báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

67 1.4K 11
báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo thực tập tốt nghiệp:nghệ thuật lãnh đạo

i Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với tình hình thực tế trong cơ chế thi trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải có nhiều yếu tố cần thiết về vốn, về công nghệ sản xuất, về đội ngũ cán bộ lao động, quản lý lành nghề . trong đó vấn đề quan trọng và chủ chốt nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đem lại hiệu quả cao, sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra đem đi tiêu thụ phải được thị trường chấp nhận và đem lại lợi nhuận cao.Chính vì vậy các nhà lãnh đạo phải có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của mình cũng như của DN.Điều này là yếu tố quan trọng trong vấn đề sinh tồn của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty may TNHH Maxport .Kết hợp với kiến thức đã học tại trường, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của PGS.TSNguyễn Minh Tuấn cùng các Anh chị trong phòng Kế toán của Công ty em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của công ty may cổ phần MARPORT Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu.Đề tài được đưa ra nhằm thảo luận tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả tại một đơn vị sản xuất kinh doanh tại Thái Bình. Đề tài mang lại cái nhìn mới đầy khách quan về thực trạng quản lý tại công ty Maxport và giúp người đọc có thể hình dung rõ hơn về hệ thống quản lý chất lượng toàn diện theo định hướng của chính phủ và theo tiêu chuẩn Quốc tế.Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu tình hình thực tế về công tác lãnh đạo của công ty và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Qua nghiên cứu sẽ thấy được những ưu điểm cần phát huy và những mặt hạn chế cần có biện pháp khắc phục, từ đó đề xuất những ý kiến đóng góp kịp thời nhằm hoàn thiện hơn công tác lãnh đạo của công ty . 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài chính là Công ty may cổ phần Maxport thái bình, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như các phương thức lãnh đạo của công ty. Đối tượng nghiên cứu thể hiện qua các hoạt động quản lý và tổ chức của mỗi một đơn vị nằm trong hệ thống quản lý của công ty . Trên hết đó là sự quyết tâm của tập thể ban lãnh đạo cũng như các cán bộ các phòng GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 1 Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo ban nhằm cho thấy rõ được bản chất của đối tượng nghiên cứu cũng như giúp cho công tác xây dựng giải pháp cho sau này và đòi hỏi người quản trị phải thông xuốt.bộ máy làm việc tổng hợp và trực tiếp của cơ quan chức năng mình, phục vụ cho việc điều hành lãnh đạo… 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghệ thuật lãnh đạo thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế.Bài viết là một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các chức năng công việc và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.Đề tài về “nâng cao hiệu quả lãnh đạo”là một đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng ở mọi phương diện. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu về tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý và giám sát hoạt động của một tổ chức.Nó như một công cụ quản lý điều tiết của hệ thống kinh tế theo tiêu chuẩn cao phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế xã hội. Phạm vi đề tài chủ yếu xoay các yếu tố về công tác thực thi hướng dẫn và sự quản lý tầm vĩ mô của công ty MAXPORT. Phạm vi cụ thể của đề tài nằm trong các điều lệ, quy định trong các văn bản mang tính pháp lý và có sự ràng buộc rõ ràng đề giúp cho tổ chức có thể nắm bắt nội dung cũng như bản chất của công tác quản lý cũng như nghệ thuật lãnh đạo. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tải chủ yếu sự dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp điều tra: thu thập thông tin -Phương pháp so sánh: nhằm để xem xét sự tăng lên hay giảm sút hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng của đơn vị được nghiên cứu. -Phương pháp phân tích: là phương pháp chủ yếu trực tiếp sử dụng trong công tác thảo luận và đánh giá quá trình hoạt động quản lý chất lượng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. -Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp mang tính nhằm tổng kết và khái quát hóa lại bản chất của sự vật, sự việc trong đơn vị, từ đó giúp cho nhà quản lý có thể thấy được những tồn tại và thành tựu một cách khác quan. -Phương pháp dự báo: dự báo chiến lược phát triển và xây dựng đội ngũ quản lý nhằm mang lại hiệu quả thực hiện cao nhất. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Được chia làm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo Chương 2: Cơ sở lý luận về nghệ thuật lãnh đạo Chương 3: Phương pháp luận cho đề tài GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 2 Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo Chương 4 : Phân tích thực trạng lãnh đạo của công ty may cổ phần Maxport Trong đề tài , sinh viên thực hiện nội dung chủ đạo trong công tác hoạch định chiến lược, thực trạng các chế độ, chính sách ,hoạt động kinh doanh của công ty. Chương 5 : Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của công ty. Trong thời gian thực tập,làm việc và thu thập thông tin ,số liệu tại công ty may cổ phần Maxport.Tuy em đã rất cô gắng, xong do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và chuyên môn nên bài viết của em còn có nhiều thiếu sót vì vậy em rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, các thầy cô trong khoa cùng các anh chị trong phòng hành chính – kế toán, ban giám đốc công ty may cổ phần Maxport Thái Bình đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Sau đây em xin phép được đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của công ty may cổ phần MARPORT ” GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 3 Chương 2: Cơ sở lý luận về nghệ thuật lãnh đạo CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 2.1 LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 2.2.1 Bản chất của nghệ thuật lãnh đạo Theo Field Marshall Montgomery ( chỉ huy quân sự của Anh trong thế chiến thứ2) : “Lãnh đạo là khả năng và ý chí để tập hợp mọi người nhằm tiến tới một mục đích chung là tính cách truyền sự tự tin cho người khác.” Theo Tannenbaum, Weschler& Masarik : “ Lãnh đạo là sự ảnh hưởng mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới mục tiêu cụ thể” Theo hiệp hội lãnh đạo quốc tế (International Leadership Associates): “ Lãnh đạo dường như là một thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng dến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm có tổ chức nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Lãnh đạo là nghệ thuật tập hợp các cá nhân để họ trở thành một thành viên trung thành trong tổ chức và là quá trình tác động liên tục để họ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của tổ chức đã đề ra (Ng.M.Tuấn) Nghệ thuật lãnh đạo là tổng hòa của nghệ thuật động viên, nghệ thuật quản lý thời gian, nghệ thuật ủy quyền, nghệ thuật ra quyết định. 2.1.2 Các chức năng của nhà lãnh đạo. 2.1.2.1 Chức năng đối với con người. • Gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng. • Phát triển các tài năng. • Trao quyền. • Xây dựng, phát triển văn hóa tổ chức. 2.1.2.2 Chức năng đối với công việc. • Xác định tầm nhìn. • Xác định xứ mạng, sự thay đổi • Xây dựng mục tiêu, chiến lược thực hiện tầm nhìn. GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 4 Chương 2: Cơ sở lý luận về nghệ thuật lãnh đạo 2.1.3 Các phẩm chất của nhà lãnh đạo. Một trong những tiếp cận đầu tiên về lãnh đạo vào đầu thế kỷ là đeo đuổi việc trả lời câu hỏi:Có hay không sự khác biệt giữa những người lãnh đạo và những người không lãnh đạo? Nếu có thì sự khác biệt đó là ở những phẩm chất nào?Đó cũng là sự phân biệt giữa những người lãnh đạo thành công và những người lãnh đạo không thành công.Và ở đây chúng ta sẽ đề cập đến những người lãnh đạo thành công…Vì vậy trước hết để trở thành một người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước.Đó là: • Có tầm nhìn xa. • Sự tự tin, điềm tĩnh, có khả năng dự đoán trong thời kỳ khủng hoảng • Sự kiên trì, quả quyết, tính kiên định. • Dám nhận lỗi, nhận trách nhiệm. • Biết chấp nhận mạo hiểm. • Tế nhị, quan tâm đến người khác, lịch thiệp. • Săn sàng hy sinh lợi ích cá nhân. • Khả năng thích nghi, có kinh nghiệm rộng trên các chức năng, các tình huống khác nhau. 2.1.4 Những kỹ năng của nhà lãnh đạo. • Kỹ năng tư duy, nhận thức:Năng lực phân tích, suy nghĩ logic, thành thạo trong hình thành các khái niệm và khái quát hóa những quan hệ phức tạp giữa các sự vật và hiện tượng, sáng tạo trong việc đề ra các ý tưởng và trong việc giải quyết các vấn đề, năng lực trong việc phân tích các sự kiện, các xu thế. Đón trước được những thay đổi bất trắc, những gì đe dọa sự tồn tại của tổ chức và nhận dạng được những cơ hội, những vấn đề còn tiềm ẩn. GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 5 Chương 2: Cơ sở lý luận về nghệ thuật lãnh đạo • Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ:Gồm các kiến thức về phương pháp, quá trình, thủ tục và kỹ thuật để thực hiện các công việc chuyên môn và kỹ năng trong việc sử dụng các công cụ và thiết bị có liên quan tới các hoạt động.Đây là những khả năng cần thiết của cán bộ quản lý doanh nghiệp. • Kỹ năng nhân sự:là kỹ năng liên quan đến khả năng tổ chức, động viên và điều động nhân sự.Nhà lãnh đạo cần hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn, đặt đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng nhân viên của mình.Nhà lãnh đạo cần phải có năng lực trong giao tiếp rõ ràng và hiệu quả , năng lực trong việc thiết lập những quan hệ hợp tác có hiệu quả.biết hướng đến mục tiêu chung.Kỹ năng nhân sự là đòi hỏi bắt buộc đối với quản trị viên ở mọi cấp quản trị. 2.1.5 Các vai trò của nhà lãnh đạo 2.1.5.1 Vai trò hoạch định chiến lược: - Đó là Đưa ra phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh để thực hiện chiến lược phát triển DN. -Cung cấp các chính sách và hướng dẫn thực hiện cho các cán bộ quản lý khác. -Phân tích tài chính và phân tích thị trường. Phân tích đối thủ cạnh tranh và công nghệ mới. 2.1.5.2 Vai trò quan hệ với con người. -vai trò đại diện hay tượng trưng có tính chất nghi lễ trong tổ chức và gắn liền với vị trí trong sự phân cấp quản trị. -Vai trò quan hệ, liên hệ với người khác ở trong hay ngoài tổ chức để nhằm gáp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. 2.1.5.3 Vai trò thông tin. Trước hết, Nhà lãnh đạo có vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin liên quan đến tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài . -Nhà lãnh đạo đảm nhiệm vai trò thu thập bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của tổ chức.Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi tiếp xúc với mọi người. -Vai trò thông tin liên hệ đến người có liên quan, có thể là người đồng cấp, thượng cấp hay dưới cấp. GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 6 Chương 2: Cơ sở lý luận về nghệ thuật lãnh đạo 2.1.5.4 Vai trò quyết định gồm bốn vai trò: •Vai trò doanh nhân ( vai trò cách tân) :Là vai trò chủ trì xuất hiện khi nhà lãnh đạo tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức.Mục đích của vai trò này là tạo ra những chuyển biến tốt hơn trong đơn vị. Việc này có thể thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huống cụ thể hoặc nâng cấp, điều chỉnh một kỹ thuật mới đang áp dụng. •Vai trò xử lý các tình huống:Đó là yêu cầu các nhà lãnh đạo phải nhanh tay, kịp thời và quyết đoán để đư tổ chức trở lại hoạt động bình thường và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể có hoặc là tận dụng tối đa những cơ hội mới để phát triển. •Vai trò phân phối các nguồn lực của tổ chức: Dựa vào tình hình tài nguyên và thực trang hiện tại của công ty mà phân phối cho phù hợp. •Vai trò đàm phán: Vai trò của một nhà thương thuyết, đàm phán thay mặt cho tổ chức trong quá trình hoạt động. Mục đích của đàm phán là phải tìm ra giải pháp chấp nhận được của cả hai bên có liên quan và điều hiển nhiên là phải có lợi nhất cho đơn vị mình. 2.1.6 Các phong cách của nhà lãnh đạo theo Kurt Lewin (Mỹ) • Phong cách độc đoán:Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các mối quan hệ và thông tin, tập trung quyền lực trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. • Phong cách dân chủ:Người lãnh đạo thu hút đông đảo người lao động tham gia vào việc thảo luận, xây dựng và chọn lựa các phương án quyết định cũng như giải quyết những nhiệm vụ của đơn vị. Bản thân người lãnh đạo chỉ tập trung giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng, những vấn đề còn lại giao cho cấp dưới. • Phong cách tự do:Người lãnh đạo tham gia ít nhất vào các công việc của nhóm, giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho mọi người. Các thành viên trong nhóm được cung cấp tói đa các thông tin và được phép tự do hành động theo điều họ nghĩ, theo cách thức mà họ cho là tốt nhất. 2.2 NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG VÀ CHƯA THÀNH CÔNG 2.2.1 Nhà lãnh đạo thành công. Sự thành công hay thất bại của các nhà quản trị đều phụ thuộc vào các phẩm chất và các hành vi của họ. Có rất nhiều cuộc khảo sát, phân tích về vấn đề này nhưng tổng quan lại để trở thành một nhà lãnh đạo thành công cần có: GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 7 Chương 2: Cơ sở lý luận về nghệ thuật lãnh đạo • Khả năng quan sát và có tính sáng tạo. • Khả năng nhạy cảm. • Khả năng nhìn xa. • Khả năng ứng biến. • Khả năng tập trung. • Khả năng nhẫn nại. 2.2.2 Nhà lãnh đạo chưa thành công. • Quản lý thay vì lãnh đạo. • Đánh giá sai lòng trung thành của cá thể riêng lẻ khi xây dựng nhóm. • Bảo thủ, độc đoán. • Thất bại trong việc tạo ra động lực thúc đẩy. 2.3 CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO 2.3.1 Quản trị theo mục tiêu 6 sigma ( 6 sigma = 3.4)  Đo lường là bước đầu tiên trong 5 bước tích luỹ của quá trình Sáu Sigma. Có tất cả 8 bước là: Nhận biết -> Xác định; Đo lường; Phân tích; Cải tiến; Kiểm soát; Chuẩn hoá và Tích hợp.  Năm bước cơ bản là: D- Xác định (Awareness -> Define), M - Đo lường, A - Phân tích, I - Cải tiến, C - Kiểm soát.  Để đi tới thành công, chiến lược phát triển đột phá Sáu Sigma phải được thực hiện với sự ủng hộ tuyệt đối của lãnh đạo. Lãnh đạo cần tập trung thực hiện 3 yêu cầu trọng tâm: • 1. Chiến lược phát triển đột phá phải được áp dụng một cách có phương pháp và có kỷ luật. • 2. Dự án Sáu Sigma cần phải được xác định, thực hiện và hỗ trợ đầy đủ về nhân lực, tài chính. • 3. Các kết quả từ dự án đó phải được kết hợp với quá trình thực hiện kinh doanh hàng ngày và phải đào tạo nhận thức cho những người trực tiếp thực hiện. 2.2.3 Quản trị người – người. Quản lý con người không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một khoa học. Một khi đã là khoa học thì phải học mới .Và phương thức quản lý con người hiệu quả nhất là vừa dựa vào cảm tính và vừa kết hợp với phương pháp tư duy khoa học. GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 8 Chương 2: Cơ sở lý luận về nghệ thuật lãnh đạo  Quản trị con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng, quyền hạn và vai trò xã hội của họ.  Quản lý con người có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người, hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức.  Quản lý con người còn có ý nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai trò của mình trong xã hội và trong tổ chức.Gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc. 2.2.4 Chiến lược quản trị thời gian. Thời gian không bay đi, nhưng cứ trôi đi theo quy luật tự nhiên. Thời gian là điều mỗi người không phải mong đợi, nó sẽ tự đến một cách nhẹ nhàng. Điều quan trọng hơn, bạn luôn phải coi trọng thực hành những điều mà bạn mong muốn theo đúng thời gian đã định. Quản trị thời gian là một phương pháp hữu ích cho tất cả mọi người trong cuộc sống, và đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý của một tổ chức hay doanh nghiệp. Quản trị thời gian là phương pháp giúp bạn sử dụng thời gian chứ không phải là tiêu tốn thời gian. Hay nói cách khác, thời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu dùng thời gian. Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu dùng thời gian sẽ mất đi.Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn suy nghĩ thêm cho công việc quan trọng và thời giờ giải trí.: BẢNG 2.1: Năm chữ <<a>> trong quản lý thời gian hiệu quả. GVHD:PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH:Nguyễn Thị Mến 1) aware 6) save time Better use 2) analyse 3) attack 4) assign 5) arrange 9

Ngày đăng: 09/11/2013, 09:45

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2.1: Năm chữ &lt;&lt;a&gt;&gt; trong quản lý thời gian hiệu quả. 1) aware - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

BẢNG 2.1.

Năm chữ &lt;&lt;a&gt;&gt; trong quản lý thời gian hiệu quả. 1) aware Xem tại trang 10 của tài liệu.
BẢNG 3. 1: Khung lý thuyết nâng cao hiệu quả lãnh đạo. - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

BẢNG 3..

1: Khung lý thuyết nâng cao hiệu quả lãnh đạo Xem tại trang 12 của tài liệu.
BẢNG 3.2: Nghệ thuật ủy quyền: - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

BẢNG 3.2.

Nghệ thuật ủy quyền: Xem tại trang 14 của tài liệu.
1 Nguyễn Tiến Phương - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

1.

Nguyễn Tiến Phương Xem tại trang 25 của tài liệu.
BẢNG 4.3: nhận xét tỷ lệ phần trăm - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

BẢNG 4.3.

nhận xét tỷ lệ phần trăm Xem tại trang 25 của tài liệu.
• Quyền lợi về vật chất được hưởng theo bảng sau: - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

uy.

ền lợi về vật chất được hưởng theo bảng sau: Xem tại trang 29 của tài liệu.
BẢNG 4.4 :Bảng tính lương - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

BẢNG 4.4.

Bảng tính lương Xem tại trang 29 của tài liệu.
BẢNG 4.8: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

BẢNG 4.8.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Xem tại trang 37 của tài liệu.
Tất cả các tỷ lệ phần trăm trên ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 3 năm trở lại đây cĩ bước tiến lên rõ rệt. - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

t.

cả các tỷ lệ phần trăm trên ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 3 năm trở lại đây cĩ bước tiến lên rõ rệt Xem tại trang 39 của tài liệu.
Cách thực hiện: phỏng vấn kết hợp với phát bảng câu hỏi nhằm tìm ra mức - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

ch.

thực hiện: phỏng vấn kết hợp với phát bảng câu hỏi nhằm tìm ra mức Xem tại trang 40 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN Xem tại trang 61 của tài liệu.
( Bảng kết quả phương pháp Ma trận chạy và xử lý dữ liệu ) Sự căng thẳng trong công việc: - báo cáo thực tập tốt nghiệp-nghệ thuật lãnh đạo

Bảng k.

ết quả phương pháp Ma trận chạy và xử lý dữ liệu ) Sự căng thẳng trong công việc: Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan