Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân Hàng TMCP Gia Định
Trang 1Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
Trang 2Bộ Giáo Dục và Đào TạoTrường đại học Kinh tế Tp HCM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sựhướng dẫn khoa học của PGS TS Trần Hoàng Ngân.
Các thông tin, số liệu để thực hiện đề tài chủ yếu lấy từ các Bản Cáo Bạch,Báo cáo tài chính của các ngân hàng có liên quan và từ nguồn Ngân Hàng NhàNước.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên cứu khoa họccủa luận văn này.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2008
Người Cam Đoan
Lương Quảng Đức
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng và thương hiệu
1.2.2 Tầm quan trọng của thương hiệu 061.2.3 Sự hình thành giá trị thương hiệu 08
1.2.6 Đặc thù cần lưu ý trong thương hiệu ngân hang 121.2.7 Các thành tố của thương hiệu (Nhãn hiệu, Logo, Slogan) 131.2.8 Quy trình xây dựng một chương trình bản sắc thương hiệu tổng thể 151.2.9 Thương hiệu mạnh quyết định kinh doanh thành công 16
2.2 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam và nhận định thương hiệu:36
2.2.1 Thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam 37
Trang 52.2.2 Nhóm các ngân hàng thương mại Quốc doanh 392.2.3 Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần 40
2.2.3.2 Nhóm thương hiệu trung bình 412.2.3.3 Thương hiệu yếu và khó nhận biết 42
2.3.2 Những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu NH TMCP Gia Định 452.3.3 Thương hiệu NH TMCP Gia Định trong thời gian qua 46
Chương 3: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP Gia Định
3.1 Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định trong thời gian tới 48
3.1.1 Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định 483.1.2 Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định 49
3.2 Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu lên mức trung bình50
3.2.3 Nâng cao năng lực tài chính và quy mô ngân hàng 623.2.4 Xây dựng và quảng bá thương hiệu qua website và internet 64
3.3 Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu mạnh và bền vững70
3.3.1 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 703.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 733.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 783.3.4 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 813.3.5 Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng 843.3.6 Thực hiện chương trình khách hàng trung thành 86
Kết luận
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay theo nghị định 141/2006/NĐ-CP thì lộ trình tăng vốn pháp định của cácngân hàng cần phải thực hiện Do đó việc phát triển và cạnh tranh trong hoạt động ngânhàng là thực sự gay cấn và là mục tiêu lớn lao nhất Trong khi đó các nghiệp vụ, sản phẩmcủa các ngân hàng hiện nay rất đa dạng và có phần giống nhau, sản phẩm của ngân hàngnày nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ có một ngân hàng khác thaythế Từ đó ngân hàng có thể sẽ bị mất đi thị phần nếu như không đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng
Để luôn giữ được và phát triển mở rông thị phần nhằm đáp ứng được yêu cầu pháttriển ngân hàng thì cần phải tạo dựng một thương hiệu riêng biệt và phát triển thương hiệuđó lên một tầm nhất định
Từ những suy nghĩ như trên, thông qua việc đã có thời gian gắn bó về mặt quan hệkhách hàng cũng như quan hệ là một cổ đông nhỏ của ngân hàng Gia Định và hiện nay thìNH TMCP Gia Định hầu như là chưa có thương hiệu trên thị trường Do đó, em chọn đềtài: “Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân Hàng TMCP Gia Định” để làmđề tài nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ của em.
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về ngân hàng và thương hiệu.
Chương II: Nghiên cứu thực trạng hoạt động và thương hiệu ngân hàng TMCP GiaĐịnh trong thời gian qua.
Chương III: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCPGia Định.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là toàn bộ hoạt động ngân hàng, các hoạt động
Marketing, chiến lược phát triển của các ngân hàng TMCP Gia Định
Phạm vi nghiên cứu: tập trung chính là hoạt động của TMCP Gia Định và mở
rộng nghiên cứu một vài NHTMCP khác để học tập kinh nghiệm xây dựng chiến lượckinh doanh cũng như tạo dựng thương hiệu.
Trang 7Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan khác nhau - trong đó có hạn chế về tìm kiếm nguồn thông tin, về kinh nghiệm của bản thân trong công tác - do vậy, luận văn chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn quan tâm
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ THƯƠNG HIỆU
1.1 Ngân hàng và hoạt động ngân hàng1.1.1 Định nghĩa ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, xínghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể và các cá nhân v.v… bằng việc nhận tiền gửi,tiền tiết kiệm,… cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp cácdịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có sốlượng lớn và rất phổ biến trong nến kinh tế 1.
Theo Luật Tổ chức tín dụng2 (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/06/2004):
Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và cáchoạt động kinh doanh khác có liên quan
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nộidung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng cácdịch vụ thanh toán.
Theo đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp năm 1941 “Ngân hàng thương mại lànhững cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hìnhthức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trongcác nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”3.
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian quantrọng trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rảirác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tíndụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Qua các khai niện về ngân hàng thương mại trên ta có thể tóm lược về ngân hàngthương mại như sau:
1 Quản tri ngân hàng TM; PGS TS Trần Huy Hoàng
2 Chương 1, điều 20, Luật các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), QH Khóa XI
3 Quản trị Ngân hàng thương mại, TS Trần Huy Hoàng, NXB Thống Kê 2003
Trang 9Trước hết ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, vừa hoạt động theo luậtcác tổ chức tín dụng và theo luật doanh nghiệp Là một đơn vị có hoạt động kinh doanhbình thường như các loại hình doanh nghiệp khác, bên cạnh đó cũng có các nghiệp vụ kinhdoanh rất đặc biệt Do đó ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt Ngân hàng là mộttrung gian tín dụng, là cầu nối giữa nơi thừa vốn và thiếu vốn.
Hoạt động của ngân hàng TM là hoạt động kinh doanh Để kinh doanh các ngânhàng TM phải có vốn (vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đôngđóng góp là ngân hàng cổ phần…) phải tự chủ về tài chính, đặc biệt hoạt động kinh doanhcần phải đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ.Tạo tiền ngân hàng
Một trong những chức năng chủ yếu của NHTM là khả năng tạo tiền và hủy tiền.Chức năng được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM
Tiền gửi thanh toán
Việc thực hiện cơ chế thanh toán hay nói cách khác sự vận động vốn là một trongnhững chức năng quan trọng do các NHTM thực hiện và càng trở nên quan trọng khi đượctín nhiệm trong việc sử dụng séc và thẻ tín dụng
Huy động tiết kiệm
NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nềnkinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dânchúng, tạo ra những tiện ích cho khách hàng đến gửi tiền, nhằm thu hút tối đa nguồn tiềntạm thời nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế để cung ứng vốn lại cho nền kinh tế.
Mở rộng tín dụng
Chức năng đầu tiên của các NHTM là mở rộng tín dụng đối với khách hàng CácNHTM luôn tìm kiếm các cơ hội để cho vay, xem đó là chức năng quan trọng nhất Trongviệc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội, làm chosản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, đời sống người dân được cải thiện vànâng lên.
Trang 10Tài trợ ngoại thương
Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ hoạt động nội thương nhưngnó có sự khác nhau đáng kể Chính từ sự khác nhau đó, các NHTM cần thiết cung ứng cácdịch vụ ngân hàng quốc tế đối với hoạt động ngoại thương.
Dịch vụ ủy thác
Những dịch vụ uỷ thác như thực hiện phân chia tài sản theo di chúc hoặc theo sự ủythác của một cá nhân nào đó trước khi qua đời; ngân hàng thực hiện quản lý tiền hưu trí vàphân chia lợi tức; thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc mua bán trái phiếu, cổphiếu
Bảo quản an toàn vật có giá
Đây là dịch vụ lâu đời nhất được các NHTM thực hiện Theo đó NHTM phải cókho tàng kiên cố, két sắt để bảo quản an toàn tài sản và các giấy tờ có giá cho khách hàng.
Dịch vụ kinh kỷ
Đó là việc mua và bán các chứng khoán cho khách hàng Mặc dù quyền hạn trongdịch vụ tài chính của các ngân hàng được nâng lên nhưng không được vượt quá giới hạncác hoạt động bảo lãnh hoặc cung ứng các dịch vụ nghiên cứu, đầu tư vốn thông thường,kết hợp với các hoạt động môi giới.
1.1.3 Phân loại.
- Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể phân loại gồm:
o NHTM quốc doanh: là các NH kinh doanh bằng vốn cấp phát của ngânsách nhà nước.
o NHTM cổ phần: là những NH hoạt động như công ty cổ phần, nguồn vốnban đầu do các cổ đông đóng góp.
o NHTM liên doanh: có vốn được góp bởi một bên là NH Việt Nam và bêncòn lại là NH nước ngoài, có trụ sở đạt tại Việt Nam và hoạt động theoluật pháp Việt Nam.
Trang 11o NHTM 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh NHTM nước ngoài tại ViệtNam.
- Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng:
o Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng tập trung cung cấp một vài sản phẩmcho khách hàng, tuy số lượng sản phẩm không lớn nhưng giá trị của từngsản phẩm là rất lớn Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các công ty, xínghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty.
o Ngân hàng bán lẻ: ngân hàng loại này chú trọng đến việc đa dạng hóa cácsản phẩm Số lượng sản phẩm rất nhiều, rất lớn để đáp ứng được các nhucầu của nhiều khách hàng Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưngbù lại là một lực lượng khách hàng rất lớn Hoạt động của ngân hàng nàychủ yếu là huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyếtvấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.
o Ngân hàng vừa bán buôn, vừa bán lẽ: Là dạng ngân hàng bao gồm cả haihoạt động nêu trên Ngân hàng nhắm vào tất cả các dạng khách hàng từ nhỏđến lớn
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
o Ngân hàng chuyên doanh: chỉ hoạt động kinh doanh chuyen môn hoátrong môt lĩnh vực nào đó.
o Ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp: là NH hoạt động ở mọi lĩnhvực kinh tế và thực hiện bất kỳ nghiệp vụ nào được phép của NHTM.
1.2 Lý luận về thương hiệu1.2.1 Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hóacủa nhà sản xuất này với hàng hóa của nhà sản xuất khác Từ “Brand” (thương hiệu) xuấtphát từ ngôn ngữ Na uy cổ “Brandr” Nghĩa là “đóng dấu bằng sắt nung” (to burn) Trênthực tế, từ thời xa xưa cho đến ngày nay, “brand” đã và vẫn mang ý nghĩa chủ của nhữngcon vật nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để nhận ra chúng
Trang 12Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu,biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, , hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác địnhvà phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóavà dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần:
Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người
nghe như tên công ty (ví dụ như: Uliniver), tên sản phẩm (Dove), câu khẩu hiệu (nâng niubàn chân Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
Không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận
được bằng thị giác như hỉnh vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của hãng Nike), màu sắc(màu đỏ của Coca-cola), kiểu dáng thiết kế bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và cácyếu tố nhận biết khác
Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệuhàng hóa Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó cóthể là bất kỳ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng đượcnhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại Do đó, việc đầu tiên trong quátrình tạo dựng thương hiệu là lựa chọn và thiết kế cho sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi,logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơsở phân tích thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng mụctiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng Chúng ta có thể gọi các thànhphần khác nhau đó của một thương hiệu là các yếu tố của thương hiệu.
Liên quan đến thương hiệu, Ambler & Styles đã định nghĩa như sau: “Thương hiệulà một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họtìm kiếm” (4)
Như vậy, có thể thấy rằng, thương hiệu là đại diện của một tập hợp các thuộc tínhhữu hình và các thuộc tính vô hình của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường Cácthuộc tính hữu hình thuộc về vật chất của sản phẩm và là những gì mà khách hàng có thểcảm nhận được bằng thị giác nhằm đáp ứng cho khách hàng loại nhu cầu về chức năng đó
4() Ambler, T&C Styles (1996), Brand Development vs New Product Development: Toward a Process Model of Extension.
Trang 13là cung cấp giá trị lợi ích cơ bản của sản phẩm Các thuộc tính vô hình của thương hiệucòn đáp ứng cả loại nhu cầu tâm lý nhằm tạo cảm giác an toàn, thích thú và tự hào vềquyền sở hữu, sử dụng…
Mỗi thương hiệu muốn có khách hàng phải chiếm lĩnh được một vị trí nhất định
trong nhận thức của khách hàng Nơi mà các thương hiệu cạnh tranh với nhau không phải
trên thị trường mà là trong nhận thức của người tiêu dùng
1.2.2 Tầm quan trọng của thương hiệu.Đối với khách hàng :
- Với người tiêu dùng thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhàsản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thểhoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm.
- Thương hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối vớiquyết định mua sắm Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệucũng như công ty được gắn với thương hiệu cần vươn tới Nếu khách hàngnhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ khôngphải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để ra quyết định vềtiêu dùng sản phẩm.
- Thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm bêntrong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mấtbao lâu).
- Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng có thể được xem như một kiểucam kết hay giao kèo Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành của mìnhvào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó thương hiệu sẽ đáp lạivà mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cảphù hợp, các chương trình tiếp thị.
- Thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt địa vị xã hội của mình Việc mua cácthương hiệu nhất định còn có thể là một hình thức tự khẳng định hình ảnh củangười sử dụng Mỗi thương hiệu không chỉ đặc trưng cho những tính năng,
Trang 14giá trị sử dụng của sản phẩm mà còn mang trên nó cả một nền tảng tượngtrưng cho một dòng sản phẩm cung ứng cho những người có địa vị xã hội.
- Thương hiệu còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu nhữngđặc điểm và thuộc tính cuả sản phẩm tới người tiêu dùng.
- Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng sảnphẩm như :
- Thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống cuả người tiêudùng trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
Đối với doanh nghiệp:
- Thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống cuả người tiêudùng trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
- Các thương hiệu thành công tạo ra tài sản cho doanh nghiệp nhờ thu hút vàgiữ được khách hàng trung thành Khi một doanh nghiệp tạo ra được kháchhàng trung thành, họ có thể chiếm được thị phần lớn, duy trì mức giá cao, đạtdoanh thu và lợi nhuận cao Trong thế giới hàng hóa vô cùng đa dạng vàphong phú như ngày nay, người tiêu dùng sẽ chỉ chú ý lựa chọn nhữngthương hiệu sản phẩm nổi tiếng, quen thuộc và phù hợp với họ mà thôi.
- Thương hiệu giúp người bán phát triển các khách hàng trung thành Nhờngười mua trung thành với một thương hiệu cụ thể, thị phần của công ty sẽđạt được một mức chắc chắn nhất định, cho phép sử dụng các nguồn lực cóhiệu quả hơn Một khi đã phát triển được một mức độ trung thành của kháchhàng đối với thương hiệu, doanh nghiệp có thể duy trì mức giá cao thay vì liêntục giảm giá để thu hút khách hàng.
- Thương hiệu tạo được sự bền vững về mặt vị thế cạnh tranh Mộtthương hiệu đã có được lòng tin của khách hàng thì sẽ dễ dàng có được lòngtrung thành của khách hàng với thương hiệu Xây dựng và duy trì đượcnhững thương hiệu nổi tiếng là một phương thức phòng vệ hữu hiệu nhất củadoanh nghiệp Một thương hiệu thành công sẽ ngăn cản các đối thủ cạnh
Trang 15tranh cũng như các thương hiệu khác xâm nhập vào thị trường hiện tại củathương hiệu đó.
- Trong nền kinh tế thị trường, sự thành công hay thất bại của mỗi doanhnghiệp đều phụ thuộc vào việc xây dựng những thương hiệu mạnh, qua đó,chế ngự được các sản phẩm cạnh tranh, mở rộng được việc tiêu thụ sản phẩmsang nhiều thị trường khác, phát triển thêm nhiều loại khách hàng khác vàtăng lòng trung thành của họ với sản phẩm
- Thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năngtác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng Nó được mua và bán bởicó thể đảm bảo thu nhập bền vững cho chủ sở hữu thương hiệu.
- Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng.
1.2.3 Sự hình thành giá trị thương hiệu.
Giá trị thương hiệu là một khái niệm mới xuất hiện vào đầu thập kỷ 80 và ngàycàng trở nên phổ biến Có rất nhiều cách đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu, nhưngnhìn chung, giá trị thương hiệu đều được phân tích và đánh giá từ góc độ người tiêu dùngvà dựa trên quan điểm cơ bản là giá trị thương hiệu được xem như một giá trị gia tăngđóng góp vào giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ Giá trị này là kết quả của nhữngkhoản đầu tư và nỗ lực không ngừng trong hoạt động marketing đối với thương hiệu.
Giá trị thương hiệu được hình thành từ 4 thành phần chính đó là: Sự nhận biết vềthương hiệu; Chất lượng được cảm nhận; Lòng trung thành của khách hàng; và Các liên hệthương hiệu.
Thứ nhất, giá trị thương hiệu được xem như một tập hợp các tài sản Do vậy, việc
quản lý giá trị thương hiệu có nghĩa là quản lý các hoạt động đầu tư để tạo ra và tăng thêmsố tài sản này
Thứ hai, mỗi thành phần của giá trị thương hiệu tạo ra giá trị bằng nhiều cách khác
nhau Để quản lý hiệu quả giá trị thương hiệu và có các quyết định đúng đắn về tạo dựngthương hiệu, cần phải hết sức nhạy cảm với các cách thức tạo ra giá trị của những thươnghiệu mạnh.
Trang 16Thứ ba, thương hiệu tạo ra giá trị cho khách hàng và cho cả công ty “Khách hàng”
được hiểu là bao gồm cả người sử dụng cuối cùng và các cấp đại lý phân phối Trong sựthành công của thương hiệu, không chỉ những người tiêu dùng cuối cùng mà còn có cả sựđóng góp rất lớn vào hình ảnh thương hiệu từ các đại lý bán lẻ.
Thứ tư, các tài sản ẩn sau giá trị thương hiệu cần phải được liên kết chặt chẽ với tên
và biểu tượng của thương hiệu Nếu tên và biểu tượng của thương hiệu bị thay đổi, số tàisản này của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng hoặc có thể bị mất đi, và một số có thể đượcchuyển sang cho một cái tên hay một biểu tượng mới
1.2.4 Định vị thương hiệu.
Định vị thương hiệu là việc tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong một môitrường cạnh tranh để bảo đảm rằng mỗi người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thểphân biệt được thương hiệu ấy với các thương hiệu cạnh tranh khác Việc định vị thươnghiệu mang tính chất quan trọng là do nó có liên quan trực tiếp đến nhận thức của ngườitiêu dùng
Việc lựa chọn thương hiệu rất phong phú và mức độ khác nhau giữa các thươnghiệu này cũng giảm đi rõ rệt khi mà chức năng và lợi ích của các sản phẩm mang lại khágiống nhau Đó là lý do tại sao thương hiệu cần nhanh chóng được định vị với những đặctính nổi bật khác biệt so với các thương hiệu cạnh tranh.
Để có thể định vị thương hiệu thành công thì bạn cần phải khảo sát thật kĩ vị tríhiện tại trên thị trường của thương hiệu Bản đồ thương hiệu cần phải được thiết lập để xácđịnh chính xác vị trí của thương hiệu và so sánh kết quả này với đối thủ cạnh tranh
Cách thức định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là việc trả lời các câu hỏi sau đây :
Phân đoạn sản phẩm thị trường nào mà thương hiệu muốn hướng đến? Sự khác biệt nổi trội của nó là gì?
Do đó việc định vị cần phải phân tích kỹ lưỡng các câu hỏi sau đây :
Vì sao khách hàng mua? Hay mua vì cái gì? Lợi ích cụ thể và thuộc tính nổi trộithể hiện trong thương hiệu là gì?
Trang 17 Đối tượng mục tiêu của thương hiệu là ai?
Khách hàng sử dụng sản phẩm khi nào? Khách hàng thường xuyên mua vào dịpnào và tại sao?
Đối thủ cạnh tranh là ai?
Qua việc trả lời những câu hỏi này chúng ta có thể: Xác định được tập thương hiệu cạnh tranh. Xác định được tập thuộc tính của thương hiệu. Khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến. Khi nào khách hàng sử dụng sản phẩm của mình…
Khi dịnh vị được thương hiệu nó giúp bạn trả lời 7 câu hỏi mấu chốt sau:
Bạn là ai?
Công việc kinh doanh của bạn là gì?
Khách hàng của bạn là ai?
Bạn đang phục vụ nhu cầu nào của thị trường?
Đối thủ của bạn là ai?
Điều gì làm nên sự khác biệt cho công ty bạn?
Đâu là lợi ích độc đáo trong sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp?
1.2.5 Thương hiệu Ngân hàng
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng cũng đã bắt đầu chú trọngđến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt độngmarketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc riêng và uy tín,hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối với khách hàng và phânbiệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tiền tệ – tín dụng và cung cấp cácdịch vụ ngân hàng Nói cách khác, thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức củakhách hàng về ngân hàng Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một
Trang 18biểu tượng của một ngân hàng nào đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đếnngân hàng một cách vô thức thì ngân hàng đó đã xây dựng được cho mình một thươnghiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng
Có thể nói rằng, thương hiệu là khối tài sản vô hình nhưng có giá trị nhất định tronghoạt động ngân hàng Thương hiệu không thể tạo dựng được trong một hai ngày haychuyển nhượng đơn thuần như tài sản vô hình và trong mọi trường hợp, định giá thươnghiệu phải có cái nhìn vĩ mô, có tính chiến lược thì mới có thể đánh giá hết giá trị màthương hiệu đem lại cho ngân hàng.
Xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng sẽ khó hơn gấp nhiều lần so vớicác ngành sản xuất khác do tính đặc thù của các sản phẩm ngân hàng Khách hàng giaodịch với ngân hàng là mua và bán các sản phẩm vô hình mà lợi ích có liên quan đến tàichính – một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của cuộc sống Hơn thế nữa, khác vớiphương châm của các doanh nghiệp sản xuất là càng bán được nhiều hàng hóa càng tốt.Phương châm của ngân hàng là “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, “cung cấpdịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng”
Tạo ra thương hiệu chính là tạo ra sự yêu mến và sự khác biệt trong trái tim và suynghĩ của khách hàng.
Thương hiệu ngân hàng cũng được cấu thành từ hai phần:
- Phần phát âm được (phần đọc được):
o Đó là tên của ngân hàng được khách hàng nghe quen ví dụ:
Vietcombank, ACB, Sacombank, Citibank, HSBC, v.v…
o Đó là câu khẩu hiệu như: HDBank có “Ngân hàng của bạn – Ngôi nhà
của bạn”, HSBC có “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”, ACB
có “Ngân hàng của mọi nhà”, Ngân hàng Phương Đông có “Cùng bạn
thực hiện ước mơ”, VPBank có “Cuộc sống mới”, Habubank có“Giá trịtích lũy niềm tin” v.v…,
o Đó cũng có thể đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được
khác.
Trang 19- Phần không phát âm được : Là những phần cấu thành nên điểm khác biệtcủa Ngân hàng, đó là:
o Biểu tượng (Logo) của Ngân hàng mà những yếu tố này không đọc được,
nó chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác.
o Màu sắc
o Kiểu dáng thiết kế
o Và các yếu tố nhận biết khác
1.2.6 Đặc thù cần lưu ý trong thương hiệu ngân hàng.
Về tổng thể thì thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu ngân hàng không khácnhau nhiều lắm Tuy nhiên do sự khác nhau cơ bản về tính chất của doanh nghiệp và ngânhàng nên từ đó chúng có những khác biệt.
Ngân hàng là một thiết chế tài chính và là một doanh nghiệp đặc biệt vì sau lưngngân hàng là một lực lượng hùng hậu nhằm giúp ngân hàng không bị phá sản hoặc nếungân hàng bị phá sản thì hậu quả cũng được giảm thiểu ở mức tối thiểu Chính điều đó tạonên khác biệt cơ bản nhất giữa thương hiệu ngân hàng và thương hiệu doanh nghiệp Đólà:
Thương hiệu ngân hàng có thể là vật bảo chứng cho doanh nghiệp trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp (doanh nghiệp muốn làm ăn với một đối tác nào đó, thì việcdoanh nghiệp đó được một ngân hàng có uy tín cho vay hay bảo lãnh tài sản là một lợi thếtrong đàm phán) Ngược lại, một thương hiệu doanh nghiệp không thể là vật bảo chứngcho ngân hàng nhưng ở một chừng mực nào đó thì một ngân hàng có nhiều khách hàng làcác doanh nghiệp nổi tiếng thì ngân hàng đó chứng tỏ được uy tín của mình.
Khác biệt thứ hai giữa thương hiệu ngân hàng và thương hiệu doanh nghiệp, đóchính là độ phổ biến của thương hiệu Đối với doanh nghiệp thì sản phẩm của họ có thể“len lỏi” đến từng ngóc ngách của thị trường, vì vậy làm cho thương hiệu của họ được biếtđến nhiều hơn Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các thương hiệu sản phẩm của các doanhnghiệp mọi lúc, mọi nơi Nhưng đối với thương hiệu ngân hàng thì mức độ quảng bá rộngkhắp là thấp và hầu như khi ngân hàng đó mở chi nhánh tại vùng nào thì chỉ vùng đó mới
Trang 20biết đến ngân hàng đó Vì vậy thương hiệu ngân hàng lại ít được biết đến trong côngchúng so với các thương hiệu thương mại khác.
Một khác biệt nữa giữa thương hiệu ngân hàng và thương hiệu doanh nghiệp, đó làsự khác biệt về tính đa dạng thương hiệu Một doanh nghiệp có thể có rất nhều thươnghiệu khác nhau cho những sản phẩm trong cùng một ngành hàng hay cho những sản phẩmở các ngành hàng khác nhau và có thể không có sản phẩm nào mang tên công ty mình Vídụ, công ty P&G có hàng loạt các thương hiệu khác nhau cho các sản phẩm của mình như:Tide, Camay, Rejoice…
Đối với ngân hàng thì hầu như chỉ sử dụng một thương hiệu cho các hoạt động củamình dù có mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các ngành khác như ACB có ACBS (Côngty chứng khoán ACB), ACBR (Công ty địa ốc ACB), ACBA (Công ty quản lý nợ và khaithác tài sản ACB), ACBD (Công ty dịch vụ bảo vệ ACB),…
1.2.7 Các thành tố của thương hiệu (Nhãn hiệu, Logo, Slogan)
Để xây dựng và phát triển thương hiệu, công việc đầu tiên các nhà quản trị cần phảilàm là sáng tạo và chuẩn hóa các thành tố của một thương hiệu như nhãn hiệu, logo,slogan… Không có chúng thì không thể ra đời thương hiệu.
Nhãn hiệu:
Tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hay là liên hệ chínhcủa sản phẩm một cách cô đọng Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm– dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của khách hàng Ví dụ sữa chua Vinamilk, ngay cáitên đã tạo nên những liên tưởng đến một loại sản phẩm chất lượng và đặc trưng củaVinamilk
Vì thế tên nhãn hiệu giúp khách hàng phân biệt đồng thời cũng là yếu tố cơ bản gợinhớ sản phẩm dịch vụ trong các hoạt động mua sản phẩm dịch vụ.
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ (Điều 75 Bộ luật dân sự) tên nhãn hiệu được tạothành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc của các chữ cái “có khả năng phân biệt” sản phẩmhay dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác đã đượcbảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ Đáp ứng các yêu cầu trên thì tên nhãn hiệu sẽđược bảo hộ với tư cách là Nhãn hiệu hàng hóa.
Trang 21Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng tập trung vào tênnhãn hiệu Tổ chức này đã thực hiện một cuộc khảo sát thực tế kinh nghiệm của nhữngthương hiệu nổi tiếng toàn cầu và kết quả là có 4 tình huống mà doanh nghiệp nên quantâm và thực sự cần chú trọng thay vì lúc nào cũng quan tâm đến tên nhãn hiệu: (1) Sảnxuất sản phẩm mới, (2) Mở rộng dòng sản phẩm, (3) Cung cấp loại hình dịch vụ mới, (4)Thành lập doanh nghiệp liên doanh Ngoài ra trong những thời điểm “đẹp” cần đưa ra mộthoặc một số thành tố vào tên nhãn hiệu để cho khách hàng những cảm nhận mới về sảnphẩm dịch vụ, ví dụ như sảnphẩm FutureII là dòng xe mới thay cho Future.
Interbrand cho rằng : Phát triển thương hiệu không phải bắt đầu từ sự ra đời của sảnphẩm hay dịch vụ mà bắt đầu ngay từ khái niệm hướng đến sự hình thành tên nhãn hiệu
bởi tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên tạo ra nhận thức nhãn hiệu trong tiềm thức khách
Trước tiên phải khẳng định rằng logo không phải là thương hiệu, logo chỉ tượngtrưng cho thương hiệu Logo chính là ấn tượng bên ngoài, đại diện cho thương hiệu củamột công ty, nó làm cho khách hàng tìm đến công ty, nhớ đến công ty và nhận rõ ra côngty trong hàng triệu công ty kinh doanh khác.
Việc sử dụng mẫu mã và hình dáng của logo sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của mộtcông ty Một logo tốt có thể mang lại cho công ty sức mạnh không tưởng và đóng góp trựctiếp vào doanh thu Ngược lại, một logo tệ hại có thể sẽ là bức màn cho “nụ hôn bất ngờcủa thần chết”.
Lợi ích của Logo:
Tính đồ họa cao: Logo dễ dàng nhận biết và gợi nhớ, vì thế Logo cũng mang chức
năng phân biệt sản phẩm này hay công ty này với sản phẩm công ty khác.
Tính linh động: Logo có thể dễ dàng cải tiến đường nét, màu sắc theo thời gian và
dễ được chấp nhận ở các nền văn hóa khác nhau Tuy nhiên, không nên cải tiến hình ảnhlogo quá xa rời những đặc thù truyền thống của công ty.
Trang 22Thích ứng nhiều chủng loại sản phẩm: Logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm
cụ thể, các doanh nghiệp thường xây dựng logo như một phương diện để thể hiện nguồngốc sản phẩm hoặc cam kết về chất lượng sản phẩm.
Hình ảnh cô đọng: Logo thường là hình tượng về công ty, do vậy nó có khả năng
nhắc nhớ tên công ty trong đầu óc người tiêu dùng.
Tính trừu tượng: Logo rất quan trọng đối với các doanh nghiệp chuyên cung cấp
dịch vụ, bởi logo có thể tác động tích cực, bổ trợ cho bản chất vô hình, trừu tượng của dịchvụ.
Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin, mô tả hoặc thuyết phục về nhãnhiệu Khẩu hiệu thường xuất hiện trên quảng cáo và là thành phần mạnh mẽ của nhãn hiệuvì nó giải thích nhãn hiệu một cách cô đọng.
Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt.Đối với các thương hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu, độcđáo của mình Ví dụ như: Biti’s - Nâng niu bàn chân Việt, Trung Nguyên – Khơi nguồnsáng tạo, Nippon – Sơn đau cũng đẹp,…
Lợi ích của Slogan: Khẩu hiệu có thể làm tăng nhận thức nhãn hiệu vì nhắc lại nhãnhiệu theo một cách nào đó Nó giúp củng cố, định vị nhãn hiệu, làm nổi bật điểm khác biệthay tính dẫn đầu hay sự độc đáo, chẳng hạn: slogan của Call Center 8247247 của ACB là“ Dịch vụ mọi lúc mọi nơi”.
Còn một vài các thành tố khác của thương hiệu như: Tính cách nhãn hiệu, bao bì,…tuy nhiên 3 yếu tố trên là 3 yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu Chúngta biết rằng ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều đang cố gắng tạo cho công ty mìnhmột hình ảnh đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn và các hoạt động gây dựng thương hiệungày càng trở nên nóng bỏng bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng bắt đầu nhận thứcđược tầm quan trọng thật sự của thương hiệu.
1.2.8 Quy trình xây dựng một chương trình bản sắc thương hiệu tổng thể.
Theo Richard Moore, quy trình xây dựng một chương trình bản sắc thương hiệugồm:
Trang 23Bước 1: Đánh giá khách quan thương hiệu.
Bước 2: Xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng.Bước 3: Tạo dựng cơ cấu quan hệ thương hiệu “mẹ’ và thương hiệu chi nhánh.Bước 4: Triển khai các yếu tố cốt lõi cho bản sắc thương hiệu.
Bước 5: Gắn kết thương hiệu với phương tiện truyền thông marketing.Bước 6: Lưu giữ “tài sản” thương hiệu cho tương lai.
Bước 7: Tích cực duy trì thương hiệu đã xây dựng được.
1.2.9 Thương hiệu mạnh quyết định kinh doanh thành công.
Gia nhập AFTA, WTO mang lại một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải nhanh nhạy hơn trướcnhững nhu cầu của khách hàng để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất với giá thành cạnhtranh Trên con đường này, theo các chuyên gia, hướng phát triển một hình ảnh thươnghiệu mạnh chính là điều kiện cần để các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
Thương hiệu quyết định thị phần: “Muốn chiếm thị phần phải chiếm được tâm trí
khách hàng, muốn chiếm được tâm trí khách hàng phải có thương hiệu mạnh” Đây là câunói cửa miệng của các doanh nghiệp về kinh nghiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Việc đánh mất thương hiệu cũng có nghĩa doanh nghiệp tự đánh mất thị phần, đánhmất chính mình bởi thương hiệu chính là “linh hồn” của doanh nghiệp Ngoài ra, mấtthương hiệu cũng có nghĩa nguy cơ làm hàng nhái, hàng giả sẽ tăng cao, làm tổn hại đếncả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiêm túc nghĩ đến việc đăng ký thương hiệu ởnước ngoài, vì hội nhập là cơ hội chiếm dụng tài sản của nhau, kể cả những đối tác làm ănlâu năm cũng có thể trở thành đối thủ của doanh nghiệp bất cứ lúc nào Đây là điều kiệntiên quyết để có thể xâm nhập thị trường, giành thị phần.
Việt Nam mới gia nhập nền kinh tế thị trường tự do chưa lâu, do đó các doanhnghiệp Viêt Nam chưa đạt đến trình độ chuyên nghiệp trong việc điều hành và quản lý bảnsắc thương hiệu như các đối thủ cạnh tranh tại các nước khác trong khu vực và trên thếgiới.
Trang 24Giờ đây khi nhiều hiệp ước thương mại giúp Việt Nam mở cửa rộng hơn với thịtrường thế giới sẽ còn thúc đẩy quá trình mở cửa mạnh hơn nữa thì việc tạo dựng một hìnhảnh thương hiệu mạnh sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Kết luận chương 1
Hoạt động ngân hàng rất rộng lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển củanền kinh tế Ngân hàng ở một góc độ nào đó cũng là một doanh nghiệp hoạt động theođiều lệ và pháp luật Với mục tiêu cuối cùng là làm tăng lợi ích cho cổ đông và góp phầnphát triển nền kinh tế đất nước, các nhà quản trị ngân hàng cũng phải nghiên cứu đến cáchoạt động Marketing, cũng phải xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng.
Xây dựng thương hiệu ngân hàng chính là tạo dựng hình ảnh ngân hàng tốt về cácsản phẩm, dịch vụ trong suy nghĩ của khách hàng Gắn thương hiệu ngân hàng cho từngloại sản phẩm của ngân hàng (Sản phẩm tín dụng, huy động, thanh toán quốc tế, và các sảnphẩm khác), gắn thương hiệu đến hình ảnh của ngân hàng để từ đó thương hiệu đi vào tâmtrí của khách hàng Những nhà quản trị ngân hàng khi hoạch định chiến lược kinh doanhcủa ngân hàng, hoặc chiến lược của một sản phẩm nào đó cần gắn với việc xây dựngthương hiệu ngân hàng
Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp nói chung và của ngânhàng nói riêng Khi thương hiệu đã được đăng ký sở hữu với nhà nước thì chính nó đã trởthành một thứ tài sản vô giá Ngân hàng có quyền sử dụng, quảng bá và khai thác mọi lợiích gia tăng từ thương hiệu của mình như: mua bán, chuyển nhượng Việc sở hữu hợppháp một thương hiệu cho phép ngân hàng được độc quyền kinh doanh hoặc khai thácnhững lợi ích do thương hiệu mang lại Thương hiệu chỉ có hiệu lực bảo hộ ở những quốcgia mà thương hiệu được chấp nhận đăng ký nên để được bảo hộ ở các quốc gia khácnhau, chủ thương hiệu phải nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu ở các nước hay vùng lãnh thổđó hoặc trên toàn thế giới.
Song song với việc xây dựng, hiểu rõ vai trò của thương hiệu đối với ngân hàngnhưng làm thế nào thương hiệu đó thu hút nhiều nhất sự quan tâm của khách hàng, của thịtrường thì các nhà quản trị ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ của Marketing (hoặccác hoạt động Marketing) để xây dựng, phát triển và khai thác lợi ích từ thương hiệu manglại
Trang 25CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ THƯƠNG HIỆUNGÂN HÀNG TMCP GIA ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Tình hình hoạt động, kinh doanh và phát triển NH TMCP Gia Định2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Gia Định (“GDB”) được thành lập và hoạt động từ năm 1992theo giấy phép số 0025/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp ngày22/08/1992, giấy phép thành lập ngân hàng số 576/GP-UB của Ủy Ban Nhân Dân(UBND) TP HCM cấp ngày 08/10/1992 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số059036 ngày 16/10/1992 (đăng ký lần đầu) với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng trên cơ sởhợp nhất 2 hợp tác xã tín dụng: HTXTD Bạch Đằng và HTXTD Kỹ thương
Từ năm 1994 đến năm 2004 là giai đoạn kiện toàn và củng cố của GĐNH sau vụán ”Thái Kim Liêng và Đồng bọn” Trong giai đoạn này, với sự chỉ đạo của UBNDTPHCM, cùng những hỗ trợ của 16 Ngân hàng trên địa bàn TP HCM và sự đoàn kết nhấttrí cao của cả tập thể CBCNV và Ban lãnh đạo của Ngân hàng, GĐNH đã từng bước khắcphục những tổn thất và khó khăn do Vụ án để lại bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ khácnhau, những nỗ lực vượt khó để cùng nhau đưa Ngân hàng đi lên Một số biện phápnghiệp vụ được vận dụng trong giai đoạn này bao gồm: đẩy mạnh huy động vốn và chovay; kinh doanh vàng và ngoại hối; tăng cường tìm kiếm khách hàng, củng cố uy tín vàthương hiệu của mình đối với các thành phần khách hàng khác nhau bao gồm cá nhân vàcác tổ chức kinh tế vừa và nhỏ quanh địa bàn trụ sở và chi nhánh của Ngân hàng, pháttriển hoạt động thanh toán đối ngoại; đầu tư trái phiếu kho bạc Những giải pháp trên đãmang lại kết quả khả quan, đưa GĐNH thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ và phá sản; tình hình tàichính được cải thiện; tạo lòng tin trong CBCNV; uy tín của GĐNH được củng cố và pháttriển
Năm 2005, GĐNH đã cho ra đời dịch vụ Phone – Banking Đây là một dịch vụ rấttiện ích cung cấp cho các khách hàng mà chỉ có ở số ít Ngân hàng cung cấp tại thời điểmbấy giờ Khách hàng có thể truy cập các thông tin như tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, lãi suấttiền gửi, lãi suất tiết kiệm, lãi suất tiền vay, số dư tài khoản thanh toán…đơn giản bằngcách gọi vào số máy dịch vụ của Ngân hàng để có thể truy cập
Trang 26Tháng 8 năm 2005, GĐNH được Ngân hàng Nhà nước duyệt tăng Vốn điều lệ từ25,96 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng theo Quyết định số 1738/NHNN-HCM02 ngày 11/08/2005của Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo đủ mức vốn điềulệ tối thiểu đối với Ngân hàng TMCP đô thị theo quy định của Chính phủ Sự kiện nàyđánh dấu kết thúc quá trình kiện toàn củng cố hơn 10 năm và mở ra thời kỳ phát triển củaGĐNH
Tháng 12 năm 2006, GĐNH tiếp tục được chấp thuận và điều chỉnh vốn điều lệ từ80 tỷ đồng lên 166,040 tỷ theo công văn số 885/NHNN-HCM02 ngày 6 tháng 7 năm 2006của Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và tăng từ 166,04 tỷ lên 210tỷ theo công văn chấp thuận số 1803/NHNN-HCM02 ngày 26 tháng 12 năm 2006 Trongnăm này, GĐNH cũng đã triển khai thành công dịch vụ Mobile – Banking Với dịch vụnày, các khách hàng có thể thực hiện được các loại giao dịch thanh toán hóa đơn tiền điện,tiền nước, cước phí điện thọai cố định, điện thọai di động, cước phí internet, phí bảohiểm…
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, Vốn điều lệ GĐNH là 444,623 tỷ đồng, theo giấychứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 10 ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Sở Kế Hoạchvà Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu thêm một bước tiến nữa của GĐNH.
Sau cả một quá trình phấn đấu không ngừng, từ năm 1994 đến nay, về cơ bảnGĐNH đã hoàn toàn khắc phục được những hậu quả từ vụ án ‘Thái Kim Liêng và Đồngbọn’, từ một hệ thống giao dịch gồm một Hội sở, hai chi nhánh, hai phòng giao dịch vàonăm 2004 đến nay GĐNH đã xây dựng được một mạng lưới hoạt động bao gồm Hội sở, 7chi Nhánh và 14 Phòng giao dịch; đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân hàngnăm là 30%/năm; tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm là 40%/năm; lợi nhuậnnăm sau cao hơn năm trước ; các sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú
Trong quá trình hình thành và phát triển, GĐNH đã đạt được những thành tích, danhhiệu như:
Được xếp hạng 19 trên 29 Ngân hàng Thương mại trên cả nước trong Hội thảohợp tác phát triển công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam lần thứ X về việc‘Xếp hạng đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TTViệtNam ICT Index 2005’.
Trang 27 Được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh các HTX ViệtNam, Hội khoa học Đông Nam Á phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam traotặng "Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu" lần 2 năm 2007.
Được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tăng Giấy khen năm 2007.
Được Viện quản lý tri thức và công nghệ, Trung tâm nghiên cứu Châu Á TháiBình Dương, Tòa soạn thông tin QCA Thương mại chứng nhận danh hiệu doanhnghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng 2007.
2.1.2 Thực trạng về hoạt động của NH TMCP Gia Định: Các thông tin cơ bản về Ngân hàng
Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN GIA ĐỊNH
Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN GIA ĐỊNH
Tên viết tắt tiếng Anh: GIA DINH BANK Tên viết tắt: GIA ĐỊNH NGÂN HÀNG Logo:
Vốn điều lệ: 444.623.000.000 đồng (thời điểm đến cuối ngày 31/12/2007) Trụ sở chính: 135 Phan Đăng Lưu, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 9956001 – 9956002 Fax: (09) 9956003 Website: www.giadinhbank.com.vn
Email: giadinhbank@hcm.fpt.vn
Giấy phép thành lập: Số 576/GP-UB ngày 08/10/1992 của Ủy ban Nhân dânTp Hồ Chí Minh
Giấy phép hoạt động: Số 0025/NH-GP ngày 22/08/1992 của NHNN
Giấy CNĐKKD: Số 059036 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp(đăng ký lần đầu ngày 16/10/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 24/07/2007)
Trang 28- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và chứng từ có giá ;
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành, làm dịch vụ thanh toán giữacác khách hàng;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từnước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khiđược Ngân hàng Nhà nước cho phép ;
- Dịch vụ cầm đồ.
Quá trình tăng vốn điều lệ
Bảng 1: Quá trình tăng vốn điều lệ của GĐNH
Trang 29Cơ cấu vốn cổ phần của GĐNH tính đến cuối ngày 31/12/2007 như sau:Tổng số cổ đông: 585 cổ đông đại diện cho 44.462.300 cổ phần, trong đó:- Cá nhân: 571 cổ đông đại diện cho 24.183.500 cổ phần, bao gồm:
+ Việt Nam: 571 cổ đông đại diện cho 24.183.500 cổ phần.+ Nước ngoài: không có.
- Pháp nhân: 14 cổ đông đại diện cho 24.183.500 cổ phần, bao gồm:+ Việt Nam: 14 cổ đông đại diện cho 24.183.500 cổ phần.
+ Nước ngoài: không có.
Về cổ đông pháp nhân của GĐNH chủ yếu là các NHTM lớn như: Saigonbank,ICB, ACB, và cổ đông chiến lược là VCB.
Huy động vốn
Tình hình huy động vốn của GĐNH đang đạt mức tăng trưởng tăng dần trong các năm gần đây Năm 2005 nguồn vốn huy động là 389,4 tỷ đồng, năm 2006 là 533,49 tỷ đồng, tăng 36,9% so với năm 2005, năm 2007 là 1.257,161 tỷ đồng, tương đương mức tăng 135,6% so với năm 2006.
Khoản mục
Số dưTỷtrọngSố dưTỷ trọng Số dưTỷtrọng
- Ngắn hạn 279.00671,64%428.33180,29%1.154.24491,81%- Trung, dài hạn 110.46428,36%105.15919,71%102.9178,19%
- Trong nước 389.469100,00%532.489100,00%1.257.160100% + Tổ chức tín
dụng 56.000 14,38% 201.302 37,73% 840.000 66,82% + Khách hàng 333.469 85,62% 331.187 62,27% 417.16033,18%
Nguồn : GĐNH
Theo kỳ hạn huy động
Trang 30Nguồn vốn huy động của GĐNH phân theo kỳ hạn bao gồm ngắn hạn và trung, dàihạn Trong đĩ, các khoản huy động ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 81,3% trên tổngnguồn vốn huy động và các khoản huy động trung và dài hạn chiếm trung bình khoảng18,7% của tổng nguồn vốn huy động.
Vốn huy động ngắn hạn của GĐNH bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm khơng kỳhạn và tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn Nguồn huy động này đang cĩ xu hướng tăng trong 3năm gần đây: từ 279 tỷ đồng trong năm 2005 lên 428,3 tỷ đồng năm 2006, tương đươngvới mức tăng là 53,51%, và trong năm 2007 là 1.154,244 tỷ đồng, tăng 169,5% so với năm2006 Trong khi đĩ, nguồn huy động dài hạn lại cĩ xu hướng giảm: từ 110,4 tỷ đồng năm2005 xuống cịn 105,7 tỷ đồng năm 2006, tương đương với mức giảm 4,25% và năm 2007cịn là 102,917 tỷ, tương đương mức giảm là 2,65% so với năm 2006
Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động của GĐNH và thay đổi về cơ cấu vốnhuy động được thể hiện ở biểu đồ sau :
Biểu đồ 1: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn
Năm 2005Năm 2006Năm 2007
Ngắn hạnTrung, dài hạn
Nguồn: GĐNH
Trang 31Nguồn vốn huy động của GĐNH chủ yếu là nguồn ngắn hạn, được huy động từnguồn của các cá nhân là tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và ngắn hạn và tiền gửi thanhtốn của các tổ chức kinh tế
Theo đối tượng huy động
GĐNH chủ yếu huy động vốn của các cá nhân và tổ chức ở trong nước, trong đĩđối tượng huy động đang cĩ xu hướng tăng dần về cơ cấu huy động từ các tổ chức tíndụng trong nước nhiều hơn các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước Điều này là do nhucầu vay vốn của khách hàng tăng đáng kể trong giai đoạn 2 năm gần đây và GĐNH đãphải huy động thêm nguồn từ các tổ chức tín dụng trong nước.
-Năm 2005Năm 2006Năm 2007
Tổ chức kinh tế và cá nhânTổ chức tín dụng
Biểu đồ 2: Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng (Nguồn: GĐNH)
Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêuNăm 2005 Năm 2006Năm 2007% tăng giảm 2007 so với 2006
Lợi nhuận trước thuế 9.10719.322101.032423%Lợi nhuận sau thuế 6.53311.92036.654395%
Nguồn: trích Báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của GĐNH 2005 – 2006 và báo cáo năm 2007
2.1.3 Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Trang 322.1.3.1 Kết quả phát triển sản phẩm, dịch vụ.Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm tiền gởi:
Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tài khoản được sử dụng với mục đích cungcấp cho khách hàng gửi hoặc rút tiền bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống và GĐNHkhông tính phí đối với sản phẩm này Các loại tiền gửi đối sản phẩm này bao gồm VNĐ,USD, EUR.
Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gởi được sử dụng với mục đíchchủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, bao gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND,USD Đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, kỳ hạn gửi bao gồm 2 tuần, 1, 2, 3, 6, 9, 13và 18 tháng ; đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng USD, kỳ hạn gửi bao gồm 3,6, 9 và 12 tháng.Tiền gởi thanh toán: là loại tài khoản tiền gởi được sử dụng để thực hiện các giaodịch thanh toán qua ngân hàng, bao gồm các loại hình tiền gởi bằng VND, USD
Dịch vụ chuyển tiền : Dịch vụ này giúp khách hàng đưa tiền đến người nhận trên
toàn lãnh thổ Việt Nam thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng GĐNHcũng cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều hối Dịch vụ này được cung cấp cho cả nhữngkhách hàng chưa có tài khoản tại GĐNH
Sản phẩm tín dụng: GĐNH cung cấp tín dụng cho các khách hàng là cá nhân hoặc
doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.Cho vay sản xuất, thương mại và dịch vụ.
Cho vay mua nền nhà, mua nhà.
Cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất.Cho vay trả góp, sinh hoạt, tiêu dùng.
Cho vay sổ tiết kiệm.
Thanh toán quốc tế: GĐNH cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm :
Chuyển tiền thanh toán điện (T/T)Phát hành tín dụng thư (L/C).
Trang 33Thông báo, chuyển bộ chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu, tài trợ xuấtkhẩu có tín dụng thư
Nhờ thu kèm chứng từ.Nhờ thu trơn.
Dịch vụ Ngân hàng điện tử:
Phone Banking : cung cấp các tiện ích cho khách hàng nhằm truy cập các thông tintài chính như tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, lãi suất tiền gửi
Mobile Banking : cung cấp các tiện ích cho khách hàng bao gồm truy vấn thông tinngân hàng về giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ; tự động báo số dư khi có thay đổi trên tàikhoản ; thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thọai, internet
Các dịch vụ khác:
Kinh doanh ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế, cung cấp các công cụ giaodịch ngoại hối giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá như kỳ hạn, hóan đổi
Mua bán nhà qua Ngân hàng.
Thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như visa, master.Các loại dịch vụ Ngân hàng khác.
Hoạt động tín dụng
Trong thời gian qua, GĐNH đã mở rộng thị phần cho vay thông qua các mạng lướihoạt động hiện có gồm Hội sở, 4 chi nhánh và 4 phòng giao dịch ở các địa bàn trọng yếu ởthành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tận dụng các thế mạnh về lãi suất và thời gian hoàn tấthồ sơ vay cho khách hàng để tăng doanh thu và mở rộng thị phần Bên cạnh đó, GĐNHcũng thường xuyên rà soát, quan tâm và chăm sóc các khách hàng có uy tín để duy trì mốiquan hệ tốt với các khách hàng và qua đó đạt được mức tăng trưởng về dư nợ tín dụng trêncơ sở đảm bảo an toàn chất lượng của khoản vay Công tác kiểm tra nội bộ được tiến hànhtheo định kỳ hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động tíndụng trong toàn hệ thống.
Biểu đồ 3: Tăng trưởng dư nợ cho vay của GĐNH
Trang 34
-Năm 2005Năm 2006Năm 2007
Nguồn: GĐNH
Theo đối tượng cho vay :
Hoạt động tín dụng của GĐNH hoàn toàn tập trung vào các đối tượng khách hànglà các tổ chức kinh tế và cá nhân, GĐNH không có khách hàng vay là các tổ chức tíndụng Phần lớn các khoản cho khách hàng vay có tài sản thế chấp và được xác định giá trịtài sản thế chấp theo chuẩn mực của GĐNH, do vậy cũng đã hạn chế được tối đa rủi ro tíndụng và nâng cao chất lượng tín dụng
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Đơn vị tính: triệu đồng
Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, dư nợ cho vay của GĐNH là 1.051.172 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm trước Trong đó:
Trang 35- Nợ nhóm 1: 1.041.782 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 99,10% trên tổng dư nợ.- Nợ nhóm 2: 4.790 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,46% trên tổng dư nợ.- Nợ nhóm 3: 2.900 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,28% trên tổng dư nợ- Nợ nhóm 4: 1.700 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,16% trên tổng dư nợ.- Nợ nhóm 5: 0 triệu đồng.
Theo loại hình cho vay
Trong các loại hình cho vay của GĐNH thì các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷtrọng là cao nhất so với các khoản cho vay trung và dài hạn, cho vay hợp vốn Trong đó,dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 68% trên tổng dư nợ cho vay trong 3năm 2005 – 2007, dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm trung bình khoảng 30% so vớitổng dư nợ Tuy nhiên, các khoản cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng dầntrong những năm gần đây Các khoản cho vay hợp vốn của GĐNH chỉ chiếm trung bìnhvào khoảng 0,9% trên tổng dư nợ cho vay hàng năm của GĐNH.
Cho vay theo tiền tệ
Cho vay bằng Đồng Việt Nam 387.710 519.396 1.019.445Cho vay bằng ngoại tệ quy đồng VN 2.501 1.610 31.727
Trang 36dư nợ cho vay của GĐNH được ghi nhận là 1.051,172 tỷ đồng, tăng 102% so với năm2006
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán
Tình hình kinh doanh ngoại tệ và thanh toán, các dịch vụ thanh toán trong nước vàthanh toán quốc tế trong 2 đến 3 năm gần nhất : Gia định NH đã triển khai thực hiệnnhưng do ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan dẫn đến hoạt động thanh toán tíndụng thư xuất nhập khẩu và công tác chuyển tiền T/T còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trongcơ cấu hoạt động của GĐNH.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán năm 2005 – 2007 :
Đơn vị : USD
Mua 662.000 4.162.000 10.687.000Bán 834.000 3.513.000 6.582.000
GĐNH đã duy trì được mối quan hệ với khách hàng truyền thống bên cạnh việc tìmkiếm khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: quảng cáo, băng rôn,tờ rơi, internet… và liên hệ giới thiệu dịch vụ cho khách hàng Các chi nhánh cũng khôngngừng tăng cường khai thác tiềm năng, mở rộng thị phần thanh toán của ngân hàng.GĐNH đã tổ chức bán các loại ngoại tệ cho hoạt động thanh toán của Ngân hàng Ngoàira, GĐNH cũng đã tổ chức khai thác nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ,bổ sung nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng đại lý
Trang 37Hiện tại, GĐNH đang là đại lý nhận thanh toán qua thẻ Visa, MasterCard của Ngânhàng công thương Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển quan hệ quốc tếnói chung và đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, GĐNH thường xuyên phấnđấu đổi mới, quan hệ với các ngân hàng ở trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu hội nhậpcủa Ngân hàng.
Hoạt động ngân quỹ và thanh toán trong nước
Tổng doanh số thanh toán năm 2005 là 788 tỷ đồng, năm 2006 là 2.289 tỷ đồng,năm 2007 là 2.967 tỷ đồng Toàn hệ thống đã bảo đảm an toàn hoạt động ngân quỹ, kiểmđếm chính xác, thanh toán và đáp ứng kịp thời các nhu cầu tiền mặt của khách hàng.Ngoài ra, do là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN nênthông qua GĐNH, khách hàng có thể chuyển tiền, thanh toán đến các địa phương cả nướctrong thời gian ngắn nhất.
Hoạt động đầu tư tài chính
GĐNH đã đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu tổng côngty điện lực, Trái phiếu chính phủ Hoạt động này ngoài mục đích mang lại nguồn lợinhuận còn làm tăng tính thanh khoản cho GĐNH.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Công trái xây dựng Tổ quốc 100 100 100
Trái phiếu đô thị Tp HCM 1.000 1.000 1.000Trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương 1.948 0 0Trái phiếu Tổng công ty Điện lực VN 0 10.000 10.000
Nguồn : GĐNH
2.1.3.2 Khó khăn trong phát triển các dịch vụ.
Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lựcmạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ
Trang 38trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chinhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiềngửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tàichính Việt Nam còn nhiều bất cập và thiếu kém.
Hoạt động ngành ngân hàng vẫn chưa thực sự khai thác hết những tiềm năng từtrong dân chúng Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ tiết kiệm qua ngân hàng trong tổng tiết kiệmcủa nền kinh tế đạt khoảng 30%, phần còn lại nằm trong dân cư dưới dạng vàng, ngoại tệ,nhà đất, tiền mặt Những nguyên nhân như lòng tin, lạm phát, lãi suất, công cụ huy độngvốn, thời gian làm việc, mức độ cạnh tranh…cũng khiến cho nhiều tầng lớp dân cư khôngmuốn gửi tiền vào ngân hàng
Việc sử dụng các dịch vụ về ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thói quencủa người dân Việt nam thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán Đại đa số người dân chưasử dụng nên chưa biết được các tiện ích của dịch vụ ngân hàng; các dịch vụ ngân hàng,nhất là dịch vụ thẻ thanh toán, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn với các loại hình kinhdoanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, các hãng sản xuất lớn…nên còn xa lạ với số đôngngười Việt Nam
Giữa các ngân hàng, còn thiếu sự liên kết, hợp tác với nhau, do vậy đã làm giảmđáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng Hiện tại vẫn chưa có sự tươngthích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành các loại thẻ của các ngân hàngkhác nhau Dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành Ngân hàng vì thế đã hạn chếviệc đáp ứng các nhu cầu về sử dụng thẻ trong dân cư Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của cácngân hàng phát triển vẫn không đồng đều, hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng cũngkhông đồng bộ nên khó kết nối Do vậy, các yếu tố này thực sự là thách thức đối với cácNgân hàng trong giai đoạn hội nhập.
Mặc dù đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc hoàn thiện hệ thống các vănbản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng, tuy nhiên hệ thống pháp luật ngân hànghiện nay chưa thực sự hoàn chỉnh và đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đềvà phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàngđiện tử …Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Lao động, Luật Phá sản,… còn nhiều điểmbất cập, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của NHNN và các TCTD
Trang 39trong cơ chế thị trường Một số dịch vụ ngân hàng phổ biến trên thị trường quốc tế dự kiếnsẽ được phát triển ở Việt Nam theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và sau khi gia nhậpWTO như các công cụ phái sinh; công cụ về tỷ giá, lãi suất; thanh toán quốc tế; bao tiêu;môi giới tiền tệ,… vẫn chưa được thể chế hoá phù hợp, đồng bộ
Hạ tầng công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng còn phân tán, nhỏ lẻvà thiếu đồng bộ, do đó đã không thể hỗ trợ cho quá trình phát triển và nâng cao chấtlượng dịch vụ ngân hàng Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể song tốc độ phát triển vàứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin-truyền thông còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụkhông ổn định nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt độngngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế.
Trong giai đoạn sắp tới, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về quimô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010 Sau thời gian đó, quimô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụdo các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên Rủi ro đối với hệ thống ngân hàng ViệtNam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tàichính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một sốtổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranhkém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế.
2.1.4 Trình độ kỹ thuật công nghệ
Tình hình triển khai và ứng dụng công nghệ của tại NH TM CP Gia Định:
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Đến nay NH TM CP Gia Định đều đã được trang bị hệ thống máy tính, liên kết
nội bộ, mạng cục bộ (mạng LAN), phục vụ cho hoạt động kinh doanh và hoạt động quảnlý và phát triển mạng diện rộng (mạng WAN) phục vụ cho hoạt động quản lý và kinhdoanh, đồng thời kết nối các mạng cục bộ tại các chi nhánh.
Hệ thống máy tính của ngân hàng trên địa bàn cũng đã kết nối với hệ thống mạngcủa Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Tp.HCM và các ngân hàng cũng như các công ty tàichính …khác
Trang 40Về phát triển các phần mềm ứng dụng:
Đây là công cụ rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng hiện nay Ngoài nhữngứng dụng để xử lý từng loại hình dịch vụ, nghiệp vụ cụ thể như: quản lý tiền gửi, công táckế toán thanh toán, kho quỹ… thì những phần mềm tổng thể sẽ giúp nhà quản trị, điềuhành, hoạch định, phân tích được hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, cũng nhưđưa ra được những dự đoán, dự báo thích hợp.
Đặc biệt, ngân hàng đã và đang phát triển và ứng dụng hệ thống phần mềm ngânhàng bán lẻ, với mức độ tiện ích rất cao, được thiết kế chạy trên mạng diện rộng, hỗ trợnhân viên trong giao dịch với khách hàng Hệ thống thanh toán điện tử của EIB (vay WB)… là hệ thống chương trình phần mềm hiện đại, với cơ sở dữ liệu mạnh, theo đó tất cả cácgiao dịch đều được xử lý tập trung và theo thời gian thực Khách hàng có thể giao dịch tạibất cứ chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống ngân hàng.
NH TM CP Gia Định đã xây dựng Website để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịchvụ, lãi suất và các thông tin khác về ngân hàng mình cho khách hàng.
Đánh giá chung về tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ:
Trước mắt, NH TM CP Gia Định triển khai những phần mềm công nghệ cho các
nghiệp vụ cốt lõi liên quan đến hoạt động kinh doanh như kế toán, tín dụng, thanh toánliên ngân hàng, thanh toán quốc tế… các nghiệp vụ nội bộ như thông tin báo cáo, quản lýnhân sự, quản lý tài sản còn chờ triển khai riêng.
Đối tác thực hiện là các công ty nước ngoài, là những công ty nhiều kinh nghiệmtriển khai ứng dụng công nghệ mới, đã có sẵn các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩnquốc tế Vấn đề là lựa chọn công nghệ mới sao cho khả năng tích hợp để có thể kết nốigiữa các NHTMCP với nhau.
2.1.5 Nhân lực và trình độ quản trị
Thực trạng về nguồn nhân lực và trình độ quản trị: