1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sỹ kinh tế - Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây

206 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) từ lâu đã được xem là có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Tại Việt Nam, phát triển DNVVN đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong những năm gần đây. Theo kết quả “Tổng điều tra kinh tế năm 2017” của Tổng cục Thống kê, cả nước có 507,86 nghìn DVVVN đang hoạt động, tăng 52,1% so với thời điểm 01/01/2012, chiếm khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp cả nước, sử dụng tới khoảng 44,5% lao động xã hội [34]. Bên cạnh đó, DNVVN ở Việt Nam cũng đã đóng góp khoảng 40% GDP cho nền kinh tế [15]. Có thể thấy rằng, sự đóng góp của khối DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế là đáng kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng thực sự, khối doanh nghiệp này vẫn chưa nhận được sự quan tâm tương xứng và vẫn còn rất nhiều dư địa cho sự phát triển. Xét một cách tổng thế, DNVVN ởViệt Nam được nhìn nhận là “tuy đông nhưng không mạnh”. Nhìn chung, khối doanh nghiệp này năng lực cạnh tranh còn yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực ít được đào tạo nâng cao, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN cũng thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, những khó khăn đến từ chính việc nhận thức về vai trò và vị thế của khối doanh nghiệp này trong nước (sự đối xử bất bình đẳng, ít chính sách ưu đãi), tình trạng thiếu minh bạch và cơ chế quan liêu đang cản trở sự phát triển của các DNVVN. Như vậy, việc xác định đúng vai trò và hiểu đúng về tầm quan trọng của DNVVN trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng để có những chính sách hỗ trợ đúng và kịp thời, giúp Việt Nam có thể khai thác được tối đa nguồn nội lực 1 từ trong nước, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội và đóng góp vào tăng trưởng GDP một cách bền vững hơn. Vì thế, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và phát huy được tối đa tiềm năng phát triển của các DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn phát triển của chính các DNVVN trong nước trong thời gian qua, đồng thời phải nghiên cứu về sự phát triển của các DNVVN từ bài học của những quốc gia thành công trên Thế giới, từ đó mới có thể đúc kết được các kinh nghiệm thiết thực vào thực tiễn Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển của DNVVN ở các quốc gia có kinh nghiệm thành công trên Thế giới, tác giả luận án đánh giá Cộng Hòa Liên Bang Đức là một trong những nước có khối DNVVN phát triển, được xem là có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế -xã hội mà Việt Nam hoàn toàn có thể học tập. Thứ nhất, các DNVVN ở Đức (hay còn được biết đến với tên gọi chung là Mittelstand) chiếm vị trí lớn trong nền kinh tế với hơn 99% số doanh nghiệp, sử dụng khoảng 60% lực lượng lao động. Đây chủ yếu là các công ty gia đình, hoặc sở hữu gia đình trên 50%, thường chuyên sâu vào một loại sản phẩm. Thứ hai, các DNVVN được xem là xương sống, đóng góp lớn cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế Đức, chiếm khoảng 52% tổng GDP, tạo việc làm và giải quyết thất nghiệp, giúp tăng cường tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, môi trường làm việc tại các DNVVN ở Đức cũng được đánh giá cao với sự thoải mái cho nhân viên cùng văn hóa tin tưởng, có tính cam kết cao [100]. Thứ ba, Chính phủ Đức cam kết rất lớn với khối DNVVN thông qua rất nhiều công cụ hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi của khối doanh nghiệp này, từ các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, đến các trợ giúp trong vấn đề trao đổi thương mại, quảng bá sản phẩm tại nước ngoài từ Bộ Kinh tế nói chung. 2 Cùng với sự phát triển chung của Liên minh châu Âu, sự lớn mạnh của DNVVN ở Đức luôn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với chính sách chung của khối và làm sao có thể tận dụng được tối đa mọi nguồn lực mà Liên minh mang lại, đặc biệt, trước bối cảnh Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khối DNVVN ở Đức được dự báo là sẽ chứng kiến một sự thay đổi lớn cả về lượng lẫn về chất, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong việc duy trì sự ổn định và phát triển trong nền kinh tế những năm tới[158]. Như vậy, việc nghiên cứu về sự phát triển của các DNVVN ở Đức là cần thiết và được xem là cơ hội để mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam có thể đúc rút được những bài học kinh nghiệm cả lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc xác định đúng vị trí, đánh giá đúng vai trò cũng như nhìn nhận đúng tiềm năng của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam để từ đó đề xuất được những giải pháp thiết thực trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN trong nền kinh tế. Từ tất cả những lý do nêu trên, tác giả luận án đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây” để bảo vệ luận án tiến sĩ Kinh tế quốc tế của mình. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sự phát triển của DNVVN, phân tích và đánh giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức từ đầu những năm 2000 trở lại đây (trong bối cảnh mà nền kinh tế - xã hội Đức có nhiều biến động) để từ đó chỉ ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển của khối DNVVN ở Đức cũng như rút ra những bài học quan trọng để từ đó có những khuyến nghị chính sách hữu ích cho Việt Nam thời gian tới. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu: luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển của DNVVN nói chung; Thứ hai, phân tích thực trạng sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức (thông qua phân tích bối cảnh của nền kinh tế trong từng mốc giai đoạn cụ thể, các nhân tố tác động đến sự phát triển và vai trò của DNVVN trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế Đức); đánh giá ưu điểm và những mặt còn tổn tại, cũng như chỉ ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển các DNVVN trong nền kinh tế Đức; Thứ ba, so sánh sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế giữa Đức và Việt Nam, qua đó rút ra những khuyến nghị chính sách hữu ích cho Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức và sự phát triển của DNVVN ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: luận án tập trung sâu vào phân tích sự phát triển của các DNVVN trong nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức. Phạm vi về thời gian: luận án tập trung phân tích sâu sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức từ đầu những năm 2000 trở lại đây. Cụ thể, luận án phân chia phạm vi về thời gian thành ba mốc quan trọng là (1) giai đoạn đầu những năm 2000 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế Đức phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lao động dưới thời cựu Thủ tướng Gerhard Schröder, tình trạng thất nghiệp tăng cao; (2) giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, khi mà Đức là một trong những quốc gia 4 phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội; và (3) giai đoạn những năm gần đây khi mà nền kinh tế Đức quay trở lại quỹ đạo phát triển. Song song với đó là sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, và Đức là một trong những nước tiên phong trong quá trình đổi mới. Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ khái quát bối cảnh sự phát triển của DNVVN trước năm 2000 ở Đức để tạo thành một chỉnh thể xuyên suốt, nhằm nhấn mạnh sự nhất quán về vai trò và tầm quan trọng của khối doanh nghiệp này trong nền kinh tế. 4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống: việc phân tích và đánh giá các vấn đề ở đây được đặt trong một chỉnh thể thống nhất, nghiên cứu đi từ lý luận đến thực tiễn. Cụ thể, phân tích hệ thống về các DNVVN xuất phát từ bối cảnh chung đến tình hình vận động và phát triển của các doanh nghiệp đó trong nền kinh tế. Các tác động của DNVVN đối với nền kinh tế cũng được xem xét và đánh giá một cách toàn diện, nhiều chiều, cả mặt tích cực và tiêu cực. Tiếp cận liên ngành: sự phát triển của DNVVN được xem xét và phân tích theo cách tiếp cận liên ngành bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp logic-lịch sử, phân tích-tổng hợp trong quá trình phân tích và đánh giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức qua từng mốc giai đoạn kể trên, cũng như phân tích tốc độ phát triển, tỷ lệ đóng góp của DNVVN trong 5 nền kinh tế quốc dân (về tỷ lệ sử dụng lao động, đóng góp trong GDP, trong giá trị xuất nhập khẩu v.v). Bên cạnh đó, phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp phân tích mô tả cũng được luận án áp dụng hiệu quả trong việc so sánh sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế giữa Việt Nam và Đức và làm nổi bật các vấn đề cần nghiên cứu. Luận án tiếp cận và sử dụng những số liệu từ tài liệu thứ cấp có tính hệ thống và từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy của các cơ quan có uy tín ở trong nước cũng như quốc tế, các tài liệu từ các tổ chức quốc tế như Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Thế giới, Bộ Kinh tế và Công nghiệp Đức, Bộ Lao động và Xã hôi Đức, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của các cơ quan hữu quan của một số nước châu Âu. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các ấn phẩm trong nước chủ yếu là những số liệu chính thức của các cơ quan có uy tín như Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện nghiên cứu châu Âu, Viện quản lý kinh tế trung ương, v.v. Luận án cũng sử dụng các sách báo cũng như các tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia có tên tuổi trong và ngoài nước. Phương pháp xử lý số liệu của luận án cũng được thực hiện một cách khoa học. Các tài liệu được tập hợp, sắp xếp và phân loại theo từng vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu là tiếng nước ngoài được dịch và trích dẫn rõ ràng. Các số liệu được thống kê và xử lý kỹ càng trước khi xuất thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong luận án. 5.Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về sự phát triển của các DNVVN. Bên cạnh đó, luận án đã chỉ ra những khác biệt về định 6 nghĩa DNVVN giữa các tổ chức, quốc gia cũng như đưa ra quan điểm riêng của luận án về khái niệm DNVVN. Thứ hai, luận án đã chứng minh được vai trò là xương sống nền kinh tế Đức của khối DNVVN thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức qua từng mốc giai đoạn, đặc biệt là qua những giai đoạn mà nền kinh tế - xã hội gặp khủng hoảng. Từ đó, đánh giá được những ưu điểm và mặt hạn chế trong quá trình phát triển DNVVN ở Đức. Thứ ba, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển DNVVN trong nền kinh tế Đức. Luận án đã đưa ra những so sánh về sự phát triển của DNVVN giữa Việt Nam và Đức để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích cho quá trình phát triển DNVVN ở Việt Nam. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án •Ý nghĩa lý luận của luận án: Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế, làm rõ định nghĩa về DNVVN vốn còn gây nhiều tranh cãi, chỉ rõ vai trò của các DNVVN và xác định rõ những nhân tố tác động cũng như xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế quốc gia. •Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án đã đánh giá được thực trạng về sự phát triển của DNVVN ở Đức từ năm 2000 trở lại đây qua từng mốc giai đoạn. Từ đó, phân tích những ưu điểm và mặt hạn chế trong quá trình phát triển DNVVN ở Đức cũng như đúc rút được những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển các DNVVN trong nền kinh tế Đức. 7 Luận án có sự so sánh những mặt tương đồng và khác biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Đức trong quá trình phát triển khối DNVVN của riêng mình. Khái quát được quá trình phát triển DNVVN ở Việt Nam từ khi công cuộc “Đổi mới” năm 1986 diễn ra đến nay cũng như đúc rút được những khuyến nghị chính sách hữu ích cho Việt Nam trong quá trình phát triển DNVVN. 7.Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, các danh mục hình vẽ, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 3: Thực trạng sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây. Chương 4: Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH HƯNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THANH ĐỨC PGS.TS ĐẶNG MINH ĐỨC HÀ NỘI-2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án cơng trình nghiên cứu khơng trùng lặp với cơng trình tác giả khác Các số liệu sử dụng luận án có nguồn gốc rõ ràng Tác giả luận án Trần Đình Hưng i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .viii MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Những cơng trình nghiên cứu cơng bố liên quan đến luận án .9 1.1.1 Nhóm cơng trình đề cập khn khổ lý thuyết doanh nghiệp vừa nhỏ 1.1.2 Nhóm cơng trình đề cập đến vai trị doanh nghiệp vừa nhỏ 13 1.1.3 Nhóm cơng trình đề cập đến nhân tố tác động sách hỗ trợ Nhà nước doanh nghiệp vừa nhỏ 15 1.1.4 Nhóm cơng trình đề cập vấn đề tồn doanh nghiệp vừa nhỏ 23 1.2 Khoảng trống nghiên cứu hướng nghiên cứu đề tài 24 1.2.1 Đóng góp của cơng trình trước: 24 1.2.2 Một số vấn đề cơng trình bỏ ngỏ, cần tiếp tục nghiên cứu: 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 27 2.1 Lý luận phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ 27 2.1.1 Lý thuyết Penrose phát triển doanh nghiệp: .27 2.1.2 Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp lực động doanh nghiệp 28 2.1.3 Lý thuyết phát triển theo giai đoạn .30 2.1.4 Chiến lược cạnh tranh phổ quát Michael Porter: 34 ii 2.2 Một số vấn đề chung doanh nghiệp vừa nhỏ 36 2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa nhỏ 36 2.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa nhỏ .48 2.2.3 Vai trò doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế .51 2.3 Khái niệm, tiêu chí đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ 56 2.3.1 Khái niệm phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ 56 2.3.2 Tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế 57 2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ 60 2.4 Khung phân tích phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế Đức 70 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 72 3.1 Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế Đức .72 3.1.1 Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ Đức đầu năm 2000 .74 3.1.2 Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ Đức giai đoạn khủng hoảng kinh tế giới .88 3.1.3 Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ Đức năm gần 106 3.2 Đánh giá phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ Đức .120 3.2.1 Ưu điểm doanh nghiệp vừa nhỏ Đức 120 3.2.2 Một số vấn đề tồn doanh nghiệp vừa nhỏ Đức .126 3.3 Những học kinh nghiệm từ thực tế phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ Đức 129 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 137 4.1 Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế Việt Nam .137 iii 4.2 Sự tương đồng khác biệt Việt Nam Đức .147 4.3 Một số khuyến nghị sách cho Việt Nam 161 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank AIIB Asian Infrastructure Bank APEC Asia-Pacific Cooperation ASEAN Association of Nations Ngân hàng Phát triển châu Á Investment Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Southeast Asian Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu BMWi Federal Ministry of and Technology Economics Bộ Kinh tế Công nghệ Liên bang CMCN Industrial Revolution CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện Agreement for Trans-Pacific Tiến xun Thái Bình Cách mạng cơng nghiệp Partnership Dương and DNVVN Small Enterprises Medium-sized Doanh nghiệp vừa nhỏ DtA German Equalisation Bank Ngân hàng Đền bù Đức EC European Commission Ủy ban châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu Eurostat European Statistics EVFTA EU-Vietnam Agreement Cơ quan Thống kê Châu Âu Free Trade Hiệp định Thương mại Tự Việt Nam-EU FDI Foregin Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội v GIZ Deutsche Gesellschaft für Tổ chức Hợp tác Phát triển Internationale Zusammenarbeit Đức IFC International Finance Corporation Tổ chức Tài quốc tế ILO International Organization KtW Kreditanstalt für Wiederaufbau Labour Tổ chức Lao động Quốc tế Ngân hàng Tái thiết Đức MIGA Multilateral Guarantee Agency Investment Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương OECD Organization forEconomic Tổ chức Hợp tác Phát triển Cooperation and Development Kinh tế PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số lực cạnh tranh cấp tỉnh R&D Research and Development Nghiên cứu Phát triển SBA Small Business Act Đạo luật Doanh nghiệp nhỏ VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt Nam World Bank Ngân hàng Thế giới WBG World Bank Group Nhóm Ngân hàng Thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Zentrales Innovations programm Chương trình Đổi sáng tạo Trung ương dành cho WB ZIM Mittelstand doanh nghiệp vừa nhỏ vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tiêu chí định lượng xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ vừa IFC MIGA thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới 39 Bảng 2.2 Xác định DNVVN theo tiêu chí định lượng Liên minh châu Âu 42 Bảng 2.3 Bảng tham chiếu xếp loại DNVVN 43 Bảng 2.4 Tiêu chí xác định DNVVN Đức 45 Bảng 2.5 Đặc điểm DNVVN so sánh với doanh nghiệp lớn 48 Bảng 2.6 Phân loại Hiệp hội/tổ chức theo tiêu chí 66 Bảng 4.1 Tiêu chí xác định DNVVN Việt Nam 2018 139 Bảng 4.2 Thống kê số lượng doanh nghiệp (dựa theo tiêu chí quy mơ lao động) từ 2005-2015 140 Bảng 4.3 Một số tương đồng khác biệt Việt Nam Đức 148 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mơ hình phát triển sáu giai đoạn Greiner 31 Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp vừa nhỏ theo khu vực (%) 55 Hình 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ 69 Hình 3.1 Đóng góp DNVVN kinh tế Đức (2003) 74 Hình 3.2 Các loại hình DNVVN tỷ trọng doanh thu DNVVN Đức 75 Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thất nghiệp Đức từ 2000-2005 76 Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thất nghiệp Đức từ 2003-2009 86 Hình 3.5 Vai trị DNVVN Đức kinh tế vĩ mô 87 Hình 3.6 Giá trị xuất hàng năm tỷ trọng giá trị xuất GDP Đức 88 Hình 3.7 Tỷ trọng nguồn tài DNVVN sử dụng hoạt động đổi sáng tạo (2010) 93 Hình 3.8 Doanh nghiệp thành lập, doanh nghiệp giải thể cán cân doanh nghiệp Đức từ 2007-2010 94 Hình 3.9 So sánh kết thực theo tiêu chí 10 điểm Đạo luật doanh nghiệp vừa nhỏ năm 2010/2011 97 Đức mức trung bình EU Hình 3.10 Tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thất nghiệp Đức từ 2007-2012 99 Hình 3.11 Doanh thu xuất DNVVN năm 2000, 2005, 2010 100 (đơn vị: tỷ euro) viii Hình 3.12 Vị trí DNVVN kinh tế Đức 2010/2011 (đơn vị: %) 101 Hình 3.13 Số lượng DNVVN dẫn đầu giới quốc gia (2012) 103 Hình 3.14 Tỷ lệ niên thất nghiệp Đức so với mức trung bình EU (đơn vị: %) 104 Hình 3.15 Số lượng người tự làm chủ Đức từ 2000-2012 105 Hình 3.16 Số lượng lao động DNVVN tỷ lệ lao động DNVVN kinh tế 110 Hình 3.17 Khởi nghiệp doanh nghiệp sáng chế đột phá 114 Hình 3.18 Tỷ lệ khởi nghiệp theo ngành nghề Đức (2019) 116 Hình 3.19 Sự thay đổi cấu ngành DNVVN từ 20062018 118 Hình 3.20 Tỷ lệ tăng trưởng lao động tăng trưởng doanh thu DNVVN Đức từ 2012-2018 (đơn vị: %) 119 Hình 3.21 Tỷ lệ tăng trưởng GDP tỷ lệ thất nghiệp Đức từ 20122018 (đơn vị: %) 120 Hình 4.1 146 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua năm ix 70 Chowdhury, S R (2011), Impact of global crisis on small and medium enterprises, Global Business Review, 12(3), 377-399 71 Christian Schroder (2016), The Challenges of Industry 4.0 for Small and Medium-sized Enterprises Friedrich-Ebert-Stiftung [online] Available at: https://www.researchgate.net/publication/305789672_The_Challenges_of_Ind ustry_40_for_Small_and_Medium-sized_Enterprises [Accessed 15 Feb 2020] 72 Chusho Meti (2013), Japan’s Policy on Small and Medium Enterprises (SMEs) and Micro Enterprises [online] Available at: http://www.chusho.meti.go.jp/sme _english /outline/ 04/ 2013100 pdf [Accessed 15 Feb 2020] 73 Cibela NEAGU (2016), The importance and role of small and medium-sized businesses Theoretical and Applied Economics, [online] XXIII(No 3(608) Available at: http://store.ectap.ro/articole/1217.pdf [Accessed 15 Feb 2020] 74 Cohen (1995), Innovation, Firm size and Market Structure (pp 42), London School of Economics 75 Cooper, A C (1979), Strategic management: New ventures and small business In D E Schendel & C W Hofer (eds) Strategic management: A new view of business policy and planning, Little, Brown & Co, Canada 76 Darroch, Mark & Clover, T.A (2005), The effects of entrepreneurial quality on the success of small, medium and micro agribusinesses in KwaZulu-Natal, South Africa, Agrekon 77 Decker, M., Schiefer, G., Bulander, R.(2006), Specific Challenges for small and medium-Sized Enterprises (SMEs) in m-business, in: Filipe, J., 182 Greene, T.(Publisher): Proceedings of the International Conference on ebusiness, Setubal: INSTICC Press.169-174 78 Delmar, F, & Wiklund,J (2008), The effect of small business managers' growth motivation on firm growth: A longitudinal study Entrepreneurship Theory and Practice, 32 (3), 437-457 79 Druker, P.F., 2009 Innovation and Entrepreneurship, New York: Harper Collins 80 Duberley, J and P Walley (1995), 'Assessing the adoption of HRM by small and medium sized manufacturing organizations', International Journal of Human Resource Management, 6, 891-909 81 Eisenhardt KM, Martin JA (2000), Dynamic capabilities: what are they?, Strat Manage J., 21(10/11): 1105- 1121 82 EUR-Lex (2016), A small business act for European SMEs, [online] Available at: https://eur-lex.europa.eu/legal- content/EN/TXT/?uri=CELEX:52008DC0394 [Accessed 10 Feb 2020] 83 European Commission (2010) Short time working arragements as response to cyclical fluctuations, Brussels 84 European Commission (2011), Europe 2020 – Overview, Brussels, [online] Available at: https://ec.europa.eu/eurostat/web/europe-2020- indicators, [Accessed 10 Feb 2020] 85 European Commission (2015), User guide to the SME Definition, Publications Office of the European Union, Luxembourg 86 European Commission (2016), SBA Fact Sheet: Germany (2010/2011), [online] 183 Available at:http://ec.europa.eu/DocsRoom/documents/15770/ attachments/15/translations/en/renditions/pdf [Accessed 10 Feb 2020] 87 European Commission (2017), Europe 2020 Targets, [online] Available at:https://ec.europa.eu/eurostat/documents/4411192/4411431/Europe_2020_T argets.pdf [Accessed 10 Feb 2020] 88 European Commission (2020), Small and Medium-sized enterprises (SMEs), [online] Brussels: Eurostat Available at: https://ec.europa.eu/eurostat/web/structural-business-statistics/structuralbusiness-statistics/sme [Accessed 10 Feb 2020] 89 European Commission(2003).Commission Recommendation of May 2003 concerning the definition of micro, small and medium-sized Enterprises Official Journal of the European Union 90 European Commission (2019), Entrepreneurship and Small and medium-sized enterprises (SMEs) - Internal Market, Industry, Entrepreneurship and SMEs - European Commission, [online] Available at: https://ec.europa.eu/growth/smes_en [Accessed 11 Apr 2019] 91 European Parliament (2003), The German economy European Parliament, Luxembourg: 2003 92 Eurostat (2011), Key figures on European business with a special feature on SMEs, Luxembourg: Publications Office of the European Union 93 Federal Ministry for Economic Affairs and Energy – BMWi (2015), Central Innovation Programme for SMEs, BMWi, Berlin 184 94 Federal Ministry for Economic Affairs and Energy – BMWi (2019), Central Innovation Programme for SMEs (ZIM), Available at: https://www.zim.de/ZIM/Redaktion/DE/Publikationen/Publikationen/informa tionsbroschuere-zim englisch.pdf? blob= publicationFile&v=11, [Accessed 10 Feb 2020] 95 Federal Ministry for Economic Affairs and Energy – BMWi (2019), KMU-innovativ, [online] Available at: https://www.bmbf.de/de/kmu- innovativ-561.html [Accessed 10 Feb 2020] 96 Federal Ministry for Economic Affairs and Energy (2017), Future of the German Mittelstand: Action Programme, Berlin, [online] Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/aktionsprogrammzukunft-mittelstand.pdf? blob=publicationFile&v=7 [Accessed 17 Jun 2019] 97 Federal Ministry for Economic Affairs and Energy (2017) “SMEs are driving economic success Facts and figures about German SMEs” [online] Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/Mittelstand/ driving-economic-success-sme.pdf? blob=publicationFile&v=4 [Accessed 17 Jun 2019] 98 Federal Ministry of Economic Affairs and Energy (2019), The German SME strategy, Berlin, [online] Available at:https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/ Mittelstand/ germansme-strategy.pdf?blob=publicationFile&v=3 [Accessed 10 Feb 2020] 99 Federal Ministry of Economics and Technology (2011), Building on SMEs: Greater Responsibility – Greater Freedom, Berlin 185 100 Federal Ministry of Economics and Technology (2012), German Mittelstand: Engine of the German economy: Facts and figures about small and medium-sized German firms, Berlin 101 Federal Ministry of Economics and Technology (2013), The German Mittelstand: Facts and figures about German SMEs: Current Economic Climate, Berlin Available at:https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen /wirtschaftsmotormittelstand-zahlen-und-fakten-zu-den-deutschen-kmu.pdf? blob=publicationFile&v=4, [Accessed 10 Feb 2020] 102 Federal Ministry of Economics and Technology (n.d.), German Mittelstand: Engine of the German economy, Berlin: Federal Ministry of Economics and Technology (BMWi), Public Relations Division 103 Flamholtz, E G 1986, Managing the transition from an entrepreneurship to a professionally managed firm, Jossey-Bass, San Francisco 104 Franch Parella, J and Carmona Hernández, G., (2018), The German Business Model: The Role of the Mittelstand Journal of Management Policies and Practices, [online] 6(1) Available at: https://www.researchgate.net/publication/327322119_The_German_Business _Model_the_role_of_the_Mittelstand [Accessed 28 March 2020] 105 GIZ (2012), The German Mittelstand – an Overview, [online] Available at:http://www.dcmsme.gov.in/Policies/International %20Policies/The%20Ger man%20Mittelstand_An%20Overview.pdf [Accessed 17 Jun 2019] 186 106 Grant, R.M (1991), The resource based theory of competitive advantage: Implications for strategy formulation, California Management Review 33 (3): pp 114 107 Gruenwald, R (2014), Alternative Approaches in Evaluating the EU SME Policy: Answers to the Question of Impact and Legitimization, Entrepreneurial Business and Economics Review, [online] Available at: https://eber.uek.krakow.pl/index.php/eber/article/view/45 [Accessed 17 Jun 2019] 108 Guffey, Mary Ellen (2008), Business Communication: Process & Product 6th Edition 109 Günterberg, B.; Kayser, G (2004) SMEs in Germany - Facts and Figures 2004, in: Institut für Mittelstandsforschung Bonn (Hrsg.): IfMMaterialien Nr 161, Bonn 110 Hansjörg Herr Zeynep M Nettekoven (2017), The role of small and medium-sized enterprises in development: What can be learned from the German experience? Berlin: Friedrich-Ebert-Stiftung, Department for Asia and the Pacific Available at: https://www.giz.de/de/downloads/giz2013-ensme-promotion-and-development-germany.pdf [Accessed 17 Jun 2019] 111 Harvie, C and Lee, B.C (2005), ‘Introduction: the Role of Small and Medium-sized Enterprises in Achieving and Sustaining Growth and Performance (with B.C Lee)’, in C.Harvie and B.C Lee (eds.), Sustaining Growth and Performance in East Asia: the Role of Small and Medium Sized Enterprises, Studies of Small and Medium sized Enterprises in East Asia, Volume III, Chapter 1, pp 3-27, Cheltenham, UK 187 112 Hauser, Hans-Eduard (1998), SME in Germany, Facts and Figures 1998, Bonn: Institut für Mittelstandsforschung (IFM) 113 Hong, P and Jeong, J (2006), "Supply chain management practices of SMEs: from a business growth perspective", Journal of Enterprise Information Management, Vol 19 No 3, pp 292-302 114 IfM – Institut für Mittelstandsforschung (2016b), The definition of the Mittelstand by IfM, Bonn, [online] Available at: https://www.ifmbonn.org/definitionen/kmu-definition-des-ifm-bonn/, [Accessed 11 Apr 2019] 115 ILO (2019), Small Matters: Global evidence on the contribution to employment by the self-employed, micro-enterprises and SMEs, Geneva: International Labour Office 116 International Institute for Labour Studies (2011), Germany: A Jobcentred approach, Studies on growth with equity, Geneva, ILO 117 Jean-Marie Avezou (2015), Thinking small: EU SME Policy, EURObiz-Journal of the European Union Chamber of Commerce in China [online] Available at: https://www.eurobiz.com.cn/thinking-small-eu-smepolicy/ [Accessed 11 Apr 2019] 118 JICA (2004) Approaches for Systematic Planning of Development Projects JICA, Tokyo 119 Johanna Hopp (2019), The Hartz employment reforms in Germany, Centre for Public Impact: A BCG Foundation, [online] Available at: https://www.centreforpublicimpact.org/ case-study/hartz-employmentreforms-germany/ [Accessed 10 Feb 2020] 188 120 Jones O and Tilley (2003), Competitive Advantage in SMEs: organizing for innovation and change, Willey 121 KfW (2011), Mittelstands panel, [online] Available at: https://www.kfw.de/Download-Center/Konzernthemen/Research/Researchenglisch/ PDF-Dateien-Mittelstandspanel/Mittelstandspanel-2011-EnglischKF.pdf, [Accessed 10 Feb 2020] 122 KfW (2013), KfW Economic Research: Focus on economics, KfW Group, Frankfurt 123 KfW (2019), 227,000 SMEs want to transfer owership by the end of 2020, [online] Available Group/Newsroom/Latest-News/ at: https://www.kfw.de/KfW- Pressemitteilungen-Details 505088.html, [Accessed 10 Feb 2020] 124 KfW (2019), KfW SME Panel 2019: After a record year, dark clouds are gathering – SMEs between all-time highs and recession fears, KfW Group, Frankfurt 125 KfW (2020), KfW Start-up Report 2019: Number of start-ups in Germany continues to grow, KfW Group, Frankfurt 126 Kossyva, D., K Sarri, and N Georgopoulos 2014 Coopetition: A business strategy for SME in times of economic crisis South-Eastern Europe Journal of Economics 1: 89–106 127 Kotter, J P., and J L Heskett (1992), Corporate Culture and Performance New York: Free Press, 1992 128 Kushnir, Khrystyna, Melina Laura Mirmulstein and Rita Ramalho (2010), How Do Economies Define Micro, Small and Medium Enterprises (MSMEs)?, IFC and the World Bank 189 129 Lageman et al (1999: 82) observe that the number of GmbHs rose from 122,000 to 513,000 between 1974 and 1998 This applied especially to medium-sized and large enterprises 130 Lageman, Bernhard, et al (1999), Kleine und mittlere Unternehmen im sektoralen Strukturwandel, Essen 131 Laura Južnik Rotar, Roberta Kontošić Pamić & Štefan Bojnec (2019), Contributions of small and medium enterprises to employment in the European Union countries, Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 32:1, 3296-3308 132 Loecher, U.(2000), Small and medium-sized Enterprises: delimitation and the European definition in the area of industrial business, European Business Review,12 (5), 261-264 133 Macpherson, A and Holt, R (2007), Knowledge, learning and small firm growth: A systematic review of the evidence, Research Policy, Vol 36, pp 172–192 134 Markman, G D., & Baron, R A (2003), Person-entrepreneurship fit: why some people are more successful as entrepreneurs than others, Human Resource Management Review, 13(2), 281–301 135 Matthias Zoephel (2008), Michael Porter's Competitive Advantage Theory: Focus Strategy for SMEs, Norderstedt 136 McCarthy, B (2003), The impact of the entrepreneur's personality on the strategy-formation and planning process in SMEs, Irish Journal of Management, 24(1), 154 190 137 Mella, Piero & Pellicelli, Michela (2008), The Origin of Value Based Management: Five Interpretative Models of an Unavoidable Evolution, International Journal of Knowledge, Culture and Change Management 138 Michael Porter (1985), Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, NewYork: Free Press 139 Muzyka, Daniel, Breuninger, Hans, & Rossell, Gerda (1997), The Secret of New Growth in Old German Mittelstand Companies, European Management Journal, Vol.15, No 2, pp.147- 157 140 Narteh, B (2013), SME bank selection and patronage behaviour in the Ghanaian banking industry, Management Research Review, 36(11), 10611080 141 Nasser, M E., du Preez, J and Herrmann, K (2003), Flight of the young flamingos: alternative futures for young entrepreneurs in South Africa, in Futures Vol 35 142 Nils Dahne (2018), Introducing German Mittelstand, Dresden: UniversityofAppliedSciences[online].Availableat: http://nilsdaehne.com/downloads/20180108_IGM_ Lecture_WS1718.pdf [Accessed 16th Jan 2019] 143 OECD (2005), OECD SME and Entrepreneurship Outlook 2005, OECD, Paris 144 OECD (2009), Employment Outlook, OECD, Paris 145 OECD (2014) Promoting SMEs for development OECD, Istanbul 191 146 Olaf Storbeck (2018), German Mittelstand faces generational crisi, [online] Available at: https://www.ft.com/content/739b698e-292c-11e8b27e-cc62a39d57a0 [Accessed 10 Feb 2020] 147 Olawale, F.,&Garwe,D (2010), Obstacles to the growth of new SMEs in South Africa: A principle component analysis approach, African journal f business and management, Vol (5) PP 729-738 148 Orford, J., Goldstuck, A., Shay,D., Wood, E , Herrington, M and Hudson, J (2004), Global Entrepreneurship Monitor: 2004 Executive Report Graduate School of Business, University of Cape Town 149 OSMEP, (2008), Situation and Structural Indicators of SMEs in 2008 and 5-Year Changes, White Paper on SMEs 2008 and Trends 2009 150 Pasnicu, Daniela (2018), Supporting SMEs in creating jobs, Journal of Economic Development, Environment and People 15 10.26458/jedep.v7i1.575 151 Penrose, E (2013), The Theory Of The Growth Of The Firm, Oxford: Oxford University Press 152 Pretorius, M., & Shaw, G (2004), Business plan in bank-decision making when financing new ventures in South Africa, South African Journal of Economics and Management Science, 7(2), 221-242 153 Purwanti, E (2012), Pengaruh karakteristik wirausaha, modal usaha, strategi pemasaran terhadap perkembangan UMKM di Desa Dayaan dan Kalilondo Salatiga, Among Makarti Vol 5, No 192 154 Rauch, A., & Frese, M (2000), Psychological approaches to entrepreneurial success: A general model and an overview of findings, International Review of Industrial and Organizational Psychology, 15 155 Rejnald M & Gerdi (2011), Risks with which face Albanian business and their managing, Finance Department, Economic Faculty, University of Tirana 156 Rindova, V.P and Fombrun, C.J (1999), Constructing competitive advantage: The role of firm-constituent interactions, Strategic Management Journal, 20 (8): pp 691-710 157 Roxana Gabriela Hodorogel (2011), German SMEs Affected by the World Crisis Theoretical and Applied Economics, [online] Available at: http://store.ectap.ro/articole/642.pdf [Accessed 10 Feb 2020] 158 Schröder, Christian (2016), The Challenges of Industry 4.0 for Small and Medium-sized Enterprises, Friedrich-Ebert-Stiftung, Bonn 159 Simon, Hermann (1996), Hidden Champions, The Lessons from 500 of the World’s best unknown Companies, London: Harvard Business School Press 160 Statista (2020), Distribution of startups in Germany in 2019, by industry, [online] Available at: https://www.statista.com/statistics/883498/start-up-distribution-by-industrygermany/ [Accessed 10 Feb 2020] 161 Steel,W.F 1993 ‘Analysing the policy framework for small enterprise development’ In Helmsing,A.H.J and Kolstee,T (eds.) Small Enterprises and Changing Policies London: IT Publications 193 162 St-Jean, E., Julien, P., and Jos´ee, A (2008), Factors associated with growth changes in gazelles, Journal of Enterprising Culture, 16, 161–188 163 Stokes, D., Wilson, N.(2010), Entrepreneurship and Small Business Management (6th ed.), Andover: Cengage Learning EMEA 164 Tannock, J., Krasachol, L and Ruangpermpool, S (2002), The development of total quality management in Thai manufacturing SMEs: A case study approach, International Journal of Quality & Reliability Management, Vol 19, No 4, pp 380-395 165 Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), Dynamic capabilities and strategic management, Strategic Management Journal 18(7):509-33 166 The Institute for SMEs Research Bonn (n.d); cited in report of Roxana Gabriela Hodorogel (2011),German SMEs Affected by the World Crisis Theoretical and Applied Economics, [online] Available at: http://store.ectap.ro/articole/642.pdf [Accessed 10 Feb 2020] 167 The World Bank (2020), Germany At-A-Glance, [online] Available at: https://www.worldbank.org/en/country/germany/overview, [Accessed 10 Feb 2020] 168 The World Bank (2020), Vietnam At-A-Glance, [online] Available at: https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview, [Accessed 10 Feb 2020] 169 The World Bank (n.d.), Small and medium enterprises (SMEs) finance: Improving SMEs’ access to finance and finding innovative solutions to unlock sources of capital, [online] Available https://www.worldbank.org/en/topic/smefinance [Accessed 14 Feb 2020] 194 at: 170 The World Bank (2013), IFC jobs study: Assessing private sector contributions to job creation and poverty reduction, Washington, DC: World Bank Group 171 Thornhill, S., & Amit, R (2003), Learning about Failure: Bankruptcy, Firm Age, and the Resource-Based View, Organization Science, 14 (5), 497-509 172 Tony Dolphin & David Nash (2012), Report Investing for the future: Why we need a British investment bank, Institute for Public Policy Research, London: 2012 173 Volker Zimmermann (2020), Financing of digitalisation and capital expenditure in SMEs – a comparison, KfW Group, Frankfurt 174 Wernerfelt B (1984), A resource-based view of the firm, Strategic Management Journal 5:171-80 175 Wilkinson, B., (2002), Small, Micro, and Medium Enterprise Development: Expanding the Options for Debt and Equity Finance, Financial Sector Workshop, National Economic Development and Labour Council (NEDLAC), Johannesburg, South Africa, Iris, April 176 World Bank (n.d), Exports of goods and services (% of GDP) – Germany, [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.ZS?locations=DE [Accessed 10 Feb 2020] 177 World Bank (n.d), Exports of goods and services (constant LCU) – Germany, Available at: https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.KN?end=2012& locations=DE&start=2003&view=chart [Accessed 10 Feb 2020] 195 178 World Bank (n.d), Fertility rate, total (births per woman) – Germany [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.TFRT.IN?end=2017& locations=DE&start=1975 [Accessed 10 Feb 2020] 179 World Bank (n.d), GDP growth (annual %) – Germany, [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG? end=2018&loc ations=DE&most_recent_year_desc=false&start=1990&view=chart [Accessed 10 Feb 2020] 180 World Bank (n.d), Unemployment, total (% of total labor force) (modeled ILO estimate) – Germany, [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/SL.UEM.TOTL.ZS?end=2019&locations =DE&most_recent_year_desc=false&start=1991&view=chart [Accessed 10 Feb 2020] 181 World Bank, (2012), Doing business in a more transparent world WB, Washington 182 World Bank Group (2019), World Bank Group Support for Small and Medium Enterprises A Synthesis of Evaluative Findings, WorldBank Publications, Washington DC 183 WTO (2017), Micro, small and medium-sized enterprises” WTO Buenos Aires [online] Available at: https://www.wto.org/english/thewto_e/minist_e/mc11_e/briefing_notes_e/bf th msmes_e.htm [Accessed 16 Jan 2019] 184 Yon, R., Evans, D (2011), The role of small and medium enterprises in Frontier Capital Markets, Network Science Center, West Point 196 ... đến phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ 60 2.4 Khung phân tích phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế Đức 70 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH. .. KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 72 3.1 Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế Đức .72 3.1.1 Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ Đức đầu năm 2000 .74 3.1.2 Phát triển doanh. .. trợ phát triển DNVVN kinh tế Từ tất lý nêu trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu: ? ?Sự phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ kinh tế Đức năm gần đây? ?? để bảo vệ luận án tiến sĩ Kinh tế quốc tế

Ngày đăng: 20/03/2021, 17:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Minh Anh (2020), “Địa phương cần tăng nguồn lực cho quỹ bảo lãnh tín dụng”, Thời báo tài chính Việt Nam [online] Xem tại:http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2020-03-08/dia-phuong-can-tang-nguon-luc-cho-quy-bao-lanh-tin-dung-83480.aspx [Truy cập ngày 03 tháng 12 năm 2020] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa phương cần tăng nguồn lực cho quỹ bảo lãnhtín dụng”, "Thời báo tài chính Việt Nam
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2020
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2017
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2017
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2019
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Nghi-dinh-90-2001-ND-CP-tro-giup-phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-48600.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịđịnh của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2001
6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại:http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=88612 [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịđịnh về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2009
7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-56-2009-ND-CP-tro-giup-phat-trien-doanh-nghiep-nho-vua-90635.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịđịnh của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định của Chính phủ số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chi tiết một số điều luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-39-2018-ND-CP-huong-dan-Luat-Ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-366561.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịđịnh của Chính phủ số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chi tiết một số điều luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nhgiệp nhỏ và vừa.[online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Nghi-dinh-39-2018-ND-CP-huong-dan -Luat-Ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-366561.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịđịnh Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nhgiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị quyết về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Nghi-quyet-35-NQ-CP-ho-tro-phat-trien-doanh-nghiep-2020-2016-311331.aspx [Truy cập 15 tháng 03 năm 2020] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định về việc Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Nghi-dinh-34-2018-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-Quy-bao-lanh-tin-dung-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-378399.aspx [Truy cập 15 tháng 03 năm 2020] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịđịnh về việc Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
12. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định về Tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/nghi-dinh-39-2019-nd-cp-ve-quy-phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-172694-d1.html [Truy cập 15 tháng 03 năm 2020] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịđịnh về Tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
13. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định của Chính phủ 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-90-2001-ND-CP-tro-giup-phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-48600.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), "Nghịđịnh của Chính phủ 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2001
14. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (2020), Giai đoạn 1986- 2006, [online] Xem tại: http://moit.gov.vn/web/guest/lanh-dao-bo, [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (2020), "Giai đoạn 1986-2006
Tác giả: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương
Năm: 2020
15. Công ty Tài chính Quốc tế IFC (2017), Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng, Ngân hàng Thế giới, Thủ đô Washington Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp do phụ nữlàm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng
Tác giả: Công ty Tài chính Quốc tế IFC
Năm: 2017
16. Vũ Hùng Cường (2016), Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản cho phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản chophát triển
Tác giả: Vũ Hùng Cường
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2016
17. Nguyễn Như Đến (2007), “Những định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 2007, số 02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những định hướng phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ của EU hiện nay”, "Tạp chí Nghiên cứu châu Âu
Tác giả: Nguyễn Như Đến
Năm: 2007
18. Đặng Minh Đức (2003), “Chính sách về doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2001-2005 ở Liên minh châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 2003, số 02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách về doanh nghiệp vừa và nhỏgiai đoạn 2001-2005 ở Liên minh châu Âu”, "Tạp chí Nghiên cứu châu Âu
Tác giả: Đặng Minh Đức
Năm: 2003
19. Phạm Xuân Giang (2009), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí Công nghiệp, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. "Tạp chí Công nghiệp
Tác giả: Phạm Xuân Giang
Năm: 2009
20. Phạm Thái Hà (2018), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, 2018, số 675 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏvà vừa ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Phạm Thái Hà
Năm: 2018
21. Thy Hằng (2018), Doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, [online] Xem tại:https://enternews.vn/doanh- nghiep-viet-trong-chuoi-gia-tri-toan-cau-136028.html, [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp
Tác giả: Thy Hằng
Năm: 2018

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w