1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA L4 T14

17 297 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

TUẦN 14: Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010 Đ/c Đức dạy (Thi GV dạy giỏi) ******************************************************************** Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2010 Đ/c Dũng dạy ( Đi thẩm tra lí lịch Đ/c Thanh) ******************************************************************** Ngày soạn: 29/ 11/ 2010 Ngày giảng: Thứ tư /1/12 / 2010 Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. - Biết vận dụng chia một tổng và hiệu cho một số. - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3. HS k.tật nhìn chép bài 1. - Gd HS biết vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế. II. Chuẩn bị: GV: BT 3 HS: SGK, vở, bút, . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV gọi HS làm bài 2, kiểm tra vở bài tập về nhà. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b ) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV cho HS làm bài. - GV chữa bài, yêu cầu các em nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài - GV nhận xét cho điểm HS. - GV cho HS nêu các bước thực hiện phép tính chia của mình để khắc sâu cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số cho HS cả lớp. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán. - GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bé số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó . - Cho HS làm bài. a) Bài giải: Số bé là: ( 42506 - 18472 ) :2 = 12017 - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào vở. - HS trả lời. 0 14 29 9642 7 44 67494 4 39 28 8557 5 27 42789 - HS đọc đề toán. - HS nêu. Số bé = ( Tổng - Hiệu ) : 2 Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2 - 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở. b) Bài giải: Sồ lớn là: ( 137895 + 85287 ) : 2 = 11589 1 Số lớn là: 12017 + 18472 = 30489 Đáp số : 12017 và 30489 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS nêu công thức tính trung bình cộng của các số. - Bài toán yêu cầu chúng ta tính trung bình cộng số kg hàng của bao nhiêu toa xe ? - Vậy chúng ta phải tính tổng số tấn hàng của bao nhiêu toa xe ? - Muốn tính số kg hàng của 9 toa xe ta làm như thế nào ? - Cho HS làm bài. Bài 4: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán. - Vậy các em hãy phát biểu 2 tính chất trên ? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài và chuẩn bị bài sau./. Số bé là: 111589 – 85287 = 26304 Đáp số : 111589 và 26304 - HS đọc đề - … ta lấy tổng của chúng chia cho số các số hạng. - … của 3 + 6 = 9 toa xe. - … của 9 toa xe. - Tính số kg hàng của 3 toa đầu, sau đó tính số kg hàng của 6 toa xe sau, rồi cộng các kết quả với nhau. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp Bài giải: Số toa xe có tất cả là: 3 + 6 = 9 ( toa xe ) Số kg 3 toa xe chở được là: 14 580 x 3 = 43 740 ( kg ) Số kg hàng 6 toa xe khác chở được: 13 275 x 6 = 79 650 ( kg ) Số kg hàng 9 toa xe chở được là: 43 740 + 79 650 = 123 390 (kg) Trung bình mỗi toa xe chở được là: 123 390 : 9 = 13 710 ( kg ) Đáp số : 13 710 kg - 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở. - Phần a: Áp dụng tính chất 1 tổng chia cho một số. - Phần b: Áp dụng tính chất một hiệu chia cho một số. - 2 HS phát biểu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS cả lớp. ************************************* Tiết 2: Tập đọc: CHÚ ĐẤT NUNG ( tiếp theo) 2 I. Mục tiêu: + Đọc đúng các tiếng, từ khó: cạy nắp lọ, chạy trốn, thuyền lật, cộc tuếch . + Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi cảm . + Biết đọc với giọng kể chậm rải, phân biệt được người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung). + Hiểu nghĩa các từ ngữ: buồn tênh , hoảng hót , nhũn , se , cộc tuếch ,… + Hiểu nội dung bài: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ). - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3 (SGK) - Gd HS phải biết rèn luyện không sợ gian nan, khó khăn. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 139/SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. HS: SGK, vở, bút, . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc đoạn 1 của bài " Chú Đất nung " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu bài. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài - GV phân đoạn đọc nối tiếp. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - Chú ý câu hỏi và câu cảm sau: - Kẻ nào đã bắt nàng tới đây ? - Lầu son của nàng? - Chuột ăn rồi ! - Sao trông anh khác thế ? - Gọi HS nêu chú giải. - HS luyện đọc theo cặp - Gọi một HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu chú ý cách đọc. * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. + Kể lại tai nạn của hai người bột ? - Đoạn 1 cho em biết điều gì? - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Quan sát, lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp dọc thầm. - HS theo dõi - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: + Đoạn 1: Hai người bột . tìm công chúa. + Đoạn 2: Gặp công chúa . chạy trốn + Đoạn 3: Chiếc thuyền … se bột lại. + Đoạn 4: Hai người bột … đến hết. - 2 HS đọc cặp đôi - 1 HS đọc thành tiếng. - HS lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng. + Hai người bột sống trong lọ thuỷ tinh rất buồn chán. Lão chuột già cạy nắp . - Nói về tai nạn của hai người bột. 3 - HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. + Đất Nung đã làm gì khi gặp hai người bột bị nạn ? + Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ? - Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ? - Đoạn cuối này có nội dung chính là gì? - HS đặt tên khác cho câu chuyện. - Truyện kể Đất Nung là người như thế nào ? - Câu chuyện nói lên điều gì? * Đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc theo vai (Người dẫn chuyện, Đất Nung, chàng kị sĩ, nàng công chúa), lớp theo dõi để tìm ra cách đọc. - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét và cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Cánh diều tuổi thơ./. - 1 HS đọc thành tiếng. + Khi thấy hai người bột gặp nạn chú liền nhảy xuống, vớt họ lên bờ . - Vì Đất nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa, nên không sợ . + Câu nói ngắn gọn thông cảm với hai người bột khi sống khi sống . - Câu nói có ý xem thường những người chỉ quen sống trong sung sướng . - Đoạn cuối của bài kể chuyện Đất Nung cứu bạn. - Tiếp nối nhau đặt tên - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Đất Nung dũng cảm - Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích . - Muốn trở thành người có ích, phải biết rèn luyện không sợ gian khổ, khó khăn. - 3 HS nhắc lại ý chính. - 4 HS tham gia đọc chuyện. - HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm 4 HS. + 3 nhóm HS thi đọc. - Lắng nghe. + Câu chuyện khuyên mỗi chúng ta Muốn trở thành người có ích, phải biết rèn luyện không sợ gian khổ, khó khăn. *********************************** Tiết 3: Thể dục: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG; TC: ĐUA NGỰA Đ/c Khê soạn và dạy. ************************************ Tiết 4: Tập làm văn: THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ? I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là miêu tả. - Tìm được những từ miêu tả có trong đoạn văn, đoạn thơ 4 - Biết viết một đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo. II. Chuẩn bị: Giấy khổ to ghi nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động củả HS 1. Bài cũ: - Gọi HS kể lại truyện theo 1 trong 4 đề tài ở bài tập 2. cả lớp theo dõi và trả lời. - Câu chuyện bạn kể được mở đầu và kết thúc theo cách nào ? - Nhận xét chung. Ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả. - Gọi HS phát biểu ý kiến. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV phát phiếu và bút dạ cho 4 nhóm. - Yêu cầu HS trao đổi và hoàn thành. - Yêu cầu cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả. - Gọi HS phát biểu ý kiến. Bài 3: - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. - Để tả được hình dáng, màu sắc của lá cây sồi, cây cơm nguội tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? - 2 HS kể chuyện. - Trả lời câu hỏi . - Em phải nói cho mọi người biết con mèo nhà em to hay nhỏ, lông màu gì . - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, dùng bút chì gạch chân những sự vật được miêu tả. - Các sự vật được miêu tả là : Cây xoài, cây cơm nguội, lạch nước. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động nhóm TT Tên sự vật Hìn h dán g Chuyển động Tiến g động M:1 Cây sồi Cao lớn Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ 2 Cây cơm nguội Lá rập rình lay động như đốm lửa vàng 3 Lạch nước Trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới những gốc cây ẩm mục Róc rách chảy - Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi. - Tác giả phải quan sát bằng mắt. 5 - Để tả được chuyện động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? - Còn sự chuyển động của dòng nước tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? - Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế người viết phải làm gì ? 3. Ghi nhớ : - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Yêu cầu HS đặt một số câu miêu tả. - Nhận xét và khen những HS đặt hay. 4. Luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét kết luận : Trong truyện " Chú Đất nung " chỉ có một câu văn miêu tả : " Đó là chàng kị sĩ .lầu son " Bài 2: - Yêu cầu HS đọc nội dung đề bài. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giảng : Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động . - Trong bài thơ " Mưa " em thích nhất hình ảnh nào ? - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn miêu tả - Gọi HS đọc bài của mình . - Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm các em viết hay. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tập ghi lại 1, 2 câu văn miêu tả một sự vật mà em quan sát được trên đường đi học ./. - Dặn HS chuẩn bị bài sau./. - Tác giả phải quan sát bằng mắt. - Tác giả phải quan sát bằng mắt và bằng tai + Muốn như vậy người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan. - 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - Mẹ em hơi gầy. - Con mèo nhà em lông đen mượt. - Tiếng lá cây rơi xào xạc. - HS đọc thầm bài " Chú Đất nung " dùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả. - Câu văn " Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi con ngựa tía, dây cương vàng và một cô công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son" - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe . - Em thích nhất hình ảnh: - Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười. - Cây dừa sải tay bơi. . - Tự viết bài. - Đọc bài văn của mình trước lớp. - Về nhà thực hiện theo lời dặn của GV. *********************************** Tiết 5: Khoa học: MỘT SỐ CÁCH LÀM NƯỚC SẠCH I. Mục tiêu: - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, . 6 - Biết đun sôi nước trước khi uống. - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - Gd HS luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương. II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình minh hoạ trang 56, 57 / SGK. - HS chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột. - Phiếu học tập cá nhân. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi: 1) Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ? 2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * HĐ1: Các cách làm sạch nước thông thường. - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. 1) Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ? 2) Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ? * Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau: - Lọc nước bằng giấy lọc, bông, … lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước. - Lọc nước bằng cách khử trùng nước: Cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên cách này làm cho nước có mùi hắc. - Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết. * HĐ2: Tác dụng của lọc nước. - GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi: 1) Em có nhận xét gì về nước trước và - HS trả lời. - HS khác nhận xét - HS lắng nghe. - Hoạt động cả lớp. 1) Những cách làm sạch nước là: + Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc. + Dùng bình lọc nước. + Dùng phèn chua. + Dùng than củi. + Đun sôi nước. 2) Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người. - HS lắng nghe. - HS thực hiện, thảo luận và trả lời. 1) Nước trước khi lọc có màu đục, có 7 sau khi lọc ? 2) Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ? - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. 1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ? 2) Than bột có tác dụng gì ? 3) Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ? - Đó là cách lọc nước đơn giản. . * Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. * HĐ3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. - Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ? - GV nhận xét, cho điểm HS - Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì ? 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài. - Chuẩn bị bài: Bảo vệ nguồn nước./. nhiều tạp chất như đất, cát, Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. 2) Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. 1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay . 2) Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước. 3) Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - Trả lời: Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch. - HS cả lớp. ******************************************************************** Thứ 5 Tiết 1: Toán: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện một số chia cho một tích. - Áp dụng cách thực hiện chia một số cho một tích để giải các bài toán có liên quan. - Cần làm bài 1, 2. HS khá, giỏi làm bài 3. HS k.tật nhìn chép bài 2. II. Đồ dùng dạy học : SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Hát. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp 8 - GV gọi HS yêu cầu HS làm bài tập, kiểm tra vở bài tập về nhà. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Tính chất một tích chia cho một số: * So sánh giá trị các biểu thức: + Ví dụ 1: - GV viết lên bảng ba biểu thức sau: ( 9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3) ; ( 9 : 3 ) x 15 - Vậy các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. - GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức. - Vậy ta có: ( 9 x 15) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 * Ví dụ 2: - GV viết lên bảng hai biểu thức sau: ( 7 x 15 ) : 3 ; 7 x ( 15 : 3 ) - Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. - Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên. - Vậy ta có ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 ) * Tính chất một tích chia cho một số : - Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng như thế nào ? - Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào ? - Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3 ? - Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. -Với biểu thức ( 7 x 15 ) : 3 tại sao chúng ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 ? - GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc các biểu thức. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài giấy nháp. ( 9 x15 ) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x ( 15 : 3 ) = 9 x 5 = 45 ( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45 - Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45. - HS đọc các biểu thức. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp. ( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 2 = 12 - Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 45. - Có dạng là một tích chia cho một số. - Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45. - Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 ( Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15). - Là các thừa số của tích ( 9 x 15 ). - HS nghe và nhắc lại kết luận. - Vì 7 không chia hết cho 3. 9 c) Luyện tập: Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Cho HS tự làm bài. - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. - Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách. Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV ghi biểu thức: ( 25 x 36 ) : 9 - GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện, gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 tính theo cách thông thường. - HS 2 tính theo cách em cho là thuận tiện nhất. - Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách làm thứ nhất. Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - Cửa hàng có bao nhiêu mét vải tất cả ? - Cửa hàng đã bán bao nhiêu phần số vải đó ? - Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ? - Ngoài cách giải trên bạn nào còn có cách giải khác ? - GV yêu cầu HS trình bày vào vở. * Cách 1: Số mét vải cửa hàng có là: 30 x 5 = 150 ( m ) Số mét vải cửa hàng đã bán là: 150 : 5 = 30 ( m ) Đáp số : 30 m - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau ./. - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài. - 2 HS nhận xét bài làm của bạn. - 2 HS vừa lên bảng trả lời. - HS nêu yêu cầu bài toán. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. HS1: ( 25 x 36 ) : 9 = 900 : 9 = 100 HS2: ( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 ) = 24 x 4 = 100 - Vài HS đọc đề toán. - 1 HS tóm tắt. - … 30 x 5 = 150 m vải. - . được một phần năm số vải đó. - … 150 : 5 = 30 m vải. - HS trả lời cách giải của mình. - HS có thể giải như sau: * Cách 2 Số tấm vải cửa hàng bán được là: 5 : 5 = 1 ( tấm ) Số mét vải cửa hàng bán được là: 30 x 1 = 30 ( m ) Đáp số : 30 m *************************************** Tiết 2: Âm nhạc: ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH + KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM + NGHE NHẠC Đ/c Lực soạn và giảng 10 [...]... thành lập” + Hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như - Cuối thế kỷ 12, nhà Lý suy yếu Trong thế nào? tình thế triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe dọa, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi + Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay - Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy thế nhà Lý như thế nào ? Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm . - Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ? - GV. nước. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - Trả lời: Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn

Ngày đăng: 09/11/2013, 06:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Biết viết một đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo. - GA L4 T14
i ết viết một đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w