1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ thống cơ quan của quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam

201 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 204,91 KB

Nội dung

Trang 1

MAI THỊ MAI

HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI TRONG ĐIỀUKIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

MAI THỊ MAI

HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI TRONG ĐIỀUKIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Hành chínhMã số: 9380102

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Tô VănHoà 2 TS Trần Thái Dương

Hà Nội – 2021

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU I

1 Lý do lựa chọn đề tài i

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu iii

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu iv

4 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu iv

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án vii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 1

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6

1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu 12

CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘITRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀNXÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM 20

2.1 Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam 20

2.1.1 Vị trí của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam 20

2.1.2 Chức năng của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 27

2.1.3 Vai trò của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam 33

Trang 4

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 42

2.2.1 Khái niệm về hệ thống cơ quan của Quốc hội 42

2.2.2 Các yêu cầu chung đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 51

2.2.3 Các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 59

2.3 Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nướcpháp quyền - Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 67

2.3.1 Hệ thống cơ quan của Quốc hội Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (TrungQuốc) 67

2.3.2 Hệ thống cơ quan của Nghị viện Cộng Hoà Pháp 71

2.3.3 Hệ thống cơ quan của Quốc hội Cộng hoà Liên bang Đức 75

2.3.4 Hệ thống cơ quan của Quốc hội Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) 79

2.3.5 Một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo để hoàn thiện cơcấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNHCỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUANCỦAQUỐC HỘI VIỆT NAM. 86

3.1 Thực trạng và thực tiễn thi hành quy định về Uỷ ban thường vụ Quốchội Việt Nam 86

3.1.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về Ủy ban thường vụ Quốc hộiViệt Nam 86

3.1.2 Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội ViệtNam theo quy định của pháp luật hiện hành. 98

3.2 Thực trạng và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về Hộiđồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội Việt Nam 107

Trang 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 143CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.144

4.1 Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quancủa Quốc hội Việt Nam. 144

4.1.1 Quan điểm chung về hoàn hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thốngcác cơ quan của Quốc hội Việt Nam. 1444.1.2 Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốchội Việt Nam 1464.1.3 Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và cácUỷ ban của Quốc hội Việt Nam 1504.1.4 Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban lâm thời củaQuốc hội Việt Nam 154

4.2 Giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quancủa Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam. 156

Trang 6

các Ủy ban thường trực của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1594.2.3 Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban lâm thời củaQuốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam 168

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 172KẾT LUẬN LUẬN ÁN 173DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I

PHỤ LỤC

Trang 7

tôi Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đượctrích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.

Tác giả luận án

Mai Thị Mai

Trang 8

Bộ VHTT&DLBộ GD&ĐTBộ TTTTBộ KHĐTBộ LĐ-TB-XHBHYT

BHXHĐCSĐBQHĐài TNVNĐài THVNĐBQHCHNDCHLBHĐDTHĐNDHĐNN

Cộng hoà nhân dânCộng hoà liên bangHội đồng dân tộcHội đồng nhân dânHội đồng nhà nướcNSNN

Ngân sách nhà nướcNgân sách trung ươngNhà xuất bản

Nhà nước pháp quyềnToà án nhân dân tối caoTW Đoàn TNCS HCM

Trang 9

Uỷ ban thường vụ Quốc hộiUỷ ban vấn đề xã hội

Uỷ ban nhân dânUỷ ban thường trựcUỷ ban lâm thời

Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộngsản Việt Nam họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại, kết thúc thế kỷ XX, bướcvào thế kỷ mới – thế kỷ XXI, Đảng, Nhà nước ta đứng trước những thách thứctrong thời kỳ mới, cần đề ra những quyết sách để phù hợp, nhằm nâng cao hơnnữa năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nước.Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đưa ra nhiều chính sáchquan trọng trên các lĩnh vực nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình mới.Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ “Xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhândân.”

Trong Nghị quyết 48- NQ/TƯ về hoàn thiện hệ thống pháp luật của ViệtNam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đã đề cập đến một nội dung vôcùng quan trọng, muốn “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật”, nội dungcơ bản cần đặt ra đó là “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạtđộng của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân vàvì nhân dân” và thiết chế đầu tiên trong hệ thống chính trị mà Đảng ta quan tâmchính là Quốc hội – “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt độngcủa Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảođảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch của hệ thống phápluật; trong đó, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnhcác quan hệ xã hội…”

Như vậy, xây dựng một Quốc hội vững mạnh không chỉ đáp ứng yêu cầu vềviệc hoàn thiện tổ chức bộ máy trước đòi hỏi của quá trình xây dựng nhà nướcpháp quyền, mà một Quốc hội hoạt động hiệu quả còn là cơ sở để hoàn

Trang 11

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo ra tiền đề vững chắc cho việc xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – với đặc trưng quan trọng là “sự thượngtôn của pháp luật.” Với sự định hướng cụ thể và rõ ràng như vậy, trong thời gianvừa qua đã có rất nhiều những hoạt động nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng caohiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung và các cơ quan của Quốc hội nóiriêng Đặc biệt là việc chú trọng hơn nữa đến hoạt động của Ủy ban thường vụQuốc hội và hệ thống ủy ban của Quốc hội Tuy nhiên, cũng không khó khăn đểnhận thấy rằng, quá trình hoàn thiện và đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốchội diễn ra một cách không đồng bộ, thiếu tính toàn diện, chủ yếu mới chỉ dừnglại ở việc xem xét và cải thiện ở từng cơ quan chuyên môn của Quốc hội màchưa có một nghiên cứu, một phương án nào đặt các cơ quan của Quốc hội dướicái nhìn của một chỉnh thể thống nhất và nghiên cứu, đề ra phương án mang tínhhệ thống, những giải pháp mang tính lý luận với một tầm nhìn dài hạn để có thểđưa ra một mô hình tổ chức Quốc hội phù hợp với bối cảnh xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp của thời kỳ xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tiến bộ, trong đó đặc biệt ghi nhậnnguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp vàkiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp” Nguyên tắc này nhấn mạnh việc tổ chức và thực hiện quyềnlực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, trong đó quyền lậppháp giao cho Quốc hội, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, và quyền tư phápđược giao cho Tòa án Với sự minh bạch và phân công cụ thể về chức năng vànhiệm vụ quyền hạn cho từng cơ quan như vậy, đồng nghĩa với việc vị trí củaQuốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được tăng cường và khẳngđịnh Hiến pháp 2013, khẳng định một cách mạnh mẽ một lần nữa chức năng lậppháp – chức năng quyết định lựa chọn điều chỉnh một quan hệ xã

Trang 12

hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đó như thế nào? Giao cho Quốc hội - cơ quanđại diện cao nhất của người dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Hơn thế nữa,Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm hoạt động “kiểm soát” quyền lực nhà nướctrên cơ sở thể chế hóa đường lối của Đảng, điều này được hiểu rằng hoạt độnggiám sát của Quốc hội – chức năng giám sát tối cao tiếp tục được tăng cườnghơn nữa nhằm đảm bảo mục đích “kiểm soát” quyền lực nhà nước, đảm bảo vị trílà cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội.

Với vị trí đó, các cơ quan của Quốc hội cần được tổ chức như thế nào để cóthể phát huy được hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhất là trong bối cảnh xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trước tình hình đó, việc đi sâu vàophân tích luận giải và đưa ra được hệ thống các tiêu chí về mặt lý luận cho cáchthức tổ chức và hoạt động của Quốc hội hay nói cách khác là một mô hình tổchức cho các cơ quan của Quốc hội là một đòi hỏi bức thiết.

Với những lý do trên nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn nghiên cứu về “Hệthống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm đề tài cho luận án của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận án : Phân tích, vai trò của Quốc hội trong điều kiện xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó đưa ra định hướng và đề xuấtgiải pháp hoàn thiện cho quá trình đổi mới về mặt tổ chức và hoạt động của hệthống các cơ quan của Quốc hội với một tầm nhìn dài hạn và mang tính lý luậnđể phục vụ việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mộtcách hiệu quả.

Nhiệm vụ của luận án: Phân tích những vấn đề lý luận về hệ thống các cơ

quan của Quốc hội Việt Nam cũng như tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của mộtsố nước trên thế giới để có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho ViệtNam; Thực trạng hoạt động của các cơ quan của Quốc hội theo quy định củapháp luật hiện hành; Đề xuất quan điểm và giải pháp để hoàn thiện hệ thống các

Trang 13

cơ quan của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện Nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là góc nhìn lý luận về vị trí, vai trò của

các cơ quan của Quốc hội (gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộcvà các Ủy ban của Quốc hội) đối với việc xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệptrong điều kiện Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Phạm vi nghiên cứu của luận án:

Về mặt không gian: (1)Luận án nghiên cứu về những vấn đề lý luận của các

Cơ quan của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN; (2) Luận án tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của cơ quanlập pháp ở một số quốc gia điển hình được lựa chọn trên thế giới dựa trên hệthống pháp luật và các hình thức chính thể cơ bản gồm: Trung Quốc, CHLBĐức, Cộng hoà Pháp và Hoa kỳ.

Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu sự hình thành và phát triển cũng như

vị trí, vai trò của các cơ quan của Quốc hội Việt Nam theo các bản Hiến phápViệt Nam.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Trong tương lai, khi Việt Nam dần hoàn thiện quátrình xây dựng Nhà nước pháp quyền, khi vị trí, vai trò của Quốc hội ngày càngđược coi trọng và Quốc hội hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn thì vị trí,vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban củaQuốc hội là như thế nào trong sự phát triển lâu dài của Quốc hội Từ đó, đưa đếnviệc xem xét cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội ViệtNam có giống như bây giờ không? Hay nó sẽ có xu hướng thay đổi như thế nàokhi Việt Nam dần hoàn thiện hình thức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sẽ đi trả lời hàng loạt các

Trang 14

câu hỏi nghiên cứu nhỏ sau: (1) Mục tiêu xây dựng NNPQ XHCN hiện nay đặtra những yêu cầu gì đối với Quốc hội và với yêu cầu đó thì Quốc hội cần tổ chứchệ thống của cơ quan Quốc hội như thế nào? (2)Hiện nay các cơ quan của Quốchội đã phù hợp ở mức độ như thế nào với yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN, cầncó những cải cách và đổi mới như thế nào?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Luận án nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng: Trong xu hướng Quốc hội dầnchuyên nghiệp hoá để có thể đáp ứng được các yêu cầu của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngàycàng giảm đi và hệ thống tổ chức các cơ quan của Quốc hội Việt Nam nên phùhợp với mô hình tổ chức Nghị viện hiện đại trên thế giới, tức là đề cao vai tròcủa các Ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời.

Với giả thuyết nghiên cứu đó, Luận án sẽ đi vào luận giải từ góc độ lý luậncác yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cũng như yêu cầu đốivới Quốc hội – cơ quan lập pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namcần đáp ứng Từ đó, cùng với việc phân tích và đánh giá lại vị trí, vai trò của cáccơ quan của Quốc hội (gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc vàcác Ủy ban của Quốc hội) từ lý luận đến quy định của pháp luật thực định cũngnhư thực tiễn hoạt động của các cơ quan này để từ đó hướng tới một giải pháptổng thể để xây dựng và tổ chức hệ thống cơ quan của Quốc hội theo cách thứctối ưu nhất, đưa ra được đề xuất về vị trí, vai trò của các cơ quan của Quốc hộitrong mối quan hệ tổng thể với Quốc hội, để hỗ trợ cho hoạt động của Quốc hộiđể đảm bảo có được những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm trong cách thứctổ chức và hoạt động của các cơ quan này nhằm phục vụ cho hoạt động của mộtQuốc hội đang hướng đến sự chuyên nghiệp hoá, để có thể đáp ứng được trướccác đòi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng cộng SảnViệt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân Cũng như những định hướng của Đảng Cộng sản ViệtNam trong việc cải cách BMNN đặc biệt là hoàn thiện vị trí, vai trò và hiệu quảhoạt động của Quốc hội để đáp ứng yêu cầu Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin để nghiên cứu và tiếp cận.

Phương pháp phân tích: Được thực hiện xuyên suốt toàn bộ Luận án, nhằm

hướng tới việc làm rõ các nội hàm về đặc điểm của bối cảnh nghiên cứu, địnhhướng phát triển của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; cũng như phântích các quy phạm pháp luật quy định về vị trí, vai trò của Quốc hội cũng nhưnhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Quốc hội vàcác cơ quan của Quốc hội.

Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát và đưa ra những nhận

định khi phân tích và nghiên cứu các cơ quan của Quốc hội dưới góc nhìn hệthống, của một chính thể thống nhất Đồng thời, tổng hợp được những quanđiểm, những góc nhìn khác nhau từ những nghiên cứu trước đó với đối tượngnghiên cứu của luận án để có thể có được những đánh giá đa chiều và thuyếtphục

Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu và lý giải các hiện

tượng, các quy định về vị trí, vai trò của các cơ quan của Quốc hội mang tínhchất đặc thù (không kế thừa và phát triển từ góc độ lý luận) Để từ đó có thể cónhững kiến giải, những đề xuất phù hợp hơn với bối cảnh tình hình mới

Phương pháp so sánh: Dùng để tổng hợp, so sánh về cơ cấu tổ chức, hình

thức hoạt động cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hộigiữa Việt Nam và các nước có các đặc trưng chính thể lớn trên thế giới cũng như

Trang 16

các nước có chính thể gần gũi với Việt Nam Thông qua đó, có thể có nhữngkiến nghị để Việt Nam nghiên cứu học tập nếu phù hợp.

Phương pháp hệ thống: Dùng để làm hệ quy chiếu khi đánh giá hiệu quả

hoạt động của Quốc hội Với góc nhìn của phương pháp hệ thống sẽ xem xétđược những tác động qua lại và tổng thể của các cơ quan của Quốc hội trongtổng thể làm nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

• Về mặt khoa học

Luận án góp phần bổ sung, làm rõ và phát triển một bước lý luận về vị trí,vai trò của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam Cùng với đó, làm rõ yêu cầu về một cơ quan lập pháp trong nhà nước phápquyền XHCN thì cần hướng đến xây dựng một cơ quan lập pháp chuyên nghiệp,hoạt động hiệu quả Từ bối cảnh đó, Luận án tập trung nhận diện về khía cạnh lýluận các cơ quan chuyên môn của Quốc hội cần được thay đổi lại về vị trí, vaitrò cũng như nhiệm vụ, quyền hạn để Quốc hội có thể đảm trách được vị trí củamột cơ quan lập pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Các nội dung được đưa ra phân tích và trình bày trong luận án là những tưliệu được nghiên cứu và tìm hiểu công phu, có hệ thống dưới góc độ lý luận vàgóc độ lịch sử để lý giải về các nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quancủa Quốc hội Bên cạnh đó, các đề xuất, kiến nghị đã theo hướng trực tiếp giảiquyết những hạn chế, những bất cập và các vấn đề vướng mắc hiện nay trongquá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội trên thực tiễn Dođó, kết quả nghiên cứu của Luận án không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cóthể trực tiếp xem xét để tham khảo và đề xuất trong việc sửa đổi, bổ sung các vănbản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến Quốc hội.

Trang 17

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1 Nhóm các nghiên cứu chung về Quốc hội và Nhà nước pháp quyền

Quốc hội – thiết chế đại diện cho dân chủ, đã là đối tượng nghiên cứu hàngtrăm năm nay của các học giả, các triết gia, các nhà chính trị học cũng như cácluật gia Các nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng tư sản, cách mạng XHCN vớicác khía cạnh quan tâm khác nhau đều đi tìm hiểu, lý giải về nguồn gốc, bảnchất, quy luật vận động của Nhà nước, trong đó có Quốc hội Vì vậy, các nghiêncứu về Quốc hội và thiết chế đại diện có khối lượng công trình đồ sộ Trong đó,có thể kể đến các tác phẩm kinh điển đề cập một cách sâu sắc, lý giải một cáchthấu đáo về sự tồn tại, tính chất, chức năng cũng như các phương thức hoạt độngcủa Quốc hội, là tiền đề để đánh giá tính hiệu quả của các mô hình tổ chức của

Quốc hội trong các chính thể khác nhau Đó là cuốn sách Chính thể đại diện(Representative government, 1861) của John Stuart Mill, do hai dịch giả nổi

tiếng là Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú thích, được xuất

bản bởi nhà xuất bản (Nxb) Tri thức, 2012; Cuốn Khảo luận thứ hai về chínhquyền, của John Locke,(2007) do Lê Huy Tuấn dịch, chú thích và giới thiệu, doNxb Tri thức xuất bản; cuốn Bàn về khế ước xã hội của Jean – JacquesRousseau, do Nxb Lý luận chính trị (2004); cuốn Tinh thần pháp luật của

Montesquieu(1996) Nxb giáo dục… ở Việt Nam cũng có một số tác phẩm chịuảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng chính trị pháp lý của các học giả tư sản thời kỳ

khai sáng và của các nhà lập hiến của Hoa kỳ như: Luật Hiến pháp và chính trịhọc (1967) của Nguyễn Văn Bông do Nxb Sài Gòn xuất bản; Cuốn Luật hiếnpháp và các định chế chính trị và Luật hiến pháp – Khuôn mẫu dân chủ của Lê

Đình Chân, do tủ sách Đại học Sài Gòn phát hành năm 1975 Những cuốn sách

Trang 18

trên đề cao chủ nghĩa hiến pháp, bàn đến sự hạn chế quyền lực và phân chiaquyền lực trong việc vận hành quyền lực nhà nước.

Cuốn Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới, vănphòng Quốc hội, Nguyễn Sĩ Dũng (2014) do Văn phòng Quốc hội xuất bản.

Cuốn sách là một tổng quan về nghị viện các nước trên các khía cạnh khác nhaubao gồm: Chức năng, thẩm quyền của Nghị viện các nước trên thế giới, cơ cấu tổchức của nghị viện, quy trình, thủ tục hoạt động của Nghị viện, tổ chức và hoạtđộng của cơ quan của Nghị viện Có thể nói cuốn sách là một nỗ lực nhằm tổnghợp một cách có hệ thống những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến tổ chứcvà hoạt động của Nghị viện.

Một số tác phẩm được viết trong thời kỳ hiện đại, nghiên cứu về nhà nước

pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bao gồm: Nhà nướcpháp quyền, tác phẩm là một tập hợp những bài viết học thuật của nhiều tác giả,

được biên tập bởi Josef Thesing, sách tham khảo được dịch và xuất bản bởi Nhà

xuất bản chính trị quốc gia, 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước phápquyền”(2007) của nhóm tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn, NguyễnMạnh Tường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảngtrong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,(2017) của tác giả Vũ Trọng Lâm, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật; Xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Văn kiện Đạihội XII của Đảng”,(2016) chủ biên: Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Dũng, NxbChính trị Quốc gia - Sự thật; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam”, (2005), sách chuyên khảo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

Các tác phẩm này tìm hiểu về các đặc điểm của nhà nước pháp quyền nóichung và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng Đồng thời, trình bàytổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Với những nềntảng vốn có và hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền, các công trình nêutrên đã phân tích, luận giải và làm rõ những chủ trương, giải pháp, những điều

Trang 19

kiện cần thiết cho việc bảo đảm, duy trì bản chất của Nhà nước Việt Nam là nhànước của dân, do dân, vì dân Từ đó đưa ra giải pháp về tổ chức, đội ngũ cán bộ,đề ra những đòi hỏi về phẩm chất và phong cách để xây dựng Nhà nước ViệtNam trong sạch, vững mạnh, từng bước đi lên xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Ngoài ra, với việc phân tích các điều kiện về nhànước pháp quyền các công trình này cũng đã đề xuất về sự thay đổi của các cơquan trong BMNN nói chung và Quốc hội nói riêng, đề xuất các cải cách để đápứng được với yêu cầu của nền tảng một nhà nước pháp quyền XHCN.

1.1.2 Nhóm các nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam và các cơ quan củaQuốc hội trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Quốc hội luôn là một vấn đềdành được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nướcta đang trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền Với đặc trưng “sựthượng tôn của pháp luật” – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra nhiệmvụ phải có hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơsở cho sự tồn tại một xã hội theo trật tự pháp luật Để đáp ứng được điều đó đòihỏi cần phải xây dựng một cơ quan lập pháp – Quốc hội, mạnh và hoạt độnghiệu quả đồng thời, hướng đến yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN cũng như cảicách và hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và các cơ quancủa Quốc hội trong điều kiện mới, đã có nhiều các công trình nghiên cứu liênquan đến NNPQ, đến Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội được công bố trongthời gian vừa qua Có thể kể đến như:

Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền”, PGS.TS.Nguyễn ĐăngDung (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “Mô hình tổ chức và phươngthức hoạt động của Quốc hội và chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam”,GS.TS Trần Ngọc Đường và TS Ngô Đức Mạnh (chủbiên), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2008; Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhànước trong giai đoạn hiện nay, PGS.TS Bùi Xuân Đức, NXB Tư pháp, Hà Nội,

Trang 20

2007; Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”;“Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới” (2010) PGS.TS PhanTrung Lý; Hoạt động của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam là thành viên củaWTO”(2009) TS Đỗ Ngọc Hải; Một số vấn đề về Đổi mới tổ chức, hoạt động củaQuốc hội, (2007) TS Lê Thanh Vân; Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,(2001) TS Lê Minh Thông; Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thựctiễn” (Nxb Tư pháp, 2005) là cuốn sách được xuất bản bởi Văn phòng Quốc hội,

nhân dịp nhìn lại chặng đường 60 năm của Quốc hội Việt Nam.

Bên cạnh các sách chuyên khano nêu trên, cũng có rất nhiều các công trìnhnghiên cứu về Quốc hội với các mức độ khác nhau, cụ thể: Luận án tiến sĩ luật

học bao gồm: “Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thứchoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003), NCS Lê Thanh Vân;“Hoàn thiện quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay” (2004) của NCS HoàngVăn Tú; “Quyền giám sát của Quốc hội đối với Tòa án nhân dân và Viện kiểmsát nhân dân” (2004) NCS Phạm Văn Hùng; “Nâng cao chất lượng hoạt độnglập pháp của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,(2007) NCS Trần Hồng Nguyên; “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chứcnăng giám sát của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam” (2007) NCS Trương ThịHồng Hà; “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quảhoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam” (2009) NCS Trần Thị Tuyết Mai;“Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề tham chiếu” (2013), NCSNguyễn Quốc Văn; “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2016), NCS Trần Văn Thuân.Cùng rất nhiều các luận văn thạc sĩ luật học có thể kể đến như:: “Các ủy ban củaQuốc hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp” của thạc sĩ

Nguyễn Thị Phương Thảo,(2004), người hướng dẫn khoa học, TS Phan Trung

Lý và GS.Serge SUR; “Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của

Trang 21

Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay.” Của Thạc sĩ Đoàn Thu Huyền, (2010), người hướng dẫn, TS TôVăn Hòa; “Hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội -Thực trạng và hướng hoàn thiện” Đỗ Thị Như Hảo, người hướng dẫn GS.TS.Nguyễn Đăng Dung Cùng với đó là rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở cácmức độ khác nhau: Đề tài cấp Nhà nước: “Xây dựng mô hình tổ chức, phươngthức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta” (2004), GS.TS Trần NgọcĐường làm chủ nhiệm; Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng vàhoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động báo cáo, giải trình tại HĐDT,các Ủy ban của Quốc hội ở nước ta hiện nay” (2014), do PGS.TS Đinh XuânThảo làm chủ nhiệm; Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới tổ chức và hoạt động củaVăn phòng Quốc hội” Cơ quan tài trợ: Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơquan đại diện ở Việt Nam” (UNDP, 00049114) của Văn phòng Quốc hội;

Ngoài ra còn có các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyênngành như: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu của Nhà nước phápquyền XHCN” (2009) Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, TS Phan Trung Lý; Đổimới hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”, Nhànước và pháp luật (2004), PGS.TS Phan Trung Lý và PGS.TS Hà Thị MaiHiên; Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, cácỦy ban của Quốc hội”, của Đặng Đình Luyến, tạp chí Nghiên cứu lập pháp(2006); Ngô Đức Mạnh, (5/2006) Suy nghĩ về việc đổi mới tổ chức các Ủy bancủa Quốc hội, Hiến kế Lập pháp, phụ bản của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Các Luận án tiến sĩ luật học có nội dung nghiên cứu có liên quan gồm:

Luận án tiến sĩ luật học“Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức vàphương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003), NCS LêThanh Vân; Luận án tiến sĩ “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của

Trang 22

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2016), NCS Trần Văn

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Ngày nay, nghị viện đã trở thành một thiết chế không thể thiếu được trongchế độ dân chủ hay không muốn nói rằng việc tổ chức và hoạt động của nghịviện hiệu quả hay không trở thành một tiêu chí để đánh giá mức độ dân chủ củamột quốc gia Do đó, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghị viện trên thếgiới trên các phương diện khác nhau, từ đánh giá hiệu quả hoạt động đến nghiêncứu về cơ cấu tổ chức của Nghị viện Tuy nhiên, Việt Nam không phải là mộtquốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là về khoa họcpháp lý, do đó không có quá nhiều những công trình nghiên cứu của các học giảnước ngoài về mô hình của Việt Nam Vì vậy, ở phần trình bày tình hình nghiêncứu ở nước ngoài, NCS chủ yếu giới thiệu nội dung về các công trình nghiên cứuvề nghị viện các nước phát triển và lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho ViệtNam Cụ thể:

Thứ nhất, “Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các Ủy ban của Nghị viện và

khả năng áp dụng ở Việt Nam”, (2012), Nxb Hồng Đức, là một nghiên cứu có sự

tham gia của hai tác giả người Việt Nam (Hoàng Minh Hiếu, Nguyễn Đức Lam).Trong báo cáo này, các tác giả có đề cập một vài nét về tổ chức và hoạt động củahệ thống Ủy ban của cơ quan lập pháp của một số nước, trong đó chủ yếu tậptrung vào các nội dung liên quan đến kinh nghiệm về mặt pháp lý và thực tiễnthực hiện hoạt động điều trần của các cơ quan này và đưa ra một số kiến nghịliên quan đến việc xác lập lộ trình áp dụng ở Việt Nam

Thứ hai, như đã trình bày ở trên thì NCS sử dụng các bài nghiên cứu về hệ

thống nghị viện và Quốc hội các nước với cách tiếp cận về mặt lý luận, nhằmtham khảo các kinh nghiệm về việc tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quancủa Quốc hội các nước phát triển, ví dụ như Hoa Kỳ, CHLB Đức, Cộng hòaPháp… cụ thể:

Trang 23

(1), “Quốc hội và các thành viên” (Congress and its member), (2002), các

tác giả: Roger H Davidson, Walter J Oleszek, người dịch: Trần Xuân Danh,Trần Hương Gian, Minh Long Cuốn sách là một tham khảo hữu ích về Quốc hộiHoa Kỳ được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, phân tích, giải thích và làm rõcách thức hoạt động của Quốc hội Hoa Kỳ, cơ sở hình thành mô hình hai việntrong Quốc hội Hoa kỳ cũng như mối quan hệ trong quá trình hoạt động củaThượng nghị viện và Hạ nghị viện của Quốc hội Hoa kỳ, cũng như phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của Quốc hội bằng các góc nhìn mổ xẻ bêntrong chính Quốc hội cũng như thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữaQuốc hội với Tổng thống, Quốc hội với Tòa án, Quốc hội với bộ máy hànhchính Trong đó, đặc biệt, cuốn sách đã dành riêng một chương – chương 7trong một phần – phần 3, đề phân tích về cơ cấu tổ chức và vai trò của các Ủyban trong Quốc hội của Hoa Kỳ Thực tế mà nói, chỉ là một chương trong mộtphần nhỏ của công trình nghiên cứu đồ sộ kể trên, nhưng với 45 trang sách, cácnội dung liên quan đến các Ủy ban trong Quốc hội Hoa kỳ được các tác giả phântích và đánh giá thực sự chi tiết và đầy đủ, từ việc quay lại lịch sử để giải thíchcho việc lý do vì sao phải tồn tại các Ủy ban, trình bày sự phát triển của các Ủyban của hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ, và cuối cùng là một mô tả chi tiết về cácloại ủy ban hiện hành trong Quốc hội Hoa Kỳ (ở cả Thượng nghị viện và Hạnghị viện), gồm: các loại hình Ủy ban, quá trình bổ nhiệm và quy trình tiến hànhbổ nhiệm các thành viên trong Ủy ban, cơ cấu ở các Ủy ban, các thủ tục ở Ủyban Thực tế mà nói, mặc dù đối tượng nghiên cứu chính của cuốn sách này là vềQuốc hội Hoa kỳ, với đầy đủ những vấn đề liên quan đến Quốc hội Hoa kỳ đượcnghiên cứu, mổ xẻ Tuy nhiên, cũng có thể xem đây là tài liệu vô cùng hữu íchkhi nghiên cứu và xem xét về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốchội vì các khía cạnh của các Ủy ban của Quốc hội Hoa kỳ ở cả Thượng nghị việnvà Hạ nghị viện cũng đã được cung cấp đầy đủ và chi tiết Đồng thời đặt trongbối cảnh những phân tích khác của tài liệu liên quan đến hoạt động của Quốc hội

Trang 24

cũng cung cấp cho NCS một cái nhìn tổng quan hơn để đánh giá về vai trò củacác cơ quan của Quốc hội Hoa kỳ - cụ thể là Ủy ban đối với hiệu quả hoạt độngchung của Quốc hội.

(2) “Quốc hội Mĩ hoạt động như thế nào” (How congress works) (2003),

sách dịch, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia Đây là một tài liệu hữuích cho việc nghiên cứu về Quốc hội Mĩ vì cuốn sách đề cập khá chi tiết khi dành mộtchương – Chương III nghiên cứu về hệ thống Ủy ban của Quốc hội Mĩ, trong đó tácgiả đã đề cập đến các nội dung như: Cơ cấu Ủy ban, các nhiệm vụ của Ủy ban, thủ tụchoạt động của Ủy ban, các xung đột về thẩm quyền, cũng như xu hướng cải cách vàphát triển của các hệ thống Ủy ban….

(3) , Cuốn “The National Assembly in the French institutions” (Những cơ

quan của Hạ nghị viện Pháp) (2007) do Service des affaires internationals et de defense

xuất bản, là một cuốn sách giới thiệu tổng quan về Hạ nghị viện của Pháp, từ cơ cấu tổchức, đến các nghị sĩ, cũng như các chức năng của hạ viện Cộng hoà Pháp, trong đó cuốnsách có dành một mục với chín trang giấy mô tả về “standing committees” của Hạ nghịviện của Pháp, góp phần cung cấp cho NCS một cách nhìn đầy đủ hơn về cách thức tổchức, hoạt động cũng như vai trò của hệ thống Ủy ban thường trực ở một quốc gia có ảnhhưởng sâu sắc đến Việt Nam trong khoa học pháp lý nói chung và trong luật hiến phápnói riêng.

(4) Cuốn “Reforming parliamentary committees” (Cải cách các ủy ban củanghị viện) của Reuven Hazan xuất bản năm 2001 là một nghiên cứu dưới góc nhìn

phân tích, so sánh về hệ thống các ủy ban của bốn cơ quan lập pháp khác nhau, baogồm: Hạ nghị viện của Vương quốc Anh, CHLB Đức, Cộng hòa Ý và hạ viện của HàLan Dựa trên kết quả của các nghiên cứu so sánh, tác giả đã trình bày đánh giá củamình về lý do tại sao và làm thế nào các ủy ban Quốc hội được cải cách, và xem xét lýdo tại sao các cải cách của Ủy ban hoặc là thành công hay thất bại trong việc đạt đượcmục tiêu của mình Để xác định tính khả thi của việc ban hành những cải cách nhưvậy trong Israel Knesset Hazan, đã tiến

Trang 25

hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nghị sĩ và ghế ủy ban Cuốn sách kếtthúc với một cuộc thảo luận về sự thay đổi bản chất của hệ thống chính trị củaIsrael và sự cần thiết phải cải cách ủy ban Đây là một cuốn sách thực sự hữu íchvà thiết thực, cho NCS một cách nhìn tổng quan về cách thức tổ chức và hoạtđộng của hệ thống của nghị viện các nước với các mô hình tổ chức trong cáchình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước khác nhau Từ đó cung cấpcho NCS những ý tưởng mới để có thể soi rọi vào trong việc đánh giá cũng nhưđề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Hộiđồng dân tộc và hệ thống ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

(5) Cuốn sách chuyên khảo “The Committees of the House ofRepresentatives in Comparative Perspective” (Các uỷ ban của Hạ nghị viện – gócnhìn so sánh) (của Phil Larkin, Parliamentary Studies Centre, Australian National

University Nội dung chính của tài liệu này là tập trung xác định vị trí các hệ thốngỦy ban thường trực (standing committee system of the House of Representatives)trong đó, cụ thể là: House of Commons (Viện thứ dân) của Vương quốc Anh, Quốchội New Zealand, House of Commons (Viện thứ ) của Canada và Quốc hội Scotland.Trong tâm là đi vào phân tích, so sánh về tổ chức và hoạt động giữa các cấp của Ủyban Thứ nhất, các Ủy ban của các hạ nghị viện của bốn quốc gia được so sánh đềukhông tồn tại độc lập mà chúng là một phần cấu tạo nên Quốc hội Trong khi các hạnghị viện được so sánh là các hạ nghị viện hoạt động khác nhau cả về quy tắc hoạtđộng chính thức, văn hóa…Nhưng điểm chung có thể nói đến đó là đều xuất phát từmô hình Nghị viện Westminster Và đáng kể hơn là kinh nghiệm của các hệ thống ủyban các nước rõ ràng là một yếu tố hình thành nên các Hạ nghị viện và tác động đếnmô hình, chức năng của chúng, cùng với việc xem xét các kinh nghiệm của các nghịviện khác nhau, để có kế hoạch cho việc phát triển hệ thống ủy ban của Hạ nghị việncác nước Đồng thời, cuốn sách cũng lựa chọn hai mô hình tổ chức nghị viện phổ biếntrên thế giới: Các hạ nghị viện của các Quốc gia theo mô hình nghị

Trang 26

viện lưỡng viện (gồm: Australia, Canada và Vương quốc Anh) và các hạ nghịviện của các quốc gia theo mô hình một viện (Scotland và New Zealand) Hơnthế nữa, trong nghiên cứu so sánh của mình, các tác giả còn có sự nghiên cứu sosánh về quyền lực lập pháp của hệ thống ủy ban của nghị viện ở các nước khuvực Tây Âu, Ingvar Mattson and Kaare Strom đã so sánh các Ủy ban dưới 3 khíacạnh: về cấu trúc, về quy trình thủ tục và về thẩm quyền của chúng Và trong tàiliệu này, các khía cạnh trên cũng như các khía cạnh nhỏ hơn nữa sẽ được sửdụng để mở rộng ra trong sự so sánh với Hạ nghị viện và mô hình nghị việnWesminster khác được để cập đến.

(6) Cuốn “The new role of parliamantery committees” (Vai trò mới của cácủy ban của nghị viện) của Lawrence Longley và Roger Davidson xuất bản năm 1998.

Trong nội dung cuốn này, Lawrence Longgley và Roger Davidson đã tìm hiểu vàđánh giá về vai trò của ủy ban của nghị viện hiện đại, đặc biệt là trong nền dân chủ ởChâu Âu Các tác giả tập trung nghiên cứu vào một số quốc gia điển hình, cụ thể làNa Uy, Mỹ, Isareal, Hàn Quốc và một số quốc gia ở Đông – Trung Âu với điển hìnhlà Ba Lan Từ đó, các tác giả đưa ra một nhận thức toàn cầu về vai trò của hệ thốngỦy ban của nghị viện.

(7) Cuốn “Select committees and their role in keeping parliament relevant”(Các ủy ban chuyên trách và vai trò của nó trong việc duy trì hoạt động hiệu quả củanghị viện) của Marcus Ganley xuất bản năm 2001, cuốn sách là tài liệu lấy bối cảnh

nghiên cứu là nghị viện của New Zealand – một mô hình nghị viện một viện theo môhình Westminster, và với sự đánh giá hoạt động của hệ thống Ủy ban thường trực củaNghị viện New Zealand, và thông qua sự phân tích về cách thức tổ chức, về hệ thốngỦy ban cũng như các yếu tố tác động khác thì cuốn sách cũng đưa ra kết luận về vaitrò của hệ thống ủy ban đối với hoạt động lập pháp của Nghị viện New Zealand.(8) Bên cạnh số ít các công trình nghiên cứu quy mô về ủy ban của nghịviện nói chung trong đó có UBLT là số lượng nhiều hơn các công trình nghiên

Trang 27

cứu ở quy mô nhỏ dưới các hình thức khác nhau, trong đó có các tài liệu nghiêncứu về hệ thống ủy ban của nghị viện do các tổ chức quốc tế tài trợ như:

Parliament and democracy in the 21st Century (Nghị viện và dân chủ trong Thếkỷ 21) do Ngân hàng thế giới tài trợ, Orientation handbook for members ofparliaments (Sổ tay dành cho các nghị sĩ), Tools for parliamentary oversight

(Các công cụ giám sát của nghị viện) do Tổ chức nghị viện dân chủ thế giới Bêncạnh đó cũng có một số ít các bài nghiên cứu trên tạp chí của các học giả về chủđề UBLT của nghị viện Tuy nhiên số lượng các bài nghiên cứu này rất ít, có thể

kể đến công trình “Report of the national committee of inquiry intocompensation and rehabilitation in Australia” (Báo cáo của ủy ban điều tra về

tiền công và tiền lương ở Úc) của J.F Keeler đăng trên tạp chí luật Adelaide,

“The report of the Committee of Inquiry on Industrial Democracy – “the Bullock

Committee” (Báo cáo của ủy ban điều tra về dân chủ công nghiệp - Ủy banBullock) của Brian Youngman đăng trên Tạp chí Luật kinh doanh quốc tế.v.v.Các công trình này đã vẽ ra được một bức tranh khá chi tiết về UBLT của nghịviện từ khái niệm, thẩm quyền, thủ tục thành lập, tổ chức và thực tiễn hoạt độngở khá nhiều nước trên thế giới Đặc biệt công trình của Hazan là tập hợp của cácchuyên đề có chất lượng chuyên sâu vào hệ thống ủy ban của từng quốc gia cụ thểnhư CHLB Đức, Vương quốc Anh, Israel.

(9) Bên cạnh một số cuốn sách trên thì những nội dung liên quan đến hệthống ủy ban của Nghị viện một số nước trên thế giới, đặc biệt là nghị viện của các

nước phát triển, có thể kể đến công trình “Parliament and Congrees: Representationand Scrutiny in the Twenty – first Century”, trong đó có so sánh về chức năng đại

diện và chức năng giám sát của cơ quan lập pháp ở các nước theo mô hìnhWestminster với đại diện là Nghị viện Anh và Quốc hội Hoa Kỳ Các tác giả đã chỉ rõra sự khác biệt về vai trò của các ủy ban trong việc cùng thực hiện một chức năng –chức năng giám sát ở hai mô hình khác nhau, ví dụ: ở

Trang 28

mô hình của Vương Quốc Anh thì chức năng giám sát được thể hiện rõ thôngqua hoạt động của hệ thống ủy ban lâm thời, nhưng ngược lại ở mô hình của HoaKỳ thì hệ thống ủy ban thường trực mới đóng vai trò chủ yếu trong việc thựchiện chức năng giám sát.

1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu

1.3.1 Những kết quả đạt được

Các công trình nêu trên đều đã đi sâu vào phân tích quan điểm, nguyên tắccủa việc cải cách bộ máy nhà nước; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nhữngđổi mới căn bản của bộ máy nhà nước qua Hiến pháp mới; đồng thời luận giảinhững phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nướctheo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảmviệc tăng cường hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong giaiđoạn mới Trên cơ sở luận giải những nguyên tắc và giải pháp để hoàn thiện bộmáy nhà nước nói chung thì các cuốn sách trên đề cập đến vấn đề xác định vị trí,vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới, phát huy dân chủ, xây dựng nhànước pháp quyền Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Quốc hội/ Nghị viện, trongđó đề cập đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội,về Hội đồng dân tộc và hệ thống ủy ban của Quốc hội Cùng với đó, các côngtrình nghiên cứu khoa học nói trên đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luậnchung, về xây dựng Quốc hội, và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vớiviệc phát huy vai trò của nhân dân Phân tích những đòi hỏi của Quốc hội ViệtNam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân vàvì dân Những nghiên cứu trên đều xoay quanh việc thực hiện các chức năng củaQuốc hội, về Đại biểu Quốc hội, về quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội…Hầu hết các công trình trên đều có cách tiếp cận về việc thực hiện các chức năngcủa Quốc hội thông qua đó, các tác giả cũng đề cập những nội dung liên quanđến hoạt động của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban

Trang 29

của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội.

1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù các nghiên cứu trên đã phân tích cũng như đánh giá về vị trí, vai tròvà chức năng của Quốc hội nói chung cũng như của các cơ quan của Quốc hội,nhưng chủ yếu dưới một góc độ, một vấn đề có liên quan nhất định, mà khôngnghiên cứu một cách tổng thể Quốc hội trong điều kiện xây dựng NNPQ.

+ Cuốn: Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay,

PGS.TS Bùi Xuân Đức, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007 Cuốn sách là cái nhìn về vấn đềtổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn bản Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001) còn hiệu lực Cuốn sách đi sâu vào phân tích quan điểm, nguyên tắc của việccải cách bộ máy nhà nước; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của những đổi mới cănbản của bộ máy nhà nước qua Hiến pháp năm 1992; đồng thời luận giải nhữngphương hương, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướngxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm việc tăng cườnghiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong giai đoạn mới Trên cơ sởluận giải những nguyên tắc và giải pháp để hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung thìcuốn sách đã dành một chương – Chương VII để nghiên cứu về “đổi mới tổ chức vàhoạt động của Quốc

Trang 30

hội” – nội dung chính của chương này là đề cập đến vấn đề xác định vị trí, vaitrò của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nướcpháp quyền Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Quốc hội/ Nghị viện, trong đó đềcập đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, về Hộiđồng dân tộc và hệ thống Ủy ban của Quốc hội Mặc dù vậy, chiếm phần lớn nộidung là về giới thiệu các mô hình hoạt động của Nghị viện các nước trên thếgiới.

Mặc dù cuốn sách được viết trong bối cảnh bản Hiến pháp năm 1992 (sửađổi bổ sung năm 2001) – được hiểu là bối cảnh cũng như những cải cảch về Bộmáy nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 – Hiếnpháp hiện hành, là không được đề cập đến để phân tích và đánh giá, mặc dù vậynhưng cuốn sách trên cơ sở phân tích về mặt lý luận cũng như đánh giá mặt thựctiễn về tổ chức và hoạt động của hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hộinên cuốn sách này cũng đưa ra một số đề xuất nhằm đổi mới tổ chức và thôngqua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, cụ thể: Tại Trang 216,PGS.TS Bùi Xuân Đức có đặt vấn đề: “Về lâu dài, khi Quốc hội nước ta ngàycàng chuyển mạnh sang hoạt động thường xuyên với số đại biểu chuyên trách(hay có thể gọi là chuyên nghiệp) ngày càng nhiều thêm (đây cũng là xu hướngtất yếu, hiện số đại biểu Quốc hội chuyên trách đã chiếm ¼) thì phải đặt ra vấnđề tổ chức lại Ủy ban thường vụ Quốc hội.” Tác giả cuốn sách đã phân tích trêncơ sở khoa học một cách rất hợp lý rằng: “UBTVQH trong cơ chế nhà nước tađược tổ chức như hiện nay là cơ quan thường trực của Quốc hội có chức năng tổchức các hoạt động của Quốc hội và đồng thời thực hiện các thẩm quyền – vềbản chất là của Quốc hội - được Quốc hội giao cho giữa hai kỳ họp) là do Quốchội chưa phải là cơ quan hoạt động thường xuyên Khi Quốc hội đã hoạt độngthường xuyên thì không cần thiết phải có cơ quan thường trực vừa có nhiệm vụtổ chức các hoạt động của Quốc hội, vừa thực hiện một số thẩm quyền do Quốchội giao giữa hai kỳ họp nữa.” Đây thực sự là một quan điểm rất mới mẻ khi

Trang 31

nhìn nhận về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội Khi mà Quốchội trong xu hướng phát triển hiện đại, với một logic là khi số lượng các đại biểuQuốc hội chuyên trách ngày càng tăng lên thì trong một tổng thể, sự thay đổi nàysẽ có một tác động nhất định đến các yếu tố còn lại trong tổ chức các cơ quancủa Quốc hội, và PGS.TS Bùi Xuân Đức đặt ra một giả định về sự “tổ chức lạiỦy ban thường vụ Quốc hội” Đây có thể là một cách tiếp cận tương đối trùngkhớp với cách tiếp cận của nghiên cứu sinh khi thực hiện nghiên cứu đề tài luậnán này, đó là đặt các cơ quan của Quốc hội (bao gồm UBTVQH, Hội đồng dântộc và hệ thống Ủy ban của Quốc hội) trong một cái nhìn tổng thể, trong mộtchỉnh thể thống nhất, nói cách khác là với cách tiếp cận này thì coi Quốc hội làmột chỉnh thể với sự cấu thành của các cơ quan khác nhau, trong đó, khi mộthoặc một vài yếu tố thay đổi thì đương nhiên sẽ tác động và đòi hỏi các yếu tốkhác dù muốn hay không thì theo xu hướng tất yếu cũng sẽ có sự thay đổi Tuynhiên, đề xuất của tác giả cuốn sách được đưa ra trong bối cảnh là sự thay đổi vềcơ cấu số lượng Đại biểu Quốc hội chuyên trách (chuyên nghiệp) thay vì là sựthay đổi về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng dân tộc và hệ thống Ủy ban củaQuốc hội Đây là sự khác biệt trong cách tiếp cận của nghiên cứu sinh đối với tácgiả của cuốn sách.

+ Cuốn Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới” (2010)

PGS.TS Phan Trung Lý Đây là cuốn sách chuyên khảo hướng đến ba nội dung lớn,đó là: (1)Tổ chức của Quốc hội Việt Nam - đặt Quốc hội trong cơ chế thực hiện quyềnlực nhà nước; (2) Hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội – Tác giả đi vào phântích và đánh giá hai hoạt động lớn của Quốc hội đó là lập pháp và giám sát, trong đókhi nghiên cứu về các hoạt động này thì tác giả có một mục phân tích, làm rõ một sốkhía cạnh về tăng cường Đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Hội đồng dân tộc và cácủy ban, cũng như đổi mới hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các ủy ban; (3)Là nội dung phân tích về địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc hội và giải pháp nhằm tăngcường năng lực hoạt động

Trang 32

của đại biểu Quốc hội Có thể nói, mặc dù tựa đề cuốn sách là hướng vào phântích, đánh giá và đề xuất sự đổi mới về mặt tổ chức và hoạt động của Quốc hội,nhưng trên thực tế, nội dung cuốn sách mới chỉ dừng ở việc trình bày tổ chức củaQuốc hội, trình bày và phân tích được hoạt động lập pháp và giám sát của Quốchội, và sau đó chuyển sang Đại biểu Quốc hội, mà không hề có nội dung đi vàonghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của UBTVQH, Hội đồng dân tộc vàcác Ủy ban của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội, cũngnhư không có những đề xuất những giải pháp về việc nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Quốc hội thông qua sự thay đổi vể tổ chức và hoạt động của các cơquan của Quốc hội.

+ Luận án tiến sĩ luật học: “Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chứcvà phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003), NCS Lê

Thanh Vân Trong luận án, tác giả trình bày cơ sở lý luận về đổi mới cơ cấu, tổ chứcvà phương thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam (theo Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổsung 2001 và luật tổ chức Quốc hội 2001, sửa đổi bổ sung 2007) Luận án đã phântích, đánh giá chuyên sâu về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hộiViệt Nam trong lịch sử qua các bản Hiến pháp và qua các nhiệm kỳ của Quốc hội.Thông qua đó đánh giá những hạn chế cần phải khắc phục trong cơ cấu tổ chức cũngnhư phương thức hoạt động của Quốc hội.

Có thể nhận thấy, đối tượng nghiên cứu của luận án này có rất nhiều phầnliên quan và trùng với đối tượng nghiên cứu của NCS – cụ thể là về UBTVQH,Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Tuy nhiên, nếu như luận án củaNCS Lê Thanh Vân tiếp cận theo hướng đánh giá những hạn chế trong tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, của phương thức hoạt động củaQuốc hội, các vấn đề của Đại biểu Quốc Hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, từ đó đềxuất giải phát về mặt pháp lý nhằm hướng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa Quốc hội thì cách tiếp cận của NCS lại hoàn toàn khác Cụ thể:

Trang 33

+ Trước hết, phạm vi nghiên cứu của NCS không bao gồm phương thứchoạt động của Quốc hội, các vấn đề pháp lý liên quan đến Đại biểu Quốc Hội, ĐoànĐại biểu Quốc hội mà NCS chỉ tập trung vào nghiên cứu về tổ chức và hoạt động củacác cơ quan của Quốc hội.

+ Nếu như TS Lê Thanh Vân phân tích nghiên cứu theo hướng phân tích cơsở về mặt lý luận, và sau đó đánh giá trên thực tiễn những ưu điểm, những hạn chếtrong hoạt động của Quốc hội trên tất cả các yếu tố như: Các cơ quan của Quốc hội,Văn phòng Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội… Thì luận án củaNCS lại một nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn khi chỉ đánh giá hoạt động củaQuốc hội thông qua hoạt động của UBTVQH, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban.Hơn thế nữa, cách tiếp cận của Luận án là một cách tiếp cận hoàn toàn mới khi coiQuốc hội là một chỉnh thể (có thể coi là một cỗ máy) mà ở đó các cơ quan của Quốchội như là những bộ phận hợp thành và sự thay đổi của bộ phận này sẽ có sự tác độngnhất định đến bộ phận kia, từ đó lý giải xem nếu như cỗ máy đó – Quốc hội muốnhoạt động hiệu quả thì các bộ phận đó cần phải thay đổi như thế nào? Thêm vào đó,việc đề ra những giải pháp hay sự thay đổi này phải được cân nhắc đến sự tác độngcủa các yếu tố bên ngoài – trong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam.

+ Luận án tiến sĩ “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2016), NCS Trần Văn Thuân Luận

án này có đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu khá tương đồng với đề tàiluận án của NCS đang triển khai, khi xác định mục tiêu nghiên cứu: “Làm sáng tỏ cơsở lý luận và thực tiễn về hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hộiViệt Nam Trên cơ sở đó, luận án đưa ra đề xuất nhằm tiếp tục kiện toàn hoạt độngcủa Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội ở nước ta hiện nay.” Với việc xácđịnh mục đích của luận án như vậy, tác giả luận án cũng đặt ra những nhiệm vụ rất cụthể, với cách tiếp cận truyền thống đó là: Từ nghiên cứu lý luận về hoạt động của Hộiđồng dân tộc và các ủy ban, đến đánh

Trang 34

giá thực trạng hoạt động và từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục kiện toàn hoạt động của HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể nói giữa hai luận án mặc dù có đối tượng nghiên cứu cónhiều phần trùng nhau nhưng vẫn có rất nhiều điểm quan trọng khác biệt, cụ thể:1 Luận án của NCS Trần Văn Thuân là tập trung vào nghiên cứu hoạt độngcủa Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (trong đó ở phần phạm vi nghiêncứu, NCS Trần Văn Thuân đã loại trừ UBLT ra khỏi đối tượng nghiên cứu), trong khiLuận án của NCS đang thực hiện lại là một nghiên cứu tổng thể về các cơ quan củaQuốc hội (gồm: UBTVQH, Hội đồng dân tộc, hệ thống các Ủy ban của Quốc hội gồmỦy ban thường trực và Ủy ban lâm thời) Không những thế, luận án của NCS đangtiến hành là một nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ các cơ quan của Quốc hội là mộtchỉnh thể hoàn chỉnh, với góc nhìn của “lý thuyết hệ thống” để đánh giá sự tác độngqua lại trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, và cũng với gócnhìn này để đề xuất các giải pháp Hơn thế nữa, tất cả các nghiên cứu dưới góc độ lýluận về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội của NCS đều đặt trongbối cảnh Việt Nam đang trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, do đó Quốc hội Việt Nam đang hướng tới xây dựng một mô hình Quốc hộihiện đại, đáp ứng những tiêu chí của cơ quan lập pháp của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa.

Có thể thấy, mặc dù đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu vềQuốc hội nói chung và các khía cạnh của Quốc hội nói riêng, trong đó có khíacạnh về tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng như về các cơ quan của Quốchội, nhưng các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu vào nghiên cứu vềỦy ban thường vụ Quốc hội, các ủy ban thường trực và Hội đồng dân tộc củaQuốc hội Việt Nam mà ít có nghiên cứu nào tương xứng đề cập đến hệ thống ủyban lâm thời Và quan trọng hơn cả là chưa có công trình nào nghiên cứu về cáccơ quan của Quốc hội dưới góc độ tổng thể, có mối liên hệ mật thiết với nhau,

Trang 35

tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tổ chức, hoạt động và tác động đến hiệuquả hoạt động chung của Quốc hội Việt Nam.

Vì trọng tâm của Luận án là nghiên cứu về Quốc hội và các cơ quan củaQuốc hội, các nội dung tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng là phần nội dung cung cấp một nềntảng, một mô hình mà Việt Nam đang hướng tới (có thể đạt được trong tươnglai) Các điều kiện về xây dựng nhà nước pháp quyền là chuẩn mực mà hiện naycác cơ quan trong BMNN nói chung và Quốc hội nói riêng cần phải thay đổi vàcải cách

Trang 36

CHƯƠNG 2.

LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘITRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.1 Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam

2.1.1 Vị trí của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

NNPQ với đặc điểm là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độphát triển dân chủ phát triển Với ý nghĩa này, NNPQ được nhìn nhận như mộtcách thức tổ chức nền dân chủ, tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ.Điều này có thể hiểu là NNPQ gắn liền với một nền dân chủ, tuy không phải làmột kiểu nhà nước theo lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, nhưng không thểxuất hiện trong một xã hội phi dân chủ Điều này cắt nghĩa vì sao ý tưởng về mộtchế độ pháp quyền đã xuất hiện từ thời cổ đại bởi các nhà tư tưởng phương Tây,nhưng phải đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nền dân chủ tưsản, NNPQ mới từ nhà nước ý tưởng dần trở thành hiện thực.

Nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến, vừa mangtính đặc thù; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá trị riêng của mỗi dântộc, quốc gia Do vậy, không thể có một nhà nước pháp quyền như một mô hìnhchung, thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc Mỗi quốc gia, dân tộc, tùy thuộcvào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội và trình độ phát triển mà xâydựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp.1 Vấn đề xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được đặt ra như là một tất yếu của lịchsử, sự đòi hỏi của khách quan cũng như từ chính sự nhận thức, định hướng của1 Nguyễn Duy Quý (2005), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản số 96.

Trang 37

Đảng và Nhà nước ta trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HồChí Minh Từ những quan điểm của Đảng đưa ra về định hướng xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu côngphu về các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Mỗi nghiêncứu được đề cập ở trên đều đưa ra những đặc điểm về NNPQ XHCN Việt Nam.Tuy có những đặc điểm không giống nhau và hiện nay vẫn tiếp tục có các nghiêncứu nhằm bổ sung và làm rõ các đặc điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam nhưng các nghiên cứu đó đều rút ra những đặc điểm chung về Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam2 có thể liệt kê đến bao gồm:

a/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhândân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Quá trình xây dựng NNPQ về thực chất là quá trình chuyển đổi mô hìnhnhà nước, từ nhà nước mà quyền lực nhà nước thuộc về BMNN sang quyền lựcthuộc về luật pháp; từ hệ thống luật pháp xác lập quyền lực của bộ máy cai trị vànghĩa vụ của người dân sang xác lập quyền của nhân dân và quy định nghĩa vụ,trách nhiệm phụng sự nhân dân của BMNN Như vậy, với NNPQ, một sựchuyển đổi vị trí thực sự diễn ra trong mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân:nhân dân có cơ hội thực sự trở thành người chủ của quyền lực và có khả năng,điều kiện để làm chủ quyền lực đó Nhà nước mà cụ thể là BMNN và đội ngũcông chức nhà nước trở thành công cụ phục vụ nhân dân.

b/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức vàhoạt động trên cơ sở của pháp luật, là nhà nước có hệ thống pháp luật hoànchỉnh, đồng bộ, hợp lý, khả thi.

Hạt nhân của khái niệm NNPQ là pháp luật điều chỉnh chính quyền Điềuđó có nghĩa là NNPQ cần phải có các yếu tố có giá trị ràng buộc chính quyền.Các yếu tố chung này có thể khác nhau ít nhiều khi vận dụng xây dựng NNPQ2 Lê Minh Thông (2011), “Đổi mới, Hoàn thiện BMNN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia; GS.TS Đào Trí Úc (2005), “Xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Trang 38

tùy thuộc vào bối cảnh xã hội cụ thể của mỗi quốc gia Vì vậy, Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam phải là nhà nước có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoànchỉnh, chất lượng cao, thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân,phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội, trong đó Hiến phápvà các đạo luật phải giữ vị trí tối cao Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chứcnhà nước và mọi thành viên trong xã hội phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấphành pháp luật.

c/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước tôn trọngvà bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

Xét về bản chất, những cuộc đấu tranh kéo dài, gian khổ và hi sinh của dântộc Việt Nam là hướng đến sự độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng suy chocùng, mục đích chính là hướng đến đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đólà quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc cho cộng đồng dântộc, cho từng cá nhân, cho từng con người Cùng với đó, quyền con người là tiêuchí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước Mọi hoạt động của Nhà nướcđều xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, nhà nước tạo mọiđiều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định củaluật pháp Thêm vào đó, các chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn tuân thủtheo nguyên tắc: Nhất quán và tích cực tham gia cơ chế quốc tế về quyền conngười Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam luôn luôn tuân thủ các chuẩnmực quốc tế về quyền con người và đã tham gia hầu hết các công ước quốc tếtrên lĩnh vực này.

d/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thừa nhậnvị trí tối thượng của Hiến pháp và pháp luật.

Một trong những đặc điểm rất cơ bản, rất quan trọng của NNPQ đó là sựthống trị của pháp luật trong đời sống chính trị - xã hội Từ đó có thể thấy đượchai khía cạnh của NNPQ đó là:

Trang 39

Khía cạnh hình thức, là sự thống trị của luật, sự ràng buộc của Nhà nước

với các tổ chức khác nhau bằng luật (chế độ pháp chế trong lập pháp và trong thi hànhpháp luật)

Khía cạnh nội dung của vấn đề, luật mới chỉ là hình thức của pháp luật,

pháp luật không đồng nghĩa với luật và cơ quan làm luật phải tuân thủ các nguyên tắccủa pháp luật, phải phản ánh và đáp ứng các yêu cầu của tiến bộ xã

Nhìn một cách tổng quát, chủ quyền của NNPQ được thể hiện bởi đặc trưngsự thống trị của pháp luật Cần nhấn mạnh rằng, yêu cầu về sự thống trị của cácđạo luật, của pháp chế, dù quan trọng đến đâu, cũng chưa đầy đủ cho một cấutrúc NNPQ Ở đây đòi hỏi không chỉ tên gọi mà ngay cả về nội dung của các đạoluật cũng phải thể hiện được tư tưởng pháp luật pháp quyền, không

vi phạm các nguyên tắc và nền tảng của pháp luật pháp quyền Bởi lẽ nếu khôngđảm bảo được yếu tố này thì các đạo luật, nguyên tắc pháp chế có thể trở thành nhữngphương tiện tiến hành và ngụy biện cho chế độ chuyên chế “Sự tối thượng của hiếnpháp” có thể hiểu là sự ghi nhận về giá trị tối cao của Hiến pháp trong hệ thống phápluật về mặt lý luận và sự tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp trong đời sống xã hội “Sự tốithượng” có nghĩa là trong toàn bộ hệ thống chính trị không thể có bất cứ lực lượngnào được phép đứng trên hiến pháp, cho dù là theo

quy định rõ ràng hay ẩn dụ.4 Nếu hiến pháp thực sự giữ vị trí tối thượng trongđời sống nhà nước và đời sống xã hội thì các giá trị cơ bản và tiến bộ trong hiếnpháp sẽ được tuyệt đối tuân thủ, BMNN nhờ đó mới có thể vận hành được và cáclý tưởng của NNPQ mới có thể được hiện thực hóa.

e/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyền lực nhà nướcđược tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp

3 Xem V Dorkin (1970) Nhà nước pháp XHCN – Những đặc điểm cơ bản của cấu trúc, trong cuốn: Pháp

luật và chính quyền, tiếng Nga, Nxb tiến bộ, Matxcova, 1970, tr 77.

4 Xem: Tô Văn Hòa (2018), Báo cáo tổng hợp đề tài: Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển về tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tr 84.

Trang 40

và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

được bổ sung, phát triển năm 2011, đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nướcpháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; tổ chức và hoạtđộng dựa trên một trong những nguyên tắc nền tảng: “Quyền lực Nhà nước làthống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” So với Cương lĩnh năm

1991, lần này Cương lĩnh đã bổ sung thêm nội dung “Nhà nước ta là nhà nướcpháp quyền XHCN” một nội dung mới vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaBMNN là “Kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011), Hiến pháp nướcCộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã bổ sung nguyên tắc này tại khoản 3Điều 2.

f/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước bảo đảmquyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

Lịch sử nhà nước Việt Nam thời hiện đại gắn liền với vai trò lãnh đạo củaĐảng cộng sản Cơ sở lãnh đạo của Đảng cộng sản dựa trên vai trò lãnh đạo thựctế của Đảng cộng sản gần một thế kỷ với hai cuộc chiến tranh dành độc lập vàphát triển kinh tế cho nước nhà Vì vậy, có thể thấy rằng vai trò lãnh đạo củaĐảng cộng sản Việt Nam là không thể phủ nhận được Quá trình xây dựng nhànước pháp quyền XHCN ở Việt Nam vì vậy không thể tách rời được đặc điểm vềviệc tăng cường sự lãnh đạo chính trị của Đảng đối với tổ chức và hoạt động củacác cơ quan nhà nước, đồng thời tôn trọng vị trí, vai trò độc lập của BMNN,không bao biện làm thay nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nướcdo nhân dân ủy quyền.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam – là nhà nước phục vụ, đáp ứngnhững nhu cầu, đòi hỏi của xã hội pháp quyền, tức là bảo đảm cho sự thống trị

Ngày đăng: 01/04/2021, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w