xem âm dương, ngũ hành, tứ trụ, bát quái. xem phong thủy cho nhà, tuổi hợp cưới xin, khai trương, thành lạp công ty
1. Vô Cực- thái cực – lưỡng nghi – tứ tượng Vô Cực sinh Thái Cực Thái Cực sinh Lưỡng Nghi Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng Tứ Tượng sinh Bát Quái Bát Quái sinh vô lượng Trong đó: • Vô Cực tương đương trong Lão giáo là Vô Vi - có thể coi là hư vô; không có gì thuộc về vật chất, có thể tạm coi như trạng thái trước khi xảy ra vụ nổ lớn Big Bang trong khoa học phương Tây?? • Thái Cực có thể tạm coi như trạng thái tại thời điểm xảy ra vụ nổ lớn Big Bang trong khoa học phương Tây [cần dẫn nguồn] • Lưỡng Nghi là hai thành phần Âm và Dương. • Tứ Tượng là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm. 2. Bát quái là gì? Bát Quái tượng trưng cho 8 trạng thái khác nhau của Âm Dương trong quá trình hình thành vũ trụ và mọi vật. Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hoá dần dần để thành ra phức tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên của vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản: Vạch liên tục ( - ) tượng trưng cho Dương Vạch gián đoạn ( - - ) tượng trưng cho Âm Âm Dương giao nhau, chuyển hoá lẫn nhau mà sinh ra tứ tượng, tức bốn trạng thái khác nhau của Âm Dương là: • Thái dương • Thiếu âm • Thiếu dương • Thái âm Người xưa lấy tứ tượng để tượng trưng cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và 4 phương Đông, Nam, Tây, Bắc. Tứ tượng vận động và hình thành 8 trạng thái chi tiết hơn, đó là Bát Quái tức tám trạng thái khác nhau của Âm Dương gọi là Tám Quẻ Đơn: o Càn: Đặc tính: Vì toàn hào dương nên toàn là khí Dương, là trời. Có tính chất cương quyết, ban phát, hướng lên trên. o Đoài: Đặc tính: Một Âm ở trên, hai Dương ở dưới đang hướng lên trên nên vui vẻ, hoà duyệt. Hình dạng như cái ao. o Ly: Đặc tính: Có một Âm ở giữa, hai Dương bao bọc bên ngoài nên như ngọn lửa cháy. Tính sáng láng và bám dính. o Chấn: Đặc tính: Có một Dương là ánh sáng ở dưới bốc lên, hai Âm ở trên như đám mây. Vì vậy là sấm sét, có tính kích động, thay đổi. o Tốn: Đặc tính: Hai dương ở trên, một âm ở dưới nên có tính khuất phục, tượng như cơn gió thổi. Tính thuận theo và hoà nhập. o Khảm : Đặc tính: Trong là một dương nóng, ở ngoài hai âm lạnh bao bọc nên là nước. Có tính chất bế tắc hãm kẹp, hiểm trở. o Cấn : Đặc tính : Dưới là hai dương lạnh hãm, trên là một dương nóng sáng như trái núi úp xuống. Tính chất ngăn chặn, ngưng nghỉ. o Khôn: Đặc tính : Toàn là hào âm nên là đất, tính chất nhu thuận mềm yếu. 8 quẻ đơn xếp chồng lên nhau tổ hợp thành 64 quẻ kép, mỗi quẻ kép có 6 hào. Mỗi quẻ kép đều có tượng quẻ tức là hình tượng của quẻ và chiêm của quẻ để người xem biết việc lành dữ ra sao. Ví dụ : Xếp quẻ Tốn trên quẻ Ly ta được quẻ Phong Hoả Gia Nhân. Quẻ này có nghĩa là người nhà, việc trong nhà, đạo nhà, tình nghĩa, luân lý trong gia đình. Quẻ Tốn ở trên, quẻ Ly ở dưới tượng trưng cho Nam ở ngoài, nữ ở trong cai quản gia đình một cách hợp lý vui vẻ. 3. Thiên can, địa chi 7.1. Mười thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Can được gọi là Thiên Can hay Thập Can do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm-Dương và Ngũ hành. Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (8), nhâm (9), quí (10). Số lẻ là dương can (giáp, bính mậu, canh, nhâm) Số chẵn là âm (ất, đinh, kỷ, tân, quí) Ngày lẻ (dương can) là ngày cương (đối ngoại) Ngày chẵn (âm can) là ngày cương (đối nội) Những cặp đối xung: Giáp và kỷ, ất và canh, bính và tân, đinh và nhâm, mậu và quí. 7.2. Mười hai địa chi: Chi hay Địa Chi hay Thập Nhị Chi do có đúng thập nhị (mười hai) chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa .Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Theo thứ tự từ 1 đến 12 là : Tý (1), sửu (2), dần (3) , mão (4), thìn (5), tỵ (6), ngọ (7), mùi (8), thân (9),dậu (10), tuất (11), hợi (12). - Số lẻ là dương chi chỉ kết hợp với âm can. - Ví dụ: Giáp tý, canh ngọ - Số chẵn là âm chi chỉ kết hợp với âm can Ví dụ: Tân sửu, quí mùi . - Những cặp đối xung: Tý và ngọ, sửu và mùi, dần và thân, mão và dậu, thìn và tuất, tị và hợi (nghĩa là hơn kém nhau 6). Tương hợp: có hai loại, nhị hợp và tam hợp. Nhị hợp: Tý - sửu, Mão - tuất, Tị - thân, Dần- hợi, Thìn- dậu, Ngọ- mùi Tam hợp: Thân - tý - thìn, Dần - ngọ- tuất, Hơi- mão - mùi, Tị -dậu - sửu Như vậy mỗi chi chỉ có một xung (ví dụ tý xung ngọ), ba hợp (ví dụ tý hợp sửu, tý hợp với thân và thìn) 7.3. Ngũ hành là gì? Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là:Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản ( 生 - Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 - Khắc) hayTương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. • Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. • Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử. • Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại). 7.3. ý nghĩa dịch thuật. 7.4. Ngũ hành bát quái Hiểu và áp dụng triết lý ngũ hành trong cuộc sống - F.W May 16th, 2012 admin Ngũ hành với kim – mộc – thuỷ – hoả – thổ chứa những bí ẩn mà ngày nay, khi khoa học kỹ thuật càng hiện đại thì những ứng dụng của nó vào đời sống lại càng nhiều dưới các sắc thái khác nhau của nhịp sống mới. Chẳng phải là mê tín, nhưng những điều này làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn… Mối quan hệ ngũ hành – cơ thể – sắc đẹp Theo y học cổ truyền Trung Hoa, các chức năng cơ thể con người chịu tác động khá lớn từ môi trường bên ngoài. Nếu thích nghi được với tất cả những sự thay đổi của môi trường thì cơ thể sẽ luôn đạt được sự cân bằng, còn ngược lại cân bằng bị phá vỡ sẽ sinh ra bệnh tật. Trên nền tảng nhận thức cơ thể mỗi con người là một tiểu vũ trụ, phản ánh dòng chảy của tự nhiên, cơ thể sẽ đạt được trạng thái lý tưởng nhất như thuyết “thiên nhân hợp nhất” khi con người thích nghi hoàn toàn với mọi sự biến đổi của tự nhiên. Theo y học Trung Hoa, 5 yếu tố mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ là 5 vật chất cơ bản cấu thành nên hệ tự nhiên, gọi là ngũ hành. Mộc: gỗ – ứng với mùa xuân, tuổi thơ. Trên cơ thể con người, mộc ứng với gan. Hoả: lửa – ứng với mùa hè, tuổi trẻ. Trên cơ thể con người, hoả ứng với tim. Thổ: đất – ứng với mùa mưa, tuổi trưởng thành. Trên cơ thể con người, thổ ứng với dạ dày. Kim: kim loại – ứng với mùa thu, tuổi trung niên. Trên cơ thể con người, kim ứng với phổi. Thuỷ: nước – ứng với mùa đông, tuổi già. Trên cơ thể con người, thủy ứng với thận. Sự thay đổi theo từng mùa sẽ liên quan mật thiết đến tính khí và cơ thể. Mùa xuân và mùa hè ngày dài hơn, khí vận tăng dần nên da trở nên mau mệt mỏi và cằn cỗi sau một ngày dài, rất mẫn cảm với các yếu tố gây kích ứng. Chăm sóc da là cần giữ cho da sạch sẽ, thông thoáng và cân bằng độ ẩm. Vì vậy thời điểm này không thích hợp sử dụng những mỹ phẩm chứa nhiều chất dầu (vì chất dầu sẽ làm cản trở sự hô hấp của da). Những mỹ phẩm dạng gel trong có thể giúp hạn chế việc sử dụng chất dầu. Những mỹ phẩm chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp bảo vệ da, giữ cho da sạch nên khi thoa đem lại cảm giác mát mẻ cho da. Những ngày xuân hè, làn da luôn có sắc diện hồng hào nên chỉ cần trang điểm nhẹ cũng làm đẹp cho con người. Mùa thu đông ngày ngắn hơn, da dễ bị trạng thái trì trệ, chậm chạp của đêm dài làm mất đi vẻ tươi tắn, trẻ trung. Do thời tiết, da cũng dễ bị khô, bị dày lớp sừng tế bào chết. Do vậy cần bổ sung tối đa mỹ phẩm cung cấp chất tạo ẩm và chất dinh dưỡng nuôi da. Thường xuyên lấy đi lớp tế bào chết để da không bị lão hoá, không bị nhăn già. Mùa thu đông cần những tông màu trang điểm nóng và mạnh để làm ấm lên không khí chung quanh. Ngũ hành với sắc màu đời sống Màu sắc trang trí trong ngôi nhà luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với người Việt Nam, vì chính màu sắc sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái, tự tin, lấy lại sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi ở bên ngoài. Màu sắc của từng bộ phận trong và ngoài ngôi nhà phải được phối một cách hài hoà tương sinh, tương hợp với môi trường xung quanh, với tâm lý tình cảm, sở thích… Màu sắc cũng được phân loại trong thuyết âm dương ngũ hành. Các màu nóng như đỏ – cam – vàng là “màu dương”. Các màu lạnh như xanh dương – xanh lá cây là “màu âm”. Màu xanh tượng trưng cho mộc, màu hồng tượng trưng cho hỏa, màu vàng tượng trưng cho thổ, màu trắng tượng trưng cho kim và màu tối tượng trưng cho thủy. Ứng dụng tính tương sinh và tương khắc, những người thuộc mộc của ngũ hành, ngoài việc có thể chọn màu mộc (xanh) để sử dụng còn có thể dùng màu thủy (xanh đậm) vì thủy sinh mộc và kiêng dùng màu trắng vì trắng là màu của kim mà kim lại khắc mộc. Chọn màu sắc theo lược đồ ngũ hành thì màu đỏ và màu xanh mang về thêm tài lộc; xanh lá, đỏ và vàng giúp cho danh phận; đỏ và trắng cho hôn nhân; vàng, trắng và đen cho trẻ con; đen và trắng là quý nhân giúp sức; trắng, đen và xanh lá cho nghề nghiệp; đen và xanh lá tăng thêm trí thức; đen, xanh lá và đỏ giúp ích cho phần gia đình. Ứng dụng phối màu Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau: Thuỷ và Mộc = Đen và Xanh lục. Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ. Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng. Thổ và Kim = Vàng và Trắng. Kim và Thuỷ = Trắng và Đen. Các hành tương khắc và không thể phối hợp: Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen. Thuỷ và Hoả = Đen và Đỏ. Hoả và Kim = Đỏ và Trắng. Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục. Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng. Tương tự như vậy khi phối màu từ 2 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc. Ví dụ: Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là: Kim – Thuỷ – Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục. Mộc – Hoả – Thổ = Xanh lục – Đỏ – Vàng. Thổ – Kim – Thuỷ = Vàng – Trắng – Đen Tính tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Mối tương quan giữa Âm Dương, Ngũ Hành và Bát Quái trong một lý thuyết thống nhất : Âm Dương chính là lý thuyết bao trùm tất cả lý thuyết khác thông qua quy luật vận động của hai khí Âm Dương tạo thành vũ trụ và vạn vật. Âm thịnh thì Dương suy, đến đỉnh điểm thì Dương lại thịnh và Âm lại suy cứ thế tuần hoàn biến đổi. Quy luật Âm Dương biểu đạt bằng hình tròn. Sự vận động của Âm Dương là vi tế và không thể số hoá chi tiết được. Bát Quái chính là một sự số hoá cụ thể hoá quy luật Âm Dương, hình tròn được chia thành 8 phần tương ứng với 8 mặt cắt điển hình của Âm Dương. Hình Bát Giác nội tiếp chứa trong hình tròn phản ánh Bát Quái là một cụ thể số hoá của quy luật Âm Dương, là sự định lượng hoá quy luật Âm Dương. 8 trạng thái của Âm Dương được biểu đạt thành 8 quái khác nhau. Ngay Bát quái cũng có hai đồ hình, Tiên Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ đầu, áp dụng cho những bài toán vũ trụ, tự nhiên ở quy mô lớn. Hậu Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ sau, áp dụng cho con người và những bài toán quy mô nhỏ. Tuy nhiên giữa hai đồ hình này như hai mô hình tương giao, sự vận dụng đòi hỏi linh hoạt và còn cần khám phá nghiên cứu rất nhiều sự phối hợp của chúng sao cho hiệu quả. Cơ chế tương tác của các yếu tố vật chất được thống nhất bằng thuyết Ngũ Hành. Thuyết Ngũ Hành ra đời giải thích được đầy đủ sự tương tác vận động của vật chất, mặc dù thế giới vật chất vốn vô cùng phức tạp và đa dạng. Ngũ Hành được biểu đạt như một hình Ngũ Giác nội tiếp trong hình tròn Âm Dương phản ánh mặt định tính của Âm Dương. Như vậy 3 học thuyết trên đủ làm thành 3 tiền đề trụ cột tạo thành một lý thuyết thống nhất để giải thích mọi quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hiện nay chúng ta đã biết được những ứng dụng to lớn của lý thuyết vĩ đại này như Nhân học, Thiên Văn học, Dự đoán học,…nhưng trong tương lai, còn cần khai thác, nghiên cứu, khám phá thêm nhiều khảo cứu mới để hoàn chỉnh lý thuyết vĩ đại này làm tiền đề cho các môn khoa học khác. Điều này còn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà nghiên cứu văn hoá Phương Đông. Ứng dụng của Kinh Dịch - Bát Quái: Những ứng dụng của Kinh Dịch thì có vô vàn, xa thì bao quát vũ trụ, gần thì ứng dụng vào nhân sinh đời thường. Sau đây là một số ví dụ: Trong quân sự : Từ xưa đến nay việc ứng dụng Kinh dịch, cụ thể là bát quái vào vấn đề quân sự quốc phòng luôn được chú trọng. Quân sự có vai trò vô cùng quan trọng với sự tồn tại của bất kể quốc gia nào nhất là thời kỳ phong kiến, cho đến nay quốc phòng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vì vậy người ta luôn tìm ra những học thuyết tốt nhất áp dụng cho việc xây dựng quân đội. Các nhà quân sự cổ đại Trung Hoa như Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng đều vận dụng bát quái vào xây dựng quân đội và chiến tranh, vì vậy đều thu được những kết quả to lớn. Đỗ Hiến trước thời Gia Cát Khổng Minh dùng Bát trận pháp đánh tan quân hung nô xâm lược Trung Quốc. Điêu Ung Thanh đời Bắc Nguỵ vận dụng Bát trận pháp của Gia cát Lượng đánh lại Nhu Nhiên. Bát trận pháp chính là sự vận dụng Bát quái vào các trường hợp quân sự. Ngày nay nước Mỹ cũng vận dụng bát quái vào chiến lược tên lửa hạt nhân, lợi dụng quẻ "sư" xây dựng kỷ luật quân sự, .Tóm lại Kinh dịch đã là một phân không thể thiếu được của việc củng cố và xây dựng quân sự mọi thời đại. Trong sức khoẻ: Kinh dịch bát quái có vai trò sống còn trong y học và các môn tập khí công. Nó là nền tảng lý thuyết của y học Phương Đông và các môn khí công. Người xưa cho rằng con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tạo hoá, là sản phẩm thu nhỏ của vũ trụ. Vì vậy sự vận động của vũ trụ cũng thấy được qua sự vận động của các nội quan trong cơ thể. Khí trong con người có khí âm và khí dương cùng vận động chuyển hoá lẫn nhau. Nếu khí dừng cũng có nghĩa là sự sống kết thúc. Chẳng hạn khí âm bao giờ cũng hướng xuống, khí dương nhẹ hướng lên trên. Cơ thể như một cục nam châm phần trên mát phần dưới ấm để phù hợp với quy luật âm dương của vũ trụ. Khi điều này bị đảo lộn có nghĩa là sức khoẻ có vấn đề. Việc dùng các bài thuốc hoặc tập luyện khí công chính là quá trình dùng nội lực hoặc dùng các tác nhân bên ngoài tác động vào cơ thể để lấy lại thế quan bình âm dương. Luyện khí để cân bằng âm dương vừa có tác dụng kéo dài tuổi thọ, lại phòng bệnh rất hiệu quả. Nhiều khi có thể có những công năng đặc biệt khi đạt đến một trình độ cao. Trong triết học : Triết học có nguồn gốc bắt nguồn từ Dịch học. Lý luận uyên thâm của nó mặc dù đơn giản nhưng lại là một cơ sở triết học hết sức sâu sắc và kinh điển. Các trạng thái âm dương, sự thống nhất hai mặt đối lập cũng chính là các phạm trù của triết học hiện đại. Phương pháp luận duy vật biện chứng cũng xuất phát từ phương pháp tư duy của Dịch học. Ngay cả luận thuyết tương đối của Anhxtanh cũng rất gần gũi với Dịch học. Trong khoa học: Rất nhiều ngành khoa học có mối liên hệ gần gũi với Dịch học. Ngôn ngữ của máy tính điện tử với các dữ liệu nhị phân 0,1 cũng là hai hào âm dương của bát quái. Điều đáng ngạc nhiên là Kinh dịch được phát minh ra đã hàng ngàn năm trước đây từ khi chữ viết chưa hình thành và ngôn ngữ máy tính hiện đại chỉ là một sự mô phỏng lại ngôn ngữ Dịch học từ thuở sơ khai nhất đó. 64 quẻ trong Kinh dịch cũng thống nhất với cấu tạo gen di truyền. Hai loại mật mã di truyền là DNA và DRN, mỗi nhóm này có gốc Acit Photphoric và gốc kiềm cầu thành. Nhưng gốc kiềm có hai loại khác nhau, mỗi loại này nối với bốn loại gốc kiềm khác thành tám loại, tổ hợp của tám loại này hình thành nên 64 loại. Trong khoa học dự đoán khí tượng thuỷ văn thì Dịch học có vai trò rất to lớn, nhất là những năm trước đây khi khoa học hiện đại còn chưa hình thành. Người xưa đã dùng Dịch học để dự đoán những thiên tai, hạn hán, lụt lội và tránh được nhiều hậu quả lớn lao của thiên nhiên. Ngày nay vai trò dự đoán những biến động thời tiết vẫn còn rất nhiều giá trị thực tiễn cần phát huy Học thuyết ngũ hành I. Khái niệm Ngũ: năm; Hành: vận động, đi. Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ). Sơ đồ 1: mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng: 5 vị trí và 2 mối quan hệ Sinh (→) và Khắc (4)