Hai bà ở huyện Quốc Oai, cùng sinh năm 1946, chungmộtchồng và giờ họ cùng gánh chungmột gánh nặng nuôi nấng 5 người con, trong số đó có 2 người tật nguyền. Mấy ngày trời đổ cơn mưa rào lớn, haingười phụ nữ quanh ra quẩn vào căn nhà ngói lụp xụp chốc chốc lại thở dài đánh thượt: “Mưa gió thế này thì nát hết rau, ngập hết lúa rồi lấy gì mà ăn”. Họ cùng bận chiếc áo hoa nhàu nhĩ vá chằng vá đụp, cái quần nái đen xắn tới bẹn. Khuôn mặt già nua, mái tóc bạc phơ, chân tay nhăn nheo, đầy vết chai sạn, haingười phụ nữ nom già hơn cả chục năm so với cái tuổi 60. Một bà tên Trương Thị Bích, một bà tên Dương Thị Duệ cùng ở huyện Quốc Oai, cùng sinh năm 1946, chungmộtchồng và giờ cả haingười gánh chungmột gánh nặng nuôi nấng 5 đứa con cả tật nguyền lẫn lành lặn. Câu chuyện đời của haingười phụ nữ bạc mệnh nhưng giàu lòng vị tha, đức hy sinh khiến không ít người xúc động… Gửi con hỏi vợ cho chồng… Bà Bích sinh ra trong một gia đình nghèo, có 9 anh em tại xã Hòa Thạch, Quốc Oai. Năm 20 tuổi bà gật đầu đồng ý lấy anh bộ đội Nguyễn Văn Thư (1944, Liệp Tuyết, Quốc Oai) mà không có một ngày “tìm hiểu”, thậm chí cả hai còn chưa chạm mặt trước… ngày cưới. Mới vừa “quen” mặt chồng được 10 ngày thì ông Thư lại phải lên đường ra trận. Hết chiến trường miền Bắc, Quảng Trị, lại sang Lào, Campuchia, ông Thư cứ đi biền biệt, một năm mới vài bận về thăm người vợ trẻ. Mãi đến năm 1972, tình yêu của họ mới đơm trái được một bé gái đặt tên là Nguyễn Thị Bài. Thế nhưng, Bài sinh ra không được lành lặn như những đứa trẻ khác: thân hình quắt queo, yếu ớt như con mèo hen, cổ nghẹo sang một bên, chân tay run lẩy bẩy. Kể từ đây, một loạt những chuỗi bất hạnh liên tiếp ập xuống gia đình nghèo. Haingười mẹ bên những đứa con tật nguyền. Nhìn đứa con gái nhỏ không phát triển bình thường, suốt ngày lê la, miệng chảy dớt dãi… bà Bích nuốt nước mắt tự an ủi là gắng sinh đứa thứ hai. Nhưng nỗi đau như vỡ òa khi đứa con thứ hai vừa sinh ra đã chết yểu. Rồi đứa con trai thứ 3 (1976) cũng bị bệnh tương tự như người chị cả. Lúc bấy giờ, bà Bích đi đến đâu quanh làng xã cũng bị dè bỉu bàn tán là kẻ mang mầm bệnh, đẻ con quái thai. Thương vợ, bản thân đau ốm, ông Thư xin giải ngũ về quê chăm nom mấy đứa con tật nguyền. Nhiều đêm thấy vợ ôm mặt khóc, xót xa tủi phận, ông lại vỗ về an ủi bà cố sinh đứa nữa, may trời thương thì cho nó khỏe. Thế nhưng, dường như số phận đã cướp đi của haingười cả những niềm hy vọng cuối cùng. Đứa con gái Nguyễn Thị Tịnh (1981) sinh ra cũng không “vẹn người”. Chữa chạy cho các con không được, bà Bích ôm đứa con út còn ẵm ngửa, gạt nước mắt khuyên chồng: “Bố nó đi tìm người khác đi. May ra người ta sinh cho mình đứa con lành lặn”. Vạn bất đắc dĩ, ông Thư đành ngậm đắng nghe lời vợ những mong tìm được “phép lạ”. Nghe mai mối của ông trưởng họ, ông tìm đến nhà bà Duệ, thật thà thưa với bố mẹ bà Duệ: “Tôi sinh mấy đứa cháu bị hen. Tôi muốn tìm mộtngười vợ để trông nom các cháu, cũng là đỡ đần việc gia đình”. Sau đích thân bà cả Bích gửi con nhờ bà nội trông để đến hỏi vợ cho chồng. Bà bảo, là người phụ nữ chẳng ai muốn nhường chồng cho người khác, nhưng vì hoàn cảnh bà phải nuốt nước mắt để hỏi bà hai. Cũng là thương cho hoàn cảnh gia đình ông Thư, bà Duệ gật đầu đồng ý theo bà cả về. Đám cưới ấy không pháo hoa, không mâm cao cỗ đầy, chỉ vỏn vẹn có con gà, nắm xôi cúng cụ. Nhà bà hai cách một làng, từ bận ấy, cứ vài hôm ông lại sang. Những đêm đó bà cả đều mất ngủ. Trong căn phòng lẻ bóng, chỉ có tiếng rưng rức tủi phận bọt bèo. Nhìn con thơ đau ốm, lòng bà thêm quặn thắt. Thế nhưng, từ khi bà Duệ về làm dâu cho tới khi ông Thư nằm xuống, đến cả bây giờ, trong căn nhà thưa chõng này chưa ai nghe thấy một tiếng cãi vã giữa hai bà. Người biết hy sinh như bà cả Bích không dễ gặp, và người trọn phận làm dâu như bà hai có lẽ xưa nay hiếm. Bà hai Duệ dám vượt qua những lời đồn thổi, những tai tiếng nhân gian về làm dâu ở ngôi nhà đau khổ này. Niềm hạnh phúc vỡ òa khi ba đứa con của bà hai đều lành lặn, khỏe mạnh. Haingười vợ, một mái nhà Thấm thoắt đã hơn 20 năm trôi qua, ông Thư và cô con gái cả đã lìa trần, giờ bà Duệ đã dọn về sống chung với mẹ con bà Bích. Người nào biết cũng chậc lưỡi bảo bà Duệ là điên, "rước vạ vào thân". Bà Duệ chỉ giải thích: "Tôi may mắn hơn mẹ con bà ấy. Tôi cũng thương mấy đứa trẻ tội nghiệp như khúc ruột mình đẻ ra". Bà Bích nói chen vào: "Mẹ con tôi cũng biết ơn cô ấy lắm. Không nhờ cô ấy thì chắc tôi chết rồi". Haingười đàn bà ngán ngẩm nhìn cơn mưa rào, lại lo mấy đứa con đứt bữa. Căn nhà từ thời ông Thư để lại giờ đã xơ xác lắm, cứ mưa là dột. Hai đứa con tật nguyền vô tư "bậy" ra như đứa trẻ lên 2, khiến căn nhà đã vốn ẩm thấp lại xộc lên mùi khăm khẳm. Haingười đàn bà đã sang cái tuổi 60, mộtngười bệnh tật lưng còng như bà lão 80 ngày ngày vẫn phải chăm lo thay giặt cho hai đứa con ngớ ngẩn , mộtngười vẫn lặc lè quanh gánh cấy hái 8 sào ruộng nuôi 7 miệng ăn. Số phận nghiệt ngã đã kéo haingười đàn bà xích lại gần nhau, san sẻ việc, gắng tới giọt mồ hôi cuối cùng kéo dài sự sống cho hai con và lo tương lai của ba đứa nhỏ. Huệ, Hoa vẫn cắp sách đến trường, Được cũng đã tìm được công việc làm mướn. Cả ba đều thương hai mẹ, những lúc rảnh rỗi vẫn phụ mẹ chăm sóc hai anh chị. "Từ đồng mắm đến bữa rau đều trông chờ vào cây lúa. Lúc sâu bệnh, khi thì gặp lũ, đầu tắt mặt tối mà cũng chẳng đủ ăn". Bà nói với tôi mà như nói với chính mình: "Thằng Thu, con Được dăm bữa lại lên cơn sốt rét, đau ốm liên miên, khoản vay lãi cho mấy đứa nhỏ đi học cũng không biết khi nào trả được .", bà Duệ thở dài ngao ngán nhìn ra cơn mưa rào ngày càng nặng hạt. . Hai bà ở huyện Quốc Oai, cùng sinh năm 1946, chung một chồng và giờ họ cùng gánh chung một gánh nặng nuôi nấng 5 người con, trong số đó có 2 người. năm 1946, chung một chồng và giờ cả hai người gánh chung một gánh nặng nuôi nấng 5 đứa con cả tật nguyền lẫn lành lặn. Câu chuyện đời của hai người phụ