Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
574,52 KB
Nội dung
TRƢỜ Ụ V Ọ SƢ T M HÀ N I TRẦN THỊ DIỄM H NH Ặ ỂM CA TỪ TRONG HÁT XOAN PHÚ THỌ Chuyên ngành : gôn ngữ học Mã số : 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾ SĨ Hà Nội - 2021 Ô Ữ HỌC LUẬ TRƢỜ ƢỢC HOÀN THÀNH T I I HỌ SƢ M HÀ N I gƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS T VĂ T Ô Viện Từ điển Bách khoa thư Việt Nam S.TS ẶNG THỊ HẢO TÂM Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Văn Khang Viện Ngôn ngữ học Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS TS Trần Kim hƣợng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án bảo vệ trước Hội đồng cấp trường họp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ, ngày … tháng năm 2021 Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ẦU Lý chọn đề tài 1.1 Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học dân gian từ góc nhìn Ngơn ngữ học xưa có lịch sử lâu dài đạt thành tự đáng kể Nhưng nghiên cứu soi chiếu lí thuyết Ngơn ngữ học vào ca từ thể loại dân ca vùng miền cịn khoảng trống lớn cần lấp đầy Đó hướng nhiều triển vọng, hấp dẫn hứa hẹn thành tựu 1.2 Hát Xoan di sản văn hóa phi vật thể quý báu vùng đất Tổ Phú Thọ nói riêng kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung Đây loại hình dân ca sinh vùng văn hóa cổ, mang đậm tính nghi lễ, phong tục - cịn gọi hát cửa đình hay “Khúc mơn đình”, trình diễn vào hội làng mùa xn Hát Xoan hình thức nghệ thuật diễn xướng tổng hợp: ca – múa - nhạc, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cộng đồng 1.3 Hát Xoan Phú Thọ UNESCO vinh danh di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại (3 – - 2018) Cũng nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, hát Xoan đứng trước tiếp biến văn hóa nguy mai Điều ảnh hưởng lớn đến trình bảo tồn làm lan tỏa giá trị di sản cho hệ Trong tìm hiểu ngôn ngữ tiếng Việt văn học dân gian, chưa có cơng trình chun biệt nghiên cứu ca từ hát Xoan Phú Thọ Xuất phát từ lí trên, luận án lựa chọn đề tài “Đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ” để nghiên cứu Mục đích nghiên cứu 2.1 Chỉ miêu tả đặc điểm ngôn ngữ ca từ hát Xoan Phú Thọ hai phương diện hình thức ngữ nghĩa 2.2 Phân tích làm sáng tỏ phần đặc trưng văn hóa – văn học hát Xoan Phú Thọ thông qua đặc điểm ngôn ngữ ca từ Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu vấn đề sở lí luận thực tiễn có liên quan đến đề tài - Khảo sát tập hợp tư liệu có liên quan hát Xoan - Miêu tả đặc điểm ngôn từ hát Xoan Phú Thọ hai phương diện: hình thức (các hình thức kết cấu văn bản, thể, vần, nhịp, hòa phối điệu) ngữ nghĩa (nhan đề, trường từ vựng, số biểu tượng ngôn ngữ ca từ hát Xoan) ối tƣợng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung xem xét ngôn ngữ ca từ 42 hát Xoan Phú Thọ 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu luận án đặc điểm hình thức ngữ nghĩa ca từ hát Xoan Phạm vi tư liệu nhan đề, lời hát 42 hát Xoan phổ biến tỉnh Phú Thọ hƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Ngôn ngữ học điền dã 5.2 Phân tích - miêu tả 5.3 Phân tích diễn ngơn 5.4 Nghiên cứu liên ngành 5.5 Thủ pháp thống kê, phân loại Những đóng góp luận án - Về mặt lý luận: Những kết đạt luận án làm phong phú cho nghiên cứu ca từ thể loại dân ca vùng miền đất nước Hướng nghiên cứu đề tài vận dụng nghiên cứu ca từ tác phẩm âm nhạc có lời (dân gian đại) Việt Nam - Về mặt thực tiễn: Những kết đạt luận án giúp giải mã sức hấp dẫn, độc đáo loại hình âm nhạc hát Xoan Phú Thọ góc độ Ngơn ngữ học Đây đóng góp làm giàu thêm cho phần tư liệu cách nhìn nhận, đánh giá di sản hát Xoan Những kết đạt ban đầu luận án gợi ý cách tiếp cận thể loại âm nhạc dân gian khác - ăn tinh thần khơng thể thiếu đời sống nhân dân Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục Tài liệu tham khảo, luận án gồm chương: hƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; sở lí luận thực tiễn hƣơng 2: Đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ xét hình thức hƣơng 3: Đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ xét ngữ nghĩa ƢƠ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ca từ hát Xoan Phú Thọ 1.1.1 Những nghiên cứu “ca từ” nói chung 1.1.1.1 “Ca từ”là gì? “Ca từ” (lyric) lời ca, lời hát bắt nguồn phương Tây, từ tên nhạc cụ đàn Lia (tiếng Pháp = lyre), “lyre” có nghĩa tài làm thơ Ngồi ra, gốc từ xuất poème lyrique lyrisme nghĩa thơ trữ tình Theo khái niệm nêu tác giả giới Việt Nam, luận án cho rằng: “ca từ” tất phần ngôn ngữ văn học hát bao gồm nhan đề phần lời để hát 1.1.1.2 Những nghiên cứu “ca từ” tác phẩm âm nhạc dân gian a Ngoài nước Những nghiên cứu ca từ tác phẩm âm nhạc giới thường nghiêng góc nhìn từ lĩnh vực âm nhạc Các nhà nghiên cứu thường đặt ca từ mối quan hệ với yếu tố khác vũ đạo, âm nhạc, tiết tấu diễn xướng b Ở Việt Nam Những nghiên cứu ca từ tác phẩm âm nhạc Việt Nam chủ yếu công trình nghiên cứu ca từ góc độ lĩnh vực âm nhạc, lịch sử, văn hóa dân gian, dân tộc học Trong số cơng trình tìm hiểu lĩnh vực này, kể tới số viết tác Trần Kim Phượng, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Anh Tư Như vậy, lịch sử nghiên cứu ca từ góc nhìn Ngơn ngữ học chưa có bề dày kết cịn hạn chế Điều cho thấy cần thiết có thêm cơng trình tìm hiểu ca từ tác phẩm âm nhạc có lời Việt Nam vốn dân ca, nhạc cổ truyền 1.1.2 Những nghiên cứu hát Xoan Phú Thọ 1.1.2.1 Trên phương diện văn hóa, lịch sử, xã hội nghệ thuật a Những vấn đề lịch sử, xã hội liên quan đến hát Xoan - Nguồn gốc, tên gọi - Các vấn đề liên quan tới tục lệ hát Xoan (mục đích, địa bàn lịch trình hát phường Xoan, cấu tổ chức phường Xoan, trang phục đào, kép Xoan) b Những vấn đề văn hóa, nghệ thuật liên quan đến hát Xoan - Về phương thức trình diễn hát Xoan - Về âm nhạc hát Xoan - Về vũ đạo hát Xoan - Về văn học ngôn ngữ hát Xoan 1.1.2.2 Những tìm hiểu ca từ hát Xoan Phú Thọ a/ Những nhận xét tác giả Việt Nam Các tác Tú Ngọc, Trần Quang Hải, Nguyễn Thụy Loan, Đặng Hoành Loan, Nguyễn Khắc Xương, Dương Huy Thiện có nhắc tới yếu tố ca từ hát Xoan tài liệu [83] , [87], [88], [108], [112], [113], [116], [121], [123], [130],… Các ý kiến, nhận xét tác giả đa phần đề cập đến ca từ hát Xoan góc nhìn nhà nghiên cứu âm nhạc văn hóa dân gian b/ Những nhận xét tác giả nước Các tác giả Bountheng Souksavatd (Lào), Bussakorn Binson (Thái Lan), Tan Sooi Beng (Đài Loan), Xiao Mie (Trung Quốc), Sheen Dae Cheol (Hàn Quốc), Triyono Bramantyo (Inđônêxia), Gisa Jahnichen (Đức), Joe Peter (Pháp), Yves Defrance (Pháp), Panikos G Giorgoudes (Hy Lạp), Maria Walcher (Áo),… đưa nhận xét giá trị hát Xoan (âm nhạc, lễ nghi, diễn xướng, cách hát,…) phương thức bảo tồn, làm lan tỏa hát Xoan 1.1.2.3 Nhận xét chung Có thể nói, nghiên cứu hát Xoan, tác giả thường sâu vào mơ tả từ xác định yếu tố biểu trưng nguồn gốc lịch sử, xã hội khía cạnh văn hóa, nghệ thuật Việc nghiên cứu số khía cạnh văn hóa, nghệ thuật có cơng trình mang tính chun sâu mặt âm nhạc, diễn xướng, vũ đạo, dân tộc học,… chưa có nhận xét, kết luận cách đầy đủ rõ ràng Các nghiên cứu giá trị ca từ góc nhìn Ngơn ngữ học nhìn chung cịn chưa phải khảo sát toàn diện, tỉ mỉ 1.2 Cơ sở lí luận thực tiễn 1.2.1 Cơ sở lí luận 1.2.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học i Diễn ngôn phân tích diễn ngơn a Diễn ngơn văn b Phân tích diễn ngơn c Các giai đoạn phân tích diễn ngơn c1/ Giai đoạn thứ nhất: Ngữ pháp văn Giai đoạn “ngữ pháp văn bản” giai đoạn tìm đường tiếp cận diễn ngơn Các nghiên cứu cho thấy đường noi theo ngữ pháp câu không thỏa đáng với diễn ngôn c2/ Giai đoạn thứ hai: Phân tích diễn ngơn Khi phân tích diễn ngơn cần xác định yếu tố tham gia vào nội dung diễn ngôn Cụ thể: - Mục đích giao tiếp, ý định người nói - Các chiến lược văn hóa, diễn ngơn sẵn có cộng đồng ngơn ngữ - Hồn cảnh xã hội (các cá nhân tham gia tương tác, mối quan hệ, chất bối cảnh tình huống) - Tính chất thể loại diễn ngơn quy ước hóa - Khung văn hóa, niềm tin hành động thành viên xã hội d Một số đường hướng phân tích diễn ngơn Một số đường hướng phân tích diễn ngơn Nguyễn Hịa miêu tả là: dụng học, biến đổi ngơn ngữ, ngôn ngữ học xã hội tương tác, dân tộc học giao tiếp, tâm lí học xã hội, phê phán, giao tiếp liên văn hóa, phương pháp phân tích diễn ngơn tổng hợp Hướng phân tích diễn ngơn luận án đường hướng giao tiếp liên văn hóa phương pháp phân tích diễn ngơn tổng hợp ii.Những lý thuyết quan niệm đoạn, khổ, thể, vần, nhịp hòa phối điệu a Đoạn Đoạn thơ “một tập hợp câu thơ biểu thị ý hoàn chỉnh Sự phân đoạn thơ chủ yếu dựa vào ý không lệ thuộc vào vần, nhịp, cú pháp, ngữ điệu khổ thơ Số lượng câu thơ đoạn không hạn định” [39, tr.105] b Khổ Căn vào khái niệm khác nêu, luận án quan niệm: khổ số câu thơ, dòng thơ xếp thành đơn vị có quy cách định vần, luật, âm thanh, nhịp điệu, cú pháp biểu thị ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh Mỗi khổ thơ kết thúc khoảng nghỉ dài c Thể Luận án lấy ý kiến tác giả Nguyễn Thái Hòa để làm triển khai: “Thể kiểu mẫu văn hình thành trình phát triển giao tiếp lời tương đối ổn định, trở thành quy ước chung, tồn kí ức người mơ hình cấu tạo văn bản, thứ siêu ngôn ngữ vừa để biểu đạt vừa để định hướng cho tiếp thu biểu đạt” [53, tr 210] d Câu - dòng Luận án quan niệm dịng bao gồm nhiều câu Vì vậy, luận án coi dịng đơn vị sở để tiến hành khảo sát chương e Vần Vần đối tượng nghiên cứu phân môn thi học gọi thi vận Luận án triển khai tìm hiểu loại vần hát Xoan sở ý kiến tác giả Lý Toàn Thắng viết: “ Vần tương hợp, tương đồng, cộng hưởng, hài hòa, lặp lại đặc trưng nguyên âm, phụ âm, trọng âm, điệu v.v hai từ hay âm tiết hiệp vần” [105, tr.67] g Nhịp Có số quan niệm khác nhịp nhịp điệu Luận án xin tiếp cận quan điểm nhịp luật thơ iii Lý thuyết khái quát trường từ vựng – ngữ nghĩa Với số lượng cơng trình nghiên cứu phong phú, trường từ vựng đối tượng nghiên cứu có sức hấp dẫn, lơi nhiều người tham gia tìm hiểu Nó trở thành sở để nghiên cứu nhiều vấn đề ngôn ngữ khác đường quan trọng để đến với nhận thức, tư duy, văn hóa dân tộc iv Lý thuyết biểu tượng biểu tượng ngôn từ Ở tiếp thu cách hiểu tác giả Jean Chevalier, Alain Gheerbrant lấy làm xuất phát điểm để xem xét “Biểu tượng (tiếng Pháp: symbole, tiếng Anh: symbol) theo nghĩa rộng tín hiệu mà mặt hình thức cảm tính (tồn thực khách quan tưởng tượng người: biểu trưng) mặt ý nghĩa (cái biểu trưng) mang tính có lí do, tính tất yếu”[37, tr.423] Biểu tượng ngơn từ hình thành thơng qua cấp độ chuyển hoá sản sinh: từ mẫu gốc (bản tổng kết cơng thức hố khối kinh nghiệm to lớn hệ tổ tiên), biểu tượng văn hoá (trong thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ, phong tục…) biểu tượng ngôn từ (văn học) 1.2.1.2 Cơ sở văn hóa học i Mối quan hệ ngôn ngữ văn học với âm nhạc a Đặc trưng hình tượng âm nhạc b Đặc trưng ngơn ngữ văn học tương quan với nghệ thuật khác c Sự tương tác ngôn ngữ văn học với loại hình nghệ thuật khác ii Nguyên tắc phổ nhạc sở lời thơ a Ngôn ngữ âm nhạc hỗ trợ cho nhau, nâng đỡ b Lời gọt giũa để phù hợp với nhạc iii Một số khái niệm sở âm nhạc hát Xoan sử dụng luận án Các khái niệm sử dụng luận án gồm: Trổ hát, Bẻ làn, nắn điệu, Quả cách, Phong cách hát Nói, Phong cách hát Ngâm, Phong cách ca Xướng 1.2.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.2.1 Hát Xoan gì? 1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức thành viên sinh hoạt hát Xoan 1.2.2.3 Giao tiếp ứng xử địa điểm diễn xướng hát Xoan 1.2.2.4 Mục đích ca hát trang phục, đạo cụ, nhạc cụ hát Xoan 1.2.2.5 Đặc điểm diễn xướng trình tự hát Xoan 1.2.2.6 Hát Xoan đời sống đương đại 1.3 Tiểu kết Hát Xoan loại hình dân ca xưa vùng đất Tổ Phú Thọ, tổ chức dịp tiễn năm cũ chào đón năm Xoan người xưa đọc chệch từ Xuân (có nghĩa mùa xuân) Hát Xoan điệu hát múa để chào đón mùa Xuân Đây lối hát dân gian lễ hội vùng trung du Bắc Bộ, tới tín ngưỡng thờ thành hồng phát triển hát cửa đình hội làng trở thành dân ca nghi lễ, phong tục Dù có số cơng trình nghiên cứu đề cập đến hát Xoan Phú Thọ góc độ lịch sử, xã hội, văn hóa nghệ thuật chưa có cơng trình có hướng nghiên cứu đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ (từ góc độ Ngơn ngữ học) Các hát Xoan có ca từ làm theo thể lục bát biến thể chiếm 14/42 (30,9 %) Thể lục bát biến thể có 3/14 (21,4 %) thuộc chặng hát cách (gồm: Nhàn ngâm cách, Thu thời cách Thuyền chèo cách); 11 (tương ứng 78,6 %) lại thuộc chặng hát hội (chặng hát giao duyên) Có (6/14 - 42,9 %) xuất trọn vẹn thể lục bát là: Trống quân Đức Bác, Trống quân đón đào, Gài huê, Hát ru, Bỏ bộ, Trèo lên bưởi Hình thức câu lục bát Xoan có nét tương đồng với hát đối hát đố hát giao duyên nam nữ vùng đồng Bắc Bộ 2.2.2.2 Biến thể lục bát hát Xoan cịn lại có sử dụng thể lục bát biến thể là: Thu thời cách, Nhàn ngâm cách, Thuyền chèo cách, Mời rượu, Trồng luống đậu, Xe vá may, Hát đúm Đường suối hầm Đây hát Xoan thơ lục bát chủ yếu (trung bình 63, %) với biến thể (chiếm gần 36,6%) Các dòng biến thể thể lục bát ca từ hát Xoan tượng giãn ra, mở rộng dòng lục (60 – 37,9 %) dòng bát (44 – 27,8 %) chiếm ưu tượng co lại giữ nguyên dòng lục (32 – 20,2 %) dòng bát (22 – 14,1 %) hát Xoan kể có biến thể dịng lục co lại thường thể tiếng (chiếm 20,3 %), biến thể dòng lục giãn thường thể 7, tiếng (chiếm 41,8 %); biến thể dòng bát giãn thường 9, 10 tiếng (chiếm 27,8 %) Như vậy, biến thể dòng lục với tượng giãn chiếm ưu so với loại cịn lại 2.2.3 Thể thất ngơn biến thể 2.2.3.1 Thể thất ngơn biến thể 15 dịng Về số lượng, Xoan chiếm 5/11 (45, %), bài: Phú Kiều, Phú Xích Bích, Bút huê thảo, Phú năm canh Hát lý Đây hát Xoan thuộc chặng hát hội Các hát Xoan mang đặc điểm: câu thơ thất ngơn khơng tn theo luật, số dịng biến thể (chỉ 10 câu), 72,8 % dòng biến thể từ tiếng trở lên, có 27, % dịng biến thể từ tiếng trở xuống Đặc điểm thể thơ phù hợp với kiểu hát Ngâm ca Xướng hát phú hát thuộc chặng hát hội hát Xoan 11 2.2.3.2 Thể thất ngơn biến thể 15 dịng Đó trường hợp 6/11 (54,5 %): Giáo trống, Trường mai cách, Ngư tiều canh mục cách, Hồi liên cách, Tứ dân cách, Đối dãy cách Có thể thấy Xoan thuộc chặng hát nghênh thần chặng hát Quả cách Trong có 180/250 (72,0 %) dịng thất ngơn luật, 70/250 (28,0 %) dịng thất luật Trong 167 dịng biến thể có 49 dịng (29,3 %) theo thể tiếng; 47 dòng (28,1 %) theo thể lục bát; 30 dòng (17,9 %) theo thể tiếng; 23 dòng theo thể tiếng (13,8 %) 18 dòng (10,9 %) theo thể thơ tiếng trở lên 2.2.4 Thể song thất lục bát thể tự 2.2.4.1.Thể song thất lục bát biến thể Song thất lục bát biến thể chiếm 2/42 (4,7 %) hát Xoan Đó Tứ mùa cách (Tứ đưa Xoan cách) Giã cá (Đánh cá – Mó cá) Tứ mùa cách hát thuộc chặng Quả cách nên tính chất quy phạm khn khổ thể rõ nét Giã cá ca lao động thuộc chặng hát giao duyên nên linh hoạt việc vận dụng thể thơ song thất lục bát 2.2.4.2 Thể tự Có 6/42 (14,3%) hát Xoan sử dụng thể tự Thể tự hình thức cấu trúc gồm câu dài ngắn khác nhau, đan xen, không ổn định theo thể định Đó Thu thời cách (Mừng thu cách), Đông thời cách (Đưa đông cách), Xoan thời cách (Mừng Xoan cách) - hát mùa thuộc chặng hát Quả cách); Xin huê - Đố chữ, Bợm gái Cầu Bạch cầu - hát thuộc chặng hát hội Trong tổng số 441 dòng Xoan có kết hợp 100 dịng tiếng (22,7 %), 116 dòng lục bát (26,3%), 94 dòng tiếng (21,3 %), 50 dòng (11,3 %) tiếng trở lên, 40 dòng (9,1 %) tiếng 41 dòng tiếng (9,3 %) 2.3 Vần hát Xoan Có 1368/2302 dòng (59,4 %) 42 hát Xoan xuất vần Trong đó, đứng vị trí cao loại vần lưng (vần khổ) chiếm 444/1368 dòng (32,5%) Đứng thứ vần cách (vần khổ) chiếm 382/1368 dòng (27,9 %) Đứng thứ vần chân (vần khổ) chiếm 363/1368 dòng (26,5%) 2.3.1 Vần khổ 12 Đây loại vần chiếm số lượng tỉ lệ cao nhất: 807/1368 dòng (~ 59,9 %) Ba loại vần chiếm ưu khổ hát Xoan vần lưng (204/807 - 25,3 %), vần chân (189/807 – 23,4 %) vần hỗn hợp (163/807 – 20,2 %) Vần chân vần lưng hát Xoan thường tuân theo luật thơ thể lục bát, chữ thất ngôn Vần chân thường xuất nhiều hát Xoan thuộc chặng hát thờ, nghênh thần Vần lưng thường xuất nhiều hát Xoan thuộc chặng hát giao duyên Vần hỗn hợp thường chiếm ưu Xoan thuộc chặng hát hát Quả cách 2.3.2 Vần khổ Ca từ hát Xoan có 561/1368 (~ 40,1 %) trường hợp vần khổ thơ Hiện tượng vần khổ thơ chiếm 47, % thể thơ, đoạn (như giáo cách, đưa cách kết cách) Kết khảo sát cho thấy có 52,6 % trường hợp vần khổ thơ mà thể khác vần từ đoạn sang đoạn hát Xoan 2.4 Nhịp hòa phối điệu ca từ hát Xoan 2.4.1 Nhịp 2.4.1.1 Nhịp chẵn dịng có số tiếng chẵn (4, tiếng) a Đối với câu tiếng Loại nhịp 2/2 thể thơ tiếng chiếm 94,9% tổng số câu thơ khảo sát b Đối với câu tiếng Đối với Xoan hình thành thể thơ lục bát, lối phân nhịp chiếm ưu với kiểu cấu trúc: câu 2/2/2; 2/4/ 4/2; câu 2/2/2/2 4/2/2; 2/4/2; 2/2/4 4/4 Có 89,3 % câu ca theo thể lục bát phân chia nhịp chẵn 2.4.1.2 Nhịp lẻ dịng có số tiếng lẻ (5,7 tiếng) Lối phân nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2 với thể tiếng 3/4 3/2/2 với thể bảy tiếng) câu thơ thất ngôn đặc trưng thơ ca Việt Nam (khác với thơ thất ngôn Trung Quốc chẵn trước lẻ sau) Ca từ hát Xoan 13 không nằm ngồi cách ngắt nhịp 2.4.2 Sự hịa phối điệu 2.4.2.1 Thanh điệu phối luật BT Trong số 2302 dịng khảo sát có 198 câu hát đưa đẩy, cụm từ phụ cố định, câu hát chuyển đoạn, kết thúc trổ hát Trong 2104 dòng lại có 1187 dịng (56,4 %) điệu phối luật BT 2.4.2.2 Thanh điệu phối khơng luật Có 917/2104 dịng (43,6 %) phối khơng luật BT Trong 917 dịng phối khơng luật BT chia nhỏ hơn: dịng có nhiều B (543/917 - 59,2 %), dịng có nhiều T (374/917 dòng - 40,8 %) 2.5 Tiểu kết Như vậy, chương vào khảo sát phân tích đặc điểm hình thức ca từ hát Xoan bốn vấn đề Một kết cấu văn hát Xoan Kết cấu văn hát Xoan chia theo đoạn Kết cấu đoạn hát Xoan chia thành loại: đoạn, hai đoạn ba đoạn Kết khảo sát cho thấy kết cấu ba đoạn chiếm ưu (17/42 ~ 40.5 %) chủ yếu hát Xoan thuộc chặng hai (chặng hát Quả cách) Điều chứng minh hình thức kết cấu văn hát Xoan quy định rõ nội dung ca từ Cụ thể hát thuộc chặng Quả cách hát đủ đoạn hát mang tính quy phạm mực thước so với chặng chặng Hai thể hát Xoan Thể ca từ hát Xoan nhìn nhận chủ yếu thể: tiếng biến thể, lục bát biến thể, thất ngôn biến thể, song thất lục bát biến thể thể tự Ba thể chiếm ưu ca từ hát Xoan thể lục bát, tiếng thể thất ngôn Thể tiếng sử dụng chủ yếu hát thuộc chặng hát nghênh thần Thể thất ngôn chiếm ưu hát chặng cách Thể lục bát xuất nhiều chặng hát giao duyên Sở dĩ có đặc điểm thể hát nghênh thần gần với vè dân gian với nội dung ngợi ca công đức người anh hùng, người có cơng,những vị vua hay Thành hồng làng; thể thất ngôn cách tương đồng với thể thất ngôn thơ Đường với nội dung gần với văn chương 14 Nho giáo việc kể lại tích xưa, truyện xưa; cịn chặng ba, người hát thoải mái bộc lộ tâm tình qua thể lục bát Như vậy, hình thức thể bài, chặng hát Xoan liên quan đến định nội dung Ba vần hát Xoan Vần ca từ hát Xoan chia thành loại: vần khổ (vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, vần ôm, vần hỗn hợp) vần khổ thơ Trong hai loại chiếm ưu lớn vần khổ Vần khổ thơ có vần chân, vần lưng vần hỗn hợp có tần số xuất nhiều mang lại giá trị liên kết giá trị tu từ cao Hơn nữa, vần hát Xoan phương tiện biểu đạt nội dung nhân vật trữ tình ca từ hát Xoan Bốn nhịp hòa phối điệu ca từ hát Xoan Nhịp ca từ hát Xoan có loại: nhịp chẵn câu thơ có số tiếng chẵn (4,6 tiếng) nhịp lẻ câu thơ có số tiếng lẻ (5, tiếng) Sự hòa phối điệu ca từ hát Xoan chia làm nhóm: nhóm dịng có điệu phối luật BT ( ~ 57,3 %) nhóm dịng có điệu phối khơng luật BT (~ 42,7 %) Nhóm dịng có điệu phối khơng luật BT phân xuất nhỏ thành hai loại: nhóm câu thơ có nhiều B nhóm câu thơ có nhiều T Điều cho thấy hát Xoan loại hình âm nhạc dân gian linh hoạt việc vận dụng sức mạnh hòa phối điệu để làm nên giá trị hát ƢƠ Ặ ỂM CA TỪ TRONG HÁT XOAN PHÚ THỌ XÉT VỀ MẶT NGỮ ĨA Chương triển khai phương diện là: nhan đề, trường từ vựng, số biểu tượng ngôn từ hát Xoan 3.1 Ngữ nghĩa qua hệ thống nhan đề hát Xoan 3.1.1 Nhan đề mối quan hệ với đề tài 3.1.1.1 Nhóm nhan đề “thiên nhiên” Đề tài thiên nhiên gồm 6/42 (14,3 %) Đó có nhan đề mùa, thời gian như: Xoan thời cách (Mừng Xoan cách), Hạ thời cách, Thu 15 thời cách, Đông thời cách (Đưa đông cách), Tứ mùa cách, Nhàn ngâm cách 3.1.1.2 Nhóm nhan đề “khẩn nguyện”và “tích xưa” Nhóm nhan đề ứng với đề tài “khẩn nguyện” “tích xưa” có 14/42 33,3 % Đề tài “khẩn nguyện” gồm bài: thuộc chặng hát thờ Hát nhập tịch chào vua, Hát chúc thành hoàng, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám, Mời rượu đề tài “tích xưa” (7 bài: có thuộc chặng hát Quả cách, thuộc chặng hát hội (Phú Kiều Phú Xích Bích) Điều cho thấy hát thuộc đề tài“khẩn nguyện” “tích xưa” có 12/14 (85,7%) hát thuộc chặng chặng – chặng hát mang tính nghi thức lề lối Chỉ có 2/14 (14,3%) thuộc chặng hát thứ – chặng hát hội 3.1.1.3 Nhóm nhan đề “lao động” “giao duyên” Nhóm nhan đề ứng với đề tài“lao động” “giao duyên” có 22/42 (52,4 %) Có thể chia thành nhóm nhan đề ứng với đề tài “lao động” (10 – 45,5 % - chia nhỏ thành nhóm nhỏ: đề tài nghề nghiệp đề tài quan hệ xóm làng Nhóm đề tài nghề nghiệp gồm Ngư tiều canh mục cách, Thuyền chèo cách (Hò đò cách), Giã cá, Xe vá may, Giương cung bắn cò) Nhóm đề tài quan hệ xóm làng gồm Tứ dân cách, Cầu bạch cầu bông, Xẻ ván bắc cầu, Đường suối khe, Trồng luống đậu) Đề tài “giao duyên” (12 – 54,5 %) Các ca giao duyên hát có nội dung hát đối hát đố bên nam bên nữ 3.1.2 Đề tài mạch lạc hát Xoan 3.1.2.1 Đề tài triển khai quán Đề tài Xoan triển khai quán từ nhan đề đến ca từ, đoạn Thiên nhiên, vật, thời tiết, nghi lễ người miêu tả từ ngữ thuộc trường nghĩa mà nhan đề gọi tên 3.1.2.2 Đề tài phát triển mở rộng Mạch đề tài hát Xoan triển khai qn mà cịn có khả mở rộng phát triển sang đề tài khác Chẳng hạn với đề tài thiên nhiên có chủ đề bao quát (tứ thời) với đường dẫn liên kết 16 tiểu chủ đề (xuân, hạ, thu, đông) Hoặc chủ đề bao quát tứ dân với tiểu chủ đề (sĩ, nơng, cơng, thương), (ngư , tiều, canh, mục) Tóm lại, tượng phát triển, mở rộng hay “lấn sân” sang đề tài khác cho ta thấy mạch đề tài hát Xoan khơng bị bó hẹp, không 3.2 ác trƣờng từ vựng ca từ hát Xoan Các trường từ vựng khảo sát phân tích ca từ hát Xoan tổng cộng 6854 từ bao gồm: người (2039 lần ~ 30,9%), thời gian (1083 lần ~ 16,4 %), vũ trụ (967 lần ~ 14,6 %), thực vật (915 lần ~ 13,9%), động vật (854 lần ~ 12,4%) lễ hội (726 lần ~ 11,0%) 3.2.1 Trường từ vựng “con người” Các từ ngữ biểu thị người ca từ hát Xoan gồm lớp từ định danh thông qua tiểu trường biểu thị: cảm xúc, hoạt động, địa vị, nghề nghiệp, giới tính phận thể Cụ thể: 3.2.1.1 Tiểu trường từ vựng “tình thái” người Tiểu trường cảm xúc, tình cảm có tần số xuất cao 401/2039 lần (~ 19,6 %) Tiểu trường gồm lớp từ đặc trưng: tâm lí tình cảm; trạng thái vật, tượng; mùi vị, màu sắc; tính chất tuyệt đối; chiều hướng, nhiệt độ, số lượng 3.2.1.2 Tiểu trường từ vựng « hoạt động » người Tiểu trường biểu thị hoạt động người 42 hát Xoan chiếm 390/2039 lần (~ 19,3%) bao gồm lớp từ: hoạt động độc lập chiếm 297/390 lần (~ 76,1 %); quan hệ tình thái chiếm 93/390 lần (~ 23,9 %) 3.2.1.3 Tiểu trường từ vựng “ địa vị xã hội”: có tần số xuất 383/2039 (~ 18,7 %), xuất nhiều hát Xoan đề tài nghi lễ 3.2.1.3 Tiểu trường từ vựng “giới tính người”: có tần số xuất 361/2039 lần (~ 17,8 %), xuất nhiều hát Xoan đề tài giao duyên 3.2.1.5 Tiểu trường từ vựng “nghề nghiệp”: có tần số xuất 332/2039 (~ 16,3%), xuất phổ biến hát Xoan đề tài lao động 3.2.1.6 Tiểu trường từ vựng “bộ phận thể người”: có tần số xuất 172/2039 lần (8,4 %) 17 3.2.2 Trường từ vựng “thời gian” Trường từ vựng biểu thị thời gian xuất 1083/6584 lần - 16,4%, gồm tiểu trường: thời gian mùa – thời tiết (551/1083 lần– 50,9 %); thời gian ngày – tháng - năm (289/1083 lần – 26,7 %) thời gian khứ - – tương lai (243/1083 lần – 22,4%) 3.2.3 Trường từ vựng “vũ trụ” Trường từ vựng biểu thị vũ trụ xuất 967/6584 lần - 14,6%, gồm tiểu trường: vật – tượng tự nhiên (627/967 lần ~ 64,8 %); không gian (340/967 lần – 35,2%) 3.2.4 Trường từ vựng “thực vật” Trường từ vựng biểu thị thực vật hát Xoan xuất 915/6584 lần 13,9 % gồm tiểu trường: Cây (389/915 lần - 42,5%); Hoa (361/915 lần ~ 39,5%) Rau – Củ - Quả (165/915 lần – 28,0 %) 3.2.5 Trường từ vựng “động vật” Đây trường từ vựng đứng thứ trường từ vựng khảo sát hát Xoan (854/6584 lần - 12,4 %) Trong chia thành nhóm: Ngư (235/854 lần – 27,5 %); Điểu (198/854 lần - 23,1%); Thú (138/854 lần – 16,2 %); Trùng (171/854 lần – 20,0 %) động vật tưởng tượng (112/854 lần - 13,2 %) 3.2.6 Trường từ vựng “lễ hội” Trường từ vựng “lễ hội” ca từ hát Xoan đứng vị trí thứ 6, trường từ vựng nhỏ nhất, chiếm 726/6584 lần (~ 11,0 %) Trường từ vựng bao gồm tiểu trường: tên gọi lễ hội (281/726 ~ 37,8%); tính chất lễ hội (250/854 lần ~ 32,9%); hoạt động lễ hội ( 195/854 lần ~ 29,3%) 3.3 Một số biểu tƣợng ngôn ngữ - văn hóa ca từ hát Xoan 3.3.1 Một số biểu tượng bật ca từ hát Xoan 3.3.1.1 “Hoa” (huê) – Biểu tượng thời gian, sắc đẹp, tuổi trẻ, người gái phẩm chất tâm hồn Trong ca từ hát Xoan, biểu tượng hoa thường nói chệch thành huê (để tránh phạm húy) xuất 141 lần Đây biểu tượng xuất nhiều tần số số hát: 28/42 chặng hát (chặng chặng chiếm 18 ưu thế) Biểu tượng hoa hát Xoan mặt mang đặc điểm phổ biến có ý nghĩa khái quát mẫu số chung; mặt khác thể đậm nét quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh riêng biệt người xưa 3.3.1.2 “Cá - ngư” – biểu tượng cho thành lao động; hiểu biết, tri thức người xưa; may mắn phẩm chất, địa vị cao quý người Biểu tượng cá - ngư xuất 62 lần hát Xoan, đứng thứ biểu tượng khảo sát Biểu tượng cá hát Xoan vừa có nét chung cá mang ý nghĩa biểu tượng thông thường lại vừa có nét riêng văn minh nơng nghiệp lúa nước Cũng khẳng định, cá - ngư biểu tượng cho sống lao động hàng ngày người dân; đồng thời biểu tượng cho đời sống tâm hồn họ 3.3.1.3 “Cánh đồng”, “đồng ruộng” , “đồng lúa” – biểu tượng không gian lao động (vụ mùa no đủ), biểu tượng không gian tâm tình ( nỗi nhớ mong) “Cánh đồng”, “đồng ruộng”, “đồng lúa” ca từ hát Xoan biểu tượng xuất với tần số 29 lần, đứng vị trí thứ biểu tượng ngơn từ khảo sát Đây biểu tượng có tính đa nghĩa: gắn liền với sống lao động tâm hồn họ Biểu tượng cánh đồng cho người nghe thấm thía sống lao động vất vả với ước mơ giản dị, gần gũi (mưa thuận gió hòa, mùa, no ấm, nên duyên hạnh phúc tình u đơi lứa, sống gia đình) 3.3.1.4.“Quả đúm” – biểu tượng cho tín vật, người bạn tâm tình hát giao duyên nam nữ đối ca Quả đúm biểu tượng bật hát Xoan thuộc chặng ba Hình ảnh xuất 23 lần Hát đúm (chặng 3) Quả đúm vật có thật tượng trưng hai bên hát đối đáp diễn trò (ném đúm); vật biểu trưng để trai gái dễ dàng việc bộc lộ, bày tỏ tâm tình; tượng trưng cho tín hiệu tình u đơi lứa Đây biểu tượng phản ánh phần mối quan hệ người với xã hội (con người tình yêu đôi lứa), phản ánh giới tâm hồn người dân Biểu tượng phát triển dựa mối 19 quan hệ bổ sung liên tưởng 3.3.1.5.“Mái đình”, “đình làng” – biểu tượng cho trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội đồng thời biểu tượng cho khơng gian vui chơi, tâm tình người xưa Mái đình, đình làng biểu tượng ngơn ngữ xuất 19 lần 12 hát chặng Thứ nhất, với hát Xoan chặng chặng 2, mái đình, đình làng biểu tượng giới tín ngưỡng, tượng trưng cho khơng gian cầu nguyện trang nghiêm thành kính người xưa phát triển qua mối quan hệ tương đồng Thứ hai, với số hát Xoan chặng chặng 3, đình phát triển qua mối quan hệ bổ sung Đó khơng gian tượng trưng cho hoạt động vui chơi, giao duyên người xưa 3.3.2 Một số nhận xét Như vậy, biểu tượng phân tích xuất ca chặng hát (hát thờ - hát chúc, hát cách, hát giao duyên) Giá trị biểu trưng biểu tượng chủ yếu hướng đến nghĩa biểu trưng hệ biểu tượng văn hóa giới Việt Nam Mặc dù vậy, ca từ hát Xoan sở kế thừa sáng tạo lại, tạo hình ảnh biểu trưng quán mà mang phong cách riêng khó trộn lẫn 3.4 Tiểu kết Như vậy, chương 3, đặc điểm ngữ nghĩa ca từ hát Xoan Phú Thọ xem xét ba phương diện: hệ thống nhan đề; trường từ vựng ; số biểu tượng ngôn ngữ Trong mối quan hệ với nhan đề, ca từ hát Xoan chia thành nhóm đề tài: nghi lễ, thiên nhiên xã hội Nhóm đề tài xã hội đứng đầu với 22/42 – 52,4%, đề tài nghi lễ đứng thứ hai với 14/42 – 33,3% nhóm đề tài thiên nhiên chiếm 6/42 – 14,3% Điều khẳng định nguyên nhân để coi hát Xoan coi dân ca nghi lễ phong tục Mạch triển khai đề tài ca từ Xoan ghi nhận theo hướng: trì tồn ca từ phát triển, mở rộng Hiện tượng có tác động đến hát Xoan chỗ: có đề tài, chủ đề lớn đường dẫn đến tiều chủ đề liên quan Các trường từ vựng hát Xoan phân tích theo sáu trường từ 20 vựng biểu thị: người; thời gian; vũ trụ; thực vật; động vật lễ hội Trường từ vựng biểu thị người hát Xoan định danh tiểu trường biểu thị cảm xúc, tình cảm; hoạt động, trạng thái; địa vị xã hội; giới tính nghề nghiệp Tiểu trường từ ngữ biểu thị cảm xúc, tình cảm hoạt động, trạng thái người giúp ca từ hát Xoan biểu đạt chân thực xác người tha thiết yêu thiên nhiên, sống; yêu lao động, gia đình thành kính tín ngưỡng, tơn giáo Tiểu trường từ ngữ biểu thị giới tính người hát Xoan phân xuất từ giới nữ chiếm tần số cao Điều cho thấy người xưa coi trọng vai trò người phụ nữ xã hội Đó nhân vật trung tâm sống tín ngưỡng, tơn giáo; sống lao động tình yêu, gia đình Tiểu trường từ ngữ biểu thị địa vị xã hội người cho thấy vua (thành hoàng làng) dân hai đối tượng nhắc tới nhiều hát Xoan Nó chứng minh tác giả dân gian đề cao coi trọng hai đối tượng này: vua tối cao, biểu tượng thiêng liêng cho trời đất; dân quan trọng, khơng có dân khơng thể có làng, xã nước Tiểu trường từ ngữ biểu thị nghề nghiệp thể rõ quan niệm người xưa: coi trọng người trực tiếp tạo lương thực (coi trọng nghề nông); trân trọng chuyện học hành, thi cử, đỗ đạt Các trường từ vựng biểu thị lễ hội, động vật, thực vật, thời gian vũ trụ giúp cho ca từ hát Xoan thêm phong phú việc biểu đạt giới quan nhân sinh quan người xưa: mong cầu sống lao động bình an, mưa thuận, gió hịa, mùa màng tươi tốt; sống gia đình hịa thuận, đầy đủ phúc đức đời sống nghi lễ tôn giáo hòa hợp thiên nhiên, vũ trụ xã hội làng quê xưa Các biểu tượng bật ca từ hát Xoan nhìn nhận đánh giá: hoa - huê, đồng, cá – ngư, đúm đình Đây năm biểu tượng ngơn ngữ đặc trưng, có giá trị bền vững xuất tất hát, chặng hát, hát Xoan Các biểu tượng ngôn ngữ biểu đạt ý nghĩa mối quan hệ: người với giới tự nhiên; với quốc gia, dân tộc; với xã hội ý thức thân 21 KẾT LUẬ Hát Xoan tên gọi loại hình dân ca xưa vùng đất Tổ trung du Phú Thọ, tổ chức dịp tiễn năm cũ chào đón năm Xoan người xưa đọc chệch từ Xuân (có nghĩa mùa xuân) Hát Xoan điệu hát múa để chào đón mùa Xuân Đây lối hát dân gian lễ hội tới tín ngưỡng thờ thành hồng phát triển lối hát hát cửa đình hội làng trở thành dân ca nghi lễ, phong tục Dù có số cơng trình nghiên cứu đề cập đến hát Xoan Phú Thọ góc độ lịch sử, xã hội, văn hóa nghệ thuật chưa có cơng trình có hướng nghiên cứu đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ (từ góc độ Ngơn ngữ học) Dựa sở lí thuyết Ngơn ngữ học (phân tích diễn ngơn; từ vựng – ngữ nghĩa; biểu tượng ngôn ngữ) Văn hóa học (mối quan hệ ngơn ngữ văn học với âm nhạc; nguyên tắc phổ nhạc sở lời thơ; số khái niệm âm nhạc - văn học sở thực tiễn (hát Xoan yếu tố liên quan đời sống xã hội, văn hóa), luận án xác định hướng nghiên cứu tập trung vào đặc điểm hình thức ngữ nghĩa ca từ hát Xoan Về hình thức, hát Xoan Phú Thọ có kết cấu văn tương đối chặt chẽ, đầy đủ phù hợp với nội dung chặng hát, bài, đoạn Các yếu tố hình thức thể, vần, nhịp, tiết tấu hòa phối điệu tuân theo quy tắc chung: luật chủ yếu; phá cách hay không tuân theo luật thứ yếu Những điều làm nên hài hịa với tính chất, nội dung bài, chặng hát Xoan Các đặc điểm hát Xoan mặt hình thức xem xét bốn khía cạnh: Một kết cấu văn hát Xoan: Kết cấu văn hát Xoan chia theo đoạn Kết cấu đoạn hát Xoan chia thành loại: đoạn, hai đoạn ba đoạn Kết khảo sát cho thấy kết cấu ba đoạn chiếm ưu (17/42 - 40,5 %) chủ yếu hát Xoan thuộc chặng hai (chặng hát Quả cách) Hai thể hát Xoan: Thể ca từ hát Xoan gồm: tiếng biến thể, lục bát biến thể, thất ngôn biến thể, song thất lục bát biến thể 22 thể tự Thể thơ chiếm ưu ca từ hát Xoan thể lục bát, tiếng thể thất ngôn Thể lục bát sử dụng nhiều hát thuộc chặng giao duyên Thể tiếng xuất nhiều chặng hát thờ Thể thất ngôn chiếm ưu chặng hát cách Ba vần hát Xoan: Vần ca từ hát Xoan gồm loại: vần khổ (vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, vần ôm, vần hỗn hợp) vần khổ thơ Trong hai loại chiếm ưu vần khổ Vần khổ thơ có vần chân, vần lưng vần hỗn hợp có tần số xuất nhiều mang lại giá trị liên kết giá trị tu từ cao Bốn nhịp hòa phối điệu ca từ hát Xoan: Nhịp ca từ hát Xoan có loại: nhịp chẵn câu thơ có số tiếng chẵn (4,6 tiếng) nhịp lẻ câu thơ có số tiếng lẻ (5, tiếng) Sự hòa phối điệu ca từ hát Xoan chia làm nhóm: nhóm dịng có điệu phối luật BT (chiếm 57,3 %) nhóm dịng có điệu phối khơng luật BT (42,7 %) Nhóm dịng có điệu phối không luật BT phân xuất nhỏ thành hai loại: nhóm câu thơ có nhiều B nhóm câu thơ có nhiều T Điều cho thấy hát Xoan loại hình âm nhạc dân gian linh hoạt việc vận dụng sức mạnh hòa phối điệu để làm nên giá trị hát Đặc điểm ngữ nghĩa ca từ hát Xoan thể ba phương diện: đề tài gắn với hệ thống nhan đề; trường từ vựng; số biểu tượng ngôn ngữ Cụ thể: Thứ mối quan hệ với nhan đề, ca từ hát Xoan chia thành nhóm đề tài: “khẩn nguyện” “tích xưa”; “lao động” “giao duyên”; “thiên nhiên” Mạch triển khai đề tài ca từ Xoan ghi nhận theo hướng: trì tồn ca từ phát triển, mở rộng Thứ hai ca từ hát Xoan chia thành trường từ vựng bản: người; thời gian; vũ trụ; thực vật; động vật lễ hội Trong trường lại gồm tiểu trường Trong đó, trường từ vựng “con người” hát Xoan trường từ vựng chiếm tần số lớn Năm trường từ vựng lại xoay quanh trường trung tâm – trường “con người” nhằm nhắc đến qua lời ca khía cạnh 23 quen thuộc sống lao động, tín ngưỡng đời sống tinh thần người: người thành kính trước nghi lễ tơn giáo, sống thuận theo tự nhiên, siêng lao động, sản xuất chừng mực, hi vọng tha thiết tình yêu đơi lứa gia đình Các trường từ vựng cho thấy tương ứng, phù hợp với nhan đề đề tài hát Xoan Thứ ba số biểu tượng ngôn ngữ ca từ hát Xoan: mái đình, đúm bơng hoa, cánh đồng cá Đây biểu tượng ngơn ngữ thể sắc riêng loại hình dân ca Các biểu tượng phần lớn tác giả dân gian sáng tạo giới nghệ thuật nơi “cửa đình” vào dịp hội làng mùa xuân, nhằm hướng tới khát vọng tâm linh: an hòa, may mắn, hạnh phúc,… Đặc biệt, sở kế thừa sáng tạo lớp nghĩa mới, người xưa đưa vật vô tri, vô giác trở nên sinh thể sống động, có linh hồn, tâm trạng, cảm xúc,…để chuyên chở dịng tâm trạng nhân vật trữ tình Khơng thế, biểu tượng đại diện cho trăn trở, khát khao hệ người dân Có thể nói đặc điểm ca từ hát Xoan tổng hợp tất đặc điểm hình thức ngữ nghĩa nêu Các ca từ góp phần hữu hiệu việc diễn tả nội dung nghi lễ, lao động tình duyên hát Xoan Hướng nghiên cứu đề tài vận dụng nghiên cứu ca từ tác phẩm âm nhạc dân gian đại có lời khác Việt Nam 24 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌ L Ê QUA ẾN LUẬN ÁN Ã Ô Ố Trần Thị Diễm Hạnh (2016), Tuyển tập cơng trình nghiên cứu Ngữ văn học (tập 2), Đặc điểm tri nhận cư dân Việt cổ qua trường từ vựng “Cá” hát Xoan “Giã cá” (tr 636 – tr 640), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Thị Diễm Hạnh (2016), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế năm 2016, Phát triển lực nghề nghiệp cho giáo viên cán quản lý giáo dục: xu hướng Việt Nam giới, Áp dụng phương pháp kỹ thuật sơ đồ tư vào việc dạy học môn Ngữ văn THPT (tr 258 – tr 267), Học viện Quản lý Giáo dục Trần Thị Diễm Hạnh (2017), Tuyển tập công trình nghiên cứu Ngữ văn học (tập 3), Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp ngữ nghĩa nhan đề ca hát Xoan (tr 641 – tr.649), NXB Giáo dục Việt Nam Trần Thị Diễm Hạnh (2019), “Kết cấu đoạn Quả cách hát Xoan” (tr.72 – tr.76), Tạp chí Ngơn ngữ đời sống, Số tháng 7, 2019 Trần Thị Diễm Hạnh (2019), “Bước đầu tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa câu hát đệm tiêu biểu hát Xoan” (tr.50 – tr.58), Tạp chí Khoa học – Khoa học xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số tháng 8, 2019 Trần Thị Diễm Hạnh (2019), “Từ phụ cụm từ phụ hát Xoan” (tr.33 – tr 38), Tạp chí Từ điển học Bách khoa thư Việt Nam, Số tháng 9, 2019 25 ... ca từ hát Xoan Phú Thọ Xuất phát từ lí trên, luận án lựa chọn đề tài ? ?Đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ? ?? để nghiên cứu Mục đích nghiên cứu 2.1 Chỉ miêu tả đặc điểm ngôn ngữ ca từ hát Xoan Phú Thọ. .. quan tình hình nghiên cứu; sở lí luận thực tiễn hƣơng 2: Đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ xét hình thức hƣơng 3: Đặc điểm ca từ hát Xoan Phú Thọ xét ngữ nghĩa ƢƠ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ơ... quan tình hình nghiên cứu ca từ hát Xoan Phú Thọ 1.1.1 Những nghiên cứu ? ?ca từ? ?? nói chung 1.1.1.1 ? ?Ca từ? ??là gì? ? ?Ca từ? ?? (lyric) lời ca, lời hát bắt nguồn phương Tây, từ tên nhạc cụ đàn Lia (tiếng