Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa phương thì phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện Quảng Uyên vẫn còn rất nhiều tồn tại hạn chế n
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG HUY HIỆP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Tất Thắng
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Hoàng Huy Hiệp
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng toàn thể các thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy TS Nguyễn Tất Thắng, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Quảng Uyên cùng các cơ quan, đơn vị của Huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các tập thể, các cá nhân, các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Một lần nữa xin trân trọng tỏ lòng biết ơn tới tất cả những cơ quan, đơn vị và các
cá nhân sự giúp đỡ đã dành cho bản thân tôi
Luận văn này mới chỉ là kết quả bước đầu, bản thân tôi hứa sẽ nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Hoàng Huy Hiệp
Trang 4
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục đồ thị, hình ix
Danh mục hộp x
Trích yếu luận văn xi
Thesis abstract xiv
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn 3
1.4.1 Về lý luận 3
1.4.2 Về thực tiễn 3
1.5 Kết cấu nội dung luận văn 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế ngành trồng trọt 5
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế ngành trồng trọt 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Đặc điểm của phát triển kinh tế ngành trồng trọt 10
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của phát triển kinh tế ngành trồng trọt 13
2.1.4 Nội dung phát triển kinh tế ngành trồng trọt 15
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh tế ngành trồng trọt 28
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế ngành trồng trọt 31
2.2.1 Đinh hướng, chiến lược phát triển ngành trồng trọt của Việt Nam 31
Trang 52.2.2 Thực tiễn phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở một số địa phương của
Việt Nam 35
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở một số địa phương cho huyện Quảng Uyên 40
Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 41
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 41
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 44
3.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quảng Uyên đến việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt 50
3.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 51
3.2.1 Cách tiếp cận 51
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 52
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 52
3.2.4 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 53
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 53
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 56
4.1 Khái quát về phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế ngành trồng trọt nói riêng của huyện Quảng Uyên 56
4.1.1 Khái quát về phát triển kinh tế của huyện 56
4.1.2 Khái quát sự phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, trồng trọt của huyện 57
4.2 Thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt 58
4.2.1 Tổ chức kinh tế 58
4.2.2 Mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế 64
4.2.3 Phát triển các điều kiện kinh tế 65
4.2.4 Phát triển sản xuất kinh doanh 69
4.2.5 Liên kết trong sản xuất kinh doanh 71
4.2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 73
4.2.7 Kết quả phát triển kinh tế ngành 76
4.2.8 Đánh giá chung 78
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt 79
4.3.1 Chính sách đất đai 79
Trang 64.3.2 Chủ trương chính sách 80
4.3.3 Công tác quy hoạch 82
4.3.4 Nguồn lực 83
4.3.5 Thị trường tiêu thụ 87
4.3.6 Sự hỗ trợ, trợ giúp của các ban ngành 87
4.3.7 Một số yếu tố khác 88
4.4 Giải pháp phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Quảng Uyên 88
4.4.1 Hoàn thiện chính sách, quy định đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt 88
4.4.2 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ngành trồng trọt 91
4.4.3 Hỗ trợ ngành trồng trọt ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 92
4.4.4 Phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành trồng trọt 94
4.4.5 Hỗ trợ đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt 94
4.4.6 Huy động vốn sản xuất cho kinh tế ngành trồng trọt 95
4.4.7 Hỗ trợ ngành trồng trọt trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ 96
4.4.8 Tăng cường liên kết trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt 96
4.4.9 Tăng cường sự phối hợp của các cấp các ngành cho phát triển ngành trồng trọt 98
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 100
5.1 Kết luận 100
5.2 Kiến nghị 101
5.2.1 Đối với Nhà nước 101
5.2.2 Đối với UBND huyện Quảng Uyên 101
Tài liệu tham khảo 103
Phụ lục 105
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
2014-2016 43
Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện huyện Quảng Uyên qua 3 năm 2014 – 2016 46
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Quảng Uyên qua các năm (2014 – 2016) 48
Bảng 3.4 Phương pháp và nội dung nghiên cứu 53
Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Uyên năm 2014 -2016 57
Bảng 4.2 Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản của huyện Quảng Uyên 57
Bảng 4.3 Tình hình phát triển loại hình hộ trồng trọt của huyện 60
Bảng 4.4 Tình hình phát triển loại hình hộ trồng trọt của địa bàn nghiên cứu 61
Bảng 4.5 Tình hình phát triển loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp 63
Bảng 4.6 Tình hình đầu tư vốn cho phát triển trồng trọt 67
Bảng 4.7 Tình hình lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh trồng trọt ở địa bàn 68
Bảng 4.8 Lao động của các nhóm hộ điều tra 69
Bảng 4.9 Tình hình phát triển các sản phẩm trồng trọt ở địa bàn huyện 69
Bảng 4.10 Tình hình phát triển các sản phẩm trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu 70
Bảng 4.11 Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính ngành trồng trọt trên địa bàn huyện 73
Bảng 4.12 Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chính ngành trồng trọt trên địa bàn huyện (theo giá trị) 75
Bảng 4.13 Tình hình phát triển về giá trị các sản phẩm trồng trọt ở địa bàn huyện 76
Bảng 4.14 Tình hình phát triển về giá trị các sản phẩm trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu 76
Bảng 4.15 Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh một số sản phẩm chính ngành trồng trọt bình quân/ha 78
Bảng 4.16 Tình hình hỗ trợ của nhà nước cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt 81
Bảng 4.17 Trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt 84
Trang 9Bảng 4.18 Trình độ nhận thức của chủ hộ nông dân 85 Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả công tác tập huấn đào tạo cho các hộ nông dân 85 Bảng 4.20 Khả năng tiêu thụ nông sản ở huyện Quảng Uyên 87
Trang 10DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH
Đồ thị 4.1 Biến động giá một số sản phẩm nông nghiệp ở địa bàn qua các năm 74
Hình 4.1 Cánh đồng lúa xã Quảng Hưng 64
Hình 4.2 Cánh đồng ngô ở huyện Quảng Uyên 64
Hình 4.3 Thu hoạch ngô ở huyện Quảng Uyên 65
Trang 11DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến của hộ nông dân về phát triển ngành trồng trọt 71 Hộp 4.2 Ý kiến của cán bộ chuyên môn về phát triển ngành trồng trọt 71
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hoàng Huy Hiệp
Tên luận văn: “Phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đối với huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng ngành trồng trọt hiện vẫn là ngành kinh tế quan trọng ở địa phương Sự phát triển của ngành trồng trọt của huyện những năm qua cũng có sự phát triển đáng khích lệ như: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong tổng số giá trị sản xuất các ngành kinh tế, thu nhập người dân ngày càng cải thiện, giải quyết việc làm cho người lao động Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa phương thì phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện Quảng Uyên vẫn còn rất nhiều tồn tại hạn chế như: kinh tế ngành trồng trọt
ở địa bàn còn chậm phát triển, mức độ trình độ phát triển còn thấp, kết quả và hiệu quả phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thu nhập của người lao động nông nghiệp còn thấp chưa đảm bảo cho đời sống của họ và gia đình họ, chưa giải quyết tốt việc làm cho người lao động ở nông thôn, từ đó cũng ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội,
an ninh an toàn ở địa bàn Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tại xã, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp tại xã, chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt huyện Quảng Uyên, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả phát triển kinh tế ngành trồng trọt huyện Quảng Uyên trong thời gian tới Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Chủ thể là thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt huyện Quảng Uyên nông nghiệp và khách thể là các ban ngành tổ chức, chính quyền và người dân địa phương
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về phát triển kinh tế ngành trồng trọt, ý nghĩ và vai trò của phát triển kinh tế ngành trồng trọt phát triển nông nghiệp Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của phát triển kinh tế ngành trồng trọt Nội dung
mà đề tài nghiên cứu là phát triển kinh tế ngành trồng trọt, phát triển kinh tế ngành trồng trọt thông qua sự phát triển của các ngành sản xuất, các tổ chức kinh tế, và các hình thức liên kết sản xuất, sự tham gia của lao động nông thôn trong nông nghiệp, và
Trang 13môi trường trong nông nghiệp Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp là gồm: điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, hệ thống cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật của nhà nước, yếu tố nguồn nhân lực và yếu tố cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp
Địa bàn nghiên cứu là huyện Quảng Uyên, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thông tin
và số liệu, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
so sánh; phương pháp có sự tham gia (PRA) và phương pháp chuyên gia Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển nông nghiệp và nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia liên kết của các hộ nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ngành trồng trọt huyện Quảng Uyên
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp ở khu vực huyện Quảng Uyên nhận thấy những kết quả đạt được: giá trị sản xuất của các cây trồng chính qua các năm cho thấy đều có sự tăng trưởng khá ổn định: cây lúa từ 63.748 triệu đồng năm 2014 lên 64.931 triệu đồng năm 2016, cây ngô từ 106.160 triệu đồng năm 2014 lên 108.432 triệu đồng năm 2016, cây mía từ 49.828 triệu đồng năm 2014 lên 55.780 triệu đồng (năm 2016); tốc độ tăng trưởng bình quân tương ứng của các cây trồng đó là 0,93%, 1,08% và 5,82% Kết quả đó góp phần giúp đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa bàn, ổn định đời sống nhân dân và an ninh xã hội Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế còn tồn tại sau:
cơ sở vật chất và hạ tầng đã được sửa chữa và hoàn thiện, tuy nhiên phát triển kinh tế ngành trồng trọt huyện Quảng Uyên chưa thoát khoải tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa được đánh giá cao Nguồn nhân lực làm việc trong ngành trồng trọt trình độ thấp, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Uyên bao gồm yếu tố về điều kiện tự nhiên thời tiết và khí hậu, nguồn nhân lực và yếu tố cơ sở vật chất kĩ thuật Việc triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Uyên có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển kinh tế ngành trồng trọt huyện Quảng Uyên trong thời gian tới như: Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch hoàn thiện; Giải pháp về chính sách đầu tư phát triển; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giải pháp tăng cường nguồn lực sản xuất nông nghiệp, thu hút nguồn lực có chất lượng cao; giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng hiện có và phát triển thêm mới; Giải pháp đẩy mạnh
Trang 14hoạt động chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học, tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông; Giải pháp về công tác phòng chống thiên tại, dịch bệnh Từ đó kết luận và kiến nghị đến Nhà nước và chính quyền huyện Quảng Uyên và hộ nông dân nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Uyên
Trang 15THESIS ABSTRACT
Student Name: Hoang Huy Hiep
Thesis title: “Developing the economics of the cultivation sector in Quang Uyên District, Cao Bang province”
Education institution: Vietnam National University of Agriculture
In Quang Uyen district, Cao Bang province, the cultivation sector still plays a very important role in the local economics development The development of this sector recently has gained remarkble results: the proportion of the cultivation sector’s output to the provincial gross output and the income of local people have been increased; numbers of new jobs have been created Dispite these achievements, the economic development of the Quang Uyen district’s cultivation sector has still some shortcomings: the rate and level of the development are low, output and productivity are not sufficient with the potential, low rate of employment, the income of agriculture labor is not enough to cover the living cost for themself and their family which later on affecting social security and safety at that local
In order to have a systematic view on the real situation of and to analyze the factors that affect to the agricultural development, we carried out the research, titled: “Developing the economics of the cultivation sector in Quang Uyen district, Cao Bang province”
The research’s objectives are to assess the real situation of the economics development of the cultivation sector at Quang Uyen district, hence to propose some solution to improve the efficiency of economic development of cultivation sector at Quang Uyen district in the near future The research objects are the fundermental concepts and practical problems of the economic development of the cultivation sector at district level The servey objects are professional officers, authorities officers and local people
This research has discussed on the main concepts of the economic development of the cultivation and its roles to the development of the agriculture in general The author has listed out some main characteristic of the economic development of the cultivation, and has addressed the research contents through the development of the production sectors, economics institutions, forms of linkages in production, the participation of rural labor in agriculture, and the environmental issues in agriculture Besides, main factors that affect the agriculture development also been recognized includings: natural conditions (climate, weather); infrastructure, regulations, labor force, and technology in agriculture The research area is Quang Uyen district, where the natural, socio – economics conditions are favorable for economic development of the cultivation The author has applied serveral method to select the research’s area and objects, to collect both
Trang 16secondary and primary data, then synthezed and analyzed them using description and comparison statistics, PRA methods The research indicators include: group of the development indicators, group of the agricultural development results, and group of indicators for the farm households’ participation in production linkages for booting up the economic development of the cultivation sector at Quang Uyen district
By analyzing and assessing the real situation of the agriculture prodution at Quang Uyen district, this research has addressed some main results: the output value of some main plants has increased steadily, of which the rice’s output value raised from 64.748 million per hecta in 2014 to 64.931 million per hecta in 2016, repectively for corn it moved from 106.160 in 2014 to 108.432 million per hecta in 2016, for sugarcane it increase from 49.828 million per hecta in 2014 to 55.780 million per hecta in 2016; the average growth rate of these plants are 0,93%, 1,08% và 5,82% respectively Those results has contributed to improve the livelihood of the local people by increasing the income, creating mor jobs for labor at local area, to settle down the livelihoods and social security However, there are still some shortcomings as follows: even the local infrastructure has been amended and completed, the development of the cultivation sector at Quang Uyen district has not escaped from the small and scatterlized situation Agricultural support services has not been highly appreciated The qualification and professional skills of labor
in agriculture sector has been at low level and not met the requirements
The research has pointed out the main factors that affecting the development of agriculture sector at Quang Uyen district includings: unstable natural conditions of climate and weather, low quality labor force and lack of technical infrastructure, delay
in implementing the agricultural development plan
Through analyzing and assessing the real situation and the affected factors to the economic development of the cultivation sector at Quang Uyen district, the author proposes some solutions that can enhance the economic development in the near future, includings: solutions for completing the planning; solutions of policy for development investment; improving the quality of the labor force, increasing resources for agriculture production, especially high quality resources; solutions for upgrading the current infrastructure and developing more new ones; solution for technology transferment, well organizing the agricultural extension, solutions for precautiona and coping with natural deseaster and deseases After that, the author came up with the conclusions and several recommendation for the State, local government and farmer households at Quang Uyen district to promote the economic development of cultivation sector in future
Trang 17PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp
đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ Sản xuất lương thực đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 1985 Sản xuất thịt tăng gấp năm lần, thủy sản tăng gấp sáu lần, độ che phủ rừng tăng gần gấp ba lần Nông nghiệp không chỉ đảm bảo đủ cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân trong nước mà còn xuất khẩu số lượng lớn nông, lâm, thủy sản Đặc biệt, chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh được xác định từ Đại hội đảng khóa 10 đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai
và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước, thêm vào đó chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư đã tạo cú hích thực sự cho nền nông nghiệp hàng hóa
Từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực, Việt Nam đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo
Phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở các địa phương của Việt Nam nói riêng có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng vì ngành trồng trọt của Việt Nam vẫn đang có sự đóng góp to lớn trên nhiều khía cạnh như: nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cho người lao động ở nông thôn, bên cạnh đó còn góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của các địa phương Chính vì vậy, phát triển ngành trồng trọt, kinh tế ngành trồng trọt luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đặc biệt, điều đó được thể hiện qua các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án cho sự phát triển ngành trồng trọt Đối với huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng ngành trồng trọt hiện nay vẫn là ngành kinh tế quan trọng ở địa phương Sự phát triển của ngành trồng trọt của huyện những năm qua cũng có sự phát triển đáng khích lệ như: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong tổng số giá trị sản xuất các ngành kinh tế, thu nhập người dân ngày càng cải thiện, giải quyết việc làm cho người lao động Sự phát triển đó có được do sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương bằng các chủ trương, chính sách, người lao động cần cù lao động
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa phương thì phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện Quảng Uyên
Trang 18vẫn còn rất nhiều tồn tại hạn chế như: nhìn chung kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn còn chậm phát triển, mức độ, trình độ phát triển còn thấp, kết quả và hiệu quả phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thu nhập của người lao động nông nghiệp còn thấp chưa đảm bảo cho đời sống của họ và gia đình
họ, chưa giải quyết tốt việc làm cho người lao động ở nông thôn, từ đó cũng ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, an ninh an toàn ở địa bàn Chính vì vậy, việc giải quyết những tồn tại hạn chế trên đang là vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu giải quyết
Tổng quan các nghiên cứu liên quan như: Nguyễn Văn Công (2013) về giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt tỉnh Bắc Kạn trong quá trình đổi mới,
Lê Vũ nghĩa (2015) về phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, Nguyễn Trọng Cúc (2015) về phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Đình Văn (2008) về thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh
tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn Những nghiên cứu đó cũng tập trung vào việc nghiên cứu về phát triển kinh tế, phát triển ngành trồng trọt Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt,
mà cụ thể là phát triển kinh tế ngành trồng trọt cho địa bàn huyện Quảng Uyên chưa được đề cập tới và quan tâm nghiên cứu
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” làm chủ đề cho luận văn Thạc sĩ của mình nhằm góp phần nào giải quyết những tồn tại, hạn chế cho phát triển ngành trồng trọt ở địa bàn
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế ngành trồng trọt của huyện Quảng Uyên, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế ngành trồng trọt của địa bàn trong thời gian tới
Trang 191.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nội dung, yếu tố của phát triển kinh tế ngành trồng trọt huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Đối tượng khảo sát là các cơ quan và tổ chức kinh tế có quan hệ trực tiếp đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề phát triển ngành trồng trọt dưới góc độ về kinh tế, tập trung vào nghiên cứu phân tích đối với các cây trồng chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành trên địa bàn huyện là cây lúa, ngô
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4.1 Về lý luận
Luận án đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên các khía cạnh: khái niệm phát triển kinh tế ngành trồng trọt, vai trò phát triển kinh tế ngành trồng trọt, đặc điểm phát triển kinh tế ngành trồng trọt, nội dung phát triển kinh tế ngành trồng trọt và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt và vận dụng vào nghiên cứu phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng 1.4.2 Về thực tiễn
Luận án đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung phát triển kinh tế ngành trồng trọt về cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế ngành trồng trọt, định hướng và chiến lược phát triển ngành trồng trọt ở Việt Nam, cũng như thực tiễn phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở một số địa phương của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế ngành
Trang 20trồng trọt cho huyện Quảng Uyên Từ những nộ dung đó Luận án phân tích thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện Quảng Uyên Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện Quảng Uyên phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao
1.5 KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Trang 21PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển
Theo Raaman weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Vũ Ngọc Phùng, 1997)
Theo Lưu Đức Hải: “Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, văn hóa ” (TS Lưu Đức Hải 2001 Quản lý môi trường cho phát triển bền vững)
Theo từ điển Tiếng Việt thì phát triển là: “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao Đơn giản đến phức tạp”
Theo từ điển Larousse, phát triển là một quá trình là “tổng hợp những hiện tượng được quan niệm như một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau tiếp diễn”
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự
do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng:
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó gồm cả sự tăng thêm
về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội
Như vậy, có nhiều khái niệm về phát triển, tựu chung lại ta có thể hiểu rằng: phát triển dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình
Trang 22thay đổi dần dần về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như vật ban đầu nhưng
ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và cs., 2009)
2.1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế
Từ khái niệm về phát triển ta có thế hiểu rằng Phát triển kinh tế là quá trình tăng lên về lượng và chất các vấn đề đề cập, nghiên cứu dưới góc độ kinh tế Nó được thể hiện ở các khía cạnh:
- Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và
ổn định)
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế thay đổi Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ
- Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo
- Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi
- Đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân
tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó
Một số trường phái nghiên cứu đề cập đến phát triển kinh tế cho rằng:
- Trường phái cơ cấu: Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo Vì vậy, các nước đang phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào như cầu trong nước Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra đời chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển từ thập niên 1950
- Trường phái mô hình tăng trưởng tuyến tính nhiều giai đoạn: Từ thành công của Kế hoạch Marshall sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế học phát triển ở các nước phát triển cho rằng các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu Nhà nước can thiệp
Trang 23hợp lý Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt W Row Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, cần phải trải qua bốn giai đoạn: (1) xã hội truyền thống; (2) chuẩn bị các tiền đề để cất cánh; (3) cất cánh; (4) trưởng thành; và (5) chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn Các nước đang phát triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai Muốn cất cánh, các nước đang phát triển cần phải thỏa mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc nhận viện trợ của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng trưởng nhanh chóng, và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép ngành kinh tế hiện đại phát triển Rostow nhấn mạnh tốc độ phát triển mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu ngành
Do đó, lý luận của Rostow hàm ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Trường phái lý thuyết phát triển phụ thuộc: Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới (American Marxist) đưa ra lý thuyết phát triển phụ thuộc (dependent development) Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo Sự phát triển của nhóm nước nghèo là "sự phát triển phụ thuộc", theo đó sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công nghệ mang đến từ các nước giàu Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào các nước phát triển và bị bóc lột Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp thống trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân, ) có quan hệ khăng khít với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước Vì vậy, các nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa Chủ trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng cửa và tự cấp tự túc
Lý thuyết phát triển phụ thuộc sau đó phát triển hơn, đặc biệt là bởi các học giả từ châu Mỹ La Tinh Phát triển phụ thuộc nhiều khi là cần thiết, không tránh khỏi Hầu hết các nước phát triển từ nghèo thành giàu như Australia, Canada, các nước Đông Á, một số nước Mỹ La tinh như Brazil, Argentina đều phải dựa vào phát triển phụ thuộc Tuy nhiên, kết cục các nước này cũng khác nhau, tùy theo các yếu tố khác, đặc biệt là năng lực lãnh đạo của nhà nước Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan bên cạnh dựa vào thương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà nước minh bạch, có năng lực quản lý
- Trường phái lý luận kinh tế học tân cổ điển: Vào thập niên 1980, kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn phát triển kinh tế, các nước đang phát triển
Trang 24phải dựa vào thị trường chứ không phải vào sự can thiệp của nhà nước Nói cách khác, họ đề cao phát triển kinh tế thân thiện với thị trường Các biện pháp cần thực hiện là xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tư do hóa tài khoản vốn, v.v Một chương trình tổng hợp những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington Lý luận tân cổ điển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền
tệ quốc tế và Nhóm ngân hàng Thế giới tán thành
2.1.1.3 Khái niệm về phát triển kinh tế ngành trồng trọt
Trước hết, ta cần hiểu thế nào là phát triển nông nghiệp:
Phát triển nông nghiệp là tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất (Mai Ngọc Cường, 1997)
Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế
và xã hội Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: “ Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu
ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp Trước hết, phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiệp: “Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả
về lượng và về chất Phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu cảu nền nông nghiệp,
Trang 25sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cái và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh
tế Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp có quan hệ với nhau Tăng trưởng là điều kiện để cho sự phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, cần thấy rằng
do chiến lược phát triển nông nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng ở một quốc gia có tăng trương nông nghiệp nhưng không có phát triển nông nghiệp (GS.TS
Đỗ Kim Chung, 2009)
Từ khái niệm chung về phát triển, phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp, chúng ta có thể hiểu phát triển kinh tế ngành trồng trọt chính là sự tăng lên về quy mô của ngành trồng trọt, sự tăng số lượng của các cơ sở sản xuất, số hộ tham gia cùng với nó, đồng thời là sự tăng về giá trị sản lượng từng loại sản phẩm được sản xuất ra, nhu nhập của người lao động trong sản xuất ngành trồng trọt tăng lên Chính vì vậy, phát triển kinh tế trồng trọt yêu cầu cần sự tăng trưởng ngành nghề này phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
Kinh tế ngành trồng trọt phát triển góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho người dân nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội Để xem xét khía cạnh phát triển kinh tế ngành trồng trọt ta cần đánh giá trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố sản xuất của các cơ sở cũng như các hộ nông dân Đó chính là hiệu quả sản xuất của các cơ sở và của các hộ nông dân được phản ánh bằng tỷ
lệ so sánh giữa chi phí bỏ ra để đầu tư cho sản xuất và thu nhập do bán sản phẩm mang lại Hiệu quả ấy được phản ánh qua các chỉ tiêu: thu nhập của một công lao động, thu nhập từ một đồng chi phí bỏ ra hay thu nhập được từ một đồng tài sản cố định được đầu tư vào sản xuất, giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nông thôn, góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương, giải quyết đầu
ra cho ngành trồng trọt
Ở một khía cạnh khác (tính bền vững) thì phát triển kinh tế ngành trồng trọt cần đáp ứng sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất đảm bảo hợp
lý có hiệu quả, nâng cao mức sống cho người lao động, không gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc, Mỗi ngành sản xuất đều có đặc điểm riêng, các đặc điểm đó ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất cũng như việc xác định kết quả và hiệu quả của ngành đó
Trang 262.1.2 Đặc điểm của phát triển kinh tế ngành trồng trọt
Theo thư viện học liệu mở Việt Nam (Kinh tế sản xuất ngành trồng trọt) cho rằng:
2.1.2.1 Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tư nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt
Đặc biệt trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp Thế nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết – khí hậu rất khác nhau Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và
sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế – kỹ thuật sau đây:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thuỷ sản trên phạm vi cả nước cũng như tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp
- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định
2.1.2.2 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống
Các loại cây trồng phát triển theo qui luật sinh học nhất định Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt vọng Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng Cây trồng với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau Để chất lượng giống cây trồng tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương
Trang 272.1.2.2 Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
Trong trồng trọt, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa
là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn
vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm (Đỗ Kim Chung, 2009) 2.1.2.3 Sản xuất trồng trọt mang tính thời vụ cao, tính khu vực, vùng miền
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau Đối tượng của sản xuất nông nghiệp
là cây trồng – loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu
cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp chất lượng Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông nhàn
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông nghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:
Trang 28- Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa: Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt trình độ sản xuất hàng hoá cao, nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máy móc, một số loại cây con chủ yếu được thực hiện cơ giới hoá tổng hợp hoặc tự động hoá Năng suất ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tỷ lệ dân số và lao động nông nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối Đời sống người dân nông nghiệp và nông thôn được nâng cao ngày càng xích gần với thành thị Trong khi đó, nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn thấp v.v… Từ khi chuyển sang nền kinh
tế thị trường, khẳng định phát triển nền nông nghiệp nhiều thành phần và hộ nông dân được xác định là đơn vị tự chủ, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, nhất là về sản lượng lương thực Sản xuất lương thực chẳng những trang trải được nhu cầu trong nước, có dự trữ
mà còn dư thừa để xuất khẩu Bên cạnh đó một số sản phẩm khác cngx phát triển khá, như cà phê, cao su, chè, hạt điều v.v… đã và đang là nguồn xuất khẩu quan trọng Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá Nhiều vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi nông nghiệp
Để đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển trình độ sản xuất hàng hoá cao, cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn Khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp
và hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp Bổ sung, hoàn thiện và đổi mới
hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển hàng hoá Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và nông thôn
Trang 29- Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển: Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp
Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản Đó là hàng năm
có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ, ánh
phong phú, đa dạng Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm, với nhiều cây trồng và vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết – khí hậu nước ta cũng có nhiều khó khăn lớn, như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào
ba tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng Nắn nhiều thường gây nền khô hạn, có nhiều vùng thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng Trong quá trình đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hoá, chúng ta tìm kiếm mọi cách để phát huy những thuận lợi cơ bản nêu trên và hạn chế những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của phát triển kinh tế ngành trồng trọt
Phát triển kinh tế ngành trồng trọt có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam nói chung, cũng như các địa phương ở Việt Nam nói riêng Những đóng góp của ngành trồng trọt trong việc phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn đã khẳng định vai trò quan trọng của nó, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển tốt kinh tế ngành trồng trọt sẽ góp phần sử dụng đầy
đủ, hợp lý nguồn lực ở nông thôn
- Phát triển kinh tế ngành trồng trọt không đòi hỏi số vốn đầu tư quá lớn, bởi đa số nghề sử dụng các công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được Hơn nữa, đặc điểm sản xuất ngành trồng trọt là sản xuất quy mô hộ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và nguồn lực vật chất của hộ Với mức đầu tư vốn không lớn thì đó là lợi thế để hộ có thể huy động vốn nhàn rỗi của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 30- Phát triển kinh tế ngành trồng trọt tốt, qua đó giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, từ đó ổn định dân cư, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của nông thôn, hạn chế di dân tự
do vào thành phố và tránh hiện tượng “nhàn cư vi bất thiện” đảm bảo môi trường sống lành mạnh
Thứ hai, phát triển kinh tế ngành trồng trọt làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH
Yêu cầu của CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới là tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, hợp lý và hiện đại ở nông thôn Do vậy, một sự tất yếu là phải chuyển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn với cơ cấu thuần nông, sản xuất tự túc, tự cấp là chủ yếu sang nền kinh tế nông nghiệp nông thôn CNH Trong quá trình vận động và phát triển đó, kinh tế ngành trồng trọt cần sự thay đổi về cơ cấu
và phong phú đa dạng về loại hình sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đưa và áp dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh
Thứ ba, phát triển kinh tế ngành trồng trọt thúc đẩy quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới
Phát triển kinh tế ngành trồng trọt tốt, hiệu quả đã phá vỡ thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương hiện nay đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ và thị trường Vì vậy, một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá với
sự đa dạng của các loại sản phẩm được hình thành và phát triển Trong mối quan
hệ với các ngành khác, kinh tế ngành trồng trọt là nền tảng cho phát triển các ngành nghề khác Sự phát triển của nó kéo theo sự phát triển của nhiều nghề khác như thương mại, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, Ngược lại, sự phát triển của các ngành nghề này lại có vai trò hỗ trợ trực tiếp cho kinh tế ngành trồng trọt phát triển, qua đó thúc đẩy quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới
Thứ tư, phát triển kinh tế ngành trồng trọt tốt sẽ thúc đẩy kết cấu kinh tế nông thôn phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả
Phát triển kinh tế ngành trồng trọt sẽ là cơ sở để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống Nhờ đó, hệ thống cơ sở vật chất trong làng xóm như đường sá, điện, nước sạch, trường học, trạm xá và nhiều công trình xã
Trang 31hội khác được nâng cấp Hơn nữa, giá trị sản phẩm từ khu vực kinh tế ngành trồng trọt đã thể hiện đóng góp của kinh tế ngành trồng trọt vào ngân sách địa phương Mặt khác, khi kinh tế ngành trồng trọt phát triển nó đòi hỏi hệ thống hạ tầng phải phát triển phù hợp với sản xuất kinh doanh của ngành trồng trọt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất và giao lưu kinh tế
Thứ năm, phát triển kinh tế ngành trồng trọt góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Phát triển kinh tế ngành trồng trọt nông thôn toàn diện, tạo việc làm nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay Với phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ còn hạn chế, do vậy việc khai thác có hiệu quả phát triển kinh tế ngành trồng trọt hiện nay ở Việt Nam vẫn
có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, trong đó có cả những người già, thương binh, người tàn tật, trẻ em và lao động lúc nông nhàn
2.1.4 Nội dung phát triển kinh tế ngành trồng trọt
2.1.4.1 Phát triển các tổ chức kinh tế trong ngành trồng trọt
Trong lịch sử hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành trồng trọt thì hình thức phổ biến nhất là hộ gia đình Ngày nay, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác đã ra đời và phát triển Các hình thức chủ yếu là: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Những hình thức này, tồn tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường
Phát triển kinh tế hộ
Hộ gia đình vừa là một đơn vị sản xuất, 1 đơn vị kinh tế trong ngành trồng trọt Trong kinh tế hộ thì các thành viên trong gia đình đều có chung một cơ sở kinh tế, có chung sự sở hữu đối với tài sản dùng chung cho sinh hoạt và đối với
tư liệu sản xuất (như công cụ, đất đai, nhà xưởng) Lao động làm việc trong phạm vi gia đình với mục đích không hoàn toàn để lấy tiền công mà là để đóng góp phần mình vào sản lượng chung của gia đình Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm đối với cơ sở kinh tế ấy và làm cho nó tăng dần lên bằng lao động của mình Thành quả lao động chung của gia đình thể hiện qua tổng số thu nhập đều được tiêu dùng chung Gia đình cũng là đơn vị tự tổ chức lao động Ở
Trang 32đó người chủ đồng thời là người thợ giỏi, nắm quyền quản lý, quyết định và điều hành mọi công việc, từ phân công lao động cho đến phân phối thu nhập
Hình thức hộ gia đình đã thể hiện nhiều ưu điểm, đó là việc có thể huy động và sử dụng mọi thành viên trong gia đình tham gia vào các công vào các công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng Việc thực hiện sản xuất kinh doanh chủ yếu được diễn ra trong gia đình bằng hình thức phụ việc, vừa học vừa làm Với quy mô lao động nhỏ người chủ gia đình có thể xem xét và điều hành công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời cho phép người lao động tính toán kết quả công việc hàng ngày, do đó sẽ kích thích họ làm việc 1 cách có hiệu quả hơn Hình thức tổ chức lao động gia đình còn thể hiện sự linh hoạt, bởi vì nó dựa trên sự phân công và hiệp tác hoàn toàn tự nguyện của các thành viên trong gia đình,
nó kết hợp được sự phân công theo giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và tính chất công việc
Phát triển hợp tác xã
Sự phát triển của hợp tác xã trải qua các giai đoạn khác nhau: Trước đây trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, hợp tác xã nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu ở nông thôn Việt Nam Hợp tác xã nông nghiệp được thiết lập trên cơ sở tập thể hoá tư liệu sản xuất, xoá bỏ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của người nông dân, thiết lập phương thức sản xuất tập thể Người nông dân ngoài xã viên hợp tác thực chất là người người làm công qua hình thức công điểm của hợp tác xã Phương thức phân phối này mang nặng tính bình quân, bao cấp
và công bằng giả tạo Mặc dù về nguyên tắc, chế độ phân phối được quy định là theo hoạt động nhưng thực chất là chế độ phân phối trong hợp tác xã là theo công điểm và định suất dựa trên hệ thống định mức lao động không cơ sở khoa học, cơ bản mang tính chủ quan Vì vậy, phương thức này đã triệt tiêu động lực của xã viên
và không có tác dụng kích thích sản xuất Đối với sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt trong bối cảnh hiện nay, trước sự hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hợp tác xã cũng cần có sự thay đổi, góp phân hỗ trợ thúc đẩy cho sự phát triển của ngành trồng trọt
Phát triển các loại hình doanh nghiệp
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất
Trang 33lượng của phát triển Nguyên lý này có ý nghĩa đối với phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển
Doanh nghiệp có vị trí quan trọng đối với việc giải quyết một số bài toán trong phát triển (nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn) của các địa phương bởi lẽ:
Thứ nhất, phát triển doanh nghiệp giúp giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội;
Thứ hai, sự phát triển doanh nghiệp tạo ra sự chuyển dịch lao động từ các khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình
là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn;
Thứ ba, doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế; Thứ tư, phát triển doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến sự ổn định và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn
Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, đây là những loại hình tổ chức kinh doanh trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt Hình thức tổ chức này được phát triển góp phần hỗ trợ giúp cho hình thức tổ chức kinh tế hộ phát triển Hoạt động sản xuất kinh doanh của hình thức tổ chức này giúp giải quyết tốt về các khâu như giồng, phân bón, thuốc trừ sâu, tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp sản xuất ra, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt
và đổi mới công nghệ, về khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, … Các hộ gia đình hợp tác với nhau trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi Sự hợp tác (hay liên
Trang 34kết) kinh tế này đã tạo ra sự tương hỗ lẫn nhau trong việc thực hiện các khâu của quá trình sản xuất Nó vừa đảm bảo được tính độc lập của các hộ gia đình trong sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện tăng thêm sức mạnh của hộ gia đình trong việc tổ chức tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất Tuy nhiên, trong hình thức hợp tác này, các mối liên kết rất lỏng lẻo không cố định, không có tình chất cụ thể Đó là hình thức hợp tác mà chỉ có sự thoả thuận bằng miệng trực tiếp giữa các hộ gia đình, không cần giấy tờ văn bản hay bất kỳ một loại hợp đồng nào 2.1.4.2 Phát triển mô hình kinh tế trong ngành trồng trọt
Mô hình là một khái niệm rộng, tùy từng trường hợp cụ thể mà có quan niệm mô hình theo cách khác nhau Mô hình kinh tế trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt cũng rất đa dạng, phong phú Các mô hình kinh tế này là sự phối hợp của các tổ chức kinh tế trong ngành trồng trọt với các cách thức khác nhau hình thành nên các mô hình đó Sự phát triển, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế trong ngành trồng trọt có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết đó là về kinh
tế, sau đó là các vấn đề về xã hội, môi trường
Hiện nay ở khu vực nông thôn đang có rất nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp, các mô hình phổ biến và cơ bản sau:
- Hợp tác xã nông nghiệp
Từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ hình thành trên cơ sở tập thể hóa tư liệu sản xuất, tập thể hóa lao động, tập thể hóa mọi hoạt động kinh tế, biến nông dân thành người làm thuê, làm công, bình công nói chung Từ khi có chính sách giao quyền sử dung ruộng đất lâu dài về cho hộ nông dân (Nghị quyết 10 BCT 4/1988) lấy hộ là đơn vị sản xuất trong nông nghiệp, rồi thực hiện cơ chế thị trường thì mô hình hợp tác xã kiểu cũ không còn phù hợp Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị TW 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Quốc hội đã ban hành Luật Hợp tác xã sửa đổi năm
2003 chúng ta tiến hành chuyển hợp tác xã nông nghiệp cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, bao gồm các nội dung: Kiểm kê, xử lý tài sản, công nợ của hợp tác xã cũ, đăng ký lại danh sách xã viên, xây dựng Điều lệ hợp tác xã, tổ chức lại
hệ thống dịch vụ và bộ máy quản ký hợp tác xã nông nghiệp Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2006 tới năm 2010 số hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới của ta trên phạm vi toàn quốc có 9 nghìn hợp tác xã (khoảng 7,7 triệu xã viên)
Trang 35Đại đa số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đã chuyển đổi theo mô hình này Theo kết quả điều tra ở các tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định thì có tới 98-100% số hộ nông dân tham gia chuyển đổi từ hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới Hợp tác
xã nông nghiệp kiểu mới chủ yếu là loại hình hợp tác xã dịch vụ: khâu nào hộ xã viên làm riêng lẻ không hiệu quả thì hợp tác xã làm Hợp tác xã làm các dịch vụ các khâu như: thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, khuyến nông, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, làm đất, bảo vệ nội đồng, cung ứng vật tư … thường mỗi hợp tác xã làm dịch vụ được 4-5 khâu
Các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thành lập hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới có khác là giải thể hợp tác xã nông nghiệp cũ thành lập hợp tác xã nông nghiệp mới hoàn toàn theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng
có lợi Nông dân tự nguyện góp vốn đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng hộ xã viên Người sáng lập có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ kinh doanh trở thành cán bộ quản
lý hợp tác xã, năng động, sáng tạo, thích ứng được cơ chế thị trường nên làm ăn
có hiệu quả Nhưng hạn chế cơ bản là số người tham gia lao động trong hợp tác
xã quá ít: Đông Nam bộ bình quân 36 người /HTX, Đồng bằng sông Cửu Long bình quân 15 người/HTX, số hộ nông dân nghèo tham gia ít, số lượng hợp tác xã trong vùng cũng thấp, chứng tỏ sức hấp dẫn theo mô hình này không cao
Cách chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới vẫn mang nặng tính hình thức: tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế lợi ích, không có sự thay đổi căn bản, chưa tạo được động lực phát triển mới để gắn lợi ích của các hộ xã viên và người quản lý Hộ tham gia hợp tác xã theo cách “đánh trống ghi tên” nên họ không góp vốn hoặc có góp thì góp chiếu lệ từ 30.000-50.000 đồng một hộ và bản thân họ không có động lực kinh tế; hợp tác xã thì không có vốn để hoạt động (cán bộ quản lý ngồi chơi xơi nước), ruộng đất theo hộ vẫn manh mún, nhỏ lẻ không tập trung được, không tiến hành cơ khí hoá
để nâng cao năng suất, không tiến hành thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, sinh học hoá, thị trường hóa v.v … không tạo ra được sản phẩm hàng hoá lớn để thích ứng với
cơ chế thị trường và hội nhập
- Tổ hợp tác:
Từ khi các hợp tác xã kiểu cũ giải thể, tan rã, loại hình tổ hợp tác (có nơi gọi là nhóm sở thích) trong nông nghiệp, nông thôn ra đời và ngày càng phát
Trang 36triển mạnh mẽ, đa dạng, một loại hình kinh tế hợp tác đơn giản Đó là các tổ, hội nghề nghiệp hình thành trên cơ sở tự nguyện của các thành viên tự tham gia hoặc
tự ra khỏi tổ, quản lý dân chủ, cùng có lợi Mục đích là cộng tác, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận của mỗi thành viên Loại hình tổ hợp tác không
có điều lệ, không có tư cách pháp nhân, quan hệ ràng buộc với nhau được xây dựng trên cơ sở tình cảm, tập quán, truyền thống cộng đồng, không mang tính chất pháp lý (Đinh Văn Đãn, 2009)
Theo số liệu của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn), năm 2005 cả nước có 93.648 tổ hợp tác, hàng năm tăng 4%, đến năm 2010 đạt 112 nghìn tổ hợp tác Nhiều địa phương phát triển mạnh
có hàng nghìn tới hàng chục nghìn tổ hợp tác (như Thanh Hóa 22.752 tổ, Hưng Yên 1.754 tổ, Quảng Bình 1.172 tổ, Nghệ An 2.000 tổ, Yên Bái 2.500 tổ…) Đặc biệt ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tổ hợp tác trở thành hình thức kinh tế tập thể chính của vùng, được coi là tổ chức có phương thức mưu sinh hiệu quả nhất, năng động nhất hiện nay
Tổ hợp tác hình thành trên cơ sở địa phương không còn hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã kiểu mới được hình thành từ các tổ hợp tác và tổ hợp tác ra đời từ các hợp tác xã kiểu mới Các loại hình chủ yếu là: Tổ hợp tác tưới tiêu, tổ hợp tác vay vốn, tổ hợp tác khoa học kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm, tổ hợp tác lao động, tổ hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác thủy sản, tổ hợp tác ngành nghề nông thôn, tổ hợp tác quản lý bảo vệ rừng…
Mô hình này là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hóa nó đã đóng góp rất quan trọng vào việc giải quyết giữa sản xuất nhỏ manh mún với sản xuất hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nó là cơ
sở để hình thành hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp-hợp tác xã (hợp tác xã cổ phần), các hiệp hội trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tổ hợp tác là vệ tinh quan trọng làm cho sức sống hợp tác xã kiểu mới càng lớn mạnh
Tổ hợp tác mang tính tự nguyện, tự chủ, tự quản, không cần phải ra đời hệ thống, ban bệ nhưng vẫn đảm bảo được tính công bằng, trung thực, không bị thất thoát tài sản, không tham nhũng…
Tổ hợp tác với sự thông thoáng về tổ chức, phong phú đa dạng ngành nghề, loại hình này trở thành phương thức mưu sinh bền vững cho những
Trang 37người nông dân không những ở vùng đồng bằng mà còn cả ở vùng núi, vùng biển nơi có nền kinh tế phát triển còn thấp và trình độ sản xuất lạc hậu Tuy nhiên cho tới nay Nhà nước chưa có một chế tài cụ thể cho tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn
- Kinh tế trang trại:
Trước đổi mới, thành phần kinh tế trang trại không được chấp nhận, chỉ sau khoán 10, giao quyền sử dụng ruộng đất về cho hộ nông dân, khi kinh tế phát triển trong thời gian dài, dần dần hình thành kinh tế trang trại Sau đổi mới với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, của Ban Chấp hành TW Khóa VIII tháng 12/1997, Đảng ta mới có chủ trương giải quyết một số vấn đề về quan điểm và chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh
tế trang trại Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại là:
+ Sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy
mô lớn hơn kinh tế hộ
+ Tập trung hóa, chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với kinh tế hộ
+ Chủ trang trại có kiến thức, kinh nghiệm điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất có hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ
Theo báo cáo của Cục Thống kê trong thời gian chưa đầy 10 năm cả nước
đã phát triển lên trên 150 nhìn trang trại các loại, sử dụng gần 1 triệu ha đất trống, ao hoang, đồi núi trọc Cho tới nay các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm 10,3%, lâm nghiệp 2,2%, nuôi trồng thuỷ sản 27,3%, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9% Phần lớn các trang trại xuất phát điểm ban đầu từ mảnh vườn, ao cá, chuồng trại truyền thống sản xuất thấy hiệu quả thì mở rộng quy mô vườn, ao, chuồng (VAC) lên vài ha và đã thu hàng trăm triệu đồng/năm/ 1 trang trại Thành tựu nổi bật của trang trại sản xuất nông nghiệp cho đến nay là:
+ Khai thác thêm 30 vạn ha đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa
+ Huy động 20 nghìn tỷ đồng vốn trong dân để đầu tư
+ Giải quyết 30 vạn lao động thường xuyên và 30 triệu ngày công thời vụ
Trang 38+ Giá trị sản phẩm hàng năm làm ra trị giá 12 nghìn tỷ đồng
+ Trang trại vừa sản xuất vừa là địa chỉ cung cấp các loại giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho trang trại và nhân dân trong vùng
Nhưng một trong những khó khăn hiện nay hạn chế đến việc mở rộng đầu
tư của trang trại là khó tiếp cận được với các tổ chức tín dụng để vay vốn cho sản xuất kinh doanh
- Mô hình liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp
Một nghịch lý đang tồn tại hiện nay là: người có khả năng kinh doanh nhưng lại không có đất đai, còn người có đất đai lại không có khả năng kinh doanh Hộ nông dân có diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún không thể sản xuất ra sản xuất hàng hoá lớn được Chỉ có tập trung ruộng đất hay tích tụ ruộng đất mới thực hiện sản xuất lớn được, mới có điều kiện để tiến hành cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, mới tiến hành thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, sinh học hoá, thị trường hóa…mới áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến nâng cao chất lượng và giá trị nông sản Hiện nay đã có rất nhiều mô hình liên kết liên doanh với các doanh nghiệp cả quốc doanh và tư doanh với hợp tác xã, với hộ nông dân, cụ thể là:
- Doanh nghiệp lo đầu tư vốn, cung cấp giống tốt, kỹ thuật, vật tư cho sản xuất nông nghiệp, tiến hành chế biến và tiêu thụ hầu hết các sản phẩm làm ra
- Hộ nông dân góp ruộng và ngày công lao động theo quy hoạch “liền vùng, cùng trà, khác chủ” sản phẩm làm ra được doanh nghiệp thu mua chế biến và tiêu thụ
Mô hình liên kết này hiện đang diễn ra rất sôi động ở nhiều nơi, nhiều vùng, nhiều dạng, mấu chốt là sản phẩm làm ra có khối lượng lớn, được chế biến và tiêu thụ trở thành hàng hoá lớn Có thể nêu một số mô hình điển hình sau:
- Hợp tác xã, nông dân liên doanh liên kết với các công ty sản xuất mía đường (Thí dụ: Nhà máy đường Lam Sơn, Thanh Hoá)
+ Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất rau quả thực phẩm (Thí dụ: Công ty Bẩy Hoà, TP.Hồ Chí Minh; Vân Nội, Hà Nội; Xuân Hương,
Đà Lạt…)
+ Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất cây ăn quả (Thí dụ: Công ty Vĩnh Kim, sản xuất vú sữa Vĩnh Long)
Trang 39+ Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất cây công nghiệp (Thí dụ: Công ty chè Mộc Châu sản xuất chè Shan-tuyết)
+ Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp Sản xuất thuỷ sản (Thí dụ: Công ty Hùng Vương, Cần Thơ sản xuất tiêu thụ hàng vạn tấn cá tra)
+ Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp Sản xuất lúa gạo xuất khẩu (Thí dụ: Công ty Tam Nông, Đồng Tháp)
+ Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp Sản xuất các loại giống lúa, ngô chất lượng cao (Thí dụ: Công ty CP giống cây trồng Thái Bình; Công ty Cường Tân, Trực Ninh, Nam Định nông dân cho thuê đất rồi làm công cho Công ty) và rất nhiều loại hình khác
Thực tế hiện nay phần lớn là hợp tác xã liên doanh, liên kết với 3 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học) nên những mô hình này rất sống động, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ổn định, phát triển và có hiệu quả Đây là những mô hình có thể nhân rộng, khuyến khích phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay
- Mô hình hợp tác xã nông nghiệp cổ phần (hay doanh nghiệp - hợp tác xã):
Mô hình này phát triển ở mức độ cao hơn, tự thân vận động Đó là các hộ trong hợp tác xã quy mô thôn hay hợp tác xã quy mô xã tự góp vốn (ở mức độ cao, không phải ở mức 50 ngàn đồng/hộ như kiểu hợp tác xã hiện nay) Hộ nông dân là những cổ đông, họ góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tính cổ phần Họ vẫn là nông dân, đất vẫn thuộc về họ Họ được chia cổ tức và nhận lương khi lao động Đặc biệt Ban quản lý phải là những người có trình độ quản lý, có ý chí đầu
tư, nhiệt tình, năng động, sáng tạo Ban quản lý thường gọn nhẹ gồm: chủ nhiệm phụ trách chung, 2-3 Phó Chủ nhiệm phụ trách trồng trọt, phụ trách hậu cần, phụ trách gia công chế biến tiêu thụ sản phẩm Nông dân được chia từ các nguồn: thu
từ đóng góp cổ phần bằng ruộng đất, từ ngày công cụ thể bằng lao động, từ lợi nhuận hàng năm của hợp tác xã cổ phần, từ trích lãi tăng theo từng vụ, từng năm Thực hiện mô hình này nó giải quyết được nhiều vấn đề lớn đang đặt ra ở khu vực nông thôn đó là:
+ Tập trung hay tích tụ được ruộng đất để tiến hành cơ giới hóa sản xuất
ra sản phẩm hàng hóa lớn, nâng cao được năng suất lao động, hạ giá thành, phù hợp cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa
Trang 40+ Phù hợp với nguyện vọng của người nông dân là không bị mất đất, cái
mà nông dân mong muốn, thì mới ổn định lâu dài
+ Đảm bảo ổn định lâu dài về tiêu thụ sản phẩm làm ra
Việc thực hiện mô hình này yêu cầu phải quy hoạch lại vùng sản xuất, hoạch định sản xụất những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chính và tìm thị trường tiêu thụ ổn định
Ở nước ta hiện nay mô hình này đang xuất hiện ở một số nơi nhưng số lượng còn ít Ví dụ như hợp tác xã cổ phần nông nghiệp Bắc Vọng (Bắc Phú, Sóc Sơn, TP Hà Nội); Hợp tác xã cổ phần cà phê Lâm Viên (Lâm Đồng); Hợp tác xã
cổ phần Kiều Thạch (Thanh Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang) Cụ thể là mỗi hợp tác
xã cổ phần quy tụ được số đông thành viên là những người có nhu cầu, chung lợi ích, tự nguyện góp vốn, góp ruộng vườn, vốn điều lệ cao hàng tỷ đồng (tính giá trị các sản vật vườn ruộng), vốn lưu động có hàng trăm triệu đồng để sản xuất kinh doanh, sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm để có thể tiêu thụ cả trong và ngoài nước
2.1.4.3 Phát triển các điều kiện, nguồn lực kinh tế của ngành trồng trọt
Một trong các nội dung của Phát triển kinh tế ngành trồng trọt đó là phát triển các yếu tố nguồn lực, thị trường các yếu tố đó bao gồm:
Phát triển lao động, sử dụng lao động và thị trường lao động
Phát triển ngành trồng trọt sử dụng lao động thủ công là chính Trước đây khi kỹ thuật công nghệ còn thô sơ, lạc hậu thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ công đảm nhận, họ có thể làm việc độc lập hay cùng với chỉ một số người trong gia đình, dòng họ hoặc cùng lao động làm thuê Lao động, trình đọ của các lao động đó sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả của kinh tế ngành trồng trọt
Cùng với sự phát triển của kinh tế ngành trồng trọt, thị trường lao động: được hình thành, phát triển và có nhiều yếu tố mới Trước đây, việc sử dụng lao động chủ yếu là lao động của hộ gia đình và mang tính chất thời vụ, hầu hết những người làm thuê chỉ đi làm vào lúc nông nhàn Đến nay ngoài số lao động nông nhàn còn có một bộ phận lao động đi làm thường xuyên trong năm
Phát triển thị trường cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất