Câu 4: Trình bày các loại kết luận kiểmtoán và quan hệ của chúng với báo cáo kiểm toán. Bài làm: Các loại kết luận kiểmtoán và quan hệ của chúng với báo cáo kiểm toán: 1) Ý kiến chấp nhận toàn phần: Báo cáo kiểmtoán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp kiểmtoán viên và công ty kiểmtoán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểmtoán và phù hợp với chuẩn mực chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Ví dụ: Trong báo cáo kiểmtoán có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần như sau: "Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X. Cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan" Lưu ý: - Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là Báo cáo tài chính được kiểmtoán là hoàn toàn đúng, mà có thể có những sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu. - Cũng có thể là Báo cáo tài chính có những sai sót nhưng đã được kiểmtoán viên phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểmtoán viên. 2)Ý kiến chấp nhận từng phần: Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểmtoán viên cho rằng không thể chấp nhận toàn bộ, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với khách hàng hoặc do công việc kiểmtoán bị giới hạn, và các phần này không ảnh hưởng tới các phần đã được kiểmtoán và được chấp nhận. Phạm vi kiểmtoán bị giới hạn: - Do khách hàng áp đặt: Trong trường hợp hợp đồng kiểmtoán không cho phép kiểmtoán viên thực hiện một số thủ tục kiểmtoán cần thiết. - Do hoàn cảnh thực tế: Tài liệu không đầy đủ, kiểmtoán viên không thể thực hiện các thủ tục kiểmtoán cần thiết. Có 2 dạng: + Ý kiến “tuỳ thuộc” được đưa ra khi có các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai nằm ngoài sự kiểm soát của kiểmtoán viên đòi hỏi người đọc báo cáo tài chính phải lưu ý. Ví dụ: Khi kiểmtoán một công ty mà có nhà kho bị cháy thì công ty Bảo hiểm là bên kiểm tra và đưa ra kết quả, nhưng kiểmtoán viên không thể chắc chắn được kết quả này là hoàn toàn chính xác. + Ý kiến “ngoại trừ”: Ngoại trừ những ảnh hưởng của những vấn đề không được chấp nhận thì báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Ý kiến ngoại trừ chủ yếu là do sự bất đồng với ban giám đốc (khách hàng). 3) Ý kiến từ chối: Được đưa ra trong trường hợp phạm vi kiểmtoán bị giới hạn hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục, đến mức mà kiểmtoán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểmtoán để có thể đưa ra ý kiến. Ví dụ: “Theo ý kiến của chúng tôi, vì các lý do nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính…”. 4) Ý kiến trái ngược (hay ý kiến không chấp nhận) Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với giám đốc là quan trọng, liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểmtoán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của Báo cáo tài chính bằng mẫu câu: “Theo ý kiến của chúng tôi, ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”. . Câu 4: Trình bày các loại kết luận kiểm toán và quan hệ của chúng với báo cáo kiểm toán. Bài làm: Các loại kết luận kiểm toán và quan hệ. được kiểm toán và được chấp nhận. Phạm vi kiểm toán bị giới hạn: - Do khách hàng áp đặt: Trong trường hợp hợp đồng kiểm toán không cho phép kiểm toán viên