Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
50,82 KB
Nội dung
HoànthiệnkếtoántiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụtạiCôngtydệtkimThăngLong 3.1. Đánh giá thực trạng 3.1.1. Đánh giá thực trạng kếtoántạiCôngtydệtkimThănglong Trải qua hơn 60 năm hình thànhvà phát triển CôngtydệtkimThăngLong đã có những cống hiến to lớn cho ngành dệt may nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Trong quá trình sản xuất kinh doanh Côngty đã vượt qua những thách thức, nắm lấy cơ hội để tiếp tục có những bước tiến vững chắc. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tạiCông ty, em nhận thấy cùng với sự phát triển chung của Công ty, công tác kếtoán cũng dần hoànthiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý tài chính. Những kếtquả đạt được trong công tác kếtoán thể hiện ở những điểm sau: Về việc tuân thủ chế độ kếtoánvà các văn bản pháp luật có liên quan: Nhìn chung công tác kếtoántạicôngty đã chấp hành tương đối đầy đủ các chính sách về thuế về giá cả của nhà nước và khá nhạy bén trong vận dụng chế độ kếtoán vào thực tiễn. Ngày 20/03/2006 Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về chế độ kếtoán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Quyết định này thay thế cho quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tuy có những khó khăn nhất định trong việc điều chỉnh để phù hợp với chế độ mới nhưng đội ngũ kếtoántạiCôngty đã cố gắng tìm hiểu và vận dụng một cách khoa học và linh hoạt. Cụ thể như sau: • Các chứng từ sử dụng trong việc hạch toán theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Quá trình luân chuyển chứng từ cũng được tổ chức tương đối hợp lý và khoa học trong việc lập, phê duyệt, sử dụng, bảo quản lưu trữ, đồng thời được ghi chép kịp thời chính xác đúng với nghiệp vụ thực tế phát sinh. Đây là điều kiện đầu tiên để công tác tài chính kếtoán có thể thực hiện một cách chặt chẽ và hiệu quả. • Hệ thống tài khoản trong Côngty được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Là doanh nghiệp thực hiện toàn bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêuthụ nên Côngty đăng ký sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Tuy nhiên Côngty không mở nhiều tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết, những đối tượng chi tiết được theo dõi trên sổ chi tiết. Nói chung việc sử dụng hệ thống tài khoản cũng đã phản ánh tương đối chính xác bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. • Hệ thống sổ sách sử dụng trong Côngty khá đầy đủ theo quy định từ các sổ chi tiết đến các sổ, các bảng tổng hợp. Đồng thời một số mẫu sổ, mẫu bảng cũng được thiết kế sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế tạiCông ty. Côngty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ là rất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may. Tuy đây là một hình thức ghi sổ phức tạp hơn các hình thức khác nhưng lại dễ để kiểm tra đối chiếu số liệu giúp cho việc lập các báo cáo tài chính kịp thời và chính xác. Về tổ chức bộ máy kếtoánvà ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kếtoánCông tác kếtoántại đơn vị đã cung cấp được những thông tin tài chính kếtoán cần thiết phục vụ cho quản lý và sản xuất. Côngty áp dụng hình thức kếtoán tập trung có bố trí nhân viên kinh tế ở phân xưởng là hoàntoàn hợp lý vừa đảm bảo bộ máy kếtoán được gọn nhẹ hiệu quả lại vừa tiết kiệm được chi phí. Các cán bộ trong phòng tài vụ được bố trí đảm nhiệm các phần hành phù hợp với năng lực trình độ của mỗi người. Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, công tác kếtoántạiCôngty đang đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý tài chính. Hiện nay côngty đã đầu tư cho phòng tài vụ một dàn máy vi tính và nghiên cứu chuẩn bị đưa phần mềm kếtoán vào áp dụng để giảm một lượng lớn công việc của kếtoán viên, giúp họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn, cung cấp kịp thời thông tin tài chính kếtoán cho các đối tượng bên trong và bên ngoài Công ty. Bên cạnh những kếtquả đạt được trong công tác kếtoántạiCông ty, thì những hạn chế vẫn còn tồn tại như: • Về thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu: Côngty đã đảm bảo đầy đủ thủ tục nhập xuất, nhưng số lượng chứng từ và phương pháp còn có chỗ chưa phù hợp. Đó là phiếu nhập kho được lập thành 4 liên là không cần thiết, ở đây chỉ cần 3 liên theo đúng quy định là đủ. • Về tổ chức quản lý vật tư: với đặc điểm của sản xuất hàng dệt may có rất nhiều loại nguyên vật liệu và CCDC, chính vì thế việc quản lý chặt chẽ tất cả các loại vật tư là hết sức cần thiết. Nhưng côngty cũng chưa dùng danh điểm vật tư để quản lý, việc xây dựng danh điểm vật tư là rất cần thiết, cần phải có sự phân chia nguyên vật liệu, CCDC một cách chính xácvà nên chi tiết theo các tài khoản cấp 2, lấy sự phân chia này lập bảng danh điểm vật tư để tiện theo dõi. • Về theo dõi hàng nhận gia công: Côngty nhận hàng gia công với nhiều chủng loại và nhiều khách hàng nhưng không mở TK 002 – Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. Trong công tác kếtoántiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụtạiCôngty cũng còn nhiều điểm hạn chế sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới đây. 3.1.2. Đánh giá thực trạng kếtoántiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụtạiCôngtydệtkimThăngLongCông tác hạch toántiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụtạiCôngty tất nhiên đều mang những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của công tác kếtoán nói chung như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn nữa về đặc điểm và phương thức tổ chức hạch toán của phần hành kếtoán này em xin trình bày những nội dung cụ thể về ưu nhược điểm như sau: Những ưu điểm: Nhìn chung công tác kếtoántiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụ đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý sản xuất vàtiêuthụ của đơn vị. Kếtoán đã phản ánh ghi chép đầy đủ tình hình xuất bán, thanhtoán tiền hàng, hàng tồn kho, đồng thời theo dõi rất chi tiết doanh thutiêuthụ của từng mặt hàng cùng các khoản giảm trừ doanh thu. Việc xácđịnhkếtquảtiêuthụ cuối cùng cho từng mặt hàng qua bảng chi tiết tiêuthụ năm là rất cần thiết để đưa ra quyết định sản xuất trong tương lai. Do đó việc cung cấp số liệu giúp cho công tác quản lý đã đạt được những kếtquả nhất định phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Là một doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng với chủng loại quy cách khác nhau, đồng thời khách hàng cũng rất phong phú đa dạng nên công việc của các kếtoán đảm nhiệm phần hành này là rất lớn. Tuy vậy kếtoántiêuthụthànhphẩm đã đảm bảo sự theo dõi khá chi tiết và chính xác tình hình nhập xuất tồn cũng như doanh thu, lãi lỗ của từng mặt hàng, và theo dõi chi tiết tình hình thanhtoán với từng khách hàng. Điều này chứng tỏ sự phân công khoa học hợp lý của bộ máy kếtoánvà nỗ lực của cá nhân kếtoán viên là rất lớn. Những nhược điểm cần khắc phục • Về hệ thống tài khoản sử dụng: Mặc dù đã sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành nhưng tạiCôngty lại không sử dụng TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán, là một doanh nghiệp thực hiện cả khâu sản xuất vàtiêuthụ sản phẩm của mình trên thị trường việc hạch toán giá vốn hàng xuất bán là rất quan trọng và cần thiết phải có một tài khoản riêng để theo dõi. Ngoài ra trong hạch toán các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kếtoán không mở tài khoản cấp 2 của các TK 641, TK 642 để phản ánh các loại chi phí này nên làm cho việc theo dõi cũng gặp khó khăn. Trong theo dõi hàng nhận gia côngkếtoán cũng không mở TK 002- Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. • Về phương pháp tính giá vốn của hàng xuất kho: Hiện nay Côngty đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dữ trữ để tính giá thànhphẩm xuất kho. Theo phương pháp này thì đến cuối kỳ khi tính ra giá đơn vị bình quân thì chỉ tiêu giá trị mới được bổ sung, còn trong kỳ chỉ theo dõi về mặt số lượng. Như thế việc cung cấp thông tin kịp thời cũng gặp khó khăn vàcông việc dồn vào cuối quý nên có thể xảy ra sai sót. • Về việc phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà: Kếtoán đã sử dụng TK 511 để phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà theo định khoản: Nợ TK 111, 112 Có TK 511 Việc sử dụng TK 511 để phản ánh nghiệp vụ này là không chính xác. Nội dung của TK 511 là phản ánh doanh thu bán hàng chứ không phản ánh hoạt động cho thuê tài sản. Vì vậy hạch toán như trên có thể gây nhầm lẫn trong việc xácđịnh doanh thutiêu thụ. • Về hạch toán ngoại tệ từ doanh thu xuất khẩu Khi khách hàng thanhtoán tiền hàng bằng ngoại tệ cho côngtyquatài khoản tiền gửi ngân hàng, nhận được giấy báo có của ngân hàng kếtoán chỉ tiến hành ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 112 Có TK 131 Mà không tiến hành theo dõi gốc nguyên tệ, gốc nguyên tệ chỉ được theo dõi trên hoá đơn chứng từ. Điều này là chưa phù hợp với quy định hiện nay. • Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi Hiện nay Côngty chưa lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi vì có thể do khách hàng của Côngty hầu hết là các khách hàng truyền thống có quan hệ mua bán với Côngty trong nhiều năm. Tuy nhiên các khoản phải thu cũng có thể gặp phải những rủi ro nhất định. Có những khách hàng sau khi mua hàng với khối lượng lớn đã không có khả năng thanh toán. Việc không lập dự phòng cho các khoản phải thu khách hàng đôi khi làm cho Côngty không chủ động được về mặt tài chính, đồng thời không tận dụng được những lợi ích trên phương diện thuế, vì dự phòng được tính vào khoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 3.2. Một số ý kiến nhằm hoànthiệnkếtoántiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụQua những đánh giá trên sau đây em xin mạnh dạn đưa ra những kiến nghị chủ quan của mình nhằm hoànthiện hơn nữa công tác kếtoántiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụtạiCôngtydệtkimThăng Long. Thứ nhất: Côngty nên bổ sung việc sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán. Đây là tài khoản dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá thành thực tế có thể là giá thànhcông xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua của hàng hóa tiêu thụ. Do Côngty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên TK 632 sẽ có kết cấu như sau: Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp theo hoá đơn. Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêuthụ trong kỳ vào tài khoản xácđịnhkết quả. Như vậy khi bán được hàng căn cứ vào hoá đơn chứng từ, kếtoán sẽ ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK 632 Có TK 155 (154) Đến cuối kỳ sẽ kết chuyển giá vốn của hàng tiêuthụ trong kỳ vào tài khoản xácđịnhkết quả. Việc sử dụng thêm tài khoản này sẽ giúp cho kếtoán viên theo dõi được chính xác hơn giá vốn của thànhphẩm xuất trong kỳ, từ đó có kế hoạch hạ giá thành cho phù hợp và hiệu quả. Thứ hai: Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tạiCôngty bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau nên kếtoán nên mở thêm các tài khoản cấp 2 của 2 tài khoản 641 và 642 như sau: Các TK cấp 2 của TK 641: TK 6411- Chi phí nhân viên TK 6412- Chi phí vật liệu bao bì TK 6413- Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 6414- Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418- Chi phí bằng tiền khác Các TK cấp 2 của TK 642 TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424- Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6425- Thuế, phí và lệ phí TK 6426- Chi phí dự phòng TK 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428- Chi phí bằng tiền khác Thứ ba: Côngty cần bổ sung các tài khoản ghi đơn như TK 002- Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công để theo dõi hàng nhận gia côngvà TK 007- Ngoại tệ các loại để theo dõi gốc nguyên tệ. Đây là 2 tài khoản ngoài bảng, khi phát sinh tăng ghi nợ, khi phát sinh giảm thì ghi có. Thứ tư: Về việc phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà và các khoản thu từ phế phẩm Hiện nay Côngty đang phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà vào TK 511, như đã phân tích ở trên điều này là sai bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thực chất đây là phần thu bên ngoài hoạt động sản xuất cho nên không được hạch toán vào TK 511. Đây là hoạt động cho thuê tài sản hoạt động nên phải được hạch toán vào TK 711. Cuối kỳ TK 711 được kết chuyển sang TK 911 để xácđịnhkếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên bảng tổng hợp tiêuthụ mà kếtoán lập, ta thấy tổng doanh thu bao gồm cả doanh thu từ việc bán phế phẩm. Theo em để xácđịnh đúng doanh thutiêuthụ của Côngty ta phải loại trừ khoản thu từ phế phẩm này, khoản này có thể ghi nhận vào TK 138 - Phải thu khác. Thứ năm: Về việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng Hiện nay có nhiều khách hàng kể cả những khách hàng truyền thống có những khoản nợ khá lớn với Côngty đã quá hạn thanh toán. Rủi ro có thể xảy ra với những khoản phải thu này. Để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan là thất thu các khoản nợ phải thuCôngty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: Đối với nợ phải thuquá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thuquá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thuquá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thuquá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm Đây chính là điểm mới nhất của thông tư 13/2006/TT-BTC quy định cụ thể mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, so với các văn bản hướng dẫn trước đó. Tài khoản sử dụng để hạch toán là: TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Có kết cấu như sau: Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi Xử lí nợ phải thu khó đòi Bên có: Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Số dư có: Dự phòng phải thu khó đòi đã lập hiện có. Khi trích lập dự phòng được ghi nhận là một khoản chi phí vào TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, dự phòng không sử dụng hết được hoàn nhập vào TK 711. Thứ sáu: Về hoànthiện phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho Để khắc phục những hạn chế do phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ đem lại, Côngty có thể lựa chọn phương pháp giá bình quân liên hoàn khi đã áp dụng kếtoán máy. Còn hiện nay khi chưa triển khai được phần mềm kếtoán máy Côngty cũng có thể sử dụng phương pháp giá hạch toán thay cho phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ để giảm sự chậm chễ trong việc cung cấp thông tin kế toán. Thứ bảy: Về công tác kếtoán quản trị trong CôngtyKếtoántiêuthụvàxácđịnhkếtquảtiêuthụ có vai trò rất lớn trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo. Nhưng hiện nay công tác kếtoán nói chung vàcông tác kếtoán phần hành tiêuthụvàxácđịnhkếtquảtiêuthụ nói riêng mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin chứ chưa thực hiện đi sâu phân tích và trình bày sao cho các nhà quản trị có thể sử dụng chúng một cách hữu ích cho quá trình ra quyết định. Đây cũng là một bài toán phức tạp của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thực chất những hạn chế này có nguyên nhân xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vì thế muốn khắc phục chúng cần phải có sự nỗ lực của trước hết là Công ty, đặc biệt là của các cán bộ phòng tài vụ. Côngty cần tổ chức cho nhân viên kếtoán đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, các lớp phổ biến kiến thức pháp luật để có thể nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn và vận dụng linh hoạt chế độ vào thực tế tại đơn vị. Đồng thời về phía nhà nước cũng cần nghiên cứu thay đổi một số quy định cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn có thể gây lúng túng trong việc áp dụng. Hoạt động kếtoán quản trị đóng vai trò quan trọng, dưới đây là những phương hướng chủ quan của em nhằm nâng cao việc lập và sử dụng báo cáo kếtoán quản trị trong Côngty về tiêuthụvàxácđịnhkếtquảtiêu thụ. 3.3. Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo quản trị về tiêuthụvàxácđịnhkếtquảtiêuthụ trong Côngty Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu vàcông nợ cũng như tình hình tài chính, kếtquả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế việc xây dựng hệ thống báo cáo quản trị là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, như đã nói ở trên công tác kếtoán quản trị tạicôngty còn chưa thực sự hiệu quả. Việc xây dựng một hệ thống báo cáo kếtoán quản trị sẽ giúp đưa công tác này phát triển lên một bậc nhất định. Hiện tại hầu hết các báo cáo về thànhphẩmvàtiêuthụthànhphẩm trong Côngty đều được lập vào cuối quý, cuối năm. Các báo cáo cũng được kếtoán lập theo tháng khi có yêu cầu. Tuy nhiên nội dung báo cáo chưa phản ánh một cách cụ thể nhất tình hình tiêuthụthànhphẩmtạiCông ty. TạiCông ty, các báo cáo về tiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụ bao gồm: Báo cáo kho thành phẩm: được lập hàng quý gồm các chỉ tiêu số lượng tồn, nhập, xuất của từng mặt hàng, không phân biệt hàng nội địa hay hàng xuất khẩu. [...]... tại phòng tài vụ CôngtydệtkimThăng Long, em đã đi sâu tìm hiểu về kế toán tiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụ Qua đó thấy được mặt mạnh cũng như một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toántạiCôngty và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc hoànthiệnkế toán tiêuthụthànhphẩmvàxácđịnhkếtquảtiêuthụ nói riêng và phương hướng nâng cao hiệu quả. .. DỰ TOÁN SẢN XUẤT, TIÊUTHỤ Năm 2008 – Quý 1 STT 1 2 3 4 Chỉ tiêu Số sản phẩmtiêuthụ Tồn kho cuối kỳ Tổng nhu cầu Tồn kho đầu kỳ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý 1 5 Cần sản xuất trong kỳ Trên đây là những ý kiến chủ quan của em nhằm đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc hoàn thiệncông tác kếtoántạiCôngty dệt kimThăng long, hi vọng trong thời gian tới với một tổ chức công tác kếtoán hiệu quả Công. .. trọng nâng cao Vì thế đổi mới và hoànthiệncông tác kếtoán là nhiệm vụ trọng tâm Trong những năm qua, CôngtydệtkimThăngLong đã nắm bắt được những cơ hội, vượt qua không ít thách thức để có được thànhcông như ngày hôm nay Có được những thànhquả này là do Côngty đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, tăng cường mở... tổng hợp tiêuthụ năm: được lập vào cuối năm gồm các chỉ tiêu doanh thutiêuthụ của hàng nội địa, hàng xuất khẩu, hàng gia công, vật tư, các khoản thu từ phế phẩm Bảng chi tiết tiêuthụ năm: bao gồm các chỉ tiêu về số lượng, doanh thu, giá thành, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi lỗ của từng mặt hàng xuất khẩu, từng mặt hàng nội địa, gia công, và các khoản thu khác Theo em Côngty có... Theo em Côngty có thể lập báo cáo kho thànhphẩm theo tháng, theo quý để có thể cung cấp kịp thời thông tin cho các nhà quản trị, từ đó phân tích đưa ra những chiến lược ngắn hạn và dài hạn Đồng thời để có kế hoạch tiêuthụthànhphẩm theo từng thị trường, lập báo cáo tiêuthụthànhphẩm theo thị trường cũng rất quan trọng, báo cáo này có thể bao gồm các chỉ tiêu như tổng doanh thu, giảm trừ, doanh... BÁO CÁO TIÊUTHỤTHÀNHPHẨM THEO THỊ TRƯỜNG Năm 2008 Thị trường Tổng DT Doanh thu Giảm trừ Giá vốn Lợi nhuận gộp DT thuần Thị trường trong nước Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Thị trường nước ngoài Tổng cộng Ngoài ra công việc lập dự toán về số sản phẩmtiêu thụ, về các loại chi phí liên quan đến bán hàng cho tháng sau, kỳ sau cũng rất quan trọng Ví dụ bảng dự toán số sản phẩm sản xuất, tiêuthụ có thể... công tác kếtoán hiệu quảCôngty sẽ ngày càng mở rộng thị trường và phát triển lớn mạnh KẾT LUẬN Để tiến hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh Đồng thời vai trò của việc cung cấp thông tin tài chính kếtoán kịp thời chính xác cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp ngày càng... và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung Do vốn kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoànthiện hơn . toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long Công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại. mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long. Thứ nhất: Công ty nên bổ