Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ” với hi vọng đề xuất được biện pháp tổ ch
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ VĂN KHOÁT
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS PHẠM VĂN SƠN
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác
T h ô n g tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hải Dương, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Văn Khoát
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng quý thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học khóa 22, chuyên ngành Quản lí giáo dục, luôn tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đến PGS.TS
Phạm Văn Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến: Ban lãnh đạo, các thầy, cô giáo, các
em học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường THPT huyện Gia Lộc; gia đình, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất cũng như tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân luôn cố gắng, nỗ lực hết mình nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp
Trân trọng cảm ơn!
Hải Dương, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Văn Khoát
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục sơ đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Giả thuyết khoa học 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
5.1 Khách thể nghiên cứu 5
6 Phạm vi nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1 Khái niệm về giá trị, giá trị sống 12
1.2.2 Giáo dục giá trị sống, tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống 14
1.3 Đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh THPT và sự cần thiết phải giáo dục GTS cho học sinh 15
1.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh THPT 15
1.3.2 Sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 18
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
1.4 Mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục GTS cho học sinh THPT 21
1.4.1 Mục tiêu giáo dục GTS cho học sinh THPT 21
1.4.2 Nội dung giáo dục GTS cho học sinh THPT 22
1.4.3 Các hình thức giáo dục GTS cho học sinh THPT 28
1.5 Nội dung tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THPT 29
1.5.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động 29
1.5.2 Tổ chức và chỉ đạo hoạt động 30
1.5.3 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động 30
1.5.4 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và ban chỉ đạo hoạt động 30
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục GTS ở trườngTHPT 31
1.6.1 Tác động của xã hội đối với hoạt động giáo dục GTS 31
1.6.2 Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội 31
1.6.3 Nhận thức của đội ngũ CBQL và các lực lượng giáo dục 32
1.6.4.Trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên 32
Kết luận chương 1 32
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG 34
2.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 34
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của huyện Gia lộc 34
2.1.2 Tình hình giáo dục THPT huyện Gia Lộc 35
2.2 Thực trạng hoạt động GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc 40
2.2.1 Nhận thức của CBQL, GV về GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 40
2.2.2 Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện mục tiêu GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 45
2.2.3 Nhận thức của HS, PHHS về việc thực hiện nội dung GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc 46
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
2.2.4 Đánh giá của GV về hình thức tổ chức hoạt động GD GTS cho HS
THPT huyện Gia Lộc 49
2.2.5.Thực trạng việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các điều kiện CSVC trong hoạt động GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc 51
2.2.6 Kết quả hoạt động GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc 52
2.3 Thực trạng quản lí tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc 53
2.3.1 Đánh giá của CBQL và GV về công tác xây dựng kế hoạch GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc 53
2.3.2 Công tác tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 54
2.3.3 Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 55
2.3.4 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 56
2.3.5 Nguyên nhân thực trạng 57
2.4 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 62
2.4.1 Những kết quả đạt được 63
2.4.2 Những hạn chế cơ bản 63
Kết luận chương 2 60
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT HUYỆN GIA LỘC 61
3.1 Định hướng đổi mới và các nguyên tắc đề xuất biện pháp 65
3.1.1 Định hướng đổi mới hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 65
3.1.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 66
3.2 Các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 68
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
3.2.1 Biện pháp thứ nhất: Xây dựng bộ máy chỉ đạo và tăng cường hoạt động
quản lí GD GTS cho HS 69
3.2.2 Biện pháp thứ hai: Đầu tư nguồn nhân lực, vật lực cho hoạt động GD GTS 78
3.2.3 Biện pháp thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động GD GTS cho HS 81
3.2.4 Biện pháp thứ tư: Xây dựng hệ thống nội quy, tiêu chuẩn, tiêu chí, cách thức tiến hành đánh giá và cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS 86
3.2.5 Biện pháp thứ năm: Phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc 90
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 94
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 90
3.4.1 Mục tiêu khảo nghiệm 90
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 90
3.4.3 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 91
3.4.4 Phân tích kết quả khảo nghiệm 91
Kết luận chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
1 Kết luận 99
2 Kiến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả giáo dục của trường qua các năm học 36
Bảng 2.2: Danh hiệu thi đua của trường qua các năm học 36
Bảng 2.3: Kết quả giáo dục của trường qua các năm học 37
Bảng 2.4: Danh hiệu thi đua của trường qua các năm học 37
Bảng 2.5: Kết quả giáo dục của trường qua các năm học 38
Bảng 2.6: Danh hiệu thi đua của trường qua các năm học 38
Bảng 2.7: Nhận thức của CBQL, GV về vai trò, bản chất và mức độ cần thiết của hoạt động GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc 40
Bảng 2.8: Nhận thức của CBQL và GV về vai trò của GVCN trong tổ chức hoạt động GD GTS cho học sinh THPT 42
Bảng 2.9: Nhận thức của CBQL và GV về vai trò của Bí thư Đoàn trường trong tổ chức GD GTS ở các trường THPT huyện Gia Lộc 43
Bảng 2.10: Nhận thức của CBQL và GV về hình thức tổ chức GD GTS cho học sinh THPT huyện Gia Lộc 44
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện mục tiêu giáo dục GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 45
Bảng 2.12: Nhận thức của PHHS các trường THPT huyện Gia Lộc về nội dung GTS cần giáo dục cho học sinh 47
Bảng 2.13: Nhận thức của HS THPT huyện Gia Lộc về nội dung GTS cần giáo dục trong nhà trường 47
Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện nội dung GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 48
Bảng 2.15: Đánh giá của GV về việc áp dụng các hình thức GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 50
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
Bảng 2.16: Đánh giá của GV về việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các
điều kiện CSVC trong hoạt động GD GTS 51Bảng 2.17: Đánh giá của CBQL và GV về công tác xây dựng kế hoạch GD
GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc 54Bảng 2.18: Đánh giá của CBQL, GV về công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động
GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc 55Bảng 2.19: Đánh giá của CBQL, GV về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt
động GD GTS cho học sinh THPT huyện Gia Lộc 56Bảng 2.20: Đánh giá của CBQL và GV về nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 58Bảng 2.21: Đánh giá của PHHS và HS về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc 58Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các
nhóm biện pháp 96
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.” (Luật Giáo
dục - 2005 – Mục II, Điều 27)[7] Như vậy, nhiệm vụ chiến lược của Giáo dục
trong thế kỉ này là đào tạo, rèn luyện được những con người có kiến thức khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo, có kĩ năng sống, biết làm chủ công nghệ thông tin, những người thích ứng với xã hội mới để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời kì hội nhập quốc tế Song, mặt khác, Giáo dục lại cũng phải đặc biệt chú trọng đến những phẩm chất cao đẹp trong nhân cách con người như lòng nhân ái, ý chí vươn lên, truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, ý thức tự hào dân tộc, tình cảm trong gia đình, nghĩa tình thầy trò, lòng ham học,…
Công tác trong lĩnh vực giáo dục, ai cũng hiểu cái khó của sự nghiệp
"trồng người" Bồi đắp, cung cấp kiến thức khoa học cho học sinh (HS) đã khó, giúp các em hình thành một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng còn khó hơn nhiều Đó là một quá trình dài lâu, xuyên suốt trong quá trình giáo dục Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội
Lứa tuổi HS, nhất là HS Trung học phổ thông (THPT), là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách Các em ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ song còn thiếu những hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn bồng bột và thiếu kinh nghiệm sống, vì thế, rất dễ bị lôi kéo, kích động và dễ chịu tác động của những mặt tiêu cực cũng như mặt trái của xã hội
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
Trong cuộc sống hiện nay, hiện tượng HS, thanh niên sống ích kỉ với người thân trong gia đình, với bạn bè và thiếu lễ độ với thầy cô giáo đang diễn biến phức tạp và ngày một có dấu hiệu gia tăng Nhiều vị cha mẹ HS phàn nàn: Con cái họ cạn nghĩ, cứ tưởng rằng đương nhiên các em được hưởng sự chăm sóc toàn diện của cha mẹ và ít khi thấu hiểu, để nuôi dưỡng các em nên người, các bậc sinh thành ra các em phải chịu đựng biết bao nỗi vất vả, thậm chí cực khổ Đáng lo ngại hơn chính là căn bệnh vô cảm trong chốn học đường Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập đến vấn đề bạo lực học đường: trò đánh trò; học trò thành lập băng nhóm trấn lột bạn mình ngay tại cổng trường; thậm chí, học trò đánh lại thầy cô giáo… gây hoang mang dư luận Thực tế tiêu cực, phi truyền thống này là một trong những hậu quả đáng báo động của việc coi nhẹ công tác giáo dục tình cảm đạo đức, giáo dục giá trị sống cho HS ngay từ khi các em mới cắp sách tới trường [15] Mặt khác, chính quan niệm lệch lạc của nhiều bậc phụ huynh cũng như của xã hội,
đề cao “văn minh vật chất” mà hạ thấp “văn minh tinh thần”, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục hình thành nhân cách, bản chất nhân văn cho HS
Rõ ràng, rất cần phải thống nhất một quan niệm: để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trước hết hãy chăm lo bồi đắp cho các em những phẩm chất, những kiến thức hiểu biết về giá trị sống, về kĩ năng sống Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam như: tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, thái độ trân trọng “công cha nghĩa mẹ”, lối sống “ân nghĩa thủy chung”, “uống nước nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân”…đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Trong thời đại ngày nay, thời đại của các công dân toàn cầu, các giá trị sống càng cần phải được phát huy cao hơn nữa Bởi, nếu con người không được giáo dục, không có nền
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho có được trang bị nhiều kiến thức, được học nhiều kỹ năng đến đâu cũng sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức, kĩ năng ấy sao cho hợp lí, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội Không có nền tảng giá trị, con người sẽ không biết cách tôn trọng bản thân
và người khác, không biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong các mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay,… Từ đó, đưa đến những kiểu hành vi như thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỉ cá nhân, bạo lực, sống thờ ơ, vô cảm và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác
Giá trị sống (GTS) là đòi hỏi khách quan của xã hội Nếu mỗi cá nhân giải quyết hợp lí những GTS của mình phù hợp với giá trị của dân tộc, của thời đại, thì sẽ tạo ra sự đồng thuận trong hành động của cá nhân với dân tộc và khi
ấy mỗi người là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, góp phần tích cực vào
sự phát triển xã hội Có thể khẳng định, GTS vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển nhân cách
Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, ngành giáo dục cần phải quan tâm giáo dục GTS cho HS, đặc biệt là HS THPT Bởi ở cấp học này, HS thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, nhưng đồng thời, đây cũng là lứa tuổi có đời sống tâm lí rất phong phú, phức tạp và dễ thay đổi trong nội tâm Đến lứa tuổi này do sự trưởng thành về mặt thể chất (cá thể), sự trưởng thành công dân (nhân cách), sự trưởng thành trí tuệ và cả năng lực lao động nên vị trí của các em đã có nhiều thay đổi so với lứa tuổi thiếu niên
Những năm qua, các trường THPT huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương đã có
sự quan tâm đến giáo dục GTS cho HS Tuy nhiên, việc giáo dục những GTS cho HS, ngoài trách nhiệm của nhà trường thì cần đến sự phối hợp của các tổ chức, lực lượng xã hội và gia đình HS Nhưng vì chưa có cơ chế phối hợp và chưa có quy định rõ ràng nên giáo dục GTS cho HS gặp khó khăn và bất cập
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
dẫn đến tình trạng chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp Trong nền kinh tế thị trường và để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, các trường THPT phải coi đây là nội dung hoạt động quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục Những việc làm, những sự định hướng của giáo viên tới HS về GTS là hết sức cần thiết, góp phần tích cực trong giáo dục GTS cho HS THPT hiện nay
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục giá
trị sống cho học sinh Trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ”
với hi vọng đề xuất được biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho HS tại
các trường THPT huyện Gia Lộc trong thời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về GTS kết hợp với việc điều tra thực trạng
tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, nhằm nâng cao chất lượng GD
GTS cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3 Giả thuyết khoa học
GTS là nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục THPT trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập Tuy nhiên, đến nay các nhà trường THPT chưa coi trọng hoạt động này Nếu xác định được những nội dung GTS và có biện pháp
tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc, đồng thời các trường THPT trên địa bàn tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp thì sẽ giúp HS THPT huyện Gia Lộc có cái nhìn đúng và đầy đủ về giá trị sống Từ đó giúp HS tự giác học tập, rèn luyện nhân cách để trở thành công dân có trách
nhiệm với bản thân và xã hội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản của hoạt động GD GTS cho
HS THPT;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động GD GTS cho HS các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương;
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
- Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS các trường
THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GD GTS cho HS Trung học phổ thông
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT huyện Gia Lộc,
- Khảo sát 90 phụ huynh học sinh (PHHS) và 240 HS các trường THPT huyện Gia Lộc, ngoài ra, khảo sát một số cán bộ chính quyền địa
phương trong huyện
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Thông qua việc nghiên cứu các công trình khoa học về GTS và GD GTS, các văn kiện của Đảng, Nhà nước…, tác giả phân tích và tổng hợp các lí thuyết nhằm hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về bản chất của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết: Phương pháp này được sử dụng nhằm sắp xếp các thông tin thành những đơn vị có cùng dấu hiệu bản chất,
từ đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lí và việc triển khai
GD GTS của GV và sự tham gia của HS, các hoạt động của HS ở trong và ngoài nhà trường
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với các loại câu hỏi đóng, mở dành cho các đối tượng khác nhau (CBQL, GVCN, GV bộ môn, Bí thư Đoàn trường, PHHS, HS )
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trò chuyên, toạ đàm trao đổi với các CBQL, GV và HS
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các vấn
- Phương pháp sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ cở lí luận về tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
Chương 2: Thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các
trường THPT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
7
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục GTS là quá trình tổ chức và hướng dẫn hoạt động để học sinh chiếm lĩnh được các giá trị xã hội, hình thành nên hệ thống giá trị của bản thân phù hợp với sự mong đợi và yêu cầu chung của toàn xã hội Giáo dục GTS, với cách hiểu như vậy, là bộ phận cốt yếu của mọi chương trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người
Giá trị sống và GD GTS là những vấn đề mới được đề cập đến ở nước ta trong một số năm trở lại đây Tuy nhiên, không có nghĩa là trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử giáo dục Việt Nam nói riêng không nhắc đến GD GTS Trái lại, GTS là chủ đề đã được bàn thảo từ khá sớm trong lịch sử Trong những bàn thảo đó, nhiều nội dung của các khoa học xã hội và nhân văn như Triết học, Đạo đức học, Xã hội học, Tôn giáo học, Tâm lí học, Giáo dục học…
đã được đề cập đến để làm rõ nội hàm của nó Chẳng hạn: Cuộc sống là gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Những gì làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa? Làm thế nào để con người có thể chung sống với nhau mà không xung đột? Con người có những quyền cơ bản nào? Điều gì làm nên phẩm giá của con người? [26]
Đất nước Việt Nam trải qua hàng nghìn năm văn hiến đã xây dựng mô hình giáo dục kế thừa những tinh hoa của nhân loại Đạo đức và tài năng là hai yếu tố căn bản của nhân cách con người, trong đó cha ông ta lựa chọn đạo đức
là gốc rễ, “Tiên học Lễ, hậu học Văn” Việc tu dưỡng cá nhân là hết sức quan trọng Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của nhân loại, của truyền thống phương Đông để xây dựng nên một
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
mô hình “Ngũ thường” cho dân tộc Việt Nam, cho người cách mạng Việt Nam,
đó là “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” Theo tư tưởng của Người, đạo đức cách mạng giúp con người Việt Nam vượt qua mọi thử thách, gian lao trong hai cuộc kháng chiến trường kì, giành độc lập tự do, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp như ngày hôm nay Bản thân Người chính là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” luôn được nhân dân cả nước hưởng ứng và đã có được những kết quả tích cực
GTS chỉ có thể hình thành từ trong thực tiễn hành động của mỗi con người, từ những việc làm nhỏ bé đến những hành vi nghĩa cả lớn lao Phong trào biểu dương những tấm lòng cao thượng tràn đầy tính nhân văn của chuyên mục “Việc tử tế” hay “Cặp lá yêu thương” trên VTV24 trong chương trình
“Chuyển động 24 giờ” của Đài truyền hình Việt Nam hàng ngày đã làm thức dậy nguồn cảm xúc cao thượng đẹp đẽ ở nhiều người trong xã hội ta Các phong trào từ thiện đang được mở rộng trong nước ta những năm gần đây, rồi phong trào đền ơn đáp nghĩa cũng được chú ý phát triển… tất cả đã tạo nên một môi trường văn hóa đạo đức vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhân cách, đạo đức cao thượng cho mọi tầng lớp nhân dân Những hoạt động này lại càng có ý nghĩa sâu xa khi mà cơ chế thị trường đang cho phép tạo ra một khoảng cách tất nhiên giữa người giàu và người nghèo, khi mà thanh thiếu niên
dễ có thiên hướng chỉ nghĩ đến ý nghĩa thực dụng, cạn hẹp của đồng tiền Có thể khẳng định bài học lớn lao về xây dựng đồng đều, liên tục, rộng khắp môi trường văn hóa đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội mọi nơi, mọi lúc là con đường có hiệu lực để đẩy lùi bóng đen của chủ nghĩa thực dụng, thói vị kỉ thấp hèn và làm nảy sinh, thăng hoa những tình cảm nhân văn, những GTS đẹp
đẽ trong mọi thành viên của cộng đồng xã hội [15]
Một trong những môi trường có khả năng mạnh mẽ và lâu bền nhất trong
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
việc GD những GTS cho con người chính là môi trường sư phạm Trường học
là nơi tốt nhất để mỗi người không chỉ thu nạp kiến thức một cách có hệ thống, bài bản và toàn diện nhất mà còn là nơi giúp người học phát huy tối đa năng lực bản thân và định hướng tốt cho tương lai Dù "vật đổi, sao dời", dù có thể trong cuộc đời một số chuẩn mực bị đảo lộn, nhưng người ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng: trường học là nơi hội tụ "những tấm lòng cao cả" Trường học là nơi có nhiều nhất những người thầy, người cô tận tụy và trách nhiệm, hết lòng
vì học sinh thân yêu Họ là những người gieo mầm, vun xới và nâng niu những hạt giống thiện trong tâm hồn mỗi con người Người thầy chân chính sẽ dạy cho học trò biết yêu hòa bình, ghét chiến tranh; yêu lẽ phải, ghét cái xấu; biết đùm bọc, chia sẻ với mọi người; biết nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về dân tộc mình, Tổ quốc mình…
Chương trình GD các Giá trị sống LVEP (Living Value Education Program) là một chương trình giáo dục về các giá trị LVEP ra đời từ một sự kiện: tháng 8 năm 1996, hai mươi nhà giáo dục đại diện năm châu lục đã gặp
gỡ và cùng nhau thảo luận tại trụ sở của UNICEF ở New York về những nhu cầu của trẻ em trên toàn thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm làm việc với các giá trị, và cách thức chuyển tải các giá trị để học sinh được chuẩn bị tốt hơn cho một tiến trình học hỏi suốt đời Dựa trên các khái niệm về giá trị và quá trình suy ngẫm từ tài liệu về các GTS của Đại học Tinh thần Thế giới Brahma Kumaris cùng với Hiệp ước về quyền trẻ em, các nhà giáo dục thế giới đã xác định và thống nhất về mục đích và các mục tiêu của việc GD các GTS trên toàn cầu - ở các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển Chương trình này đưa
ra một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành giúp con người khám phá trở lại và phát triển 12 giá trị căn bản của cá nhân như: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
Năm 2004, Hiệp hội GD các GTS quốc tế (ALIVE), một tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu thúc đẩy các hoạt động giáo dục giá trị trên toàn thế giới đã được thành lập, trụ sở đặt tại Geneva Switzerland Đến nay, ALIVE được đăng
kí chính thức ở 60 quốc gia và LVEP đã được phổ biến tại trên 8000 địa điểm thuộc 80 quốc gia trên thế giới, trong đó, hầu hết là các trường học
Tại Việt Nam, năm 2000 LVEP đã được cô Trish Summerfield, người New Zealand đưa vào dưới hình thức một tổ chức phi chính phủ Bằng một trái tim trong sáng tràn đầy yêu thương và một ước mơ dung dị - xây dựng được nhiều địa điểm để chia sẻ với những người Việt Nam về các giá trị sống tốt đẹp, qua đó có thể giúp họ dịu bớt đi những khổ đau, các vết thương trong tâm hồn và tìm thấy hạnh phúc thật sự cho mình trong cuộc sống, Trish đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tình nguyện viên khác trở thành Tập huấn viên cùng chung tay đóng góp thời gian, trí tuệ của mình để xây dựng và phát triển chương trình Kể từ khóa tập huấn đầu tiên vào tháng 10 năm 2000 đến cuối tháng 12 năm 2014, chương trình GD các GTS tại Việt Nam đã thực hiện được
248 khóa tập huấn cho khoảng 17.930 điều phối viên GTS, hàng trăm ngàn người tham gia học các hoạt động giá trị - gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên xã hội, nghiên cứu giáo dục, tâm lí học, thanh niên, các bậc cha mẹ, trẻ em,…[27]
Trong cuốn sách “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” NXB
Giáo dục, 1998, tác giả Hà Nhật Thăng đã đề xuất cụ thể những giá trị cần trang bị cho học sinh, sinh viên Nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ
sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại [23]
Tác giả Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, trong cuốn
“Giá trị học – Cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam hiện nay”, NXB Giáo dục, Hà Nội 2012, đã đề xuất phương án
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
xây dựng hệ giá trị chung cho con người Việt Nam hiện nay, bao gồm: Các giá trị chung của loài người: chân, thiện, mĩ; Các giá trị toàn cầu: hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác, độc lập dân tộc, không xâm phạm chủ quyền; Các giá trị dân tộc: tinh thần dân tộc, yêu nước, trách nhiệm cộng đồng; Các giá trị gia đình: hòa thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình; Các giá trị của bản thân.[10]
Tác giả Kiều Thị Kiều Thanh, Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ với bài
báo: Nhân cách của giáo viên là một công cụ dạy học đặc biệt trong quá trình
giáo dục giá trị nghề nghiệp, đăng trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 128 tháng
4 năm 2016, đã nhấn mạnh nhân cách giáo viên là công cụ quan trọng để giáo dục giá trị nghề nghiệp cho học sinh trong bối cảnh hiện nay [22]
Tất cả những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng vào việc xây dựng chương trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT của môn Đạo đức và Giáo dục công dân triển khai từ năm
2000 trên phạm vi cả nước
Để nâng cao chất lượng GD GTS, đã có một số nhà khoa học nghiên cứu
về quản lí công tác GD GTS trong các nhà trường Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất khiêm tốn, và cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về những biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS cho HS THPT tại
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương Đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị
sống cho học sinh Trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” là
sự kế thừa và phát triển các nghiên cứu đi trước để làm rõ thực trạng và đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GD GTS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện Gia Lộc và trường THPT các huyện khác có điều kiện, hoàn cảnh tương tự ở tỉnh Hải Dương trong nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm về giá trị, giá trị sống
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13
1.2.1.1.Giá trị
Theo nghĩa chung nhất như J.H Fichter, nhà xã hội học Mỹ, xác định: “Tất
cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị”
Giá trị là cái qui định mục đích của hoạt động Đó là vấn đề sống còn của từng con người và nó sẽ đi theo suốt đời người, xác định giá trị, rồi theo đuổi giá
trị, biểu hiện giá trị, thực hiện giá trị [11]
1.2.1.2.Giá trị sống
Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống”, “giá trị của cuộc sống”) là những điều chúng ta cho là quí giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người Giá trị sống trở thành động lực để người ta phấn đấu để có được nó Giá trị sống là cơ sở của hành động sống Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người [27]
Giá trị sống có tính khách quan: cuốn hút con người, làm con người sống, tồn tại, phát triển với tư cách là chủ thể tích cực của tự nhiên, xã hội, của
sự phát triển nhân cách GTS không phải là chuẩn mực, giá trị do con người tự đặt ra, mà là do yêu cầu khách quan của cuộc sống quy định GTS ở các thời kì lịch sử khác nhau
Giá trị sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy con người phát triển: tạo ra động cơ cho hành động, hành vi; thúc đẩy ham muốn hướng đến chân, thiện, mĩ; giải quyết tốt những mâu thuẫn của cá nhân với cộng đồng, với tự nhiên,
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, vì thế GTS cũng mang tính cá nhân, không phải GTS của mọi người đều giống nhau Tuy nhiên, theo các tổ chức
GD về GTS quốc tế và Việt Nam thì 12 giá trị sống dưới dây có tính chất phổ
quát trên toàn thế giới: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu
thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Đoàn kết.[16] Trong đó, Hòa bình, Tự do là hai giá trị sống chung; Khoan dung, Khiêm tốn, Giản dị, Trung thực, Yêu thương, Hạnh phúc là sáu giá trị thuộc
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
phẩm cách của mỗi cá nhân; Tôn trọng, Hợp tác, Đoàn kết, Trách nhiệm là bốn
giá trị quan hệ liên nhân cách
Giá trị sống được hình thành nhờ quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi người
1.2.2 Giáo dục giá trị sống, tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống
1.2.2.1 Giáo dục giá trị sống
Giáo dục GTS cho HS nói chung và HS THPT nói riêng là quá trình giúp các em tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi HS, giúp HS có suy nghĩ, thái
độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội
Giáo dục GTS là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, tận dụng những yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới HS nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội Từ đó,
HS sống tốt đẹp hơn, làm việc chất lượng hơn, hiệu quả hơn, đem lại lợi ích trước hết cho HS đồng thời cho gia đình, nhà trường và xã hội [22]
Đối với học sinh THPT, nội dung GD GTS cần hệ thống hoá những giá trị sống phổ quát, nhưng mở rộng và nâng nội dung lên một tầm cao đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đương đại Hướng các em vươn tới nhân cách lí tưởng mang những giá trị phổ quát của một thanh niên thời đại, không chỉ của dân tộc
mà còn của nhân loại trong một thế giới mở
1.2.2.2 Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống
Tổ chức hoạt động GD GTS là đề ra các cách thức và biện pháp quản lí quá trình GD GTS
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
Tổ chức hoạt động GD GTS là một hoạt động mang tính chất phối hợp, bao gồm các lực lượng tham gia GD GTS như: CBQL, GV, nhân viên, Đoàn thanh niên nhà trường, các đoàn thể, lực lượng xã hội và phụ huynh HS
Về bản chất, tổ chức hoạt động GD GTS là quá trình người giáo viên tổ chức
và lãnh đạo các loại hình hoạt động phong phú của họ, là tổ chức và lãnh đạo các mối quan hệ nhiều mặt của học sinh với môi trường xung quanh, với mọi người trên
cơ sở các GTS cốt lõi, nhằm chuyển hóa các giá trị đó thành thái độ và hành vi của người được giáo dục
Tổ chức hoạt động GD GTS được tuân thủ theo quy trình:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GD GTS
- Tổ chức thực hiện hoạt động GD GTS
- Chỉ đạo quá trình hoạt động GD GTS
- Kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện, hiệu quả thực hiện kế hoạch
1.3 Đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh THPT và sự cần thiết phải giáo
+ Về trọng lượng: Trọng lượng của các em vẫn còn tăng rất nhanh, các
em nam đã đuổi và vượt qua các em nữ
+ Về chiều cao: Vẫn phát triển nhưng so với tuổi thiếu niên thì chiều cao của các em tăng chậm lại Đa số các em nam đạt chiều cao đầy đủ vào khoảng
17 – 18 tuổi (chênh lệch trên hoặc dưới 10 tháng); các em nữ đạt chiều cao ở
16 – 17 tuổi (chênh lệch trên dưới 13 tháng)
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
+ Về lực cơ: Thời kì này lực cơ của các em vẫn còn tiếp tục phát triển Con trai 16 tuổi đã có lực cơ gấp 2 lần so với 12 tuổi Khoảng gần 1 năm sau khi kết thúc sự trưởng thành, các em có được lực cơ ngang với người lớn và tất nhiên còn phụ thuộc vào di truyền, và chế độ ăn uống, tập luyện hợp lí Ở các
em trai, vai phát triển rất nở nang, còn các em gái thì hông phát triển, làn da trở nên mịn và mềm mại hơn
+ Về hệ thần kinh: Cấu trúc của hệ thần kinh và chức năng của não phức tạp hơn, mặc dù thời kì này trọng lượng của não tăng không đáng kể Số lượng các dây thần kinh liên hợp được tăng lên và liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại, do đó các em có khả năng phát triển mạnh về tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí khác Bộ não của các em phục hồi nhanh hơn so người lớn Tri giác có mục đích đạt mức phát triển cao, có khả năng quan sát tốt Các loại trí nhớ đều phát triển nhưng trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo, khả năng chú ý , tư duy và tưởng tượng tiếp tục phát triển mạnh và ở mức độ cao
+ Về hệ xương: Căn bản đã cốt hoá xong, do vậy các em tương đối rắn rỏi và có thể tham gia vào những việc tương đối nặng của người lớn
+ Về hệ tuần hoàn: sự phát triển hệ tuần hoàn trở nên ôn hoà và phát triển một cách cân bằng
+ Về giới tính: Đa số các em đã kết thúc tuổi dậy thì, những dấu hiệu của giới tính được phát triển làm cho bề ngoài của nam và nữ thay đổi một cách rõ rệt [14]
Như vậy, ở lứa tuổi này các em đã đạt đến mức trưởng thành về mặt cơ thể Vào lứa tuổi này chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kì phát dục để chuyển sang thời kì ổn định, cân bằng hơn xét trên bình diện hoạt động hưng phấn và ức chế của cơ quan thần kinh cũng như các mặt khác về phát triển thể chất Sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển về
tâm lí ở lứa tuổi này
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
- Đặc điểm tâm lí:
Lứa tuổi HS THPT là hiện tượng tâm lí xã hội Cận trên của tuổi này là yếu tố sinh học (dậy thì), cận dưới có nội dung về mặt xã hội (sự trưởng thành) Đây là lứa tuổi có đời sống tâm lí rất phong phú nhưng rất phức tạp vì nó không có giới hạn rõ ràng mà nó tuỳ thuộc vào gia tốc phát triển của từng cá nhân, từng xã hội Đến lứa tuổi này do sự trưởng thành về mặt thể chất (cá thể),
sự trưởng thành công dân (nhân cách), sự trưởng thành trí tuệ và cả năng lực lao động nên vị trí của các em đã có nhiều thay đổi so với lứa tuổi thiếu niên
+ Sự phát triển tự ý thức: Vị thế xã hội của các em có nhiều thay đổi, các chức năng tâm lí cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ hay khả năng tư duy Do vậy, sự tự ý thức của các em được phát triển Biểu tượng về “cái tôi” trong giai đoạn này thường chưa thật rõ nét, nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh, việc tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động tập thể có ý nghĩa rất lớn để giúp các em có thể học hỏi những điều tốt đẹp qua bạn bè, thầy cô…mà mình yêu quý
+ Sự phát triển tình cảm: Ở lứa tuổi này tình cảm phát triển mạnh như tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình bạn thân thiết, tình yêu…Các em có thái độ rõ ràng đối với các vấn đề, hiện tượng đạo đức trong
xã hội, phê phán, đánh giá đối với các vấn đề đó và biểu thị tình cảm đạo đức này với người khác, với tập thể Các em có thái độ, các quan điểm, ý tưởng rõ ràng để thoả mãn nhu cầu trí tuệ của chính mình Các em nhận thức được cái đẹp, cái chưa đẹp trong cuộc sống thông qua thị hiếu thẩm mĩ của mình và từ
đó các em có cách cư xử, thái độ, hành vi theo nhận định về thẩm mĩ của bản thân Ở lứa tuổi này nhu cầu tình bạn thân thiết được tăng cường rõ rệt, động cơ tình bạn cũng sâu sắc hơn, những yêu cầu tình bạn cũng cao hơn, những nội dung như sự chân thành, tin tưởng lẫn nhau, lòng vị tha được đề cập đến nhiều, hầu hết các em ở lứa tuổi này đều cho rằng tình bạn là mối quan hệ quan trọng
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18
nhất ở con người Bên cạnh đó cũng xuất hiện tình bạn khác giới có thể dẫn đến tình yêu nam nữ Tuy là một loại tình cảm mới nhưng rất tự nhiên ở lứa tuổi này, vì thế khi thấy xuất hiện tình yêu ban đầu ở các em thì chúng ta không nên
có thái độ thô bạo Nhà giáo dục phải giúp đỡ các em một cách tế nhị để các em
có một tình yêu trong sáng, lành mạnh, hỗ trợ tích cực cho việc học tập và rèn luyện của các em [14]
Nói tóm lại, trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi học sinh THPT có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kì phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kì chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này của các em Trước những thách thức của cuộc sống hiện nay mà các em đang gặp phải, không có lời giải đơn giản hay biện pháp tác động đơn lẻ nào có thể đối phó được Các em cần được sống
an toàn, cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của những người làm công tác giáo dục Nhà giáo dục có nhiệm vụ dẫn dắt và hỗ trợ các em qua những năm tháng ở tuổi vị thành niên với sự đối xử tôn trọng và thông cảm Khi chúng ta hoàn thành tốt
trách nhiệm này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tương lai của các em
1.3.2 Sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
Do đặc điểm của xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp phải, chưa trải nghiệm, chưa ứng phó, chưa đương đầu Nói cách khác, để đi đến thành công và đạt tới sự hạnh phúc, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp rủi ro và thách thức như con người hiện đại ngày nay Từ đó đòi hỏi mỗi người sống trong xã hội hiện đại cần phải trang bị cho mình những tri thức – kĩ năng cần thiết cho sự sinh tồn và phát triển GD GTS để hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19
Có những GTS đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người
và toàn xã hội như lòng trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha… Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống Có người cho rằng trở thành người giàu có mới là giá trị đích thực Khi ấy, họ sẽ phấn đấu để có tiền bằng mọi giá, kể cả việc phải trộm cắp, buôn lậu, thậm chí là giết người Như vậy, cách kiếm tiền ấy đã đưa người ta tới chỗ phạm tội, làm hại người khác, làm hại cộng đồng Có người lấy danh vọng làm thước đo giá trị Vậy là, họ cố gắng bằng mọi cách để có được những chức
vị nào đó, kể cả việc phải chà đạp, làm tổn hại đến bạn bè đồng nghiệp và người thân Nhưng khi chức vị ấy hết, họ trở nên “trắng tay” Bạn bè và người thân cũng trở nên xa lánh họ Có người coi sự nhàn hạ là giá trị cuộc sống Họ trốn tránh trách nhiệm, lười lao động, hễ thấy khó khăn trong công việc là đầu hàng, buông xuôi Cuối cùng, họ chẳng làm được gì cho bản thân và xã hội… Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người
Là học sinh THPT, bên cạnh việc học kiến thức, các em cũng cần biết cách ứng phó trước tình huống, quản lí cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh; biết thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh Đặc biệt, học sinh THPT cần nhận biết và có thể ứng phó tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách của môi trường sống tiêu cực Muốn vậy, học sinh cần có nền tảng GTS vững chắc Không có nền tảng GTS vững chắc, các em sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, hoặc có khi còn tỏ ra ích kỉ, ngạo mạn Không có nền tảng GTS vững chắc, các em rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, rồi sớm muộn cũng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến những toan tính vị kỉ, lối sống thực dụng Ngược lại, khi có nền tảng giá trị sống vững chắc, các em sẽ không sa đà vào những thú vui vật chất tầm
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20
thường mà biết sống hướng thiện, biết hướng tới những giá trị nhân văn cao cả,
tự cảm thấy bản thân có nghĩa vụ, có đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống cho bản thân mình và thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn Những GTS tích cực
là nền móng vững chắc giúp các em ổn định, vững vàng giữa những giông bão của cuộc đời Nền tảng GTS vững vàng, chắc chắn là động lực để khuyến khích các em khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kĩ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp các em phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình
Dạy học sinh THPT về GTS đã khó, khuyến khích các em tự thực hành sống, học tập, lao động theo những giá trị đó còn khó hơn Nếu chỉ dạy và thảo luận về giá trị thôi thì chưa đủ, cần trang bị cho các em có các kĩ năng để ứng dụng giá trị vào thực tế Các em rất cần được trải nghiệm cảm giác tích cực có được từ giá trị, thấy được kết quả của hành vi ứng xử theo chuẩn giá trị Do vậy, người làm công tác GD GTS cần động viên, khích lệ, ủng hộ, quan tâm tạo mọi điều kiện để các em có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình
Học sinh THPT là lứa tuổi rất ham tìm tòi, thích khám phá, ưa thực hành
và đang ấp ủ nhiều hoài bão, ước mơ… Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên gợi mở, hướng dẫn các em ứng dụng những hành vi trên nền tảng GTS vào cuộc sống, chia sẻ chúng với gia đình, xã hội
Bên cạnh việc khuyến khích các em thường xuyên thực hành, ứng dụng các
kĩ năng sống dựa trên những nền tảng giá trị đó để trải nghiệm, nhận thức các kết quả đối với bản thân và xã hội, cũng cần khuyến khích các em xem xét, đánh giá hành động của cá nhân này đối với cá nhân khác hoặc đối với cộng đồng
Tổ chức tốt các hoạt động GS GTS cho học sinh THPT sẽ mạng lại những giá trị to lớn:
- Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng để phát triển và hoàn thiện HS một cách toàn diện, bao gồm thể chất, tinh thần, cảm xúc và vai trò xã hội
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
21
- Tạo động cơ, xây dựng tinh thần trách nhiệm cho HS trước những lựa chọn giá trị theo hướng tích cực cho bản thân và xã hội
- Khuyến khích, truyền cảm hứng cho HS thực hiện những lựa chọn giá trị
theo hướng tích cực của bản thân đem lại những lợi ích cho bản thân và xã hội
1.4 Mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục GTS cho học sinh THPT 1.4.1 Mục tiêu giáo dục GTS cho học sinh THPT
Giáo dục GTS cho HS THPT có những mục tiêu như sau:
* Về kiến thức:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của GTS, tạo hứng thú trong việc khám phá các giá trị theo nhiều hình thức khác nhau
- Giúp HS nhận biết các giá trị của bản thân, của mọi người và của thế giới
- Giúp HS nhận biết tác động của những hành vi, ứng xử tiêu cực và tích
cực trong các hành vi giao tiếp
* Về kĩ năng:
- Biết đánh giá những hành vi ứng xử và những giá trị tích cực cũng như tiêu cực
- Ứng xử theo các giá trị đã được khám phá trong quá trình giao tiếp
- Phát triển kĩ năng ra quyết định chọn lựa các giá trị tích cực
- Biết thể hiện một cách sáng tạo, cảm nhận các giá trị qua nhiều hình thức khác nhau
- Áp dụng các phương pháp tích cực giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân với xã hội và môi trường
xung quanh
* Về năng lực:
- Hình thành các năng lực làm chủ và phát triển bản thân, như: năng lực
tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí bản thân, năng lực sáng tạo
- Hình thành các năng xã hội, như: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
1.4.2 Nội dung giáo dục GTS cho học sinh THPT
Chương trình GD GTS lần đầu được đưa ra vào năm 1996 Khi đó 186 thành viên trong tổ chức Liên Hợp Quốc đã chọn ra 12 giá trị cốt lõi nhất mang tính chất chung toàn cầu 12 GTS phổ quát này chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần mà không đề cập đến giá trị tiền bạc, giàu sang, sức khỏe…
Chương trình đã được đưa vào thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong
đó có Việt Nam với mục tiêu chung nhằm kêu gọi, chia sẻ các giá trị vì một thế giới tươi đẹp hơn Mỗi giá trị cốt lõi này đều đã có trong mỗi con người bất kể
sự khác nhau về quốc tịch, màu da, văn hóa Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ xích lại gần nhau, chia sẻ, thông cảm với nhau và cuộc sống của tất cả mọi người trên trái đất đều thống nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng và hạnh phúc [9]
Nội dung chương trình GD GTS cho HS THPT cũng được xây dựng trên
12 giá trị cốt lõi này Đó là: Hòa bình, Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và
Đoàn kết [27]
1.4.2.1 Hòa bình
Hòa bình không đơn giản chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh [23] Hòa bình là khi chúng ta sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
23
Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn của cuộc đời Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng Những nội dung chính liên quan đến chủ đề hòa bình được giáo dục cho học sinh THPT có thể mang lại cho các em sự khước từ bạo lực để sống khoan
dung, độ lượng, chia sẻ với mọi người, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau
1.4.2.2 Hợp tác
Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung Một người biết hợp tác cần biết thể hiện và đóng góp vì sự phát triển của cá nhân và tập thể, biết lắng nghe ý kiến của tập thể Một người biết hợp tác thì sẽ nhận được sự hợp tác
Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc
Khi hợp tác, ta cần phải biết điều gì là cần thiết Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình Lúc này, ta
giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo
1.4.2.3 Tự do
Tất cả mọi người đều có quyền tự do Trong sự tự do ấy, mỗi người phải
có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do của những người khác Tự do có thể
bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình “làm
những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích”
Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn
Chúng ta chỉ thực sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang có sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em đang rất mong được thoát khỏi những khuôn khổ và chuẩn
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
mực, đòi hỏi sự tự do cho bản thân Giáo dục giá trị Tự do cho các em học sinh
THPT sẽ giúp các em có nhận thức đúng đắn về sự tự do, tránh sự tác động xấu
dẫn đến những hành vi tiêu cực vì chưa nhận thức được giới hạn của sự tự do
Những lời nói tốt đẹp về mọi người mang lại sự hạnh phúc về nội tâm Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc Giá trị cốt lõi của con người là sự bình an Chừng nào chúng ta chưa trải nghiệm được sự bình an thì chúng ta chưa cảm nhận được thế nào là sự hạnh phúc
Giáo dục giá trị sống Hạnh phúc cho HS THPT sẽ giúp các em biết trân
trọng những gì mình đang có, hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé chứ không phải là những ước vọng cao siêu, huyễn hoặc Từ sự cảm nhận về hạnh
phúc của bản thân sẽ giúp các em biết mang đến hạnh phúc cho người khác
1.4.2.5 Trung thực
Trung thực có nghĩa là không có sự khác biệt giữa tư tưởng, lời nói với việc làm và khiến cho mọi người gần nhau hơn Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu Khi trung thực con người cảm thấy trong sáng và nhẹ nhàng Một người trung thực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy
Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
25
Khi sống trung thực, một người có thể học và giúp đỡ người khác biết cách trao tặng Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực và sự bất lương Người sống trung thực sẽ biết thế nào là đủ và không tham lam
Giáo dục cho HS nói chung và HS THPT nói riêng giá trị và cách sống trung thực chính là chúng ta đã cho các em cái nền tảng cho các mối quan hệ
tốt đẹp sau này
1.4.2.6 Khiêm tốn
Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và
có hiệu quả Khiêm tốn gắn liền với tự trọng Khiêm tốn là khi con người nhận biết khả năng, uy thế của mình nhưng không khoác lác, khoe khoang Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác
Giáo dục giá trị Khiêm tốn cho HS THPT là giáo dục các em cách nói
năng dịu dàng, ăn mặc giản dị, phù hợp môi trường sư phạm, không khoe khoang, biết lắng nghe người khác
1.4.2.7 Tình yêu (thương)
Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất
Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác Yêu thương người khác cũng đồng nghĩa với việc mong muốn những điều tốt đẹp đến với họ Yêu thương là biết lắng nghe và chia sẻ
Giáo dục giá trị Yêu thương cho HS, đặc biệt đối với lứa tuổi THPT (một
lứa tuổi đang định hình cái tôi cá nhân rất rõ nét) sẽ giúp các em vượt qua tính
vị kỉ, chỉ biết mỗi bản thân mình để đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung
quanh từ đó định hướng phát triển nhân cách cao đẹp
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
26
1.4.2.8 Tôn trọng
Tôn trọng trước hết là tự trọng, là biết rằng tự bản thân mình có giá trị Bẩm sinh con người là vốn quý giá Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình
Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên Khi biết tôn trọng bản thân, ta mới có thể biết tôn trọng người khác
Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính
là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng
1.4.2.9 Trách nhiệm
Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên Muốn có một thế giới hài hòa chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc thiên nhiên Một người được coi là có trách nhiệm khi người đó đồng ý góp phần để gánh vác công việc chung với những thành viên khác
Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chúng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn
Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng và thấy rằng mỗi người đều nhận được phần của mình
Sống có trách nhiệm là một giá trị vô cùng quan trọng cần giáo dục cho các em học sinh, đây là một phẩm chất không thể thiếu của người công dân
Trách nhiệm với chính bản thân mình, trách nhiệm với gia đình và xã hội
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung
Hạt giống khoan dung và yêu thương cần được gieo mầm trong mảnh đất tâm hồn của các em học sinh để các em biết động lòng trắc ẩn và biết tha thứ
cho những sai lầm của người khác
1.4.2.12 Đoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận Đoàn kết được tồn tại nhờ việc chấp nhận và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp [25]
Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ
Đoàn kết là nền tảng của sự phát triển bền vững Có đoàn kết mới có dân chủ Trong xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đoàn kết lại càng trở nên có ý
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
28
nghĩa hơn bao giờ hết Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hướng tới một sự phát triển bền vững
Cần giáo dục giá trị Đoàn kết cho HS để các em hiểu được ý nghĩa của
tinh thần đoàn kết và tự biết xây dựng cho mình tinh thần đoàn kết trong tập thể Biết đoàn kết là các em đã biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông và tôn trọng
người khác
1.4.3 Các hình thức giáo dục GTS cho học sinh THPT
1.4.3.1 Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động dạy học:
Một trong những hình thức quan trọng nhất để GD GTS cho HS THPT là đưa việc GD GTS vào các môn học Thông qua các môn học, bằng các phương pháp dạy học tích cực, người giáo viên ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản về
bộ môn cho HS còn trang bị, giáo dục cho các em một số GTS phù hợp và cần thiết Các môn học có khả năng tích hợp GD GTS bao gồm: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục quốc phòng
Nhà trường chính là môi trường giáo dục thuận lợi, có tập thể HS cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dưỡng Trong nhà trường, HS được tiếp thu những khái niệm đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ, những quy tắc, chuẩn mực xã hội thông qua các môn học Dạy học là hình thức giáo dục chủ động, có hiệu quả,
giúp các em hiểu và đưa các GTS vào thực tế
1.4.3.2 Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động GDNGLL:
Hoạt động GDNGLL là yêu cầu bắt buộc cho mọi đối tượng HS Ở các trường THPT, hoạt động này được tổ chức vào các giờ chào cờ, các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn và các buổi hoạt động ngoại khóa Tổ chức cho HS sinh hoạt tập thể NGLL là hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng hoạt động theo một mục đích tốt đẹp Trong cuộc sống tập thể, các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tinh thần thân ái, tinh thần hợp tác cộng đồng được hình thành, bản thân HS