1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

22 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 49,23 KB

Nội dung

MÔN: PHÁP CHẾ VÀ TIÊU CHUẨN HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ NGỌC MAI ĐỀ TÀI:TÌM HIỂU CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Thư viện Quốc gia Việt Nam ra đời từ rất sớm,nhằm mục đích xây dựng và phát triển thư viện này. Nhà nước ta đã bắt tay vào quản lý sự nghiệp thư viện, đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về công tác thư viện trong thư viện Quốc gia Việt Nam. Tài liệu “ các văn bản pháp quy về thư viện Quốc gia Việt Nam” được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về các loại văn bản pháp quy được ban hành trong thư viện Quốc gia. Giúp các bạn chuyên nghành thông tin – thư viện nắm được các quyết định trong các văn bản pháp quy về tổ chức sự nghiệp thư viện trong thư viện Quốc gia Việt Nam.

MÔN: PHÁP CHẾ VÀ TIÊU CHUẨN HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐỀ TÀI:TÌM HIỂU CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Thư viện Quốc gia Việt Nam ra đời từ rất sớm,nhằm mục đích xây dựng và phát triển thư viện này Nhà nước ta đã bắt tay vào quản lý sự nghiệp thư viện, đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về công tác thư viện trong thư viện Quốc gia Việt Nam Tài liệu “ các văn bản pháp quy về thư viện Quốc gia Việt Nam” được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về các loại văn bản pháp quy được ban hành trong thư viện Quốc gia Giúp các bạn chuyên nghành thông tin – thư viện nắm được các quyết định trong các văn bản pháp quy về tổ chức sự nghiệp thư viện trong thư viện Quốc gia Việt Nam PHẦN I A- GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện công cộng lớn nhất cả nước.Tiền thân của Thư viện Quốc gia là Thư viện Trung ương Đông Dương, sau thường quen gọi là Thư viện Trung ương được thành lập theo nghị định của toàn quyền Pháp ngày 29/11/1917 Thư viện bắt đầu mở cửa phục vụ vào 01/09/1919 Năm 1935, Thư viện Trung ương Đông Dương đổi tên thành Thư viện Pierre Pasquier Thư viện đang hoạt động bình thường thì Nhật lật đổ Pháp tháng 03/1945 Ngày 19/04/1945 Đốc lý Nhật ở Hà Nội đã ra quyết định cử giáo sư kudo chính thức chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của thư viện và Nha lưu trữ Trong một thời gian ngắn quyanr lý thư viện người nhật chưa kịp triển khai một hoạt động đáng kể nào Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công mặc dù còn bộn bề bao công việc nhưng Nha nước ta vẫn không quyên công tác thư viện Ngày 08/09/1945 sáu ngày sau khi giành được độc lập, Chihs phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 13 chuyển giao các thư viện, trong đó có thư viện Pierre Pasquier về Bộ Quốc gia giáo dục quản lý Ngô Đình Nhu được cử làm giám đốc nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc.Ngày 20/10/1945 Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ra quyết định đổi tên thư viện thành Quốc gia thư viện cuối năm 1946,Hà Nội bị tạm chiếm, thư viện lại thuộc về sự quản lý của người Pháp Tuy có chiến tranh nhưng thư viện vẫn được bảo vệ nguyên vẹn Tháng 7/1953 thư viện được sáp nhập vào Viện Đại học Hà Nội và đổi tên thành Tổng thư viện Hà Nội Năm 1954, trước khi chạy khỏi miền Bắc, thục dân Pháp đã di chuyển Tổng thư viện vào miền Nam nhưng họ mới chỉ kịp di chuyển đi khoảng 1000 hòm sách, vài chục ngàn bản sách báo và tạp chí Sau khi chính phủ ta tiếp quản Hà Nội, thư viện cũng đã được tiếp quản vào năm 1957, từ đó, thư viện chính thức mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam B- CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM I Khái niệm văn bản pháp quy Văn bản pháp quy là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục,trình tự luật định,trong đó các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa II Các văn bản pháp quy về Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 Về vị trí,vai trò,chức năng của TVQGVN Về vị trí, vai trò của TVQGVN được quy định trong Nghị định của chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thư viện như sau: “Điều 5 Vị trí, vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước trong các lĩnh vực sau: 1 Xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài; 2 Luân chuyển, trao đổi tài liệu giữa các thư viện trong nước và nước ngoài; 3 Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật Xuất bản, các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam; 4 Biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia và phối hợp với thư viện trung tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn Tổng thư mục Việt Nam; 5 Nghiên cứu thư viện học, thư mục học; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa - Thông tin.” Ngoài ra, vị trí và chức năng của TVQGVN còn được quy định trong Quyết định số 888/QĐ-BVHTTDL do BVHTTDL ban hành ngày 28/03/2014 “Điều 1 Vị trí và chức năng Thư viện Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng: thu thập, giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội, cung cấp thông tin phục vụ các đối tượng người sử dụng trong nước và nước ngoài Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện Trung tâm của cả nước (sau đây gọi tắt là Thư viện) có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.” 2 Về nhiệm vụ và quyền hạn của TVQGVN Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 do UBTVQH ban hành ngày 28/12/2000 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của TVQGVN tại điều 17 như sau: “Điều 17 1 Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước 2 Ngoài những nhiệm vụ này và quyền quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này, Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Khai thác các nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu người đọc b) Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo quy định; xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản Thư mục quốc gia và Tổng thư mục Việt Nam ; c) Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc theo quy chế của thư viện; d) Hợp tác, trao đổi tài liệu với các thư viện trong nước và nước ngoài đ) Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin - thư viện; e) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; hướng dẫn nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của Bộ Văn hoá - Thông tin.” Quyền và nghĩa vụ của TVQGVN còn được quy định chi tiết tại điều 29 và điều 30 của Dự thảo Luật thư viện lần 3 ngày 04/05/2012 do Quốc hội ban hành: “Điều 29 Quyền của Thư viện Quốc gia Việt Nam 1.Có các quyền quy định tại Điều 27 Luật này: 2 Thu nhận, lưu giữ xuất bản phẩm xuất bản tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xuất bản 3 Thu nhận, lưu giữ luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước, nước ngoài và của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam 4 Lưu giữ các tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật này và tổ chức sử dụng các tài liệu đó theo quy định của pháp luật Điều 30 Nghĩa vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam 1.Có các nghĩa vụ quy định tại Điều 28 Luật này 2 Thu thập, lưu giữ, tổ chức, bảo quản lâu dài di sản thư tịch và các xuất bản phẩm của Việt Nam nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc; thu thập các tài liệu viết về Việt Nam, các xuất bản phẩm tiêu biểu của các quốc gia; 3 Biên soạn, xuất bản và phát hành Thư mục quốc gia, Tổng mục lục Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu các xuất bản phẩm Việt Nam 4 Nghiên cứu những tiến bộ khoa học, công nghệ, các chuẩn nghiệp vụ mới về thư viện của thế giới để ứng dụng trong hoạt động thư viện 5 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.” Quyết định số 888/QĐ-BVHTTDL do BVHTTDL ban hành ngày 28/03/2014 quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TVQGVN “Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn 1 Trình Bộ trưởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt 2 Thu thập, xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước và bảo quản lâu dài vốn tài liệu quốc gia và tài liệu chọn lọc của nước ngoài dưới tất cả các định dạng truyền thống và điện tử theo quy định của pháp luật 3.Thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm Việt Nam, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam 4 Bổ sung, trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật 5 Xử lý kỹ thuật tài liệu theo những chuẩn nghiệp vụ thống nhất theo quy định của pháp luật 6 Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu của Việt Nam, cơ sở dữ liệu liên hợp tài liệu các thư viện Việt Nam Biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia và phối hợp với thư viện trung tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn xuất bản Tổng thư mục Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, tài liệu nghiệp vụ và các sản phẩm thông tin khác 7 Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc trong nước và nước ngoài sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức; tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện; tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, phổ biến phục vụ các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của cộng đồng theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật 8 Nghiên cứu khoa học về thư viện và các lĩnh vực có liên quan thư viện, ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thư viện 9 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện, hướng dẫn nghiệp vụ thư viện trên phạm vi cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 10 Hợp tác quốc tế về lĩnh vực thư viện: tham gia các tổ chức quốc tế về thư viện, xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ về lĩnh vực thư viện theo quy định của pháp luật 11 Lưu trữ các tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện và phục vụ người đọc theo quy định của pháp luật 12 Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật 13 Thực hiện, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo nội quy làm việc của Thư viện; đảm bảo an toàn, an ninh, cảnh quan môi trường do Thư viện quản lý 14 Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Thư viện, theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ 15 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật 16 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.” 3.Về tổ chức và hoạt động thư viện a) Về tổ chức Cơ cấu tổ chức của TVQGVN được quy định tại quyết định số 888/QĐBVHTTDL do BVHTTDL ban hành ngày 28/03/2014 như sau: “Điều 3 Cơ cấu tổ chức 1 Lãnh đạo Thư viện: Giám đốc và các Phó Giám đốc 2 Các phòng chức năng: a Phòng Hành chính, Tổ chức; b Phòng Lưu chiểu; c Phòng Bổ sung, Trao đổi; d Phòng Phân loại, Biên mục; đ Phòng đọc Báo, Tạp chí; e Phòng đọc Sách; g Phòng Thông tin tư liệu; h Phòng Nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ; i Phòng Quan hệ quốc tế; k Phòng Tin học; l Phòng Bảo quản; m Tạp chí Thư viện Việt Nam; n Phòng Bảo vệ Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể, bố trí, sắp xếp viên chức theo cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và người lao động cho các phòng chức năng; xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thư viện.” b) Về hoạt động thư viện Dự thảo Luật thư viện lần 3 Khoản 2-điều 10 quy định TVQGVN là thư viện công lập Trong Pháp lệnh thư viện: Khoản 1- điều 16 quy định Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện công cộng Khoản 1- điều 11 quy định TVQGVN và thư viện của tổ chức cấp trung ương đăng ký hoạt động với Bộ VH-TT Nghị định của chính phủ số 72/2002/NĐ-CP tại Điều 4 quy định: TVQGVN chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ VH-TT “Điều 4 Thư viện công cộng Thư viện công cộng là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc Thư viện công cộng bao gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh), thư viện do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp xã) Thư viện Quốc gia Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa Thông tin Thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan văn hóa - thông tin cùng cấp.” Quy định về lưu trữ tài liệu tại:“Điều 12 Lưu trữ tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện 1.Thư viện được lưu trữ tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam; thư viện đa ngành, chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Thư viện Hà Nội và Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 2 Việc lưu trữ, sử dụng tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tham khảo thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước” Khoản 1- điều 13 quy định TVQGVN hoạt động bằng ngân sách nhà nước: “Điều 13 Thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước Các thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước bao gồm: 1 Thư viện Quốc gia Việt Nam;” Điều 14:Chính sách đầu tư đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước “2.Đầu tư tập trung cho các thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng bao gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội (thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia), Thư viện Khoa học kỹ thuật Trung ương (thuộc Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và Công nghệ Quốc gia), Thư viện Quân đội, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.” Thông tư số 30- VH/TT do Bộ văn hóa ban hành ngày 17/03/1971hướng dẫn thi hành quyết định số 178-CP của hội đồng chính phủ về công tác thư viện quy định “TVQGVN thuộc Bộ văn hóa là thư viện khoa học lớn, có tính tổng hợp, thư viện này sẽ tập trung phục vụ các chuyên đề nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau.” 4.Về chi phí thư viện Quyết định số 07/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 18/01/2005 quy định mức thu, việc thu,nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện áp dụng tại TVQGVN “Điều 1 Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đọc tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam phải nộp phí thư viện theo mức thu là 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/thẻ/năm Điều 2 Tiền thu phí thư viện quy định tại Quyết định này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau: 1 Thư viện Quốc gia Việt Nam (đơn vị thu phí) được trích 90% (chín mươi phần trăm) số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo nội dung chi cụ thể sau đây: a) Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí (không bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ công chức đã được hưởng tiền lương theo chế độ quy định hiện hành); b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành; c) Chi hỗ trợ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí; d) Chi làm thẻ bạn đọc (thẻ nhựa), mực in, giấy hẹn, chụp ảnh làm thẻ và chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí; đ) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước Hàng năm, đơn vị thu phí phải quyết toán thu chi theo thực tế Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định Tiền phí để lại cho đơn vị thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí không phản ánh vào ngân sách nhà nước 2 Đơn vị thu phí có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán 10% (mười phần trăm) số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành Điều 3 Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo Điều 4 Các vấn đề khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, chứng từ thu phí không đề cập tại Quyết định này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí Điều 5 Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí, Thư viện Quốc gia Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.” Quyết định số 90/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi,bổ sung, quyết định số 07/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định mức thu, việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện áp dụng tại TVQGVN “Điều 1 Sửa đổi, bổ sung Điều 1 mức thu phí thư viện áp dụng tại Thư viện Quốc gia theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau: “Điều 1 Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đọc tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam phải nộp phí thư viện theo mức thu quy định như sau, trừ những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này: 1 Đối với cá nhân từ 18 tuổi trở lên là người Việt Nam hoặc nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam: 60.000 (sáu mươi nghìn) đồng/thẻ/năm; 2 Đối với cán bộ hưu trí: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/thẻ/năm; 3 Đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu không thường xuyên: 3.000 (ba nghìn) đồng/người/lượt.” 4 Không thu phí thư viện áp dụng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa qui định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa.” III- Nhận a) Ưu điểm: xét các VBPQ về TVQGVN  Hình thành một hệ thống VBPQ trong lĩnh vực thư viện, được thể hiện ở hai khía cạnh: + Sự đầy đủ của cơ quan ban hành: văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nghành và của các bộ,nghành liên quan như Bộ VHTTDL, Bộ Tài Chính + Các văn bản này đã quy định những vấn đề cơ bản nhất của thể chế TVQGVN đó là:  Bảo đảm sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý nhà nước, đồng thời khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp thư viện trên hai mặt: đóng góp và hưởng thụ  Quy định những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thư viện: nội dung, nguyên tắc,cơ quan quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp(thể hiện qua sự phân công phối hợp của các bộ, nghành)  Quy định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của thiết chế thư viện Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng không thể thiếu của thư viện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đề ra định hướng phát triển của thư viện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là hiện đại hóa về cả phương thức hoạt động lẫn cơ sở vật chất, trang bị, điều kiện để thành lập thư viện,quyền và trách nhiệm của thư viện,tổ chức trong thư viện, chi phí cho hoạt động thư viện  Quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động thư viện nhà nước cấp 100% kinh phí đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước, đầu tư bảo đảm để thư viện phát triển theo hướng hiện đại hóa,khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước b) Nhược điểm + Sự chưa hoàn thiện của hệ thông văn bản pháp quy: chưa đầy đủ loại hình văn bản,văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là luật thư viện thì mới đang là dự thảo Do vậy, dẫn tới thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thư viện chưa cao + Nội dung các văn bản còn nhiều bất cập, chưa thống nhất Nhiều quyết định không còn phù hợp vẫn chưa được bãi bỏ hoặc sửa chữa +Về tổ chức và hoạt động thư viện: Trong nhiều năm qua tuy đã có sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của bản thân về hệ thống cũng như sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước Song nhìn chung vẫn trong tình trạng lạc hậu so với trình độ phát triển của sự nghiệp thư viện các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trên phương tiện ứng dụng thông tin Đây là cản trở lớn trên con đường hội nhập quốc tế về lĩnh vực thư viện + Về chính sách: nhiều chính sách thiết thực chưa được cụ thể hóa,mới chỉ được quy định trên các văn bản mà chưa đi vào thực tế cuộc sống c) Đề xuất: Đề nghị BVHTTDL sớm ban hành Luật Thư viện Sửa đổi bổ sung thông tư liên bộ giữa bộ văn hóa – thông tin và bộ tài chính về sửa đổi quy định về chi phí sử dụng và đầu tư trong TVQGVN Phần II Một số Thư viện Quốc gia nước ngoài I Thư viện Quốc hội Mỹ Về sử dụng thư viện: Thư viện mở cửa cho công chúng và tổ chức các tour du lịch cho du khách Chỉ những người có làm thẻ bạn đọc mới có thể vào phòng đọc Thẻ bạn đọc có sẵn cho người ít nhất là 16 tuổi có xuất trình một trong các loại thẻ căn cước do chính quyền cấp (giấy phép lái xe, ID của tiểu bang hoặc hộ chiếu) Tuy nhiên chỉ có thành viên và nhân viên Quốc hội, Tối cao Pháp viện, Thư viện Quốc hội và một số viên chức chính phủ mới có quyền mượn sách Người có thẻ,bạn đọc đọc sách ngay tại phòng đọc II Thư viện quốc gia pháp Về nhiệm vụ: Thư viện quốc gia pháp ngày nay là một cơ quan hành chính dưới sự bảo hộ của bộ văn hóa Trong vai trò thư viện quốc gia, bên cạnh các chức năng tập hợp, bảo quản tài liệu và phục vụ độc giả, thư viện còn có trách nhiệm tiếp nhận lưu trữ xuất bản phẩm và biên soạn ấn hành thư mục quốc gia Theo sắc lệnh thành lập ngày 3/01/1994, được sửa đổi ngày 09/11/2006, thư viện quốc gia Pháp có 4 nhiệm vụ 1) Sưu tầm, biên mục, lưu trữ, và làm phong phú toàn bộ phạm vi của tri thức, của di sản quốc gia mà thư viện trông coi, đặc biệt những di sản Pháp ngữ hoặc liên quan đến nền văn minh Pháp 2) Bảo đảm khả năng tiếp cận tốt nhất với kho tài liệu, trừ những bí mật được luật bảo vệ, trong điều kiện phù hợp với luật sở hữu trí tuệ và tương hợp với chức năng bảo quản 3) Xây dựng, bố trí và trang thiết bị cho các công trình mà Nhà nước giao phó, đặc biệt các công trình do cơ quan thư viện Pháp làm chủ đầu tư, cũng như sắp đặt mở cửa đón tiếp cho công chúng 4) Giữ gìn, quản lý và khai thác các công trình mà thư viện được trang bị Là cơ quan lưu chiểu, thư viện quốc gia Pháp TVQG Pháp tiếp nhận tất cả các xuất bản phẩm được sản xuất, xuất bản hay phát hành tại pháp Quy chế lưu chiểu này cũng cho phép xây dưng thư mục quốc gia, thống kê và công bố danh mục tất cả các xuất bản phẩm tại pháp Về hành chính và nhân sự Thư viện quốc gia pháp được quản lý bởi một hội đồng hành chính gồm chủ tịch thư viện cùng nhiều nhóm thành viên giữ các vai trò khác nhau Tổ chức của thư viện được chia thành nhiều phòng ban nhỏ, chia sẻ các chức năng hành chính, bảo quản, hợp tác và nghiên cứu Năm 2007, tổng số nhân viên của TVQG pháp lên tới 2,662 người Về ngân sách Thư viện quốc gia Pháp được hưởng một ngân sách rất lớn từ nhà nước và doanh thu từ các hoạt động của thư viện chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ Phần lớn ngân sách của thư viện được dành cho các chi phí duy trì hoạt động PHẦN III.KẾT LUẬN Một trong những vấn đề cốt lõi có ảnh hưởng tới hiện trạng và xu hướng phát triển của các thư viện trong một nước đó là sự quản lý các thư viện Trong hàng loạt nước, ngay cả trước khi thông qua đạo luật thư viện đầu tiên về thư viện công cộng đã tiến hành sự quản lý và kiểm soát từ phía nhà nước đối với các thư viện Sự tương đồng của các VBPQ về Thư viện quốc gia Việt Nam với các thư viện quốc gia khác trên thế giới:  Các VBPQ về chính sách phát triển thư viện: được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau: Nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt động thư viện, Chính quyền địa phương cấp ngân sách cho thư viện trên cơ sở trích ra từ thuế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho thư viện, ưu tiên cấp đất để xây dựng trụ sở, miễn giảm thuế đối với việc nhập sách…  Về phí và dịch vụ trong thư viện Việc đọc và mượn sách tại thư viện được miễn phí song những thư viện cũng có quyền thu phí trong một số trường hợp Trong các Luật thư viện của nước ngoài, một số bộ luật có quy định cụ thể việc tổ chức dịch vụ và thu phí Phí được thu khi người đọc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đặc biệt; phí trong việc thực hiện các hợp đồng cho mượn sách đối với các công ty,tổ chức, phí mượn tài liệu quá hạn…  Về Quản lý thư viện Việc quản lý nhà nước về thư viện, mỗi nước có một quy định cụ thể Ở Đan Mạch, trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện thuộc về Bộ Văn hóa, ở Anh thuộc về Bộ Ngoại giao Ở Phần Lan, không có sự phân công chuyên trách, các Bộ có liên quan sẽ là cơ quan quản lý hành chính quốc gia cho các dịch vụ thông tin thư viện Văn phòng tỉnh sẽ là cơ quan quản lý hành chính khu vực PHỤ LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM St t Số hiệu ban hành Thời gian ban hành Cơ quan ban hành Tên VBPQ Các điều,khoản liên quan đến TVQGVN 1 …/2012/QH1 3 Dự thảo 2 31/2000/PL- 28/12/2000 UBTVQH10 3 72/2002/NĐ 06/08/2012 -CP 4 888/QĐBVHTTDL 28/03/2014 5 30-VH/TT 17/03/1971 Khoản 2-điều Quốc hội Dự thảo luật 10 thư viện Điều 29,30 Chương III Ủy ban Pháp lệnh thư Tổ chức và thường vụ viện hoạt động thư quốc hội viện Điều 11, 16, 17 Nghị định của chính phủ số Chính phủ 72/2012/NĐĐiều CP ngày 4,5,12,13,14 06/08/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thư viện Quyết định,quy định Bộ chức năng, Điều 1, 2, 3 VHTTDL nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TVQGVN Thông tưhướng dẫn thi Chương III Bộ văn hóa hành quyết Hệ thống tổ định số 178- chức ngành CP của hội thư viện đồng chính 6 07/2005/QĐ 18/01/2005 -BTC Bộ Tài chính 7 90/2008/QĐ 24/10/2008 -BTC Bộ tài chính phủ về công tác thư viện Quy định của bộ tài chính số 07/2005/QĐBTC ngày 18/01/2005qu y định mức thu,việc thu,nộp quản lý và sử dụng phí thư viện áp dụng tại TVQGVN Quyết định sửa đổi bổ sung quyết định số 07/2005/QĐBTC Gồm 5 điều Gồm 3 điều TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Về công tác thư viện: các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện.-H.: Vụ Thư viện,2002.-299tr 2 Văn bản pháp quy Việt Nam về Thư viện-Lê Văn Viết(2007)- 182tr 3 Các văn bản pháp quy về thư viện –thông tin ở Việt Nam 4 http://www moj.gov.vn/ 5 http://www.nlv.gov.vn/ MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………2 PHẦN I A GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ………….3 B CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ……………………………………………………………………5 I Khái niệm VBPQ ……………………………………………… 5 II Các văn bản pháp quy về Thư viện Quốc gia Việt Nam…………5 1 Về vị trí, vai trò,chức năng của TVQGVN ………………… 5 2 Về nhiệm vụ và quyền hạn của TVQGVN……………………6 3 Về tổ chức và hoạt động thư viện…………………………….10 4 Về chi phí thư viện………………………………………… 13 III Nhận xét về các văn bản pháp quy về Thư viện Quốc gia Việt Nam …………………………………………………………….15 PHẦN II MỘT SỐ THƯ VIỆN QUỐC GIA NƯỚC NGOÀI………………… 17 I Thư viện Quốc hội Mỹ……………………………………… 17 II Thư viện Quốc gia Pháp…………………………………… 17 PHẦN III KẾT LUẬN………………………………………………………… 19 PHỤ LỤC…………………………………………………………… 20 Bảng danh mục các VBPQ về Thư viện Quốc gia Việt Nam………… 20 Tài liệu tham khảo…………………………………………………… 22 ... Nội, thư viện tiếp quản vào năm 1957, từ đó, thư viện thức mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam B- CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM I Khái niệm văn pháp quy Văn pháp quy văn quan... THIỆU VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ………….3 B CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ……………………………………………………………………5 I Khái niệm VBPQ ……………………………………………… II Các văn pháp quy Thư viện Quốc gia. .. xét văn pháp quy Thư viện Quốc gia Việt Nam …………………………………………………………….15 PHẦN II MỘT SỐ THƯ VIỆN QUỐC GIA NƯỚC NGOÀI………………… 17 I Thư viện Quốc hội Mỹ……………………………………… 17 II Thư viện Quốc gia Pháp? ??…………………………………

Ngày đăng: 02/04/2021, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w