như vậy mới là con trai can đảm của mẹ”
+Hãy thay thế những lời khen ngợi chung chung như “Bức tranh đẹp đó” bằng câu
“Ba thích cách con sử dụng màu xanh và màu vàng trong bức tranh”…
+Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý không nên khen ngợi chúng quá đà để tránh
cho trẻ rơi vào tình trạng “ảo tưởng sức mạnh”, dễ dẫn đến tự kiêu.
+ Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất
hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động
tích cực
+ Đến đầu tuổi mẫu giáo, trẻ em rất thích được bố mẹ, cô giáo và những người
lớn xung quanh khen ngợi mình, thương yêu mình Nhiều khi các em cố gắng làm
việc tốt để được khen và yêu mến Trẻ thường nói “Cháu rửa tay sạch để cô khen”
+Vào cuối tuổi mẫu giáo bé, một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã
hội được hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung
quanh, đối với bạn bè
+Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển
mạnh ở các giai đoạn sau Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con
người mới trong tương lai
TÓM LẠI
Hoạt động với đồ vật nguyên là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi, nay
chuyển sang vị trí hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi Chính vì vậy mà hoạt
động vui chơi cỡ độ tuổi này có những đặc điểm sau đây:
Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội của người
lớn còn hạn chế Những mảng cuộc sống được đưa vào trò chơi chưa nhiều, chưa
rộng, chỉ mới quanh quẩn với những sự việc gần gũi đối với trẻ