1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sỹ - Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định

261 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển ở thế kỷ 21, doanh nghiệp (DN) cần đảm bảo sự cân bằng giữa các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Phát triển bền vững đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu đối với DN toàn cầu. Theo báo cáo Brundtland vào năm 1987, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà, hiệu quả giữa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Hiện nay, môi trường là vấn đề thời sự được thảo luận ở tất cả các diễn đàn trên thế giới. Sau các thảm hoạ môi trường, các rào cản xanh (văn bản pháp lý môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, thuế, phí môi trường) ngày càng gia tăng. Chính phủ, các tổ chức tài chính, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng địa phương … ngày càng quan tâm đến trách nhiệm môi trường DN và sử dụng thông tin môi trường cho việc ra quyết định. Theo Schaltegger và Burritt (2017), kế toán môi trường (KTMT) ra đời từ áp lực của các bên liên quan và thay đổi quan hệ chi phí. KTMT đã xuất hiện vào những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi. Xét ở cấp độ DN, KTMT là một bộ phận trong hệ thống kế toán, sử dụng khuôn khổ lý thuyết và phương pháp kế toán mới để ghi nhận, đo lường và công bố thông tin môi trường nhằm hỗ trợ hữu ích cho việc ra quyết định đến các bên liên quan bên trong và bên ngoài DN. Dựa vào đối tượng sử dụng thông tin môi trường, KTMT được chia thành hai bộ phận là kế toán tài chính môi trường (KTTCMT) và kế toán quản trị môi trường (KTQTMT). KTMT đã chứng tỏ là công cụ kế toán phù hợp với xu hướng phát triển bền vững vì nó giúp DN đạt được đồng thời hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh KTMT mang lại nhiều lợi ích to lớn cho DN. Chẳng hạn, hỗ trợ DN tuân thủ pháp luật môi trường, chính sách môi trường, đảm bảo vị trí chiến lược dài hạn của DN (IFAC, 2005), giảm tác động môi trường và tiết kiệm chi phí vì sử dụng hiệu quả năng lượng, nước, vật liệu (IFAC, 2005; Ferreira và cộng sự, 2010), thúc đẩy DN chuyển đổi hoạt động theo hướng bền vững (sáng kiến sản xuất sạch hơn, công nghệ xanh) vì KTMT cung cấp thông tin về chi phí, lợi ích 2 và cơ hội đầy đủ hơn (Gale, 2006), giảm bớt mối quan tâm về môi trường của chính phủ (Liu và Anbumozhi, 2009), xác lập mối quan hệ tốt hơn với các bên liên quan và cải tiến trong việc ra quyết định của DN (Lee và cộng sự, 2006; Ferreira và cộng sự, 2010, Kokubu và Kitada, 2015), nâng cao hình ảnh, danh tiếng, thương hiệu DN (Zeng và cộng sự, 2010; Ferreira và cộng sự, 2010). Ngành khai khoáng có vai trò, vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng. Ngành khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Định được chia thành năm lĩnh vực kinh doanh, bao gồm: khai thác đá, khai thác cát, khai thác đất san lấp, khai thác sa khoáng titan và khai thác nước nóng thiên nhiên. Đặc điểm hoạt động của năm lĩnh vực kinh doanh này có tác động tiêu cực đến môi trường như: ô nhiễm bụi, tiếng ồn, ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặt, chất thải rắn, xói mòn, sụt đất và mất đa dạng sinh học. Do đó, mặc dù phần lớn là DN quy mô nhỏ và vừa, chưa niêm yết nhưng nhu cầu thông tin môi trường của các bên liên quan đối với các DN khai khoáng tỉnh Bình Định (ngành nhạy cảm với môi trường) ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các văn bản pháp lý về môi trường từ Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương, chẳng hạn: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/ QH12, Luật khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Nghị định số 179/2013/NĐ - CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, Quyết định 109/2010/QĐ-UBND về phí cơ sở hạ tầng trong khai thác khoáng sản tỉnh Bình Định, Quyết định 48/2016/QĐ-UBND về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tỉnh Bình Định, …. Thêm vào đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư 155/2015/TT - BTC về hướng dẫn công bố thông tin trách nhiệm môi trường, xã hội của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các bên liên quan. Tại Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển bền vững toàn cầu nên vấn đề môi trường đã trở thành chủ đề nóng trong các hội nghị, hội thảo 3 quốc gia. Các nghiên cứu KTMT tại Việt Nam cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu KTMT được thực hiện tại các nước phát triển và nghiên cứu KTMT ở các nước đang phát triển còn hạn chế, trong đó có khu vực Đông Nam Á (Belal, 2000; Saha và Akter, 2012; Herzig và cộng sự, 2012). Do đó, KTMT vẫn còn là lĩnh vực nghiên cứu khá mới trong cả học thuật và thực hành tại Việt Nam với số lượng các công trình nghiên cứu về KTMT còn hạn chế. Điều này làm cho việc thực hiện KTMT tại các DN ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng không phải là ngoại lệ. Với những phân tích trên, tác giả thực hiện luận án với đề tài “Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực hiện KTMT cũng như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện KTMT tại các DN khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu của luận án trình bày hai nội dung chính: (1) Các nghiên cứu về KTMT và (2) Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT. Ở mỗi nội dung trong tổng quan nghiên cứu bao gồm nghiên cứu trong nước và nghiên cứu ngoài nước. Sau đó, ở mỗi dòng nghiên cứu trong nước và nghiên cứu ngoài nước được chia thành các nghiên cứu về quy trình ghi nhận, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin môi trường trong KTTCMT và KTQTMT. Trên cơ sở các nghiên cứu đã công bố, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu của luận án. 2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Các nghiên cứu về kế toán môi trường trên thế giới Các nghiên cứu trên thế giới về KTMT tập trung vào hai bộ phận cấu thành, đó là: KTTCMT và KTQTMT. Theo Mathews (2000), từ giữa những năm 90 các nghiên cứu KTMT chủ yếu tập trung vào KTTCMT hơn là KTQTMT. Nghiên cứu KTMT hầu hết được tiến hành trong bối cảnh các nước phát triển sau đó chuyển dần sang các nước công nghiệp mới nổi, các nước đang phát triển (xem Belal, 2000; 4 Herzig và cộng sự, 2012). Dòng nghiên cứu KTTCMT tập trung vào ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản môi trường (TSMT), nợ phải trả môi trường (NPTMT), chi phí môi trường (CPMT), thu nhập môi trường (TNMT) chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài. Trong khi đó, KTQTMT là quá trình ghi nhận, xử lý và phân tích thông tin môi trường nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định nội bộ của các nhà quản trị DN. Nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức quốc gia, tổ chức kế toán chuyên nghiệp trên thế giới đã quan tâm đến KTMT. Trong đó, hướng dẫn của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững – UNDSD (2001), Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển - UNCTAD (2002), Liên đoàn Kế toán Quốc tế - IFAC (2005) đã trở thành kim chỉ nan thực hiện KTMT cho đến ngày hôm nay. 2.1.1.1 Các nghiên cứu về ghi nhận thông tin kế toán môi trường trên thế giới Về ghi nhận thông tin KTTCMT, UNCTAD (2002), IFAC (2005), Bộ Môi trường Nhật Bản – JMOE (2005) đã lần lượt đưa ra các khái niệm, phân loại CPMT, TNMT, TSMT và NPTMT. Trong đó, tài liệu được UNCTAD ban hành vào năm 2002 với tựa đề “Hướng dẫn kế toán và báo cáo tài chính về chi phí và nợ phải trả môi trường” được xem là tài liệu học thuật về KTTCMT mang tính toàn diện, tổng quát được sử dụng rộng rãi. UNCTAD (2002) đã lồng ghép các chuẩn mực kế toán quốc tế để làm rõ các phương pháp đo lường thông tin KTTCMT. Về ghi nhận thông tin KTQTMT, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ - USEPA (1995), UNDSD (2001), JMOE (2005) và IFAC (2005) đã trình bày khái niệm CPMT, TNMT, tiết kiệm môi trường và phân loại CPMT. Tuy nhiên, phân loại CPMT chưa có sự thống nhất giữa các tổ chức vì theo USEPA (1995) thì CPMT được phân thành 4 loại, theo IFAC (2005) thì CPMT được phân thành 6 loại, trong khi đó JMOE (2005) lại phân CPMT thành 7 loại. Theo Schaltegger và Buritt (2000), Burritt và cộng sự (2002) thì thông tin KTQTMT bao gồm thông tin vật lý môi trường, thông tin tiền tệ môi trường nhằm giúp DN xác định thông tin môi trường toàn diện về quy mô và mức độ tác động môi trường. Qua nghiên cứu tình huống, Qian và cộng sự (2011) chứng minh thông tin vật lý và thông tin tiền tệ môi trường cho các hoạt động trực tiếp quản lý chất thải và tái chế cao hơn so với các hoạt động gián tiếp và bên ngoài (CPMT tương lai) tại 12 chính quyền địa phương nằm ở bang New South Wales 5 ởÚc. Ngoài ra, Jamil và cộng sự (2015) đã cho thấy thực hành KTQTMT trong các DN Malaysia ở mức thấp, thiên về KTQTMT vật lý hơn là KTQTMT tiền tệ sau khi sử dụng phương pháp khảo sát qua đường bưu điện đến 32 nhà quản trị trong các DN nhỏ và vừa từ liên đoàn DN sản xuất Malaysia. 2.1.1.2 Các nghiên cứu về xử lý, phân tích thông tin kế toán môi trường trên thế giới Về xử lý, phân tích thông tin KTTCMT, các chuẩn mực kế toán ảnh hưởng rất lớn đến xử lý thông tin KTTCMT nhằm đảm bảo thông tin có chất lượng, hỗ trợ cho việc ra quyết định của các bên liên quan. Tuy nhiên, chưa có chuẩn mực kế toán quốc tế đề cập riêng thông tin môi trường. Các chuẩn mực kế toán quốc tế thể hiện thông tin môi trường bao gồm: IAS 1, IAS 8, IAS 20, IAS 37, IAS 41, IFRS 6 và IFRIC 5 (Firoz và Ansari, 2010). So với Firoz và Ansari (2010), Goyal (2013) đã mô tả thêm một số chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan đến vấn đề môi trường, cụ thể: IAS 10, IAS 16, IAS 36, IAS 38, IFRS 3 và IFRS 8. Trong bài báo “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và KTMT” đã chỉ rõ các đoạn văn đi kèm với lời giải thích trong một số chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến môi trường như: IFRS 3, IFRS 6, IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9, IAS 1, IAS 8, IAS 20, IAS 24, IAS 27, IAS 28, IAS 31, IAS 32, IAS 37, IAS 38, IAS 39, IAS 41, IFRIC 5. Gần đây, một nghiên cứu đầy đủ hơn được công bố bởi Barbu và cộng sự (2014) đã chỉ ra có 19/65 chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến ghi nhận, đo lường, công bố về tài sản, nợ phải trả, thu nhập và CPMT, cụ thể: 13/29 IASs (IASs 1, 2, 8, 10, 12, 16, 20, 32, 36, 37, 38, 39 và 41); 5/9 IFRSs (IFRSs 3, 6, 7, 8 và 9) và 3/16 báo cáo giải thích sử dụng cho lập báo cáo môi trường - IFRICs (IFRICs 1,5 và 6). Barbu và cộng sự (2014) đã trình bày vài thông tin quan trọng ở mỗi chuẩn mực nhằm cải thiện việc ghi nhận, đo lường và công bố CPMT, NPTMT, TSMT và TNMT. Các chuẩn mực có ảnh hưởng trực tiếp đến KTTCMT là IFRS 6, IAS 36, IAS 38, IAS 16, IAS 37, IAS 2, IAS 20, IAS 8, IFRIC 1, IFRIC 5, IFRIC 6. Các chuẩn mực có ảnh hưởng gián tiếp đến các KTTCMT là IAS 1, IAS 10, IAS 12, IAS 32, IAS 39, IAS 41, IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9. Các chuẩn mực này đã quy chuẩn TSMT trong hoạt động thăm dò tài nguyên khoáng sản, TSMT trong hoạt động bảo vệ môi trường, tổn thất TSMT, dự phòng phục hồi môi trường, thuế và phí môi trường, …. 6 Về xử lý, phân tích thông tin KTQTMT, nhiều học giả trên thế giới đã cung cấp một loạt các công cụ kỹ thuật khác nhau đáp ứng sự đa dạng của các tình huống quản lý, phụ thuộc vào mục đích và cấp quản lý khác nhau. Các công cụ kỹ thuật này có thể phân thành ba nhóm chính: phân tích chi phí (chi phí chu kỳ sống -LCC, chi phí dựa trên hoạt động -ABC và kế toán chi phí dòng vật liệu- MFCA), thẩm định đầu tư (đánh giá tổng chi phí -TCA) và quản lý hiệu quả (phân tích hiệu quả môi trường, thẻ điểm cân bằng điểm bền vững –SBSC) (USEPA, 1995; Schaltegger và Müller, 1997; Bartolomeo và cộng sự, 2000; UNDSD, 2001; Burritt và cộng sự, 2002; Figge và cộng sự, 2002; Burritt, 2004; IFAC, 2005; Schaltegger và Wagner, 2006; Onishi và cộng sự, 2008; Jasch, 2008; Wahyuni, 2009; Vinayagamoorthi và cộng sự, 2012). Theo Frost và Wilmshurst (2000), trọng tâm chính của KTQTMT là xác định, phân bổ CPMT và phát triển các chỉ số hiệu quả môi trường nhằm cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính môi trường cho việc ra quyết định. Kể từ khi áp dụng hệ thống các chỉ số hiệu quả môi trường, nhà máy bia Murauer Bier ở Áo đã tiết kiệm được 186.000 đô la Mỹ trong 5 năm vì giảm được một lượng lớn các nguyên liệu đầu vào quan trọng (lượng nước ngọt giảm 9%, nhiên liệu giảm 30% tính trên mỗi sản phẩm đầu ra) (Jasch, 2008). Nhiều nghiên cứu trường hợp trên thế giới cũng cho thấy việc ứng dụng phân bổ CPMT theo phương pháp ABC, MFCA, LCC, TCA sẽ giúp DN thực hiện các biện pháp cải tiến quy trình tổ chức, kỹ thuật sản xuất dẫn đến giảm chất thải, tiết kiệm chi phí, nhà quản lý hiểu cách phân bổ CPMT cho từng sản phẩm và tỷ lệ CPMT trong tổng chi phí sản phẩm để ra quyết định chính xác hơn (xem IFAC, 2005; Lee và cộng sự, 2006; Staniskis và cộng sự, 2006; Tsai và cộng sự, 2010; Kokubu và Kitada, 2015). Theo Jamil và cộng sự (2015), các DN nhỏ và vừa Malaysia đã thực hiện phân bổ CPMT, cụ thể: đánh giá dòng nguyên liệu, đánh giá dòng năng lượng, chi phí chu kỳ sống. Tuy nhiên, Mokhtar và cộng sự (2016) cho thấy thực hiện KTQTMT trong các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia chú trọng vào tuân thủ các quy định môi trường so với đo lường và tích hợp thông tin môi trường vào các hệ thống quản lý môi trường hiện có. Chang (2007) và Chang (2013) đã chỉ ra KTQTMT chưa được sử dụng để quản lý CPMT trong các trường đại học vì thông tin tiền tệ môi trường đã được cung cấp nhưng không có 7 thông tin vật lý môi trường, CPMT được phản ánh vào tài khoản chung và phân bổ CPMT một cách tuỳ tiện.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH –––––– NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH –––––– NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chun ngành: Kế tốn Mã số: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phú Giang TS Lê Thị Diệu Linh HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án cơng trình nghiên cứu thân hướng dẫn tập thể người hướng dẫn khoa học Tất số liệu luận án trung thực chưa công bố trước trừ số báo đăng tạp chí rút trích từ nội dung luận án Tất nghiên cứu trước kế thừa luận án ghi rõ nguồn trích dẫn trình bày danh mục tài liệu tham khảo Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Kim Tuyến LỜI CẢM ƠN Quá trình thực luận án, nhận hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình từ tập thể người hướng dẫn khoa học, thầy khoa Kế tốn, chun viên khoa Sau đại học Học viện Tài chính, đồng nghiệp khoa Kinh tế & Kế toán Đại học Quy Nhơn, chuyên gia tổ chức đào tạo doanh nghiệp khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định gia đình Trước tiên, xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGT.TS Nguyễn Phú Giang TS Lê Thị Diệu Linh tận tình hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nghiên cứu sinh xa suốt q trình nghiên cứu Tơi xin chân thành cảm ơn đến thầy khoa Kế tốn Học viện Tài truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm đóng góp q báu giúp tơi hồn thiện luận án Ngồi ra, tơi xin chân thành cảm ơn anh chị chuyên viên khoa Sau Đại học Học viện Tài hỗ trợ, giúp đỡ tơi thủ tục, quy trình thực luận án Tôi xin chân thành cảm ơn chuyên gia từ trường đại học, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng kế toán viên DN khai thác khống sản tỉnh Bình Định hỗ trợ tơi liệu nghiên cứu luận án Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Kế toán Đại học Quy Nhơn tạo điều kiện thuận lợi giảng dạy, nghiên cứu để thực luận án tiến độ Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình bạn bè ln động viên tơi q trình học tập thực luận án Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Kim Tuyến MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x DANH MỤC BẢNG BIỂU xiv DANH MỤC HÌNH VẼ xv DANH MỤC PHỤ LỤC xvi MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG 2.1.1 Các nghiên cứu kế tốn mơi trường giới 2.1.1.1 Các nghiên cứu ghi nhận thơng tin kế tốn mơi trường giới 2.1.1.2 Các nghiên cứu xử lý, phân tích thơng tin kế tốn mơi trường giới 2.1.1.3 Các nghiên cứu cung cấp thơng tin kế tốn môi trường giới 2.1.2 Các nghiên cứu kế tốn mơi trường Việt Nam 10 2.1.2.1 Các nghiên cứu ghi nhận thơng tin kế tốn mơi trường Việt Nam 10 2.1.2.2 Các nghiên cứu xử lý, phân tích thơng tin kế tốn mơi trường Việt Nam 10 2.1.2.3 Các nghiên cứu cung cấp thơng tin kế tốn mơi trường Việt Nam 11 2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG 12 2.2.1 Các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thực kế tốn mơi trường giới 12 2.2.1.1 Các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thực kế toán tài mơi trường 12 2.2.1.2 Các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thực kế tốn quản trị mơi trường 14 2.2.2 Các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thực kế tốn mơi trường Việt Nam 16 2.2.2.1 Các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thực kế tốn tài mơi trường 16 2.2.2.2 Các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thực kế toán quản trị môi trường 17 2.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 18 2.4 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 19 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 20 3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 20 3.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 20 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU quy trình nghiên cứu 21 5.1 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 21 5.1.1 Phương pháp vấn chuyên gia 21 5.1.1.1 Mẫu chuyên gia 22 5.1.1.2 Thiết kế phiếu vấn chuyên gia 22 5.1.2 Phương pháp vấn sâu nhà quản trị 23 5.1.2.1 Mẫu nhà quản trị 24 5.1.2.2 Thiết kế phiếu vấn nhà quản trị 24 5.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 25 5.2.1 Thiết kế phiếu khảo sát 25 5.2.2 Mẫu nghiên cứu 25 5.2.2.1 Kích thước mẫu nghiên cứu 25 5.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 26 5.2.2.3 Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu 27 5.2.3 Phương pháp phân tích 27 5.2.3.1 Phân tích thống kê mô tả 27 5.2.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo 28 5.2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 28 5.2.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 29 5.2.3.5 Phân tích khác biệt (ANOVA chiều) 29 5.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 29 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 30 6.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC 30 6.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 30 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 31 CHƯƠNG : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 32 1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG 32 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển kế tốn môi trường 32 1.1.2 Bản chất kế tốn mơi trường 34 1.1.3 Chức kế tốn mơi trường 39 1.1.4 Vai trị kế tốn mơi trường 40 1.1.5 Nội dung kế tốn mơi trường 40 1.2 GHI NHẬN THƠNG TIN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG 42 1.2.1 Ghi nhận thông tin kế tốn tài mơi trường 42 1.2.2 Ghi nhận thơng tin kế tốn quản trị môi trường 51 1.3 XỬ LÝ, PHÂN TÍCH THƠNG TIN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG .53 1.3.1 Xử lý, phân tích thơng tin kế tốn tài mơi trường 53 1.3.2 Xử lý, phân tích thơng tin kế tốn quản trị mơi trường 56 1.4 CUNG CẤP THƠNG TIN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG 60 1.4.1 Cung cấp thông tin kế tốn tài mơi trường 60 1.4.2 Cung cấp thơng tin kế tốn quản trị môi trường 68 1.5 LÝ THUYẾT NỀN 68 1.5.1 Lý thuyết hợp pháp 69 1.5.2 Lý thuyết bên liên quan 70 1.5.3 Lý thuyết thể chế 71 1.5.4 Lý thuyết bất định 72 1.5.5 Lý thuyết đại diện 74 1.5.6 Lý thuyết tín hiệu 75 1.6 KINH NGHIỆM VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 76 1.6.1 Kế tốn mơi trường Nhật Bản 76 1.6.2 Kế tốn mơi trường Hàn Quốc 78 1.6.3 Kế tốn mơi trường Hoa Kỳ 79 1.6.4 Kế tốn mơi trường Úc 80 1.6.5 Bài học kinh nghiệm KTMT cho Việt Nam 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 83 CHƯƠNG : THỰC TRẠNG KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 84 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 84 2.1.1 Giới thiệu khoáng sản ngành khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định 84 2.1.2 Những đặc điểm doanh nghiệp khai thác khống sản địa bàn tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến kế tốn mơi trường 85 2.2 THỰC TRẠNG KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 89 2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 89 2.2.2 Nghiên cứu định tính thực KTMT nhân tố ảnh hưởng đến thực KTMT doanh nghiệp khai thác khống sản địa bàn tỉnh Bình Định 92 2.2.2.1 Thực KTMT doanh nghiệp khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định qua nghiên cứu định tính 92 2.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực KTMT doanh nghiệp khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định qua nghiên cứu định tính 101 2.2.3 Nghiên cứu định lượng thực KTMT nhân tố ảnh hưởng đến thực KTMT doanh nghiệp khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định 106 2.2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 106 2.2.3.2 Mơ hình nghiên cứu 113 2.2.3.3 Nghiên cứu định lượng thực KTMT doanh nghiệp khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định 117 2.2.3.4 Nghiên cứu định lượng nhân tố ảnh hưởng đến kế tốn mơi trường doanh nghiệp khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định 117 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 128 2.3.1 Ưu điểm 128 2.3.2 Hạn chế 129 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế thực kế tốn mơi trường doanh nghiệp khai thác khống sản địa bàn tỉnh Bình Định 130 KẾT LUẬN CHƯƠNG 132 CHƯƠNG : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 133 228 PHỤ LỤC 9: THƠNG TIN MƠI TRƯỜNG TRÊN SỔ KẾ TỐN 229 230 231 PHỤ LỤC 10: THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG TRÊN BÁO CÁO KẾ TỐN (Nguồn: Trích báo cáo thường niên 2019 Cơng ty CP Khống sản Bình Định) 232 (Nguồn: Trích báo cáo tài 2019 Cơng ty CP Khống sản Bình Định) (Nguồn: Trích báo cáo tài 2019 Cơng ty CP Khống sản Bình Định) 233 (Nguồn: trích báo cáo thường niên 2019 Cơng ty CP Phú Tài) (Nguồn: trích báo cáo tài 2019 Cơng ty CP Phú Tài) 234 (Nguồn: trích báo cáo tài 2019 Cơng ty CP Phú Tài) 235 PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY 1/ Kiểm định độ tin cậy thang đo áp lực bên liên quan Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 726 Item-Total Statistics Scale Mean if ItemScale VarianceCorrected ItemCronbach's Alpha Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted ALBLQ1 ALBLQ2 22.395973154 22.523489933 9.795 9.305 375 431 706 696 ALBLQ3 22.637583893 9.449 442 694 ALBLQ4 23.469798658 9.359 459 690 ALBLQ5 23.738255034 9.100 479 686 ALBLQ6 23.865771812 10.428 336 712 ALBLQ7 24.550335570 9.371 428 696 ALBLQ8 25.624161074 12.115 -.204 741 ALBLQ9 24.241610738 9.374 526 679 2/ Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức nhà quản trị cấp cao Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 753 236 Item-Total Statistics Scale Mean Item Deleted ifScale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha if if Item Deleted Total Correlation Item Deleted NTNQT1 5.3892617450 NTNQT2 5.5436241611 1.902 1.817 595 586 656 664 NTNQT3 5.4966442953 1.819 565 690 3/ Kiểm định độ tin cậy thang đo nhân viên kế toán Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 743 Item-Total Statistics Scale Mean Item Deleted ifScale VarianceCorrected Item- Cronbach's Alpha if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted NVKT1 5.5167785235 2.130 NVKT2 6.1812080537 2.082 816 500 481 736 NVKT3 4.9060402685 1.680 504 786 4/ Kiểm định độ tin cậy thang đo đặc điểm doanh nghiệp Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 471 237 Item-Total Statistics Scale Mean Item Deleted ifScale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted DDDN1 8.2550335570 DDDN2 7.6375838926 2.070 2.327 460 639 191 120 DDDN3 8.7248322148 3.660 -.177 821 DDDN4 8.1812080537 2.230 474 200 5/ Kiểm định độ tin cậy thang đo thực KTMT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 929 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted KTMT1 15.268456376 KTMT2 14.067114094 21.590 22.279 791 660 918 927 KTMT3 15.328859060 20.655 779 919 KTMT4 14.939597315 19.598 835 915 KTMT5 14.966442953 20.384 804 917 KTMT6 15.684563758 23.677 825 922 KTMT7 14.268456376 20.536 833 914 KTMT8 15.697986577 24.239 702 927 238 701 1250.882 136 000 PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA 1/ Kết phân tích EFA thang đo nhân tố ảnh hưởng đến thực KTMT KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square Df Sig Total Variance Explained Initial Eigenvalues Factor Total % of Variance Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % 3.307 19.450 2.898 17.045 19.450 36.495 3.307 19.450 2.898 17.045 19.450 36.495 2.985 2.737 17.558 16.102 17.558 33.659 2.544 14.967 51.462 2.544 14.967 51.462 2.351 13.832 47.492 1.889 11.113 62.576 1.889 11.113 62.576 2.157 12.687 60.179 1.652 9.720 72.296 1.652 9.720 72.296 2.060 12.117 72.296 728 4.282 76.578 696 4.096 80.674 569 3.349 84.023 530 3.118 87.140 10 464 2.732 89.873 11 405 2.381 92.254 12 387 2.278 94.532 13 263 1.548 96.080 14 230 1.352 97.433 15 175 1.032 98.464 16 161 949 99.413 17 100 587 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis 239 Rotated Component Matrixa Component ALBLQ9 ALBLQ5 868 784 ALBLQ7 783 ALBLQ4 737 ALBLQ6 622 ALBLQ2 955 ALBLQ3 950 ALBLQ1 930 DDDN2 902 DDDN1 847 DDDN4 830 NVKT1 921 NVKT2 795 NVKT3 782 NTNQT3 825 NTNQT1 794 NTNQT2 792 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in iterations 240 2/ Kết phân tích EFA thang đo thực KTMT KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 855 1014.164 Df 28 Sig .000 Total Variance Explained Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 5.583 647 69.791 8.086 69.791 77.877 491 6.134 84.011 450 5.627 89.638 315 3.938 93.576 262 3.270 96.846 174 2.177 99.023 078 977 100.000 5.583 Extraction Method: Principal Component Analysis 69.791 69.791 241 PHỤ LỤC 13: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH HỒI QUY Model Summary Model R R SquareAdjusted R Square Std Error of the Estimate 869a 755 746 332881316055419 a Predictors: (Constant), NVKT, ALBLQ, DDDN, ALCC, NTNQT ANOVA Model Sum of Squares df Mean Square Regression 48.802 Residual 15.846 9.760 143 111 Total 148 64.648 F Sig 88.082 000b a Dependent Variable: THKTMT b Predictors: (Constant), NVKT, ALBLQ, DDDN, ALCC, NTNQT Coefficientsa Model Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients B Std Error (Constant) -3.479 301 ALCC 592 039 ALBLQ DDDN 089 310 NTNQT NVKT T Beta Sig Collinearity Statistics Tolerance VIF 638 -11.545 000 15.207 000 975 1.025 052 044 074 299 1.731 7.100 086 939 000 968 1.065 1.033 481 045 467 10.795 000 916 1.091 266 042 265 6.346 000 980 1.021 a Dependent Variable: THKTMT ... bàn tỉnh Bình Định - Xác định nhân tố ảnh hưởng đến thực KTMT DN khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định - Đo lường tác động nhân tố đến thực KTMT DN khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định. .. DN khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh Bình Định khơng phải ngoại lệ Với phân tích trên, tác giả thực luận án với đề tài ? ?Kế tốn mơi trường doanh nghiệp khai thác khống sản địa bàn tỉnh Bình Định? ??... DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 133 3.1 ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 133 3.2 QUAN

Ngày đăng: 01/04/2021, 08:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w