1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo vân đồn tỉnh quảng ninh hiện nay

114 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Nhiệm vụ của luận văn Với mục đích luận văn như vậy, nhiệm vụ luận văn được xác định trên nhữngnội dung cụ thể sau: - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách thu hút đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÙI THỊ HẰNG NGA

ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH

Trang 2

Tác giả luận văn đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tác giả luận văn cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do Tác giả luận văn tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Bùi Thị Hằng Nga

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết (lý do chọn đề tài) của luận văn: 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6

7 Bố cục của luận văn 6

II PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO 7

1.1 Các khái niệm cơ bản 7

1.2 Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo 9

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo 13

1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về bản thân chính sách 13

1.3.2 Nhóm yếu tố liên quan đến thực thi chính sách 13

1.3.3 Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng chính sách 14

1.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đối với thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo 15

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY 24

2.1 Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 24

2.1.1 Khái quát về huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 24

2.1.2 Đặc điểm của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 28

2.1.3 Mục tiêu, giải pháp chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 28

2.1.4 Chủ thể thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 34

2.2 Thực trạng triển khai thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 34

2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi 34

2.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách 35

2.2.3 Phân công, phối hợp thực hiện 36

2.2.4 Đôn đốc, giám sát thực hiện chính sách 36

2.2.5 Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm 37

Trang 4

Ninh 37

2.3.1 Kết quả đạt được, nguyên nhân 37

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 48

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH 53

3.1 Quan điểm đẩy mạnh thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 53

3.1.1 Thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh bám sát với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước 53

3.1.2 Thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước và phù hợp với quá hình hội nhập quốc tế, đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo 53

3.2 Giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 54

3.2.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo của các cấp, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp và vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tổ chức điều hành cũng như xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn 54

3.2.2 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo đồng thời nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính 54

3.2.3 Tiến hành tái cơ cấu ngành kinh tế biển đảo, phát huy quyền chủ động của địa phương có sự quản lý tập trung của Trung ương, xây dựng có trọng điểm các ngành kinh tế mũi nhọn tại Vân Đồn đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của đất nước để thu hút đầu tư 55

3.2.4 Tổ chức tốt hơn công tác tuyên truyền thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong cả nước, hợp tác quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo 59

3.2.5 Triển khai các cơ chế phù hợp về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn 61

3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ: 61

3.2.7 Phát triển bền vững Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường 62

3.3 Đề xuất giải pháp cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách 62

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

Khu Kinh tế Khu Hành chính - Kinh tế Kinh tế biển

Khoa học & Công nghệ

Ủy ban nhân dân Văn bản Quy phạm pháp luật Quản lý đầu tư

Trang 6

Bảng 1 Mục tiêu thu hút đầu tư tại Vân Đồn 61 Bảng 2 Giải pháp chung huy động vốn ……….………… 61

Trang 7

Phụ lục 1: Bản đồ vị trí địa lý của huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Phụ lục 2: Sơ đồ Quy hoạch hệ thống giao thông tại Vân Đồn

Phụ lục 3: Các công trình giao thông lớn ở Vân Đồn được đầu tư và xây dựng theo hình thức PPP

Phụ lục 4: Cơ cấu hành chính được đề xuất cho KKT Vân Đồn trong thời gian tới

Phụ lục 5: Danh mục các dự án Vân Đồn ưu tiên đầu tư, tổng mức đầu tư và nguồn vốn (22 dự án)

Phụ lục 6: Phân kỳ đầu tư phát triển KTT Vân Đồn

Trang 8

I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết (lý do chọn đề tài) của luận văn:

Trải qua hơn 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển, đất nước ta đã đạt đượcnhiều thành tựu nổi bật: Tỷ lệ đói nghèo giảm xuống thấp, kinh tế dần tăng trưởng ổnđịnh, xuất khẩu hàng hóa gia tăng, sức mạnh kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai tròhạt nhân, nền kinh tế trở nên đa dạng nhiều thành phần

Trong bối cảnh hiện nay, biển đảo và đại dương đóng vai trò đặc biệt quantrọng đối với sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

và đối ngoại, hợp tác quốc tế của mỗi quốc gia Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, thờigian qua, chúng ta đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp đểđưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển Trong đó, việc phát triển kinh tế, xãhội tại một số địa phương có nhiều tiềm năng như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,Phú Quốc… gắn liền với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, ưu việt cho các nhà đầu

tư cũng dần được coi trọng

Huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh là một địa danh có lịch sử lâu đời, di chỉkhảo cổ trên các đảo của huyện có mật độ dày đặc chứng minh nơi đây con người đãđặt chân lên từ rất sớm Với vị trí cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu, từng được ví

là “vùng đất của Rồng” nên từ những năm 980 ở đây đã có đồn Vân trấn giữ của quânđội nhà Tiền Lê Năm 1149, vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Ðồn, đồngthời biến nơi đây thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt Đến thời Trần, chính sáchngoại thương cởi mở đã tạo điều kiện để Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất,nhộn nhịp, hưng thịnh và buôn bán, trao đổi hàng hóa với các thương nhân từ các nướctrong khu vực Đông Á và thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, NhậtBản nhiều bến thuyền neo đậu phục vụ cho việc giao thương được hình thành Trongsuốt thời kỳ Lý - Trần - Hậu Lê, nơi đây từng là một thương cảng sầm uất, tấp nậpngười qua lại buôn bán Tuy nhiên, bước sang thời Hậu Lê và nhà Nguyễn, Vân Đồnkhông còn được chú trọng phát triển như trước khiến huyện đảo này rơi vào cảnh suythoái và bị lãng quên

Về vị trí địa lý, Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phíaĐông Bắc của Tổ quốc, trong vùng vịnh Bái Tử Long, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ vớidiện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phầnvùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải.Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã Với toạ

độ từ 20o40’ đến 21o12’ vĩ độ Bắc và từ 107o19’ đến 107o42’ kinh độ Đông Huyện lỵ

là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách thànhphố Cẩm Phả 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phíaTây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phíaĐông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà(Hải Phòng)

Về kinh tế, Vân Đồn có vị trí đặc biệt quan trọng tại Vịnh Bắc Bộ, nằm rất gầncác trung tâm kinh tế của Trung Quốc như Quảng Đông, Hồng Kông, Thâm Quyến…điều này có thể thu hút vốn cũng như du khách đến với Vân Đồn Vân Đồn là điểm

Trang 9

giao thoa của hành lang kinh tế, một vành đai kinh tế Việt - Trung và hành lang kinh tếNam Ninh - Singapore; vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh) Vân Đồn vốn có tiềm năng vô cùng lớn để phát triển kinh tế hơn hết còn có ýnghĩa và vị trí chiến lược trong quốc phòng an ninh.

Với vị trí, vai trò đặc biệt của vùng biển Quảng Ninh nói chung và huyện đảoVân Đồn nói riêng, nhà nước ta đã sớm quy hoạch và chỉ đạo khai thác tiềm năng, pháttriển kinh tế - xã hội địa phương trên huyện đảo này, chủ trương này được thể hiện tạiKết luận số 47-KL/TW ngày 06/5/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiệnNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh QuảngNinh lần thứ XII và những chủ trương, giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm

2010, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2035-2050 Vì vậy, ngày 26/7/2007 Thủtướng Chính phủ đã chính thức ký Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg về việc thành lập

và ban hành Quy chế hoạt động của Khu Kinh tế Vân Đồn (gồm toàn bộ huyện đảoVân Đồn), tỉnh Quảng Ninh, với quyết tâm xây dựng Vân Đồn thành Khu Kinh tế -Hành chính đặc biệt Tiếp theo đó là các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước

về việc xây dựng, định hướng phát triển Vân Đồn với tầm nhìn chiến lược đến năm2050

Trong những năm gần đây Vân Đồn đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh QuảngNinh quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, mạng lưới điện lưới quốc gia, thôngtin liên lạc, hệ thống nước ngọt…đến tận các xã trên huyện đảo Các lĩnh vực khác như

bố trí không gian phát triển, khu dân cư, môi trường biển đảo… theo đó cũng ngàycàng nhận được sự quan tâm Sự phát triển của Khu Kinh tế Vân Đồn đang có nhữngbước chuyển biến mạnh mẽ và đem lại kết quả đáng khích lệ, kinh tế phát triển, đờisống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, cơ sở hạ tầngđược đầu tư nâng cấp, xây dựng hiện đại, nguồn lực lao động dồi dào đặt biệt là nguồnlực lao động có chất lượng cao Để đạt được những thành công này, một phần quantrọng là do đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ban hành trong thời

kỳ qua, đặc biệt là những chính sách, những quyết định mới mang tính táo bạo và độtphá, cùng với quyết tâm và sự giám sát thực hiện nghiêm túc của toàn Đảng, toàn dân

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, việc xây dựng và thực thicác chính sách phát triển kinh tế xã hội trên huyện đảo Vân Đồn vẫn bộc lộ nhiều hạnchế dẫn đến huyện đảo này chưa được đầu tư và khai thác xứng tầm Việc nghiên cứumột cách có hệ thống chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tại địaphương này là vô cùng cần thiết trong việc góp phần phát triển huyện đảo trở thànhmột trong những “đặc khu kinh tế giàu mạnh và thịnh vượng”

Từ những phân tích trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách thu hút đầu

tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình với

mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, gợi mở phương hướng và giải phápgóp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thời gian tới

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều các công trình, bài báo, nghiên cứukhoa học cả ở trong nước và quốc tế về vấn đề này Mỗi công trình nghiên cứu đều cónhững cách tiếp cận riêng, kết quả nghiên cứu có giá trị rất tích cực đối với nhiềumảng vấn đề có liên quan đến kinh tế biển và hải đảo

Luận án Tiến sĩ: “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh

Thanh Hoá” của tác giả Lê Minh Thông, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012) đã

tổng hợp xây dựng khung nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế ven biển trên cơ

sở khái quát lý luận từ các công trình của các nhà khoa học và từ kinh nghiệm thựctiễn một số nước cũng như một số địa phương trong nước Phân tích thực trạng chínhsách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa hiện nay và đề xuất các quan điểm, phươnghướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa đến năm

2020 [10];

Tác giả Nguyễn Bá Diến (2012) với nghiên cứu: “Chính sách, pháp luật biển

của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững” được thực hiện trong khuôn khổ Dự

án “Các nguyên tắc trong thực tiễn quản lý biển và đới bờ” (Principles in Practice:Ocean and Coastal Governance) giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại họcDalhousie (Canada) và Trường Đại học Visayas (Philippines) dưới sự tài trợ của Cơquan hợp tác phát triển quốc tế Canada (CIDA) Nội dung của nghiên cứu trình bàytổng quan về: (i) Chính sách, pháp luật về biển và nguyên tắc phát triển bền vững;phân tích thực trạng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện chính sách biểncủa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; giới thiệu về một số hoạt động hợp tác quốc tếtrong khai thác, quản lý biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực; (ii) Nghiêncứu cung cấp những kiến thức, thông tin cơ bản, toàn diện, hệ thống về biển của ViệtNam, về chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực biển, tổng quan về chính sách,thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về

quản lý biển và hàng hải của Việt Nam [11];

PGS.TS Bùi Tất Thắng (2007) có bài viết “Chiến lược phát triển kinh tế biển

của Việt Nam” trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo và bài viết “Tầm nhìn kinh tế hải đảo, bài học và cơ hội của Việt Nam’, báo Diễn đàn đầu tư, ngày 15/10/2012 đã luận giải

một cách khoa học về chiến lược biển Việt Nam Trong điều kiện nguồn lực còn hạnchế, trước mắt cần tập trung đầu tư cho một số đảo có vị trí chiến lược về kinh tế, quốcphòng an ninh, có nhiều tiềm năng, tạo bứt phá để phát triển kinh tế phù hợp với từngvùng biển đảo, tạo lợi thế cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế như du lịch, nuôitrồng, đánh bắt thủy hải sản, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục để trong

thời gian tới tạo sự bứt phá, có sức cạnh tranh quốc tế [5] [6];

Luận án Tiến sĩ: “Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào

Việt Nam” của tác giả Lại Lâm Anh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Học

viện Khoa học xã hội (2013) đã hệ thống hoá các vấn đề về quản lý kinh tế biển, từkhái niệm, vai trò, chiến lược, chính sách, mô hình đến thể chế phát triển kinh tế biển.Trên cơ sở đó tiếp cận nghiên cứu thực tiễn quản lý kinh tế biển của Trung Quốc,Malaysia và Singapore, để tìm ra các vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển

Trang 11

nói chung Từ đó, đề tài đưa ra một số đề xuất, mang tính gợi ý chính sách về quản lý

kinh tế biển Việt Nam [9];

Luận án tiến sĩ: “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng

sông Hồng” của tác giả Đoàn Hải Yến, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2016) làm

rõ các khái niệm về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển căn cứ trên khung nghiên cứuphát triển bền vững và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững Trên cơ sở hệ thống tiêuchí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển đã đề xuất, Luận án đánh giáthực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam nói chung, vùng đồng bằngsông Hồng nói riêng; thử nghiệm đánh giá các yếu tố bền vững, chưa bền vững của cáckhu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội và thách thức đồng thời đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững

các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới [7];

Ths Trần Tuấn Sơn - Cục QLĐT cơ bản biển và hải đảo cũng đã có bài viết

đánh giá nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam

(2008-2019), bên cạnh những thành tựu đạt được tác giả cũng chỉ ra những hạn chế như: ViệtNam chưa phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra quốc tế của các địaphương có biển, kinh tế biển vẫn còn nhỏ bé về quy mô, còn bất hợp lý về cơ cấungành nghề Việc phát triển kinh tế biển chưa gắn với liên kết kinh tế vùng, chưa tạothành được chuỗi kết nối giữa các địa phương có biển và các địa phương khác, do vậychưa tạo ra mối liên kết kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh, tạo động lực thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội [25];

Tạp chí Tài chính số ra ngày 25/5/2020 với bài viết “Vân Đồn động lực mới cho

phát triển kinh tế vùng Đông Bắc” nêu bật những thành tựu đã đạt được trong những

năm gần đây đồng thời điểm tên các dự án có quy mô lớn đang được đầu tư xây dựng

tại Vân Đồn [14];

Báo Tuổi trẻ số ra ngày 15/7/2020 có bài viết “Vân Đồn sẽ trở thành điểm đến

du lịch mới của Miền Bắc” cũng chỉ ra những lợi thế của Vân Đồn đồng thời đánh giá

tiềm năng du lịch hiện có trên huyện đảo này [15].

Phát triển kinh tế biển đảo không phải là một chủ trương mới của Đảng và nhànước ta, từ những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cùng với những phân tíchđánh giá của các nhà nghiên cứu chuyên môn chúng ta có thể thấy được tầm quantrọng, tinh thần và quyết tâm cao của bộ máy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phươngtrong việc xây dựng và phát triển kinh tế biển đảo tại các khu vực ven biển trên toànquốc; Nhìn chung, các công trình nghiên cứu theo đuổi các hướng nghiên cứu vớiphạm vi và nội dung khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào khía cạnh phát triển kinh

tế, ít có công trình nghiên cứu trên phương diện phân tích, thực thi, đánh giá chínhsách Các vấn đề như khái niệm, quá trình tổ chức thực thi chính sách, hiệu quả, tácđộng của việc thực thi chính sách, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi chínhsách chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện Đây cũng chính là lý do để

tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ

thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu

trong luận văn chuyên ngành Chính sách công của mình

Trang 12

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu trên cả hai phương diện quy trình và nội dung thựcthi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnhQuảng Ninh hiện nay, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được và những khó khăn, tồntại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh chính sách thuhút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong thờigian tới

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Với mục đích luận văn như vậy, nhiệm vụ luận văn được xác định trên nhữngnội dung cụ thể sau:

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển đảo, bao gồm việc tìm hiểu kinh nghiệm thực tế chính sách thu hút đầu

tư phát triển kinh tế biển đảo ở một số vùng trên lãnh thổ Việt Nam và một số quốc giatrên thế giới;

- Đánh giá trên cả hai phương diện quy trình và nội dung việc thực thi chínhsách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninhchỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và các nguyên nhân;

- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh chính sách thuhút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong thờigian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Về nội dung: Nghiên cứu nội dung thực thi chính sách thu hút đầu tư phát

triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay;

4.2.2 Về thời gian và địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực thi chính

sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từnăm 2007 đến nay, tầm nhìn đến 2050 (theo Quyết định: 120/2007/QĐ-TTg ngày26/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt độngcủa Khu Kinh tế Vân Đồn (gồm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, bao gồm:

- Các chủ trương, đường lối, quyết định, báo cáo thu hút đầu tư phát triển kinh

tế, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007đến nay Các dữ liệu được tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích, so sánh, đối chiếu để thunhận các phát hiện nghiên cứu

- Các văn bản chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế của huyện đảo VânĐồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung

Trang 13

5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các số liệu…

5.3 Phương pháp diễn giải, quy nạp

Được sử dụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và được sử dụng tất cả các chương của luận văn;

5.4 Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực tiễn

Được sử dụng để có tài liệu, số liệu thực tế sử dụng trong luận văn

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài góp phần hoàn thiện mô hình thực hiện chính sách thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển đảo nói riêng và thực hiện chính sách công nói chung từ thực tiễnViệt Nam;

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài sẽ cung cấp các luận cứ khoa học giúp các cơ quan có thẩm quyền hoànthiện và đẩy mạnh chính sách sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảoVân Đồn tỉnh Quảng Ninh và các vùng kinh tế biển khác của Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương, nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay

Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay

Trang 14

II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

ĐẢO 1.1 Các khái niệm cơ bản

* Chính sách công

Chính sách công là thuật ngữ được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau.Một cách đơn giản, chính sách công được hiểu là lựa chọn hành động can thiệp (baogồm cả lựa chọn hành động và lựa chọn không hành động) của nhà nước – cụ thể

“chính sách công là bất kể những gì chọn làm hoặc không làm” [33] hay “chính sách

công là sự kết hợp phức tạp các lựa chọn có liên quan với nhau do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra” [34] Tập trung làm rõ tính chủ đích trong

can thiệp chính sách và diễn giải nội hàm của khái niệm, chính sách công được xác

định là “tập hợp hành động hoặc không hành động có chủ đích để giải quyết một vấn

đề được quan tâm” [31] hay “tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau về việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó” [30] .

Tuy cách định nghĩa khác nhau, nhưng đều thống nhất ở một số điểm Thứnhất, đó là lựa chọn hành động can thiệp (bao gồm cả lựa chọn hành động và lựa chọnkhông hành động) một cách có chủ đích của Nhà nước Thứ hai, đó là tập hợp cácquyết định về mục tiêu, giải pháp và hành động để giải quyết các vấn đề của thực tiễnđời sống xã hội Vì thế, trong luận này, tác giả lựa chọn định nghĩa về chính sách công

như sau: Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau của

các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước về việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó trên cơ sở có những tính toán và chủ đích rõ ràng nhằm giải quyết một vấn đề hay đáp ứng một nhu cầu thiết yếu của thực tiễn xã hội [28].

Có nhiều quan niệm về thực thi chính sách Amy DeGroff, Maraget Cargo và

Judith M Ottoson, và Lawrence W Green cho rằng “Thực thi chính sách phản ánh

một quá trình thay đổi các quyết định của Nhà nước được chuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định, hoặc các hoạt động nhằm đạt được những cải thiện xã hội” [30] Thomas Dye cho rằng: “Thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết

kế để thực hiện các chính sách đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp” [32] Daniel

A Mazmanian và Paul A Sabatier quan niệm: “Thực thi là thực hiện một quyết định

chính sách nền tảng, thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể được thể hiện dưới hình thức các quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc các quyết định của toà án” [32].

Tóm lại, thực thi chính sách là bước để đưa các quyết định của Nhà nước vàothực tiễn cuộc sống nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Nó là trung tâm kết nối đưachính sách vào cuộc sống, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra Bước này có vị trí đặcbiệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc thành công hay thất bại của mộtchính sách Công tác tổ chức thực thi chính sách nếu tiến hành không tốt, dễ dẫn đến

sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự là sự phản đối của nhân dân đối với Nhà nước Điều

Trang 15

này không chỉ gây ra những khó khăn cho Nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế

và xã hội mà còn có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị Thông qua quá trình thựcthi chính sách chúng ta mới có thể nhận thấy được những bất hợp lý của chính sách để

từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách

* Thu hút đầu tư

Có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng là sự

hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về chongười đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra đểđạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức laođộng và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài

sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những

hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hộinhững kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết

quả đó Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các

nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Hoạt động đầu tư phải có vốn, thời gian tương đối dài và mang lại lợi ích tài chính cùng với lợi ích kinh tế xã hội Thu hút đầu tư là một thuật ngữ mới xuất hiện

nhiều một vài năm trở lại đây cùng với các cụm từ như “hợp tác với các doanh nghiệpnước ngoài, hợp tác công - tư, hợp tác song phương, hợp tác đa phương”, có nhiềucách để hiểu về hoạt động thu hút đầu tư như tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản,

thu hút đầu tư chính là những hoạt động, định hướng, chương trình, hành động của chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp, dân cư nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản, nhân lực,… điều kiện tốt nhất để thực hiện mục đích đầu tư phát triển.

* Phát triển kinh tế biển đảo

Đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển (KTB) Tùy theocách tiếp cận ở mỗi thời kỳ của mỗi tác giả hay mục tiêu phát triển của mỗi nước mà

có cách hiểu khác nhau về kinh tế biển Ở Việt Nam, khái niệm về kinh tế biển cũng đã

được một số tác giả quan tâm Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “kinh tế biển là

những hoạt động kinh tế diễn ra ở vùng ven biển, trên các đảo và thềm lục địa bao gồm các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thông tin liên lạc, dịch vụ, du lịch, thương mại… Đó là một nền kinh tế tương đối toàn diện, có cơ cấu phức hợp đa ngành” [29] Tác giả Nguyễn Chu Hồi (2007) thì cho rằng, “kinh tế biển

là kéo dài của kinh tế đất liền Cư dân biển phải khác hẳn với cư dân nông nghiệp lúa nước Kinh tế biển phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đảm bảo quốc phòng

an ninh để hình thành một yếu tố an ninh tổng hợp” [12] Tóm lại, phát triển kinh tế

biển đảo là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế diễn

ra trong một vùng có biển, cũng bao hàm các quá trình vận hành và phát triển bềnvững nhằm đạt được nhiều lợi ích nhất, với chi phí thấp nhất Phát triển kinh tế biểnđảo phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậutoàn cầu, bảo vệ môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cùng quốcphòng an ninh

Trang 16

1.2 Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

* Khái niệm chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

Từ các khái niệm về chính sách công, thực thi chính sách công, thu hút đầu tư,phát triển kinh tế biển đảo ở 1.1 chương I của Luận văn, có thể tổng hợp một kháiniệm chung nhất về chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo như sau:

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là một tập hợp các văn bản, quyết định, chương trình, hành động, của các cơ quan, các cấp có thẩm quyền, tạo điều kiện môi trường thuận lợi, bình đẳng nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản, nhân lực, điều kiện tốt nhất để thực hiện mục đích đầu tư phát triển kinh tế, xã hội biển đảo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,

sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc

tế và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Người ta thường căn cứ vào các lĩnh vực khác nhau để phân loại chính sáchtheo nhóm, VD: nhóm chính sách về kinh tế, nhóm chính sách xã hội, nhóm chínhsách đối ngoại, nhóm chính sách quốc phòng… ở đây có thể xếp chính sách thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển đảo vào cả 04 nhóm nói trên vì chính sách này có liênquan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hội

* Mục tiêu, nội dung, hình thức của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đồng thời để khai thác hiệu quả các cơhội mà biển đem lại, cũng như giảm những thách thức và nguy cơ đối với tài nguyên

và môi trường biển, nước ta đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách, giảipháp để đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh vào năm 2045 Đại hội lần thứ VIIIcủa Đảng (tháng 6/1996), lần đầu tiên Đảng ta bàn về phát triển các lĩnh vực liên quanđến biển, đặc biệt là các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảmquốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Nghị quyết Đại hội VIII

chỉ rõ: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc

phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc” [1].

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo đã được Đảng và Nhà nước ta nêu ra trong nhiều văn bản như:

Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, quy định hoạt động, một số chính sách quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ, hoạt

động đầu tư trên địa bàn với mục tiêu thu hút đầu tư xây dựng và phát triển KKT VânĐồn gắn với quy hoạch phát triển vùng, đưa Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch sinhthái biển đảo chất lượng cao; trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp

và là đầu mối giao thương quốc tế, đóng góp tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững

cho tỉnh Quảng Ninh [16];

Trang 17

Nghị quyết số 36-NQ/TW do Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Mục tiêu tổng quát của Chiến

lược là: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về pháttriển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động ứng phó biếnđổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trườngbiển, tình trạng sạt lở bờ biển và xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biểnquan trọng; tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệpsinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh …Chiến lược cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 cho từng lĩnh vực về: kinh tếbiển, xã hội, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển; môi trường, ứng

phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng [2].

Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, các hoạt động kinh tế biển,các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực xây dựng, phát triển đất nước; hệthống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân vùng biển được cải thiện Các chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biểnđảo, các công trình nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực vềbiển đạt được nhiều kết quả tích cực, điều này góp phần không nhỏ tạo ra việc làm ổnđịnh cho khoảng 9 triệu người, thay đổi về cơ cấu ngành, nghề theo hướng hiện đạihóa Trong khi đó, các chính sách về quốc phòng - an ninh đóng góp rất tích cực vàobảo vệ chủ quyền biển, đảo, kiềm chế được xung đột; công tác đối ngoại, hợp tác quốc

tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triểnkinh tế biển, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển Không chỉ quan hệchặt chẽ với quốc phòng, an ninh, các chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biểnđảo còn gắn chặt với công tác đối ngoại Việt Nam tăng cường thúc đẩy quan hệ vớicác nước, nhất là các nước có lợi ích, có tiềm lực về biển trên cơ sở tôn trọng độc lập,chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia; chủ động, tích cực giảiquyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, giữ vữngmôi trường hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển, trong đó có phát triển kinh tế biển.Đồng thời, chúng ta thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng,bảo tồn bền vững biển, đại dương và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ củacác đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạtầng vùng biển, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực về biển Cácgiải pháp này góp phần giải quyết tranh chấp, xác định rõ quyền lợi của các quốc giatrên biển, tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ và là cơ sở cho việc hợp tác lâu dài;

mở rộng hiểu biết, tin cậy, tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp, cũng nhưnâng cao năng lực quốc gia trong việc sử dụng và khai thác, phát triển kinh tế biển bềnvững

* Quy trình thực thi của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

Trang 18

Quy trình thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo gồm các bước sau:

(i) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

Tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời giandài, vì thế cần lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiệnchính sách một cách chủ động Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chínhsách vào cuộc sống, các cơ quan triển khai từ trung ương đến địa phương đều phải lập

kế hoạch

Kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức xác định cácnguồn lực cần thiết, những hoạt động cần triển khai, thời gian thực hiện và các bên liênquan cần thiết tham gia vào việc thực thi chính sách

Với chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, bộ máy chính quyền ởcấp Trung ương phải đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách mang tính địnhhướng tổng quát

Bộ máy chính quyền ở địa phương căn cứ vào những chủ trường, đường lối,chính sách đã được cấp Trung ương định hướng để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từnggiai đoạn và hướng dẫn các cấp thấp hơn thực hiện công việc cụ thể

(ii) Phổ biến, tuyên truyền về chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biểnđảo

Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách là một hoạtđộng quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chínhsách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốtgiúp cho các đối tượng chính sách và người dân tham gia thực thi hiểu rõ về chínhsách để họ tự giác thực hiện; đồng thời, còn giúp cán bộ, công chức, các cơ quan tổchức thực thi có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách nhận thức được tính chất đầy

đủ, trình độ, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội để chủ động tìm kiếm cácgiải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính và triển khai thực hiện có hiệuquả

Việc tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khichính sách đang được thực thi để các đối tượng cần được tuyên truyền luôn củng cốlòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách Việc phổ biến, tuyên truyềnchính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức như: trực tiếp tiếp xúc, trao đổi vớicác đối tượng tiếp nhận hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng

Tùy vào điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp.Việc làm này cần được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chínhtrị, trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động Trongthực tế, có không ít cơ quan, địa phương do thiếu năng lực tuyên truyền, vận động đãlàm cho chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tin của nhân dân vào nhà nước bị giảmsút

(iii) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển đảo

Trang 19

Tổ chức thực hiện chính sách sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo cần

có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực, địa phươngkhác nhau Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần phải tiến hànhphân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương,các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mụctiêu chính sách Đó là việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân cóliên quan trong thực hiện chính sách; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu tráchnhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chínhsách

Thông qua việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học,hợp lý sẽ phát huy được nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chínhsách Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách côngmột cách chủ động, sáng tạo là một điều kiện để luôn duy trì chính sách được ổn định,góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách

(iv) Đôn đốc giám sát thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biểnđảo

Đôn đốc thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là hoạtđộng của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụhữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiệncác biện pháp theo định hướng chính sách

Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển đảo, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, vì thế cần có hoạt động đôn đốc đểvừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chốngnhững hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách công

(v) Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực thi chính sách thu hút đầu

tư phát triển kinh tế biển đảo

Kiểm tra, đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách được hiểu làquá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đốỉ

tượng thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo “Đối tượng được

xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách công, khi tiến hành đánh giá cần dựa vào những tiêu chí đánh giá để đưa ra kết quả đánh giá phù hợp” [8].

* Chủ thể của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

Chủ thể của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chính là cơquan ban hành chính sách đó, chính sách có thể được ban hành bởi các cơ quan, cáccấp khác nhau trong bộ máy chính quyền ở trung ương hoặc địa phương Đối với chínhsách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chủ thế của chính sách chính là bộ máychính quyền ở các cấp Trung ương gồm Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành có liên quan

Ở cấp tỉnh là bộ máy chính quyền của tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan Ở cấp huyện, cấp xã là bộ máy chính quyền và các phòng ban thuộc địa phương đó

Trang 20

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về bản thân chính sách

Thể chế, đường lối chính sách pháp luật của nhà nước là yếu tố cực kỳ quantrọng trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển đảo Nội dung của chính sách này cần xác định rõ đối tượng thực thi, đối tượngthụ hưởng, đối tượng tham gia, đối tượng điều chỉnh chính sách với những điều kiện

và tiêu chí cụ thể Chất lượng của chính sách ban hành có ảnh hưởng quan trọng đếnviệc thực thi chính sách trong thực tiễn Một chính sách có mục tiêu rõ ràng và các giảipháp đưa ra phù hợp với thực tiễn thì có nhiều khả năng thực thi chính sách thànhcông Trái lại, chính sách với mục tiêu chung chung, không phù hợp với thực tiễn đờisống thường gặp khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện Các giải pháp chính sáchkhông phù hợp sẽ khiến cho những nỗ lực của đội ngũ thực thi chính sách trở thành vônghĩa

1.3.2 Nhóm yếu tố liên quan đến thực thi chính sách

- Năng lực của cán bộ thực thi chính sách: Đây là yếu tố chủ quan có vai trò

quyết định đến kết quả thực thi chính sách Các cơ quan thực thi phải bảo đảm nguồn

nhân lực về số lượng và chất lượng - tức là quan tâm đến không chỉ hiểu biết, kinhnghiệm và trình độ chuyên môn mà cả đạo đức công vụ và tinh thần trách nhiệm

Trước đây đội ngũ cán bộ ở các địa phương chủ yếu là những cán bộ thiếu kinhnghiệm và yếu về trình độ chyên môn hoặc hoạt động kiêm nghiệm mà không cóchuyên môn về lĩnh vực mình được giao phụ trách, thậm chí ngay cả cán bộ quản lýcũng theo hình thức “sống lâu lên lão làng hoặc con ông cháu cha” chính vì thế nănglực của các cán bộ thực thi chính sách này còn yếu, kém, gây ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Tuy nhiên,một vài năm trở lại đây tình trạng này ngày càng được khắc phục cùng với sự quantâm chỉ đạo của các cấp đội ngũ cán bộ này ngày càng được rèn luyện, bổ sung nănglực chuyên môn Đề án vị trí việc làm được xây dựng ở các cấp cũng góp một phầnkhông nhỏ vào việc bố trí vị trí hợp lý, đảm bảo nhân sự được sắp xếp đúng với nănglực vị trí chuyên môn, đúng người đúng việc

- Trình độ và năng lực của những người phụ trách: Người phụ trách có vai trò

hướng dẫn, lôi cuốn, thúc đẩy các cá nhân khác trong tổ chức cố gắng thực hiện côngviệc của mình Vì thế, năng lực quản lý, kiến thức, kinh nghiệm của những người trựctiếp phụ trách các tổ chức thực thi có vai trò quyết định đến sự thành công - thất bại củachính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

- Tổ chức bộ máy: Để thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

đảo, cần tổ chức bộ máy thực hiện, phân công chức năng và trách nhiệm, quyền và nghĩa

vụ cho các cá nhân và đơn vị trong bộ máy để thực thi chính sách theo mục tiêu đề ra

- Xác lập cơ chế phối hợp: Cần xác lập rõ mối quan hệ và cơ chế phối hợp hoạt

động giữa các tổ chức cùng tham gia thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tếbiển đảo để tối đa hóa hiệu quả hoạt động thực thi chính sách Ngoài ra, cần chú ý,

Trang 21

mỗi tổ chức theo đuổi giá trị, động cơ và lợi ích riêng, và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực thi và quyết định các kết quả thực thi.

- Nguồn lực vật chất cho quá trình thực thi chính sách: Đây là điều kiện để thực

hiện thành công chính sách Nếu trang thiết bị, phương tiện cần được đáp ứng thì sẽ giúpcho việc thực thi chính sách được thuận lợi

Trong các nguồn lực vật chất thì nguồn tài chính là đòi hỏi không thể thiếu đểthực thi bất kỳ một chính sách nào Nguồn kinh phí để thực thi một chính sách của nhànước thường được lấy từ ngân sách nhà nước, do các tổ chức nhà nước và tư nhânđóng góp, do huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ Nếu kinh phí không được

bố trí đủ thì không thể thực hiện được chính sách hoặc thực hiện không hiệu quả Vìvậy, việc thực thi chính sách phải đi liền với việc đảm bảo kinh phí Ngay từ khi hoạchđịnh chính sách cần phải dự tính trước nguồn kinh phí về số lượng cũng như các nguồnđầu tư Tuy nhiên, nguồn kinh phí cũng cần được sừ dụng đúng mục đích và có hiệuquả Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ và định kỳ xemxét việc sử dụng kinh phí, đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí được giao cho cơ quanthực thi chính sách

- Cách ứng xử của các chủ thể thực thi: Giải pháp đưa ra cần sự thay đổi cách

ứng xử của nhiều chủ thể liên quan đến chính sách Nếu các chủ thể thực thi chính sáchkhông thay đổi cách ứng xử của mình theo yêu cầu của chính sách đề ra thì sẽ ảnh hưởnglớn đến việc thực thi chính sách

1.3.3 Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng chính sách

Sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác của đối tượng chính sách có ý nghĩa quan trọngquyết định sự thành bại của chính sách Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tổchức, chỉ đạo, điều hành quá trình thực thi chính sách nhưng đối tượng chính sách làngười trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách Họ cũng là người trực tiếpthụ hưởng những lợi ích từ chính sách Do đó, nếu chính sách được thực thi với nộidung và hình thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế, điều kiện và trình độ của đốitượng thụ hưởng thì nó sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, được ủng hộ, hưởng ứng Vàngược lại, nếu chính sách được thực thi với nội dung và hình thức không phù hợp thì

sẽ không đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí có thể gây ra những tác động tiêu cực

Đối với chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, việc nắm bắt nhucầu để thu hút đầu tư trong từng giai đoạn, từng địa bàn, đối với từng đối tượng tổchức, đơn vị, doanh nghiệp là rất quan trọng để từ đó lựa chọn các nội dung, hình thức

linh hoạt, phù hợp, góp phần tạo “lực đẩy” để hoàn thành các mục tiêu chính sách về

thu hút đầu tư phát triển

Bản thân các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, với tư cách là đối tượng thụ hưởngchính sách, cần chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế

và tích cực tham gia vào các hoạt động pháp lý để hiểu sâu về các chính sách

Bên cạnh đó còn một đối tượng rất quan trọng đó chính là những người dân trựctiếp chịu sự ảnh hưởng của chính sách, sự đồng tình ủng hộ của họ đóng một vai tròquan trọng trong thực thi chính sách, một chính sách tốt đem lại nhiều lợi ích cho họ sẽđược người dân tạo mọi điều kiện để thực thi ngược lại nếu chính sách đó không đem

Trang 22

lại lợi ích cho người dân thì chắc chắn khi triển khai sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

1.3.4 Nhóm yếu tố bên ngoài

- Bối cảnh thực tế, bao gồm các điều kiện về kinh tế, xã hội và chính trị có tác

động đến cách xem xét và giải quyết vấn đề, từ đó ảnh hưởng đến cách thực hiện chínhsách Những biến động về kinh tế như tình trạng gia tăng lạm phát, giảm sút sức mua,thất thu ngân sách có ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách thuế, chính sách đầu tư.Hay, những biến động chính trị tuy không làm thay đổi bản thân chính sách nhưng có thểdẫn đến những thay đổi về cách thức thực hiện chính sách Năm 2020 sẽ là một năm đángnhớ bởi dịch bệnh Covid 19, chúng ta có thể thấy được hậu quả ảnh hưởng nặng nề củadịch bệnh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trên nhiều quốc gia trong

đó có Việt Nam, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo cũng không nằmngoài sự ảnh hưởng đó Tuy nhiên, khó khăn cũng buộc các nhà làm chính sách cùng với

bộ máy chính quyền, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… phải đưa ra những biện pháp nhằmkhắc phục những khó khăn trên nhờ đó đã có rất nhiều chính sách sáng tạo ra đời tronggiai đoạn này với chi phí thực hiện thấp nhưng hiệu quả đem lại khá cao

- Tiến bộ khoa học - công nghệ có ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách.

Trước đây việc tiếp cận một văn bản hay chính sách của người dân rất khó khăn dù phầnlớn họ chính là đối tượng thụ hưởng chính sách nhưng giờ đây cùng với sự phát triển củakhoa học công nghệ việc lấy ý kiến nhân dân về các văn bản, chính sách thông qua cáctrang mạng xã hội, trang điện tử chính thống của Chính phủ tỏ ra rất hiệu quả

- Bối cảnh quốc tế là một tác nhân không nhỏ tác động đến quá trình thực thi

chính sách trong mỗi quốc gia Cùng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, các biếnđộng kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng có tácđộng đáng kể đến việc thực thi một chính sách của mỗi quốc gia

- Công luận: Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến

việc thực thi chính sách Một chính sách chỉ có thể thành công nếu nó được nhân dân ủng

hộ Tuy nhiên, đôi khi việc người dân không ủng hộ chính sách xuất phát từ lí do họ chưahiểu đúng ý đồ và lợi ích mà chính sách đem lại Vì vậy, rất cần phổ biến chính sách đểnhân dân biết và ủng hộ Một ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy về chính sách thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển đảo đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận chính

là Dự thảo Luật Đặc khu đã được Quốc hội đưa ra họp bàn tuy nhiên hiện đang tạm dừng

vì nhiều lý do trong đó có lý do gặp sự phản đối của công luận

1.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đối với thực thi chính sách thu hút

đầu tư phát triển kinh tế biển đảo

* Kinh nghiệm trong nước

Kinh nghiệm tại huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng:

Nằm ở Đông Bắc của Tổ Quốc, huyện Cát Hải có diện tích tự nhiên là 345 km2,

là một trong hai huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng

Trang 23

Trong những năm gần đây, nếu như Hải Phòng được xác định là địa phương cónhững thành tựu đột phá, thì có thể nói Cát Hải thuộc diện “đột phá của đột phá”, trởthành khu vực phát triển năng động bậc nhất Hải Phòng Với các dự án khổng lồ như:Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Khu công nghiệp Deep C2A, Khu công nghiệp DeepC2B); dự án phát triển du lịch Cát Bà của Công ty TNHH Mặt trời Cát Bà trên đảo CátHải và Cát Bà, Dự án Cát Bà Amatina của tập đoàn Vinaconex ITC; cầu Tân Vũ, cảngQuốc tế Lạch Huyện…

Bên cạnh việc phát triển du lịch Cát Bà, ngày 10/01/2008 Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg về việc Thành lập và ban hành Quy chế

hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng Ngày

03/10/2012, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1438/QĐ-TTg về

việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế - Đình Vũ Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2025 Theo quy hoạch, Cát Hải được định hướng xây dựng “Đảo

thông minh”, từ đây trên lộ trình hội nhập quốc tế kinh tế của huyện đảo sẽ được hoànthiện với những gam màu đa diện, tạo thành thế vững chắc trên nền tảng “Du lịch -Cảng biển” [17] [20]

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình

số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết

số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, đã xác định: Mục tiêu tổng thể củaquy hoạch là đưa ra các định hướng phát triển quần đảo Cát Hải trở thành điểm đến dulịch “xanh” đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng, có đóng góp tích cựchơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng và Việt Nam, phát triển gắn liền

với bảo tồn [4] Bên cạnh sự thuận lợi về vị trí địa lý, Cát Bà là quần đảo có nhiều sự

khác biệt so với các danh lam thắng cảnh khác trong cả nước Đây là nơi duy nhất ởViệt Nam hội tụ hiệu quốc gia và quốc tế gồm Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồnbiển và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Với sự đa dạng về sinh học đã giúp Cát Hải cótài nguyên du lịch sinh thái nổi trội Đây là nơi cư trú của 3.800 loài động, thực vật với

81 loài được xếp vào nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ Thế giới

và Danh mục các loài sinh vật cần được bảo vệ Loài voọc Cát Bà là loại linh trưởng chỉcòn tồn tại duy nhất ở Việt Nam

Mặc dù có những thế mạnh đặc biệt như vậy, tuy nhiên, về tổng thể phát triển

du lịch ở Cát Hải còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc thù tương xứng với vị thế vàgiá trị mang tính toàn cầu, sức hấp dẫn và cạnh tranh du lịch còn hạn chế, việc pháttriển du lịch phải đối mặt với thách thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trườngsinh thái Việc xây dựng địa bàn trọng điểm du lịch tại Cát Hải khẳng định lại một lầnnữa chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo của thành phố Hải Phòng sẽtập trung phát triển du lịch tại quần đảo này theo hướng du lịch sinh thái, phát triển gắnvới bảo tồn bền vững

Kinh nghiệm tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang:

Thực hiện các Quyết định của Chính phủ, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địaphương, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc

Trang 24

đẩy thu hút đầu tư các ngành kinh tế biển phát triển Ngoài các chủ trương được quántriệt trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Kiên Giang đã ban hành trên 20 văn bản chỉđạo và các kế hoạch phát triển các ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, dulịch biển, cảng biển, công nghiệp đóng tàu, lấn biển, các chính sách tín dụng, phát triển

cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế biển Tỉnh Kiên Giang đã có những chính sách đặc thù

để góp phần đưa Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và dulịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Sở Du lịch tăng cường công tác tuyên truyền,giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững cho doanhnghiệp, cộng đồng địa phương, du khách bằng nhiều hình thức Trong đó, chiến dịch

“Du lịch xanh” là hoạt động đã đem lại những hiệu quả tích cực Lượng khách du lịchđến Phú Quốc gia tăng liên tục trong những năm gần đây Năm 2018, Phú Quốc đóntrên 4 triệu lượt khách, tăng 35,75% so với năm 2017 Về doanh thu, Phú Quốc đạttrên 5.517 tỷ đồng (tăng 39.5%), tương ứng với 86.58% tổng thu nhập du lịch của KiênGiang

Từ những kết quả trên có thể thấy hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư pháttriển kinh tế biển đảo ở nước ta trong thời gian gần đây Để đạt được những thành côngnày không thể không kể đến những chủ trương, đường lối, chính sách kịp thời, nhanhnhạy của bộ máy chính quyền ở cả Trung ương và địa phương, cùng với sự đồng tìnhủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và người dân trên địa bàn các tỉnh Tuynhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng vẫn còn có những khó khăn vàthách thức trong quá trình thực thi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hútđầu tư phát triển kinh tế biển đảo, khiến cho các tổ chức, doanh nghiệp còn e ngại khiquyết định đầu tư, hiệu quả đầu tư chưa cao hoặc đầu tư với quy mô chưa tương xứngvới tiềm năng sẵn có

Một là, nhận thức chung về vai trò, vị trí của biển và các chính sách thu hút đầu

tư phát triển kinh tế biển đảo của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển vàngười dân chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ Việc đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biểncòn tràn lan, thiếu trọng tâm, trọng điểm, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứngvới tiềm năng; Công tác quản lý, giám sát việc khai thác nguồn lợi biển còn nhiều yếukém dẫn đến tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa đạt hiệu quả cao, thiếubền vững do khai thác tự phát, không tuân thủ quy hoạch biển đảo Phương thức khaithác biển chủ yếu vẫn theo hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạchậu, chủ yếu là ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo; chútrọng nhiều đến sản lượng, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài; Vẫncòn nặng tư duy khai thác tự phát, khai thác chưa thực sự gắn liền với bảo tồn, pháttriển;

Hai là, kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu,

manh mún, thiết bị chưa đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng thấp, kém bền vững, gây lãngphí, không hiệu quả; các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học biển và hệ thốngcác cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển chưa được đầu tư xứng đáng; các cơ

sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứunạn… ở ven biển còn nhỏ bé, trang bị thô sơ;

Trang 25

Ba là, các hệ sinh thái quan trọng bị suy thoái và thu hẹp Nguồn lợi hải sản có

xu hướng giảm dần về số lượng và trữ lượng, nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ códấu hiệu bị khai thác cạn kiệt Các hòn đảo có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn dothay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi tương tác sông biển ở các vùng cửa sôngven bờ, mất tới 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng Rừng ngập mặn mất khoảng15.000 ha/năm, khoảng 80% rặng san hô, 50% thảm cỏ trong vùng biển Việt Nam nằmtrong tình trạng rủi ro; Việt Nam cũng đang chịu tác động nặng nề của tình trạng biếnđổi khí hậu và nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ Ngày càng

có nhiều chất thải chưa qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển được đổ rabiển, một số khu vực ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càngnhiều với quy mô rộng

Trước những khó khăn và thách thức trên cần xây dựng một số giải pháp nhằmthu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam theo hướng bền vững với tầm nhìnsâu rộng như:

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, anninh, hợp tác quốc tế Cùng với việc tiếp tục khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền,quyền tài phán quốc gia, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để kiên quyết bảo vệ vữngchắc các vùng biển và hải đảo của Việt Nam;

- Xây dựng một quy hoạch sử dụng biển cho toàn quốc mang tính tổng hợp.Tăng cường tính liên ngành trong phát triển và quản lý kinh tế biển vì lợi ích chung vàlâu dài Qua các công cụ chính sách, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp

về lĩnh vực biển, đảo và có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo Hệthống cơ chế chính sách đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quản lý tàinguyên, môi trường biển và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo cho sựnghiệp phát triển của đất nước Nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm hay trong tổ chứcsản xuất trên biển, đảo; đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng, chếbiến hải sản, xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến trên biển, đảo, phát triển dulịch kết hợp với việc triển khai các dịch vụ công ích trên biển và thiết lập quan hệ sảnxuất kinh doanh giữa biển, đảo với các địa bàn khác trên bờ và trong nội địa Mặt khác, ởmức độ phù hợp cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nước để thuhút nguồn vốn đầu tư, hình thành những dự án phát triển kinh tế liên hoàn, tăng cườngtrao đổi, xuất khẩu;

- Phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao Bên cạnh việc chú trọng đầu tưphát triển đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia chất lượng cao, cần ưu tiên đầu tư chocông tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho người dân, bảo đảm nhu cầu lao động của cácngành kinh tế biển Đồng thời, phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sángtạo, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh nghiên cứuhoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật; ưu tiên đầu tư đánh giá tiềm năng và lợi thế

về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái và các ngành, lĩnh vực kinh tế, như: hànghải, chế biến hải sản, nuôi trồng thủy, hải sản, năng lượng tái tạo, thông tin và công nghệ

số biển…;

Trang 26

- Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, ngập lụt, xâmnhập mặn do triều cường, nước biển dâng cho các vùng duyên hải Nâng cao năng lực dựbáo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai từ biển, thích ứng với biếnđổi khí hậu và nước biển dâng, tiến hành cơ cấu lại các ngành kinh tế biển và ven biểndựa trên hệ sinh thái và phù hợp với lợi thế, tiềm năng tự nhiên Ưu tiên phát triển cácngành, lĩnh vực mũi nhọn như du lịch biển, đảo, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, nănglượng dòng chảy thủy triều và năng lượng sóng biển), đầu tư phát triển công nghệ sinhhọc biển, dược liệu biển, bên cạnh việc thúc đẩy các ngành kinh tế biển truyền thống,như kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản, nuôi trồng, khaithác thủy, hải sản, hạ tầng nghề cá, công nghiệp đóng tàu, ;

- Tiến hành tái cơ cấu ngành kinh tế biển, đảo, các cơ chế, chính sách nhằmphát huy quyền chủ động của các ngành, các cấp, các địa phương, có sự quản lý, tậptrung của Trung ương, tạo nên bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiệnđại, theo chiều rộng và chiều sâu Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngànhtheo nội dung mới gắn phát triển kinh tế biển, đảo; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các đảo,

hệ thống cảng biển, đô thị ven biển, giao thông liên lạc… đồng thời thúc đẩy liên kếthợp tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại hóa các doanhnghiệp, xây dựng các thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu tư có chọn lọc trực tiếpcủa nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển, đảo;

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo, nâng cao ý thức bảo vệ chủquyền quốc gia, công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định củaquốc tế về bảo vệ nguồn lợi thủy sản không chỉ với cư dân biển, đảo mà còn với toàn xãhội;

- Mỗi địa phương cần tìm ra nét đặc thù, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt để khaithác, phát triển tiềm năng du lịch từ biển hoặc liên kết giữa các địa phương để tạo thànhchuỗi du lịch biển nhằm khai thác lợi thế chung bảo đảm tốt liên kết vùng trong phát triển

“chuỗi” khu kinh tế biển đảo, chuỗi đô thị ven biển và chuỗi đô thị đảo

Tăng cường đầu tư vào giá trị tự nhiên, bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh họcthông qua mở rộng diện tích và lập mới các khu vực bảo tồn biển; phục hồi các hệ sinhthái tự nhiên, nhất là các rặng san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộven biển Để triển khai được những giải pháp trên rất cần sự quan tâm phối hợp củachính quyền địa phương, các cấp, các ngành và sự ủng hộ của các tổ chức, doanhnghiệp, cá nhân…có như vậy chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo mớithực sự đem lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống

* Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Trong khi nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á có thế mạnh về tài nguyên

và con người… nhưng vẫn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có nhữngbước phát triển thần kỳ Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốnđầu tư quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm kinh tế thếgiới rơi vào khủng hoảng Nhìn lại những chính sách có hiệu quả trong thu hút vốn đầu

Trang 27

tư của Singapore khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, cóthể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn đầu tư tập trung

vào các lĩnh vực nào cần ưu tiên Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời

kỳ, Singapore chủ trương thu hút vốn đầu tư vào các ngành thích hợp Để thực hiệnchiến lược phát triển Singapore thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế (EconomicDevelopment Board - EDB), là cơ quan độc lập của Chính phủ, hoạt động theo nguyêntắc một cửa, nghiên cứu, cân nhắc những yêu cầu của nhà đầu tư và có định hướng vàocác ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước (ví dụ như sửa chữa tàu biển, gia côngkim loại, hóa chất, thiết bị và linh kiện);

Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định,

hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ đã công khai khẳng định, khôngquốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chútrọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất Thủ tục cấp giấy phépđơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trongvòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất Hiệntượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore Đặc biệt, Singapore đã xây dựngđược hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả Tệ nạn thamnhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong nước, ngoàinước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật;

Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các

nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặcbiệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợinhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh vànhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 đô laSingapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dânSingapore Chính điều này đã khiến cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và có ý địnhmuốn gắn bó lâu dài với Singapore khi quyết định đầu tư vào đảo quốc này

- Kinh nghiệm của Indonesia

Trong những năm vừa qua, Indonesia liên tục cải thiện các quy định trong đầu

tư đặc biệt là thu hút đầu tư từ nước ngoài Indonesia đã có những cải cách đáng kểtrong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và bảo vệ nhà đầu tư Vì vậy,Indonesia được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những nước tích cực nhất nỗlực cải thiện môi trường đầu tư Song song với việc đơn giản hóa thủ tục, Indonesiacũng tìm cách để quản lý tốt hơn các nguồn tiền nóng do kinh nghiệm từ cuộc khủnghoảng 1997 Nhìn lại những chính sách mà Indonesia đã thực hiện để thu hút đầu tư,

có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, kinh nghiệm về thu hút vốn và phát triển vùng: Sau cuộc khủng

hoảng năm 1997, Indonesia đứng trước thách thức cần nguồn vốn để phục hồi nền kinh

tế Do nợ công của Indonesia lúc đó đã ở mức cao khiến khả năng vay nước ngoài thấp

và nguồn vốn trong nước cạn kiệt, giải pháp khả thi nhất là thu hút đầu tư từ nước

Trang 28

ngoài (FDI) để phục hồi nền kinh tế Điều đó dẫn đến việc Indonesia đứng trước tháchthức quản lý nguồn vốn FDI đổ vào, trong đó nổi bật là thách thức duy trì phát triểnđồng đều giữa các vùng miền và phân cấp quản lý hiệu quả Quá trình phát triển dựavào FDI có thể làm tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và tăng nguy cơ gây bất

ổn, xung đột do nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào một số địa phương ít có lợithế về nguồn lực và tập trung đông dân Để đảm bảo ổn định chính trị do sự đa dạng vàcách biệt văn hóa của nhiều nhóm sắc tộc thì việc đảm bảo phát triển đồng đều giữacác vùng là vấn đề hết sức quan trọng đối với Indonesia;

Thứ hai, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với

nhau Với từng nguồn đầu tư có tác động, ảnh hưởng khác nhau Các dự án FDI cần sửdụng nguồn lực giá rẻ có thể sẽ trải ra đều hơn trên các địa phương do tính kết nối về

cơ sở hạ tầng gia tăng Còn các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thịtrường nội địa thì sẽ tập trung sản xuất tại một địa phương, thay vì dàn trải nhiều địabàn, vì họ có thể vận chuyển hàng hóa một cách thuận tiện đến mọi miền do giaothông đã thuận lợi Do vậy, việc lựa chọn chính sách này cần tính đến đặc điểm củaloại hình FDI;

Thứ ba, tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại và kết nối với thị trường quốc

tế Lý do là khi việc sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, các doanh nghiệp sẽchỉ tập trung ở những nơi gần khách hàng Trong khi đó, nếu khả năng xuất khẩu cao,các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính toán chi phí sản xuất thay vì vị trí đặt nhà máy

Do vậy, các doanh nghiệp sẽ hướng tới các địa phương có nguồn nhân lực và giá thuêđất rẻ, thay vì chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lớn;

Thứ tư, hài hòa giữa quyền tự chủ của địa phương và khả năng điều phối nguồn

thu của chính phủ, trung ương Lý do là cho dù các biện pháp trên có được thực hiện,

sẽ vẫn có một số địa phương không thể cạnh tranh nổi trong việc thu hút đầu tư Dovậy, chính quyền trung ương vẫn cần giữ thẩm quyền quản lý thu chi ngân sách ở mộtmức nhất định để phân bổ cho các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa khó có khảnăng thu hút đầu tư hơn

- Kinh nghiệm của Malaysia

Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành côngtrong thu hút đầu tư để thực hiện công nghiệp hóa Xuất phát điểm là một nước nôngnghiệp lạc hậu, đa sắc tộc, tích lũy nội địa thấp nên Malaysia luôn coi trọng thu hútđầu tư đối với sự phát triển kinh tế đất nước, và coi đây là yếu tố then chốt để thựchiện công nghiệp hóa Xuất phát từ quan điểm như vậy, Malaysia luôn tích cực cảithiện môi trường đầu tư của mình để thu hút FDI Nhờ đó, dòng vốn FDI đổ vàoMalaysia ngày càng nhiều và đã góp phần to lớn tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ của nềnkinh tế trong nhiều năm qua Kinh nghiệm thu hút đầu tư của Malaysia chủ yếu tậptrung vào:

Thứ nhất, Malaysia đã xây dựng được một hệ thống chính trị ổn định và đoàn

kết dân tộc cao mặc dù Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc;

Thứ hai, có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ

ràng Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn nhằm để các nhà đầu tư ngắn

Trang 29

hạn ở Malaysia ước tính được chính xác chi phí đầu tư tại Malaysia Đồng thời, điềuchỉnh tỷ lệ sở hữu nhằm khuyến khích và ổn định môi trường đầu tư dài hạn;

Thứ ba, đối với vấn đề sở hữu và đảm bảo vốn FDI, để tăng lòng tin cho các

nhà đầu tư, chính phủ Malaysia cam kết không tịch thu hoặc quốc hữu hóa đối với tàisản hợp pháp của người nước ngoài và không đòi bên nước ngoài phải điều chỉnh tỷ lệgóp vốn trong các dự án đã được cấp phép Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi chocác chủ đầu tư chuyển lợi nhuận, vốn và các tài sản khác của mình về nước Nhữngcam kết này được ghi rõ trong các hiệp định bảo đảm đầu tư và các hiệp định tránhđánh thuế hai lần của Malaysia;

Thứ tư, Malaysia khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các dự án đầu tư

lớn, công nghệ cao và hướng vào xuất khẩu Thời gian qua do thiếu hụt lao động trongnước nên Chính phủ nước này đã đưa ra một số tiêu chí đối với việc cấp phép đầu tưnhư vốn đầu tư trên lao động phải lớn hơn 18.300 USD thì mới được coi là dự án ít sửdụng lao động , điều này cho thấy Malaysia đã chủ động trong việc điều chỉnh hoạtđộng đầu tư phù hợp với thực tế Bên cạnh đó Malaysia cũng đã thực hiện nhiều biệnpháp ưu đãi để đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI như ưu đãi về thuế cho những doanhnghiệp đi tiên phong trong vòng 5 năm, theo đó những doanh nghiệp này chỉ phải nộp30% số thu nhập chịu thuế bắt đầu từ ngày đi vào sản xuất với số lượng sản phẩm đạt

ít nhất 30% công suất, ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao, các dự án có tính chấtliên kết công nghiệp, các dự án có tầm quan trọng quốc gia Đặc biệt, Malaysia khuyếnkhích, thúc đẩy tư nhân đầu tư vào các loại hình khu công nghiệp

* Bài học cho việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ở Việt Nam Thứ nhất, tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách về thu

hút đầu tư phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo môi trường kinhdoanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoàinước cho đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quảcác nguồn lực sẵn có Nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể một số Luật,Nghị định chưa có cách hiểu thống nhất;

Thứ hai, tập trung các nguồn lực để hoàn thiện đồng bộ các quy hoạch tạo điều

kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận, lựa chọn địa điểm và lĩnh vựcđầu tư Tăng cường công tác quản lý quy hoạch; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất,tập trung giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư Kiểm tra, rà soátchặt chẽ quy trình tiếp nhận, xem xét, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án;không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường.Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất; tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triểnkhai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất Xây dựng danh mục các lĩnh vực hạn chếthu hút đầu tư và thực hiện áp dụng hàng rào kỹ thuật (điều kiện) đối với các dự án đầu

tư thuộc danh mục lĩnh vực hạn chế đầu tư

Các điều kiện đầu tư được áp dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực hạn chế nêu trênbao gồm: điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu; điều kiện về suất đầu tư tối thiểu theo quyđịnh chung của tỉnh; điều kiện về công nghệ sử dụng trong dự án, theo đó nhà đầu tưphải có hồ sơ giải trình về công nghệ sử dụng đảm bảo là công nghệ tiên tiến, hiện đại

Trang 30

và thân thiện với môi trường… Đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giaothông, cảng biển, điện, nước, các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội, dịchvụ… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạtđộng đầu tư tại địa phương Bố trí, sắp xếp các dự án theo quy hoạch về đất đai cũngnhư quy hoạch ngành; trong quá trình lập quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tếđặc biệt chú ý đến các vấn đề về môi trường, cấp thoát nước thải;

Thứ ba, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các

doanh nghiệp, nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyểndịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt lưu ý tới việc đào tạo cácngành nghề hiện đang thiếu hụt lao động và đào tạo tại các khu vực tập trung các khucông nghiệp, các dự án lớn có nhu cầu cao về số lượng lao động; quan tâm chuyển đổinghề cho người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng các khu công nghiệp,khu kinh tế Tăng cường việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộtrong doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các giải pháp hạn chế đình công xảy rakhông đúng trình tự pháp luật quy định Thường xuyên giáo dục và tuyên truyền phápluật lao động, đưa pháp luật lao động vào cuộc sống thông qua việc tăng cường côngtác kiểm tra, thanh tra và phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động

và người sử dụng lao động;

Thứ tư, sự phối hợp quản lý trong các lĩnh vực như đầu tư hạ tầng, du lịch và

an ninh trật tự: Các cơ quan quản lý cần phối hợp, kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thờinhững tình huống cụ thể và giải quyết những vụ việc liên quan đến phát triển kinh tếbiển gắn với đảm bảo an ninh trật tự; phối hợp hỗ trợ du khách để tránh đi những hìnhảnh xấu, quảng bá hình ảnh đẹp về điểm đến an toàn và văn minh

Tiểu kết Chương 1

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là một giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển nói chung Việc thực thi chính sách có hiệuquả sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước

Trong Chương này, tác giả đã tập trung khái quát những vấn đề cơ bản mangtính lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo vàphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách, đồng thời tìm hiểu kinhnghiệm đối với chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại một số địaphương trên cả nước và một số nước có chung đặc điểm, qua đó cũng chỉ ra những khókhăn và thách thức trong quá trình xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh

tế biển đảo hiện nay và rút ra bài học kinh nghiệm chính sách thu hút đầu tư phát triểnkinh tế biển đảo ở Việt Nam

Từ những nghiên cứu lý luận về quy trình thực thi chính sách thu hút đầu tưphát triển kinh tế biển đảo và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực thi chính sáchtạo tiền đề cho tác giả phân tích về thực trạng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảohuyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh ở chương sau

Trang 31

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN

TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY 2.1 Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

2.1.1 Khái quát về huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược đã được Đảng, Nhà nước ta xác định làtrung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng;

là trung tâm kinh tế mạnh trong chiến lược biển Việt Nam và trong chiến lược “haihành lang, một vành đai kinh tế” Việt – Trung; trong khuôn khổ khu vực Mậu dịch tự

do ASEAN - Trung Quốc, nằm trong khu vực chung chuyển giao lưu hàng hóa, khoahọc công nghệ lớn giữa Đông Bắc Á- Đông Nam Á Vân Đồn là là một vùng biển đảotiêu biểu trực thuộc tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc của đất nước, có vị trí địa lýkinh tế, chính trị chiến lược, có nhiều điều kiện để xây dựng, phát triển trở thành vùngkinh tế động lực của Quảng Ninh và được xác định trở thành trung tâm du lịch sinhthái biển - đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ caocấp và là đầu mối giao thương quốc tế

*Về vị trí địa lý: Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng

Ninh Nằm trong Vịnh Bái Tử Long với Vườn quốc gia Bái Tử Long cùng nhiều kỳquan thiên nhiên Đặc biệt là hệ thống đảo đất, đảo đá và hang động phong phú, cònmang tính hoang sơ, bãi tắm đẹp, có những di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc Với nhữnggiá trị tương đồng về cảnh quan, địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học Diện tích tựnhiên 2.171.33 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên là 581.83 km2, chiếm 9,3% diệntích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.589.5 km2, hợp thành bởi hai quầnđảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải Vân Đồn gồm 600 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó, đảoCái Bầu là rộng nhất với diện tích 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã Với toạ độ

từ 20o40’ đến 21o12’ vĩ độ Bắc và từ 107o19’ đến 107o42’ kinh độ Đông Phía Bắc làcác huyện Tiên Yên và Đầm Hà Phía Nam là Vịnh Bắc Bộ Phía Tây là thành phốCẩm Phả Phía Đông là huyện đảo Cô Tô Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thịtrấn Cái Rồng và 11 xã: Bản Sen, Bình Dân, Đài Xuyên, Ðoàn Kết, Ðông Xá, HạLong, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi, Vạn Yên Huyện lỵ là thị trấnCái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách Cửa Ông 7km;phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thành phốCẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía Đông giáp vùng biểnhuyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải Phòng)

* Giao thông:

Trang 32

Đối với trong nước: Vân Đồn cách Thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hạ

Long 60km và cách thành phố Hải Phòng 80km Thị trấn Cái Rồng cách thành phố HạLong 40km về phía Tây, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 100km về phíaĐông là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện đảo Vân Đồn Vân Đồn nằmtrong tuyến hành lang phát triển Duyên hải Bắc bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), với những trung tâm phát triển như thành phố cửakhẩu Móng Cái, khu công nghiệp Hải Hà, trung tâm khai thác than lớn nhất cả nướcCẩm phả-Cửa Ông, thành phố di sản Hạ Long, khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ cảngbiển Lạch Huyện là những tiềm năng phát triển công nghiệp cho huyện đảo Vân Đồn.Vân Đồn nằm ở điểm giữa của tuyến đường biển Hạ Long - Móng Cái, điểm cuối mở

ra biển của tuyến đường quốc lộ 4B, thông thương với các địa phương trong nước qua

hệ thống đường quốc lộ 18 và thông qua đường biển để đến với các nước trong khuvực và thế giới nên Vân Đồn có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông cả đường

bộ, đường thủy, đường hàng không, kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và quốc

tế Hạ tầng giao thông kết nối Vân Đồn với Hà Nội, đồng bằng sông Hồng, khu vực vàthế giới đã và đang được đầu tư đưa vào khai thác sử dụng, gồm: Cao tốc Hạ Long -Vân Đồn kết nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội đến cảng hàng không quốc tếVân Đồn đã đưa vào khai thác; cao tốc Vân Đồn - Móng Cái nối khu kinh tế cửa khẩuMóng Cái; Cảng biển tổng hợp Hòn Nét - Con Ong… vị trí và địa thế của Vân Đồn lànhững thuận lợi cơ bản trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các địaphương khác trong cả nước

Đối với quốc tế: Từ cảng Vạn Hoa hoặc cảng biển phía Bắc đảo Cái Bầu, theo

đường biển, có thể đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200 hải lý,Hồng Kông 580 hải lý và Singapore 1.300 hải lý, là khoảng cách phù hợp cho các tour

du lịch đường biển quốc tế Vân Đồn có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, đặc biệt quantrọng tại Vịnh Bắc Bộ, nằm rất gần các trung tâm kinh tế của Trung Quốc như QuảngĐông, Hong Kong, Thâm Quyến… điều này có thể thu hút vốn cũng như du khách đến

với Vân Đồn Đây cũng là Khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác "Hai hành

lang - một vành đai” kinh tế Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng,

cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong VùngKinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Khi sân bay Vân Đồnđược xây dựng và đưa vào sử dụng, từ Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1-2 giờ bay để baytới các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch lớn như Thượng Hải, Hong Kong, Macao,Thâm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc và thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á;

từ 3-4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (NhậtBản), Dubai (UAE)

Trang 33

*Điều kiện tự nhiên và địa hình: Các đảo đều có địa hình núi, thường chỉ cao

200 - 300m Núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản (Bản Sen) cao 450m, núi Vạn Hoa ở đảoCái Bầu cao 397m Đất sản xuất nông nghiệp là 1.943 ha (chiếm 3,3%), đất lâm nghiệp là34.141 ha (chiếm 60,4%), đất chuyên dùng là 2.661 ha (chiếm 4,6%), đất ở là 359 ha(chiếm 0,6%) Vân Đồn có ít sông ngòi, có nhiều núi nhưng không cao, mà chủ yếu làcác núi đá vôi Các đảo lớn gần đất liền có núi cao trên 300m, các đảo nhỏ

và xã chỉ có núi cao dưới 200m Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Độcao trung bình là 40m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình 25o, ít bằng phẳng vàthường bị chia cắt Do địa hình đảo nên toàn huyện không có sông mà chỉ có suối trêncác hòn đảo lớn Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các đảo với nhau

và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sôngMang ở đảo Quan Lạn Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ Vồng Tre và hồ MắtRồng

* Dân số: Theo Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017, huyện có dân

số đạt 45.700 người, mật độ dân số trung bình là: 78,6 người/km2 Theo dự báo sơ bộ,

quy mô dân số của Vân Đồn đến năm 2030 sẽ đạt từ 140.000 đến 200.000 người, đến

2040 là 300.000 đến 500.000 người

* Giáo dục và đào tạo: Huyện duy trì và phát triển mạng lưới trường, lớp học

ổn định, công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi; chất lượng của đội ngũ giáo viên ởcác cấp học, bậc học đảm bảo đạt chuẩn 100%, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địabàn Đến nay, có 27/35 trường chuẩn quốc gia, đạt 77,14% (đạt 75% so với Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ huyện đề ra) Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững

* Địa điểm du lịch và đặc sản của huyện: Du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch

nghỉ dưỡng, mua sắm… tại các khu Bãi Dài, cảng Cái Rồng, bến cảng Vạn Hoa, đền CặpTiên, chùa Cái Bầu; tham quan cảnh quan, hang động, nghiên cứu các giá trị hệ sinh tháibiển, rừng kết hợp vui chơi giải trí, thể thao, tắm biển, lễ hội, di tích lịch sử văn hoá tạicác xã Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen, Thắng Lợi, Vườn Quốc gia Bái TửLong Vân Đồn có các đặc sản như chè Vân, cam Sen và đào nổi tiếng của tỉnh, có nguồnhải sản phong phú cả về số lượng và chủng loại, như: tôm, cá, cua, ghẹ, trai ngọc, sásùng, bào ngư, ốc bể…

* Vị trí, vai trò của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồntỉnh Quảng Ninh là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng để nhà nước thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ quản lý của mình Thông qua chính sách, nhà nước định hướng chotỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện đảo Vân Đồn nói riêng quá trình phát triển kinh

tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu vận động và phát triển phùhợp với chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xây dựng huyện đảoVân Đồn tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong những vùng động lực kinh tế của Việt

Trang 34

Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á - TháiBình Dương, đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, trung tâm khởi nghiệp, sángtạo và giao thương quốc tế Mục tiêu này phản ánh ý chí chung của Đảng, nhà nước vànhân dân đồng thời cũng phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước chính vìvậy chính sách này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, ưu đãi của nhà nước trong quátrình thực thi Chính sách cũng tạo động lực cho các chủ thể thúc đẩy quá trình hoạtđộng của mình đem lại hiệu quả cao trong quá trình thực thi chính sách đồng thời gópphần điều chỉnh các hoạt động kinh tế đang diễn ra trên huyện đảo Vân Đồn tỉnhQuảng Ninh đảm bảo nền kinh tế mang nhiều đặc trưng của một xã hội văn minh, cạnhtranh công bằng, hạn chế những biểu hiện không lành mạnh trong sản xuất, kinh doanhnhư trốn thuế, gian lận giá, độc quyền tạo lập cán cân cân đối trong phát triển Chínhsách cũng góp phần phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển, để sử dụng có hiệuquả các ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên, môi trường… đặc biệt của huyện đảo VânĐồn tỉnh Quảng Ninh theo hướng ổn định, bền vững với tầm nhìn chiến lược.

* Sự cần thiết của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay

Thứ nhất, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo góp phần thực

hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninhnói riêng Việc thực hiện tốt chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao chấtlượng nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của toàn tỉnh nói riêng và cả nước nóichung trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng góp phần giớithiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế thông quacác hoạt động hợp tác làm ăn, giao thương, vận tải quốc tế (hàng hóa và hành khách),hoạt động du lịch biển, v.v ;

Thứ hai, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo góp phần cải

thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên huyện đảo Vân Đồn nói riêng vàtỉnh Quảng Ninh cùng cả nước nói chung Xét trên quan điểm kinh tế, việc thực hiệncác chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo sẽ tạo cơ hội, điều kiện chocác tổ chức, doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh; sản xuất; tạo điều kiện chongười dân tiếp cận với các dịch vụ đào tạo, các cơ hội việc làm và thu hút nguồn nhânlực từ các vùng khác trên cả nước, thậm chí là nguồn nhân lực chất lượng cao từ nướcngoài đến học tập, làm việc và sinh sống, từ đó, góp phẩn gia tăng thu nhập, cải thiệnđời sống của người dân tại vùng đất này;

Thứ ba, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo mang lại nhiều

mặt thuận lợi cho huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh nhưng cũng đồng thời mangđến những thách thức, khó khăn cho địa phương này Điều này buộc các nhà hoạchđịnh chính sách, bộ máy lãnh đạo tại địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp phải tựnâng cao năng lực bản thân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các vùng, các địaphương khác có cùng lợi thế kể cả ở trong nước hay quốc tế Chính sách này góp phầnquan trọng vào việc kiến tạo năng lực cạnh tranh của huyện đảo Vân Đồn tỉnh QuảngNinh trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu, hội nhập được với nền kinh tế khu vực và thếgiới mà sự phát triển thành công của một đất nước lại phụ thuộc rất lớn vào lợi thế

Trang 35

cạnh tranh, năng suất lao động và sự liên kết hợp tác có hiệu quả được thể hiện ở môitrường phát triển của một vùng, một địa phương.

2.1.2 Đặc điểm của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồntỉnh Quảng Ninh là một chính sách công vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chungcủa một chính sách công như:

Mang tính cộng đồng: việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách thu hút

đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh gắn với yêucầu tiến bộ và công bằng xã hội Đây chính là một yêu cầu cơ bản của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Đầu tư phát triển kinh tế biển đảo cùng với các

bộ phận khác của nền kinh tế hướng đến mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội và làbàn đạp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế;

Mang tính hệ thống, đồng bộ: chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh có mối quan hệ hài hòa với các chínhsách phát triển các lĩnh vực kinh tế khác của nền kinh tế Kinh tế biển đảo là một bộphận của nền kinh tế quốc dân, do đó, yêu cầu đầu tiên đối với việc phát triển bộ phậnkinh tế này là phải gắn kết với việc phát triển các lĩnh vực kinh tế khác của nền kinh tế,bên cạnh đó cần có những chính sách thu hút đầu tư đồng bộ từ các địa phương cóchung lợi thế trên cơ sở phát huy đặc trưng của từng vùng, tạo thành một mạng lướikinh tế vùng vững chắc, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau phát triển bền vững (quan hệtương trợ);

Mang tính ổn định tương đối: chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hướng đến sự bền vững và ổn định, chính

vì vậy quá trình quy hoạch và xây dựng huyện đảo đều có tầm nhìn xa từ 10-30 năm.Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được trình tại Đại hội XI củaĐảng, khi đề cập 5 quan điểm phát triển thì quan điểm đầu tiên được khẳng định là:

“Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầuxuyên suốt trong Chiến lược” Điều này không chỉ nói lên thái độ dứt khoát trong sựlựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho một thập niên sắp tới, màcòn là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, quan trọng và nhất quán trong đường lối pháttriển của Đảng;

Vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước, vừa là công cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội: chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại

huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh được hình thành trong quá trình hoạt động.Trong quá trình tiến hành các hoạt động này không thể tránh khỏi các vấn đề tiêu cựchoặc mặt trái của quá trình thực hiện chính sách, lúc này chính sách không đơn giảnđóng vai trò quản lý mà còn trở thành công cụ để giải quyết những mặt trái, những vấn

đề tiêu cực phát sinh đó

2.1.3 Mục tiêu, giải pháp chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

* Mục tiêu tổng quát

Trang 36

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhận thấy huyện đảo Vân Đồn là một địaphương có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị chiến lược, có nhiều điều kiện để xây dựng vàphát triển trở thành vùng kinh tế động lực của Quảng Ninh và khu vực, Đảng và Nhànước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối để phát triển kinh tế, xã hội Vân Đồntheo hướng bền vững, với tầm nhìn dài hạn nhằm khai thác những lợi thế sẵn có củađịa phương.

Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo VânĐồn tỉnh Quảng Ninh cũng là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nướctrong quá trình xây dựng và phát triển Vân Đồn, chính sách tập trung nghiên cứu cácgiải pháp nhằm thu hút đầu tư về vốn, nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo đồng thời nghiên cứu Vân Đồn vớiđịnh hướng là Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt trong tương lai gần, Vân Đồn phấnđấu trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế và văn hoácủa khu vực với chất lượng cuộc sống, nguồn nhân lực chất lượng cao và năng suấtcao, mang lại nền kinh tế có giá trị, sáng tạo với trọng tâm là ngành dịch vụ và cácngành công nghiệp tri thức, phát triển ngành nghề mới, công nghệ mới, trình độ cao,trọng tâm là dịch vụ logistics, du lịch cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có casino,công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tếcủa khu vực Hành lang kinh tế Trung Quốc - ASEAN

Đến năm 2030, Vân Đồn thiết lập đầy đủ các nền tảng xã hội và kinh tế bềnvững Đến năm 2050, Vân Đồn trở thành một trung tâm đầu tư và nguồn nhân lực chấtlượng cao toàn cầu, một trong những động lực kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhómdẫn đầu về thành phố đáng sống của Châu Á - Thái Bình Dương

Đến năm 2030, tổng GRDP đạt khoảng 1,981 tỷ USD

Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người tương ứng đạt khoảng 3.026 USD;Năm 2025, GRDP bình quân đầu người tương ứng đạt khoảng 6.544 USD;

Năm 2030, GRDP bình quân đầu người tương ứng đạt khoảng 12.242 USD

(2) Các mục tiêu huy động vốn đầu tư:

- Giai đoạn 2011 - 2015 (5 năm): 70.000 - 75.000 tỷ đồng (ước khoảng 5.000 - 5.300 triệu USD) Mỗi năm 13.000 - 14.000 tỷ đồng

Giai đoạn 2016 2020 (5 năm): 160.000 165.000 tỷ đồng (ước khoảng 10000

-1 l.300 triệu USD) Mỗi năm 30.000 - 33.000 tỷ đồng

- Giai đoạn 2021 – 2025 (5 năm) 250.000 - 255.000 tỷ đồng

Trang 37

- Giai đoạn 2026 – 2030 (5 năm) 340.000 - 345.000 tỷ đồng Hình thức, cơ cấu huyđộng nguồn vốn.

- Nguồn vổn ngân sách chiếm khoảng 7 - 10%, giảm dần xuống 5 - 7%, được triệt

đế sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Nguồn vốn tín dụng: huy động khoảng 25% tổng nguồn vốn cho xây dựng toàn khu kinh tế

- Vốn liên doanh, liên kết từ bên ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút khoảng 50 - 55%

- Nguồn vốn tại chỗ trong dân huy động khoảng 10-15%

(3) Các giải pháp chính sách chủ yếu:

- Nhà nước dành vốn đầu tư thích đáng từ ngân sách và tận dụng ưu đãi, hỗ trợcho việc thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng và phát triển hệthống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộngquan trọng, cần thiết để đảm bảo cho sự hoạt động và phát triến của Vân Đồn;

- Vân Đồn được phép áp dụng tất cả các cơ chể, chính sách ưu đãi cao nhất màNhà nước đã ban hành về tất cả các loại hình đầu tư trong và ngoài nước, như đối với cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu hành chính - kinh tế đặc biệt Tất cả các

dự án đầu tư vào Vân Đồn được hưởng các ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế

-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, Luật Thuế thu nhậpdoanh nghiệp, các luật thuế khác và các ưu đãi khác;

- Định hướng khuyến khích phát triển các ngành mũi nhọn:

Du lịch biển - đảo chất lượng cao;

Dịch vụ phục vụ du lịch như khu nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, vui chơi giải trí có thưởng;

Dịch vụ thanh toán và thương mại quốc tế;

Dịch vụ vận tải hàng không và vận tải đường biển;

Phát triển công nghiệp sạch, công nghệ sinh học;

Sản xuất nông, hải sản chất lượng cao với việc tổ chức chế biến đồ uống và ăn chất lượng cao phục vụ du lịch…

- Ưu đãi với đất đai và bất động sản

Tập trung đất, không cấp đất cho các dự án với diện tích nhỏ Nhà nước hồ trợđầu tư hạ tầng kỹ thuật để giao đất có hạ tầng đồng bộ cho nhà đầu tư theo giá ưu đãi;

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai và cho thuê lại đất hoàn toàn thựchiện theo cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ quản lý mục đích sử dụng;

Các tố chức và cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đượcgiao đất hoặc thuê đất; các tổ chức và cá nhân nước ngoài, các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật vềđầu tư được thuê đất để thực hiện đự án đầu tư trong khu kinh tế và có các quyền,nghĩa vụ tương ứng với hình thức được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật

về đất đai;

Cho phép các tố chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ngườinước ngoài thường trú tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ

Trang 38

chức và cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, chothuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng hạ tầng trên khu kinh tếtheo quy định tương ứng của pháp luật về đất đai Người Việt Nam định cư ở nướcngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất Người nước ngoài thường trútại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở và được thuê đất ở lâu dàitrong khu kinh tế.

- Ưu đãi tài chính, thuế:

Ưu đãi đặc biệt về thuế quan, thu hút đầu tư, giá thuê đất và mặt nước, chuyểnlợi nhuận ra nước ngoài, ưu đãi tái đầu tư, áp dụng tất cả các chính sách đã và sẽ đượcban hành cho các khu kinh tể cửa khẩu, khu kinh tế mở, khu kinh tế, đặc khu hànhchính - kinh tế của đất nước đã và sẽ được phê duyệt;

Điều tiết nguồn thu để tăng vốn tái đầu tư cho khu kinh tế bằng cách để lại toàn

bộ nguồn thu của khu kinh tế để tái đầu tư đến 2020, sau đó để lại cho phép ở mức50% Nghiên cứu hình thành quỹ tín dụng ưu đãi cho các tô chức, cá nhân đến khukinh tể đầu tư phát triển Nguồn quỹ được huy động từ vốn vay tín dụng, trái phiếuChính phủ hoặc từ các nguôn tài trợ của các Tổ chức, các Tập đoàn kinh tế lớn trong

và ngoài nước;

Cho phép Khu kinh tế Vân Đồn trong 10 năm đầu được áp dụng mức thuế suất

và cho hưởng ưu đãi cao nhất, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanhnghiệp nước ngoài Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, kể cảngười Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế;

Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối vớihàng nhập khẩu một lần để tạo tài sản cố định trong thời gian đầu tư dự án Cơ chế ưuđãi trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dư án, thay thế đổi mớicông nghệ Riêng dự án BOT cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với nhiên, nguyênliệu, vật tư nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để phục vụ xây dựng,vận hành công trình BOT Thời gian miễn thuế dài gấp hai lần so với quy định hiệnhành kể từ khi bắt đầu sản xuất và kinh doanh;

Cho phép các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chịu thuế giá trị giatăng trong thời gian 3 đến 5 năm đầu Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động được miễnthuế thu nhập doanh nghiệp thêm từ 4 đến 5 năm so với quy định chung, kể từ khidoanh nghiệp có thu nhập chịu thuế

- Ưu đãi hỗ trợ tín dụng:

Ban hành cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi (hỗ trợ vốn, ưu đãi tín đụng) đểphát triển hệ thống kết cấu hạ tầng Phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc cổ phiếu côngtrình đối với những dự án hạ tầng có quy mô lớn và có vai trò then chốt đối với sự pháttriển của khu kinh tế;

Cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần,ngân hàng liên doanh với nước ngoài, ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụngkhác (được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng), được mở chinhánh trong Khu Kinh tế để thực hiện các chức năng tín dụng bằng đồng Việt Nam vàngoại tệ đối với các hoạt động kinh tế theo quy định hiện hành

Trang 39

- Tự do hoá đầu tư:

Cho phép thu hút mọi nhà đầu tư để phát triển Khu kinh tế theo quy hoạch đãđược phê duyệt Đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có khả năng thu hồi vốn, BanQuản lý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định huy động đầu tư theo các hình thứcBOT, BTO, BT, phát hành trái phiếu công trình theo quy định của pháp luật;

Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quyđịnh hiện hành để thực hiện việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ; hỗtrợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động ở địa phương; tạo điều kiện cho lực lượnglao động ở địa phương có thể vào làm việc tại các doanh nghiệp trong khu kinh tế;khuyến khích và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ các nơi khác vềlàm việc tại khu kinh tế; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân; hỗ trợ xây dựng cáccông trình dịch vụ, tiện ích công cộng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hỗtrợ xúc tiến đầu tư-thương mại; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanhquá trình đầu tư và phát triển khu kinh tế

- Xúc tiến đầu tư:

Xây dựng Trung tâm Hội chợ Quốc tế Tổ chức liên doanh, liên kết thông quaHội chợ để thu hút công nghệ, thiết bị tiên tiến;

Xây dựng Trung tâm Hội thảo quốc tế, thông qua đó quảng bá, tạo cơ hội thuhút các nhà khoa học, các đề án vào KKT;

Xây dựng hệ thống tư liệu quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúnghiện đại, quốc tế để giới thiệu tiềm năng, khả năng khai thác và thực tế hiệu quả đầu tưvào Khu Kinh tế Xây dựng sa bàn, website, các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng vàhướng phát triển của khu kinh tế với quốc tế;

Xây nhà ở cao cấp cho thuê hoặc cho thuê theo thời vụ, thu hút các Đại diện cácCông ty quốc tế và tư nhân vào khai thác khu kinh tế

- Định hướng hợp tác liên vùng và quốc tế:

Liên kết với Hải Phòng, thực hiện Quyết định 34/2009/QĐ-TTg Tổ chức xâydựng hạ tầng, khai thác vùng biển, tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế;

Liên kết với Lạng Sơn, Hà Giang khai thác vùng Đông Bắc theo hành lang kinh

tế và dải ven biến;

Liên kết với Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và các tỉnh khác nhằm khai thác hành langCôn Minh - Hải Phòng - Quảng Ninh cả trong vận chuyển hàng hóa và du lịch;

Liên kết, liên doanh với nước ngoài, trước hết là Quảng Tây, Côn Minh (TrungQuốc), xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí với các hình thứcđộc đáo trên biển, đảo

Kế hoạch phát triển: Ưu tiên phát triển các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao,dành chủ yếu quỹ đất cho phát triển dịch vụ chứ không phải cho kinh doanh đô thị.Vân Đồn sẽ nằm trong mối liên kết với các địa phương lân cận của tỉnh Quảng Ninhnhằm tạo sự phát triển tương hỗ bền vững, hiệu quả Các dự án, nhà đầu tư xác địnhthu hút vào Vân Đồn là nhà đầu tư có năng lực, đảm bảo vươn tầm quốc tế…

Trong giải pháp về đầu tư vốn thực hiện phát triển kinh tế - xã hội sẽ sử dụngcác chính sách huy động vốn đầu tư và chính sách xúc tiến đầu tư Cụ thể, vốn đầu tư

Trang 40

sẽ được huy động từ nguồn tư nhân và ngân sách quốc gia cũng như vốn đầu tư nướcngoài, vốn từ đất đai Trong đó, tại khu vực tư nhân, Sun Group đang được đánh giá lànhà đầu tư chiến lược xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn Các nhà đầu tư khác đượcđiểm tên như FLC, CEO, MBland, Crytal Bay và HD Mon

Về phát triển du lịch Vân Đồn định hướng phát triển du lịch khai thác tàinguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống Đặc biệt, Vân Đồn sẽ phát triển dịch vụgiải trí casino, resort, chuỗi khách sạn cao cấp, sân golf, điểm du lịch tâm linh

Về công nghiệp công nghệ cao, tập trung phát triển một số ngành sử dụng côngnghệ cao như y dược, sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin trong hệ thốngsản xuất, công nghệ sử dụng nguyên liệu tiên tiến, công nghệ năng lượng và môitrường Nông nghiệp cũng được phát triển theo hướng công nghệ cao phục vụ nhu cầu

du lịch tại chỗ, phát triển kinh tế biển

Bên cạnh đó, một số ngành như dịch vụ điện ảnh, thời trang, tổ chức sự kiệnquốc tế cũng được chú trọng phát triển tại Vân Đồn

Vân Đồn sẽ tập trung phát triển và kinh doanh cảng hàng không, đấy mạnh pháttriển Logistics để đưa Vân Đồn trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ hậu cần đẳng cấpthế giới, trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hóa vào khu vực Đông Nam Á Trongtương lai, Vân Đồn sẽ nghiên cứu xây dựng một sân bay trực thăng (taxi trực thăng) ởcụm đảo Cái Bầu, Quan Lạn và Thắng Lợi Đồng thời, nghiên cứu xây dựng loại hìnhthủy phi cơ phục vụ vận chuyển du lịch và hàng hóa, phù hợp với địa hình của VânĐồn

Về đường bộ, sẽ xây dựng cầu Vân Tiên nối Khu kinh tế Vân Đồn với Khu kinh

tế Tiên Yên, gần khu vực cảng Mũi Chùa, nằm trong mạng lưới đường bộ quốc gia(QL4B) Cùng với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, hoànthiện xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn Trong giai đoạn ngoài 2050,xây dựng tuyến đường sắt cao tốc kết nối Khu kinh tế Vân Đồn với các khu vực trong

tỷ USD; đóng góp vào ngân sách Nhà nước 10% giá trị xuất khẩu

Về xã hội, tốc độ tăng dân số trung bình trong các giai đoạn đến 2020 là 6%;

2021 - 2025 là 11%; 2026 - 2030 là 8% Quy mô dân số tăng từ 52 nghìn người năm

2019 lên 140 nghìn người vào năm 2030 Đến năm 2030, tạo khoảng 89 nghìn việclàm; phấn đấu đến năm 2030 đạt 15 bác sỹ/1 vạn dân và 03 dược sỹ/1 vạn dân

Nhìn chung các kế hoạch triển khai nhiệm vụ được ban hành kịp thời, tạo điềukiện thuận lợi và thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu

tư, xây dựng trên địa bàn

Ngày đăng: 04/04/2021, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w