Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình
Trang 1Mở đầu1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sựhình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Để tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phảicó một lượng vốn nhất định Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanhnghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn mộtcách hiệu quả.
Công ty Cổ phẩn kim khí An Bình là một doanh nghiệp nhà nước trựcthuộc Bộ Thương mại, được thành lập năm 1993 theo Nghị định 387 của Thủtướng Chính phủ Năm 1995, Công ty là thành viên của Tổng Công ty ThépViệt Nam Ngày 01/0/2006 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Công ty có tới11 xí nghiệp trực thuộc nằm rải rác từ Bắc vào Nam với thế mạnh là kinhdoanh thương mại ngành hàng kim khí Với doanh thu hàng năm trên dưới700 tỷ đồng Công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tối đa hoá lợinhuận, đặc biệt Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá, vấn đề quản lý vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là rất bức thiết, nó quyết định đếnkhả năng cạnh tranh và vị thế của Công ty trong tương lai.
Với mong muốn giúp công ty có thể có các biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình ”
2 Mục đích nghiên cứu
Phát hiện các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của Công ty, từ đó có các biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn.
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với mục đích nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc tổchức, quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của Công ty Cổ phần kim khí An Bình trong những năm tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương phápthống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các tài liệu sưutập kết hợp với suy luận để làm sáng tỏ đề tài.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty Cổ phần kim khí An Bình.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty Cổ phần kim khí An Bình.
2
Trang 3Chương 1
VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP1.1.VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sảnxuất, kinh doanh Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanhnào cũng cần phải có vốn kinh doanh Vốn được dùng để mua sắm các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất như: Sức lao động, đối tượng lao động và tưliệu lao động
Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thứckhác nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó có thể làtiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thànhphẩm… khi kết thúc một vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hìnhthái tiền tệ Như vậy, với số vốn ban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà cònđược tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Như vậy có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khácnhau cụ thể như sau:
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn:
Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữuvà nợ phải trả.
Trang 4- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, nóbao gồm vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần vốn bổ sung được hìnhthành từ kết quả kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Giá trị tổng tài sản - Tổng nợ phảitrả
Trong đó, vốn chủ sở hữu này sẽ bao gồm các khoản:
+ Với doanh nghiệp nhà nước thì đó là nguồn vốn do NSNN cấp ban đầuvà cấp bổ sung, còn với doanh nghiệp tư nhân thì nguồn vốn này do chủdoanh nghiệp bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp Đối với Công ty cổ phần hoặcliên doanh thì nó sẽ bao gồm phần đóng góp của các chủ đầu tư hoặc các cổđông.
+ Phần lợi nhuận để lại tái đầu tư sau các quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.
- Nợ phải trả: Bao gồm các khoản đi vay của các cá nhân hay các tổ chứctín dụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trảngười bán, trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho laođộng trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:
Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: Vốn cốđịnh và vốn lưu động.
- Vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định: Là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐcủa doanh nghiệp Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐđược hình thành và ngược lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặcđiểm luân chuyển của vốn cố định Từ mối liên hệ này, ta có thể khái quátnhững đặc thù của vốn cố định như sau:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫngiữ nguyên hình thái hiện vật Có được đặc điểm này là do TSCĐ tham gia
4
Trang 5vào phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất Vì vậy vốn cố định là hìnhthái biểu hiện bằng tiền của TSCĐ và cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuấttương ứng.
+ Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong các chukỳ sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổihình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần,tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị củanó cũng bị giảm đi, theo đó vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ đượcluân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phíkhấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hoáđược tiêu thụ, quỹ khấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất TSCĐ nhằmduy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Phần còn lại của vốn cố định vẫn được "cố định" trong đó, tức là giá trịcòn lại của tài sản cố định Hình thái hiện vật của vốn cố định là tài sản cốđịnh.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sảnphẩm và được thu hồi dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vàoTSCĐ lại dần dần giảm xuống Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúcTSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị sảnphẩm đã sản xuất và khi đó vốn cố định mới hoàn thành một vòng luânchuyển.
Vốn cố định thường có chu kỳ vận động dài, sau nhiều năm mới có thểthu hồi đủ số vốn đầu tư đã ứng ra ban đầu Trong thời gian dài như vậy, đồngvốn luôn bị đe doạ bởi những rủi ro, những nguyên nhân chủ quan và kháchquan làm thất thoát vốn như:
Trang 6Do kinh doanh kém hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, dogiá bán thấp hơn giá thành nên thu nhập không đủ bù đắp mức độ hao mònTSCĐ.
Do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho mức độ haomòn vô hình của TSCĐ vượt qua mức dự kiến về mặt hiện vật cũng như vềmặt giá trị.
Do yếu tố lạm phát trong nền kinh tế Khi lạm phát xảy ra, giá trị thựccủa đồng vốn bị thay đổi, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá và điềuchỉnh lại giá trị tài sản để tránh tình trạng mất vốn kinh doanh theo tốc độ lạmphát trên thị trường.
+ Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinhdoanh.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng vàchiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuấtkinh doanh nói chung Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụngnó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuấtkinh doanh Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuântheo tính quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động của doanh nghiệp:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra đểhình thành các tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và mộtphần để trả tiền công cho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sảnxuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyênliệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ… Tài sản lưu động ở khâu sản xuất như sảnphẩm đang chế tạo, bán thành phẩm Các tài sản lưu động ở khâu lưu thôngbao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các
6
Trang 7khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trảtrước… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất vàtài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và đổi chỗ cho nhau đảmbảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuậnlợi.
Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sảnlưu động của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo rasản phẩm, hàng hoá Do đó, phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động,vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giaiđoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quátrình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và đượcgọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động Ta có sơ đồ chuchuyển vốn lưu động:
Dự trữ
T NVL Sản xuất Sản phẩm T’ Lao động
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trịngay trong một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu độnglại thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sanghình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưavào chế tạo thành các bán thành phẩm và thành phẩm, sau khi sản phẩm đượctiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầucủa nó Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mới hoàn thành một vòngchu chuyển.
Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh luôn diễn ramột cách thường xuyên, liên tục cho nên có thể thấy trong cùng một lúc, vốnlưu động của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển
Trang 8và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Muốn cho quá trình sản xuất đượcliên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khácnhau nó đảm bảo cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luânchuyển được thuận lợi.
Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏiviệc quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần chú trọng giải quyết một sốvấn đề sau:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn lưu độngcho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ, kịpthời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời phảicó giải pháp thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệuquả, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chiphí sử dụng vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động, vốn kinh doanh được hình thành từ hainguồn:
- Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sửdụng nguồn vốn bên trong có ưu điểm là doanh nghiệp được quyền tự chủ sửdụng vốn cho sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụngvốn Tuy nhiên, cũng chính vì lợi thế về việc không phải trả chi phí khi sửdụng vốn bên trong dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp cóthể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh Loại nguồn vốn này bao gồm: Vốn vay ngân hàng, vay cáctổ chức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ người bán và các khoản nợkhác…
8
Trang 9Ưu điểm của nguồn vốn này là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tàichính linh động hơn Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi cao hơn chiphí sử dụng vốn càng nhiều thì việc huy động vốn từ bên ngoài nhiều sẽ giúpcho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn.
Nhược điểm: Doanh nghiệp phải trả lợi tức tiền vay và hoàn trả vayđúng thời hạn, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh kém hiệuquả thì khoản nợ phải trả trở thành gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủiro lớn.
Như vậy xuất phát từ những ưu nhược điểm trên ta thấy việc sử dụngkết hợp nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài một cách hợp lý sẽ đemlại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao và rủi ro là thấp nhất.
Căn cứ vào thời gian huy động vốn:
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thànhhai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
+ Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổnđịnh mà doanh nghiệp có thể sử dụng, nguồn này được dùng cho việc hìnhthành tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, nguồn vốnthường xuyên bao gồm nguồn vốn riêng và các khoản vay dài hạn.
+ Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanhnghiệp sử dụng đáp ứng nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanhnghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định
Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữuTrong đó:
Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Trang 10Việc phân loại nguồn vốn theo cách này giúp cho người quản lý doanhnghiệp xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sửdụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quảsử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.3 Nguyên tắc huy động vốn kinh doanh
Trong quá trình tìm nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sảnxuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách của Nhà nướchiện hành Nguyên tắc này vừa thể hiện sự tôn trọng pháp luật của doanhnghiệp giúp doanh nghiệp nghiên cứu thêm các chính sách phù hợp, thuận lợitrong hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động vốn.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với chi phí thấp nhất Trongnền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều phương thức, lãi suất huy động cũngnhư phương thức thanh toán khác nhau Các hình thức huy động này nhằmđáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụ chochương trình, dự án đầu tư theo chiều sâu hay chiều rộng Tuỳ theo từng thờikỳ, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệp tìm nguồn huy động vốn hợp lý vớichi phí vốn là thấp nhất.
Ngoài những nguyên tắc nêu trên, khi huy động vốn các doanh nghiệpcũng cần phải lưu ý một số yêu cầu khác như điều kiện để vay vốn ngân hàng,điều kiện để phát hành trái phiếu, cổ phiếu Vốn huy động phải đảm bảo sửdụng có mục đích, có hiệu quả và phải đảm bảo khả năng thanh toán sau này.
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củamọi doanh nghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh củadoanh nghiệp bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọidoanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận Điều đó đồng nghĩa với
10
Trang 11việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có củamình, trong đó sử dung có hiệu quả nguồn vốn là yêu cầu bắt buộc đối vớimọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ta đi tìm hiểu các khái niệmliên quan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh.
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vàovà đầu ra của một quá trình kinh tế – kỹ thuật nhằm đạt được những mục đíchxác định.
Hiệu quả kỹ thuật là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố sảnxuất khan hiếm và sảm phẩm (hàng hoá, dịch vụ ) ở đầu ra Mối tương quannày có thể đo lường theo hiện vật
Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của quátrình kinh doanh (hàng hoá, dịch vụ) Mối tương quan này được đo lườngbằng thước đo tiền tệ
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácyếu tố đầu vào (các nguồn nhân tài, vật lực) của doanh nghiệp để đạt được kếtquả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất.
Khái niệm hiệu quả kinh doanh được dùng làm một tiêu chuẩn để xemxét các tài nguyên được phân phối ở mức độ tốt như thế nào.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng nhằm thuđược lợi nhuận trong tương lai Nói cách khác, mục đích của việc sử dụngvốn là thu lợi nhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánhgiá dựa trên so sánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sửdụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác,sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mụctiêu sinh lợi tối đa với chi phí hợp lý
Trang 12Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho doanh nhiệp antoàn về mặt tài chính, hạn chế rủi do, tăng thu nhập cho cán bộ công nhânviên, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệptăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trênthương trường Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thực chất là thước đotrình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của doanh nghiệp, đó là vấn đề cơbản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao doanh nghiệp cầnphải giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Đảm bảo tính tiết kiệm, có nghĩa là vốn của doanh nghiệp
phải được sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc để vốnkhông sinh lời.
Thứ hai: Phải tiến hành đầu tư, phát triển cả chiều sâu và mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh khi cần thiết.
Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch
SXKD, hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng nhất doanh nghiệp cầnđạt tới.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quânGiá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn khotrong một thời kỳ nhất định Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh
12
Trang 13doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồnkho thấp mà vẫn đạt doanh số cao.
Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thuVòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoảnphải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốcđộ thu hồi các khoản thu là tốt.
Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu360
= Số dư bình quân các khoản phải thu x 360Doanh thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được cáckhoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) Vòng quaycác khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ.
Vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay đượcmấy vòng Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng càng cao.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Mức đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêuvốn lưu động Chỉ tiêu này càng nhỏ, càng tốt cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:
Trang 14Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânLợi nhuận sau thuếTỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánhmột đồng vốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lạibao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng càng tốt và ngược lại
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳDoanh thu thuần
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giáTSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạora bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sửdụng TSCĐ càng cao.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳDoanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sửdụng vốn cố định ngày càng cao.
Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ
Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Nóphản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Vốn cố định bình quânLợi nhuận sau thuế
14
Trang 15Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càngcao.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt vàquyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệuquả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trìnhsử dụng toàn bộ vốn, tài sản Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độquản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quânDoanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn được doanh nghiệpđầu tư vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốncàng lớn, trong các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lýtoàn bộ tài sản càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quânLợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ramột đồng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốnchủ sở hữu càng hiệu quả.
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố con người:
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, conngười được đề cập đến ở đây là toàn bộ lực lượng lao động trong doanhnghiệp bao gồm các nhà quản lý doanh nghiệp và những người trực tiếp thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà quản lý đóng vai trò đầu tiên đối
Trang 16với hiệu quả sử dụng vốn Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quảnlý không có phương án sản xuất kinh doanh hữu hiệu, không bố trí hợp lý cáckhâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vậtliệu… Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung,hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Trong quản lý tài chính, nhà quản lý doanhnghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu hợp lý,không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất Nếuvốn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất kinh doanhbị ảnh hưởng Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn vào các tài sảnkhông sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụngsẽ tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn
Cơ cấu vốn :
Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trongtổng vốn sử dụng Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chíkhác nhau.
Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nên cơ cấu vốn trong doanhnghiệp khác nhau Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm cácnhân tố sau:
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quymô của vốn huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợđến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay Trongtrường hợp này tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanhnghiệp sẽ cao và ngược lại
- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi dài,do đó nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, tài sản lưuđộng sẽ được đầu tư vào một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắnhạn
16
Trang 17- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những doanh nghiệp nào cóchu kỳ kinh doanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốnchủ sở hữu, ngược lại những doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn…thì vốn tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng cao.
- Mức độ chấp nhận rủi do của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phảichấp nhận rủi do, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợinhuận Tăng tỷ trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm.
- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãisuất vốn vay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay Ngược lại khi doanhlợi vốn nhỏ hơn lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.
- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấunghiêng về vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp có khảnăng trả nợ đúng hạn, có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay.
Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởngđến chi phí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năngsinh lời của đồng vốn Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tácđộng gián tiếp song rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp.
Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt: - Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tàisản cố định tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị,phương tiện vận tải ) và vốn cố định không tích cực (kho tàng, nhà xưởng,trụ sở văn phòng )
- Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa cáccao độ của quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ đọng hay sử dụng saimục đích.
Nhân tố chi phí vốn:
Trang 18Vốn là nhân tố cần thiết của quá trình sản xuất Cũng như bất kỳ yếu tốnào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định Cóthể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn và chi phí màdoanh nghiệp phải trả cho việc huy động vốn như: Lãi, chi phí phát hành cổphiếu
Khi nói đến chi phí vốn thì mới thực sự thấy được sự quan trọng củamột cơ cấu vốn hợp lý Cơ cấu vốn lưu động, vốn cố định phù hợp với đặcđiểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệmchi phí vốn Vốn sẽ được lưu thông, quay vòng một cách hợp lý, giúp doanhnghiệp đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn kinh doanh Ngược lại khi cơ cấuvốn không hợp lý sẽ dẫn đến có phần vốn bị ứ đọng Chi phí cơ hội trong việcsử dụng vốn sẽ bị lãng phí
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởngkhông nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Mỗi ngành sản xuấtkinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: Tínhchất ngành nghề, tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiệnở quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnhhưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanhtoán, chi trả do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốnvà doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp hoạt động trong ngànhsản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong nămthường biến động lớn, doanh thu bán hàng không được đều, tình hình thanhtoán, chi trả cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tớihệ số vòng quay vốn do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu
18
Trang 19vốn trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp lại thườngxuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng đảm bảocân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn đượcquay nhiều vòng trong năm Ngược lại những doanh nghiệp sản xuất ra nhữngloại sẩn phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượng vốn lưu độngtương đối lớn, vốn thu hồi chậm, quay vòng ít.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanhnhất định Môi trường kinh doanh là tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởngtới hoạt động của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sauđây:
Sự ổn định của nền kinh tế:
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnhhưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhucầu về vốn kinh doanh Những biến động của nền kinh tế có thể gây nênnhững rủi do trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước,những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãihay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ.
Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanhnghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để pháttriển với nhịp độ tương đương Khi doanh thu tăng lên, sẽ đưa đến việc giatăng tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài sản khác Khi đó, các nhà quảntrị tài chính phải tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó.
Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:
Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bềnvững, nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sáchkinh tế vĩ mô Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành
Trang 20sẽ ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệuquả sử dụng vốn nói riêng Sự nhất quán trong chủ trương đường lối cơ bảncủa Nhà nuớc luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kếhoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Hệthống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoácủa chính phủ có tác động lớn đến quá trình ra quyết định kinh doanh và kếtquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều
hành lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn vàkinh doanh của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếudoanh nghiệp không có vốn cơ cấu hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thìhiệu quả sử dụng vốn nhất là phần vốn vay sẽ bị giảm sút Trong nền kinh tếthị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyết định thực hiện một hoạtđộng đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp phải tínhtoán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có đảm bảo đượcdoanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn thì có nghĩa là khônghiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn Đối với hoạt động đầu tư hay phươngán sản xuất có sử dụng vốn đầu tư cũng phải tính đến chi phối vốn, nếu cóhiệu quả thì mới nên thực hiện
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nuớc để điều
tiết kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng.Chính sách thuế của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp bởi vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phầnlợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập vàhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các hệ thống tài
chính trung gian là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh
nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng Một thị trường tài chính và
20
Trang 21hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạođiều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thờidoanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý vàmang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: + Khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Sự ổn định chính trị xã hội trong nước và quốc tế.
+ Những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh màdoanh nghiệp có thể gặp phải như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức sảnxuất kinh doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cầnnghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng để phát huy những lợi thếvà điều kiện thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thểxảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANHNGHIỆP.
1.3.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quanvà xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việctối đa hoá lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh sẽ là một trong số các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm và là một hướng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trang 22Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, một doanh nghiệp không thể hoạt động nếuthiếu vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanhcuối cùng của doanh nghiệp Do đó, trong quá trình hoạt động và sản xuấtkinh doanh, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đãtrở thành một trong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinhtế thị trường Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặtra đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từđó không chỉ dừng lại ở bảo toàn vốn mà còn mở rộng và phát triển quy môvốn.
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệpnào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyêntắc hạch toán kinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợinhuận Nếu không đạt được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phásản Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn có những biện pháp để bảotoàn vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để khẳng định vị trí củamình trên thị trường.
Năm là, xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng pháttriển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt.Doanh nghiệp nào tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả vốnthì sẽ có điều kiện tốt để đứng vững trên thị trường Việc nâng cao hiệu quả
22
Trang 23sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo khả năng cạnh tranh và tạo nhữnglợi thế nhất định đến doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có vaitrò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, làđiều kiện cấp thiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.3.2 Các hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trựctiếp thông qua lợi nhuận thu được bởi đây chính là chỉ tiêu phản ánh kết quảcuối cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Như vậy, đểcó định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì phải theo hướngnâng cao khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu.
Từ hai hướng cụ thể trên, mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm,ngành nghề, hình thức hoạt động, có thể tìm ra những biện pháp cụ thể, phùhợp để nâng cao quả sử dụng vốn kinh doanh Có một số biện pháp cơ bảnsau:
Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ và kịp
thời Nhu cầu vốn kinh doanh phải được xác định dựa trên quy mô kinhdoanh, kế hoạch sản xuất làm cơ sở đảm bảo đưa ra kế hoạch huy động và sửdụng vốn phù hợp tránh tình trạng thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặcthừa, thiếu vốn gây ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.
Thứ hai, lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn kinh doanh theo
hướng tích cực: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hoá chiphí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tàichính của doanh nghiệp đồng thời tăng cường khai thác, huy động vốn từnhiều nguồn bên ngoài để nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn.
Trang 24Thứ ba, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm
bắt được tình hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạnchế sự mất mát, thất thoát tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh, đảm bảo vốn kinh doanh được bảo toàn về hiện vật.
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh
nghiệp làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo toàn và pháttriển vốn kinh doanh.
Thứ năm, thực hiện áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro bằng
cách chủ động mua bảo hiểm cho tài sản và trích lập các quỹ dự phòng đểđảm bảo nguồn tài chính bù đắp những rủi ro có thể xảy ra và bảo toàn đượcvốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐNKINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ AN BÌNH2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ AN BÌNH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP kim khí An
Công ty Cổ phần Kim khí An Bình, tiền thân là Công ty Kim khí AnBình, được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký kinhdoanh Công ty Cổ phần theo số 0103010369 lần đầu ngày 21 tháng 12 năm2005 (đăng ký sửa đổi lần thứ nhất ngày 13 tháng 6 năm 2007), bắt đầu đi vào
24
Trang 25hoạt động là một Công ty cổ phần chính thức vào ngày 01 tháng 01 năm2006.
- Tên Công ty : Công ty Cổ phần Kim khí An Bình- Tên giao dịch: An Binh Metal Corporation - AMC
- Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 20 Tôn Thất Tùng, phườngKhương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Email : amc@hn.vnn.vn.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự chuyển đổi dần của nềnkinh tế quốc dân từ tập trung bao cấp thành nền kinh tế thị trường, Công tycũng dần ngày càng phát triển, mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh - từviệc chỉ sản xuất và kinh doanh chỉ ở mức độ phục vụ cho ngành Thép thì đếnnay Công ty đã mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực phục vụnhư kinh doanh kho bãi… Với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO thì bộ máy của Công ty chuyểnsang thành Công ty Cổ phần là một điều tất yếu, cần thiết và phù hợp với chủtrương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta, để bắt kịp với nhịp độ pháttriển của nền kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của Công ty.2.1.2.1 Chức năng.
Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty được quy định rõ trong giấychứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tưphát triển thành phố Hà Nội cấp ngày 21 tháng 12 năm 2005, cụ thể như sau:
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu kim khí, nguyên vật liệu phục vụ ngànhthép; máy móc, thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy; phương tiện bốc xếp, san ủi;kinh doanh vòng bị, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, các loại vật tư tổng hợp,thiết bị viễn thông, điện tử, điện lạnh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi;
Trang 26- Sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm kim loại; sản xuất kinhdoanh vật liệu xây dựng; gia công, lắp ráp đóng mới các loại xe và dịch vụsửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy;
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, kinh doanh bấtđộng sản; khách sạn, nhà ở, cho thuê văn phòng và dịch vụ siêu âm; kinhdoanh dịch vụ thể thao, ăn uống, du lịch (không bao gồm kinh doanh phòngKaraoke, vũ trường, quán Bar…);
- Đại lý mua bán, ký gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh củaCông ty.
Mặc dù Công ty đăng ký kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiệm vụchính của Công ty vẫn là sản phẩm và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnhvực thép theo sự phân công của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
2.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là các phòng ban chứcnăng, để đảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp nhàng của các phòngban chức năng trong toàn Công ty với nhau Với mô hình phân cấp chức năngtrong quản lý thì Công ty đã tận dụng được trí tuệ của các cá nhân giỏi trongtừng lĩnh vực cụ thể, giảm bớt được khối lượng công tác quản lý chung trongtoàn Công ty của Tổng giám đốc Tuy nhiên với mô hình này, Công ty gặpmột số bất lợi trong quá trình quản lý đó là sẽ có người được giao cùng lúcnhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc do vậy hiệu quả công việc sẽ không cao,không phù hợp với yêu cầu của người quản lý cấp cao Bên cạnh đấy, với môhình phân cấp chức năng trong quản lý đã vi phạm nguyên tắc tập trung trongmột đầu mối quản lý của cấp lãnh đạo cao cấp Cụ thể, mô hình tổ chức bộmáy quản lý của Công ty như sau:
Bảng 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm soát
26
Trang 27* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty,
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông cóquyền quyết định các loại cổ phần của từng loại, quyết định mức cổ tức tănghàng năm của công ty Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua địnhhướng phát triển của công ty Hoạt động của Đại hội đồng cổ đông được quyđịnh trong điều lệ của công ty và theo pháp luật Việt Nam.
* Hội đồng cổ đông: Là cấp quản trị cao nhất của công ty, được bầu ra
trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị quyết định nội dung,chiến lược phát triển của công ty và điều hành mọi hoạt động của công ty theoluật định và theo điều lệ của công ty đã đề ra.
* Ban lãnh đạo Công ty: Là bộ phận trực tiếp mọi hoạt động của công
ty, bao gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng củaCông ty
- Tổng giám đốc: Là người được bầu ra trong cuộc họp Hội đồng quản
Ban lãnh đạo công ty
Phòng tổ chức Nhân sựPhòng tổ chức
Nhân sự trực thuộcCác đơn vị trực thuộcCác đơn vịkinh doanhkinh doanhPhòng Phòng Phòng Tài chính - Kế toánPhòng Tài chính - Kế
Các cửa hàng
Trang 28trị Tổng giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và cũng làngười thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước hội đồngquản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao, về kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc: Được Tổng giám đốc uỷ quyền và điều hành mộtsố lĩnh vực cụ thể của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trướcTổng giám đốc và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được giao.
- Kế toán trưởng: Là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm, tham mưucho Tổng giám đốc trong vấn đề quản lý tài chính cho công ty Là người điềuhành, chỉ đạo, tổ chức công tác kế hạch toán thống kê của công ty Kế toántrưởng của công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốcvề báo cáo tài chính của công ty.
*Ban kiểm soát: Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan
giám sát mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty trongviệc quản lý và điều hành công ty, thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh,báo cáo tài chính và rất nhiều lĩnh vực khác do pháp luật và điều lệ công tyquy định.
* Phòng Tổ chức - nhân sự: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp
việc Đây là bộ phận có chức năng quản lý điều hành lĩnh vực sắp xếp tổ chứcbộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, công tác cán bộ, điều hành các côngviệc cụ thể liên quan đến cán bộ công nhân viên của công ty như tuyển dụng,đào tạo nghiệp vụ, lương thưởng…
* Phòng Tài chính - Kế toán: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp
việc Đây là bộ phận có chức năng điều hành, quản lý tài chính kế toán củacông ty, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện chế độ kế toán của các đơn vịtrực thuộc Và định kỳ báo cáo tình hình tài chính kế toán lên các cấp lãnhđạo của công ty xem xét và quyết định.
* Phòng Kinh doanh gồm: Trưởng phòng và các phó phòng giúp việc.
28
Trang 29Đây là bộ phận có nhiệm vụ lập kế hoạch chiến lược kinh doanh của công tyvà các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể trình lên tổng giám đốc xemxét và quyết định Bên cạnh đấy, phòng còn chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh chotoàn Công ty và các đơn vị trực thuộc dưới sự chỉ đạo và tinh thần cảu các cấplãnh đạo.
* Các đơn vị trực thuộc: Hiện nay Công ty có 11 xí nghiệp tại Hà Nội
và một chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh Trong các đơn vị trực thuộc thì côngty chỉ có 2 xí nghiệp sản xuất, còn lại là các đơn vị kinh doanh thương mạithuần tuý Các đơn vị trực thuộc độc lập với nhau về mọi mặt nhưng vẫn phảituân thủ các quy định sản xuất kinh doanh của công ty và phải tuân theo quyđịnh của pháp luật Các đơn vị trực thuộc có giám đốc xí nghiệp và giám đốcchi nhánh do Tổng giám đốc bổ nhiệm Các giám đốc xí nghiệp và chi nhánhđều chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kế hoạch hoạt sản xuất của công ty và chịutrách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của xí nghiệp và chi nhánh.
2.1.2.3 Thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thép các sản phẩm thuộcngành thép, nên khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là các cá nhân và các tổchức xây dựng Bên cạnh đấy, các sản phẩm là thép tấm là thì công ty bán chocác nhà máy đóng tàu, các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy; còn mặt hàng phôithép công ty tổ chức trao đổi lấy hàng đối với các nhà máy cán thép để lấythành phẩm làm sản phẩm kinh doanh của mình.
Công ty tổ chức nhập khẩu phôi thép của các bạn hàng nước ngoài như:Nga, Trung Quốc, Ukraina và nhập khẩu sản phẩm vòng bi của hãng KFB đểbán trong nước Công ty cũng kinh doanh các mặt hàng thép sản xuất trongnước, như nhập khẩu nguyên liệu thép xây dựng từ Công ty Gang thép TháiNguyên, Nhà máy liên doanh Việt - Úc, VPS và các sản phẩm ống thépVINAPIPE Như vậy công ty kinh doanh chủ yếu trên thị trường trong nước
Trang 30với các sản phẩm từ thép, còn đối với thị trường nước ngoài thì công ty đóngvai trò là người mua các sản phẩm, nguyên liệu và phôi thép.
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Có thể nói giai đoạn 2004-2007 là giai đoạn có tính chất quyết định choquá trình phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim khí An Bình Tronggiai đoạn này, Công ty chuyển mô hình hoạt động sang Công ty Cổ phần (năm 2006) Sự kiện này được coi là một bước ngoặt lớn trong lịch sử của Công ty
Với xu thế phát triển của ngành thép nói riêng và của nền kinh tế nói chung, cùng với sự dẫn dắt của Tổng công ty thép Việt Nam, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển Sản lượng bán ra năm 2007 là 148.300 tấn, tăng 72.436 tấn (95,48%) so với năm 2006
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêuNăm2004Năm2005
CL sovớinămtrước
CL sovớinămtrước
CL sovớinămtrước
30
Trang 31Tổng doanh thu1.327.359 770.910-556.654 663.203-107.502 1.251.040587.837Doanh thu thuần1.327.188 770.750-556.643 663.203-107.342 1.250.487587.284Giá vốn hàng bán1.268.392 743.281-525.111 637.110-106.171 1.196.860559.750Lợi nhuận gộp58.79627.264-31.53226.093-1.17153.62727.534Doanh thu hoạt động tài
Chi phí hoạt động tài chính18.34515.012-3.33315.24022815.905665Chi phí bán hàng20.43614.438-6.19414.42618421.2966.870Chi phí quản lý doanh nghiệp17.47810.680-6.74110.275-46216.0805.805Lợi nhuận thuần từ hoạt động
Tổng lợi nhuận trước thuế5.031-7.920-14.160-6.5102.61910.42016.930
Lợi nhuận sau thuế3.953-7.920-13.082-6.5102.61910.42016.930
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2004-2007
2.2 THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP KIM KHÍ AN BÌNH
2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Quy mô SXKD:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản năm 2006 giảm 121.876triệu đồng (31,7%) so với năm 2005; Tổng tài sản năm 2007 tăng 156.677triệu đồng (59,5%) so với năm 2006 Doanh thu năm 2006 giảm 107.707 triệuđồng (14%) so với năm 2005; Doanh thu năm 2007 tăng 587.837 triệu đồng(88,6%) so với năm 2006 Nguyên nhân của việc quy mô sản xuất và doanhthu năm 2006 giảm so với năm 2005 là do thị trường xây dựng trong nhữngnăm gần đây chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có tác động tiêu cực, gây khókhăn cho việc huy động vốn Mặt khác, giai đoạn này Công ty đang trong quátrình cổ phần hoá nên không hoàn toàn tập trung vào hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, sau một thời gian ổn định cơ chế hoạt động, nắm bắt kịp thời xu
Trang 32thế phát triển của thị trường thép trong và ngoài nước, năm 2007, sản lượngbán ra đạt 148.300 tấn, tăng 72.436 tấn (95,48%) so với năm 2006.
- Hiệu quả SXKD:
Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá(31/12/2005), năm 2006 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệuđồng So với số lỗ thực năm 2005 (7.920) triệu đồng, năm 2006 số lỗ đã giảmnhưng hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả Tổng giá trị mua vàonăm 2006: 70.040 tấn (=57,9% kế hoạch năm 2006 và = 72,6% so với thựchiện năm 2005); bán ra năm 2006: 75.864 tấn (=60% kế hoạch năm 2006 và =82% so với thực hiện năm 2005) - trong đó bán hàng tồn kho năm cũ có giávốn cao gây lỗ: 9.101 tấn, bán hàng mua mới: 63.206 tấn
Năm 2007, Lợi nhuận sau thuế đạt 10.420 triệu đồng, tăng 16.930 triệuđồng (260%) so với năm 2006 Sau khi giảm trừ lỗ luỹ kế năm 2006 (6.510triệu đồng), lợi nhuận chưa phân phối năm 2007 còn 3.909 triệu đồng Có thểthấy lợi nhuận năm 2007 tăng một cách đột biến Hơn thế, năm 2006, tỷ lệ giávốn trên doanh thu là 96,25%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trêndoanh thu là 3,5%; năm 2007, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là 95,71%, tỷ lệ chiphí bán hàng + chi phí quản lý trên doanh thu là 3% Tốc độ tăng doanh thulớn hơn tốc độ tăng chi phí cho thấy năm 2007, cùng với việc nắm được lợithế nhu cầu và giá thép trong nước tăng cao, công ty đã tiết kiệm chi phí đầuvào, chi phí đầu ra, làm lợi nhuận tăng đột biến
2.2.2 Tình hình tài chính của Công ty
2.2.2.1 Khái quát tình hình tài chính của Công ty.
32
Trang 33Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán các năm 2004-2007
Đơn vị tính: triệu đồng
I Tiền và các khoản tương đương tiền 18.290 13.286 12.765 9.676
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2004-2007
- Tổng tài sản năm 2006 giảm 121.876 triệu đồng so với năm 2005, chủyếu do giảm tài sản ngắn hạn (Các khoản phải thu giảm: 59.391 triệu đồng;hàng tồn kho giảm: 57.196 triệu đồng) và giảm tài sản dài hạn (chủ yếu dogiảm tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn).
- Vốn luân chuyển (Vốn lưu động ròng) năm 2006: 46.980 triệu đồng,chiếm 20,73% vốn lưu động; năm 2007 là 70.382 triệu đồng, chiếm 18,05%vốn lưu động Nếu loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có thì vốnluân chuyển năm 2007 chỉ còn 54.502 triệu đồng, chiếm 13,98 tổng vốn lưuđộng Chỉ tiêu này dương biểu hiện tài sản cố định được tài trợ vững chắc
Trang 34bằng nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp sử dụng vốn theo đúng nguyên tắc tàichính, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sảncố định Vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở mức khá đảmbảo tính ổn định tương đối của tài chính DN nhất là khả năng thanh toán ngắnhạn, tuy nhiên nếu loại trừ tài sản kém chất lượng thì vốn luân chuyển chiếmtỷ trọng nhỏ hơn trong tổng vốn lưu động cho thấy chất lượng tài sản có củadoanh nghiệp chưa cao (tài sản kém chất lượng chiếm một tỷ trọng tương đốitrong tổng tài sản có, năm 2007 là 3,78%).
- Năm 2006, nợ phải trả giảm 115.366 triệu đồng (39,11%) so với năm2005, cụ thể giảm vay và nợ ngắn hạn: (125.046 triệu đồng tương đương51,53%), tuy nhiên phải trả người bán và phải trả người lao động tăng Năm2007, Nợ phải trả tăng 146.137 triệu đồng (81,12%) Cụ thể, tăng vay và nợngắn hạn: 88.071 triệu đồng (74,89%) Phải trả người bán và phải trả côngnhân viên đều tăng.
- Do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định củadoanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn: năm 2006 là 7,94%;năm 2007 là 7,0%, chủ yếu là nhà kho, cửa hàng phục vụ kinh doanh Cơ cấuvốn phù hợp với cơ cấu vốn chung của ngành, toàn bộ tài sản cố định đượcđầu tư từ vốn của doanh nghiệp.
- Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá(31/12/2005), năm 2006 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệuđồng Năm 2007, lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp số lỗ luỹ kế trước đóđạt 3.909 triệu đồng Như vậy hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng tốtlên.
2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu và đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp.
34
Trang 35IIChỉ tiêu về sức tăng trưởng
IIIChỉ tiêu về tính hiệu quả hoạtđộng
IVChỉ tiêu về khả năng sinh lời
4.4Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE)
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2004-2007
Ghi chú: - Các chỉ tiêu về tính ổn định được tính toán sau khi đã loại trừtài sản kém chất lượng.
- Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời được tínhtoán trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng tài sản và nguồn vốn.
- Kỳ thu tiền bình quân chỉ tính cho nợ phải thu khách hàng
a, Các chỉ tiêu về tính ổn định
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạnqua các năm ở mức ổn định, không quá cao và > 1, năm 2007 là 1,22 lần tăngso với năm 2006 nhưng không nhiều Hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn nói chung đồng thời không thừa tiền nhàn rỗi Thực tế,trong hai quý đầu năm 2007, do vốn lưu động luân chuyển chậm nên công tychậm thanh toán nợ với ngân hàng ở một số khoản vay (chủ yếu do lượng
Trang 36hàng tồn kho năm 2006 chậm luân chuyển) nhưng công ty vẫn đảm bảonghĩa vụ thanh toán nợ của mình, không để phát sinh nợ quá hạn Từ tháng8/2007, công ty đã trả hết nợ vay gia hạn, không phát sinh nợ gia hạn mới,thậm chí còn thanh toán nợ trước hạn cho ngân hàng (cụ thể tính đến cuốitháng 12/2007, công ty đã trả hết nợ vay đến hạn tại thời điểm tháng 3/2008).Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ năm 2007 phát triển theo chiềuhướng tốt
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2007, hệ số khả năngthanh toán nhanh đạt 0,62, giảm 0,12 làn so với đầu năm Nguyên nhân là dotốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho.Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (49,23%) Nợ phảitrả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh trong khi khả năng thanh khoảnđối với các khoản phải thu khách hàng không cao sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro khicác khoản nợ đến hạn cùng một thời điểm cũng như tại các thời điểm liên tiếpnhau.
+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: năm 2006 là 4,143 lần (giảm: 0,32 sovới năm 2005); năm 2007 là 3,46 lần (giảm 0,683 lần so với năm 2006) Hệsố này ở mức thấp hơn khi loại trừ tài sản chất lượng kém ra khỏi vốn chủ sởhữu Hệ số này cũng cho thấy chất lượng tài sản có của công ty không cao,vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với nợ phải trả So với chỉ sốbình quân ngành (cùng quy mô) thì hệ số này của công ty ở mức tương đốicao, điều này tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
+ Hệ số tự tài trợ năm 2007 là: 22%, năm 2006 là 19,45% (Trên cơ sởchưa loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi vốn chủ hữu) Từ thực trạng tàichính các DN Nhà nước hiện nay thì hệ số trên tương đối an toàn đối vớiNgân hàng cấp vốn Với tỷ lệ tự tài trợ giao động từ 28-31%, khách hàng làmột doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính khá Như vậy hệ số tự tài trợcủa Công ty chưa thật cao Tuy nhiên, sau khi loại trừ tài sản kém chất lượng
36
Trang 37ra khỏi tài sản có, hệ số này có thấp hơn Vốn chủ sở hữu của DN đến31/12/2007 là 93.909 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là90.000 triệu đồng; lợi nhuận chưa phân phối là 3.909 triệu đồng) Với lượngvốn trên DN có tính chủ động tài chính khá và đủ khả năng bù đắp rủi rotrong kinh doanh cũng như đảm bảo được khả năng thanh toán nợ.
+ Khả năng trang trải lãi vay: Hoạt động kinh doanh năm 2006 khôngthật hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung lỗ 6.510 triệu đồng.Năm 2007, chỉ tiêu này đạt 1,64 và lợi nhuận sau thuế đã bù đắp được số lỗcủa năm 2006 Kết hợp với hoạt động kinh doanh kho bãi khá hiệu quả, doanhnghiệp vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn.
b, Chỉ tiêu về tăng trưởng
+ Doanh thu năm 2006 đạt 663.203 triệu đồng, tiếp tục giảm 107.706triệu đồng (13,97%) so với năm 2005 Doanh thu thực hiện năm 2006 đạt60% kế hoạch năm 2006 và đạt 82% so với thực hiện năm 2005 Theo báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, bán ra năm 2006: 75.864 tấn, trong đó:Bán hàng tồn kho cũ năm 2005 chuyển sang 12.658 tấn (trong đó Huy độngtồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ là 9.101 tấn, chiếm 72% lượng hàng tồn2005 bán ra), và bán hàng mua mới là: 63.206 tấn (chiếm 83,31% tổng lượnghàng tiêu thụ) Nguyên nhân doanh thu giảm chủ yếu do đẩy mạnh tiêu thụlượng hàng tồn kho giá vốn cao và do không tận dụng được cơ hội kinh doanhở một số thời điểm giá thép tăng cao (thực tế lượng hàng mua vào năm 2006là: 70.040 tấn, chỉ đạt 57,9% kế hoạch và lượng hàng mua mới bán ra là:63.206 tấn, chỉ đạt 60% kế hoạch) Doanh thu năm 2007 đạt 1.251.040 triệuđồng, tăng 587.838 triệu đồng so với năm 2006 và đạt 120% kế hoặch năm2007 Nguyên nhân tăng doanh thu do lượng hàng tiêu thụ trong năm tăng.Đây là tỷ lệ tăng trưởng không quá nóng do thị trường thép năm 2007 biếnđộng theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép(cầu của thị trường thép tăng cao, giá thép cũng tăng mạnh do ảnh hưởng của
Trang 38thị trường thép thế giới và tác động của nhiều yếu tố Doanh thu bị giảm trừ552 triệu đồng do hàng bán bị trả lại Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm tỷtrọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (0,40%)
+ Kết quả hoạt động kinh doanh: năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng (mặc dùđã được được xử lý hết số lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá -31/12/2005) Nguyên nhân do doanh thu tiêu thụ không cao, do đẩy mạnh tiêuthụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao năm 2005 nhưng không tận dụng được cơhội kinh doanh ở một số thời điểm giá thép tăng cao (Thực tế, thị trường thépnăm 2006 khá ổn định) Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh hàng mới muavào năm 2006 và kinh doanh kho bãi khá hiệu quả Sang năm 2007, lợi nhuậnsau thuế đạt 10.419 triệu đồng Sau khi bù đắp lỗ luỹ kế năm trước thì lợinhuận sau thuế còn 3.909 triệu đồng Tuy nhiên nếu tính hết chi phí (Chi phílãi vay chưa phân bổ hết cho hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chiphí kiểmtoán…), đặc biệt là chi phí dự phòng phải thu khó đòi (nếu trích lậpđầy đủ) thì kết quả kinh doanh thực tế thấp hơn nhiều.
Qua những phân tích trên, có thể thấy giai đoạn 2004-2007 là một giaiđoạn quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty Năm 2005-2006, vớisự thay đổi mô hình hoạt động, Công ty đã gặp không ít những khó khăn vềcả mặt quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh Với nỗ lực khôngnhỏ, Công ty đã từng bước tìm được cho mình hướng đi ổn định và phát triển.Năm 2007, Công ty đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể Số lỗ luỹ kế từnhững năm trước đã được bù đắp hết và vẫn có lãi Tuy nhiên, để đánh giáxác thực hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổphần kim khí An Bình, ta cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu cụ thể.
c, Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
- Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2007 có chiều hướng tốt hơnnăm 2006 doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chưa thật cao.Vòng quay tài sảnnăm 2007 là 3,66 vòng/năm; năm 2006 là 2,05 vòng/năm Điều này cho thấy
38
Trang 39mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng năm 2007, một đồng vốn đưa vàokinh doanh chỉ tạo ra cho doanh nghiệp 3,66 đồng doanh thu Như vậy, hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng so với năm trước vẫnlà thấp so với bình quân của ngành.
- Hàng tồn kho năm 2006 giảm 57.196 triệu đồng (37,82%) so với thờiđiểm 31/12/2005 Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 12.658 tấn hàng tồnkho cũ năm 2005 (chiếm 16,69% lượng hàng tiêu thụ trong năm), trong đóhuy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 tấn (chiếm 72% lượng hàngtồn kho cũ năm 2005 và chiếm 12% tổng lượng hàng bán ra năm 2006) Kếtquả hoạt động kinh doanh năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng chủ yếu do tiêu thụlượng hàng tồn kho cũ năm 2005 (lượng hàng tồn kho cũ có giá vốn caochiếm tới 72%), mặt khác do công ty không tận dụng được cơ hội đẩy mạnhtiêu thụ hàng ở một số thời điểm giá thép tăng cao Như vậy, lượng hàng cũnăm 2005 còn tồn đến 31/12/2006 là: 3.894 tấn (chiếm 36,29% lượng hàngtồn kho năm 2006), trong đó hàng tồn kho có giá vốn cao gây lỗ là: 2.726 tấn,trị giá ước tính khoảng: 23.709 triệu đồng Hàng tồn kho giảm là dấu hiệu chothấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho cũnăm 2005, tuy nhiên lượng hàng cũ năm 2005 còn tồn đến 31/12/2006 vẫnchiếm tỷ trọng khá cao trong hàng tồn kho, đồng thời thời gian dự trữ hàngtồn kho năm 2006 tăng 7 ngày so với năm 2005 lại chỉ ra công tác quản lýhàng tồn kho của công ty chưa tốt, vốn sử dụng chưa thật hiệu quả, điều nàytrực tiếp làm giảm dòng tiền do vốn kém hoạt động, giảm vòng quay vốn lưuđộng, làm tăng tỷ lệ vốn không sinh lời Lượng hàng mua vào trong năm đượctiêu thụ hầu hết (90,24%) cho thấy hoạt động bán hàng trong năm khá tốt,nhưng nó cũng cho thấy công ty chưa tận dụng tốt cơ hội kinh doanh (cụ thểlượng hàng mua vào chỉ đạt 57,9% kế hoạch), điều này lý giải cho việc khôngđạt được kế hoạch về doanh thu, đồng thời công ty cũng không tận dụng đượcviệc đẩy mạnh tiêu thụ hàng vào thời điểm giá thép tăng cao trong 3 tháng
Trang 40đầu năm 2007 nhằm gia tăng lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho năm 2006:5,1 vòng cao hơn so với mức bình quân tối ưu của ngành Năm 2007, giá trịhàng tồn kho là 140.427 triệu đồng, tăng 97.868 triệu đồng (104,07 %) so vớinăm 2006 Do thị trường thép những tháng cuối năm phát triển theo xu hướngthuận lợi (nhu cầu tiêu thụ và giá thép có xu hướng tăng) Do vậy, có thể việcdự trữ hàng tồn kho để tận dụng lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp làcần thiết.
- Các khoản phải thu năm 2006 giảm mạnh: 59.391 triệu đồng(33,19%); trong đó phải thu khách hàng giảm: 62.736 triệu đồng (39,77%) sovới năm 2005 Năm 2006, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trongtổng giá trị các khoản phải thu: 79,50% Tốc độ giảm của phải thu khách hàngcao hơn tốc độ giảm của doanh thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm2006 giảm 37 ngày chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồinợ của doanh nghiệp năm 2006 tốt hơn năm 2005 Trong tổng nợ phải thukhách hàng (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn của khách hàng):110.351 triệu đồng, nợ nhóm A: 69.653 triệu đồng (chiếm 63,22% tổng nợphải thu); nhóm B: 24.296 triệu đồng (chiếm 22,05%); nhóm C: 16.221 triệuđồng (chiếm 14,73%) Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm B, nhóm C cao tại thời điểm31/12/2006 vẫn chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếpảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp (Vòngquay vốn lưu động năm 2006 vẫn giữ nguyên ở mức 2,32 vòng so với năm2005 mặc dù hàng tồn kho và phải thu giảm).
Năm 2007, các khoản phải thu tăng 28.798 triệu đồng (25,8%) so vớinăm 2006, trong đó phải thu khách hàng tăng 29.562 triệu đồng (26,83%).Tốc độ tăng doanh thu (120%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoảnphải thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2007 (37 ngày) giảm 6ngày so với năm 2006 và giảm 33 ngày so với năm 2005 chứng tỏ công tácquản lý các khoản phải thu và thu hồi công nợ của công ty năm tốt hơn các
40