Phân tích rủi ro doanh nghiệp gồm 3 vấn đề chính là: phân tích rủi ro Kinh doanh, phân tích rủi ro tài chính và phân tích rủi ro phá sản.
- 1 - PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH ĐỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Định. Tên giao dịch đối ngoại: BinhDinh Building Stock Company. Trụ sở chính: 14 Phan Đình Phùng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Điện thoại: (0563) 822.064 – 822.145 – 817.214 Số tài khoản: 58 100 000 000 390 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định. Lĩnh vực kinh doanh: xây lắp và cơ khí xây dựng. Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng, thiết kế công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi và cấp thoát nước. - Sản xuất và mua bán vật tư, vật liệu xây dựng. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Định trước đây là công ty sửa chữa nhà cửa và công trình công cộng trực thuộc Công ty Nhà đất Nghĩa Bình, được thành lập theo quyết định số 32/QĐTC ngày 22/4/1978 của UBND tỉnh Nghĩa Bình có nhiệm vụ hằng năm thực hiện kế hoạch sửa chữa nhà cửa và nâng cấp nhà ở cho công nhân viên. Đến năm 1981, Công ty Nhà đất và Công ty Xây dựng nhập lại nay gọi là Sở xây dựng Bình Định, là cơ quan chủ quản của công ty. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách bao cấp của Nhà nước không còn tồn tại, Công ty đã chuyển sang một hình thức kinh doanh mới là xây dựng các công trình dân dụng với quy mô vừa và nhỏ. Năm 1991, Xí nghiệp cơ khí xây dựng Nghĩa Bình sát nhập vào Công ty theo quyết định số 133/QĐUB ngày 25/7/1991 của UBND tỉnh Bình Định và Công ty có tên gọi là Công ty Xây dựng sửa chữa nhà cửa và công trình công cộng. Năm 1992, Công ty Xây dựng sửa chữa nhà cửa và công trình công cộng đổi tên thành Công ty Xây lắp và Cơ khí theo quyết định số 2613/QĐUB ngày 28/12/1992 của UBND tỉnh Bình Định. - 2 - Qua nhiều lần sửa đổi ngày 29/6/1998 với quyết định số 44/1998/NĐCP của Chính phủ ban hành về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần với quyết định số 3316/QĐUB ngày 18/9/1999 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá, Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Định. 1.2. Quy mô hiện tại của Công ty Tổng số vốn kinh doanh tính đến ngày 31/12/2012 có 32.097.127.762 đồng. Trong đó: Tài sản: - Tài sản ngắn hạn : 30.645.724.080 đồng - Tài sản dài hạn : 1.451.403.682 đồng Nguồn vốn: - Chủ sở hữu : 3.611.338.199 đồng - Nợ phải trả : 28.485.789.563 đồng Tổng số cán bộ, công nhân viên: 365 người. Với những đặc điểm trên của doanh nghiệp cho thấy đây là một công ty có quy mô vừa. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1.3.1. Chức năng - Xây dựng các công trình dân dụng vốn dự án xây lắp nhỏ hơn 18 tỷ VNĐ. - Xây dựng phần bao che cho các công trình công nghiệp có vốn xây lắp nhỏ hơn 30 tỷ VNĐ. - Xây dựng các công trình thủy lợi có vốn xây lắp nhỏ hơn 2 tỷ VNĐ. - Xây dựng các công trình giao thông nông thôn. - Gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị, kết cấu cơ khí thủ công của công trình thủy lợi, thủy điện. - Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty; phân chia điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc, đảm bảo hiệu quả SXKD. - Tự quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ. - Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả SXKD. 1.3.2. Nhiệm vụ - 3 - - Công ty có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, hoạt động theo đúng pháp luật, đúng chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước ban hành. - Nhằm mục tiêu làm tăng lợi nhuận tối đa. - Tạo việc làm ổn định cho người lao động. - Tăng cổ tức của các cổ đông. - Thực hiện nhiệm vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước. - Sử dụng hiệu quả tài sản để thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội và nhiệm vụ của công ty, chịu sự giám sát toàn diện của các cơ quan có thẩm quyền. - Ký kết và thực hiện các hợp đồng đã ký kết, tuân thủ các chính sách, các chuẩn mực kế toán theo quy định của Nhà nước. - Làm tốt công tác đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự xã hội, bảo vệ môi trường. 1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh: xây lắp và cơ khí xây dựng. Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và cấp thoát nước. - Lập dự án đầu tư, tư vấn hồ sơ mời thầu, đấu thầu. - Tư vấn giám sát thi công và các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và cấp thoát nước. - Thiết kế kết cấu các công trình dân dụng và công nghiệp. - San ủi mặt bằng, sản xuất phụ tùng phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng. - Sản xuất và mua bán vật tư, vật liệu xây dựng, mua bán hàng trang trí nội thất. - 4 - PHẦN 2 PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH ĐỊNH Rủi ro xảy ra với doanh nghiệp bao gồm 2 loại: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong rủi ro tài chính có một loại rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp, đó là rủi ro phá sản. Và để có đánh giá tổng quát về rủi ro của Công ty CP XD Bình Định, nhóm chúng em tiến hành phân tích cả rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro phá sản dựa trên BCTC của Công ty trong những năm gần đây. 2.1. Phân tích rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là rủi ro xuất phát từ sự biến thiên của kết quả và hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đó là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện tại về doanh lợi đạt được trong tương lai, nó tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng ngành, gắn liền với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp có thể được đánh giá qua một trong các chỉ tiêu sau: - Độ nhạy của đòn bẩy kinh doanh. - Hệ số biến thiên. - Hệ số an toàn. - Độ lệch chuẩn. - Trung vị. - … Cụ thể, để đo lường mức độ rủi ro kinh doanh của Công ty CP XD Bình Định, ta sử dụng chỉ tiêu “độ nhạy của đòn bẩy kinh doanh” (K). Độ nhạy của đòn bẩy kinh doanh đo lường phần trăm thay đổi trong EBIT của một doanh nghiệp từ một phần trăm thay đổi trong doanh thu. K = % thay đổi lợi nhuận (cả lãi vay) % thay đổi doanh thu = EBIT / EBIT DT / DT Trong đó: - EBIT: mức thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. - EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. - DT: mức thay đổi của doanh thu. - 5 - - DT: tổng doanh thu thuần về bán hàng cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. Từ số liệu thu thập được, tiến hành xử lý và tính toán số liệu, chúng em lập được Bảng phân tích đòn bẩy kinh doanh của Công ty CP XD Bình Định và Công ty CP XD 47 như sau: Bảng 2.1. Bảng phân tích đòn bẩy kinh doanh của Công ty CP XD Bình Định và Công ty CP XD 47 (Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu Công ty CP XD Bình Định Công ty CP XD 47 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Biến động doanh thu (%) + 39,52 +6,59 −17,79 −22,49 Biến động EBIT (%) +59,96 +12,13 +56 −14 Đòn bẩy kinh doanh (K) 1,52 1,84 −3,15 0,62 Nhìn vào bảng trên ta thấy, đòn bẩy kinh doanh của Công ty CP XD Bình Định có xu hướng tăng qua các năm (từ năm 2011 đến năm 2012), và lớn hơn so với công ty cùng ngành là Công ty CP XD 47. Ở Công ty CP XD Bình Định, năm 2011, K = 1,52 nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 1,52%. Năm 2012, K = 1,84 nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 1,84%, tăng 0,32 lần so với năm 2011. So với Công ty CP XD 47 (năm 2011, K = - 3,15; năm 2012, K = 0,62) thì rõ ràng là đòn bẩy kinh doanh của Công ty CP XD Bình Định cao hơn nhiều. Điều này chứng tỏ rủi ro kinh doanh của Công ty CP XD Bình Định cao hơn Công ty CP XD 47. Nguyên nhân dẫn đến đòn bẩy kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng là do: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của EBIT cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu nên đòn bẩy kinh doanh có giá trị cao. Năm 2011, biến động EBIT tăng 59,96%, trong khi đó biến động doanh thu tăng 39,52%. Năm 2012, biến động EBIT tăng 12,13%, còn biến động doanh thu chỉ tăng 6,59%. Thứ hai, tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này đều có xu hướng giảm qua các năm (năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu giảm 83,32%, tốc độ tăng của EBIT giảm 79,77%.). Và mức giảm của doanh thu cao hơn mức giảm của EBIT nên đòn bẩy kinh doanh tăng dần qua các năm. Để biết được nguyên nhân sâu xa, chúng em tính toán một số chỉ tiêu sau: Từ số liệu thu thập được, ta có Bảng biến động doanh thu và chi phí của Công ty CP XD Bình Định như sau: Bảng 2.2. Bảng biến động doanh thu và chi phí của Công ty CP XD Bình Định - 6 - (Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 ± % ± % Doanh thu 32.412.080.570 45.222.544.071 48.203.725.172 +12.810.463.501 +39,52 +2.981.181.101 +6,59 Giá vốn hàng bán 30.640.824.559 42.373.564.014 45.091.680.550 +11.732.739.455 +38,29 +2.718.116.536 +6,41 Chi phí lãi vay 287.419.746 901.848.804 1.277.593.848 +614.429.058 +213,77 +375.745.044 +41,66 CP QLDN 614.158.538 914.108.306 1.054.570.885 +299.949.768 +48,84 +140.462.579 +15,37 Vay và nợ vay ngắn hạn 1.617.307.880 7.125.722.708 8.225.137.906 +5.508.414.828 +340,59 +1.099.415.198 +15,43 Sở dĩ tốc độ tăng trưởng của EBIT cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu là vì: năm 2011, công ty đã theo dõi và nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng thị trường miền Nam tăng lên, chính vì điều này công ty đã mở rộng thêm thị trường ở phía Nam. Nhờ vậy, doanh thu của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Cụ thể: Doanh thu năm 2011 đã tăng thêm 12.810.463.501 đồng so với năm 2010. Doanh thu năm 2012 cũng tiếp tục tăng hơn so với năm 2011 là 2.981.181.101 đồng. Việc mở rộng thị trường để đạt được mục tiêu tăng doanh thu của công ty kéo theo các loại chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay cũng tăng. Mở rộng thị trường ở phía Nam, doanh thu tăng do bán được nhiều hàng hoá, nhận được nhiều công trình hơn nên giá vốn hàng bán tăng lên là tất yếu. Cụ thể, năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 38,29% so với năm 2010 (tăng tương ứng 11.732.739.455 đồng), năm 2012 giá vốn hàng bán cũng tăng hơn giá vốn hàng bán năm 2011 nhưng tăng ít hơn, chỉ tăng 6,41% (tăng tương ứng 2.718.116.536 đồng). Cũng do mở rộng thị trường, công ty cần thuê người quản lý ở vùng mới mở thêm nên CP QLDN đã tăng. Sự tăng lên đó thể hiện như sau, năm 2011 CP QLDN tăng 299.949.768 đồng (tăng tương ứng 48,84%) so với năm 2010. Năm 2012, CP QLDN đã tăng 140.462.579 đồng (tăng tương ứng 15,37%) so với năm 2011. Và một loại chi phí nữa cũng tăng rất mạnh khi công ty mở rộng thị trường, đó là chi phí lãi vay. Năm 2011, để có vốn mở rộng thị trường, công ty đã tăng cường đi vay nên chi phí lãi vay tăng. Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy năm 2011 khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty tăng tới 340,59% so với năm 2010 (tăng tương ứng 5.508.414.828 đ), năm 2012 khoản mục này cũng tăng hơn năm 2011 là 15,43% (tăng tương ứng 1.099.415.198 đ). Điều này dẫn đến chi phí lãi vay tăng cũng tăng theo. Cụ thể: năm 2011, chi phí lãi vay tăng tới 213,77% so với chi phí lãi vay năm 2010 (tăng tương ứng 614.429.058 đồng), năm 2012 so với năm 2011, chi phí lãi vay tăng ít hơn, chỉ tăng 41,66% (tăng tương ứng 375.745.044 đ). Qua số liệu phân tích trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng của EBIT cao hơn tốc độ tăng của doanh thu chủ yếu là do tốc độ tăng của chi phí lãi vay rất cao. Như trên đã nói, tốc độ tăng của doanh thu và EBIT đều giảm, nguyên nhân là do năm 2011, ở phía Nam – nơi mà công ty mở rộng thị trường, lúc đó nhu cầu - 7 - thị trường tăng, có nhiều công trình xây dựng nhà ở, đường xá,… và công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng. Đến năm 2012, nhu cầu thị trường ở phía Nam đã giảm đi, ít công trình hơn nên công ty nhận ít đơn đặt hàng hơn và góp phần làm cho tốc độ tăng của doanh thu giảm xuống. Doanh thu tăng ít hơn dẫn đến mức tăng của lợi nhuận trước thuế cũng giảm theo. Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng làm cho lợi nhuận trước thuế giảm (năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 6,41%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 15,37%). Bên cạnh đó, tốc độ tăng của chi phí lãi vay năm 2012 cũng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng chi phí lãi vay của năm 2011. Cụ thể, năm 2012 chi phí lãi vay tăng 41,66% so với năm 2011, còn năm 2011 thì chi phí lãi vay tăng tới 213,77% so với năm 2010. Nên tốc độ giảm của EBIT thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu và nguyên nhân chính là do tốc độ giảm của chi phí lãi vay cao. Như vậy, một lần nữa khẳng định rằng: rủi ro kinh doanh của công ty CP XD Bình Định có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2012 (năm 2011, K= 1,52; năm 2012, K=1,84). Công ty đã mạo hiểm mở rộng thị trường ở phía Nam để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mục tiêu đặt ra. Công ty đã khai thác được mặt tích cực của rủi ro trong kinh doanh. Để hạn chế những rủi ro tiêu cực trong kinh doanh, công ty cần phải nắm bắt nhu cầu thị trường, bên cạnh đó công ty phải tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm,… Đặc biệt, công ty phải duy trì một quy mô kinh doanh hợp lý theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 2.2. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp và thường được phân tích theo 2 nội dung: Một là phân tích khả năng thanh toán lãi vay thông qua hệ số chi trả lãi vay: Hệ số chi trả lãi vay (K L ) = v C EBIT Trong đó: EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. C v là chi phí lãi vay Hai là phân tích mối quan hệ giữa khả năng thanh toán lãi vay với hiệu quả tài chính: ROE = )1() 1 1()1( t K REDFL −×−××+ Trong đó: DFL là độ lớn đòn bẩy tài chính. RE là sức sinh lời kinhh tế của tài sản. K L là hệ số chi trả lãi vay. t là thuế suất thuế TNDN. - 8 - Dựa vào Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD của Công ty CP XD Bình Định ta lập được Bảng phân tích rủi ro tài chính của Công ty như sau: Bảng 2.3. Bảng phân tích rủi ro tài chính của Công ty CP XD Bình Định Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch +/- % 1.Tổng tài sản Đồng 31.212.134.789 32.097.127.762 +884.992.973 +2,84 2. Nợ phải trả Đồng 27.558.202.137 28.485.789.563 +927.587.426 +3,37 3. Vốn chủ sở hữu Đồng 3.653.932.652 3.611.338.199 -42.594.453 -1,17 4. Lợi nhuận sau thuế Đồng 699.767.210 643.400.908 -56.366.302 -8,05 5. Lợi nhuận trước thuế Đồng 933.022.947 779.879.889 -153.143.058 -16,41 6. Chi phí lãi vay Đồng 901.848.804 1.277.593.848 +375.745.044 +41,66 7. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) [(7) = (5) + (6)] Đồng 1.834.871.751 2.057.473.737 +222.601.986 +12,13 8. Sức sinh lời kinh tế của tài sản (RE) [(8) = (7) / (1)] % 5,879 6,41 +0,531 +9,03 9. Hệ số chi trả lãi vay (K L ) [(9) = (7) / (6)] % 2,035 1,61 -0,425 -20,88 10. Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL) [(10) = (7) / ((7) – (6))] % 1,967 2,638 +0,671 +34,11 11. ROE % 6,654 6,627 -0,027 -0,41 Để hiểu rõ hơn rủi ro tài chính của Công ty CP XD Bình Định ta đi so sánh với các chỉ tiêu của Công ty CP XD 47. Dựa vào Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD của 2 công ty ta lập được Bảng phân tích rủi ro tài chính của 2 công ty như sau: Bảng 2.4. Bảng phân tích rủi ro tài chính của Công ty CP XD Bình Định và Công ty CP XD 47 Chỉ tiêu ĐVT Công ty CP xây dựng Bình Định Công ty CP xây dựng 47 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 1.Tổng tài sản Đồng 31.212.134.789 32.097.127.762 1.313.845.696.970 1.602.703.721.133 2. Nợ phải Đồng 27.558.202.137 28.485.789.563 1.158.747.904.101 1.445.051.388.546 - 9 - trả 3. Vốn chủ sở hữu Đồng 3.653.932.652 3.611.338.199 153.110.506.914 155.517.901.989 4. LNST Đồng 699.767.210 643.400.908 24.360.839.422 21.584.992.795 5. LNTT Đồng 933.022.947 779.879.889 31.877.678.098 27.893.757.587 6. Chi phí lãi vay Đồng 901.848.804 1.277.593.848 122.076.677.016 104.515.261.949 7. EBIT Đồng 1.834.871.751 2.057.473.737 153.954.355.100 132.409.019.500 8. RE % 5,879 6,410 11,718 8,262 9. K L % 2,035 1,610 1,261 1,267 10. DFL % 1,967 2,638 4,83 4,747 11. ROE % 6,654 6,627 10,605 7,505 Qua kết quả tính toán được ta để thấy mức độ rủi ro tài chính của công ty CP XD Bình Định thấp hơn so với công ty cùng ngành (Công ty CP XD 47). Trước hết, ta xét chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VCSH – ROE. Ta thấy, tỷ suất sinh lời VCSH – ROE của năm 2012 là 6,627 thấp hơn 0,027 so với năm 2011 (là 6,654). Điều này cho thấy mức rủi ro tài chính của công ty cao qua các năm. Nhưng so với công ty cùng ngành thì ROE của công ty thấp hơn so với công ty CP Xây dựng 47. Sở dĩ có sự tăng lên này là do công ty đã có chính sách tốt trong công tác kêu gọi đầu tư làm cho vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Đã làm cho hiệu quả tài chính của công ty cao và rủi ro tài chính thấp hơn so với công ty cùng ngành. Thứ hai, ta xét chỉ tiêu độ lớn đòn bẩy tài chính: Ta thấy chỉ tiêu này của công ty năm 2012 là 2,638 cao hơn 0,671 so với năm 2011 (là 1,967). Việc tăng độ lớn đòn bẩy tài chính sẽ dẫn đến tăng hiệu quả tài chính nhưng cũng kéo theo tăng rủi ro tài chính. Tuy mức tăng rủi ro tài chính của công ty cao nhưng xét với công ty cùng ngành (Công ty CP XD 47) thì vẫn thấp hơn. Điều này là do sự biến động mạnh của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Bên cạnh đó ta xét chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của tài sản: ta thấy tính tự chủ về tài chính không cao khi mà khoản nợ phải trả chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, vốn sử dụng vào kinh doanh phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, hiệu quả kinh doanh của công ty được cải thiện (RE có xu hướng tăng dần năm 2012 là 6,410 cao hơn 0,531 so với năm 2011 (là 5,879).Thông qua các chỉ số biến thiên thì rủi ro tài chính của công ty thấp hơn so với công ty cùng ngành. - 10 - Cuối cùng, hệ số chi trả lãi vay của năm 2012 là 1,610 thấp hơn 0,425 so với năm 2011 (là 2,035), nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1 nên doanh nghiệp vẫn có khả năng chi trả các khoản nợ. Mặc dù khả năng chi trả lãi vay cao nhưng so với năm 2011 thì có phần giảm sút hơn. Sở dĩ có sự giảm sút này là do trong năm 2012 lợi nhuận trước thuế của công ty là 779.879.889 đồng, giảm 153.143.058 đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ giảm 16,41%. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của công ty trong năm 2012 cũng cao hơn so với năm 2011 là 375.745.044 đồng. Chi phí lãi vay của công ty năm 2012 cao vì công ty đã phải đi vay khá nhiều để bù đắp và tiếp tục kinh doanh vì trong giai đoạn này công ty chỉ ký được hợp đồng xây dựng với các khách hàng và đối tác lâu năm, gắn liền với công ty từ khi thành lập. Do vậy, công ty nên chú trong hơn trong việc củng cố thiết bị, đầu tư nhiều hơn trong việc kêu gọi nhà đầu tư để có thể không những giữ chân của khách hàng thân thiết mà còn phải thu hút các đối tác mới trong tương lai, điều này góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta thấy khả năng chi trả lãi vay của công ty tăng dần, có nghĩa là công ty hoạt động sinh ra lợi nhuận đủ khả năng bù đắp lãi vay mà công ty phải thanh toán do việc sử dụng nợ và khả năng trả nợ lãi vay của công ty ngày càng được cải thiện. Hệ số này giúp các chủ nợ có thể an tâm về khoản vay mà doanh nghiệp vay, doanh nghiệp có cơ hội mở rông quy mô hơn nhờ khả năng trả lãi của mình. Nhưng chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi. Mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính cũng giảm và hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty khá tốt dù khả năng thanh toán lãi vay của công ty có thấp hơn so với công ty cùng ngành. 2.2.3. Phân tích rủi ro phá sản Rủi ro phá sản là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp đã có văn bản đòi nợ. Khi phân tích rủi ro phá sản thường tính toán và so sánh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán giữa kỳ này so với kỳ trước. Qua đó đánh giá cụ thể về rủi ro phá sản và các nhân tố. nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro doanh nghiệp. Dựa vào số liệu trong Bảng CĐKT của Công ty năm 2011 và 2012, tiến hành lập Bảng phân tích rủi ro phá sản của Công ty như sau: Bảng 2.5: Phân tích rủi ro phá sản của Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Định ĐVT: Đồng . 2 PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH ĐỊNH Rủi ro xảy ra với doanh nghiệp bao gồm 2 loại: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong rủi. hành phân tích cả rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro phá sản dựa trên BCTC của Công ty trong những năm gần đây. 2.1. Phân tích rủi ro kinh doanh