1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình

98 51 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điền kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng thì chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định. Nguồn nhân lực là tài sản vô cùng quý, là yếu tố quyết định sự thành công của mọi cơ quan, đơn vị. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn được các cơ quan, đơn vị, quan tâm đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Trong Văn kiện đại hội XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI. Trong bối cảnh chung của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình có vai trò, vị trí quan trọng đặc biệt. Chất lượng nguồn nhân lực Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình là cơ sở, động lực to lớn đối với công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng và thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của Kiểm lâm. Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình là một đơn vị tổ chức công trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình với chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước về chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Xác định được tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy trong những năm qua Chi cục Kiểm lâm đã chú trọng vào công tác đào tạo nhân lực và đã được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm vẫn còn bộc lộ một số những hạn chế cần khắc phục như: việc xác định nhu cầu đào tạo còn mang tính chủ quan; mục tiêu đào tạo còn nặng định tính, chưa có định lượng cụ thể công tác tổ chức đào tạo còn tình trạng đào tạo không đúng đối tượng gây lãng phí kính phí; nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo chưa phong phú; kinh phí đào tạo còn hạn chế... Nguồn nhân lực tại một số đơn vị trực thuộc vẫn tồn tại tình trạng thừa, chưa đáp ứng năng lực làm việc, thiếu những nhân lực có năng lực làm việc hiệu quả. Theo đánh giá nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm từ năm 2015-2019, số nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu công việc vẫn còn lớn. Hơn nữa, số nhân lực là công chức trực tiếp tham gia kiểm tra, kiểm soát trực tiếp tại các đơn vị Kiểm lâm địa bàn còn rất mỏng, trung bình khoảng 1000 ha rừng thì bố trí một công chức Kiểm lâm (từ năm 2019 không còn định biên với công chức kiểm lâm), trình độ không đồng đều ở các độ tuổi, hoặc có chuyên ngành được tuyển dụng đầu vào khác khau; hoặc năng lực bản thân của một số công chức còn yếu kém, vì có không ít nhân lực được đào tạo thông qua hình thức tại chức, từ xa và qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày nên có những hạn chế nhất định trong cập nhật, tiếp thu kiến thức mới. Những điều này đã làm ảnh hưởng chung đến chất lượng công việc của toàn cơ quan và dẫn đến việc phải tổ chức đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực Kiểm lâm, đây là một khó khăn không nhỏ hiện nay của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. Với những lý do trên, việc nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình là rất cần thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đào tạo nhân lực trong tổ chức công, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của công tác đào tạo nhân lực, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo này của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực. - Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung về công tác đào tạo nguồn nhân lực. + Về mặt thời gian: Số liệu thu thập để phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2015 - 2019. + Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: Để đảm bảo nguồn thông tin phục vụ việc phân tích và đánh giá có hiệu quả, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp. Cụ thể đối với thu thập dữ liệu thứ cấp tác giả tiến hành khảo sát một số cán bộ, công chức, của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. Các thông tin sau khi thu thập, được tiến hành phân loại, phân theo nhóm nội dung và mục đích trình bày. - Phương pháp phân tích dữ liệu: + Phương pháp thống kê - phân tích: Thống kê các số liệu liên quan đến đề tài như số lượng cán bộ, công chức, cơ cấu, trình độ đào tạo,… Sau đó phân tích số liệu, phát hiện bản chất của các vấn đề như thực trạng, nguyên nhân vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Phương pháp này phân tích số liệu qua các kết quả khảo sát, qua các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp đã thu được. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, xác định các mặt tích cực, mặt hạn chế nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất về đào tạo nhân lực tại Công ty mà tác giả nghiên cứu. 5. Những dự kiến đóng góp của luận văn Luận văn đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm đào tạo nguồn nhân lực trong một tổ chức, tập trung làm rõ đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức cả về thể lực, trí lực và tâm lực, đánh giá việc đào tạo nguồn nhân lực. Thông qua việc phân tích, đánh giá các đặc điểm nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng; đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực; đưa ra được ưu điểm, tồn tại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu theo ba Chương (không kể phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo) như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công. Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Luận văn thạc sỹ năm 2019 của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đã Nẵng:"Đào tạo nguồn nhân lực tại Báo Quảng Bình” Luận văn đã nêu khái niệm nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực; đề xuất 10 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Báo Quảng Bình. - Luận văn thạc sỹ năm 2019 của tác giả Phạm Thị Xuân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đã Nẵng:"Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình” Luận văn đã nêu rõ các vấn đề lý luận cơ bản đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần dược phẩm Quảng bình; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo tại Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình. - Luận văn thạc sỹ năm 2016 của tác giả Nguyễn Hoài Ân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đã Nẵng:"Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum” Luận văn đã nêu rõ các vấn đề lý luận cơ bản về nhân lực, đào tạo nhân lực; vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo tại Cục thuế tỉnh Kon Tum. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đặng Ngọc Bình (2012). “Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Hải Quan tỉnh Bình Định” Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, mục đích, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Thông qua việc phân tích thực trạng đào tạo giai đoạn 2009¬-2011 của Cục Hải quan Bình Định, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo giai đoạn 2012-2015. Trong đó, theo tác giả giải pháp hoàn thiện nội dung đào tạo phải căn cứ vào từng đối tượng đào tạo cụ thể theo yêu cầu công việc chuyên môn đang đảm nhiệm là: Lãnh đạo Chi cục; lãnh đạo cấp phòng, đội; công chức hoạch định chính sách, công chức thực thi chính sách.... - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng (2013) “Đào tạo nguồn nhân lực cho công ty xây lắp dầu khí miền trung”. Luận văn nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, được xem là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò quang trọng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn nêu rõ tiến trình đào tạo nguồn nhân lực gồm ba giai đoạn cụ thể: giai đoạn đánh giá nhu cầu đào tạo, giai đoạn đào tạo, giai đoạn đánh giá.Trên cơ sở phân tích các mặt còn hạn chế của công tác đào tạo tại công ty xây lắp dầu khí miền trung tác giả đã đưa ra hai nhóm giải pháp cho công tác đào tạo tại công ty. Đó là các nhóm giải pháp về mặt tổ chức và các giải pháp cho nội dung của công tác đào tạo; trong đó đặc biệt chú ý đến công tác phân tích nhu cầu đào tạo. - Bài báo của PGS.TS. Võ Xuân Tiến (2010) “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”. Bài báo đã góp phần làm sáng tỏ nhiều ý kiến khác nhau về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tác giả đã đưa ra được những nhận định về khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; ngoài ra người đọc còn có cơ hội tìm hiểu thêm về: năng lực của người lao động, động cơ thúc đẩy người lao động, yêu cầu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Giáo trình của Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân “Quản trị nhân lực”. Giáo trình đã đưa ra khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực. Theo tác giả thì đào tạo ngồn nhân lực là một hoạt động có tổ chức và được thực hiện trong một thời gian nhất định. Do đó, trong các tổ chức, công tác đào tạo cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và kế hoạch. Đào tạo không phải là các hoạt động dạy và học đơn lẻ mà là một quy trình có hoạch định và có tổ chức. - Sách của PGS.TS Trần Kim Dung với “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ 9 có sửa đổi và bổ sung năm 2015. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm trên thế giới và thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam tác giả giới thiệu các kiến thức, tư tưởng và kỹ năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. Cuốn sách gồm 12 chương, trong đó tại chương 3 “Phân tích công việc” nêu rõ vai trò ý nghĩa của phân tích công việc đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói chung và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Tại chương 7 “Đào tạo và phát triển” giúp người đọc hiểu cách xác định nhu cầu đào tạo, cách chọn lựa phương pháp đào tạo và cách đánh giá hiệu quả đào tạo. - Sách của Nguyễn Hữu Thân “Quản trị nhân sự”, NXB lao động-xã hội tái bản lần thứ 9 năm 2013,. Cuốn sách gồm 12 chương. Trên cơ sở tổng hợp chọn lọc kinh nghiệm từ các trường phái quản trị nhân sự của nước ngoài, cuốn sách xây dựng triết lý quản trị nhân sự trên cơ sở phù hợp cái hay cái tốt của nước ngoài phù hợp với văn hoá Việt Nam. Tại chương 8, Phần III “ Đào tạo và phát triển” cuốn sách đã giới thiệu tiến trình đào tạo, nêu cụ thể các thành tố của chức năng đào tạo huấn luyện và từng giai đoạn của một tiến trình đào tạo. - Đề tài nghiên cứu của TS Ngô Thành Cang (2013) “Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ cho cán bộ công chức” Học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã tập trung làm rõ quan điểm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, quy trình đào tạo bồi dưỡng và thực hiện cải cách trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. - Quyết định số: 5408/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách giai đoạn 2016 - 2020" với mục tiêu chung đó là Nâng cao năng lực về kiến thức lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các đề tài nghiên cứu đều có tính lý luận và thực tiễn nhất định góp phần rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức nói chung. Tuy nhiên, hiện nay tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình chưa có nghiên cứu nào về đào tạo, Vì vậy, đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình” là đề tài không trùng lặp với các tài liệu, đề tài khác về lý luận, thực tiễn và nội dung nghiên cứu.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HÀ THỊ NGUYỆT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2020 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HÀ THỊ NGUYỆT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG THIÊN PHÚ Đà Nẵng - Năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình khác Tác giả luận văn Hà Thị Nguyệt ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .vii MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: 2.2 Mục tiêu cụ thể: 3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Những dự kiến đóng góp luận văn Kết cấu luận văn .5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC CÔNG 1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1 Nguồn nhân lực 1.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực .10 1.2 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC .11 1.3 NỘI DUNG ĐÀO TẠO 13 1.3.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo .13 1.3.2 Xác định mục tiêu đối tượng đào tạo 15 1.3.3 Nội dung đào tạo lựa chọn phương pháp đào tạo 16 1.3.4 Xác định phương tiện, tài liệu, giảng viên 17 1.3.5 Dự tốn chi phí đào tạo 18 1.3.6 Đánh giá kết đào tạo 19 iii KẾT LUẬN CHƯƠNG 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH 23 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC KIỂM LÂM QUẢNG BÌNH 23 2.1.1 Q trình hình thành phát triển Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình 23 2.1.2 Chức nhiệm vụ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình.30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình .35 2.1.4 Một số kết hoạt động Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình năm 2019 36 2.2 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM QUẢNG BÌNH 42 2.2.1 Số lượng nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình từ năm 2015-2019 42 2.2.2 Về cấu lao động theo giới tính 46 2.2.3 Về cấu lao động theo độ tuổi 47 2.2.4 Về cấu lao động theo trình độ chun mơn 48 2.2.4 Về cấu lao động theo ngạch công chức 49 2.2.5 Về cấu lao động theo trình độ tin học, ngoại ngữ 50 2.2.6 Về cấu lao động theo trình độ lý luận Chính trị 52 2.2.7 Về cấu lao động phân theo chức danh lãnh đạo 53 2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH .54 2.3.1 Thực trạng đánh giá nhu cầu đào tạo 54 2.3.2 Thực trạng xác định mục tiêu đối tượng đào tạo 57 2.3.3 Xác định nội dung, lựa chọn phương pháp đào tạo nguồn nhân lực 59 iv 2.3.4 Xác định phương tiện tài liệu, giảng viên 63 2.3.6 Đánh giá kết đào tạo 66 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH 66 2.4.1 Kết đạt nguyên nhân 66 2.4.2 Hạn chế nguyên nhân 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 70 CHƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH 71 3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH 71 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH .73 3.2.1 Hồn thiện cơng tác đánh giá nhu cầu đào tạo 73 3.2.2 Hồn thiện cơng tác xác định mục tiêu đối tượng đào tạo 77 3.2 Hoàn thiện phương tiện, tài liệu, giảng viên .79 3.2.4 Dự tốn kinh phí đào tạo 81 3.2.5 Đánh giá kết đào tạo 82 3.2.6 Một số giải pháp khác 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .88 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH BV CN GLP GMP GSP KH KH-KD NLĐ NNL TC - HC SX Bảo hiểm xã hội Bệnh viện Chi nhánh Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc Thực hành tốt sản xuất Thực hành tốt bảo quản thuốc Kế hoạch Kế hoạch – Kinh doanh Người lao động Nguồn nhân lực Tổ chức - Hành Sản xuất vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Quy mô nguồn nhân Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình từ năm 2015-2019 .43 Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính từ năm 2015-2019 .46 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi từ năm 2015-2019 47 Bảng 2.4 Cơ cấu lao đơng trình độ chun mơn từ năm 2015-2019 48 Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo ngạch 2015-2019 .49 Bảng 2.6 Cơ cấu lao đơng trình độ tin học từ năm 2015-2019 50 Bảng 2.7 Cơ cấu lao đơng trình độ ngoại ngữ từ năm 2015-2019 .51 Bảng 2.8 Cơ cấu lao đơng trình độ trị từ năm 2015-2019 53 Bảng 2.9 Cơ cấu nhân lực phân theo chức danh từ năm 2015-2019 54 Bảng 2.10 Kết khảo sát thực nhu cầu đào tạo .56 Bảng 2.11 Chương trình đối tượng đào tạo Chi cục Kiểm lâm 58 Bảng 2.12 Tổng hợp đánh giá cán bộ, công chức lựa chọn đối tượng đào tạo 59 Bảng 2.13 Tổng hợp chuyên môn nghiệp vụ đào tạo Chi cục Kiểm lâm từ năm 2015-2019 60 Bảng 2.14 Tổng hợp tình hình luân chuyển, điều động từ năm 2015-2019 62 Bảng 2.15: Tổng hợp quy mô đào tạo theo phương pháp đào tạo Chi cục Kiểm lâm năm 2015-2019 .63 Bảng 2.16: Kinh phí đào tạo Chi cục Kiểm lâm năm 2015-2019 65 Bảng 3.1 Dự kiến số lao động nghỉ chế độ giai đoạn 2020-2025 74 Bảng 3.2 Quy hoạch cán lãnh đạo giai đoạn 2020-2025 75 Bảng 3.3 Mô tả công việc vị trí việc làm .75 Bảng 3.4 Tổng hợp dự kiến kinh phí đào tạo năm 2020 81 Bảng 3.5 Phiếu điều tra cán bộ, cơng chức chương trình đào tạo 83 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Sở đồ tổ chức Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình 35 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Trong điền kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao hội nhập sâu rộng chất lượng nguồn nhân lực coi yếu tố quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế đời sống người xã hội định Nguồn nhân lực tài sản vô quý, yếu tố định thành công quan, đơn vị Vì vậy, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực quan, đơn vị, quan tâm mức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập phát triển cán bộ, công chức, viên chức người lao động Trong văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh quan tâm đặc biệt làm rõ lập trường, quan điểm, tính quán cần thiết phải đổi bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Đổi bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khẳng định văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt Nghị số 29 Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định khơng quốc sách hàng đầu, “chìa khóa” mở đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà cịn “mệnh lệnh” sống Trong Văn kiện đại hội XII, kế thừa quan điểm đạo nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa đường lối đổi bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm phát triển, mang tính đột phá, khai mở đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam kỷ XXI Trong bối cảnh chung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, đại hóa đất nước việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình có vai trị, vị trí quan trọng đặc biệt Chất lượng nguồn nhân lực Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình sở, động lực to lớn công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng thực thi pháp luật 75 lựa chọn với chức danh theo quy định Bảng 3.2 Quy hoạch cán lãnh đạo giai đoạn 2020-2025 TT Chức danh Số lượng Lãnh đạo Chi cục Lãnh đạo phòng, Hạt, Đội KLCĐ&PCCCR 10 Trạm Trưởng, phó Trạm trưởng 22 40 Tổng 72 (Nguồn: Phịng tổ chức chức tuyên truyền XDLL) - Phân tích cơng việc: Hiện Kiểm lâm chưa có mơ tả cơng việc vị trí việc làm Vì thế, Chi cục Kiểm lâm nên xây dựng mô tả cơng việc vị trí việc làm cụ thể để liệt kê quyền hạn trách nhiệm thực công việc, mối quan hệ báo cáo thực công việc, điều kiện làm việc, trách nhiệm tra, giám sát tiêu chuẩn cần đạt q trình thực cơng việc vị trí việc làm Vì có q nhiều đầu cơng việc khác Cơ quan Chi cục Kiểm lâm Chi Kiểm lâm nên Luận văn chí lấy ví dụ cụ thể bảng mẫu mơ tả vị trí việc sau Bảng 3.3 Mơ tả cơng việc vị trí việc làm Tên VTVL: Mã VTVL: 15 (QL-BVR) Kiểm lâm viên theo dõi công tác PCCCR Ngày bắt đầu thực hiện: Đơn vị công tác Chi cục Kiểm lâm Quản lý trực tiếp Trưởng phòng QLBVR-BTTN Quản lý chức Phịng QLBVR-BTTN Quan hệ cơng việc Sở NN PTNT; phòng thuộc Chi cục; đơn vị trực thuộc Chi cục; địa phương, đơn vị, dự án liên quan Công việc liên quan Các Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, văn có liên quan cấp 76 Mục tiêu vị trí cơng việc: Thực nhiệm vụ theo phân cơng Trưởng phịng cơng tác PCCCR Các nhiệm vụ Tỷ trọng thời gian (%) Tiêu chí đánh giá hồn thành cơng việc - Theo dõi hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã 40 Sâu sát quy định - Theo dõi cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng (từ đơn vị báo cáo cập nhật từ đồ vệ tinh) 40 Thường xuyên, kịp thời, - Cơng việc khác Trưởng phịng phân cơng 20 Hoàn thành nhiệm vụ Thẩm quyền định: Số cán thuộc quyền quản lý: Thẩm quyền tài chính: Trình độ chun mơn: Đại học Lâm nghiệp trở lên Kinh nghiệm công tác: 02 năm Yêu cầu năngNăng lực cốt lõi: Nắm chuyên môn, nghiệp vụ lực Năng lực quản lý: Năng lực chun mơn: Có trình độ chuyên ngành lâm nghiệp từ kỹ sư trở lên Những địi hỏi đặc thù vị trí cơng việc (nếu có): Các điều kiện cần có (ngồi lực cá nhân) để hồn thành tốt cơng việc (ví dụ u cầu trợ, phối hợp ): Có hợp tác chặt chẽ phòng nghiệp vụ Chi cục Điều kiện làm việc Chỗ làm việc: Có phịng làm việc Trang thiết bị: Máy vi tính, GPS, đồ số, văn phòng phẩm Các điều kiện khác (nếu có): 77 Tên người tổng hợp VTVL: Tên người quản lý trực tiếp: Lê Thế Chung Phạm Hồng Thái Chữ ký Ngày 24/8/2015 Chữ ký Ngày 24/8/2015 Để tiến hành phân tích cơng việc phân tích nhân viên tác giả luận văn chọn đơn vị Chi cục Kiểm lâm Cơ quan Chi cục để tiến hành phân tích xây dựng giải pháp Có nhiều phương pháp phân tích cơng việc với điều kiện thực trạng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình phương pháp thu thập thông tin phù hợp phương pháp chuyên gia sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn kết hợp với vấn trực tiếp - Phân tích nhân viên: Qua khảo sát thu kết qủa đánh giá lực cán bộ, công chức tự đánh giá cấp trực tiếp đánh giá số cán bộ, công chức chưa đáp ứng u cầu cơng việc cho thấy có nhiều cán bộ, công chức quan Chi cục Kiểm lâm chưa đáp ứng yêu cầu lực theo vị trí việc làm mà đảm nhiệm Như vậy, thời gian tới Chi cục Kiểm lâm cần tập trung đào tạo cho cán bộ, công chức chưa đáp ứng kỹ theo yêu cầu vị trí viêc làm Bên cạnh cần quan tâm cải thiện kỹ thuyết trình, xây dựng lập chương trình, kế hoạch nhằm đáp ứng u cầu lực theo vị trí cơng tác giúp họ hồn thành tốt cơng việc đảm nhận 3.2.2 Hồn thiện cơng tác xác định mục tiêu đối tượng đào tạo - Xác định mục tiêu đào tạo Mục tiêu đào tạo phải gắn với mục tiêu tổ chức phải rõ ràng, xác có tính khả thi Mục tiêu trọng tâm Kiểm lâm phấn đấu 78 hồn thành nhiệm vụ cơng tác quản lý bảo vệ phát triển rừng nên mục tiêu đào tạo trước hết phải giúp bổ sung kịp thời kiến thức kỹ thiếu cho cán cơng chức giúp cán cơng chức có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ để họ đáp ứng yêu cầu lực theo vị trí việc làm Đây sở quan trọng để cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ giao thơng qua Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình hồn thành nhiệm vụ trị Tiếp sau phải vào tiêu chuẩn ngạch công chức, theo định hướng mục tiêu chiến lược phát triển nguồn lực Tổng Lâm nghiệp để xác định mục tiêu đào tạo cho giai đoạn cụ thể có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức - Hoàn thiện việc xác định đối tượng đào tạo Hiện đối tượng đào tạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình lựa chọn vào nội dung chương trình đào tạo việc lựa chọn đối tượng đào tạo chưa thật phù hợp khoa học Nguyên nhân Phòng Tổ chức cán Trưởng phịng, Chi cục trưởng chịu trách nhiệm vấn đề xác định nhu cầu đào tạo, hầu hết cơng chức khơng Kiểm lâm tìm hiểu nhu cầu đào tạo nên không tránh khỏi việc cử người đào tạo theo ý chủ quan cá nhân Trưởng phịng Chi cục Trưởng Vì vậy, thời gian đến Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cần vào kết tự đánh giá cán bộ, công chức cấp trực tiếp cán bộ, cơng chức đó, từ xác định thiếu hụt kiến thức kỹ sau sở để chọn lựa đối tượng đào tạo Cần xác định đối tượng đào tạo cách rõ ràng, phù hợp, đáp ứng đáp ứng tiêu chuẩn theo vị trí việc làm tiêu chuẩn ngạch cơng chức Trên sở phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo mục tiêu đào tạo, tác giả luận văn xây dựng nhóm đơi tượng cần đào tạo sau: 79 - Nhóm cán bộ, cơng chức chưa đạt u cầu kỹ năng: Kiểm lâm cần tập trung đào tạo kiến thức, kỹ mà nhiều cán, công chức thiếu để tiến hành đào tạo nhằm bổ sung kiến thức, kỹ để đáp ứng yêu cầu cơng việc - Nhóm cán bộ, cơng chức cần cải thiện kỹ năng: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cần có sách hướng dẫn kèm cặp để cải thiện kiến thức, kỹ cho phận cán bộ, cơng chức cịn thiếu - Nhóm cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn ngạch công chức giữ: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bìnhcần phải có kế hoạch cử cán bộ, cơng chức cịn nợ tiêu chuẩn ngạch công chức đào tạo nghiệp vụ ngạch giữ để đảm bảo mục tiêu 100% cán công chức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch cơng chức theo quy định 3.2 Hồn thiện phương tiện, tài liệu, giảng viên - Về phương tiện, tài liệu: Cơ sở vật chất phương tiện dạy học nhân tố thiếu để tổ chức thực thành cơng chương trình đào tạo Hiện nguồn kinh phí dành cho hoạt động đào tạo cịn hạn chế nên Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình thiếu phương tiện phục vụ cho việc dạy học Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực Kiểm lâm cần đầu tư cho vào cho sở vật chất phục vụ đào tạo mà cụ thể đầu tư hệ thống âm phục vụ việc giảng dạy máy chiếu, máy tính cho giáo viên, phần mềm giảng dạy trực tuyến Trong thời gian tới Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cần dựa nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức đơn vị để xây dựng tài liệu đào tạo phù hợp với thực tế công việc cán công chức Tài liệu chương trình đào tạo bồi dưỡng cần xây dựng theo hướng mở để kịp thời cập nhật kiến thức 80 - Về giảng viên: Đội ngũ giảng viên người trực tiếp truyền tải kiến thức chuyên môn nghề nghiệp chương trình khố học cho học viên trình độ chất lượng đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết học tập học viên Tuy nhiên, chương trình Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đứng tổ chức đội ngũ giảng viên giáo viên kiêm nhiệm Trưởng, Phó phịng nghiệp vụ Cơ quan Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình người chưa đào tạo nghiệp vụ sư phạm Do việc truyền đạt giáo viên nhiều bất cập như: kiến thức lủng củng, rời rạc, gây khó khăn cho việc tiếp thu học viên Ngoài đội ngũ giảng viên thuê từ bên ngồi nặng lí thuyết, thiếu thực tế, hình thức giảng dạy chủ yếu theo phương pháp truyền thống phù hợp với tình hình thực tế Chi cục Kiểm lâm Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực Kiểm lâm Kiểm lâm nên thực số biện pháp sau: - Tiến hành đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên kiêm chức Kiểm lâm để nâng cao khả truyền đạt kiến thức, phương pháp giảng dạy Ngoài tiền phụ cấp tham gia giảng dạy theo quy định, Kiểm lâm cần có sách hỗ trợ cố định hàng tháng cho giáo viên kiêm nhiệm để tạo động lực cho họ đầu tư thời gian hợp lý cho công tác - Đối với giảng viên thuê từ bên ngồi: Phịng Tổ chức tun truyền XDLL phải cung cấp số thông tin cần thiết chương trình học, khố đào tạo cho giảng viên mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo cung cấp tài liệu Kiểm lâm để giảng viên có hiểu rõ tình hình thực tế Chi cục Kiểm lâm Ngoài ký kết hợp đồng 81 với giáo viên giảng dạy cần phải có khoản mục qui định chất lượng đào tạo trách nhiệm họ khố đào tạo 3.2.4 Dự tốn kinh phí đào tạo Trên sở chương trình đào tạo xây dựng, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình phải lập dự trù kinh phí cách có sở khoa học báo UBND tỉnh, sở Nông nghiệp PTNT để đảm bảo kinh phí cho cơng tác đào tạo như: chi phí biên soạn tài liệu, chi phí trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo, chi phí cho giảng viên, chuyên gia, chi phí cho người đào tạo… Từ nhu cầu đào tạo, nội dung đào tạo, số lượng người đào tạo, phương pháp đào tạo nêu tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia trường, trung tâm đào tạo Kiểm lâm từ xác định kinh phí đào tạo Bảng 3.4 Tổng hợp dự kiến kinh phí đào tạo năm 2020 TT Chương trình Số CBCC Dự kiến kinh phí Đào tạo Sau đại học Đào tạo đại học Đào tạo lý luận trị:(Trung cấp, cao cấp) 10 Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước (KLV trung cấp, KLV, KLV chính) 30 Bồi dưỡng tập huấn cập nhật sách 100 Bồi dưỡng tin học (Đào tạo lại tin học ứng dụng) Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng khác(như kiến thức PCCCR, kiến thức xử lý vi phạm hành 50 40 20.000.00 60.000.00 50.000.00 25.000.00 40.000.00 82 trong; kiến thức cập nhật theo dõi DBR) Tổng cộng 195.000.0 (Nguồn: Phịng Hành chính-Tổng Hợp) Qua bảng 3.4 cho thấy hàng năm Chi cục Kiểm lâm UBND tỉnh, sở Nơng nghiệp Phát triển nơng thơn cấp kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ nghề nghiệp cho cán bộ, cơng chức Chính cơng tác lập dự trù kinh phí hàng năm nguồn kinh phí Kiểm lâm cần phải rõ ràng, khoa học đủ để cấp kinh phí theo dự trù lập Bên cạnh ngồi kinh phí cho đào tạo từ nguồn kinh phí UBND tỉnh, sở Nơng nghiệp PTNT cấp hàng năm nhiều trường hợp huy động tài từ cán bộ, công chức đào tạo 3.2.5 Đánh giá kết đào tạo Trong thời gian tới Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cần tiến hành đánh giá hiệu công tác đào tạo để biết đơn vị thu lại đồng thời rút giải pháp cải tiến phù hợp Trước hết, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cần tập trung vào cơng tác đánh giá sở nhận thức rõ tầm quan trọng ý nghĩa công tác Việc đánh giá cách hời hợt, hình thức cần phải chấm dứt - Về cách thức đánh giá: Phòng Tổ chức tuyên truyền XDLL nên tiến hành tham khảo ý kiến cán bộ, công chức tham gia đào tạo, qua xác định cán cơng chức học từ chương trình đào tạo chương trình đào tạo cần sửa đổi, bổ sung thay 83 Tại Chi cục Kiểm có đủ điều kiện để thực đánh giá theo cấp độ đánh giá Donald KirkPatrick + Ở mức độ phản ứng dùng phương pháp đánh giá vấn sử dụng hỏi Tác giả luận văn đề xuất mẫu phiếu đánh giá trình đào tạo cách để cán bộ, công chức điền vào bảng khảo sát đề nghị họ đánh giá trị việc đào tạo, phong cách giáo viên, hữu ích chương trình đào tạo Bảng 3.5 Phiếu điều tra cán bộ, công chức chương trình đào tạo Nội dung đánh giá Anh (chị) đánh giá chung chương trình đào tạo? Anh (chị) đánh giá kỹ giảng dạy giáo viên? Anh (chị) có nhận xét vấn đề Tốt Mức độ Trung bình Yếu X X sau chương trình đào tạo: - Thơng tin - Phù hợp với cơng việc làm -Tính hấp đẫn hút chương trình Anh (chị) đánh giá tác dụng chương X trình việc thực công việc? + Ở mức độ học tập đánh giá thơng qua kiêm tra trắc nghiệm máy tính giấy để đo lường kết học tập cán bộ, công chức đào tạo tiếp thu từ khóa học + Ở mức độ ứng dụng cần khoảng thời gian để người học áp dụng sau đánh giá Có thể sử dụng hai phương pháp sau để đánh giá 84 Quan sát nhân viên chổ: Thông qua việc quan sát biêu cán bộ, công chức cơng việc, ta biết kiến thức kỹ có áp dụng hay không Phỏng vấn cấp trực tiếp: Về biểu kết công việc cán bộ, công chức sau đào tạo Với phương pháp Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình biết người học có thay đổi thực cơng việc đạt kết qủa sau đào tạo - Ở mức độ kết đánh giá cán bộ, cơng chức vận dụng học tác động đến tổ chức số đạt mục tiêu Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình 3.2.6 Một số giải pháp khác - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán tham gia vào công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đội ngũ cán quản lý, Trưởng phòng nghiệp vụ, Hạt Kiểm lâm, Đội KLCĐ&PCCCR người trực tiếp tham gia vào trình xác định nhu cầu, tổ chức thực đánh giá hiệu đào tạo Chính vậy, thời gian tới đơn vị cần nâng cao kiến thức chuyên môn hướng dẫn nghiệp vụ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức đào tạo nguồn nhân lực - Hồn thiện sách hỗ trợ sau đào tạo Sau hồn thành khóa học, đơn vị cần tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức ứng dụng kiến thức vào thực tế công việc, quan tâm, bố trí cơng việc phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo Xây dựng quy chế khuyến khích cán bộ, cơng chức có chun mơn nghiệp vụ giỏi hồn 85 thành cơng việc xuất sắc với tiêu chí cụ thể, định lượng rõ ràng để khuyến khích vận dụng kiến thức đào tạo vào thực tế công việc - Tuyên dương khen thưởng cá nhân có kết học tập tốt Tiếp tục thực hiện, đa dạng hố hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh kịp thời cơng chức người lao động có thành tích cao, giải cơng việc đạt hiệu quả, có sáng kiến kinh nghiệm tốt - Giải pháp tạo môi trường học tập Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cần quan tâm đến cơng tác đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên động viên cán cơng nhân viên tích cực tham gia vào cơng tác đào tạo tự học hỏi để hồn thiện Có sách khuyến khích đề cao vai trị tự học công chức tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, lực Kiểm lâm cần thơng báo công khai rộng rãi tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chuyên môn nhiệm vụ, tiêu chuẩn quy hoạch lãnh đạo đồng thời tạo hội đầy đủ linh hoạt cho tất cán bộ, cơng chức cịn nợ tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡng Qua cán bộ, cơng chức thấy thân cịn nợ tiêu chuẩn khả để có kế hoạch đào tạo để đáp ứng Sự quan tâm Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đến cơng tác đào tạo nguồn nhân lực tạo môi trường học tập cho cán bộ, công chức để họ thường xuyên đào tạo đào tạo lại đáp ứng yêu cầu lực theo vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức tiêu chuẩn chức danh theo quy định - Nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm cán bộ, công chức Tăng cường giáo dục cho cán bộ, công chức đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận lực với công việc giao, đảm 86 bảo thực thi công vụ tuyệt đối phải tn thủ quy định pháp luật, khơng có thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu; phải thục chun mơn nghiệp vụ có thái độ ứng xử giao tiếp văn minh, lịch trình thực nhiệm vụ Cần vào quy định đạo đức Luật cán cơng chức, Luật phịng chống tham nhũng để ban hành quy tắc ứng xử cán bộ, công chức Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình KẾT LUẬN CHƯƠNG Trên sở định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm, tác giả đề xuất số giải pháp cụ thể mang tính tham khảo để Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực như: Công tác đánh giá nhu cầu đào tạo; công tác xác định, mục tiêu, đối tượng đào tạo; phương tiện, tài liệu, giảng viên; dự tốn kinh phí đào tạo; đánh giá kết đào tạo số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giao 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong thời đại ngày đào tạo nguồn nhân lực nhiệm vụ quan trọng quan, tổ chức nói chung Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình nói riêng Thơng qua cơng tác đào tạo nguồn nhân lực giúp cho Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình sở hữu nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giao để phù hợp với thay đổi ngày cao công nghệ Nguồn nhân lực chất lượng cao yếu tố vô quan trọng để Chi cục Kiểm lâm hoàn thành mục tiêu quản lý bảo vệ, phát triển rừng trong giai đoạn Trên sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu, luận văn hoàn thành nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa vấn đề lý luận thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực; luận văn xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực yếu tố định thành công tổ chức, đơn vị Thứ hai, qua phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm, luận văn mặt đạt hạn chế công tác đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm Thứ ba, sở lý luận phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực, luận văn đưa định hướng giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 [1] Nguyễn Hoài Ân (2016) “Đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm ”, Luận văn thạc sĩ Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng [2] Bộ NN&PTNT “5408/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 12 năm 2015 Phê duyệt Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Kiểm lâm lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách giai đoạn 2016 - 2020" [3] Đặng Ngọc Bình (2012) “Đào tạo nguồn nhân lực Cục Hải Quan tỉnh Bình Định”, Luận văn thạch sĩ Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng [4] TS Ngô Thành Cang (2013) Đề tài nghiên cứu “Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao lực thực thi công vụ cho cán công chức [5] PGS.TS Trần Xuân Cầu PGS.TS Mai Quốc Chánh (2008) Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học kinh tế quốc dân [6] Nguyễn Ngọc Châu ThS Nguyễn Vân Điềm (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học kinh tế quốc dân [7] Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, “Báo cáo tổng kết cơng tác bảo vệ phát triển rừng, phịng cháy chữa cháy rừng từ năm 2015-2019” [8] PGS TS Trần Kim Dung (2018), Sách Quản trị nguồn nhân lực, NXB kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [9] ThS Vũ Thùy Dương TS Hồng Văn Hải (2008) Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học thương mại [10] Nguyễn Ánh Hồng (2013) “Đào tạo nguồn nhân lực cho cơng ty xây lắp dầu khí miền trung”, Luận văn thạch sĩ Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng [11] Nguyễn Ngọc Quân ThS Nguyễn Vân Điềm (2013), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học kinh tế quốc dân 89 [12] Nguyễn Phương Thảo (2019) “Đào tạo nguồn nhân lực Báo Quảng Bình”, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng [13] PGS.TS Võ Xuân Tiến (2010) Bài báo “Một số vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực” [14] Nguyễn Hữu Thân (2013) Sách Quản trị nhân sự, NXB Lao động -Xã hội [15] UBND tỉnh Quảng Bình (2016), “2795/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình việc thành lập ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, Chi cục Lâm nghiệp hợp với Chi cục Kiểm lâm giao thêm nhiệm vụ sử dụng phát triển rừng” [16] Phạm Thị Xuân (2019) "Đào tạo nguồn nhân lực Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình”, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng ... công tác đào tạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa vấn đề lý luận đào tạo nguồn nhân lực - Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình -... nguồn nhân lực nhằm đưa giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cần thiết Vì vậy, tơi chọn đề tài ? ?Đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình? ??... phần lớn việc đào tạo nguồn nhân lực tổ chức nói chung Tuy nhiên, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình chưa có nghiên cứu đào tạo, Vì vậy, đề tài ? ?Đào tạo nguồn nhân lực Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình? ?? đề tài

Ngày đăng: 19/03/2021, 20:42

Xem thêm:

Mục lục

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    2.2. Mục tiêu cụ thể:

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4. Phương pháp nghiên cứu

    5. Những dự kiến đóng góp của luận văn

    6. Kết cấu của luận văn

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w