1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn Reported spech (theory) - full= TUANAVHN3

8 329 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 283,5 KB

Nội dung

GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 REPORTED SPEECH (Câu tường thuật / Câu gián tiếp): GV yêu cầu HS nghiên cứu trước ờ nhà. Lý thuyết: a. Nhìn chung thì câu nói gián tiếp là câu nói thể hiện lại đúng ý nghĩa của: câu nói trực tiếp (Direct Speech) của ai đó mà ta nghe được; hành động trực tiếp của ai đó mà ta thấy được, cảm nhận được. Cần nhớ rằng, lời nói tường thuật chủ yếu chú trọng vào ý nghĩa của lời nói trực tiếp chứ không chú trọng vào một cách chính xác vào từng từ ngữ trong lời nói trực tiếp. b. Nói cách khác, lời nói gián tiếp là câu tường thuật lại lời nói trực tiếp dưới một dạng khác, bao gồm một số thay đổi về THÌ CỦA ĐỘNG TỪ, TRẠNG TỪ CHỈ NƠI CHỐN, THỜI GIAN (tùy trường hợp), thay đổi về NGÔI CỦA ĐẠI TỪ (theo quy tắc) và THẬM CHÍ CÓ THỂ THAY ĐỔI VỀ CẤU TRÚC SO VỚI CÂU NÓI TRỰC TIẾP cho phù hợp với tình huống. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu nói trực tiếp vẫn được giữ nguyên. c. Có 3 loại câu nói trực tiếp thường gặp nhất là: Câu mệnh lệnh (Command), câu trình bày ( Statement) và câu hỏi (Question). d. Chú ý nguyên tắc đổi sau đây để đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp thường gặp: Ta làm các bước sau đây (Bước nào có thì đổi bước đó theo hướng dẫn, nếu bước nào không có thì bỏ qua): • Bước thứ nhất: Đổi động từ giới thiệu (động từ ngoài dấu ngoặc) cho phù hợp với tình huống. Ví dụ: Câu trực tiếp Câu gián tiếp say (to + O), ask, tell, advise, suggest,… tell (nói, kể, bảo), ask (bảo, hỏi), order (ra lệnh), suggest (đề nghị), advise (khuyên), want to know (muốn biết), beg (van xin), insist (đòi nằng nặc). , invite (mời), urge (thúc giục). , command (ra lệnh, yêu cầu), say (nói), shout (thét, la lớn), warn (cảnh báo), cry (gào thét, khóc lóc) , whisper (thì thầm, nói nhỏ, rỉ tai, thỏ thẻ), yell (la ó), … Được chia ở quá khứ hoặc hiện tại Được chia ở quá khứ hoặc hiện tại tương ứng. • Bước thứ hai: Đổi đại từ trong dấu ngoặc: Bảng 2: Bảng đổi đại từ: ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 1 / 8 Ngôi thứ Chủ từ (Subjective Pronoun) Túc từ (Objective Pronoun) Tính từ sở hữu (Possessive adjective) Đại từ sở hữu (Possessive Pronoun) Đại từ phản thân (Reflexive Pronoun) 1 st I me my mine myself We us our ours ourselves 2 nd You you your yours yourself (số ít) yourselves (số nhiều) 3 rd They them their theirs themselves He him his his himself She her her hers herself It it its its itself GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 Hãy xem xét trong câu mình phải đổi: - Nếu đại từ trong dấu ngoặc THUỘC VỀ NGÔI THỨ NHẤT thì ta đổi theo CHỦ TỪ ĐỨNG TRƯỚC ĐỘNG TỪ GIỚI THIỆU (ask,tell, asked, told, say, said, order, ordered, suggested, cried, shouted, yelled, wanted to know,……) - Nếu đại từ trong dấu ngoặc THUỘC VỀ NGÔI THỨ HAI thì ta đổi theo TÚC TỪ ĐỨNG SAU ĐỘNG TỪ GIỚI THIỆU (ask,tell, asked, told,say, said, order, ordered, suggested, cried, shouted, yelled, wanted to know, …… - Nếu đại từ trong dấu ngoặc THUỘC VỀ NGÔI THỨ BA thì ta KHÔNG ĐỔI. • Bước thứ ba: Đổi lùi thì của động từ trong dấu ngoặc nếu câu trực tiếp là câu trình bày hoặc câu hỏi và động từ giới thiệu ở quá khứ: - Đổi động từ đầu tiên trong mỗi cụm động từ về quá khứ như: • V 1/s/es → V 2/ed ; WILL → WOULD; MAY → MIGHT; CAN → COULD; SHALL → SHOULD; HAVE/ HAS → HAD; . • Đổi V 2 /ed → HAD + V 3 / ed. Hoặc V 2 /ed → V 2 /ed • Đổi HAD + V 3 / -ed → HAD + V 3 / -ed • Đổi MUST → MUST hoặc HAD TO • Đổi COULD → COULD, … Lưu ý: Nếu động từ trong câu trực tiếp ở thì quá khứ thì ta có thể đổi lùi thì thành quá khứ hoàn thành hoặc không cần đổi (tức vẫn để ở thì quá khứ) vẫn được. (Theo sách English Grammar Practice With Answers –tác giả: John Eastwood- NXB: Oxford University Press) (Xem hình trích dẫn kèm theo bên dưới) Ví dụ: (Trích trong sách đã nêu) 1. “We came by car.” → They said they came/they had come by car. 2. “Sorry. I wasn't listening!” → I admitted I wasn't listening/hadn't been listening. • Bước thứ tư: Đổi các từ gần thành xa (từ chỉ nơi chốn, thời gian): TT Câu trực tiếp Câu gián tiếp 1 this that 2 these those 3 hence thence 4 here there 5 come here* go there* 6 now then ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 2 / 8 LỜI TRỰC, LỜI GIÁN đổi ra Phẩy bay, ngoặc biến, chữ hoa hoá thường Dấu than, dấu hỏi về vườn Các THÌ giáng cấp; gần nhường cho xa; Ngôi nhất theo Chủ về nhà; Ngôi hai theo Túc, ngôi ba nằm lì; That (phát), WETH. , IF. , WH. (nghi) TO; NOT TO (lệnh), thay vì phẩy trên (Sưu tầm) GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 7 ago before 8 today that day 9 tonight that night 10 yesterday the day before / the previous day 11 last night the night before / the previous night 12 the day before yesterday two days before 13 tomorrow the next day/ following day / the day after 14 next week the following week / the week after / the week later 15 the day after tomorrow two days after Ghi chú: (*) Người ta không nói COME THERE (đi đến đó) hoặc GO HERE (đi đến đây) mà nói là COME HERE và GO THERE. Do đó, tác giả xin mạo muội đề xuất đổi như trên. Đọc chơi cho dễ nhớ: e. Cách biền đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp thường gặp như sau: 1. Câu nói trực tiếp là câu mệnh lệnh : A. Câu mệnh lệnh khẳng định: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “(Let’s) +V 0 + ……. ” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + TO +V 0 + …… Ví dụ: Direct speech: The teacher said to his students that “Open your books!” → Indirect speech: The teacher told his students to open their books. Direct speech: Nam said to his his friends “Let’s go camping in the forest!” → Indirect speech: Nam suggested his his friends to go camping in the forest. B. Câu mệnh lệnh phủ định: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “Don’t + V 0 + ……. ” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + NOT TO +V 0 + …… Ví dụ: Direct speech: The teacher said to his students that “Don’t talk too much!” → Indirect speech: The teacher told his students not to talk too much. C. Câu yêu cầu mang hình thức câu hỏi YES / NO: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “Would / Could / WILL / CAN + YOU (PLEASE) +V 0 + ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + (NOT) + TO +V 0 + …… Ví dụ: VD1: Direct speech: Mrs. Jackson said to Alice, “Could you give me a hand, please” ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 3 / 8 GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 → Indirect speech: Mrs. Jackson suggested Alice to give her a hand. VD2: Direct speech: She said to her daughter “Will you stop making too much noise now?” → Indirect speech: She told her daughter not to make too much noise then. D. Câu yêu cầu mang hình thức câu hỏi có từ để hỏi: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “WHY + V đặc biệt +(NOT) + S b + V 0 / V -ing / V 3/ed ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + (NOT) + TO +V 0 + …… Ví dụ: VD1: Direct speech: John said to his friends “Why don’t we go camping in the forest?” → Indirect speech: John suggested his friends to go camping in the forest. VD2: Direct speech: George said to his friends “Why do we help this bad guy?” → Indirect speech: George told his friends not to help that bad guy. 2. Câu nói trực tiếp là câu trình bày : Ta làm giống như 4 bước đã hướng dẫn ở bên trên. Chỗ nào không đổi thì viết lại. Thế là xong! 3. Câu nói trực tiếp là câu hỏi : a. Câu hỏi có từ để hỏi : Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “WH- + V đặc biệt + S b + V 0 / V -ing / V 3/ed ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + WH- + S b + V đặc biệt (lùi thì nếu V a’ ở quá khứ) + V 0 / V -ing / V 3/ed ……. Lưu ý: Nếu động từ giới thiệu ở quá khứ và câu hỏi trong ngoặc ở thì hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn của động từ thường thì đổi như sau: a1. Với thì hiện tại đơn trong ngoặc: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “WH- + DO/ DOES + S b + V 0 ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + WH- + S b + V 2/ed ……. a2. Với thì quá khứ đơn trong ngoặc: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “WH- + DID + S b + V 0 ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + WH- + S b + HAD + V 3/ed ……. Ví dụ: 1. He said “Why do you tell me about that, Lan?” → He asked Lan why she told him about that. 2. “When will you go?”, she said to us. → She asked us when we would go. 3. She said to Tom, “Where can I buy a stamp?” → She asked Tom where she could buy a stamp. 4. “What time does this film begin today?”, said the girl. → The girl wanted to know what time that film began that day. 5. “What did you do at school yesterday, Nam?” said his mother. → Nam’s mother asked him what he had done at school the day before. 6. “Who causes the accident?”, the man said to me. → The man asked me who caused the accident. 7. “What will happen if you can’t find your passport”, the man said to me. → The man asked me what would happen if I couldn’t find my passport. 8. Nam said “If I am free, I will help you, Mai” → Nam told Mai if he was free, he would help her. OR: → Nam promised to help Mai if he was free. b. Câu hỏi YES / NO : Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “V đặc biệt + S b + V 0 / V -ing / V 3/ed ……. ?” ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 4 / 8 GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + IF / (WHETHER) + S b + V đặc biệt (lùi thì nếu V a’ ở quá khứ) + V 0 / V -ing / V 3/ed ……. + (OR NOT). Lưu ý: Nếu động từ giới thiệu ở quá khứ và câu hỏi trong ngoặc ở thì hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn của động từ thường thì đổi như sau: b1. Với thì hiện tại đơn trong ngoặc: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “DO/DOES + S b + V 0 ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + IF / (WHETHER) + S b + V 2/ed ……. + (OR NOT). b1. Với thì quá khứ đơn trong ngoặc: Direct speech: S a + V a + ((prep) + O a + (that)) “DID + S b + V 0 ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + IF / (WHETHER) + S b + HAD + V 3/ed ……. + (OR NOT). Ví dụ: 1. They said, “Are you tired, Tom?” → They asked Tom if he was tired. → They asked Tom whether he was tired (or not). 2. “Have you seen that film?”, Jack said to Jane. → Jack asked Jane if she had seen that film. → Jack asked Jane whether she had seen that film (or not). 3. “Did you want to need help from me, Linda?”, said John. → John asked Linda if she had wanted to need help from him. → John asked Linda whether she had wanted to need help from him (or not). 4. Jim said to me, “Do you see this thief today?” → Jim asked me if I saw that thief that day . → Jim asked me whether I saw that thief that day (or not). 5. Johny said to me “Do you know Mr. Lam?” → Johny asked me if I knew Mr. Lam. → Johny asked me whether I knew Mr. Lam (or not). NHỮNG GHI CHÚ QUAN TRỌNG: Ghi chú 1: Các trường hợp không đổi lùi thì của động từ: 1. Nếu động từ ở mệnh đề giới thiệu được dùng ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành hoặc tương lai đơn:→ thì THÌ CỦA ĐỘNG TỪ trong câu gián tiếp không đổi. 2. Câu trực tiếp diễn tả chân lý hiển nhiên, một điều luôn đúng, định lý, tiên đề,…: THÌ (tense) của động từ không đổi lùi thì. • Yesterday the teacher said: “The earth goes round the sun”. → Yesterday the teacher said the earth goes round the sun. • “My father always drinks coffee after dinner.” said he. → He said that his father always drinks coffee after dinner. 3. Các modal verbs trong dấu ngoặc như: WOULD, COULD, MIGHT, OUGHT TO, SHOULD, USED TO, WOULD RATHER, HAD BETTER, . :không thay đổi (còn MUST → MUST / HAD TO). 4. Động từ trong câu câu nói có thời gian xác định: → THÌ CỦA ĐỘNG TỪ trong câu gián tiếp không đổi. • He said, “I was born in 1980”. → He said that he was born in 1980 • “I moved to Hong Ngu in 2002”, she said. → She said that she moved to Hong Ngu in 2002. ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 5 / 8 GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 5. Câu điều kiện loại 2, loại 3 và Past Subjunctive (trong WISH, AS IF, AS THOUGH, . ) → thì THÌ CỦA ĐỘNG TỪ trong câu gián tiếp không đổi. • “If I were you, I wouldn’t come here”, he said. → He said if he were me, he wouldn’t go there. • Mary said, “I wish I were a boy.” → Mary said that she wished she were a boy. • “You acted as if you had much money ”, she said to me. → She told me that I had acted as if I had much money. • “If you had done the test well, you would have passed the exam”, Tom said. → Tom told me if I had done the test well, I would have passed the exam. Ghi chú 2: Có những trường hợp SO và SUCH nên được đổi thành VERY hoặc TOO để phù hợp với tình huống. (Dành cho học sinh giỏi nghiên cứu thêm) • “I played volley ball so well yesterday”, Bob said. → Bob said that he had played volley ball very well the day before • They said, “Mr. Smith is such a famous doctor”. → They said that Mr. Smith was a very famous doctor. Ghi chú 3: Có những trường hợp ta cũng cần một số thay đổi trong câu cảm thán: Tùy tình huống mà ta có thể thêm các tính từ, trạng từ để diễn tả hết ý nghĩa của câu tình huống đó. (Dành cho học sinh giỏi nghiên cứu thêm) • He said, “How pleasant! Daisy comes to dinner with me.” → He cried joyfully/ delightedly/ with joy that Daisy came to dinner with him. • He said, “I am sorry! I have no money.” → He said sadly/ sorrowly / with deep sadness that he had no money. • She said to him, “Excuse me for my rudeness.” → She apologized him for her rudeness. • “Thank you for your help.” she said them. → She thanked them for their help. Ghi chú 4: Các câu yêu cầu, đề nghị có LET’S…, PLEASE, WOULD YOU PLEASE…?, WOULD YOU MIND…. ?, WOULD YOU LIKE…? thì bỏ. Tương tự, ta cũng bỏ nhóm từ YOU SHOULD… trong câu khuyên bảo. Ghi chú 5: Thêm liên từ vào câu gián tiếp để chỉ nguyên nhân: (and/ because/ as .) • She said, “I am tired. I have been waiting for you for hours”. → She told me that she was tired because she had been waiting for me for hours. • “I stood at the school gate at 7 o’clock. I came to class at 7:30”, he said. → He said that he had stood at the school gate at 7 o’clock and he had come to class at 7:30. GHI CHÚ DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI: Đổi câu trực tiếp sang câu gián tiếp bằng cách sử dụng bất kỳ cấu trúc câu nào cũng được, miễn là câu nói của người tường thuật diễn đạt được hết ý của lời nói trực tiếp là được chứ không nhất thiết phải tuân theo các quy tắc trên một cách cứng nhắc, máy móc. Hết biết gì để nói nữa rồi. Ai biết thêm gì khác về câu reported speech xin chỉ thêm dùm tui hoặc chỉ ra được những chỗ tui bị sai về bất kỳ phương diện nào, tui xin thành thật biết ơn và LUÔN SẴN SÀNG học hỏi, trao đổi thẳng thắn để tìm ra vấn đề. Liên hệ theo địa chỉ tui đã đặt trong footers. Chúc vui vẻ! Minh Tuấn ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 6 / 8 GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 Nói thêm: Chú thích: Theo quy ước của tui thì: 1. V 0 là bare infinitive verb. Như vậy, “to V 0 ” là “to infinitive verb”. V 0 thường thì không hòa hợp với chủ từ mà nó thường chỉ làm bổ túc từ cho một từ loại nào khác thôi. 2. V 1 /-s /-es là động từ hòa hợp với chủ từ ở thì hiện tại. Nếu chủ từ thuộc ngôi thứ 3 số ít thì ta dùng V -s /-es . Nếu chủ từ thuộc ngôi thứ nhất, thứ nhì hoặc ngôi thứ ba số nhiều thì ta dùng V 1. 3. V 2 / ed là simple past form of the verb. 4. V 3 / ed là past participle form of the verb. 5. S a , S b là hai chủ từ khác nhau trong công thức. ĐỀ XUẤT CỦA TUI: Như vậy theo quy ước của tôi thì nhận thấy rằng bản chất của V 0 và V 1 khác nhau về bản chất mặc dù hầu hết các động từ đều có V 0 và V 1 viết giống nhau về hình thức. Để thấy được sự khác nhau mà tui đã nói thì hãy xem ví dụ trong các câu sau: Câu 1: I have a dream. (HAVE là V 1 ) Câu 2: It’s important that she have a aspirin. (HAVE là V 0 ) Câu 3: Nam have Mai have Thanh do his homework. (Chữ HAVE đầu tiên là V 1 , chữ HAVE tiếp theo là V 0 và chữ DO làV 0 ) ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 7 / 8 GV: Huỳnh Quang Minh Tuấn DĐ: 0916829468 ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Email: tienganh.hongngu3@gmail.com Trang 8 / 8 . nào khác thôi. 2. V 1 /-s /-es là động từ hòa hợp với chủ từ ở thì hiện tại. Nếu chủ từ thuộc ngôi thứ 3 số ít thì ta dùng V -s /-es . Nếu chủ từ thuộc. + ((prep) + O a + (that)) “WH- + V đặc biệt + S b + V 0 / V -ing / V 3/ed ……. ?” → Indirect speech: S a + V a’ + (O a ) + WH- + S b + V đặc biệt (lùi thì

Ngày đăng: 24/11/2013, 04:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w