THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY

18 1.2K 2
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY 2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may * Các lĩnh vực Ngành công nghiệp dệt may được phân thành lĩnh vực dệt, nhuộm và lĩnh vực may Hoạt động cụ thể của lĩnh vực dệt là sản xuất sợi và chỉ. Trong công đoạn gia công, lĩnh vực dệt có nhiều công đoạn gia công quan trọng không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chỉ trong các công đoạn sử dụng sợi ngắn và sợi dài làm chỉ, quản lý chỉ số độ lớn của chỉ, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ co, độ dai mà còn quyết định đến khả năng cung cấp. Lĩnh vực này cần ưu tiên tập trung vốn trong ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sợi dài. Đây là lĩnh vực hoạt động mạnh về tính kinh tế quy mô, nên đòi hỏi đầu tư về mặt thiết bị hơn các lĩnh vực khác. Nếu so sánh với lĩnh vực dệt thì lĩnh vực nhuộm tốn nhiều nhân công hơn nhưng có đặc trưng về kỹ thuật và sản xuất đa dạng nhất. Trong sản xuất sợi tổng hợp để chế biến vải, lĩnh vực này cũng đòi hỏi sự đầu tư nhiều về vốn để hoạt động mang tính kinh tế quy mô. Ngoài ra, vấn đề tổ chức sản xuất được diễn ra ở các doanh nghiệp gia công chuyên môn hoá các công đoạn như: nhuộm, hiệu chỉnh, gia công in, hoàn thiện sản phẩm. Tiến hành các công đoạn gia công, sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện trong cơ chế phân chia các doanh nghiệp chuyên môn với những kĩ thuật đặc thù. Lĩnh vực may là lĩnh vực cần ít về nhân lực nhất và tính kinh tế quy mô nhỏ nhất. Trừ những người gia công nhuộm, hiệu chỉnh thì đây là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất lĩnh vực này, vốn đầu tư ban đầu nhỏ, không bị đọng vốn nên lĩnh vực may hiện được đầu tư nhiều ở các nước đang phát triển. Nội dung cơ bản của lĩnh vực này là sản xuất hàng dệt may với công đoạn: cắt, may, hoàn thiện sản phẩm. * Về lao động Ngành dệt mayngành sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Đây cũng là ngành sử dụng được lợi thế so sánh về nguồn lao động của các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước là tham gia vào phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Theo tính toán, để sản xuất 1 triệu sản phẩm may mặc trong một năm cần từ 700 đến 800 lao động trực tiếp, ngoài ra còn thu hút được một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp. * Vốn đầu tư - công nghệ kỹ thuật Vốn đầu tư vào ngành sản xuất hàng dệt may thấp hơn so với vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khác. Nhà xưởng sản xuất không yêu cầu kỹ thuật cao, máy móc thiết bị không đòi hỏi chi phí lớn. Đặc biệt với ngành may, suất đầu tư tương đối thấp, chỉ khoảng 0,6 - 0,65 triệu USD trên 1 triệu sản phẩm. Như vậy để thành lập một sơ sở may mặc cỡ vừa hoặc nhỏ với năng lực trên dưới 1 triệu sản phẩm một năm thì chỉ cần đầu tư môt lượng vốn khoảng 600.000 $. Hơn nữa, vốn đầu tư sản xuất hàng may mặc có thể quay vòng nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn ( 4 - 5 vòng/năm). * Về tiêu thụ Sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào thị trường. Sản phẩm may có nhu cầu phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tượng tiêu dùng. Sản phẩm dệt may luôn đa dạng về kiểu cách, mẫu mã, màu sắc, chất liệu… Cho nên, mỗi thời kỳ sẽ có những mẫu mã, kiểu dáng trang phục khác nhau cho phù hợp với thời đại đó. Vì vậy mà sản phẩm dệt may phải luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu. Nhãn mác sản phẩm cũng có ý nghĩa rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng thường dựa vào nhãn mác để phán xét chất lượng sản phẩm. 2.1.2 Năng lực của ngành dệt may 2.1.2.1. Năng lực sản xuất Doanh nghiệp dệt may được phân làm 3 khu vực: khu vực quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tổng năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam năm 2002 được đánh giá: Bảng 1: Năng lực sản xuất một số sản phẩm dệt may Việt Nam năm 2002 Chỉ tiêu Đơn vị Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp có VĐT nước ngoài Tổng Sợi dệt Tấn 72.000 90.000 162.000 Vải lụa Triệu m 2 380 420 800 Dệt kim Triệu sản phẩm 31 8 39 Hàng may sẵn Triệu sản phẩm 280 120 400 Nguồn: Tổng Công ty dệt may Việt Nam 2.1.1.2. Cơ sở sản xuất a. Cơ sở sản xuất trong nước Các cơ sở sản xuất ở trong nước tập trung ở 3 khu vực: Khu vực I: Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận Khu vực II: Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận Khu vực III: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà * Về trang thiết bị Hiện tại, toàn ngành dệt có khoảng 1.600.000 cọc sợi, trong đó đầu tư mới khoảng 430.000 cọc sợi, sản xuất được 160.000 tấn sợi/năm;15.500 máy dệt thoi các loại, sản xuất được 500 triệu m/năm, 25.000 tấn khăn bông các loại. Cả nước hiện có khoảng 1.540 thiết bị dệt kim, bao gồm cả dệt kim trong và dệt kim phẳng với tổng công suất 70.000 tấn sản phẩm/năm. Các thiết bị nhuộm và hoàn tất vải có thể đạt 380 triệu m/năm, trong đó chỉ có khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu. 1 Tuy nhiên, phần lớn số thiết bị ngành dệt đều cũ và thiếu sự đồng bộ giữa các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo, phần lớn là máy dệt thoi khổ hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường… Thiết bị kéo sợi cũng có tới 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số thiết bị bình quân thấp, 1 Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam chỉ có khoảng 26 - 30% là cọc sợi chải kỹ, chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp. Dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm dẫn đến chi phí cao. Trong đó, trang thiết bị ngành may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng. Số máy chuyên dùng đã tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chủng loại mặt hàng như máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, máy cạp 4 kim, bàn là treo,… Các máy thêu tự động, dây chuyền may đồng bộ, hệ giặt mài đá,… bước đầu đã sử dụng hệ thống máy vi tính trong khâu thiết kế, khâu cắt vải đã sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng phần nào nhu cầu xuất khẩu. * Về công nghệ Trong những năm gần đây đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng. Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng…nên nhiều sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber bắt đầu được sản xuất và tạo được uy tín trên thị trường. Trong khâu dệt kim, do phần lớn máy móc nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, Đức… thuộc thế hệ mới, nhiều chủng loại được trang bị computer đạt năng suất cao, tính năng sử dụng rộng rãi, song công nghệ và đào tạo chưa được nâng cao tương xứng nên mặt hàng còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Công nghệ sử dụng ở lĩnh vực may cũng đã có những chuyển biến khá kịp thời. Các dây chuyền may được bố trí vừa và nhỏ ( 25-26 máy), sử dụng 34-38 lao động cơ động nhanh và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót cũng như thay đổi mã hàng nhanh. Khâu hoàn tất được trang bị các thiết bị như: đóng túi, súng bắn nhãn, máy dò kim… b. Các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài Từ năm 1995, Mỹ chính thức tháo bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng và dần được tăng nhanh. Lĩnh vực sản xuất hàng dệt may là một lợi thế vốn có của Việt Nam nên đã có không ít quốc gia đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đối với ngành dệt, tổng số vốn nhận được từ đầu tư nước ngoài đã tăng đến 2 tỷ USD, chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia. Những nước này đầu tư vaò Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế dần được thay thế bằng những phương thức linh hoạt hơn. Trong lĩnh vực may mặc, Việt Nam đã nhận được không ít những hỗ trợ cũng như vốn từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…Tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong vòng 15 năm trở lại đây là hơn 250 triệu USD. Hình thức chủ yếu là góp vốn liên doanh và đầu tư 100% vốn nước ngoài. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành dệt may có nhiều lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghịêp trong nước do được trang bị những máy móc kỹ thuật hiện đại, được ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ. Chính vì vậy đã tạo thuận lợi cho họ có thể nâng cao được năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu, đa dạng hoá mẫu mã hàng hoá… 2.1.2.3. Khả năng chiếm lĩnh thị trường a. Thị trường trong nước Vải đang lưu thông trên thị trường của Việt Nam có thể phân làm 4 loại chính: vải nhập khẩu từ Trung Quốc; vải tồn kho, kém chất lượng và vải vụn từ các nhà sản xuất vải Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; Vải sản xuất trong nước chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh; vải lụa Năm 2003, theo số liệu thống kê sơ bộ, sản xuất của ngành dệt may chỉ đạt được 475,9 triệu mét vải lụa thành phẩm, tức là bình quân tiêu dùng mỗi người chỉ đạt 6 m/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người dân lớn hơn nhiều. Để bù lại lượng thiếu hụt này, một số lượng lớn vải đã được nhập khẩu bằng nhiều con đường.Trên thực tế, mặc dù vải sản xuất ra đạt 6 m/người/năm và 50% công suất thiết kế, song vải của ta bán vẫn chậm. Một số doanh nghiệp lượng hàng tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ. Một số lượng lớn không bán được ở thị trường thành phố vì lỗi mốt hoặc chất lượng không cao, nhưng cũng không được tiêu thụ ở nông thôn vì giá đắt… b. Thị trường xuất khẩu Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, đặc biệt bước vào thập niên 90, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Các nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trở thành những nước nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU thì xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh. So với các ngành khác, về lĩnh vực xuất khẩu, ngành đã phát triển rất nhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn từ những năm đầu của thập niên 90. Đến năm 1998, ngành đã dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Ở các thị trường có hạn ngạch tiêu biểu là thị trường EU, Việt Nam có nhiều lợi thế do được hưởng một số ưu đãi như số lượng hạn ngạch tăng, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn, được sử dụng hạn ngạch dư thừa của ASEAN…nhưng khả năng cạnh tranh ở thị trường này còn yếu do sản phẩm chất lượng cao còn ít doanh nghiệp thực hiện được. Còn thị trường Mỹ thì ưa nhập hàng dệt may theo hình thức FOB, trong khi Việt Nam lại thiên về phương thức gia công, nên khả năng xâm nhập thị trường còn khó khăn. Thị trường SNG và Đông Âu, thị trường này được coi là khá dễ tính, song những năm gần đây đã thay đổi cả về thị hiếu và yêu cầu về chất lượng được nâng dần. Nói chung khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao, nên cần có những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may, mà một trong những biện pháp là học tập kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, ta cần có biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1.3. Thực trạng sản xuất của ngành Dệt - May a. Sản phẩm chủ yếu Trong những năm qua, tình hình sản xuất của ngành dệt may, đặc biệt là ngành may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể. Sản lượng sợi dệt năm 1997 tăng 73,7% so với năm 1991 và sản lượng hàng may mặc tăng tới 101,1%. Với sự đóng góp đáng kể của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản lượng vải lụa các loại cũng tăng lên 7,1%. Trong khi đó sản xuất các sản phẩm dệt kim không mấy phát triển do không kịp đổi mới về thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chính của ngành dệt Việt Nam là sợi, vải sệt thoi và dệt kim. Trong đó, sản xuất ở miền Bắc chiếm 35,26%, miền Trung 18,6%, miền Nam chiếm 46,13%. Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ yếu ngành may ngày càng được gia tăng. Các mặt hàng như quần áo dệt kim, quần áo may sẵn có xu hướng tăng đều qua các năm; đặc biệt đối với mặt hàng quần áo dệt kim, sản lượng được sản xuất ra năm 2003 là 72,2 triệu cái tăng gần gấp đôi so với năm 1999 là 34,5 triệu cái; sản lượng quần áo may sẵn năm 2003 là 618,6 triệu cái tăng hơn hai lần so với năm 1999 là 302,4 triệu cái. Bảng 2: Tình hình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may S T T Mặt hàng Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1 Vải lụa Triệu m 315 322,2 356,4 410,1 440,6 475,9 2 Sợi toàn bộ Tấn 69.076 79.171 129.890 149.425 160.577 173.44 2 3 Vải bạt các loại Nghìn mét 13.919 20.874 23.516 27.000 29.072 31.400 4 Vải màn các loại Nghìn mét 19.085 23.911 29.974 34.700 31.138 55.000 5 Quần áo dệt kim các loại Triệu cái 29,414 34,456 45,820 53,1 47,6 72,2 6 Quần áo may sẵn Triệu cái 275,0 302,4 337,0 375,6 439,3 618,6 7 Len đan Tấn 2.243 3.406 2.683 2.800 3.275 3.583 8 Khăn các loại Triệu sản phẩm 337 333,5 430,6 435 561 575 Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam Chủng loại vải sợi được đánh giá là chưa cao, hầu hết không đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm, không đáp ứng được nhu cầu của ngành may nên phần lớn phải nhập khẩu. Sản phẩm may mặc ít thay đổi mẫu mã nên không bắt kịp với nhu cầu của thị trường. b. Cơ cấu sản xuất Trong những năm gần đây, sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyeste pha bông với tỷ lệ 50/50, 65/35, 83/17…đã tăng nhanh do nhu cầu thị trường tăng, thị hiếu tiêu dùng. Các loại sợi 100% polyeste cũng bắt đầu được sản xuất. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Các loại vải dày như kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton,… tuy sản lượng chưa cao nhưng đã bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi. Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp đã có những bước biến đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may được những loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà thì nay đã có những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Mẫu mã quần áo [...]... tư này Quá trình chuyển dịch ngành dệt may trong khu vực đang mở ra những cơ hội mới vô cùng to lớn cho sự phát triển ngành dệt may nước ta, góp phần thúc đẩy tính tất yếu phải phát triển ngành này nhằm nắm bắt và khai thác điều kiện trong nước cũng như những cơ hội từ nước ngoài 2.2 Tình hình thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may có một số đặc điểm: - Đầu... giai đoạn quy mô dự án FDI có sự thay đổi qua các giai đoạn và có sự khác nhau giữa ngành dệtngành may Quy mô dự án trung bình của ngành may là 2,08 triệu USD trong khi ngành dệt là 16,11 triệu USD, cao hơn gấp khoảng 8 lần so với ngành may Bảng 3: Quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may theo năm cấp phép giai đoạn 1988-2003 Năm cấp phép Đơn vị Tr USD Dệt So với năm trước %... tăng 277% về số dự án so với năm 2000 * Đối với ngành dệt Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành dệt của Việt Nam có xu hướng tăng cao trong năm 1992-1996 Năm 1993, vốn đầu tư vào ngành dệt cao nhất( 636,24 triệu USD), chiếm 31,35% tổng vốn đầu tư vào ngành dệt Từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và ngành dệt nói riêng có xu hướng chững lại, giảm nhất là... và chất lượng hàng dệt may do vậy mà cũng chưa cao, giá thành sản xuất cao Hiện tại, vốn đầu tư cho ngành dệt may còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất Cần tập trung đầu tư phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt, đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành may Chính vì lẽ đó mà việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may của nước ta hiện... tác dụng to lớn đến khả năng xuất khẩu của ngành dệt may 2.1.4 Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam Ngành dệt may đã có thời gian phát triển mạnh, thu hút được nhiều lao động xã hội, khoảng từ 1,6 triệu lao động, chiếm khoảng 32,7% lao động công nghiệp toàn quốc giải quyết được công ăn việc làm, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội Ngành dệt may vẫn đang chiếm một vị trí quan trọng... tăng trưởng giá trị sản xuất Từ năm 1993, sau khi ngành dệt may chuyển hướng và mở rộng thị trường xuất khẩu, giá trị sản lượng của hàng dệt may đã tăng vọt Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng ngành dệt may thấp đã làm cho giá trị tổng sản lượng ngành dệt may thấp hơn tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp Trong lĩnh vực dệt, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm vị trí... là dầu thô với 1,17 tỷ USD Như vậy, việc phát triển ngành công nghiệp dệt may cần phải được ưu tiên và đầu tư thích đáng, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu 2.1.5 Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành dệt may Trên thế giới hiện nay, nhu cầu về hàng dệt may ngày càng cao theo xu hướng phát triển của nền kinh... tư thực hiện hơn 1,26 tỷ USD Có 177 dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt với tổng số vốn đăng ký hơn 2,27 tỷ USD; 423 dự án đầu tư vào lĩnh vực may mặc với tổng vốn đăng ký hơn 888,7 triệu USD; 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực phụ liệu dệt may với tổng số vốn đăng ký hơn 104,5 triệu USD Các dự án đem lại doanh thu hơn 4,3 tỷ USD, xuất khẩu hơn 3 tỷ USD Về tiến độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành. .. tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may có một số đặc điểm: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may đòi hỏi số lượng vốn không lớn nên có nhiều nhà đầu tư có thể tham gia - Công nghệ sử dụng trong ngành dệt may là những công nghệ phát triển ở mức trung bình - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may chủ yếu sản xuất ở những nước có lợi thế so sánh về sản xuất như lao động rẻ, có nguồn... hệ hợp tác kinh tế quốc tế thì hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đã luôn trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam có được một số thu n lợi như sau: - Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào cuối năm 2001 tạo cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ - Trung Quốc . THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY 2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may * Các lĩnh vực Ngành công nghiệp dệt. xuất khẩu. 2.1.5. Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành dệt may Trên thế giới hiện nay, nhu cầu về hàng dệt may ngày càng cao theo xu hướng phát triển

Ngày đăng: 07/11/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Trong những năm qua, tình hình sản xuất của ngành dệt may, đặc biệt là ngành may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể - THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY

rong.

những năm qua, tình hình sản xuất của ngành dệt may, đặc biệt là ngành may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 3: Quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may theo năm cấp phép giai đoạn 1988-2003 - THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY

Bảng 3.

Quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may theo năm cấp phép giai đoạn 1988-2003 Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan