MỘTSỐ GIẢI PHÁPVÀKIẾNNGHỊ NHẰM HOÀN THIỆNKẾTOÁNCHOVAY TẠI SCBCHINHÁNHHÀNỘI 1. Định hướng hoạt động của SCBchinhánhHàNội 1.1 Mục tiêu phát triển Do là một thành viên trong hệ thống của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, mục tiêu phát triển của chinhánhHàNội phải phù hợp với mục tiêu phát triển của toàn hệ thống. SCB thực hiện xây dựng một NHTM đa năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh. Với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới. Gia tăng giá trị cổ đông Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB. Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sởsố liệu các Phòng đăng ký hiện tại Năm 2009 Giám đốc các PGD thống nhất kinh doanh chotoànchinhánh là 4300 tỷ. Trong đó: PGD Đống Đa: 690 tỷ, PGD Hoàn Kiếm: 640 tỷ, PGD Ba Đình 650 tỷ, PGD Thanh Xuân: 360 tỷ, PGD Thanh Nhàn: 460 tỷ, PGD Cầu Giấy: 600 tỷ, PGD Trần Hưng Đạo: 500 tỷ, PGD Láng Hạ: 400 tỷ 1.2 Phương hướng thực hiện Với thị trường mục tiêu hiện tại, chinhánh tiếp tục đẩy mạnh các tiếp thị sản phẩm tín dụng hiện có. Đối với tín dụng cá nhân, SCBHàNội tiếp tục phát triển các nhóm khách hàng tại thành phố Hà Nội, các khu đô thị ở ngoại thành và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các nhóm khách hàng có thu nhập cao, trẻ tuổi và thành đạt. Hoànthiện qui trình chovay mua nhà, mua ô tô trả góp và sản phẩm hỗ trợ du học… thúc đẩy chovay kinh doanh chứng khoán. Đối với tín dụng doanh nghiệp, chinhánh tập trung cấp tín dụng cho các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tăng cường nguồn thu ngoại tệ, làm cơ sởcho các hoạt động khác của chinhánh như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…Chi nhánh sẽ thúc đẩy chovay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, đó là các doanh nghiệp hoạt động lâu dài, ổn định, chọn lọc các dự án xây lắp tốt. Chinhánh tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng, xây dựng mới các phòng giao dịch, đưa thương hiệu SCB tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng. Tăng trưởng tín dụng ổn định gắn với chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát. Trong thời gian tới chinhánh sẽ mở thêm phòng thanh toán quốc tế để có thể đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng cường bán chéo sản phẩm. Phương trâm hoạt động là “ Một dịch vụ nhiều khách hàng, một khách hàng nhiều dịch vụ”. Để đạt được mục tiêu trên, chinhánh đang tích cực thu hút nguồn nhân lực bằng nhiều chế độ đãi ngộ…Thông qua các vòng tuyển dụng được tổ chức hiệu quả, mở các khoá đào tạo ngắn, dài hạn để có được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao phục vụ tốt hơn, tư vấn tốt hơn cho khách hàng. Chinhánh cũng tiến hành sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với yêu cầu công việc, cân đối giữa các phòng ban bộ phận trong chi nhánh. 2. Giảipháphoànthiện công tác kếtoánchovaytạiSCBchinhánhHàNội 2.1 Giảipháp xử lý nợ trước hạn và lãi 2.1.1Giải pháp xử lý nợ trước hạn Những khoản nợ trước hạn là những khoản tiền không nằm trong danh sách của Ngân hàng. Ngân hàng hoàntoàn không thể dự tính được số lượng cũng như thời gian hoàn trả của khách hàng. Điều này đẩy Ngân hàng vào trạng thái thụ động khi có một khoản nợ lớn được trả trước hạn. Vấn đề trả nợ trước hạn gây ra nhiều bất lợi cho Ngân hàng, ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Mặc dù nó vẫn đảm bảo việc thu hồi tài sản cho Ngân hàng nhưng không được khuyến khích. Vậy Ngân hàng cần phải làm gì khi có tình trạng này xảy ra? Cán bộ kếtoánchovay phải thường xuyên phối hợp với cán bộ tín dụng để xếp loại những nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, thường xuyên, liên tục có thể đưa vào nhóm khách hàng có khả năng trả nợ trước hạn. Cán bộ kếtoán cần phải theo dõi khoản nợ, việc thu nợ, thu lãi theo định kỳ hàng tháng để từ đó có thể biết khách hàng nào có khả năng tài chính mạnh. Lập báo cáo hàng tháng, quý, năm. 2.1.2 Giảipháp xử lý lãi Đối với khoản vay nhỏ nên thu lãi định kỳ nhiều tháng một lần (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng). Đối với những khoản vay có thời hạn dưới 6 tháng nên thu lãi cùng kì với gốc khi đáo hạn. Tránh trường hợp lãi hàng tháng không đáng kể nhưng khách hàng vẫn phải đi đến Ngân hàng để trả nợ, gây sự tốn kém chi phí và thời gian đi lại của khách hàng…Hơn nữa về phía Ngân hàng cũng có nhiều bất lợi như: phải mất phí cho nhiều giấy tờ, mất thời gian của nhân viên Ngân hàng trong việc thu các khoản lãi đó. Việc thu lãi và tính lãi hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và Ngân hàng trong việc giảm chi phí tiền của và thời gian, đồng thời công việc của kếtoánchovay sẽ giảm nhẹ rất nhiều. Vì thế nên có sự thu lãi khác nhau đối với từng khoản vay. Với những khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng có vòng quay vốn chậm hoặc sản xuất kinh doanh có tính chất thời vụ nên có biện pháp thu lãi thích hợp. Cán bộ tín dụng cần phải xác định kỳ hạn trả nợ, lãi hợp lý vừa đảm bảo thu nhập cho Ngân hàng và không gây áp lực đối với khách hàng. Biện pháp là thu lãi cùng kỳ hạn trả nợ để chu kỳ sản xuất kinh doanh phù hợp thời điểm có doanh thu của khách hàng. Từ đó giảm việc khách hàng trả nợ quá hạn tăng chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Với khách hàng vay vốn giá trị lớn có vòng quay chu chuyển vốn nhanh, thu nhập thường xuyên, ổn định thì vẫn tiếp tục thu lãi theo tháng, tạo thu nhập cho ngân hàng và giúp khách hàng không phải tập trung thanh toán nhiều lãi cùng một lúc. 2.2 Giảipháp đối với tình trạng gia hạn nợ Việc gia hạn nợ được coi là cần thiết nếu như tình trạng tài chính của khách hàng được đánh giá là tạm thời không trả được nợ chovay nhưng có khả năng tốt lên trong tương lai. Điều chỉnh kỳ hạn nợ xuất hiện là một trong những tồn tại trong hoạt động tín dụng nói chung và trong kếtoánchovaynói riêng. SCBchinhánhHàNội cần kiểm soát chặt chẽ các khoản vay. Khách hàng khi xin gia hạn nợ cần nói rõ lý do tránh tình trạng lạm dụng vào việc gia hạn nợ để sử dụng khoản vay không đúng mục đích. Kếtoánchovay cần phải kiểm tra tài khoản của khách hàng vaymột cách thường xuyên, nếu có giao dịch phát sinh cần báo cho cán bộ tín dụng để có hướng giải quyết. Việc gia hạn nợ không được thực hiện một cách tuỳ tiện, nhưng phải linh hoạt đối với từng loại cho vay, từng khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh của khoản vay. Việc gia hạn nợ cũng cần khách quan, chính xác tránh tình trạng lợi dụng sự quen biết… Việc gia hạn nợ cũng là một cảnh báo sớm cho nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. Vậy mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một môi trường gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn nợ thật sự có ý nghĩa tích cực, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng kếtoánchovaynói riêng. 2.3 Xử lý nợ quá hạn Kếtoán phải thường xuyên theo dõi khoản nợ để chuyển sang các nhóm nợ thích hợp đồng thời trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi đối với khoản nợ đó. Cần nghiên cứu và áp dụng kĩ để đưa ra các mức phạt đối với nợ quá hạn, linh hoạt đối với từng khoản vay, từng nhóm nợ quá hạn. Việc đưa ra mức phí phạt nên qui định rõ trong HĐTD ngay từ khi ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng. Cán bộ kếtoán cần nắm chắc thông tin này. 2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào công tác kế toán. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ngân hàng nói chung và vào công tác kếtoánchovaynói riêng đã giúp chokếtoán viên giảm bớt một khối lượng công việc chân tay đáng kể. Bên cạnh đó, ứng dụng các phần mềm kế toán, cụ thể là phần mềm kếtoánchovay đã hỗ trợ nghiệp vụ chokếtoán viên. Điều đó được thể hiện ở chỗ: khi thực hiện bút toángiải ngân, thu nợ, thu lãi…Trong Menu đó đã đầy đủ các công việc phải làm đối với mộtkếtoán viên. Vì vậy, kếtoán viên chỉ cần vào Menu thích hợp, điền đầy đủ thông tin có thể thực hiện toàn bộ nghiệp vụ của mình đối với hoạt động cho vay. Ngoài ra, khi thông tin được ghi trong máy, việc theo dõi, kiểm tra thông tin về khách hàng cũng trở nên nhanh chóng, đặc biệt giúp ích trong việc đánh giá phân loại khách hàng. Do đặc điểm hao mòn vô hình đối với công nghệ là rất nhanh, công nghệ rất dễ bị lạc hậu nhanh chóng. Bên cạnh đó, rủi ro trong việc ứng dụng công nghệ là rất lớn. Nếu như có sự cố xảy ra, rất dễ bị mất toàn bộ dữ liệu về khách hàng. Hoặc nếu máy tính bị virut thì việc bị đánh cắp dữ liệu hay mất dữ liệu là hoàntoàn có thể. Khi điều đó xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất to lớn. Vì vậy, các Ngân hàng cũng cần quan tâm duy tu bảo dưỡng máy móc, kiểm tra tình trạng máy móc thường xuyên. Đối với những phần mềm kếtoán hiện nay, nó chỉ đơn thuần là các nghiệp vụ hạch toán bút toán về giải ngân, thu nợ, thu lãi…Để có thể mở rộng hoạt động chovay của mình, các Ngân hàng cũng cần nâng cấp phần mềm kếtoáncho phù hợp với những phương thức chovay mới. Tăng cường sự hợp tác về công nghệ với các tổ chức kinh tế, tài chính và ngân hàng khác để có thể nhanh chóng ứng dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ. 2.5 Hoànthiện bộ máy hoạt động Hiện nay, do mới đi vào hoạt động việc phân cấp chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban chưa thực sự rõ ràng. Mộtsố cán bộ còn phải kiêm nhiều vị trí, nhiều nhiệm vụ. Đặc biệt là kếtoán viên phụ trách kếtoáncho vay. Vì vậy, cần sớm hoànthiện bộ máy hoạt động tạichi nhánh. Cần tách biệt chức năng giữa các phòng. Tránh tình trạng một người phải làm quá nhiều công việc. Chia xẻ công việc để từng người có thể chuyên tâm vào công việc của chính mình. 3. Mộtsốkiềnnghị bổ sung 3.1 Kiếnnghị với Chính phủ và NHNN Hoànthiện môi trường pháp lý: NHNN cần ban hành những văn bản, quyết định hướng dẫn cụ thể những văn bản quy định điều chỉnh hoạt động kếtoánchovay phù hợp với thực tiễn của Việt Nam đồng thời tiến gần hơn nữa đến các chuẩn mực quốc tế. Phát triển công nghệ Chính phủ cần có chính sách ưu tiên cho các hoạt động đầu tư phát triển công nghệ ngay tại Việt Nam nhất là các phần mềm ứng dụng. Khuyến khích ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh… Tăng cường kiểm tra, giám sát cấp nhà nước đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng nói chung và của hoạt động chovaynói riêng. Phát triển môi trường kinh tế Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Từ bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới Chính phủ và NHNN cần phối kết hợp với nhau tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì đà tăng trưởng hợp lý. Theo đó, NHNN linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá, chủ động kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toánvà dư nợ tín dụng, cơ cấu tín dụng phù hợp để tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM và đảm bảo an toàn, điều hành lãi suất chovay trên cơ sở lãi suất cơ bản, và được phép chovay theo lãi suất thoả thuận đối với dự án kinh doanh có hiệu quả cao; tiếp tục hoànthiện cơ chế chính sách vàchỉ đạo các TCTD tiếp tục huy động vốn điều chỉnh cơ cấu tín dụng mở rộng tín dụng đáp ứng cho nhu cầu vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Cần có nghiên cứu tổng thể tình hình thị trường để đưa ra các dự báo, dự đoán, cảnh báo chính xác xu hướng thay đổi của thị trường và ban hành những văn bản pháp lý cụ thể đối với đối tượng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho Ngân hàng hoạt động. Hoànthiện hệ thống thông tin khách hàng cá nhân thông qua Trung tâm thông tin tín dụng CIC, cũng như việc tạo ra hành lang pháp lý cho việc thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, để các NHTM có thể khai thác thông tin về khách hàng cá nhân một cách đầy đủ và chính xác, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. 3.2 Kiếnnghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và cải tiến cơ chế cho vay. Ban hành những văn bản, quy định, quy chế phù hợp với NHNN, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ để có thể thúc đẩy hoạt việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Nghiên cứu quy trình, thủ tục giấy tờ để có thể tạo cơ chế thông thoáng, tốn ít loại giấy tờ, thuận tiện cho việc thiết lập và kiểm soát hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý cao. Hoànthiện cơ chế cho vay, quy trình chovay để tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Nghiên cứu để có chính sách đầu tư phát triển đúng đắn, nhất là những đầu tư phát triển công nghệ và con người phục vụ hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu để tạo cơ chế thông thoáng, giúp cho các chinhánh có thể chủ động hơn trong hoạt động của mình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các chi nhánh. Đặc biệt, phải tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho vay. Để kịp thời phát hiện những rủi ro xảy ra, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi những rủi ro đó. 3.3 Kiếnnghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn chinhánhHàNội Để giúp chochinhánh hoạt động có hiệu quả, có thể cạnh tranh được với các NHTM trên địa bàn Hà Nội, đề nghịSCBHà Nội: - Có chính sách để thu hút thêm nhiều nhân viên có trình độ để bổ sung cho các phòng giao dịch để thực hiện tốt công tác mở rộng quy mô và tăng cường hiệu quả công tác kếtoánchovaytạichi nhánh. - Tổ chức thường xuyên các khoá học đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Nhất là những cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ kếtoán về các mảng nghiệp vụ như thẩm định, phân tích tài chính. - Ngoài việc đào tạo trong nước, chinhánh cấn xem xét khả năng đưa cán bộ ra nước ngoài để nâng cao khả năng, kiến thức chuyên môn, chuyên sâu. Học hỏi những tiến bộ mà các nước đã đạt được để về nước áp dụng. - Nghiên cứu để hoànthiện cơ chế, quy trình chovay phù hợp với đặc điểm phát triển của từng địa bàn. - Chú trọng đến khách hàng vay vốn có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn hiệu quả. Mở rộng chovay tới doanh nghiệp vừa và nhỏ vì hiện nay Ngân hàng chủ yếu chovay doanh nghiệp lớn. - Quan tâm đến việc phát triển công nghệ ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Nhất là những phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác kếtoánchovaytại Ngân hàng. Để có thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra trong những năm sắp tới, đòi hỏi mọi hoạt động của Ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể hoàn thành mục tiêu để ra. Mỗi bộ phận cần phải tự hoàn hiện chính mình để có thể nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình. Cùng với nó, hoạt động cho vay-hoạt động xương sống của Ngân hàng cũng cần sớm được hoàn thiện. Với những khó khăn là đơn vị mới thành lập, SCBchinhánhHàNội không tránh khỏi những hạn chế của nó. Qua việc đánh giá những tồn tại trong công tác kếtoánchovaytạichi nhánh. Chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại đó. Đồng thời nêu lên những biện pháphoànthiện công tác kếtoánchovaytại đây. Hy vọng với những kiếnnghị nêu ra, hoạt động kếtoán của SCBchinhánhHàNội sẽ ngày càng hoànthiện hơn. KẾT LUẬN Kếtoán ngân hàng nói chung vàkếtoánchovaynói riêng là một công cụ đắc lực để quản lý vốn tín dụng, tài sản lớn nhất của các ngân hàng. Ngoài nhiệm vụ ghi chép, phản ánh để quản lý tài sản, kếtoánchovay còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng, tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh trong ngành ngân hàng, góp phần tích cực làm cho ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ trung gian tín dụng, trung gian thanh toán của các thành phần kinh tế. Nhận thấy được điều đó, qua việc tìm hiểu thực trạng hoàn thiện nghiệp vụ kếtoánchovay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn chinhánhHà Nội. Với những kiến thức tiếp thu được tại trường cùng với quá trình nghiên cứu thực tế qua quá trình thực tập tại SCB. Em mạnh dạn đưa ra những kiếnnghị muốn được góp một phần nhỏ bé cùng tìm ra giảipháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh giúp ích cho công tác kếtoánchovay được thực hiện một cách có hiệu quả. Em xin chân thành cảm ơn các anh chịchinhánhSCBHàNội đặc biệt PGD Đống Đa đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. . MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHO VAY TẠI SCB CHI NHÁNH HÀ NỘI 1. Định hướng hoạt động của SCB chi nhánh Hà Nội 1.1 Mục. trong chi nhánh. 2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại SCB chi nhánh Hà Nội 2.1 Giải pháp xử lý nợ trước hạn và lãi 2.1. 1Giải pháp xử lý nợ trước