1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ.

13 254 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 75,52 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ. 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ Ở AN GIANG. 3.1.1. Thuận lợi. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang là xu thế của thời đại, và trở thành cơ hội để ngành thương mại tăng trưởng và tạo động lực phát triển kinh tế thông qua các hoạt động đối ngoại và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Chính vì thế, An Giang xác định ưu tiên tập trung cho khu vực thương mại - dịch vụ và kinh tế biên giới. Trong đó, định hướng phát triển ngành thương mại gắn liền với phát triển thị trường; xây dựng thị trường nội địa làm nền tảng và mở rộng thị trường nước ngoài làm động lực tăng trưởng. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại gắn với xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu hàng hóa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và từng bước xây dựng văn minh thương mại. Với định hướng đúng đắn, cùng với những giải pháp phù hợp và sự điều hành sáng tạo, trong nhiều năm qua ngành thương mại An Giang luôn tăng trưởng cao và ổn định; trở thành động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển và giúp cơ cấu kinh tế địa phương chuyển biến theo hướng tích cực. Hiện nay, tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ trên 50%; riêng thương mại chiếm trên 1/3 của khu vực này và gần 1/5 GDP cả tỉnh. Với mức tăng trưởng trung bình trên 25%/năm, hoạt động xuất khẩu đã trở thành điểm sáng, từ đó tạo sức lan tỏa cho nền kinh tế và sự chuyển biến mạnh mẽ về nguồn lực xã hội. Đối với hoạt động mua bán thị trường nội tỉnh, tốc độ lưu chuyển hàng hóa tăng trung bình gần 18%/năm, trong đó doanh thu bán lẻ tăng trung bình 15%/năm. Những năm gần đây, bắt đầu xuất hiện và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, ra đời các siêu thị và cửa hàng tiện lợi chuyên doanh… Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nhân với ý tưởng kinh doanh mới, nhiều doanh nghiệp đang dần đi vào chuyên nghiệp trong hoạt động thương mại, có sức cạnh tranh cao không chỉ ở khu vực, trong nước và còn vươn ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trung bình 6%/năm, đến nay số lượng doanh nghiệp thương mại là 715 doanh nghiệp và 79 ngàn hộ cá thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại (tăng thêm 15% so cách đây 5 năm). Trong thời gian tới, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO thì những định hướng cũng như chính sách thương mại sẽ dần phù hợp với những thông lệ quốc tế, từ đó mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế; và An Giang xác định lĩnh vực thương mại tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sức bật và giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà. Phát huy những mặt đạt được và những bài học kinh nghiệm, ngành thương mại An Giang định hướng trong thời gian tới: “Xây dựng thị trường nội địa làm nền tảng, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu làm động lực tăng trưởng”. Trước tình hình phát triển kinh tế An Giang trong thời kỳ hội nhập, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM nói chung và chi nhánh NHCT tỉnh An Giang nói riêng. Cho thấy một tiềm năng lớn trong việc mở rộng tín dụng cho ngành thương nghiệp- dịch vụ. 3.1.2. Khó khăn. Gia nhập WTO không những tạo nên sự phát triển hệ thống ngân hàng mà đi liền theo đó cũng tạo nên những thách thức mới buộc các ngân hàng phải đối mặt và tập trung giải quyết. Đó là môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt, đặc biệt là các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, với nguồn tài chính rất mạnh, khoa học công nghệ hiện đại, cùng với cơ chế quản lý chặt chẽ đem lại hiệu quả cao và nhất là sự đa dạng về các loại hình sản phẩm dịch vụ đã thực sự hấp dẫn được khách hàng trong nước… tất cả những điều đó đã tạo nên một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng trong nước. Thị trường giá cả năm 2007 liên tục biến động ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu sản xuất,…đã đẩy lạm phát tăng cao, gây khó khăn không ít cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Với vai trò là người cho vay, ngân hàng khó có thể định hướng được chiến lược cho vay của mình và khó khăn trong công tác thu hồi vốn. 3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHCT AN GIANG QUA 3 NĂM (2005 – 2007). 3.2.1. Doanh số cho vay tín dụng thương nghiệp-dịch vụ(TN-DV) . 3.2.1.1. Doanh số cho vay tín dụng thương nghiệp theo khách hàng. Bảng 3.1: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007): ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm (-) (%) Tăng(+) Giảm (-) (%) Doanh nghiệp 436.270 452.233 507.430 15.963 3,66 55.197 12,2 1 Cá nhân và hộ gia đình 271.699 215.200 566.481 -56.499 -20,79 351.281 163, 23 Tổng cộng 707.969 667.433 1.073.911 -40.536 -5,73 406.478 60,9 0 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang). Đồ thị 3.1: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007): Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp tăng qua các năm: Năm 2005 đạt 436.270 triệu đồng. Năm 2006 đạt 452.233 triệu đồng, tăng 15.963 triệu đồng tương ứng 3.66% so năm 2005. Năm 2007 đạt 507,430 triệu đồng, tăng 55,197 triệu đồng so năm 2006, tốc độ tăng 12,21%. Doanh số cho vay TN-DV đối với các doanh nghiệp tăng, cho thấy nhu cầu vốn phát triển mạng lưới TN-DV trong tỉnh được mở rộng cho tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp ra đời, sản xuất, kinh doanh ổn định và đạt lợi nhuận cao. Ngoài việc xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực của tỉnh (gạo, thuỷ sản), việc kinh doanh những mặt hàng tiêu dùng cần thiết cho gia đình như: điện gia dụng, điện tử, mua bán và sửa chữa xe gắn máy, thực phẩm…cũng phát triển. Năm 2007 GDP của tỉnh tăng trưởng khá cao(13,73%), đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nên nhu cầu vật chất và tinh thần ngày được chú trọng. Đây là một lợi thế để các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực này. Đối với cá nhân, hộ gia đình doanh số cho vay có mức thấp hơn, cụ thể: Năm 2005 đạt 271.699 triệu đồng, năm 2006 đạt 215.200 triệu đồng, giảm 56.499 triệu đồng tương ứng 20,79% so với năm 2005. Do năm 2006, một số chợ có chỉ thị tỉnh sẽ nâng cấp chợ cũ thành chợ mới, nhưng chưa có quyết định chính xác về việc di dời chợ tạm, gây tâm lý bất ổn trong việc kinh doanh của một số hộ cá thể, họ chỉ mua bán cầm chừng nên không có nhu cầu vay tiền bổ sung nhiều hàng hóa kinh doanh. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 566.481 triệu đồng, tăng 351.281 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 163,23%, cho thấy nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh cá thể tăng, việc kinh doanh mua bán diễn ra sôi động hơn so với các năm trước. Số tiền cho vay hộ , cá thể kinh doanh thường nhỏ, vốn luân chuyển nhanh, dễ thu hồi, ít rủi ro, nên chi nhánh đã tăng cường cho vay đến với những khách hàng này. 3.2.1.2. Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay . Bảng 3.2: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005– 2007) ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm (-) (%) Tăng(+) Giảm (-) (% ) Ngắn hạn 702.421 99 660.236 99 1.064.275 99 -42.185 -6,01 404.039 61, 20 Trung-dài hạn 5.998 1 7.197 1 9.636 1 1.199 19,99 2.439 33, 89 Tổng cộng 708.419 100 667.433 100 1.073.911 100 -40.986 -5,79 406.478 60, 90 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang). Đồ thị 3.2: Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm(2005– 2007). Doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh NHCT An Giang chiếm tỷ trọng rất lớn 99% trong tổng doanh số cho vay TN-DV, cụ thể : Năm 2005 đạt 702.421 triệu đồng. Năm 2006 đạt 660.236 triệu đồng, giảm 42.185 triệu đồng, tương ứng 6,01% so năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 1.064.275 triệu đồng, tăng 40.4039 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 61,2%. Năm 2007 là năm nền kinh tế có mức lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng đạt 12.63%, làm cho chi phí đầu vào ở các doanh nghiệp tăng, và do việc mở rộng kinh doanh phát triển kéo theo nhu cầu vay vốn tăng theo. Doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 1 % trong tổng doanh số cho vay TN-DV: Năm 2005 đạt 5.998 trệu đồng. Năm 2006 đạt 7.197 triệu đồng, tăng 1.199 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng là 19,99%. Năm 2007 doanh số cho vay lại lên tục tăng, đạt được 9.636 triệu đồng, tăng 2.439 triệu đồng, tương ứng 33,89% so năm 2006. Doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng dần qua 3 năm hoạt động cho thấy chi nhánh đã tập trung cho vay mở rộng kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ internet . 3.2.2. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV . 3.2.2.1. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng. Bảng 3.3: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007). ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm (-) (%) Tăng(+) Giảm (-) (%) Doanh nghiệp 349.376 532.659 522.475 183.283 52,46 -10.184 -1,91 Cá nhân và hộ gia đình 217.359 287.885 355.400 70.526 32,45 67.515 23,45 Tổng cộng 566.735 820.544 877.875 253.809 44,78 57.331 6,99 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang). Đồ thị 3.3: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007). Công tác thu nợ TN-DV của chi nhánh đạt được như sau: Đối với các doanh nghiệp: Năm 2005 đạt 349,376 triệu đồng. Năm 2006 đạt 532.659 triệu đồng, tăng 183.283 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng 52.46%. Năm 2007, tổng thu nợ đạt 522.475 triệu đồng, giảm 10.184 triệu đồng tương ứng 1,91% so với năm 2006. Nguyên nhân do hiện tượng đồng USD mất giá việc xuất khẩu mặt hàng thủy sản của doanh nghiệp ảnh hưởng, nhu cầu xuất khẩu vẫn tăng nhưng lợi nhuận thu được giảm, trong khi đó một số doanh nghiệp lại đầu tư thêm công nghệ sản xuất, đưa đến tình trạng doanh nghiệp tạm thời thiếu hụt vốn trả nợ ngân hàng. Đối với cá nhân, hộ gia đình có xu hướng tăng qua 3 năm: Năm 2005 thu được 217.359 triệu đồng. Năm 2006 thu được 287.885 triệu đồng, tăng 70.526 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 32.45% so năm 2005. Năm 2007 đạt 355.400 triệu đồng, tăng 67.515 triệu đồng, tốc độ tăng 23,45% so với năm 2006. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của hộ cá nhân, hộ cá thể hiệu quả, khách hàng đã tận dụng được nguồn vốn đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng nâng cao lợi nhuận, nên khách hàng trả nợ đúng hạn. Kết quả thu nợ trong cho vay thương nghiệp của chi nhánh NHCT An Giang qua 3 năm chưa tốt, cán bộ tín dụng cần nhắc nhở và đôn đốc khách hàng doanh nghiệp trả nợ. Trong thời gian tới chi nhánh cần cập nhật thông tin tình hình kinh tế trong và ngoài nước, dự báo những rủi ro khác quan xảy ra, nhằm có định hướng chiến lược cho vay tốt hơn để hạn chế rủi ro trong việc thu hồi nợ. 3.2.2.2. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay . Bảng 3.4: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm (-) (%) Tăng(+) Giảm (-) (%) Ngắn hạn 564.383 818.584 874.524 254.201 45,04 55.940 6,83 Trung-dài hạn 2.352 1.960 3.351 -392 -16,67 1.391 70,97 Tổng cộng 566.735 820.544 877.875 253.809 44,78 57.331 6,99 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang). Đồ thị 3.4: Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vay vốn ngân hàng để trang trải cho các chi phí phát sinh hằng ngày trong giao dịch kinh doanh, nhất là chi phí thu mua vật tư, hàng hoá nhập kho. Do đó cho vay để tài trợ tài sản lưu động rất lớn, vì vậy kết quả thu nợ tập trung nhiều trong lĩnh vực này. Năm 2005 thu nợ đạt 564.383 triệu đồng. Năm 2006 đạt 818.584 triệu đồng, tăng 254.201 triệu đồng, tương ứng 45,04% so năm 2005. Năm 2007 đạt 874.524 triệu đồng, tăng 55.940 triệu đồng, tốc độ tăng là 6,83% so năm 2006. Cho thấy chi nhánh đã tập trung thu nợ các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Công tác thu nợ trung – dài hạn đạt kết quả như sau: Năm 2005 đạt 2.352 triệu đồng. Năm 2006 đạt 1.960 triệu đồng, giảm 392 triệu đồng, tương ứng 16,67% so năm 2005. Năm 2007 đạt 3.351 triệu đồng, tăng 1.391 triệu đồng, tốc độ tăng 70,97% so năm 2006. Do một số khoản vay có thời hạn kéo dài nên việc thu hồi trong một năm không phản ánh được công tác thu nợ tốt hay không, do các khoảng nợ này chuyển sang thu ở các kỳ sau. Mặt khác, tốc độ thu nợ năm 2006 giảm do một số hộ kinh doanh dịch vụ internet trong thời gian đầu chưa có hiểu biết sâu về tin học, khi máy hỏng không biết hỏng ở bộ phận nào để tiến hành nâng cấp sửa chữa, phải mướn thợ làm cho chi phí tăng cao, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của ngân hàng. 3.2.3. Dư nợ tín dụng TN-DV . 3.2.3.1. D ư nợ tín dụng TN - DV theo khách hàng . Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007). ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọn g 2006 Tỷ trọn g 2007 Tỷ trọn g 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm (-) (%) Tăng(+) Giảm (-) (%) Doanh nghiệp 360.768 67 258.532 61 390.072 63 -102.236 -28,34 131.540 50,8 8 Cá nhân , hộ gia đình 174.385 33 164.496 39 228.992 37 -9.889 -5,67 64.496 39,2 1 Tổng cộng 535.153 100 423.028 100 619.064 100 -112.125 -20,95 196.036 46,3 4 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang). Đồ thị 3.5: Dư nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng qua 3 năm (2005 – 2007). Dư nợ đối với các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ. Năm 2005 dư nợ là 360.768 triệu đồng, năm 2006 là 258.532 triệu đồng, giảm 102.236 tiệu đồng tương ứng 28.34 % so với năm 2005. Do dư nợ theo ngành thương nghiệp bàn giao cho NHCT Châu Đốc. Năm 2007 tổng dư nợ là 390.072 triệu đồng, tăng 131.540 triệu đồng tương ứng 50,88 % so với năm 2006, chi nhánh đẩy mạnh cho vay kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và cho vay xuất khẩu thủy sản, thu mua lương thực. Dư nợ cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2005 mức dư nợ là 174.385 triệu đồng, năm 2006 là 164.496 triệu đồng, giảm 9.889 triệu đồng tương ứng 5.67% so với năm 2005. Năm 2007 mức dư nợ là 228.992 triệu đồng, tăng 64.496 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 39,21% so với năm 2006. Cho thấy việc kinh doanh mua bán hộ kinh doanh cá thể thuận lợi, nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng tăng nên đẩy mức dư nợ tăng qua các năm. Nhìn chung, mức dư nợ tín dụng TN-DV của chi nhánh NHCT qua 3 năm có xu hướng tăng, cho thấy chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ cá thể. Nguồn vốn của chi nhánh thực sự được đầu tư hiệu quả trong việc cấp tín dụng cho tất cả khách hàng vay vốn . 3.2.3.2. D ư nợ tín dụng TN - DV theo thể loại cho vay. Bảng 3.6: Dư nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọn g 2007 Tỷ trọng 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm (-) (%) Tăng(+) Giảm (-) (%) Ngắn hạn 508.964 95 391.602 93 581.353 93,9 -117.362 -23,06 189.751 48,4 6 Trung- dài hạn 26.189 5 31.426 7 37.711 6 5.237 20,00 6.285 20,0 0 Tổng cộng 535.153 100 423.028 100 619.064 100 -112.125 -20,95 196.036 46,3 4 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang). Đồ thị 3.6: : Dư nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). Dư nợ ngắn hạn chiếm hơn 93% trong dư nợ cho vay TN-DV. Bởi vì, đa số doanh nghiệp kinh doanh mua bán những mặt hàng có tính luân chuyển vốn thường xuyên nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn rất lớn. Dư nợ năm 2005 là 508.964 triệu đồng. Năm 2006 là 391.602 triệu đồng, giảm 117.362 triệu đồng tương ứng 23,06% so năm 2005. Dư nợ ngắn hạn giảm do chi nhánh bàn giao dư nợ cho chi nhánh NHCT Châu Đốc. Năm 2007 dư nợ đạt 581.353 triệu đồng, tăng 189.751 triệu đồng, tương ứng 48,46% so với năm 2006. Điều này cho thấy mức độ đầu tư mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng. Dư nợ cho vay trung – dài hạn tín dụng TN-DV trong 3 năm qua đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm, cụ thể : Năm 2005 đạt 26.189 triệu đồng. Năm 2006 đạt 31.426 triệu đồng tăng 5.237 triệu đồng, tốc độ tăng 20% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 37.711 triệu đồng, tăng 6.285 triệu đồng, tốc độ tăng 20%. Mức dư nợ có xu hướng tăng nhưng tăng chậm, do chi nhánh chỉ tập trung cho vay kinh doanh dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn, còn hạn chế cho vay kinh doanh quán ăn và giải khát có quy mô nhỏ. 3.2.4. Nợ xấu tín dụng TN-DV. Bảng 3.7: Nợ xấu tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007) . ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm (-) (%) Tăng(+) Giảm (-) (%) Ngắn hạn 0 1.500 1.977 1.500 100 477 31,80 Trung-dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 0 1.500 1.977 1.500 100 477 31,80 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang). Đồ thị 3.7: Nợ xấu tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007) Bất kỳ một NHTM nào không chỉ riêng NHCT tỉnh An Giang khi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ đều phải đối mặt với rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay. Mặc dù, ngân hàng rất chú trọng đến công tác thẩm định, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thu nợ , nhưng vẫn xảy ra tình trạng nợ xấu phát sinh. Khách hàng không có điều kiện trả nợ vay do nhiều nguyên nhân khách quan như : tình trạng buôn bán ế ẩm; tình hình giá cả leo thang và sức ép trên thị trường cạnh tranh rất lớn trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ vốn đầu tư để cạnh tranh; do thiên tai, hoả hoạn .Bên cạnh đó cũng không loại trừ nguyên nhân chủ quan là: quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến thiếu nợ ngân hàng. Năm 2005 không phát sinh nợ xấu. Năm 2006 nợ xấu phát sinh là 1.500 triệu đồng. Năm 2007 là 1.977 triệu đồng, tăng 477 triệu đồng tương ứng 31,8% so với năm 2006. Nợ xấu phát sinh chủ yếu ở các hộ kinh doanh cá thể, nguyên nhân do làm ăn thua lỗ, bị khách hàng chiếm dụng vốn trong khi tình hình giá cả biến động liên tục. 3.2.5. Một số giải pháp giảm rủi ro tín dụng TN-DV: Qua phân tích tình hình tín dụng TN-DV tại chi nhánh NHCT An Giang, nhất là cho vay tín dụng thương nghiệp là lĩnh vực rủi ro nhất. Vì vậy, công tác thẩm định khách hàng là yếu tố quan trọng, cán bộ tín dụng không nên chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp mà cần phải xem xét thêm về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, cá thể, hộ gia đình. Hoạt động [...]... cán bộ tín dụng có hạn, tình trạng quá tải công việc đôi lúc sẽ dẫn đến một số sai sót không thể tránh khỏi Do đó, để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, chi nhánh cần đào tạo thêm nhân viên mới và thực hiện sự phân công công việc hợp lý Một nhóm cán bộ tín dụng chuyên nghiên cứu về thị trường, cập nhật thông tin về khách hàng, thông tin thời sự trong và ngoài nước, … Từ đó, tiến hành phân tích, đánh... về doanh số cho vay, trong đó doanh số cho vay ngành thương nghiệp chiếm hơn 60% trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Cụ thể năm 2005 donah số cho vay ngành thương nghiệp đạt được 708,419 triệu đồng; năm 2006 đạt 667.433 triệu đồng; năm 2007 đạt 1.073911 triệu đồng, tốc độ tăng doanh số cho vay đạt 60,9% so với cùng kỳ năm 2006 Tăng trưởng tín dụng được coi là chiến lược và mục tiêu phát triển lâu... được nhiều lợi nhuận Tuy việc triển khai và cấp tín dụng trong lĩnh vực thương nghiệp của chi nhánh trong nhiều năm qua có sự tăng trưởng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển mạng lưới kinh doanh của tỉnh Vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ chưa có thể tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng Hiệu quả tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh An Giang trong các... phù hợp với tình hình của nền kinh tế nhằm tăng khả năng thu hồi vốn và nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh Một nhóm cán bộ tín dụng khác chuyên làm nhiệm vụ đưa ra kế hoạch thu hồi nợ, giám sát quá trình kinh doanh, sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ Tuy nhiên, những cán bộ tín dụng này cần thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về khách hàng và cùng hợp tác xử lý khi có rủi ro nợ xấu phát sinh... của chính quyền địa phương và tỉnh uỷ trong nhiều năm qua, chi nhánh NHCT tỉnh An Giang đã gặt hái được nhiều thành công và tiếp tục vươn xa hơn nữa trong công tác tín dụng, nhằm khẳng định vị trí và lợi thế của mình so với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn trong thời gian tới Đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao thu nhập, từng bước phát triển kinh tế của địa... - 60% nhu cầu vay vốn của thị trường Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần nâng cao năng lực tài chính, tăng cường công tác huy động vốn, phát triển mạng lưới tín dụng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn 4.2 KIẾN NGHỊ Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT tỉnh An Giang từng bước phát triển an toàn hiệu quả và bền vững... bớt thời gian đi lại của khách hàng Đẩy mạnh công tác cấp tín dụng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập trên địa bàn, kể cả những cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn Nhu cầu vay vốn của những khách hàng này tuy với quy mô nhỏ, nhưng đây là những khách hàng chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế Tiếp tục đẩy mạnh công tác tín dụng trung-dài hạn cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị máy... thu nợ trong ngành thương nghiệp năm 2005 đạt 566.735 triệu đồng; năm 2006 đạt 820.544 triệu đồng; năm 2007 thu được 877.875 triệu đồng, tốc độ thu nợ tăng 6,99% so với năm 2006 Đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực hết mình của chi nhánh, nhất là sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám đốc trong việc đưa ra quyết định cho vay, thể hiện trách nhiệm làm việc hết mình của các cán bộ tín dụng trong công tác... khẩu ngày càng tăng Và mở rông cho vay kinh doanh dịch vụ, vì đây là lĩnh vực tiềm năng, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan giá cả thị trường, thiên tai… Mỗi cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, có trách nhiệm nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ khi gần đến hạn trả, nhằm rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế về việc kinh doanh của khách hàng và... thông tin của khách hàng doanh nghiệp Đồng thời, nhờ chính quyền địa phương can thiệp xử lý, thu hồi các khoảng nợ xấu phát sinh Do thời gian thực tập tại chi nhánh có giới hạn và kiến thức về nghiệp vụ tín dụng hạn chế nên những giải pháp, kiến nghị mà em đưa ra hẳn còn nhiều thiếu sót Cho nên em rất mong được sự chỉ bảo thêm của thầy cô và các anh chị ở phòng khách hàng doanh nghiệp để em có thể hoàn

Ngày đăng: 08/11/2013, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w