1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG II

25 51 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG II BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG II BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG II BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG II

Trang 1

ĐẠI HỌC

BÀI THU HOẠCH

NÂNG HẠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

HẠNG II

Người viết thu hoạch: ………

Lớp: ……

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học………

Thời gian tham dự khóa bồi dưỡng: Từ ngày ………… đến ngày……… Địa điểm bồi dưỡng: ……….

2021

Trang 2

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC - HẠNG II

I Đánh giá tóm tắt kiến thức và kỹ năng thu nhận được qua khóa bồi dưỡng:

Trong quá trình học tập bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu họchạng 2, bản thân tôi đã thu nhận được một số kết quả như sau:

Chuyên đề 1: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hệ thống cơ quan từ Trungương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chungthống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụcủa Nhà nước Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên nhữngnguyên tắc chung, thống nhất mà nguyên tắc cơ bản là tất cả quyền lực thuộc vềnhân dân Nhân dân có quyền quyết định mọi công việc của Nhà nước, giải quyếtmọi công việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, đời sống chính trị, kinh tế, vănhóa, tư tưởng của đất nước và dân tộc Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nướcthông qua hệ thống cơ quan nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra (Quốc hội vàHĐND)

- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước,đều có quyền nhân danh nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật

- Đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là những người hết lòngphục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởngchỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhànước Các nguyên tắc cơ bản là:

Nguyên tắc “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phốihợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp”

Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm cho bộ

Trang 3

máy hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn, thể hiện bản chất cách mạng

và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững bảnchất tốt đẹp của một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý củanhà nước Đây là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước, nhằm phát huy trí tuệ của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước

Nguyên tắc tập trung dân chủ Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước có sự kết hợp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của Trung ương và các

cơ quan nhà nước cấp trên với tính chủ động, sáng tạo của địa phương và cơ

Nguyên tắc pháp chế XHCN Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải tiến hành theo đúng quy địnhcủa pháp luật

Các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Chuyên đề 2: Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) Việt Nam.

Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới là: Tạo chuyển biến căn bản,mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn côngcuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi

cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lýtốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa,

Trang 4

xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục ViệtNam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

* Quan điểm chỉ đạo

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhànước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đềlớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnhđạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáodục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngườihọc; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triểnnhững nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyếtchấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống,tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phảiđồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triểntoàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thựctiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xãhội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật kháchquan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chútrọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa cácbậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đạihóa giáo dục và đào tạo

Trang 5

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường,bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triểnhài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưutiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùngdân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách.Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triểnđất nước

* 09 giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết 29/NQ-TW.

- Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đốivới đổi mới giáo dục và đào tạo

- Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáodục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

- Thứ ba, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánhgiá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

- Thứ tư, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáodục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

- Thứ năm, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dânchủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục,đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng

- Thứ sáu, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục và đào tạo

- Thứ bảy, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng gópcủa toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo

- Thứ tám, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học,công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

- Thứ chín, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế tronggiáo dục, đào tạo

Trang 6

Chuyên đề 3: Xu hướng đổi mới quản lý GDPT và quản trị nhà trường Tiểu

học

Sự biến đổi nhanh chóng của giáo dục dưới tác động của toàn cầu hóa đặt racho những nhà quản lý giáo dục những thay đổi nhằm làm cho giáo dục đáp ứngđược yêu cầu vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội

Quản lí giáo dục: Quản lí giáo dục là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch,

có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắtxích của hệ thống giáo dục nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách chongười học trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũngnhư quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lí người học.Như vậy, quán lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động

tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát có hiệu quả các nguồn lực giáo dục đểphục vụ cho mục tiêu giáo dục

Quản lí nhà trường tiểu học là quá trình tác động có mục đích, có địnhhướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lí (đứng đầu là hiệu trưởng nhàtrường tiểu học) đến các đối tượng quản lí (GV cán bộ nhân viên, người học, cácnguồn lực) nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục vàđào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác địnhtrong một môi trường luôn luôn biến động

Tổng quan dựa trên những tư liệu và kết quả nghiên cứu kinh nghiệm củamột số nước về các vấn đề liên quan đến phát triển CT Cụ thể, gồm:

-Hệ thống giáo dục quốc dân

-Nền tảng triết lý và tư tưởng trong xây dựng CTGD

-Chu kì đổi mới CTGD và lí do thay đổi

-Các cách tiếp cận phát triển CT

Từ trước đến nay việc xây dựng, quản lý và thực hiện CT GDPT của Việt Nam cònkhá cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt, mềm dẻo dẫn đến không hoặc chưa phù hợp với cácđối tượng, vùng miền vốn có những đặc điểm và điều kiện khác nhau làm hạn chế kếtquả và chất lượng giáo dục CT GDPT mới chủ trương vừa tập trung thống nhất, vừamềm dẻo, linh hoạt cả trong thiết kế xây dựng và quản lý thực hiện CT

Trang 7

CT GDPT sau 2015 đổi mới rất nhiều, có những đổi mới căn bản, tất yếu trườngphổ thông cũng phải đổi mới căn bản mới đáp ứng được, quan trọng nhất là đổi mới

cơ chế quản lý nhà trường theo hướng dân chủ hoá, xã hội hoá, nhà trường được tựchủ, được giám sát và chịu trách nhiệm giải trình Một số việc cụ thể:

- Đảm bảo về tổ chức, hoạt động và các điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáodục tổi thiểu theo quy định của Điều lệ nhà trường

- Nhà trường được tự chủ về xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục sao chođạt được cao nhất kết quả phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo mục tiêuquy định của CT GDPT, phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, bảo đảm nội dung

và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với học sinh cả nước, đồng thời có một phầnthích hợp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương

- CT GDPT được thiết kế theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồmgiáo dục tiểu học và THCS) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (giáodục THPT); chủ trương dạy học tích hợp và phân hoá theo yêu cầu mới

- CT GDPT yêu cầu tăng cường các hoạt động TNST của học sinh

- Thực hiện chủ trương “một CT, nhiều SGK”, nhà trường phải quyết địnhchọn sách dựa trên ý kiến của giáo viên bộ môn, có tham khảo ý kiến HS và cha

mẹ học sinh, theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT, bảo đảm chọn được sách phùhợp nhất, không có tiêu cực trong hoạt động này

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục theo hướng chủ động tuyên truyền về các đổi mớicủa ngành, của trường; hướng dẫn cách tham gia cùng hoạt động giáo dục, huy động nhiềunguồn lực (trí lực, tài lực, vật lực) của địa phương, của các gia đình học sinh tham gia hoạtđộng giáo dục; xây dựng nhà trường thành trung tâm văn hoá - giáo dục, tích cực tham giathực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của của địa phương; thực hiện công khaicác điều kiện, tài chính, hoạt động và kết quả giáo dục của trường để giáo viên, học sinh,

cha mẹ học sinh và xã hội tham gia giám sát nhà trường

Chuyên đề 4: Động lực và tạo động lực cho giáo viên Tiểu học.

Truớc khi xem xét động lực lao động là gì trước hết cần phải hiểu thế nào là động lực.Theo Mitchell, ông cho rằng: Ðộng lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựachọn để gắn kết các hành vi của mình Theo Bolton: Ðộng lực được định nghĩa như một

Trang 8

khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi củamình theo huớng đạt được mục tiêu “Ðộng lực lao động chính là sự khao khát và tự nguyệncủa người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức” TheoMarier và Lauler (1973) đã đưa ra mô hình về kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhânnhư sau: Kết quả thực hiện công việc = Khả năng x Ðộng lực Khả năng = Khả năng bẩmsinh x Ðào tạo x Các nguồn lực Ðộng lực = Khao khát x Tự nguyện Như vậy, Động lực cótác động rất lớn đến kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân Kết quả thực hiện côngviệc được xem như một hàm số của năng lực và động lực làm việc Năng lực làm việc phụthuộc vào các yếu tố như giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng được huấn luyện Ðộng lực làmviệc có thể nhanh chóng được cải thiện hơn và cần được thuờng xuyên duy trì so với nănglực làm việc Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về độnglực như sau: "Ðộng lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích con người nỗ lựcthực hiện những hành vi theo mục tiêu".

Phương pháp và công cụ tạo động lực cho giáo viên

* Giúp giáo viên đặt ra mục tiêu hiệu quả: Ðể việc đặt mục tiêu cho nhân

viên hiệu quả, thúc đẩy động lực làm việc của người lao động, cần lưu ý:

- Các mục tiêu cho người lao động phải rõ ràng và dễ hiểu Mỗi mục tiêu phải

cụ thể và mang tính thách thức

- Thu hút người lao động tham gia vào quá trình đặt mục tiêu

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên hoàn thành mục tiêu, thườngxuyên có thông tin phản hồi để đảm bảo rằng các mục tiêu vẫn còn ý nghĩa vàngười lao động vẫn đi đúng hướng hoặc thay đổi hướng đi nếu cần thiết

- Mục tiêu của cá nhân, các bộ phận phải phù hợp và huớng đến mục tiêuchung của tổ chức

* Sử dụng các biện pháp kích thích tài chính: Tiền lương, tiền thưởng, cácchế độ phúc lợi * Sử dụng các biện pháp kích thích phi tài chính: Phân tích côngviệc tốt làm cơ sở bố trí nhân lực phù hợp với khả năng của người lao động; Ðánhgiá và sử dụng bảng kết quả đánh giá thực hiện công việc công bằng, khách quantrong các chính sách quản trị nhân lực; Ðào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằmđáp ứng nhu cầu phát triển của người lao động; Cơ hội thăng tiến cho người lao

Trang 9

động hoàn thành tốt công việc và có nhiều đóng góp cho tổ chức; Tạo động lựcthông qua sự quan tâm của lãnh đạo; Môi truờng và điều kiện làm việc;

Chuyên đề 5: Quản lý hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục

nhà trường Tiểu học

Quan điểm về “Nhà trường hiệu quả” nhấn mạnh nhiều vào sự áp dụng lí luậnhiện đại của quản lí nhà trường Mô hình này coi việc tổ chức đào tạo trong nhàtrường phải quán triệt được tính hiệu quả của hoạt động kinh tế, chú trọng tính hiệuquả trong và hiệu quả ngoài của quá trình đào tạo Một mô hình trường học mới cóđầy đủ ưu việt nhưng nó không thể phủ nhận và xóa bỏ mô hình trường học truyềnthống Mô hình trường học mới chỉ thay thế phương thức sư phạm mới tốt hơn nhưngvẫn tiếp tục giữ gìn và phát triển tinh hoa vốn có của giáo dục dân tộc như: Mục tiêugiáo dục; phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập; phương pháp và hình thức tổchức lớp học; vai trò, vị trí của cán bộ quản lí giáo dục, GV và HS; đánh giá kết quảhọc tập; dân chủ trong quá trình quản lí nhà trường

Về mục tiêu giáo dục: Mô hình trường học mới phát triển toàn diện nhân cách,

năng lực, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho HS Chuẩn bị cho các

em sớm thích ứng, hòa nhập với đời sống xã hội và phát triển cộng đồng

Về nội dung giáo dục: Nội dung học gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống

hàng ngày của HS Hệ thống kiến thức phù hợp, vừa sức với các em Ngoài ra, môhình trường học mới còn chú trọng kĩ năng thực hành, vận dụng các kiến thức đãhọc vào thực tiễn

Về phương pháp dạy học: PPDH lấy HS làm trung tâm GV là người tổ

chức cho HS hoạt động để khám phá chiếm lĩnh các kiến thức và kĩ năng mới Từ

đó năng lực học tập suốt đời của HS được hình thành và phát triển

Về đánh giá HS: Đánh giá để thay đổi cách dạy, cách học cho hiệu quả hơn.

Việc đánh giá cần được diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động họctập của HS, có tác dụng khơi dậy, phát triển năng lực và phẩm chất cho các em HS

có khả năng đánh giá, tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm về quá trình và kết quảhọc tập của mình

Về các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng:

Trang 10

Gia đình phải phối hợp thường xuyên với nhà trường, hợp tác với GV để giúp

đỡ HS học tập một cách thiết thực Nhà trường cần phải tôn trọng và cuốn hút đượccộng đồng cũng như nền văn hóa của địa phương trong hoạt động giáo dục

Về quản lí giáo dục: Quản lí giáo dục theo hướng cởi mở và dân chủ, thích

ứng với vai trò mới của GV và có chiến lược tập huấn, bồi dưỡng GV mang tínhhiệu quả và phù hợp với thực tế

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II.

Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là sự phát triển nghềnghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kĩ năng nâng cao, qua quá trình họctập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiện nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của việc giảngdạy một cách hệ thống

Giáo viên cần có các năng lực sau:

- Năng lực tìm hiểu học sinh Tiểu học

- Năng lực tìm hiểu môi trường nhà trường Tiểu học

- Năng lực tìm hiểu môi trường xã hội

- Năng lực dạy học các môn học

- Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội, kĩ năng sống vàgiá trị sống cho học sinh Tiểu học

- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm

- Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi

- Năng lực tư vấn và tham vấn giáo dục Tiểu học

- Năng lực hiểu biết các kiến thức khoa học nền tảng rộng, liên môn

- Năng lực chủ nhiệm lớp

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hoạt động xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp và năng lựcnghiên cứu khoa học giáo dục Tiểu học

Trên những thực trạng năng lực giáo viên Tiểu học tôi đề xuất một số giảipháp phát triển năng lực sau:

Trang 11

- Thay đổi cách đánh giá giáo viên tiểu học, để tạo điều kiện cho giáo viênphát huy năng lực sáng tạo trong giáo dục và dạy học của mỗi giáo viên.

- Tăng cường hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới sinh hoạt chuyên môn

để cập nhật những xu hướng mới trong giáo dục Giải quyết những khó khăn củagiáo viên trong quá trình giáo dục học sinh

- Khuyến khích giáo viên tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

sư phạm, nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học để ứng dụng trong hoạt động nghềnghiệp

- Thường xuyên tổ chức thực hiện phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo để giáoviên không ngừng phát triển và hoàn thiện chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

Chuyên đề 7: Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong

Kế hoạch nhận dạng học sinh có năng khiếu: Kế hoạch nhận dạng nhữnghọc sinh tiềm năng có năng khiếu cao cần tuân thủ theo quy trình sau:

- Xác định lĩnh vực mà học sinh có năng khiếu cao tiềm năng cần được nhậndạng ở trườnghọc

- Xây dựng tiêu chí để đo đạc, đánh giá và quyết định

- Xác định nguồn thông tin cho mỗi tiêu chí

- Lựa chọn những công cụ đặc biệt chuyên dụng để nhận dạng học sinh cónăng khiếu cao

Trang 12

- Xác định các tiêu chuẩn mà dựa theo đó, các thông tin khác nhau được cânnhắc và kết hợp với nhau.

a Các tiêu chí của năng khiếu cao

- Thành tích học tập

- Tính sáng tạo

- Động cơ thành tích

- Năng lực xã hội và trí tuệ cảm xúc

b Các bước nhận dạng năng khiếu cao

Bao gồm tối thiểu hai bước lớn: Sàng lọc ban đầu và lựa chọn cuối cùng.Sàng lọc ban đầu thường là sự tiến cử của giáo viên dạy lĩnh vực đó lớp đó, bướclựa chọn cuối cùng thường được tiến hành với sự hỗ trợ của các phương pháp kỹthuật có tính chính xác cao

Phương pháp chọn lọc ban đầu để đảm bảo độ tin cậy cao, chúng ta cần tìmhiểu các nguồn thông tin sau:

- Quan sát hoạt động của học sinh ở trường

- Dựa vào điểm số học tập

- Lấy ý kiến đề cử của giáo viên dạy lớp đó

- Nhận dạng thông qua điểm số cao ở kỳ thi đầu vào

- Nhận dạng thông qua kỳ thi Olympic

- Nhận dạng thông qua các sản phẩm hoạt động của học sinh

- Nguồn thông tin từ phụ huynh, mọi người lớn xung quanh

- Từ chính bản thân học sinh

Chuyên đề 8: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường Tiểu học.

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở Giáo dục tiểu học phải đảmbảo trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản ban đầu, cần thiết về tự nhiên, xãhội và con người; có kĩ năng cơ bản nền tảng về nghe nói đọc viết và tính toán; cóthói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âmnhạc, mĩ thuật

Ngày đăng: 09/03/2021, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w