104 Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong phân tích tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ KỲ
HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÉP HẠNG TÍN NHIỆM CÁC DOANH NGHIỆP TRONG PHÂN TÍCH TIN DUNG CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI
TAI VIET NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH, LƯU THƠNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG
Mã số : 5.02.09
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Trang 2Tôi xin cam đoan
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả luận án
Trang 3NỤC LỤC
` Trang
MỞ ĐẦU - ; A
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CƠ BẢN VỀ XẾP HANG CAC
DOANH NGHIEP VAY VON TAI NGAN HANG
THUONG MAI
1.1 Doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
thị trường I
1,1.1.Doanh nghiệp trong nền kinh tế I 1.1.2.Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế, 3 1.1.3.Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp 4 1.2 Lý do và ý nghĩa của việc xếp hạng doanh nghiệp vay vốn
tại các ngân hàng thương mại 4
1.2.1 Những vấn để cơ bản về tín dụng ngân hàng 5 1.2.2 Hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng là lý đo cần xếp hạng
doanh nghiệp vay vốn 9
1.3 Phân tích rủi ro tín dụng là cơ sở để xếp hạng doanh nghiệp
vay vốn : 14
1.3.1 Mô hình phân tích tín dụng cổ điển 14
1.3.2 Mô hình phân tích tín dụng căn cứ trên số liệu kế toán
và giá thị trường 20
1.4 Tổ chức và quy trình xếp hang doanh nghiệp vay vốn 22
1.4.1 Khái niệm và đặc trưng của xếp hạng doanh nghiệp vay von 23 1.4.2 Tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn 23 1.4.3 Quy trình phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn 27 1.4.4 Ý nghĩa của việc xếp hạng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng 35
1.5 Kinh nghiệm của một số tổ chức và ngân hàng trên thế giới về xếp hạng khách hàng đi vay 39 1.5.1 Sự ra đời và phát triển của tổ chức xếp hạng doanh nghiệp đi vay trên thế giới 39 1.5.2 Kinh nghiệm của một số tổ chức và ngân hàng trên thế giới về xếp hạng khách hàng đi vay 44
CHUONG 2: THUC TRANG XEP HANG DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 4(1951-1988) 51 2.1.2 Thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi từng bước sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước (từ 1988 đến nay) 57 2.2, Kết quả đạt được trong xếp hạng doanh nghiệp 81
2.3 Tén tai vA nguyén nhan trong xếp hạng doanh nghiệp
vay vốn tại các ngân hàng thương mại 83
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
XEP HANG CAC DOANH NGHIEP VAY VON TAI
NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM
3.1 Xây dựng các tiền để để ứng dụng kỹ thuật phân tích và
xếp hạng doanh nghiệp vay vốn 100
3.1.1 Xây dựng hệ thống thông tin làm cơ sở để phân tích và
xếp hạng doanh nghiệp vay vốn 100 3.1.2 Các ngân hàng thương mại cần có chính sách quản trị rủi ro
Cụ thể, trong đó phải coi phân tích tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp vay vốn là khâu then chốt 102 3.1.3 Tổ chức bộ phận xử lý thông tin và
phân tích chuyên trách 103
3.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 103 3.1.5 Thiết lập cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa
Trang 53.2.6 Miêu tả kết quả xếp hạng theo mức độ rủi ro tín dụng 156 3.2.7 Kết quả xếp hạng sử dụng để quần trị tín dụng 161
3.2.8 Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tại các ngân hàng 161
3.3 Những giải pháp có tính chất vĩ mô 167 3.3.1.Cần có sự hỗ trợ của Bộ tài chính để các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp được kiểm tốn để đầm bảo thơng tin dang tin cay 167 3.3.2 Hoàn thành xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực các
chuẩn mực kế toán áp dụng tại Việt nam trong thời gian tới 168
3.3.3.Nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện công tác xếp hạng
doanh nghiệp , 168
3.3.4.Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 170 3.3.5 Đẩy mạnh sự phát triển thị trường tài chính tại Việt nam 171
3.3.6.Cần sớm xây dựng và tính các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành 171 3.3.7.Tăng cường hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro 172
Trang 6gq nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xếp hạng doanh nghiệp vay vốn không được đặt ra và thực sự không cẩn thiết, vì việc cho vay được thực hiện theo kế hoạch Từ khi nễn kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hệ
thống ngân hàng cũng có sự chuyển mình đáng kể, từ hệ thống ngân hàng một cấp
chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, hệ thống Ngân hàng nhà nước thực hiện
việc quản lý nhà nước về lĩnh vực tiển tệ - ngân hàng, còn hệ thống ngân hàng
thương mại chuyển sang kinh đoanh tiền tệ Trong kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại, lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất tròng tổng lợi nhuận Nhưng, hoạt động tín dụng ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, làm giảm thu nhập và đôi khi đưa đến sự phá sản của ngân hàng Vì vậy, để làm giẩm rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa Một trong các biện pháp đó là xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn, dựa vào phân tích các tài liệu trong quá khứ, định hướng theo mức rủi ro tín dụng hay theo khả năng và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp vay vốn
Trang 7Việc xếp hạng doanh nghiệp vay vốn đã được nhiễu tổ chức định mức tín nhiệm và các ngân hàng thương mại trên thế giới thực hiện, mang lại hiệu quả rất thiết thực Tại Việt Nam, sau một thời gian chuyển sang cơ chế thị trường, vào khoảng năm 1994, một số ngân hàng đã thực hiện xếp loại doanh nghiệp vay vốn dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Tuy nhiên, việc làm trên không được tiến hành thường xuyên, mang tính chất hình thức, hiệu quả kinh tế không cao Từ năm 2000 trở lại đây, trong xu thế hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực cũng như hội nhập kinh tế toàn cầu, các ngân hàng thương mại đứng trước thách thức về sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với các ngân hằng trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh với nước ngoài Nhằm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng, tăng thu nhập và để tổn tại, phát triển giành thắng lợi trong cạnh tranh, đã có
rất nhiều ngân hàng thương mại quan tâm đến việc xếp hạng doanh nghiệp vay
vốn Việc xếp hạng các đoanh nghiệp vay vốn chính xác hay không phụ thuộc nhiều yếu tố như : thu thập và lưu giữ thông tin chính xác, đẩy đủ ; các chỉ tiêu lựa
chọn để phân tích đánh giá ; tổ chức công tác phân tích ; Hiện nay, việc phân tích
xếp hạng doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu phân tích thừa không cần thiết, ngược lại, một số chỉ tiêu quan trọng còn thiếu, thông tin thu thập chưa đảm bảo độ tin cậy, tổ chức phân tích chưa khoa học, nên kết quả xếp hạng doanh nghiệp vay vốn chưa phát huy đúng vai trò của nó,
Trang 8- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, bao gồm : các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính
- Xây dựng thang điểm cho từng chỉ tiêu cũng như toàn bộ hệ thống chỉ tiêu, đồng thời đưa ra ký hiệu, tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng, làm cơ sở xây dựng chính sách tín dụng thích hợp
- Kiến nghị các biện pháp nhằm tổ chức công tác phân tích, đánh giá, xếp
hạng doanh nghiệp một cách khoa học, tạo điều kiện mở rộng, nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : Luận án nghiên cứu xếp hạng doanh nghiệp vay vốn
tại các ngân hàng thương mại, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, tiêu chuẩn
đánh giá, thang điểm và ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp vay vốn, từ đó đề nghị chính sách tín dụng tương ứng với từng loại
Phạm vi: Luận án chỉ nghiên cứu việc xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn
trong nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty tử nhân, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước Ngoài đối tượng, phạm vi nghiên cứu để cập trên luận án không nghiên cứu đối tượng khác
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 9phân tích, phương pháp logic, phương pháp toán học, để nghiên cứu các vấn để lý
luận về tín dụng, rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, phương pháp xếp hạng ; đồng thời, phân tích hiện trạng việc xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với việc học tập kinh nghiệm của các tổ chức định mức tín nhiệm và các ngân hàng trên thế giới để đưa ra giải pháp hoàn thiện phương pháp xếp hạng doanh nghiệp vay vốn trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
5 NHUNG DONG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN
- _ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cơ bản, bao gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính cùng với các tiêu chuẩn để so sánh làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp vay vốn ; xây dựng hệ thống thang điểm và các ký hiệu làm cơ sở cho việc xếp hạng doanh nghiệp ; đưa ra chính sách tín dụng thích hợp với từng hạng trên cơ sở nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ tài liệu nước ngoài kết hợp với nghiên cứu thực trạng tình hình xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn trong thời gian qua của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
-_ Hồn thiện cơng tác tổ chức thu thập, lưu giữ thông tin, công tác phân tích
đánh giá, xếp hạng và sử dụng kết quả xếp hạng, nhằm góp phần giảm rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Toàn bộ luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu
Trang 10CHƯƠNG 2: Thực trạng xếp hạng doanh nghiệpvay vốn tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG CÁC
DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
11 DOANH NGHIỆP VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế
Chủ thể đi vay trong nền kinh tế bao gồm các doanh nghiệp (pháp nhân)
và cá nhân (thể nhân): Nhưng trong luận án chỉ nghiên cứu chữ thể là các doanh
nghiệp Để giúp việc tiếp cận các phan sau thuận lợi, chúng ta cần tìm hiểu về doanh nghiệp, các loại hình và đặc điểm nguồn vốn từng loại hình doanh nghiệp
Doanh righiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ SỞ giao
địch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh đoanh [1]
Có nhiều loại hình đoanh nghiệp khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại, nhằm đạt mục tiêu của để tài, nghiên cứu sinh phân loại doanh nghiệp theo 3 tiêu thức sau:
Phân chia doanh nghiệp theo chế độ sở hữu :
Xem xét việc phân loại theo hình thức sở hữu, vì hình thức sở hữu khác nhau, khả năng tạo lập nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn đi vay ngân hàng Mặt khác, các quy định về chế độ lập, nộp các báo cáo tài chính khác
nhau dẫn đến khả năng kiểm soát của ngân hàng thương mại đối với doanh
nghiệp đi vay cũng có sự khác nhau Phân loại theo chế độ sở hữu, doanh nghiệp chia thành : Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, công ty tư nhân, công ty liên doanh và công ty nước ngoài đóng tại Việt
Trang 12doanh nhằm thực hiện những mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước cấp và quản lý, không được phát hành cổ phiếu, nhưng có thể đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, vay ngân hàng, hiện nay, chủ yếu là vay ngân hàng, và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối các khoắn nợ của doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn : là doanh, nghiệp có tư cách pháp nhân,
thuộc loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó các thành viên tham gia phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số
lượng thành viên ít nhất là 1, nhiều không được vượt quá 50 người Nguồn vốn
hoạt động, ngoài nguồn vốn do các thành viên tham gia công ty đóng góp, chỉ có tăng nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn trong thanh
toán, vì loại hình doanh nghiệp này không được phát hành chứng khốn `
Cơng ty cổ phân : lầ loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, đa sở
hữu, nguồn vốn hoạt động do các cổ đông đóng góp, ngoài ra để tăng vốn hoạt
động, có thể phát hành chứng khoán theo luật định hoặc vay ngân hàng hoặc
chiếm dụng vốn Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hiểu hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa
Trang 13công ¡y Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn góp và công ty hợp danh không được phát hành bất
kỳ loại chứng khoán nào Nguồn vốn hoạt động chỉ gồm : các thành viên tham
gia đóng góp, thiếu có thể vay ngân hàng, chiếm dụng vốn
Công ty tư nhân :là đoanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn hoạt động :ngoài nguén vốn tự có, chỉ có thể vay ngân hàng, chiếm dụng vốn Không được phát hành chứng khoán
Phân chia doanh nghiệp theo ngành kinh doanh : các doanh nghiệp
được chia thanh các loại ; Các doanh nghiệp kinh doanh thuộc ngành khai thác,
chế biến, dich vu
Xem xét việc phân loại doanh nghiệp theo ngành, vì các doanh nghiệp
kinh doanh ở các ngành khác nhau thì khác nhau về nhu cầu vốn, về cơ cấu tài sản, về tốc độ luân chuyển vốn lưu động, về tỷ suất lợi nhuận
Phân chia doanh nghiệp theo lãnh vực kinh doanh : doanh nghiệp chia thành hai loại : Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phi sản xuất
Trong phạm vỉ luận án chỉ xét doanh nghiệp đi vay ngân hàng thương mại
là các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, còn các doanh nghiệp phi sản xuất như bảo hiểm, công ty tài chính, không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án 1.1.2 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Theo luật các tổ chức tín dụng không đưa ra định nghĩa ngân hàng thương mại Tại điều 20, khoản 2,7 và 8 chỉ ra : ngân hàng thương mại là một loại hình ngân hàng thuộc tổ chức tín dụng, được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan [2}
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiễn tệ và dịch vụ ngân
Trang 14một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngần hàng và các nghiệp vụ khác [2]
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam hiên nay gồm :Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phẩn, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh của bên ngân hàng Việt nam và bên ngân hàng nước ngoài
Như vậy, hoạt động ngân hàng thương mại gồm nhiều mặt, nhưng trong
phạp vi luận án nghiên cứu sinh chỉ xét hoạt động cấp tín dụng của ngân hang thương mại cho các doanh nghiệp
1.1.3 Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp
Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, đó là mối quan hệ hai chiều, trong đó : Ngân hàng thương mại nhận tiền gởi của các doanh nghiệp và phải hoàn trả cho người gởi tiền cả vốn lẫn lãi (nếu có) theo cam kết, Ngược lại, ngân hàng thương mại
lại sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp với nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo
lãnh, và cung ứng các địch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại thể hiện ở nhiều
mặt khác nhau, nhưng để đạt được mục tiêu của đề tài, nghiên cứu sùuh chỉ xét quan hệ giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, trong đó: ngân hàng là người cho doanh nghiệp vay, còn doanh nghiệp là người đi vay
1.2 LÝ DO VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC XẾP HẠNG CÁC DOANH NGHIỆP
VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 15nhân, trong đó doanh nghiệp chiếm vị trí chủ yếu Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay, nợ, trong đó đi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao Để thấy rõ vấn dé này, chúng ta cần nghiên cứu các vấn để cơ bản về tín dụng
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.2.1.1.Khái niệm
Tín dụng có nhiều khái niệm khác nhau, chúng ta có thể hiểu thông qua khái niệm tổng quát sau; “Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiễn hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiễn hoặc tài sản cam kết hoàn trả
theo thời hạn đã thỏa thuận” [3]
Trong quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung cơ bản sau:
-Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định,
có thể dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật
-Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau
khi hết thời hạn sử đụng theo thỏa thuận, phải hoàn trả cho người cho vay
Giá trị được hồn trả thơng thường lớn hơn lượng giá trị lúc cho vay Các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng rất đa đạng, trong đố có quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp và công chúng thể hiện dưới hình thức
nhận tiền gởi, cho vay, tài trợ thuê tài chính, chiết khấu, bảo lãnh cho khách
hàng, Mhưng phạm vì luận án, chỉ xem xét quan hệ tín dựng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, trong đó ngân bàng với tư cách là ngưới cho doanh nghiệp vay
Vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau, dựa trên
nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi, được thực hiện dưới hình thức cho vay bằng
tiền giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp
Trang 16Phân loại tín dụng sẽ giúp người cho vay dễ đàng.có những chính sách, biện pháp thích hợp trong việc xét cấp tín dụng cũng như thu hồi vốn và lãi, Có
nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng Để làm rõ mục tiêu của để tài, phân loại
tín dụng chỉ căn cứ vào một số tiêu thức như sau:
M Căn cứ theo thời gian cho vay : Tín dụng được chia làm 3 loại:
Tín dụng ngắn hạn : Thời hạn cho vay đưới l2 tháng và được sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp
Tín dụng trung hạn :Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt
nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ ! năm đến 3 năm, còn đối với các nước trên thế giới loại cho vay này có thời hạn đến 7 năm Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh
Tín dụng dài hạn : Thời hạn cho vay trên 3 năm đối với Việt nam, trên 7
năm đối với các nước trên thế giới Tín đụng trung hạn được cung cấp để đáp ứng nhu cầu xây dựng các xí nghiệp mới, mua sắm các máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải có quy mô lớn,
@ Can cứ vào mức độ tín nhiệm đối với doanh nghiệp : chia làm 2 loại:
Tín dụng không đảm bảo : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của của bản thân doanh nghiệp
Tín dụng có đảm bảo : Là loại cho vay được ngân hàng cung cấp phải có tài sản thế chấp hoặc cẩm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba
@ Can cứ vào mục đích : Tín dụng chia ra làm các loại sau ;
Cho vay bất động sản: là loại cho vay để mua sắm và xây dựng bất động
sản như nhà ở, đất đai trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Trang 17doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Cho vay nông nghiệp : để trang trải các chỉ phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu,
Cho vay cá nhân : để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các dụng cụ đất tiền hoặc để trang trải các chỉ phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng
1.2.1.3 Sự tổn tại khách quan và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nên
kinh tế
# Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thôa mãn nhà cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Để tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu m kiếm lợi nhuận, tất cả doanh nghiệp đều phải tổ chức tạo lập nguồn vốn Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, nếu căn cứ vào quyền sở hữu
vốn trong doanh nghiệp thì có thể chia thành 2 loại :
Thứ nhất, Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các chủ sở hữu doanh
nghiệp đóng góp ban đầu và tạo lập trong quá trình kinh doanh '
Thứ hai, Nợ phải trả là các khoản vay, khoản nợ các chủ nợ như ngân
sách, ngân hàng thương mại, nhà cung cấp,,
Như vậy, ngân hàng thương mại là một trong các kênh tài trợ vốn-nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Thực tế đã chứng minh hiện tượng tạm thời thừa hoặc thiếu vốn của doanh nghiệp là khách quan, đồng thời là mâu thuẫn của quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn Để giải quyết mâu thuẫn này, một giải pháp được thực hiện là
mua bán chịu hàng hóa hay còn gọi là tín dụng thương mại đã đấp ứng được nhu
cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng
Trang 18Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất và lưu thông hàng hóa không ngừng phát triển, tín dụng thương mại với những hạn chế trên đã không chiếm được VỊ: trí chủ yếu trong việc giải quyết mâu thuẫn vốn có của quá trình luân chuyển vốn, dẫn tới sự xuất hiện các tổ chức tài chính trung gian - các ngân hàng thương
mại Thông qua chức nẵng trung gian thanh toán, trung gian tín dụng và tạo tiền,
ngân hàng thương mại đã thu hút được vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội dưới hình thức nhận tiển gởi của cá nhân và doanh nghiệp, phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, Ngoài ra, có thể đi vay ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại khác, tạo tiển “bút tệ” và dùng nguồn vốn đó để cấp tín dụng cho nền kinh tế, đấp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của doanh nghiệp, làm cho đồng vốn trong xã hội sử dụng có hiện quả,
Tín dụng ngân hàng xuất hiện đã khắc phục được những hạn chế của tín dụng thương mại, giúp doanh nghiệp giải tỏa khó khăn về vốn ngắn han, dim bảo sản xuất, kinh doanh liên tục Mặt khác, yêu cầu đổi mới trang thiết bị, mở
rộng quy mô sản xuất ngày càng gia tăng tại doanh nghiệp, từ đó làm gia tăng
nhu cầu vốn dài hạn Tùy theo loại hình, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp g1a tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu (nếu là công ty cổ phần) ; hoặc vay trực tiếp bằng cách phát hành trái phiếu theo luật định ; hoặc vay
gián tiếp qua việc nhận tài trợ của ngân hàng thương mại Như vậy, ngân hàng
thương mại không chỉ cấp tín dụng ngắn hạn ma con cép fin dung trung, dai han đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp có được nguồn vốn tín dụng tài trợ từ bên ngoài với chỉ phí thấp, thì đây là một trong các điều kiện để
Trang 19và tín dụng đài hạn có sự khác biệt căn bản về thời hạn vay, lãi suất, mục đích sử dụng để có phương ấn sử dụng vốn cho có hiệu quả
M Tín dụng ngân hàng là một trong các đòn bẩy kích thích doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn
Ngân hàng vừa là người “đi vay”, vừa là người “cho vay” nên bản thân ngân hàng trong quá trình kinh đoanh phải tính toán đến hiệu quả kinh tế sao cho bản thân ngân hàng có lời, đồng thời hoàn trả được gốc và lãi cho người gửi tiền Mặt khác, các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn của ngân hàng cũng phải tính toán đến hiệu quả kinh tế sao cho bản thân họ có lời và hoàn trả vốn gốc và
lãi vay cho ngân hàng Như vậy, tín dụng ngân hàng có tác dụng tăng cường chế
độ hạch toán kinh tế không chỉ đối với ngân hàng thương mại, mà cả với các
doanh nghiệp đi vay
Qua trình bầy trên, chúng ra thấy tín dụng ngân hàng là cần thiết cho nên kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp : “Nếu một ngân hàng ngừng cho vay đối
với một doanh nghiệp đang gặp khó khăn, ngân hàng đã ký án tử hình đối với doanh nghiệp đó, điểu này khó tránh hơn là khi người cung cấp hoặc khách hàng cắt đứt quan hệ kinh doanh với một doanh nghiệp công nghiệp hoặc doanh
nghiệp thương mại” [4]
1.2.2 Hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng là lý do cần xếp hạng doanh nghiệp vay vốn
Trong hoạt động sẩn xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn xuất hiện rủi ro, đó là những biến cố bất lợi tác động xấu tới hoạt động sẵn xuất, kinh doanh và kết quả là làm gidm doanh thu, giảm lãi, có thể dẫn tới sự phá sản của doanh
Trang 20kết quả là làm giảm doanh thu, giảm lãi, có thể dẫn tới sự phá sắn của doanh
nghiệp Đặc biệt, trong kinh doanh tiển tệ, rủi ro sẽ được nhân đôi, vì ngân hàng
thương mại không những phải chịu những rủi ro nặng nể từ chính hoạt động của mình, mà còn hứng chịu rủi ro của khách hàng vay vốn Sự nghiêm trọng còn thể hiện ở mức độ và phạm vi tàn phá của nó, rủi ro trong kinh đoanh tiển tệ không chỉ tác động trực tiếp và chi phối kết quả kinh doanh của chính ngân hàng đo# mà có thể còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế
nói chung Do vậy, việc thừa nhận rủi ro trong kinh doanh tiền tệ nói chung và
trong hoạt động tín dụng nói riêng, đưa ra biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro là một yêu cầu khách quan từ chính sự tỐn tại và phát triển của ngân hàng để thực hiện mục tiêu: lợi nhuận và lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ một rủi ro
“thích ứng” với từng ngân hàng thương mại
Vì vậy, việc nhận dạng rủi ro tín dụng là cần thiết để giúp ngân hàng đưa ra các phương pháp phòng chống thích hợp
Rui rõ tín dụng là hiện tượng ngân hàng không thu hồi được đây đủ,
đúng hạn hoặc mất khẩ năng thu hồi các khoản vay đã ghi trong hợp đồng tín dung, dẫn đến toàn bộ hoặc một phần gốc và lãi vay bị tổn thất
Rui ro tín dụng gắn liền với hoạt động của ngân hàng và có thể phân
thành nhiều cấp độ khác nhau, căn cứ vào thời gian nợ quá hạn, thông thường tuổi nợ quá bạn càng dài, rủi ro thực sự dễ xẩy ra và ngược lại
Mậu quả của rủi ro tín dụng
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn, về nguỗn vốn kinh doanh nghiệp vụ tín dụng
chiếm khoảng 80% và lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng bao giờ cũng
Trang 21dụng xảy ra, sẽ gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng nói riêng và hoạt động của
nền kinh tế nói chung
Số liệu thống kê của FDIC tại Mỹ dưới đây đã cho thấy số ngân hàng bị phá san do rủi ro tín dụng gây ra trong thập niên 80 như sau:
Bang 1 : Số ngân hàng bị phá sẵn tại Mỹ
Năm | 1982 | 7983 | 1984 | 1985 | 1986 | 1987] 1988 | 'Số ngân hàng bị phá sản | 42 | 48 | 80 | 120 | 145 | 203 | 22 |
* Số liệu thống kê trên cùng với những sự kiện đổ vỡ Hợp tác xã tín dụng ở_ nông thôn và đô thị, các Ge án của Ngân hàng Công thương Việt Nam,
Ngân hàng cổ phần Việt hoa, là tiếng chuồng cảnh báo cho các nhà ngân hàng
thấy được hoạt động kinh doanh tín dụng luôn chứa đựng rủi ro, xảy ra ở nhiều góc độ khác nhau như : khách hàng vay khơng hồn trả nợ kịp thời, đầy đủ, từ đó hoặc giảm khả năng mở rộng tín dụng hoặc dẫn đến rủi ro thanh khoản - ngân hàng sẽ không thể thanh toán vốn gốc và lãi cho người gởi tiền khi đến hạn đúng theo cam kết, hoặc làm lợi nhuận của ngân hàng giảm thấp hoặc lỗ, nợ đây đưa khó đồi, ngân hàng khó khăn cho trong quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn, chi phí quản lý tăng lên, nặng nể hơn có thể dẫn đến sự phá sẵn một ngần hàng hoặc hàng loạt ngân hàng khác, đưa nên kinh tế vào tình trạng khó khăn : thất nghiệp gia tăng, đời sống dân chúng bị bẩn cùng, hoạt động kinh tế - xã hội rối loạn
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Rui ro tín dụng như một tất yếu khách quan của hoạt động ngân hàng
trong cơ chế thị trường Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp bạn chế rủi ro trong
Trang 22Xếp hạng doanh nghiệp đi vay là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng
Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức nhất định, nhằm đạt lợi nhuận tối đa và bảo vệ sự ổn định hệ thống ngân
hàng Để đạt được mục tiêu trên, ngân hàng phải xác định được rủi ro hiện có và
rủi ro tiểm ẩn trong hoạt động tín dụng Muốn vậy, ngân hàng cần phân tích, và
xếp hạng doanh nghiệp đi vay để đo lường rủi ro và đưa ra các giải pháp kiểm
soat rủi ro
Các khâu đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp đi vay, gồm : © Đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp trước khi cấp tín dụng:
Khi doanh nghiệp để nghị vay vốn, ngân hàng tiến hành thu thập đây đủ, chính xác thông tin về doanh nghiệp đi vay, trên cơ sở nguồn thông tin đó, thực
hiện phân tích các yếu tố định lượng và định tính, để đo lường khả năng trả nợ
và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp Số liệu phân tích là cơ sở để xếp mức hạng cho các doanh nghiệp và kết quả xếp hạng là một trong các căn cứ quan trọng
để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay?, đổng thời dựa vào mức hạng để áp dụng các chính sách tín dụng thích hợp Ví dụ : Nếu doanh nghiệp xếp ở mức hạng được đánh giá là rủi ro tin dung rar thấp, thì ngân hàng có thể ấp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, ký quỹ để mở L/C với mức thấp, cho vay có thể không
cần đảm bảo, áp dụng các điểu kiện khác trong hợp đồng tín dụng nới lồng hơn, Ngược lại, nếu đoanh nghiệp xếp ở mức hạng được đánh giá rủi ro tín
Trang 2313
ra biện pháp giám sát thường xuyên khoản vay sau khi được giải ngân
Như vậy, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp trước khi cấp tín dụng nhằm
giới hạn và giảm thiểu rủi ro tín dụng
® Tái xét đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp theo định kỳ:
Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, ngân hàng tiến hành phân tích, khả
năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp cho ngân hàng về các khoản cho vay đã
được phát ra, dựa trên [nguồn thông tin thu thập được về doanh nghiệp đi vay từ
lúc phát tiền vay đến thời điểm tái xét xếp hạng, nhằm đánh giá việc thực hiện
các cam kết của doanh nghiệp trong hợp đồng tín dụng, chú trọng đến những vi phạm hợp đồng, từ đó so sánh, đánh giá sự thay đổi rủi ro tín dụng so với ban
đầu Qua đó, có thể điều chỉnh mức hạng của doanh nghiệp Đồng thời, là cơ sở để đưa ra giải pháp xử lý các khoắn nợ có vấn để, nhằm giẩm thiểu nguy cơ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng Nếu rủi ro tín dụng thay đổi theo chiều hướng
tăng, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải bổ sung vốn tự có hoặc
tăng tài sản thế chấp hoặc yêu cầu bảo lãnh hoặc cùng doanh nghiệp tìm giải pháp tăng khả năng trả nợ,
Như vậy, tái xét xếp hạng doanh nghiệp di vay theo định kỳ, nhằm giâm thiểu nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng
© Xếp hạng doanh nghiệp khi khơng hồn trả nợ đúng hạn:
Doanh nghiệp khơng hồn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn, tức
xuất hiện khoản nợ quá hạn Việc xếp hạng doanh nghiệp không hoàn trả nợ
đúng hạn là cơ sở để xác định mức dự phòng tổn thất tín dụng hoặc đưa ra các
biện pháp để giảm tổn thất cho ngân hàng
Tóm lại :xếp hạngdoanh nghiệp đi vay là cơ sở để đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Trang 24đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn, điểu này được thể hiện 6 phan
trình bày dưới đây
13 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG LÀ CƠ SỞ ĐỂ XẾP HẠNG CÁC
DOANH NGHIỆP VAY VỐN
Trước khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp đến để nghị xin vay vốn, ngân hàng thực hiện phân tích rủi ro tín dụng để đo lường khả năng hoàn trả nợ cho ngần hàng, cũng như đo lường và xác định khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng,
dựa trên cơ sở đánh giá uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp, Đây là căn cứ để xếp hạng doanh nghiệp đi vay, cũng là cơ sở giúp ngân hàng định giá
tiền vay, đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro cho từng doanh nghiệp vay cụ thể, Theo Roger Hales “Quyết định tín dung phan ánh phán đoán cá nhân về khả năng hoàn trả nợ của người vay vốn” [5] Phán đoán cá nhân của các nhà quản trị có thể đúng, cũng có thể sai Có thể đúng lúc này, sai lúc khác do nhiều nguyên nhân Vì vậy, tại một thời điểm bất kỳ, quyết định tín dụng đưa ra
cho doanh nghiệp vay có thể đúng, nhưng thời gian sau khi khoản tiền vay được
phát ra, rủi ro tín dụng luôn có khả năng xuất hiện, nên định kỳ phân tích rủi ro tín dụng tiếp tục được thực hiện để tái xếp hạng doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ngân hàng biết được những thay đổi về rủi ro tín dụng, từ đó có quyết định thích hợp
Theo thời gian, phân tích tín dụng có sự phát triển cùng với sự phát triển
của ngân hàng, từ phương pháp phân tích tín dụng cổ điển đến phương phá
phân tích theo mô hình điểm số, ,
1.3.1 Phân tích tín dụng cổ điển :
Nội dung của phương pháp phân tích tín dụng cổ điển là dựa trên một hệ
thống các phán đoán chủ quan của các chuyên gia để đánh giá rủi ro của một
Trang 25như uy tín, vốn, năng lực và tài sản đảm bảo, từ đó ngân hàng đi đến quyết định
cho vay hay không?,
Đặc trưng của phương pháp phân tích tín dụng cổ điển là : Các quyết định tín dụng chủ yếu phụ thuộc vào thẩm quyển của cá nhân Kinh nghiệm của
người cho vay được coi trọng (đặc biệt những cán bộ cho vay cao cấp) Để thực
hiện phương pháp phân tích này phải tổ chức một hệ thống chuyên viên để xử lý
công việc với chi phí khá cao
¢ QUY TRINH PHAN TICH
Phương pháp phân tích tín dụng cổ điển tổn tại và phát triển thích ứng với những thay đổi cơ bẩn của ngân hàng trong nhiễu thập kỷ qua, từ việc phân tích tập trung đánh giá tài sản đảm bảo, đánh giá tài sản lưu động có đủ trả khoản vay hay không? khi công ty bị phá sản, đến việc phân tích lưu chuyển tiển tệ của
khách hàng có tạo đủ ngân quỹ để thanh toán các khoản nợ vay hay không? Phương pháp này, ngày nay vẫn được các ngân hàng nhỏ và các tổ chức tài chính phi ngân hàng áp dụng
Quy trình tín dụng gồm nhiễu bước :
1- Nhà quần trị ngân hàng tìm hiểu tại sao doanh nghiệp cần vay vốn?Sử
dụng những hiểu biết của mình về doanh nghiệp, nhà quản trị ngân hàng sẽ
kiểm tra nhu cầu vay vốn có phù hợp với chính sách và mong muốn của ngân hàng hay không Nếu được nhân viên tín dụng cao cấp đồng ý, nhà phân tích tín
dụng sẽ thực hiện các bước tiếp theo
2- Phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của doanh nghiệp để thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh hiện tại, nguồn vốn và các chính sách của doanh nghiệp sẽ rất hữu
Trang 263- Phải phân tích cả bảng cân đối thử để thấy được độ chính xác của các báo cáo tài chính, quy trình kế toán và mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính
với nhau
4- Sắp xếp các tài khodn theo một trình tự thống nhất của ngân hàng,
nhằm phản ánh các xu hướng hoạt động, cũng như dự đoán các kế hoạch phát triển trong tương lai theo quan điểm của nhà đầu tư Các nguyên tắc kế toán cần
được kiểm tra, nhằm thấy được tính nhất quán của số liệu kế toán
3- Mục đích của việc phân tích khoản vay là phải đánh giá mục đích của
việc vay mượn trong mối quan hệ với dòng lưu chuyển tiễn tệ dự kiến Nhà quản
trị ngân hàng phải hiểu được động cơ vay và nguồn trả nợ của doanh nghiệp
6- Các giá định mang tính nguyên tắc, cũng như linh hoạt cần được xác
định và kiểm chứng
7- Phân tích cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, đặc biệt là xu hướng, vị thế
của doanh nghiệp trong ngành, các tác động có thể có của hoạt động luật pháp 8- Đánh giá chiến lược hoạt động và quản trị của công ty Cũng cần xem
xét, đánh giá những người quần lý chịu trách nhiệm các lãnh vực như : sẵn xuất, tổn kho, định giá, chính sách phân phối
9- Chuẩn bị và lưu các tài liệu liên quan đến quy trình tín dụng
Tóm lại, quy trình tn dụng truyền thống là quy trình mà trong đó nhân
viên tín dụng đóng vai trồ như là một thám tử kiểm tra những bằng chứng, những thông tin mà người vay cung cấp, tìm kiếm những điểm yếu, không chính xác và cố gắng tiên đoán những các vấn để có thể nay sinh trong tương lai Để có thể phần đoán, nhãn viên tín dụng phải sử dụng một loạt kỹ thuật phân tích, nhằm
Trang 2717
vay Hệ thống đánh giá 3 C -Tính cách (Charater ) năng lực (capacity) và vốn
(capital) được áp dụng khá phổ biến Các kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng yếu tố tính cách, phẩm chất luôn được chú trọng
+ CÁC HỆ SỐ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phương pháp phân tích tín dụng cổ điển sử dụng các hệ số tài chính sau để phân tích tài chính doanh nghiệp, có thể chia thành 4 nhóm:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
1- Hệ số thanh toán ngắn hạn (current ratio) = _Tài sản lưu động,
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động có thể chuyển đổi ra tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoắn nợ ngắn hạn không? Hệ số
này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ đúng hạn
2- Hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio) = Tài sản lưu động ~hàng ton kho
: Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa tương tự như hệ số trên, nhưng đánh giá rõ hơn mức độ thanh
khoản của người đi vay Hệ số này có thể >1 hoặc < 1 tuỳ theo vòng quay hàng tổn kho
Ngân quỹ
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có đủ tiền mặt để thanh toán các khoắn 3- Hệ số ngân quỹ (Cash ratio) = nợ ngắn hạn khi đến hạn Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverge ratios) Nợ phải trả 4- Hệ số nợ trên tổng tài sản (Debt to total assets rao) = — ˆ Tổng tài sản
Hệ số nợ < 0.5 được coi là lý tưởng, vì có ít nhất phân nửa tài sản của
Trang 28chủ ng?
Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)
6- Hệ số vòng quay hàng tổn kho (Inventory turnover ratio) = giá von hàng bán
Hàng tổn kho
Hệ số này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt
Doanh thu - Nợ phải thu
Hệ số vòng quay nợ phải thu càng cao, phần ánh tốc độ thu hổi các 7- Hệ số vòng quay nợ phải thu =
khoản nợ phải thu càng nhanh và ngược lại
NT ` Doanh thu thud
§- Hệ số vòng quay tai san (Assets turnover ratio) = pani iu = Tổng tài sản
Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hệ số nay cing cao càng tốt
Nhóm chỉ tiêu sinh lời (Profitability ratios)
9- Mức sinh lời trên doanh thu (Profit margin on sales ratio) = CÓ tiớcthuốyà lại,
-Doanh thu thuần
Hệ số này cho biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi, hệ số này càng cao càng tốt
A cấ Š = Tổng lợi tứ ế
10- Hệ số thu nhập trên tổng TS (Return on assets ratio) = 4 nể 2D sau thuế,
Tổng tài sản
Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, hệ số nầy càng cao càng tốt
11- Hệ số TN trên vốn (Return on equity ratio-ROE) = _Tong ghutesomthns =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho biết một đồng nguồn vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, hệ số này càng cao càng tốt
Trang 2919
mang tính đặc thù Ví dụ công ty hàng không, hệ số vận tải hành khách là hệ số
quan trọng
Phương pháp phân tích tín dụng cổ điển dựa vào ý tưởng mỗi khoắn cho
vay đều theo những chuẩn mực nhất định, họ cố gắng lọc ra những doanh nghiệp
thành công trong số thất bại, tập trung cho vay những khách hàng mà họ hiểu rõ, loại bổ những khách hàng họ chưa rõ, tránh các khách hang Jam ăn không hiệu quả, trập trung cho vay các công ty thuộc các ngành mang lại nhiều lợi nhuận
Tuy nhiên phương pháp này cũng gặp phải những hạn chế sau: Thứ nhất, phải
thường xuyên đào tạo và duy trì hệ thống tổ chức phân tích chuyên nghiệp,
chương trình đào tạo giống nhau nhưng kết quả phân tích đúng sai còn tuỳ thuộc
vào nhận thức hiểu biết, kinh nghiệm, sự từng trải của nhà phân tích, phụ thuộc
vào phẩm chất đạo đức, năng lực của họ và sự trung thực của các báo cáo tài chính do người vay cung cấp Thứ hai, cách thức kinh doanh nặng về thủ tục, cơ
cấu tổ chức phức tạp nên dẫn đến tình trạng tập trung danh mục đầu tư quá
nhiều vào các công ty thuộc một ngành, một lãnh vực nào đó, khi ngành, lãnh
vực này bị thu hẹp, suy thoái, các ngân hàng bị đối mặt với những khoản lỗ nặng
nề, gặp những rủi ro tập trung Thứ ba, Phân tích tín dụng cổ điển ít quan tâm
đến phân tích, đánh giá môi trường và đánh giá chiến lược theo hướng phân tích
danh mục Thứ tư, trong nhiều thập niên vừa qua, phương pháp phân tích tín
dụng cổ điển dựa trên số liệu kế toán đơn biến-nhà phân tích dựa vào số liệu kế
Trang 30biến số mà Bearer đã phân tích để áp dụng vào một loạt các mơ hình.Deakin đã
hồn thành phương pháp phân loại chính xác cao trong việc phát triển mô hình thử nghiệm, đạt trên 95% các trường hợp, trong 3 năm đầu tiên trước khi phá
sẵn Làm thế nào để biết các trường hợp trong Ì năm trước khi phá sản? Deakin đã phải ghi nhận rằng:“ Không thể lý giải những sự cố bất thường của chính các mẫu nghiên cứu” (1972) Cách so sánh này trong thực tế nảy sinh hạn chế là không thể dung hòa giữa hệ số tốt và xấu Ví dụ : Một công ty có thể có hệ số về khả năng sinh lợi thấp, nhưng lại có hệ số thanh khoản trên mức trung bình
Tuy nhiên, một số chuyên viên phân tích giỏi có thể dựa vào kinh nghiệm để
điểu chỉnh được vấn để này Bên cạnh đó, thường các hệ số về khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán bằng tiển mặt và khả năng trả nợ đều là những hệ số quan trọng nhất khi nghiên cứu về phân tích đơn biến, nhưng mức độ quan trọng của các hệ số đó lại không rõ rằng
Để khắc phục hạn chế trên, mộ hình chấm điểm tín dụng dựa trên số liệu kế toán và giá trị thị trường ra đời
1.3.2 MƠ HÌNH PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CĂN CỨ TRÊN SỐ LIỆU KẾ
TOÁN VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
®MƠ HÌNH ĐIỂM SỐ Z CỦA ALTMAN
Đây là phương trình đa biến dựa trên giá trị đo lường đơn biến theo số tương đối và số tuyệt đối, có sự kết hợp và điều chỉnh những giá trị này để tạo
Trang 3121
tuân thủ việc kiểm định chặt chẽ, nếu điểm số của doanh nghiệp đó dưới mức tiêu chuẩn sẽ bị từ chối và ngược lại
Mô hình này dựa trên sự phân tích 5 hệ số tài chính, có để cập tới tầm
quan trọng của các hệ số (thông qua trọng số) Sau đó tính ra tổng số điểm, nếu khách hàng nào có điểm số Z nhỏ hơn 1,81 sẽ bị xếp vào khu vực có rủi ro cao,
các tổ chức tín dụng không nên cấp tín dụng cho đến khi khách hàng cải thiện
tình hình tốt lên, cụ thể :
Z=1,2X¡+ 1,4 X;+ 3,3 X: + 0,6 X¿+ 0,999X;:
X¡: Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản cho biết cơ cấu tài sản lưu hoạt trong tổng tải sản, thường doanh nghiệp có thua lỗ kéo dài thì hệ số này giảm sút Tuy nhiên, cần xem xét khả năng thanh khoản và đặc điểm quy mô
X; : Hệsố lãi chưa phân phối (thu nhập giữ lại) trên tổng tài sản : Đo lường thu nhập để tái đầu tư, nó liên quan đến tái tổ chức của công ty và chia lãi cổ phần Những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, tích luỹ lợi nhuận nhiều, hệ số nay cao, kha nang pha san thấp và ngược lại, Thực tế chứng minh, tại Mỹ, năm
1996 có gần 45% trong tổng các doanh nghiệp phá sản chính là những doanh nghiệp mới chỉ hoạt động trong khoảng 5 năm đầu tiên (Dun & Bradstreet 1997)
X%¿ : Hệ số lợi tức trước thuế và lãi trên tổng tài sản đo lường khả năng
sinh lợi từ tài sản, là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp
X¿ Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu trên giá trị hạch toán của tổng nợ.Hệ số này cho thấy giá trị tài sắn của doanh nghiệp sụt giảm bao
nhiêu (Tài sản = vốn cổ phần + nợ) trước khi nợ vượt quá tài sản và do vậy
doanh nghiệp bị phá sản
X; : hệ số doanh thu trên tổng tài sản Đây là thước đo về năng lực quản
trị trong môi trường cạnh tranh
Trang 32xếp loại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp phi sản xuất
®MƠ HÌNH RỦI RO TÍN DUNG ZETA
Mơ hình này, hướng nghiên cứu là các doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn, khoảng 100 triệu USD, ở thời điểm 2 năm trước khi sụp đố Kết quả nghiên cứu : 50/53 doanh nghiệp phá sản thuộc đối tượng nghiên cứu đều đã sụp đổ trong vòng 7 năm Mô hình này rất hiệu quả trong phân loại các doanh nghiệp
phá sẵn ngay từ 5 năm trước ngày sụp đổ, với mức độ hơn 90% chính xác trước l năm, và mức chính xác trên 70% từ 5 năm trước khi phá sản Mô hình này thích
hợp với cả đối tượng là doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất, dựa trên 7 biến số sau: X¡: Lợi nhuận trước thuế và lãi trên tổng tài sắn
X; :Mức ổn định thu nhập Chỉ tiêu này dùng để đo lường chênh lệch của biến số X¿ trong vòng 5 đến 10 năm Biến số này rất có hiệu quả
X¿: Khả năng thanh toán chỉ phí lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay/ chị phí lãi vay
X¿ Khả năng sinh lời tích luỹ =lợi nhuận tích luỹ / tổng tài sản Hệ số
này liên quan đến tuổi đời hoạt động của doanh nghiệp, chính sách cổ tức, mức sinh lợi qua thời gian Đây là chỉ tiêu quan trọng
X; : Thanh khoản
X‹ : Vốn hoá = Vốn cổ phần phổ thông / Tổng vốn chủ sở hữu Cả tử số và mẫu số đều lấy theo giá thị trường
X; : Quy mô (tổng tài sản) Biến số này được điều chỉnh theo những thay
đổi về báo cáo tài chính,
Mô hình trên đã được nhiều ngân hàng ở các nước phát triển ấp dụng và
phát triển thành nhiều mô hình chấm điểm khác để xếp loại các khách hàng đi vay như : mô hình mạng thần kinh, mô hình dựa trên mức tăng giá thị trường,
Trang 3323
1.4.1.Khái niệm và đặc trưng về xếp hạng doanh nghiệp vay vốn
Khái niệm:
Có nhiều khái niệm về xếp hạng doanh nghiệp vay vốn, chẳng hạn:
Xếp loại doanh nghiệp vay vốn là đánh giá và phân loại sự tin cậy về khả năng trả nợ tiền vốn gốc và lãi của người vay trong thời gian từ 3-5 năm tới {50}
(Borrower rating is to evaluate and classify borrower”s reliability in the repayment
of principal and interest, that is, debt service potential for the next 3 - 5 years”)
Hoặc xếp hạng doanh nghiệp là đánh giá hiện thời về khả năng, tính sẵn
sàng của người đi vay về việc hoàn trả tiền gốc và lãi của một khoản nợ nhất
định ; là kết quả tổng hợp các đánh giá rủi ro về kinh doanh và tài chính của
doanh nghiệp đi vay trong thời hạn thanh toán món nơ [12]
Tóm lại : Có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: đánh giá về khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi của các doanh nghiệp vay vốn
cho ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định
Đặc trưng :
Xếp hạng doanh nghiệp vay vốn không nêu lên sự biến động tương lai
của một khoản vay hay một khoản đầu tư nào đó, cũng không phải là việc ngân
hàng quyết định cho vay hay không cho vay một doanh nghiệp Xếp hạng doanh nghiệp vay vốn chỉ đơn thuần là ngân hàng phân tích và phân loại doanh nghiệp
theo khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi của doanh nghiệp trong tương lai, dựa vào
các thông tin trong quá khứ và hiện tại, với phương pháp phân tích thích hợp, nó là một trong các căn cứ quan trọng để nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định
tín dụng thích hợp, có hiệu quả
1.4.2 Tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn -_ Đối tượng tổ chức xếp hạng doanh nghiệp vay vốn
Trang 34hạng Số liệu mỗi năm có tầm quan trọng khác nhau, biểu hiện thông qua trọng số, số liệu của những năm càng gần năm phân tích thì trọng số càng cao và
ngược lại Như vậy, những doanh nghiệp mới hoạt động nhỏ hơn3 hoặc 5 năm
khơng tổ chức xếp hạng
@® Xếp hạng doanh nghiệp đi vay ngân hàng đã được xếp hạng: Ngân
hàng xếp hạng căn cứ vào thông tin năm hiện hành về doanh nghiệp vay vốn, kết hợp với đữ liệu quá khứ của những lần xếp hạng trước, làm căn cứ cho việc phân tích và xếp hạng
® Tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp kinh doanh nội địa, kinh doanh với nước ngoài hoặc kết hợp nội địa với nước ngoài
Các doanh nghiệp vay ngân hàng hoạt động kinh doanh nội địa chỉ chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, luật pháp, trong nước Còn các
doanh nghiệp kinh doanh với nước ngoài hoặc vừa kinh doanh {rong nước vừa
kinh doanh với nước ngoài thì rủi ro được nhân lên gấp hai, vì vậy các yếu tố được xem xét xếp hạng nhiều ít sẽ khác nhau
- Cơ sở của việc xếp hạng doanh nghiệp đi vay
Kinh nghiệm các nước trên thế giới hiện nay cho thấy việc xếp hạng
doanh nghiệp đi vay, dựa trên nhiều phương pháp khác nhau, không có một khuôn thước chung cho mọi ngân hàng Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào
Trang 3525
- Điều kiện để tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp kha thi, hiệu quả
Việc xếp hạng doanh nghiệp đi vay thường chú trọng xem xét, đánh giá
những rủi ro không trầ được nợ cho ngân hàng, trong bối cảnh khác nhau có thể xây ra trong tương lai Vì vậy, để đảm bảo tính kha thi va có hiệu quả, việc tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp đi vay phải có các điều kiện sau:
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định lượng và định tính thích hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán và hệ thống tài khoản quốc gia về phân ngành kinh tế trong thống kê phẩi tương thích
® Thơng tin thu thập đầy đủ, chính xác Phương pháp phân tích và xếp hạng khoa hc
âđ Phi cú mt i ngũ những nhà phân tích tài giỏi, đạo đức tốt
© Phải có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đai, hệ thống luật pháp đồng bộ, thực hiện nghiêm minh
Các điều kiện trên giúp cho việc phân tích và xếp hang doanh nghiép
được nhanh, chính xác
- Yêu cầu tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp đi vay
Tổ chức phân tích và xếp hạng doanh nghiệp đi vay phải thực hiện yêu
cầu: Dự đoán chính xác, nhanh, hiệu quả rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong một
khoảng thời gian nào đó
- Phương pháp phân tích và xếp hạng doanh nghiệp đi vay
Phương pháp phân tích và xếp hạng doanh nghiệp đi vay tại mỗi nước có sự khác nhau, tuỳ theo sự phát triển kinh tế-xã hội và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại của mỗi quốc gia, để áp dụng phương pháp thích
hợp Nhưng trong hai thập niên gần đây, ngân hàng thương mại của các nước
Trang 36Phân tích rủi ro mang tính chất vĩ mô về xu hướng của ngành nghề kinh
doanh: đánh giá đặc điểm của ngành nghề, tính nhạy cảm của các nguồn lực công ty đối với viễn cảnh và chu kỳ kinh tế khác nhau, xu hướng trong chính
sách tiền tệ, cơ hội kinh doanh qua việc đánh giá thay đổi xu hướng luật lệ, áp
lực chính trị,
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn hướng vào :
€Phân tích rủi ro kinh doanh như tình hình cạnh tranh về giá, công nghệ
@Xem xét tình trạng pháp lý, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp so với
mức trung bình trong toàn ngành, khả năng sinh lợi tăng hay giảm
Xem xét xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty (đối thủ
cạnh tranh hiện tại và tương lai), chiến lược tiếp thị và nghiên cứu phát triển của
công ty so với đối thủ cạnh tranh ; khi gặp môi trường bất lợi các nhà quản lý của doanh nghiệp có vượt qua được những trở ngại đó hay không sự đa dạng
hóa các hoạt động, các luật lệ quy định, nhu cầu thị trường, khách hàng, người
cung cấp, sản phẩm thay thế
@Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách, chế độ hoặc ảnh hưởng do sự can thiệp của chính phủ
@Phân tích hướng phát triển của công ty thông qua xem xét chất lượng
ban quản lý và chiến lược kinh doanh
Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp vay vốn hướng vào phân tích rủi ro hoạt động tài chính, tập trung xem xét độ linh hoạt tài chính cũng như
chính sách tài chính, xem xét và đánh giá khả năng tạo tiễn mặt để hoàn thành
Trang 3727
- Những nhan tố anh hưởng đến việc đánh giá và xếp hạng
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc xếp hạng doanh nghiệp đi vay như :
® Áp dụng phương pháp phân tích và xếp hạng khác nhau với việc sử
dụng các hệ số tài chính khác nhau, có thể sẽ dẫn đến những kết quả đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp khác nhau
® Chuẩn mực kế toán : Thực tế cho thấy, các nước áp dụng cùng phương pháp thì kết quả đánh giá vẫn không thể thống nhất, nếu áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau Doanh nghiệp đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế hay quốc gia? Nếu là chuẩn mực kế toán quốc gia, thì mỗi quốc gia có một chuẩn mực kế toán riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu khác nhau của người sử dụng các báo cáo tài chính trong mỗi quốc gia đó Nếu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thì
việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cũng không thể giống nhau vì nhiều nguyên nhân như hoàn cảnh kinh tế, xã hội, pháp luật của mỗi nước khác nhau
1.4.3 Quy trình phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn
Để thực hiện việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, các tổ chức định mức
tín nhiệm và ngân hàng trên thế giới thường thực hiện qua các bước :
Bước 1: Thu thập tài liệu về doanh nghiệp vay vốn
Để có tài liệu sử dụng để phân tích và đánh giá xếp hạng doanh nghiệp đi vay, cần phải thu thập thông tin, trước hết và chủ yếu từ hệ thống báo các tài chính của doanh nghiệp vay vốn
Hệ thống báo cáo tài chính dùng làm cơ sở cho việc tính các hệ số tài
chính, bao gồm :
-Bắng cân đối kế toán : là báo cáo tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối năm tài chính
Trang 38lã¡-lỗ và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : là báo cáo tài chính tổng hợp, phần ánh
luỗng tiển đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp, phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp
Tién tổn đầu kỳ + lưu chuyển tiền thuần trong ky = tién tổn cuối kỳ
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng để phân tích rủi ro tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đi vay Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế và
đặc điểm mà nhà phân tích cần chú ý, đó là :
s Số liệu trên báo cáo tài chính phần ánh tình hình và kết quả của quá
khứ hoặc hiện tại, chưa hẳn là cơ sở đáng tin cậy cho các dự báo tương lai Vì
vậy, phương pháp phân tích phải nối kết các dữ liệu quá khứ với các dự kiến
trong tương lai, mới cho phép đánh giá hợp lý, logic các dự báo
s Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể tốt, nhưng chưa chắc đã tốt trong cả kỳ kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp
hoạt động mang tính thời vụ
» Số liệu trên các báo cáo tài chính chưa hẳn hoàn toàn đáng tin cậy, nếu
chưa được kiểm toán Do vậy, nhà phân tích phải xem xét cẩn thận báo cáo tài
chính với một thái độ nghỉ ngờ cần thiết
s Việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau trong việc định giá trị hàng tổn kho, khấu hao, Có thể dẫn đến sự khác biệt của chỉ tiêu lợi nhuận và
giá trị hàng tổn kho Do vậy, việc so sánh giá trị hàng tổn kho hoặc mức lợi nhuận giữa các năm, giữa các doanh nghiệp sẽ không có ý nghĩa
Bên cạnh các thông tin từ các báo cáo tài chính, có thể thu thập thông tin
từ nhiêu nguồn khác như : trực tiếp khảo sát thực tế, từ kiểm toán, từ cơ quan
quản lý, dịch vụ thông tin, Số lượng thông tin cần thu thập phụ thuộc vào mục
Trang 3929
tin là những yếu tố quyết định đến kết quả phân tích
Ngoài ra, còn có những nguồn thông tin phi chính thức như : thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, khách hàng, các
đại lý tiêu thụ của doanh nghiệp Thông tin thu thập qua hình thức này, đòi hỏi
nhà phân tích phải biết gạn lọc, xác định độ tin cậy bằng các phương pháp khác nhau, để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá và xếp hạng
| Bước 2: Phân tích về tính điểm hệ thống chỉ tiêu dùng xếp hạng - Phương pháp phân tích :
Có nhiều phương pháp phân tích khác nhau, tuỳ mục đích của việc nghiên
cứu như :Phương pháp so sánh, thay thế, đồ thị, phân tổ, cân đối, Nhưng trong phân tích và xếp hạng doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa và có cùng nội dung, tính chất tương tự như nhau, dưới hình thức : so sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, giữa số thực tế của doanh nghiệp với trung bình tiên tiến ngành hoặc nhóm ngành, với đối thủ cạnh tranh hoặc mức trung bình trên thế giới,
- Nội dung phân tích gồm :
A- Phân tích và đánh giá khả năng trả nợ cơ bản a - Phân tích nhân tố định lượng
Để đánh giá độ an toàn tài chính của một doanh nghiệp, các tổ chức định mức tín nhiệm và ngân hàng thương mại trên thế giới sử dụng nhiều hệ số tài
chính khác nhau tuỳ theo từng quốc gia Nhưng thường sử dụng các chỉ tiêu sau :
(1) Téng sé luu chuyén tién mit (Amount of cash flow) :
Tổng số lưu chuyển tiền mặt được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động trước khấu hao Chỉ tiêu này dùng để đánh giá nguồn hình thành tiền mặt đảm bảo khả năng trả nợ
Trang 40(Operating profit before depreciation) = (Operating profit) + (Depreciation)
(2) Khả năng trang trải lãi vay từ kết quả hoạt động kinh doanh
ge, Lãi ròng từ hoạt Tổng chỉ Chi phi trả thuế thu
Hệ số về khả năng th +
động kinh doanh hí trả lãi nhập doanh nghiệ
trang trải lãi vay trước = —ẽ P “pe eee
„ - Tổng chỉ phí trả lãi vay
thuế và trước lãi vay
(3) Khả năng thanh toán lãi vay từ nguồn tiễn mặt
Lãi ròng từ Chi phi tra 3 4 Téng chi Khẩu Khả năng thanh toần hoạtđộng + 8 + thuếthu + , _ ` í trả lãi ao lãi vay từ nguồn _ kinh doanh phí trả lãi nhập DN
tiền mặt Tổng chỉ phí trả lãi vay
(4) Lưu chuyển tiền kinh đoanh trước những thay đổi của vốn lưu động Đánh giá khả năng nguồn tiền mặt để trả nợ ngân hàng, không chỉ xem xét khả năng nguồn tiển mặt để trả lãi tiền vay, mà phải xem xét cả khả năng ‘ nguồn tién mat để hoàn trả vốn gốc Điều này được xem xét thông qua chỉ tiêu :
Lưu chuyển tiền kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động (trước những
thay đổi của các khoản phải thu, các khoản phải trả và hàng tổn kho)
Lãi ròng từ hoạt + - Khấu hao
Hệ số về lưu chuyển tiền động kinh doanh
kinh đoanh trên tổng nợ gốc Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả
(5) Chỉ tiêu lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh, nguồn tiển mặt dùng cho sản xuất, kinh doanh thường xuyên tăng (giảm) trước sự biến động của các khoản phải thu,
Lãi ròng từ Khấu Mứctăng(tàìi Mức tăng (khoản Chỉ
+ hấu
Lưu chuyển tiến hoạt động + hao a Sẩn ngắn hạn + phải trả, thuế tổn - phí tòng tử hoạt động _ _ kinh đoanh -tién mat ) đọng + khoản nợ_ vốn