Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài Kiến thức, thực hành phòng chống ngộ độc thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến trong các bếp ăn tập thể tại Thành phố Thuận An[r]
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN NGỌC THỪNG
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN
TRONG CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TẠI
THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-* -
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN NGỌC THỪNG
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN
TRONG CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TẠI
THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2020
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS NGUYỄN MINH QUÂN
HÀ NỘI – 2020
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng: “Kiến thức,
thực hành phòng chống ngộ độc thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến trong các bếp ăn tập thể tại Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020” là kết quả của sự cố gắng không ngừng của
bản thân tác giả, cũng như sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm
ơn tới những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.BS Nguyễn Minh Quân - Người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và Bệnh viện Đa khoa Nam Anh đã cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thăng Long, Phòng Sau Đại học, Khoa khoa học sức khỏe, Bộ môn Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp, đơn
vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Thừng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Thăng Long
Bộ môn Y tế công cộng – Trường Đại học Thăng Long
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tôi tên là: Nguyễn Ngọc Thừng – học viên lớp cao học YTCC Khóa 7.2, chuyên ngành Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long
Tôi xin cam đoan:
- Đây là luận văn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên TS BS Nguyễn Minh Quân
- Các số liệu trong luận văn này là do tôi trực tiếp thu thập và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất
kỳ hình thức nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hà Nội, tháng 10 năm 2020
Học viên
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Một số khái niệm 3
1.2.1.Luật An toàn thực phẩm: 4
1.2.2.Mười nguyên tắc vàng của WHO về vệ sinh an toàn thực phẩm: 5
1.3.Phân loại mối nguy cơ ô nhiễm thực phẩm 7
1.3.1.Mối nguy cơ sinh học 7
1.3.2.Mối nguy cơ hóa học 8
1.3.3.Mối nguy cơ vật lý 8
1.4.Phân loại và xử trí ngộ độc thực phẩm 9
1.4.1.Phân loại ngộ độc thực phẩm 9
1.4.2.Triệu chứng ngộ độc thực phẩm 9
1.4.3.Hướng xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm 10
1.5.Tình hình ngộ độc thực phẩm 11
1.5.1.Trên cả nước 11
1.5.2.Tại Bình Dương 13
1.6.Một số nghiên cứu kiến thức, thực hành về ngộ độc thực phẩm 13
1.6.1.Trên thế giới 13
1.6.2.Tại Việt Nam 16
1.6.3.Tại Bình Dương 18
Trang 61.7 Tổng quan Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1.Đối tượng – Địa điểm – Thời gian nghiên cứu 21
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.2.Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 21
2.3.Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 23
2.4.Phương pháp thu thập thông tin 32
2.4.1 Công cụ thu thập thông tin 32
2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin 32
2.4.3.Quy trình thu thập thông tin 32
2.4.4 Sơ đồ nghiên cứu 33
2.5 Sai số và biện pháp khắc phục/ khống chế sai số 34
2.5.1 Sai số 34
2.5.2 Biện pháp khắc phục 34
2.6.Xử lý và phân tích số liệu 34
2.6.1.Thống kê mô tả 34
2.6.2.Thống kê phân tích 35
2.7.Vấn đề đạo đức nghiên cứu 35
2.8.Hạn chế của nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1.Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu 37
3.2 Tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm của người CBTP 40
Trang 73.3 Kiến thức, thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 41
3.3.1 Kiến thức về phòng chống NĐTP của người CBTP 41
3.3.2 Thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 51
3.4 Một số yếu tố liên quan giữa kiến thức về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người chế biến thực phẩm 56
3.4.1 Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống NĐTP của người CBTP 56
3.4.2 Các yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 59
3.4.3 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 62
3.4.4 Phân tích đa biến giữa kiến thức, tập huấn ATTP với thực hành về phòng chống NĐTP giữa những người chế biến 63
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 64
4.1 Kiến thức về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người chế biến thực phẩm 64 4.1.1 Kiến thức về khái niệm thực phẩm 64
4.1.2 Kiến thức về nhiễm chéo thực phẩm của người CBTP 65
4.1.3 Kiến thức về lữu trữ và bảo quản thực phẩm của người CBTP 65
4.1.4 Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường thực phẩm của người CBTP 66
4.1.5 Kiến thức triệu chứng ngộ độc thực phẩm của người CBTP 67
4.1.6 Kiến thức chung đúng về phòng chống NĐTP của nhân viên chế biến 67
4.2 Thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người chế biến thực phẩm 68
4.2.1 Thực hành đúng về xử trí xảy ra NĐTP 68
4.2.2 Thực hành về chọn mua nguyên liệu thực phẩm của người CBTP 68
4.2.3 Thực hành của người CBTP 68
Trang 84.2.4 Thực hành chung đúng về phòng chống NĐTP 69 4.3 Một số yếu tố liên quan 70 4.3.1 Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống ngộ độc thực phẩm với đặc tính nền của người chế biến thực phẩm 70 4.3.2 Mối liên quan giữa thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm với đặc tính nền của người chế biến thực phẩm 72 4.3.3 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng chống NĐTP ngộ độc thực phẩm của người chế biến thực phẩm 73
KẾT LUẬN 74 KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDC Trung tâm kiểm soát bệnh tật Centers for Disease Control and
Prevention DALY Số năm sống bị mất đi cho bị
bệnh tật và tử vong
Disability Adjusted Life Years
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 Tình hình NĐTP và chết do NĐTP trong cả nước giai đoạn 2007 – 2014: 11
Bảng 1.2.Ngộ độc thực phẩm năm 2013 và 2014 của cả nước 12
Bảng 1.3 Nguyên nhân trong các vụ ngộ độc thực phẩm năm 2013 và 2014 của cả nước 12
Bảng 2.1 Biến số, chỉ số trong nghiên cứu 23
Bảng 3.1 Nhóm tuổi và trình độ học vấn của người chế biến thực phẩm 37
Bảng 3 2: Kinh nghiệm làm việc, trách nhiệm trong công việc và thời gian làm việc của người chế biến 38
Bảng 3 3: Khám sức khỏe đình kỳ của người chế biến 39
Bảng 3 4: Tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm 40
Bảng 3 5.Kiến thức về khái niệm về ngộ độ thực phẩm 41
Bảng 3.6 Kiến thức về nhiễm chéo thực phẩm của người CBTP 43
Bảng 3.7 Kiến thức về lữu trữ và bảo quản thực phẩm của người CBTP 46
Bảng 3.8 Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường thực phẩm của người CBTP 48
Bảng 3.9 Kiến thức về Triệu chứng ngộ độc thực phẩm của người CBTP 49
Bảng 3.10 Kiến thức chung đúng về phòng chống NĐTP của người CBTP 50
Bảng 3.11 Cách xử trí khi xảy ra NĐTP của người CBTP 51
Bảng 3.12 Thực hành về chọn mua nguyên liệu thực phẩm của người CBTP 52
Bảng 3.13 Thực hành của người CBTP 53
Bảng 3.14 Thực hành chung đúng về phòng chống NĐTP của người CBTP 55
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và trình độ học vấn với kiến thức về phòng chống NĐTP của người CBTP 56
Bảng 3 16: Mối liên quan giữa tập huấn về ATTP với kiến thức về phòng chống NĐTP của người CBTP 57
Trang 11Bảng 3 17: Mối liên quan giữa kinh nghiệm làm việc, trách nhiệm trong công việc và thời gian làm việc với kiến thức về phòng chống NĐTPcủa người CBTP 58 Bảng 3 18:Mối liên quan giữa nhóm tuổi và trình độ học vấn với thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 59 Bảng 3 19: Mối liên quan giữa tập huấn về ATTP với thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 60 Bảng 3 20: Mối liên quan giữa kinh nghiệm làm việc, trách nhiệm trong công việc và thời gian làm việc với thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 61 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng chống NĐTP của người CBTP 62 Bảng 3 22: Mô hình đa biến giữa kiến thức, tập huấn ATTP với thực hành về phòng chống NĐTP giữa những người chế biến 63 Hình 1.1 Con đường gây ô nhiễm sinh học vào thực phẩm 7 Hình 1.2 Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn 7
Trang 121
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh từ thực phẩm thường là các bệnh truyền nhiễm
do vi khuẩn, nấm, vi rút, ký sinh trùng hoặc hóa chất[49] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng có khoảng 2 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm gây tử vong hàng năm trên toàn cầu [53], đặc biệt là ở các nước đang phát triển Thực phẩm không an toàn có thể gây ra hơn 200 bệnh - từ tiêu chảy đến ung thư Ước tính có khoảng 600 triệu – gần
1 trên10 người trên thế giới - bị ốm sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và 420.000 người chết mỗi năm, dẫn đến mất 33 triệu năm sống khỏe mạnh (DALYs) Trẻ em dưới 5 tuổi mang 40% gánh nặng bệnh do thực phẩm, với 125.000 ca tử vong mỗi năm Bệnh tiêu chảy là những căn bệnh phổ biến nhất do tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, khiến 550 triệu người mắc bệnh và 230.000 người tử vong mỗi năm[53] Theo cập nhật của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2017, mỗi năm có khoảng 50 triệu người liên quan đến các bệnh dựa trên thực phẩm, dẫn đến cái chết của khoảng 3.000 người[52] Ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc bệnh từ thực phẩm liên quan đến mầm bệnh đã biết ở Anh hàng năm [50] và 9,4 triệu tại Hoa Kỳ [44] Liên quan đến những căn bệnh này là chi phí y tế, tài chính và phúc lợi, ước tính lần lượt là 1,8 và 14 tỷ đô la [31] Tại Việt Nam, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn cả nước xảy ra 44 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.207 người bị ngộ độc, trong đó 7 trường hợp tử vong[18] Đa số các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra chủ yếu ở các bếp ăn tập thể (BATT) với tỉ lệ mắc lớn [5]
Sự xuất hiện toàn cầu của các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều bị ảnh hưởng [51] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở các nước đang phát triển Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định các vụ dịch và sự cố dịch bệnh từ thực phẩm, bao gồm cả những vụ phát sinh từ ô nhiễm thực phẩm tự nhiên, vô tình và cố ý, là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu trong Thế kỷ 21 [38] Tuy nhiên, trên toàn cầu nhận thức về các bệnh từ thực phẩm và an toàn thực phẩm vẫn chưa được quan tâm đúng mực gây ra những hậu quả đáng kể cho sức khỏe, phát triển xã hội, phát triển kinh tế [52] Nguyên nhân về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm có thể là do tình trạng về an toàn thực phẩm và
Trang 132
vệ sinh chung ở các quốc gia này không đảm bảo Vấn đề ngộ độc thực phẩm đang trở thành vấn đề được các nước quan tâm đáng kể vì hệ quả tiêu cực mà ngộ độc thực phẩm gây ra Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, người chế biến thực phẩm là yếu tố quan trọng trong
sự bùng phát dịch bệnh do thực phẩm do xử lý sai trong quá trình chuẩn bị, chế biến hoặc bảo quản thực phẩm [43] Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng kiến thức cũng như thực hành về phòng ngừa xảy ra ngộ độc thực phẩm vẫn còn hạn chế trong người trực tiếp chế biến thực phẩm[21], [24], [30], [35] Tại Việt Nam, những nghiên cứu tương tự vẫn chưa phổ biến, và việc tiến hành những nghiên cứu nhằm xác định kiến thức – thực hành về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là cần thiết trong việc quy hoạch xây dựng phát triển chiến lược đảm bảo an toàn thực phẩm
Thành phố Thuận An là một trong 9 huyện /thị xã/ thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, việc thu hút nhiều doanh nghiệp đầu
tư và phát triển trên địa bàn tạo ra nhiều thách thức trong công tác quản lý an toàn thực phẩm tại địa bàn Hiện tại, trên địa bàn thành phố quản lý 426 bếp ăn tập thể, trong đó bếp ăn tập thể ngoài khu công nghiệp là gần 70 bếp[20], quy mô phục vụ dao động từ
200 đến 1000 suất ăn/ lần phục vụ, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và cung cấp suất ăn cho công nhân là đặc biệt quan trọng Một số câu hỏi được đặt
ra ở đây là: Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người chế biến trong các bếp ăn tập thể tại Thành phố Thuận An như thế nào? Và có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của họ Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài Kiến thức, thực hành phòng chống ngộ độc thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến trong các bếp ăn tập thể tại Thành phố Thuận An, Bình Dương năm 2020 với hai mục tiêu như sau:
1 Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người chế biến trong các bếp ăn tập thể tại Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của đối tượng nghiên cứu