1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 58, 57 Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu

6 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 133,21 KB

Nội dung

 Lời ca khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người Đại Việt của các bô lão và nhân vật kh¸ch?. - Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của kh¸ch: + Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhi[r]

Trang 1

Ngày soạn: 4/01/2010 Ngày dạy: 6/01/2010

Tiết 57: Đọc văn.

phú sông bạch đằng

(Bạch Đằng giang phú)

Trương Hán Siêu

A Mục tiêu bài học:

Giúp hs:

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài thơ

- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể phú: kết cấu, hình tượng và lời văn

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những

địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử, văn hóa

B Sự chuẩn bị của thầy và trò:

- Sgk, sgv và một số tài liệu tham khảo

-Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk

- Gv soạn thiết kế dạy- học

C Cách thức tiến hành:

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận, phát vấn- đàm thoại

D Tiến trình dạy- học:

1 ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

2 Kiểm tra bài cũ.

CH: Đọc thuộc lòng bài thơ “Cửa biển Bạch Đằng” (Nguyễn Trãi) đã học ở bậc THCS và cho biết chủ đề của bài thơ?

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài mới: Dòng sông Bạch Đằng gắn liền với những chiến công

vang dội của dân tộc ta (Ngô Quyền thắng giặc Nam Hán, quân dân nhà Trần thắng giặc Nguyên- Mông) Địa danh lịch sử này đã trở thành nguồn đề tài cho nhiều nhà thơ xưa khai thác: Trần Minh Tông với bài Bạch Đằng giang (trong đó có hai câu:

“ánh nước chiều hôm màu đỏ khé/ Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”), Nguyễn

Trãi với Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng với bài Bạch Đằng giang, Khác với

các tác giả trên, Trương Hán Siêu cũng viết về địa danh lịch sử đó nhưng lại sử dụng thể phú Bài Phú sông Bạch Đằng của ông được đánh giá là mẫu mực của thể

phú trong VHTĐ

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

Gv cho Hs đọc phần Tiểu I Tiểu dẫn:

Trang 2

dẫn- sgk.

Hs đọc

? Nêu những nét chính về tác

giả Trương Hán Siêu?

Hs trả lời

? Vị trí địa lí và những chiến

công gắn với địa danh sông

Bạch Đằng?

Hs trả lời

? Em có hiểu biết gì về thể

phú?

Hs trả lời

Hs đọc diễn cảm bài phú

? Tìm bố cục của bài phú?

Hs trả lời

1 Tác giả Trương Hán Siêu (?-1354):

- Tự: Thăng Phủ

- Quê quán: làng Phúc Thành- huyện Yên Ninh (nay thuộc thị xã Ninh Bình)

- Là môn khách của Trần Hưng Đạo

- Khi mất được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó, được thờ ở Văn Miếu

- Con người: cương trực, học vấn uyên thâm,

được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng

- Tác phẩm của ông để lại ko nhiều, hiện còn 4

bài thơ và 3 bài văn, trong đó có Phú sông Bạch

Đằng.

2 Địa danh lịch sử sông Bạch Đằng:

- Là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, gần Thuỷ Nguyên (Hải Phòng)

- Gắn với các chiến công chống quân Nam Hán (Ngô Quyền- 938), đại thắng quân Nguyên- Mông (Trần Quốc Tuấn- 1288)

 Sông Bạch Đằng- danh thắng lịch sử và là nguồn đề tài văn học

3 Thể phú:

- Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời

- Phân loại: 2 loại

+ Phú cổ thể: có trước đời Đường (Trung

Quốc), đặc trưng chủ yếu là mượn hình thức đối

đáp giữa hai nhân vật chủ- khách để bày tỏ, diễn

đạt nội dung, câu có vần, ko nhất thiết có đối, kết bằng thơ Bố cục gồm 4 đoạn: mở, giải thích, bình luận, kết

+ Phú Đường luật (phú cận thể): xuất hiện từ

thời Đường, có vần, có đối, theo luật bằng trắc

Bố cục thường có 6 đoạn

II Đọc- hiểu văn bản:

1 Bố cục:

- Đoạn mở: từ đầu  “ còn lưu!”

 Tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng

- Đoạn giải thích: tiếp  “ nghìn xưa ca ngợi”

 Các bô lão kể lại các chiến tích trên sông Bạch Đằng

- Đoạn bình luận: tiếp  “ chừ lệ chan”

Trang 3

Gv nêu yêu cầu: Mở đầu bài

phú, nổi bật lên là hình tượng

nhân vật khách Anh (chị) hãy

tìm hiểu mục đích dạo chơi

thiên nhiên, chiến địa của

khách?

- Khách là người có tráng chí

(chí lớn), có tâm hồn ntn qua

việc nhắc đến những địa danh

lịch sử của Trung Quốc và

miêu tả những địa danh lịch sử

của đất Việt?

Hs trả lời

? Những sắc thái của thiên

nhiên trên sông Bạch Đằng?

Hs trả lời

? Cảm xúc của khách trước

khung cảnh thiên nhiên sông

Bạch Đằng: phấn khởi, tự

hào? Buồn thương, nuối tiếc vì

những giá trị đã lùi vào quá

khứ? Lí giải?

Hs trả lời

 Các bô lão suy ngẫm và bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng

- Đoạn kết: còn lại.

 Lời ca khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người Đại Việt của các bô lão và nhân vật khách

2 Tìm hiểu văn bản:

a Đoạn mở:

- Nhân vật khách  là sự phân thân của tác giả, tạo tính khách quan cho những điều sẽ nói

- Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của khách:

+ Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên

+ Tìm hiểu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức

- Những địa danh được nói đến:

+ Địa danh lịch sử lấy từ trong điển cố Trung Quốc: sông Nguyên, sông Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng

 Tác giả “đi qua” chủ yếu bằng tri thức sách

vở, trí tưởng tượng

+ Địa danh của đất Việt: cửa Đại Than, bến

Đông Triều, sông Bạch Đằng

 Khách tự họa bức chân dung tinh thần của mình là một hồn thơ, một khách hải hồ, một kẻ

sĩ thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc:

+ Có vốn hiểu biết phong phú

+ Yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn, tìm hiểu thiên nhiên (Giương buồm mải miết).

+ Có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao (Nơi có người đi tha thiết).

- Cảnh sắc của thiên nhiên trên sông Bạch

Đằng:

+ Hùng vĩ, hoành tráng: “ Bát ngát một màu”.

+ Trong sáng, nên thơ: “ Nước trời ba thu”.

+ ảm đạm, hiu hắt, hoang vu do dòng thời gian

đang làm mờ bao dấu vết: “ cảnh thảm”.

- Tâm trạng của tác giả trước những sắc thái đối lập của thiên nhiên:

+ Phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà trong sáng, thơ mộng + Buồn thương, nuối tiếc trước vẻ ảm đạm , hiu hắt, hoang vu do thời gian đang xóa nhòa, làm

mờ hết những dấu tích oai hùng của chiến

Trang 4

? Các bô lão là nhân vật có

thật hay do tác giả hư cấu?

Hs trả lời

? Vai trò của hình tượng các

bô lão trong bài phú?

- Thái độ của các bô lão đối

với khách?

Hs trả lời

? Chiến tích trên sông Bạch

đằng được gợi lại ntn qua lời

kể của các bô lão?

Hs trả lời

trường xưa: “ Buồn vì còn lưu”.

 Kết quả của cảm hứng hoài cổ- một xúc cảm quen thuộc của các nhà thơ xưa trước những địa danh lịch sử (Liên hệ Bạch Đằng hải khẩu, Dục Thúy sơn- Nguyễn Trãi, Thăng Long thành hoài cổ- Bà Huyện Thanh Quan).

b Đoạn giải thích:

- Hình tượng các bô lão có thể là nhân vật có thật (là những người dân địa phương ven sông Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh) hoặc có thể họ là nhân vật hư cấu (là tâm tư tình cảm của tác giả hiện thân thành nhân vật trữ tình

để những nhận xét về các trận chiến trên sông Bạch Đằng trở nên khách quan hơn)

- Vai trò:

+ Là người chứng kiến chiến tích lịch sử

+ Là người kể lại các chiến tích hào hùng đó cho khách nghe

- Thái độ của các bô lão đối với khách: nhiệt tình, hiếu khách và tôn kính khách

- Các chiến tích trên sông Bạch đằng qua lời kể của các bô lão:

+ Hai chiến tích: Ngô chúa phá Hoằng Thao và Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã

+ Quang cảnh, ko khí chiến trận:

- Binh lực hùng hậu:+ Thuyền bè muôn đội + Tinh kì phấp phới

+ Hùng hổ sáu quân + Giáo gươm sáng chói

- Tính chất gay go, quyết liệt:

+ Hình ảnh phóng đại: nhật nguyệt- mờ; trời

đất- đổi

+ Đối lập: sự huyênh hoang, hung hăng, kiêu ngạo của kẻ thù  sự thực thất bại thảm hại

+ Hình ảnh so sánh: Thế trận của ta và địch – Trận Xích Bích, Hợp Phì (những trận đánh lớn, quyết liệt, nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc)  khẳng định chiến thắng hào hùng, vang dội của ta và bày tỏ niềm tự hào dân tộc

- Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện: nhiệt huyết, tự hào, mang cảm hứng của người trong cuộc

Trang 5

? Thái độ, giọng điệu của

các bô lão khi kể chuyện?

Ngôn ngữ lời kể có đặc điểm

gì?

Hs trả lời

? Qua lời bình luận của các

bô lão, trong các yếu tố: thời

thế (thiên thời), địa thế núi

sông (địa lợi) và con người thì

yếu tố nào là yếu tố giữ vai trò

quảntọng nhất làm nên thắng

lợi?

Hs trả lời

Gv nhắc nhớ cho hs câu

chuyện lịch sử về Trần Hưng

Đạo

? Lời ca của các bô lão và

của khách nhằm khẳng định

điều gì? So sánh lời ca của

khách và bài thơ của Nguyễn

Sưởng?

Điểm tương đồng:

+ Cảm hứng ngợi ca, tự hào

về chiến thắng và cảnh núi

sông hiểm trở, hào hùng

+ Khẳng định vai trò có tính

chất quyết định chiến thắng

của địa thế núi sông và con

người tài đức

Khác biệt:

+ Nguyễn Sưởng đặt hai yếu

tố trên ngang hàng  hạn chế

+ Trương Hán Siêu đã khắc

phục hạn chế đó khi nhấn

mạnh vai trò cốt yếu của con

- Ngôn ngữ lời kể:

+ Súc tích, cô đọng, vừa khái quát, vừa gợi lại

được diễn biến, ko khí của các trận đánh rất sinh

động (“ Đây là buổi Hoằng Thao”).

+ Các câu dài, dõng dạc tạo ko khí trang nghiêm

(“ Đây là Hoằng Thao”).

+ Các câu ngắn gọn, sắc bén gợi khung cảnh

chiến trận căng thẳng, gấp gáp ( “ Thuyền bè sáng chói”)

c Đoạn bình luận:

- Nguyên nhân làm nên thắng lợi:

+ Thời thế thuận lợi (thiên thời): “ trời cũng chiều người”.

+ Địa thế núi sông (địa lợi): “ trời đất cho nơi hiểm trở”.

+ Con người- người tài, có đức lớn  giữ vai trò quyết định quan trọng nhất đến thắng lợi

- Tác giả gợi lại hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người xưa  khẳng

định sức mạnh, tài năng và đức lớn của con người- nhân tố quyết định thắng lợi

 Cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc

d Đoạn kết:

- Tuyên ngôn về chân lí của các bô lão:

+ Những người bất nghĩa (Lưu Cung, Hốt Tất Liệt) sẽ tiêu vong

+ Những người anh hùng, nhân nghĩa (Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo) thì mãi lưu danh thiên cổ

 Đó là chân lí có tính chất vĩnh hằng như

sông bạch đằng ngày đêm “ luồng to sóng lớn đổ

về bể đông” muôn đời theo quy luật tự nhiên.

- Lời ca tiếp nối của khách:

+ Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quan (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông)

+ Ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng

+ Khẳng định chân lí: vai trò và vị trí quyết

định của con người trong tương quan với yếu tố

đất đai hiểm yếu

 Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn

Trang 6

? Khái quát lại những giá trị

nội dung và nghệ thuật chính

của tác phẩm?

Hs trả lời

Gọi Hs đọc ghi nhớ

Hs đọc

cao đẹp

III Tổng kết bài học:

1 Giá trị nội dung:

- Lòng yêu nước

- Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân văn cao đẹp:

+ Khẳng định và đề cao vai trò của con người,

đạo lí chính nghĩa

+ Nỗi niềm cảm khái trước sông Bạch đằng trong hiện tại

2 Nghệ thuật:

- Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn

- Bố cục: chặt chẽ

- Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí

- Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng

đọng, gợi cảm

 Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐVN

* Ghi nhớ.

Sgk – 7

4 Củng cố – Nhận xét:

- Hệ thống nội dung: Theo yêu câu bài học

- Nhận xét chung

E Củng cố, dặn dò:

Yêu cầu hs: Học bài và soạn bài Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)

Ngày đăng: 01/04/2021, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w