Phân tích: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam

8 58 1
Phân tích: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tố Hữu sử dụng rất nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian trong sáng tác của mình Dù ai nói ngả , nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Dù ai rào giậu ngăn sân Lòng ta vẫn vững là dâ[r]

(1)Ảnh hưởng văn học dân gian văn học viết Việt Nam (Sưu tầm) Phần Nhận xét ảnh hưởng to lớn văn học dân gian văn học thành văn Việt Nam, giáo trình Văn học dân gian nhận định:“ Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng văn học dân tộc Việt Nam Nhiều thể loại văn học viết xây dựng và phát triển dựa trên kế thừa các thể loại văn học dân gian Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng , là thi liệu , văn liệu văn học viết Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn dân tộc ( Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Phan Bội Châu , Hồ Chí Minh,….) đã tiếp thu có kết văn học dân gian để sáng tạo nên tác phẩm văn chương ưu tú” Đó là nhận định xác đáng thể rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó văn học dân gian và văn học thành văn suốt tiến trình phát triển văn học dân tộc Việt Nam từ thời trung đại sang thời đại 1- Nhiều thể loại, thể thơ văn học viết xây dựng và phát triển dựa trên kế thừa các thể loại, thể thơ văn học dân gian: a- Về văn xuôi: Truyện cổ dân gian Việt Nam với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thần thoại , truyền thuyết , cổ tích đã trở thành đề tài cho tác phẩm văn xuôi chữ Hán sớm nước ta Các tác giả Việt Điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Tang thương ngẫu lục,…đã ghi chép lại truyện dân gian và trên sở đó đã hư cấu lại ít nhiều Như chính các thể loại truyện cổ dân gian đã tạo nên thể loại “ truyền kì”, “ chí quái” văn học viết trung đại b- Về văn vần nói chung: Tác phẩm diễn ca lịch sử dài nước ta Thiên Nam ngữ lục ( khuyết danh) đã sử dụng thể thơ lục bát dân gian và dựa trên hệ thống truyện kể dân gian để dựng nên tranh lịch sử hoành tráng và bi tráng thời dựng nước và thời Bắc thuộc Những đoạn viết Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng đến nguyên sức hấp dẫn: “ Chị em nặng lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn tây áng phong trần Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi Tô Định , dẹp yên biên thành Đô kì đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng triều đình nước ta Ba thu gánh vác sơn hà Một là báo phục , hai là bá vương ” Khi thể thơ lục bát và song thất lục bát nhân dân ta sáng tạo các nhà thơ dân tộc tài sử dụng để viết nên truyện thơ, khúc ngâm Lop11.com (2) tiếng nói dân tộc thì văn học Việt Nam bước vào thời kì hoàng kim bậc văn học trung đại ( nửa cuối kỉ XVIII nửa đầu kỉ XIX) Truyện Kiều; Truyện Hoa tiên Lục Vân Tiên; Chinh phụ ngâm (Bản dịch), Cung oán ngâm khúc là minh chứng hùng hồn cho khả biểu kì diệu các thể thơ dân tộc vốn dùng để viết câu ca tương đối ngắn dân gian Từ thời kì Thơ Mới ( 1932-1945) trở đi, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngày càng vắng mặt các sáng tác chính thể thơ lục bát dân tộc tiếp tục các nhà thơ Mới và các nhà thơ sau Cách mạng tháng Tám sử dụng để viết nên bài thơ có sức sống lâu bền: Ngậm ngùi (Huy Cận); Tương tư, Chân quê ( Nguyễn Bính); Việt Bắc; Nước non nghìn dặm ( Tố Hữu); Tre Việt Nam ( Nguyễn Duy), Bờ sông gió (Trúc Thông) Lời thề cỏ may ( Phạm Công Trứ),… Hát nói vốn là lối hát ả đào phát triển từ lâu sinh hoạt ca hát, đến cuối kỉ XVIII, là đầu kỉ XIX, cách tổ chức ca từ nó (thể thơ hát nói) hai nhà thơ tài nâng lên tầm cao làm cho nó có tư cách thể thơ dân tộc tự nhất, phóng túng nhất, linh hoạt Hai nhà thơ đó là Nguyễn Công Trứ ( 1778 – 1858) và Cao Bá Quát (1808-1855) Không có ca từ hát nói hẳn không có bài thơ hát nói tuyệt vời tài hoa hai thi bá Song không có hai thi bá thì thể thơ này chưa có chiếu ngồi sang trọng tao đàn thơ Việt Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh tiếp tục sử dụng thể thơ này để viết thi phẩm tiếng Bước sang đầu kỉ XX, bước chuyển mình vĩ đại thơ ca tiếng Việt, Phan Bội Châu, Tản Đà, Võ Liêm Sơn có bài hát nói truyền tụng rộng rãi Đặc biệt là Phan Bội Châu, nhà đại chí sĩ dân tộc Việt Nam suốt hai mươi năm đầu kỉ đã dùng thể hát nói để chuyển tải tâm mang chất bi hùng , lời kêu gọi cách mạng mạnh mẽ, thống thiết, hừng hực khí chiến đấu Đúng là “câu thơ dậy sóng” (Tố Hữu) có sức sống lâu bền tâm hồn các hệ niên Việt Nam: “Đời đã mới, người càng nên đổi mới, Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội”… “Xúm vai vào xốc vác cựu giang san” Đi cho êm, đứng cho vững , trụ cho gan Dây doàn thể ghe phen liên hiệp lại Ai hữu chí từ xin gắng gỏi “Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần, Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn” “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa, Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!” Thể nói lối, thể vè văn học dân gian Nguyễn Khuyến vận dụng để viết bài “ Văn tế Cơriviê ” châm biếm , đả kích tên sĩ quan Pháp bị nhân dân Bắc Kì tiêu diệt giặc Pháp đánh lấn các tỉnh miền Bắc nuớc ta (thập niên 70, 80 kỉ XIX) Lop11.com (3) Cũng thể thơ này, các nhà thơ đại đã dùng để viết nên bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự và yếu tố trữ tình kháng chiến chống pháp Lượm ( Tố Hữu); Thăm lúa ( Trần Hữu Thung),… Trong tư cách thể thơ dân gian, thể ca dao -theo NguyễnĐình Chú- Dương Khuê (1839-1902) sử dụng để viết nên bài: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái , mặt gương Tâp Hồ Các nhà thơ kỉ XX sử dụng để viết bài ca dao Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết hàng loạt bài phong dao, Á Nam Trần Tuấn Khải đã đóng góp vào kho tàng ca dao dân tộc nhiều bài ca dao mà tiếng là bài: “ Rủ xuống bể mò cua Đem nấu mơ chua trên rừng Em chua đã Non xanh nước bạc xin đừng quên Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Thanh Tịnh, Bảo Định Giang, Ngô Văn Phú đã có vinh dự tương tự Phần2 Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng, từ ngữ văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng , là thi liệu , văn liệu văn học viết xuyên suốt thời trung đại và đại Không nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn nào nước ta không khẳng định, tôn vinh giá trị bất hủ văn học dân gian Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du xác nhận “ Thôn ca sơ học ma tang ngữ” (Từ nhỏ học lời người trồng dâu, trồng đay qua bài hát nơi thôn xóm) Hồ Chí Minh khẳng định văn học dân gian “ là hòn ngọc quý” Không tồn ý thức, nhà thơ trung đại và đại đã vận dụng cách sáng tạo ngôn ngữ và nghệ thuật ưu tú văn học dân gian vào sáng tác mình a- Trong thời kì lịch sử khá dài, chữ Hán coi là thứ chữ có tính quan phương, “ chính thức” thì việc học tập, vận dụng ca dao tục ngữ, thành ngữ dân gian vào các sáng tác đặc biệt là các sáng tác tiếng nói dân tộc không có giá trị phương diện nghệ thuật ngôn từ mà còn là hành vi văn hoá thể sâu sắc lòng yêu nước và tự hào dân tộc Nhà thơ dân tộc lớn đầu tiên nước ta, Nguyễn Trãi, đã nêu gương sáng Bên cạnh tập thơ chữ Hán ( Ức Trai thi tập) , ông đã để lại cho đời tập thơ nôm bề là Quốc âm thi tập Trong tập thơ quý này, Lop11.com (4) chúng ta thấy thi hào đã vận dụng thục lời ăn tiếng nói dân gian, từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao- dân ca, đến các hình ảnh hình tượng văn học dân gian Ca dao có câu: “ Số giàu đem đến dửng dưng Lọ là mắt tráo trưng giàu” Trong tập thơ trên , Nguyễn Trãi có câu: : Sang cùng khó bỡi chưng trời Lăn lóc làm chi cho nhọc Đựợc thua , phú quý dầu thiên mệnh Chen chóc làm cho cho nhọc nhằn Ca dao có câu: Còn duyên tượng tô vàng Hết duyên ổ ong tàn gặp mưa Và “ Còn duyên đóng cửa kén chồng Hết duyên cất quán ngồi trông hành Trong Quốc âm thi tập có câu: “La ỷ dập dìu hàng chợ họp Cửa nhà bịn rịn tổ ong tàn” Ca dao có câu: “ Thật vàng thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng” Quốc âm thi tập có câu : Ngọc lành nào có tơ vết Vàng thật âu chi lửa thiêu” Trong nhiều bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng khá nhiều tục ngữ, thành ngữ Ở bầu thì dáng nên tròn Xấu tốt thì lắp khuôn Lân cận nhà giàu , no bữa cốm Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn Chơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết với người khôn học nết khôn Ở đằng thấp thì nên đằng thấp Đen gần mực , đỏ gần son Đọc bài thơ này chúng ta dễ dàng nhận thấy Nguyễn Trãi đã vận dụng sáng tạo nhiều tục ngữ: - Ở bầu thì tròn , ống thì dài - Ở gần nhà giàu đau ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn - Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Chính vì , kinh nghiệm Nguyễn Trãi nêu bài thơ gần gũi với dân gian, dễ nhân dân tiếp nhận và qua đó phản ánh cốt cách thân dân nhà yêu nước vĩ đại xứng danh “ Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” này b- Trong số nhà thơ lớn thời kì toàn thịnh văn học chữ Nôm (nửa cuối kỉ XVIII nửa đầu kỉ XIX) , Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã sử dụng sáng tạo ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật văn học dân gian và ngược lại nhân dân mượn nhiều câu Truyện Kiều kiệt tác Nguyễn Du và Lop11.com (5) thơ Hồ Xuân Hương, để nguyên sửa ít nhiều, để đối đáp , gửi gắm tâm mình: Thương nhớ người xa vắng, ca dao có câu: “ Ai muôn dặm non sông/ Để chất chứa sầu đong vơi đầy” Nói tâm kẻ người đi, nỗi chia li ray rứt, ca dao có câu: “ Vầng trăng xẻ làm đôi/ Đường trần vẽ ngược xuôi chàng”,… Truyện Kiều có câu: “ Sầu đông càng lắc càng đầy / Ba thu dọn lại ngày dài ghê” và “ Vầng trăng xẻ làm đôi / Nửa in gối chiến nửa soi dặm trường”,… Khảo sát hệ thống từ ngữ Truyện Kiều và Văn chiêu hồn chúng ta thấy Nguyễn Du đã học tập vận dụng nhiều từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ dân gian.Mặt khác Nguyễn Du học tập cách tổ chức ngôn ngữ thành ngữ và tục ngữ để tạo kết cấu ngôn ngữ thành ngữ , tục ngữ Có trường hợp thật khó phân biệt đâu là thành ngữ , tục ngữ Nguyễn Du học quần chúng, đâu là đơn vị từ ngữ Nguyễn Du tạo ra: Ra tuồng mèo mả gà đồng Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà nham hiểm giết người không dao Ở đây tai vách mạch dừng Gặp người cũ đừng nhìn chi Nhiều trường hợp nhà thơ tách thành ngữ, tục ngữ phận và xen vào yếu tố phụ để nhấn mạnh ý nghĩa thành ngữ , tục ngữ để làm cho nó phù hợp với vần điệu câu thơ Những thành ngữ “ ấm ngoài êm”, ‘ tình sông nghĩa bể”, “ khổ tận cam lai’ , ‘ đau giần”, “ khảo mà xưng”, “ rút dây dộng rừng” đựoc dùng câu thơ: Nàng non nước xa khơi Sao cho ấm thì ngoài êm Một nhà sum họp trúc mai Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông Tẻ vui lòng này Hay là khổ tận đến ngày cam lai Những là e ấp dùng dằng Rút dây sợ động rừng lại thôi Đặc biệt, Truyện Kiều có câu thơ không thấy dấu vết cụ thể ca dao dân ca hướng nhận ảnh hưởng chúng Chính trường hợp này là đồng hoá cao nhất, là biểu việc hoác tập ca dao dân ca cách nhuần nhuyễn nhà thơ : “ Tiếc thay chút nghĩa cũ càng Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng Duyên em dù nối hồng May đã tay bồng tay mang Tấc lòng cố quốc tha hương Đường nỗi ngổn ngang bời bời Lop11.com (6) Ca dao, tục ngữ, thành ngữ và lời ăn, tiếng nói ngày vào thơ Nguyễn Du, trở thành Nguyễn Du chan hoà tan biến phong cách nhà thơ Từ Truyện Kiều các nhân vật Thuý Kiều , Kim Trọng đã vào đời sống nhân dân rộng lớn Cô gái đồng quê đã có thể ví có thể biểu lộ tâm trạng mình câu ca “ Sen xa hồ , sen khô, hồ cạn Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng Em xa anh bến xa thuyền Như Thuý Kiều xa Kim Trọng niên cho tái hồi” Hồ Xuân Hương, “bà chúa thơ Nôm”, học tập truyền thống ngôn ngữ và nghệ thuật thành ngữ, tục ngữ, ca dao cách đậm nét và giàu sáng tạo Hình ảnh “ cau nho nhỏ- cái vỏ vân vân” Hồ Xuân Hương đưa vào bài thơ “ Mời trầu’ cách duyên dáng, tinh tế: “ Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi/ Này xuân Hương quệt rồi” Hồ Xuân Hương làm trạng sư biện hộ cho người phụ nữ “ lỡ dại” “ Cả nể cho nên hoá dở dang…….Không có mà có ngoan” lí lẽ bắt nguồn từ văn học dân gian “ Không chồng mà chửa ngoan/ Có chồng mà chửa, gian thường” Những thành ngữ “ nòng nọc đứt đuôi”, “cóc bôi vôi”, ‘chịu đấm ăn xôi”, “làm mướn không công” , ý lời, sử dụng đắc và sáng tạo thơ Hồ Xuân Hương: - Cố đấm ăn xôi , xôi lại hỏng Cầm làm mướn , mướn không công ( Lấy lẽ) - Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi ( Khóc Tổng Cóc) Hồ Xuân Hương đã chọn tục ngữ, ca dao nhiều câu chua cay mai mỉa đời Bà còn vận dụng nghệ thuật câu đố để diễn đạt nội dung trữ tình làm cho thơ bà bóng bẩy , hàm súc, đa nghĩa , đa trị c- Cuối kỉ XIX, hai đại biểu ưu tú cuối cùng văn học trung đại Việt nam là Nguyễn Khuyến và Tú Xương là bậc thầy việc vận dụng lời ăn tiếng nói dân gian vào thơ , phú, câu đối Xin dẫn đây câu đối khóc vợ Tam nguyên Yên Đỗ và số câu bài thơ “ Thương vợ” ông Tú thành Nam Các tác giả đã sử dụng các thi liệu dân gian cách nhuần nhuyễn, sáng tạo: - “Nhà nghèo thay! Nhờ bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu vì tớ đỡ đần việc Bà đâu vội mấy! Để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành , quần buông lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng kể lể chuyện trăm năm ( Nguyễn Khuyến) - “ Lặn lội thân cò quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công” ( Thương vợ - Tú Xương) Lop11.com (7) d- Trong văn học đại, các tác giả Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận , Chế Lan Viên,…cũng luôn khẳng định vai trò to lớn văn học dân gian các sáng tác văn học để văn học thực là văn học hướng quảng đại quần chúng công nông binh Trong văn thơ và lời nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dùng cách nói quen thuộc gần gũi với tầng lớp nhân dân gan vàng sắt, anh em ruột thịt, sum họp nhà, chân đồng vai sắt, chung lưng đấu cật đúng chỗ cần thiết Nhiều trường hợp Người hoán cải cho phù hợp với văn cảnh, với nội dung ý vị thành ngữ , tục ngữ rõ rệt Trong Di chúc , Người đã để lại câu thơ khắc sâu vào tâm khảm người: “ Còn non , còn nước , còn người Thắng giặc Mĩ, ta xây dựng mười ngày nay” Hình ảnh non nước là hình ảnh thấm đượm màu sắc dân tộc Ca dao nói nhiều đến non nước, thơ cổ nói chung, Truyện Kiều nói riêng dùng nhiều hình ảnh này Nói đến non nước, nước non là để gợi tình cảm yêu quê hương đất nước Tố Hữu , cánh chim đầu đàn thơ ca cách mạng Việt Nam đã vận dụng thành công Văn học dân gian Việt Nam các bài thơ mình khiến cho thơ ông dễ vào trái tim quần chúng cách mạng Nhạc điệu nhiều bài thơ Tố Hữu là nhịp điệu điệu hò xứ Huế, câu hát đối đáp giao duyên truyền thống Bài thơ Việt Bắc , kết tinh nghệ thuật thơ Tố Hữu giai đoạn chín năm kháng chiến chống Pháp đựoc cấu tứ theo kiểu hát đối đáp giao duyên với đại từ “mình”, “ ta” ngào tha thiết: “ Mình mình có nhớ ta Mười lăm năm thiết tha mặn nồng? Mình mình nhớ ta không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn? Tố Hữu sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian sáng tác mình Dù nói ngả , nói nghiêng Lòng ta vững kiềng ba chân Dù rào giậu ngăn sân Lòng ta vững là dân Cụ Hồ Nhà thơ cách mạng vô sản đã sử dụng các hình ảnh lấy từ văn học dân gian ( Phù Đổng Thiên Vương, Thạch Sanh ) để xây dựng hình tựơng ca ngợi sức quật khởi diệu kì dân tộc thời đại cách mạng: Hoan hô anh Giải phóng quân Kính chào Anh, người đẹp nhất! Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời Như Thạch Sanh kỉ hai mươi Một dây ná, cây chông tiến công giặc Mĩ Nhiều tích truyện, nhân vật truyện cổ dân gian các nhà thơ đại lấy làm đề tài sáng tác Tố Hữu viết Mị Châu, Anh Ngọc viết Thị Mầu, Đỗ Lop11.com (8) Trung Lai viết Thị Kính , Thị Mầu; Ngô Quân Miện viết Nghe khúc hát Trương Chi …và kết tụ bài học nhân sinh đầy ý nghĩa Xin dẫn đây vài câu thơ tiêu biểu: - “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi đồ đắm biển sâu” ( Tố Hữu) - “ Những cánh màn đã khép lại đằng sau Táo rụng sân đình không nhặt Bao Thị Mầu đã trở đời thực Vị táo còn chua mãi đầu môi” ( Thị Mầu – Anh Ngọc) “ Anh là ai? Hỡi chàng Trương? Mờ sương tiếng hát , mờ sương mặt người Dẫu là anh là tôi Dẫu thì là người yêu” ( Ngô Quân Miện) Đặc biệt , trường ca “ Mặt đường khát vọng”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết chương đầy tính phát “Đất Nước” “thời gian đằng đẵng” , “không gian mênh mông” và bề dày truyền thống văn hoá phong tục với giọng thơ vừa mang màu sắc chính luận vừa lời tâm tình tha thiết dựa trên sở vận dụng tục ngữ ca dao, dân ca, cổ tích, truyền thuyết… cách hồn nhiên thú vị Nguyễn Khoa Điềm đã góp cho đề tài Đất nước áng thơ ý vị đậm đà: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa Thánh Gióng qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên Con cóc, gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…” Tóm lại, mười kỉ hình thành và phát triển, phận văn học thành văn Việt Nam đã gắn bó song hành và chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học dân gian Việt Nam trên nhiều cấp độ , phương diện Chính điều đó đã tạo nên tính nhân dân và tính dân tộc đậm đà cho phận văn học này Mặt khác, chính các nhà thơ , nhà văn đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng các sáng tác dân gian Nhiều tác phẩm họ dân gian hoá, làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian các dân tộc Các tác giả dân gian học tập nhiều điều bổ ích từ sáng tác các nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp Họ đã khai thác không ít điển cố , điển tích, từ ngữ , hình ảnh…trong văn học viết để đưa vào các bài vè , câu hát … Mối quan hệ và tác động qua lại hai phận văn học là mối quan hệ khăng khít và lâu bền Hết -8 Lop11.com (9)

Ngày đăng: 02/04/2021, 03:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan