Các chỉ tiêu về tính ổn định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình (Trang 36 - 37)

IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

a,Các chỉ tiêu về tính ổn định

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm ở mức ổn định, không quá cao và > 1, năm 2007 là 1,22 lần tăng so với năm 2006 nhưng không nhiều. Hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nói chung đồng thời không thừa tiền nhàn rỗi. Thực tế, trong hai quý đầu năm 2007, do vốn lưu động luân chuyển chậm nên công ty chậm thanh toán nợ với ngân hàng ở một số khoản vay (chủ yếu do lượng hàng tồn kho năm 2006 chậm luân chuyển) nhưng công ty vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của mình, không để phát sinh nợ quá hạn. Từ tháng 8/2007, công ty đã trả hết nợ vay gia hạn, không phát sinh nợ gia hạn mới, thậm chí còn thanh toán nợ trước hạn cho ngân hàng (cụ thể tính đến cuối tháng 12/2007, công ty đã trả hết nợ vay đến hạn tại thời điểm tháng 3/2008). Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ năm 2007 phát triển theo chiều hướng tốt.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,62, giảm 0,12 làn so với đầu năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (49,23%). Nợ phải trả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh trong khi khả năng thanh khoản đối với các khoản phải thu khách hàng không cao sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi các khoản nợ đến hạn cùng một thời điểm cũng như tại các thời điểm liên tiếp nhau.

+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: năm 2006 là 4,143 lần (giảm: 0,32 so với năm 2005); năm 2007 là 3,46 lần (giảm 0,683 lần so với năm 2006). Hệ số này ở mức thấp hơn khi loại trừ tài sản chất lượng kém ra khỏi vốn chủ sở

hữu. Hệ số này cũng cho thấy chất lượng tài sản có của công ty không cao, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với nợ phải trả. So với chỉ số bình quân ngành (cùng quy mô) thì hệ số này của công ty ở mức tương đối cao, điều này tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

+ Hệ số tự tài trợ năm 2007 là: 22%, năm 2006 là 19,45% (Trên cơ sở chưa loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi vốn chủ hữu). Từ thực trạng tài chính các DN Nhà nước hiện nay thì hệ số trên tương đối an toàn đối với Ngân hàng cấp vốn. Với tỷ lệ tự tài trợ giao động từ 28-31%, khách hàng là một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính khá. Như vậy hệ số tự tài trợ của Công ty chưa thật cao. Tuy nhiên, sau khi loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có, hệ số này có thấp hơn. Vốn chủ sở hữu của DN đến 31/12/2007 là 93.909 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 90.000 triệu đồng; lợi nhuận chưa phân phối là 3.909 triệu đồng). Với lượng vốn trên DN có tính chủ động tài chính khá và đủ khả năng bù đắp rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo được khả năng thanh toán nợ.

+ Khả năng trang trải lãi vay: Hoạt động kinh doanh năm 2006 không thật hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung lỗ 6.510 triệu đồng. Năm 2007, chỉ tiêu này đạt 1,64 và lợi nhuận sau thuế đã bù đắp được số lỗ của năm 2006. Kết hợp với hoạt động kinh doanh kho bãi khá hiệu quả, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình (Trang 36 - 37)