TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Tổ: Sử-Địa-Sinh-Hóa-TD-GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 7 NĂM HỌC: 2010 – 2011 Phần I. Kiến thức trọng tâm 1. Họcsinh biết được đặc điểm chung của các ngành. 2. HS thấy được những đặc điểm tiến hoá của động vật qua các ngành, các lớp. 3. HS nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của động vật qua các ngành 4. Họcsinh tóm tắt được vòng đời phát triển của một động vật không xương sống. Phần II. Câu hỏi và bài tập A. Trắc nghiệm Câu 1: Dòng nước qua ống hút vào khoang áo đem theo những chất gì vào miệng và mang trai? A. Đem theo thức ăn B. Đem theo Ôxi C. Đem theo thức ăn và Ôxi D. Cả A, B, C đều sai Câu 2: Cơ thể tôm gồm mấy phần? A. Chỉ một phần nhưng chia thành nhiều đốt. B. Gồm 2 phần: Đầu- ngực và bụng C. Ba phần: Đầu, ngực và bụng D. Bốn phần: Đầu, ngực, bụng và phần đuôi Câu 3: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng riêng cho lớp sâu bọ? A. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có bốn đôi chân B. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có các càng và chân bò C. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và 2 đôi cánh D. Có vỏ ki tin cứng như bộ xương Câu 4: Tế bào gai của Thủy Tức có vai trò: A.Tự vệ, tấn công, bắt mồi. C. Tham gia vào di chuyển cơ thể. B. Là cơ quan sinh sản. D. Tham gia vào di chuyển và sinh sản. Câu 5: Đặc điểm về lối sống của Sán lá gan là: A. Sống dị dưỡng. B. Sống dị dưỡng và kí sinh. C. Sống tự dưỡng. D. Sống kí sinh. Câu 6: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? A. Trùng giày B. Trùng sốt rét C. Trùng biến hình D. Trùng roi xanh. Câu 7 : Đặc điểm giun đốt để phân biệt với giun tròn: A. Mỗi đốt có chi bên.B. Có khoang cơ thể chính thức. C. Cơ thể phân đốt. D. Cả A, B, C. Câu 8: Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu? A.Hồng cầu B. Tiểu cầu C. Bạch cầu D. Cả A , B , C Câu 9: Trùng sốt rét sinh sản trong: A. Thành ruột B. Bạch cầu C. Hồng cầu D. Tiểu cầu Câu 10: Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào? A. Qua ăn uống B. Qua hô hấp C. Qua máu D. Qua muỗi Câu 11: Con gì sống cộng sinh với tôm ở nhờ thì mới di chuy ển được? A.Thủy tức B. Sứa C. San hô D. Hải quỳ Câu 12: Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người? A.Thuỷ tức B. Sứa C. San hô D. Hải quỳ Câu 13: Sán lá gan có những sai khác về hình dạng so với sán lông như A. Giác bám phát triển B. Không có lông bơi C. Thiếu giác quan D. Cả a,b,c đúng Câu 14: Động vật nào sau đây có khoang cơ thể chính thức? A. Giun đũa B. Thuỷ tức C. Giun đất D. Sán lá gan Câu 15: Mang là cơ quan hô hấp của: A. Trai B. Giun đất C. Thuỷ tức D. Sán lá gan Câu 16: Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình có điểm giống nhau là: A.Cùng có cấu tạo cơ thể là một tế bào B.Chưa có nhân điển hình C. Chưa có cấu tạo tế bào D. Hấp thụ chất dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể Câu 17: Đặc điểm cơ bản nhất của ngành chân khớp là: A. Có lớp vỏ kitin B. Thở bằng mang hoặc ống khí C. Phần phụ phân đốt và khớp động với nhau D.Phát triển qua lột xác Câu 18: Trong các lớp của ngành chân khớp đã học, lớp có giá trị lớn nhất về thực phẩm: A. Sâu bọ B. Hình nhện C. Nhiều chân D. Giáp xác Câu 19: Trong thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ: A. Mặt bụng B. Mặt lưng D. Bên hông D. Từ hậu môn lên Câu 20: Những động vật sau thuộc lớp giáp xác: A.Tôm, nhện, mọt ẩm B. Hà biển, sun, ve sầu C. Cua, ghẹ, ruốc D. Ve bò, chấy, rận Câu 21: Trong những vây sau ở cá, loại vây chẵn là: A. Vây lưng B. Vây ngực D. Vây hậu môn D. Vây đuôi Câu 22: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng, đó là chức năng của bộ phận phụ nào ở tôm? A. Các chân bụng B. Các chân ngực C. 2 đôi râu D. Tấm lái Câu 23: Vây đuôi ở cá có tác dụng: A. Bơi đứng và dừng lại B. Hướng lên tren hoặc bơi xuống dưới C. Đẩy cơ thể về phía trước D. Giữ thăng bằng khi bơi Câu 24: Châu chấu có số đôi chân là: A. 1 đôi B. 2 đôi C. 3 đôi D. 4 đôi B. Phần tự luận Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện? Câu 2: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm. Nêu một số tập tính của động vật thân mềm? Câu 3: Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao. Tại sao? Để phòng chống bệnh giun đũa theo em cần phải có những biện pháp gì? Câu 4: Trình bày vòng đời phát triển của sán lá gan, giun đũa? Câu 5: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang, giun đốt, chân khớp? Câu 6: Nêu tác hại của một số giun sán kí sinh ở cơ thể người? Theo em cần có biện pháp nào để phòng tránh? Câu 7: Nêu cấu tạo ngoài của cá chép và chức năng của các loại vây cá thích nghi với môi trường sống ở nước? ĐÁP ÁN MÔN DINH HỌC LỚP 7 HKI NĂM HỌC 2010 – 2011 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A C B C A D D C A C C D B Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đ/A D C A A C D B C B B C C . TÂY SƠN Tổ: Sử-Địa -Sinh- Hóa-TD-GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 7 NĂM HỌC: 2010 – 2011 Phần I. Kiến thức trọng tâm 1. Học sinh biết được đặc. cơ quan sinh sản. D. Tham gia vào di chuyển và sinh sản. Câu 5: Đặc điểm về lối sống của Sán lá gan là: A. Sống dị dưỡng. B. Sống dị dưỡng và kí sinh. C.