1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hướng dẫn thực tập, viết báo cáo,thực tập tốt nghiệp nghề điện công nghiệp

16 4,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

- Sinh viên làm quen dần với kỹ luật và tác phong công nghiệp trong thực tế sản xuất tại Xí nghiệp, công trường , v.v… - Tìm hiểu, học hỏi về dây chuyền công nghệ, các thiết bị điện – đi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CAO ĐẲNG THỰC HÀNH

- -HƯỚNG DẪN

THỰC TẬP, VIẾT BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Năm 2013

Trang 3

HƯỚNG DẪN

THỰC TẬP, VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1 Mục đích, yêu cầu và phạm vi thực tập tốt nghiệp

1.1 Mục đích

- Tạo điều kiện cho học sinh viên tiếp cận trực tiếp với các xí nghiệp, nhà máy, công ty, công trường thi công lắp đặt, cơ sở sản xuất và dịch vụ Qua đó sinh viên hình thành cách tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất và dịch vụ trong thực tế

- Biết vai trò, chức năng, nhiệm vụ và công việc của Kỹ sư, công nhân và nhất là cán bộ kỹ thuật trong nhà máy, xí nghiệp, công ty, công trường thi công lắp đặt, cơ sở sản xuất và dịch vụ

- Sinh viên làm quen dần với kỹ luật và tác phong công nghiệp trong thực tế sản xuất tại Xí nghiệp, công trường , v.v…

- Tìm hiểu, học hỏi về dây chuyền công nghệ, các thiết bị điện – điện công nghiệp, các thiết bị tự động điều khiển hệ thống tại nơi thực tập Tham gia vào các hoạt động sản xuất, thi công, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, dây chuyền sản xuất Sinh viên thực tập nghiên cứu và trình bày kết quả về một đề tài khoa học bằng một báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2 Yêu cầu

a Đối với sinh viên

- Phải nắm vững các kiến thức đã được học và kiến thức liên quan đối với đề tài được chọn

- Phân biệt được sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết áp dụng tại các đơn vị, trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tế của các đơn vị, doanh nghiệp, từ đó có thể đề xuất các giải pháp liên quan

- Có tinh thần học tập, tham gia công việc tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên và cán bộ hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị

- Cuối đợt thực tập viết báo cáo trình bày nội dung, kết quả đạt được trong quá trình thực tập tốt nghiệp

- Chấp hành các nội qui, quy định của đơn vị mình thực tập, quy định của nhà trường và giáo viên hướng dẫn

b Giảng viên hướng dẫn:

- Giúp cho sinh viên thấy tầm quan trọng và những yêu cầu trong thực tập thực tiễn

- Theo dõi, giám sát được quá trình thực tập của sinh viên, gặp trao đổi giải đáp thắc mắc cho sinh viên những vấn đề liên quan trong quá trình thực tập, giúp sinh viên phát thảo đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết và hướng dẫn viết báo cáo thực tập

- Hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học

Trang 4

- Đánh giá đúng đắn kết quả thực tập của sinh viên và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá quá trình thực tập của sinh viên

1.3 Phạm vi thực tập tốt nghiệp

- Trong thời gian thực tập tốt nghiệp các sinh viên phải thực hiện đúng các quy định về thực tập

Sinh viên có thể thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị thực tập với tư cách cán bộ kỹ thuật theo dõi, tham gia công việc cùng với cán bộ kỹ thuật, nhận xét, đánh giá các hạng mục tham gia thực tế như sau:

(1) Thực tập cán bộ kỹ thuật tại công trường:

Các hạng mục công trình:

- Thi công thang cáp, máng cáp, kéo dây

- Bố trí và lắp đặt thiết bị, máy móc, dây chuyền, băng chuyền…

- Công tác, hình thức thi công, hệ thống trạm biến áp, nhà máy điệ, móng trụ

- Quy trình sản xuất, mô hình tổ chức sản xuất

- Dây chuyền sản xuất của nhà máy

- Tìm hiểu về tính năng kỹ thuật của một số sản phẩm, linh kiện, thiết bị, tính năng nổi bật của công ty

- Tìm hiểu về các hệ thống điện tử, CNTT sử dụng trong nhà máy, khu công nghiệp

- Tìm hiểu về cách tổ chức sản xuất trong nhà máy, khu công nghiệp

- Tìm hiểu về các hệ thống, các dây chuyền tự động sản xuất

- Tìm hiểu về các thiết bị cơ khí, điện – điện tử trong nhà máy

- Tìm hiểu các phần mềm sử dụng trong dây chuyền sản xuất

- Tìm hiểu hệ thống quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm

- Tìm hiểu hệ thống kiểm soát môi trường

- Tìm hiểu các chuẩn giao tiếp máy tính, chuẩn truyền thông công nghiệp được sử dụng

- Một số công việc cần thiết khác

Nhiệm vụ: Theo dõi, nắm bắt, giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu, đánh giá Ghi chép nhật ký công việc Lập phiếu tiến độ thi công

(2) Thực hiện cán bộ kỹ thuật tại văn phòng:

- Lập bản vẽ thiết kế bản vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ trạm, sơ đồ hệ thống điện, sơ đồ truyền tải, sơ đồ cung cấp điện dưới sự hướng dẫn của cơ quan thực tập

- Lập dự toán các hạng mục công trình

- Sử dụng phần mền thiết kế, tính toán, giám sát, quản lý và theo dõi

- Hồ sơ hoàn công

Trang 5

2 Nội dung, quy trình thực tập

- Sau khi kế hoạch thực tập đã được Hiệu trưởng phê duyệt, khoa sẽ phổ biến cho sinh viên để sinh viên liên hệ đơn vị thực tập

- Thông báo Danh sách các nhóm thực tập và Giáo viên hướng dẫn (GVHD)

- Sinh viên phải theo dõi thông báo của Khoa về phân nhóm và GVHD, gặp giáo viên đúng thời hạn

- Nội dung thực tập: Khi thực tập tại các đơn vị, sinh viên cần tìm hiểu và thực hiện những công việc sau đây:

2.1 Tìm hiểu về đơn vị và công trình thực tập

21.1 Thông tin về đơn vị thực tập:

- Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị

- Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của đơn vị

- Tìm hiểu sơ đồ tổ chức của đơn vị

- Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và công việc của Kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân điện trong nhà máy, xí nhiệp, công ty

- Tìm hiểu quy trình công nghệ của đơn vị

21.2 Thông tin về công việc sinh viên tham gia thực tập:

- Giới thiệu chung về công việc tham gia thực hiện (thiết kế, tham gia thi công, bảo trì bảo dưỡng …)

- Đặc điểm công việc thực hiện, các yêu cầu về kỹ thuật

- Cơ cấu tổ chức đơn vị thi công, nhiệm vụ các bên liên quan

- Giải pháp công nghệ kỹ thuật thi công, trang thiết bị phục vụ,…

- Các yêu cầu về an toàn

- Tìm hiểu các thiết bị điện trong dây chuyền công nghệ tại đơn vị (Mã hiệu, nhãn sản xuất, thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động v.v )

- Tìm hiểu hoạt động của các thiết bị điều khiển, bảo vệ, đo lường trong các thiết bị điện của đơn vị

- Tham gia tìm hiểu và vẽ lại mạng điện của các thiết bị điện tại đơn vị

- Tham gia tìm hiểu và vẽ lại sơ đồ nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tại đơn vị

- Tham gia tìm hiểu yêu cầu và các biện pháp kỹ thuật an tòan đối với thiết bị điện tại đơn vị

- Tham gia cùng với đơn vị trong việc gia công, thi công, lắp đặt các thiết điện

- Tham gia cùng với đơn vị trong việc lắp đặt, cân chỉnh các thiết bị điện phục vụ sản xuất

Trang 6

- Tham gia cùng với đơn vị trong việc vận hành các thiết bị điện phục vụ sản xuất.

- Tham gia công tác bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tại đơn vị

- Tuân thủ nghiêm túc nội quy của đơn vị

2.2 Nghiên cứu tài liệu

Sinh viên tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu về lý thuyết đã học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp lý, sách giáo khoa, tạp chí, internet,…

- Các bản vẽ tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề của đơn vị, thông qua tài liệu thu thập

2.3 Tiếp cận công việc thực tế

Sau khi đã có hiểu biết nhất định về quy trình, phương pháp thực hiện tại đơn vị thực tập thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tiếp cận thực tế sẽ giúp sinh viên hiểu được và trực tiếp làm quen với quy trình và những nội dung công việc thực tế, giúp sinh viên làm quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại đơn vị

3 Nội dung, quy trình viết báo cáo thực tập

- Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên thu thập các thông tin, ghi chép nhật

ký thực tập các thu hoạch liên quan đến toàn bộ quá trình thực tập giúp cho sinh viên trình bày trong báo cáo thực tập

- Cuối đợt thực tập, sinh viên sẽ viết báo cáo thực tập để đánh giá kiến thức và kỹ năng sinh viên thu thập được qua quá trình thực tập

- Báo cáo thực tập là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới

sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn và đơn vị thực tập

3.1 Yêu cầu đối với báo cáo thực tập:

- Đề tài của báo cáo thực tập tốt nghiệp phải gắn kết được với các môn học chuyên ngành trong chương trình học

- Sinh viên phải gắn kết được lý luận với thực tế tại đơn vị thực tập

3.2 Nội dung báo cáo thực tập:

3.2.1 Sau đợt thực tập, mỗi học sinh làm một bản báo cáo thực tập tốt nghiệp:

- Tùy tình hình thực tế tìm hiểu ở đơn vị thực tập theo chủ đề nghiên cứu đã chọn, gồm:

- Giới thiệu sơ lược về đơn vị thực tập, tình hình chung về tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Công trình mà sinh viên được tham gia nghiên cứu

- Tình hình tổ chức và thực trạng có liên quan đến quá trình thi công, quy trình công nghệ, an toàn lao động … phù hợp với chủ đề nghiên cứu đã chọn - Báo cáo thực tập được trình bày theo yêu cầu của một bản báo cáo khoa học kỹ thuật, với nội dung được quy định cụ thể và hình thức nghiêm túc theo mẫu thống nhất

Trang 7

- Bản báo cáo thực tập được nộp cho giáo viên hướng dẫn ngay sau khi kết thúc đợt thực tập để chấm điểm

- Nhận xét, đánh giá Có thể trình bày thêm kiến nghị các giải pháp (nếu có)

3.3 Lựa chọn chủ đề nghiên cứu và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài sinh viên lựa chọn và viết báo cáo tốt nghiệp liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị thực tập và nghề đào tạo

3.4 Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu.

- Sinh viên thực tập tốt nghiệp cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị liên quan đến công việc thực tập của mình Đồng thời cần thường xuyên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập thông tin thích hợp Sau đây là một số cách thức thu thập thông tin cần thiết:

- Tìm hiểu, tham khảo các văn bản, tài liệu… liên quan đến đơn vị, đến nội dung đề tài đề cập đến

- Phỏng vấn trực tiếp người liên quan (Nên chuẩn bị sẵn trước các câu hỏi ở nhà,

có thể ghi ra giấy để tiết kiệm thời gian)

- Tham gia trực tiếp vào các quá trình công việc

- Thu thập các tài liệu, các mẫu biểu liên quan đến đề tài

- Ghi chép nhật ký thực tập, nhật ký công trình

3.5 Quy trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bước 1 Lựa chọn đề tài, căn cứ vào công trình và thời gian thực tập tại đơn vị thực

tập sinh viên có thể tham gia một hoặc một số hạng mục công trình phù hợp, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn

Bước 2 Viết đề cương sơ bộ khoảng 02 trang và viết trên 01 mặt giấy (không viết 2

mặt) Bước này cần hoàn thành trong khoảng 02 tuần đầu tiên của đợt thực tập để gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt đề cương

Bước 3 Viết đề cương chi tiết khoảng 04-05 trang để gửi cho giáo viên hướng dẫn

góp ý, duyệt và gửi lại Công việc này cần hoàn thành trong khoảng 2 -3 tuần Sinh viên phải thực hiện theo đề cương đã được giáo viên hướng dẫn sửa Nếu có bất kỳ thay đổi nào, phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn

Bước 4 Viết bản thảo của báo cáo tốt nghiệp Trước khi hết hạn thực tập ít nhất 02

tuần, bản thảo phải hoàn tất và gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và chỉnh sửa

Bước 5 Hoàn chỉnh báo cáo, in báo cáo tốt nghiệp, gửi đơn vị thực tập để nhận xét,

đóng dấu và nộp bản hoàn chỉnh cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và ký tên Sau đó sinh viên nộp quyển hoàn chỉnh theo lịch chi tiết thông báo của khoa

4 Kết cấu và hình thức trình bày một báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.1 Kết cấu báo cáo thực tập:

Báo cáo tốt nghiệp được trình bày tối thiểu 20 trang (chương 1, 2, 3, 4), yêu cầu đánh máy vi tính 1 mặt, khổ giấy A4

Kết cấu Báo cáo tốt nghiệp được trình bày theo 3 hoặc 4 phần:

4.2 Mẫu và nội dung báo cáo thực tập:

Trang 8

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Thông tin về đơn vị thực tập:

- Tên và địa chỉ đơn vị đến thực tập

- Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị

- Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của đơn vị

- Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị Số lượng, chức năng, nhiệm

vụ và công việc của Kỹ sư, cán bộ kỹ thuật trung cấp và công nhân điện trong nhà máy, xí nhiệp, công ty v.v…

Phần này có độ dài khoảng từ 2 -5 trang

1.2 Thông tin về công việc sinh viên tham gia thực tập:

- Giới thiệu chung về công việc (tên, địa điểm, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công, giám sát, …)

- Đặc điểm công việc, yêu cầu kỹ thuật

- Cơ cấu tổ chức của đơn vị

- Giải pháp công nghệ kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ,…

- Các yêu cầu về an toàn,…

Phần này có độ dài khoảng từ 5 -10 trang

PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP

Nội dung bao gồm:

2.1 Chuyên đề thực tập chính.

- Sơ đồ bản vẽ mặt bằng nhà máy, công trình thực tập

- Quy trình công nghệ, kỹ thuật thực hiện

- Lý thuyết liên quan đến kỹ năng nghề

- Hệ thống điện

- Các thiết bị điện trong dây chuyền công nghệ tại đơn vị: Tên thiết bị, chức năng hoạt động, tính năng kỹ thuật, kết cấu và nguyên lý hoạt động

- Sơ đồ điện điều khiển hệ thống thiết bị

- Bản vẽ, hình chụp minh họa quá trình thi công thực tế tại công trường (in màu vào báo cáo thực tập tốt nghiệp)

- Các thiết bị tự động điều khiển hệ thống thiết bị điện: tín hiệu điều khiển, cách điều chỉnh v.v…

- Kỹ thuật an toàn đối với các hệ thống thiết bị điện tại đơn vị: Yêu cầu, biện pháp thực hiện

- Kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống thiết bị điện tại đơn vị: các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định bảo dưỡng v.v…

Trang 9

2.2 Chuyên đề thực tập phụ.

- Công tác vệ sinh môi trường an toàn lao động

- Phân tích yêu và nhược điểm của hệ thống

- Chế độ bảo trì của nhà máy

- Những tìm hiểu, học tập và thu hoạch khác về chuyên môn

- Những công việc cụ thể đã tham gia thực hiện theo chức năng của công nhân điện tại đơn vị

Phần này có độ dài khoảng từ 15 - 30 trang

PHẦN 3 : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Nội dung bao gồm

- Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình thực tập

- Rút ra những bài học trong thực tế công việc so với học lý thuyết

- Có thể trình bày thêm kiến nghị các giải pháp (nếu có)

Phần này có độ dài khoảng từ 2 -4 trang

* KẾT LUẬN

Tóm tắt kết quả của báo cáo thực tập khoảng 1-2 trang

* PHỤ LỤC (các bản vẽ và bảng tính liên quan – khoảng 20 bảng vẽ)

- Các bản vẽ của công trình, các mặt bằng của công trình

- Các bảng tính dự toán, bảng tính khác…

4.2 Bố cục báo cáo tốt nghiệp

- Trang bìa (theo mẫu)

- Trang phụ bìa (theo mẫu)

- Trang “Lời cảm ơn”

- Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” có dấu tròn (theo mẫu)

- Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn” (theo mẫu)

- Trang “Mục lục”

- Trang “Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ” (nếu có)

- Trang “Danh sách các bảng sử dụng ” (nếu có)

- Trang “Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh ” (nếu có)

- Mở đầu

- Phần 1

- Phần 2

- Phần 3

Trang 10

- Kết luận

- TÀI LIỆU THAM KHẢO

- - PHỤ LỤC (Các bảng vẽ, )

- Trang bìa (được trình bày theo mẫu dưới)

- Nội dung báo cáo:

- Lời cám ơn, lời nói đầu và nhận xét, đánh giá:

- Nhận xét, đánh giá của cán bộ hướng dẫn thực tập tại đơn vị: nhận xét, đánh giá, chữ ký

- Xác nhận của đơn vị đến thực tập: Chữ ký, đóng dấu

- Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn thực tập tại đơn vị: nhận xét, điểm

4.3 Hình thức trình bày báo cáo thực tập :

a Độ dài của báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp (từ « Mở đầu » cho đến « Kết luận » được giới hạn trong khoảng từ 20 đến 40 trang (không kể phần phụ lục)

b Quy định định dạng trang

- Khổ trang: A4

- Canh lề trái: 3,5 cm; Canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2 cm

- Font chữ: Vni-Times hoặc Time New Roman, cỡ chữ 13

- Cách dòng: Line Space: 1.2 -1.5

- Các đoạn văn cách nhau 1 dấu Enter

c Đánh số trang

- Từ trang bìa đến trang “Mục lục” đánh chữ số La Mã thường ( i,ii, iii,iv…)

- Từ “Mở đầu” đến phần “Tài liệu tham khảo” đánh theo số (1,2,3…), canh giữa ở cuối trang

d Đánh số các đề mục

Đánh theo số thứ tự của chương và số thứ tự của đề mục cấp trên:

CHƯƠNG 1………

1.1……

1.1.1………

1.1.2 ………

1.2 ……

CHƯƠNG 2………

2.1…………

2.1.1……

2.1.2 …

Ngày đăng: 07/02/2014, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w