1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn tong ket kinh nghiem

3 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 1.Tên đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BIỂU CẢM Lớp 7 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: Việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và tăng cường phương pháp dạy học tích cực thực hiện đã được gần mười năm. Trong những năm qua, chất lượng học tập của HS có những bước chuyển biến tích cực.Thế nhưng ở một số nội dung dạy học cụ thể vẫn còn những việc đáng bàn và nghiên cứu sâu hơn để hiệu quả dạy học được tốt hơn. Trong chương trình Ngữ văn cấp THCS, theo cấu tạo nội dung chương trình hai vòng : Vòng 1 ở lớp 6,7 và vòng 2 ở lớp 8,9. Yêu cầu khi dạy học kết thúc vòng 1, HS phải nắm được những kĩ năng cơ bản của các phương thức diễn đạt chính như : Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm và một số văn bản điều hành thông dụng. Trong các phương thức này, biểu cảm là một phương thức tương đối mới mẻ so với các phương thức khác. Do đó, việc dạy và học gặp không ít khó khăn. Trong quá trình dạy học những năm qua, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc dạy học văn biểu cảm xin được trình bày để chúng ta cùng tham khảo. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu còn hạn chế và thiếu thốn về tư liệu, rất mong được các thầy cô đồng nghiệp góp ý, bổ sung. 3.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Kiểu bài biểu cảm mới được đưa vào dạy học ở chương trình THCS năm 2003 – 2004, mặc dù trước đó, SGK cũ có đưa vào các bài Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn, đoạn thơ và Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học. Nhưng cả hai kiểu bài này chỉ thuần tuý về cảm nhận văn chương mà thôi. Kiểu bài Văn biểu cảm mới đưa vào lần này có phạm vi rộng hơn nhiều, và yêu cầu cũng rất khác so với nội dung cũ. Nếu như yêu cầu của kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về văn học được xem như một dạng sơ khởi, mở đầu của bài nghị luận văn học thì ở văn biểu cảm đưa vào lần này có tư cách như là một phương thức diễn đạt riêng, có những đặc trưng và phương thức biểu hiện riêng. Cảm nghĩ chỉ là một dạng của văn biểu cảm , đó là biểu cảm kết hợp với nghị luận. Còn biểu cảm là một lĩnh vực rộng lớn, tuy không tách rời với suy nghĩ, nhưng gắn với toàn bộ đời sống tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá và nhu cầu biểu cảm của con người: Từ cảm xúc đối với người thân trong gia đình đến cảm xúc đối với bạn bè, thầy cô; từ tình cảm đối với đồ vật, phong cảnh làng quê đếntình yêu Tổ quốc; từ tình cảm đối với các giá trị đạo đức đến văn học nghệ thuật. Học loại văn này, học sinh có dịp trau dồi kĩ năng biểu đạt mọi tình cảm, cảm xúc trong cuộc sống. Với văn biểu cảm, người làm văn phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm nhiều mặt, từ từ ngữ đến hình thức câu văn, vần điệu, cách ngắt nhịp, các biện pháp tu từ .Do đó, học sinh phải học tốt và có kiến thức vững vàng về vốn từ, cú pháp, cũng như các phép tu từ thì mới học tốt văn biểu cảm được. Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ, khác với biểu cảm trong thực tế, hễ đau đớn thì khóc lóc,vui sướng thì cười hả hê . Biểu cảm bằng văn là bộc lộ những cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng , những ấn tượng thầm kín của con người,sự vật, những kỉ niệm, hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc, bộc lộ tình cảm yêu, ghét, mến thân .Do vậy,Biểu cảm là biểu hiện tình cảm ở trong lòng mà muốn truyền cho người đọc và khơi gợi những tình cảm, cảm xúc ở người đọc. 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2 3 . 3.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Kiểu bài biểu cảm mới được đưa vào dạy học ở chương trình THCS năm 2003 – 2004, mặc dù trước đó, SGK cũ có đưa vào các bài Phát biểu cảm nghĩ. nghĩ về một nhân vật văn học. Nhưng cả hai kiểu bài này chỉ thuần tuý về cảm nhận văn chương mà thôi. Kiểu bài Văn biểu cảm mới đưa vào lần này có phạm vi

Ngày đăng: 26/11/2013, 18:11

Xem thêm: Bài soạn tong ket kinh nghiem

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w