1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh tại các trường trung học phổ thông thành phố hà nội

28 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐỔI

MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ

NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM QUANG SÁNG

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

7 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 5

1.1.1 KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 5

1.1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM 8

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP VỚI MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 17

1.2.1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI MỤC TIÊU DẠY HỌC 18

1.2.2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI NỘI DUNG DẠY HỌC 19

1.2.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 20

1.3 SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 21

1.3.1 VỊ TRÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG ANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 21

1.3.2 SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25

1.3.3 BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 29

1.3.4 NHỮNG BIỂU HIỆN QUAN SÁT ĐƯỢC CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 33

1.4 QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 35

1.4.1 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THAY ĐỔI 35

1.4.2 QUY TRÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 38

1.4.3 QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49

2.1 TỔ CHỨC KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 49

2.1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49

Trang 3

2.1.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 51

2.2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỢC KHẢO SÁT 53

2.2.1 ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC

KHẢO SÁT 53 2.2.2 VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 55

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỢC KHẢO SÁT 61

2.3.1 NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ 61

2.3.2 VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 62 2.3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỰ ĐỔI MỚI 66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71

3.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH MỚI 72

3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 75

3.2.1 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH VỚI SỰ THAM GIA CỦA GIÁO VIÊN 75

3.2.2 TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG VÀ TƯ VẤN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ

PHẠM CHO GIÁO VIÊN 78

3.2.3 ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN KHÍCH GIÁO VIÊN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 86

3.2.4 TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 91

KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy vậy, trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức nước ta nhìn chung còn thấp, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập trong môi trường hội nhập quốc tế còn yếu Nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học còn nhiều hạn chế, một bộ phận giáo viên dạy ngoại ngữ còn yếu kém về năng lực chuyên môn, lạc hậu về phương pháp, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ còn nghèo nàn, lạc hậu,

Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những đòi hỏi bức xúc phải đổi mới căn bản quá trình dạy học ngoại ngữ cho thế hệ trẻ Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nếu được phê duyệt sẽ triển khai từ năm học 2008- 2009 Trong bản dự thảo Đề án này đã nêu một nhận xét chung: “Nội dung và phương pháp dạy và học chưa tập trung đúng mức vào quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp đích thực cho học sinh Vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông, hầu hết học sinh không có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài Các em chưa đủ năng lực để sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp một cách tự tin”

Tầm quan trọng đặc biệt của tiếng Anh thể hiện ở chỗ ngày nay trên thế giới, mặc dù không được tuyên bố một cách chính thức, tiếng Anh hầu như đã được xem như là ngôn ngữ Quốc tế Theo những số liệu gần đây nhất, ở nhiều nước trên thế giới

kể cả những cường quốc như Trung Quốc, Nga, Đức, Nhật , số lượng người học tiếng Anh chiếm khoảng 95-98% tổng số những người học ngoại ngữ Ở Việt Nam, cơn sốt tiếng Anh đã bùng nổ cách đây hơn 20 năm từ khi truyền hình phát chương trình học tiếng Anh "Follow Me" năm 1985 Theo thống kê năm 2003 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, số lượng học sinh phổ thông học tiếng Anh chiếm khoảng 98.5% Giáo dục trung học phổ thông thành phố Hà Nội đã phát triển nhanh cả về quy

mô, mạng lưới và từng bước nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục Để các trường trung học phổ thông ngày càng năng động, hiệu quả hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học tiếng Anh nói riêng, thì vai trò của

quản lý đối với quá trình thay đổi này có tầm quan trọng đặc biệt Đề tài "Các biện

Trang 5

pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội" nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết hiện nay của

Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh trong các trường THPT ở thành phố Hà Nội

5 Giả thuyết khoa học

Quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh của các trường THPT ở thành phố Hà Nội

sẽ thực sự có kết quả nếu trước hết tìm ra được những biện pháp quản lý dựa trên lý thuyết quản lý nhà trường, "quản lý sự thay đổi" và các biện pháp đó có tính hiện thực và khả thi phù hợp thực tiễn của các trường THPT

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục, quản lý quá trình đổi mới PPDH nói chung

và tiếng Anh nói riêng ở trường THPT

Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tổng kết và xây dựng các biện pháp quản lý quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh của các trường THPT ở thành phố Hà Nội

Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các biện pháp đã đề xuất

Trang 6

7 Các phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Sưu tầm nghiên cứu tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, tập trung vào quá trình quản lý đổi mới PPDH;

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học tiếng Anh của học sinh;

Điều tra bằng phiếu hỏi với đối tượng điều tra: giáo viên dạy tiếng Anh và tổ trưởng chuyên môn;

Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo trường THPT, tổ trưởng chuyên môn;

Thu thập và phân tích các số liệu thống kê về giáo viên, kết quả học tập của học sinh;

Tổng kết kinh nghiệm quản lý của các trường

Trang 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Phương pháp dạy học

Khái niệm phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học đó là con đường chính, cách thức làm việc cộng đồng - hợp tác giữa thầy và trò, trong đó thầy điều khiển sự học tập của trò bằng logíc của sự truyền đạt, còn trò tự điều khiển để đi tới chiếm lĩnh nội dung khoa học

Sự hợp tác giữa thầy và trò được khái quát thành: Hai mặt của PPDH như

sơ đồ 1.2 (Trích: Lý luận dạy học của Nguyễn Ngọc Quang):

Sơ đồ 1: Hai mặt của phương pháp dạy học

Sơ đồ 1.2 Hai mặt của phương pháp dạy học

Các phương pháp dạy học: ưu và nhược điểm

Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Về cơ bản, PPDH này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm

“Phương pháp (sư phạm) tích cực, PPDH theo cách trình bày những chủ đề dạy học như là những vấn đề phải giải quyết, có cung cấp cho người học tất cả các thông tin và phương tiện cần thiết để giải quyết vấn đề Phương pháp này đặt người học vào những điều kiện để khám phá, tìm ra kết quả Trong phương pháp này, vai trò của người thầy chủ yếu là giúp người học tìm ra những giải pháp hơn là những lời giải đáp có sẵn” (Từ điển giáo dục học Bùi Hiển, 2001)

Phương pháp dạy học

P học

PPP P.dạy

P truyền đạt

P điều khiển

P tiếp thu

P tự điều khiển

Trang 8

Nói cách khác, cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của người học được gọi là PPDH tích cực; ở đó, giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy

Do mỗi PPDH cụ thể có ưu, nhược điểm khác nhau, nên trong hoạt động dạy học thường kết hợp các PPGD Để minh chứng cho điều này, luận văn đã tóm tắt tài liệu của Dự án đào tạo giảng viên (Việt - Úc) để giới thiệu về mục tiêu, ưu nhược điểm của 5 PPDH được sử dụng nhiều trong các trường THPT;

đó là : a) Thuyết trình; b) Luyện tập và thực hành; c) Thảo luận nhóm nhỏ; d) Trò chơi; e) Bài tập lớn

1.2 Mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy học

Quan hệ giữa các thành tố của chương trình giáo dục được mô hình hoá bởi

Kiểm tra, đánh giá

Sơ đồ 1.3 Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với các thành tố của chương

trình giáo dục và môi trường giáo dục

Trên cơ sở sơ đồ hoá mối quan hệ giữa các thành tố của chương trình giáo dục, luận văn đã phân tích các mối quan hệ :

PPDH với mục tiêu dạy học: PPDH phụ thuộc vào mục tiêu giảng dạy (tính

mục đích của phương pháp), nói cách khác mục tiêu sẽ quy định nên sử dụng phương pháp nào là phù hợp

PPDH với nội dung dạy học: Về chiều thuận nội dung dạy học sẽ quy định

PPDH cần được sử dụng Về chiều ngược lại dựa trên thông tin phản hồi về PPDH, trong một số trường hợp sẽ phát triển nội dung dạy học

Trang 9

PPDH với phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố

quan trọng để tiến hành thực hiện một số PPDH PPDH sẽ qui định các phương tiện dạy học cần phải có; phương tiện dạy học là điều kiện cần để thực hiện PPDH

1.3 Sự cần thiết và bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông

1.3.1 Vị trí và mục tiêu của môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông

Theo tinh thần của Luật giáo dục, 2005 của nước ta mục tiêu giáo dục THPT được xác định như sau: Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường và kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Vị trí của môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông

Hiện nay, bốn ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc, trong đó hầu hết là tiếng Anh, được dạy trong các trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp

12 Ngoại ngữ đã trở thành một trong các môn thi tốt nghiệp THPT, năm học

2001-2002 cả nước có 90,4% học sinh thi tốt nghiệp tiếng nước ngoài

Trong văn bản Chuẩn chương trình giáo dục phổ thông, Môn tiếng Anh (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ - BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đã xác định vị trí của môn tiếng Anh như sau:

Tiếng Anh, với tư cách là môn Ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa

đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng Quốc tế

Môn tiếng Anh ở trường phổ thông góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt Với đặc trưng riêng, môn tiếng Anh góp phần đổi mới PPDH, lồng ghép và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông

Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông

Trang 10

1.3.2 Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông

Luận văn đã diễn giải 7 lý do sau đây để thấy được sự cần thiết phải đổi mới PPDH:

- Yêu cầu đào tạo những con người năng động phục vụ phát triển kinh tế xã hội và giao lưu thế giới

- Thực hiện yêu cầu về PPDH được Luật giáo dục quy định

- Thực hiện tiến trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh của giáo dục THPT

- Yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tiếng Anh

- Sự thay đổi về quan niệm và cách nhận thức về học sinh THPT

- Do có những thay đổi trong tâm - sinh lý của đối tượng giáo dục

- Cần phải cùng hoà chung với xu thế đổi mới PPDH ngoại ngữ trên thế giới

1.3.3 Bản chất và ý nghĩa của đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh

Bản chất của việc đổi mới PPDH tiếng Anh:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về PPDH Trong mỗi cách hiểu nhấn mạnh một vài khía cạnh nào đó, phản ánh sự phát triển nhận thức về bản chất của PPDH ở một thời kỳ xác định Trong bối cảnh hiện nay, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới PPDH theo hướng "Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh" Bất kể trường nào cũng có thể học cách đổi mới PPDH nếu hiểu rõ về bản chất của quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh sau đây:

- Đổi mới PPDH tiếng Anh nhằm thực hiện yêu cầu của mục tiêu chương trình

- Đổi mới PPDH tiếng Anh: tăng sự hoạt động chủ động, tích cực của học sinh

- Đổi mới PPDH tiếng Anh không nhất thiết phải có phương tiện dạy học hiện đại

- Đổi mới PPDH tiếng Anh: đa dạng về phương pháp song không phải là thay cái

cũ bằng cái mới

- Đổi mới PPDH tiếng Anh phải được tổ chức chặt chẽ song không cầu toàn

Ý nghĩa của việc đổi mới PPDH tiếng Anh:

- Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá những khía cạnh của nội dung bài học

- Giúp học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết bằng phương án tối ưu trong các bài tập củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ xảo

Trang 11

- Giúp học sinh rèn luyện và thể hiện hành vi, thái độ, phát huy năng lực sở trường

- Giúp học sinh xây dựng niềm tin và hứng thú tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề của khoa học, ngôn ngữ và văn hóa của người Anh của những nước sử dụng tiếng Anh là tiếng phổ thông

1.3.4 Những biểu hiện quan sát được của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh

Quá trình đổi mới PPDH không phải cái gì cũng có thể quan sát được, nó như một tảng băng, phần chìm dưới mặt nước - phần lao động và tư duy sáng tạo của giáo viên trong quá trình chuẩn bị bài giảng chiếm một thể tích lớn gấp bội phần nổi - phần ta quan sát được Về lý thuyết: những biểu hiện sau đây của việc đổi mới PPDH có thể quan sát được (đây cũng là cơ sở cho việc thiết kế

khảo sát thực trạng đã được luận văn sử dụng):

- Quá trình vận động dạy học cụ thể/ các hoạt động dạy học trên lớp;

- Mối quan hệ giữa mục đích, nội dung, PPDH tiếng Anh và sự logíc về nội dung;

- Sự tích cực/ tham gia vào các hoạt động trong học tập của học sinh;

- Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả;

- Các kỹ năng giao tiếp trong dạy học;

1.4 Quá trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông

1.4.1 Các nguyên tắc của thay đổi

Hiện tại, các trường THPT trong cả nước đang triển khai, thực hiện công cuộc đổi mới chương trình và SGK THPT phân ban Trong quá trình đổi mới này, rõ ràng

sẽ có một số trường THPT quản lý sự thay đổi tốt hơn các trường khác Tuy nhiên, bất kể trường nào cũng có thể học cách xử lý thay đổi một cách tốt hơn bằng việc hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản của thay đổi và làm quen với chúng trước khi bắt tay vào quá trình quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT

Các nguyên tắc của thay đổi: Thay đổi không phải dễ dàng; Thay đổi là một quá trình; Thay đổi có nghĩa là thay đổi con người; Thay đổi là phát triển; Thay đổi đòi hỏi thời gian; Thay đổi đòi hỏi sẵn sàng; Thay đổi phải phù hợp; Cam kết sự thay đổi

có thể diển ra chậm.; Thay đổi cần tập trung trên toàn trường; Thay đổi có thể chịu

ảnh hưởng của nhiều nhân tố; Thay đổi cần được ủng hộ

Trang 12

1.4.2 Quy trình quản lý sự thay đổi

Thế giới nói chung, một tổ chức nói riêng luôn đối mặt với sự biến động và đứng yên đồng nghĩa với tụt hậu, mỗi sự thay đổi đều có lí do của nó Để thay đổi đó diễn ra một cách có hiệu quả nhất, luận văn đã tóm tắt 11 bước trong quy trình quản lí

“sự thay đổi” của PGS TS Đặng Xuân Hải; nếu các trường làm tốt các bước đã nêu, chắc chắn việc quản lí sự đổi mới PPDH sẽ đưa đến kết quả tốt hơn

1.4.3 Quá trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong trường Trung học phổ thông

Yêu cầu sự phối hợp giữa các thành viên trong trường tham gia vào quá trình đổi mới PPDH

Quá trình đổi mới PPDH muốn thành công trước hết cần tập trung giải quyết cấp độ quản lý một nhà trường với người đứng đầu bộ máy quản lý: Hiệu trưởng, tiếp đến là các yêu cầu đối với tổ trưởng bộ môn, giáo viên và học sinh Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng quản lý Bởi vậy, luận văn đã trình bày các yêu cầu đối với mỗi thành viên trong trường nhằm tăng cường sự phối hợp khi thực hiện đổi mới PPDH tiếng Anh, bao gồm:

- Yêu cầu đối với hiệu trưởng

- Yêu cầu đối đối với tổ trưởng bộ môn ngoại ngữ

- Yêu cầu đối với giáo viên tiếng Anh

- Yêu cầu đối với học sinh

Quá trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh

Dựa cách tiếp cận quá trình quản lý với 4 chức năng cơ bản và lý luận quản lý

sự thay đổi; quá trình quản lý đổi mới PPDH tiếng Anh ở cấp độ nhà trường THPT bao gồm các giai đoạn cơ bản sau đây:

- Nhận diện và chuẩn bị cho sự đổi mới PPDH tiếng Anh;

- Lập kế hoạch đổi mới PPDH tiếng Anh;

- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh;

- Kiểm tra và đánh giá;

Trang 13

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPDH tiếng Anh;

- Một bản kế hoạch thực hiện rõ ràng và tổ chức chỉ đạo thực hiện sát sao;

- Cung cấp các điều kiện về nguồn lực;

-Theo dõi và đánh giá mức độ thực hiện, trong đó hệ thống thông tin và việc khen - chê có vai trò đặc biệt quan trọng;

Quản lý sự thay đổi là khái niệm chưa được sử dụng phổ biến ở nuớc ta Luận văn này đã ứng dụng các nguyên tắc của sự thay đổi và các chức năng cơ bản của quá trình quản lý để trình bày quá trình quản lý một nhà trường THPT trong điều kiện triển khai sự đổi mới PPDH nói chung và PPDH tiếng Anh nói riêng Những vấn đề trình bày ở chương 1, một mặt làm cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo trong luận văn, mặt khác sẽ giúp ích cán bộ quản lý trường THPT thêm kiến thức khi triển khai

“sự thay đổi” nhà trường phục vụ việc thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT trong giai đoạn hiện nay

Trang 14

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tổ chức khảo sát, đánh giá việc quản lý sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh ở một số trường Trung học phổ thông

Sau khi trình bày sơ lược về lịch sử, kinh tế - xã hội và giáo dục THPT của Thành phố Hà Nội; luận văn đã trình bày việc tổ chức khảo sát việc quản lý sử dụng các PPDH tiếng Anh:

- Thực hiện điều tra, khảo sát tại 4 trường: Trường THPT Thăng Long; trường THPT Nguyễn Gia Thiều; trường THPT Đống Đa và trường THPT Yên Hoà

- Số phiếu điều tra cán bộ quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó và tổ trưởng bộ môn ngoại ngữ), phát ra: 12 phiếu; thu về: 10 phiếu;

- Số phiếu điều tra giáo viên dạy tiếng Anh, phát ra: 35 phiếu; thu về: 33 phiếu

- Ngoài phiếu hỏi, người nghiên cứu đã trục tiếp tiến hành quan sát bằng hình thức dự giờ nhằm ghi chép và nhận xét về các hoạt động trên lớp được tiến hành, các PPDH trên lớp được giáo viên sử dụng

2.2 Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông được khảo sát

2.2.1 Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh của các trường được khảo sát

Về trình độ đào tạo

100% giáo viên tiếng Anh của 4 trường được khảo sát đều tốt nghiệp đại học, trong đó có một số đang theo học để lấy văn bằng thạc sỹ Như vậy tất cả giáo viên dạy tiếng Anh của 4 trường được khảo sát đều đạt chuẩn về trình độ được đào tạo So với mặt bằng của cả nước thì tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ được đào tạo của giáo viên tiếng Anh ở 4 trường này có cao hơn tỷ lệ chung Về trình độ đào tạo của giáo viên ngoại ngữ trong cả nước như sau: 75,4% giáo viên ngoại ngữ của trường trung học cơ

sở có bằng tốt nghiệp cao đẳng ngoại ngữ trở lên và 97,3% giáo viên ngoại ngữ của trường THPT có bằng tốt nghiệp đại học

Về độ tuổi:

Ngày đăng: 16/03/2021, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w