Bộ máy quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến bao gồm: * Ban giám đốc gồm: - Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, có n
Trang 1TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở
CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ
I ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ
Tên công ty : Công ty giầy Thụy khuê Hà Nội
Tên giao dịch : Thuy khue shoes company
Văn phòng giao dịch : 152 Thụy khuê Hà Nội
Cơ sở sản xuất : A2 phú diễn Hà Nội
1- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tiền thân của công ty là xí nghiệp Quân khu X30, ra đời tháng 1 năm 1975
có nhiệm vụ chuyên sản xuất giầy vải và mũ cứng cung cấp cho Bộ Đội Trải qua một chặng đường gần nửa thế kỷ, lúc nhập vào (1978) từ X30 thành xí nghiệp giầy vải Hà Nội - sát nhập vào xí nghiệp giầy vải Thượng Đình
Do yêu cầu phát triển của ngành, ngày 1/4/1989 một phân xưởng nằm ven
bờ Hồ Tây của xí nghiệp giầy vải Thượng Đình được UBND thành phố Hà Nội cho tách ra thành xí nghiệp giầy vải Thụy khuê
Năm 1992 xí nghiệp chuyển lên thành công ty giầy Thụy khuê Cũng như các doanh nghiệp khác, khi mới thành lập công ty khặp rất nhiều khó khăn Khi mới tách ra, công ty chỉ có 650 cán bộ công nhân viên, giá trị tài sản gồm vốn cố định có 256 triệu đồng và vốn lưư động có 200 triệu đồng bằng vật tư và bán thành phẩm, trong đó chỉ có 2 triệu đồng là tiền mặt, đến kỳ lĩnh lương công ty phải đi vay 10 triệu đồng tiền mặt để trả lương cho công nhân viên
Nhiệm vụ chính lúc này của ông ty là may gia công mũ, giầy vải cho Liên
Xô và sản xuất một số lượng giầy vải, giầy bảo hộ tiêu thụ trong nước Với vốn liếng ít ỏi, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, trong những năm đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn Để doanh nghiệp tồn tại và vươn lên trong cơ chế mới, doanh nghiệp quyết định đầu tư thiết bị và công nghệ mới vào sản xuất
Năm 1994, do quy hoạch của thành phố, công ty đã chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất vào khu A2 - xã phú diễn - Từ liêm - Hà Nội Cơ sở mới gồm 3 xưởng sản xuất chính, khối phòng ban, đơn vị phụ trợ, kho tàng, nhà ăn với gần 20.000m2
Song song với nhiệm vụ xây dựng và di chuyển tới dịa điểm mới, các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm được thực hiện tốt liên tục sản xuất năm sau cao hơn năm trước Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, quy mô hoạt động của công
Trang 2ty tiến dần từng bước tới hiện đại, các giải pháp về sản xuất liên kết, hợp tác, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là biện pháp hàng đầu.
Năm 1992-1993, công ty hợp tác với công ty P.D.G thái lan, mở thêm dây truyền sản xuất giầy dép nữ thời trang xuất khẩu và tuyển thêm 250 lao động ngoài xã hội vào làm việc Từ 7 tỷ đồng doanh thu năm 1992 đã tăng gấp đôi đạt 14 tỷ đồng Năm 1993 chính phủ tặng bằng khen cho tập thể cán bộ công nhân viên
Năm 1994 công ty ký hợp đồng hợp tác sản xuất với công ty CHIARMINGS Đài loan để mở thêm dây truyền thứ 3 sản xuất giầy cao cấp xuất khẩu được
Năm 1994 doanh thu đạt 20 tỷ đồng, bằng 135% cùng kỳ năm 1993 Do nhu cầu của thị trường và phát triển kinh doanh, năm 1995 công ty tiếp tục thành lập một xưởng hợp tác với công ty ASE Hàn Quốc, với giá trị đầu tư 7 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, đầu tư thiết bị để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Năm 1996 công ty mở rộng hợp tác với công ty YENKE Đài Loan để đầu tư dây truyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu với số vốn 6,7 tỷ đồng
Năm 1998 công ty đảm bảo cho 2.100 cán bộ công nhân viên đủ việc làm, tài sản và tiền vốn có trên 40 tỷ đồng (gấp 8 lần so với năm 1989) cải tạo và xây dựng 20.000m2 nhà xưởng trên mặt bằng 30.000m2 đất, đầu tư 7 dây truyền sản xuất giầy hoàn chỉnh khép kín bằng thiết bị tiến tiến của nước ngoài và trong nước với sản lượng 3,45 - 4 triệu đôi giầy mỗi năm Sản phẩm của công ty xuất khẩu sang trên 20 nước trên thế giới, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 70% - 80% doanh thu hàng năm
Đến cuối năm 2000 doanh thu của doanh nghiệp đạt trên 98 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2.350 lao động Ước tính năm 2001 doanh thu của doanh nghiệp đạt trên 100 tỷ đồng Và công ty sẽ tiếp thị phát triển để nâng cao hơn uy tín trên thị trường
2- ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT.
Bộ máy quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến bao gồm:
* Ban giám đốc gồm:
- Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, có nhiệm
vụ chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tổng giám đốc chỉ huy mọi hoạt động thông qua các trưởng phòng ban hoặc uỷ quyền cho các phó tổng giám đốc điều hành
- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: có nhiệm vụ chỉ huy theo sự phân công của tổng giám đốc về kế hoạch, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tham mưu
Trang 3giúp tổng giám đốc ra các quyết định có liên quan đến kỹ thuật, máy móc thiết bị.
- Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh: thực hiện nhiệm vụ được giao
về mặt kinh doanh như nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tham mưu giúp tổng giám đốc về mặt kinh doanh
* Các phòng ban:
- Phòng tổ chức: có nhiệm vụ tổ chức các công việc có liên quan đến tổ chức lao động, nhân sự ở công ty ngoài ra còn có nhiệm vụ chấp hành tình hình
tổ chức lao động, các chỉ thị, mệnh lệnh của giám đốc
- Phòng hành chính: cũng cũng có nhiệm vụ thực hiện các công việc có liên quan đến tổ chức quản lý, đối nội, đối ngoại trong công ty, chịu sự chỉ huy trực tiếp của giám đốc theo chức năng của mình
- Phòng kế hoạch-kinh doanh-xuất nhập khẩu: phụ trách vấn đề nhập xuất nguyên vật liệu, vật tư, thành phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kiểm tra về mặt
số lượng, chất lượng của nguyên liệu nhập, xuất thành phẩm trong kho, chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên hệ và ký hợp đồng bán hàng
- Phong kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất, máy móc
và thiết bị công nghệ, kiểm tra vật tư sản xuất Phòng chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, thiết kế mẫu sản phẩm mới
- Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, hạch toán kế toán trong công ty, tham gia đề suất với ban giám đốc công ty biện pháp tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh với quyền hạn và trách nhiệm của mình
- Phòng cơ năng: chịu trách nhiệm sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, lắp đặt hệ thống điện nước cho toàn công ty
- Phòng đảm bảo chất lượng: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất sản phẩm đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm và vật tư khi nhập và xuất kho
Trang 4SƠ ĐỒ
HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TYPhó Tổng Giám Đốc
Kỹ ThuậtPhó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh
Phòng KH KD XNKPhòng Hành ChínhPhòng Tổ ChứcPhòng TàiVụPhòng ĐBCLPhòng Kỹ ThuậtPhòng Cơ NăngTrung Tâm TM CGCN
XN Giầy XK Số 3
XN Giầy XK Số 2
XN Giầy XK Số 1
Trang 5: mối quan hệ quản lý và chỉ đạo: Mối quan hệ phối hợp công tác và chỉ đạo nghiệp vụ: Mối quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động
3- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ.
3.1- Bộ máy kế toán ở công ty
Ở công ty giầy Thụy khuê, phòng tài vụ gữ vai trò hết sức quan trọng với chức năng quản lý tài chính, theo dõi sự vận động của các loại tài sản, cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác, cụ thể cho giám đốc và các phòng có liên quan để ra quyết định chính xác điều hành sản xuất Với chức năng giám đốc, phòng thực hiện kiểm tra mọi hoạt động để bảo vệ sự thống nhất, chấp hành
Trang 6nghiêm chỉnh các quyết định của nhà nước về kế toán, thống kê, tiền lương hướng dẫn chỉ đạo các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và xác định vị trí quan trọng của phòng tài vụ, việc tổ chức bộ máy kế toán trong công ty để làm sao bộ máy đó linh hoạt và gọn nhẹ, vừa hoạt động có hiệu quả vừa đảm bảo lao động chuyên môn hoá các cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ máy kế toán tài chính được tổ chức như sau:
- Một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, điều hành mọi công việc chung trong văn phòng và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc trong công ty
- Một phó phòng kiêm công tác kế toán thành phẩm bán hàng, doanh thu và xác định kết quả, theo dõi phải thu của khách hàng
- Một phó phòng kiêm kế toán tiền mặt
- Bộ phận kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi việc mua bán và thanh lý TSCĐ, theo dõi nguyên giá TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Bộ phận kế toán nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập xuất từng loại nguyên vật liệu cụ thể, cung cấp chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất để tính giá thành sản xuất thực tế
- Bộ phận kế toán công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ: thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ thu chi bằng tiền mặt theo đúng quy định của Bộ tài chính cũng như của công ty, dảm bảo không được làm thất thoát vốn bằng tiền, đồng thời theo dõi tình hình nhập xuất công cụ dụng cụ, cung cấp số liệu cho kế toán giá thành
- Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, các khoản vốn bằng tiền, các khoản tạm ứng đồng thời nhập phiếu thu, phiếu chi khi có các nghiệp
vụ phát sinh bằng tiền mặt
Ở mỗi phân xưởng có các nhân viên kinh tế chuyên thanh toán lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm
SƠ ĐỒ
HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
KẾ TOÁN TRƯỞNG(kiêm kế toán tổng hợp)PHÓ PHÒNG TÀI VỤ
Trang 7(kiêm kế toán thành phẩm, bán hàng, xác định kết quả kinh, công nợ)
PHÓ PHÒNG TÀI VỤ (kiêm kế toán tiền mặt)
kế toán nguyên vật
liệu
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thanh toán với người bán
kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
kế toán tài sản cố định
kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu và ứng trước
kế toán công cụ dụng cụ và thủ quỹnhân viên kinh tế các xí nghiệp
Trang 8: Mối quan hệ chỉ đạo, giám đốc: Mối quan hệ hỗ trợ
- Nhập dữ liệu: các chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, các chứng từ nhập xuất hàng hoá
- In báo cáo: báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng các tài khoản khác như: quản lý vật tư, quản lý hàng hoá và báo cáo tổng hợp
- Bổ trợ: sửa tên đối tượng, vụ việc, sản phẩm
cập nhật số dư đầu nămlưu số liệu ra đĩa, lấy số liệu từ đĩabáo cáo trương trình tỷ giá đô la
Trang 9Quy trình công nghệ sản xuất là quy trình sản xuất vừa theo kiểu song song, vừa theo kiểu liên tục Các nguyên liệu khác nhau sẽ được sử lý theo các bước công nghệ khác nhau và cuối cùng kết hợp lại cho sản phẩm hoàn chỉnh.Nguyên liệu dùng vào sản xuất gồm các loại vải bạt, vải phin làm mũ giầy, các loại cao su làm đế giầy, các loại hoá chất sử dụng gồm paraphin, cacbonat, kẽm, bột mầu và các chất xúc tác, chất độn để làm dẻo cao su và tăng độ bền chống lão hoá.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DIỄN RA NHƯ SAU
Công đoạn đúc đếNguyên liệu Cao su, vải bạt, vải phin, hoá chất
Công đoạn bồiBồi dán bạt, phin với nhau đó cắt thành mũ giầy
Công đoạn maymay hoàn chỉnh thành mũ giầy
Công đoạn gò
Lồng mũ giầy vào phom giầy quét keo vào đế và chân mũ giầy, ráp đế vào mũ giầy rồi đưa vào gò Dán cao su làm nhãn giầy và dán đường trang trí lên giầy gò định hình, lưu hoá trong lò 60 phút
Công đoạn hoàn thiện: luồn dây giầy, kiểm nghiệm chất lượng, đóng gói
Trang 10II- TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ
Ở CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ
1- TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TSCĐ Ở CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ.
1.1- Đặc điểm TSCĐ ở công ty
TSCĐ ở công ty giầy Thụy khuê chủ yếu là các máy móc thiết bị công tác, các máy may phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm
Trang 11TSCĐ trong công ty chiếm tỷ trọng lớn, tính đến năm 2000 tổng số vốn cố định của công ty là: 61.370.602.479 đồng Hầu hết các máy móc thiết bị đều nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới với dây truyền sản xuất hiện đại, đảm bảo cho yêu cầu sản xuất sản phẩm với số lượng và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước.
Trong những năm gần đây hầu hết các máy móc thiết bị đều được công ty trang bị bằng nguồn vố tín dụng, điều này cho thấy công ty là một doanh nghiệp rất có uy tín trên thị trường
- Về mặt giá trị: việc theo dõi TSCĐ về mặt giá trị ở phòng kế toán tài vụ của công ty
Phòng tài vụ trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ ở công ty theo chỉ tiêu giá trị-tính toán, ghi chép việc tính khấu hao TSCĐ, phân
bổ khấu hao cho các đơn vị sử dụng và thu hồi vốn khấu hao để tái đầu tư TSCĐ
2- THỰC TẾ PHÂN LOẠI TSCĐ Ở CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ.
Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, công ty giầy Thụy khuê phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau:
2.1- Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
TSCĐ trong công ty được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau trong
đó chủ yếu là nguồn vốn vay tín dụng Để quản lý TSCĐ có hiệu quả thì công ty phân loại theo các nguồn:
- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp
- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn khác
- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung
2.2- Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
Theo cách phân loại này, TSCĐ của công ty được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: nhà xưởng, vật kiến trúc
- Nhóm 2: máy móc thiết bị
- Nhóm 3: phương tiện vận tải
Trang 12- Nhóm 4: dụng cụ quản lý
3- ĐÁNH GIÁ TSCĐ.
Cũng như các doanh nghiệp khác, TSCĐ của công ty giầy thụy khuê được đánh giá theo hai cách
3.1- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
Hiện nay hầu hết TSCĐ trong công ty đều được hình thành do mua sắm Theo cách đánh giá này, TSCĐ ở công ty được xác định như sau:
NG TSCĐ do mua sắm Giá mua TSCĐ theo hoá đơn
Chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử
Thuế (nếu có)
Đơn vị: Công ty giầy thụy khuê Mẫu số 01- TSCĐ
Địa chỉ: Xã phú Diễn-Từ liêm-HN Ban hành theo QĐ số1141 TC/QĐ/CĐKT
ngày 1/11/1995 của Bộ TC
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Ngày 3 tháng 6 năm 2001Ban giao nhận gồm:
Bà: Phạm Thu Hương - Tổng giám đốc - Đại diện bên nhận
Ông: Lê Anh Hải - Giám đốc - Đại diện bên giao
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty giầy thụy khuê
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Trang 13Năm sản xuất
Năm đưa vào
sử dụng
Công suất
lệ hao mòn
Tài liệu
kỹ thuật kèm theo
phí vận chuyển
Chi phí chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao
Kế toán công ty xác định nguyên giá TSCĐ như sau:
14.000.000 + 50.000 = 14.050.000đ
Kế toán ghi thẻ TSCĐ:
Đơn vị: công ty giầy Thụy khuê Mã số: 02 - TSCĐ
Địa chỉ: Xã phú Diễn-Từ Liêm-HN Ban hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT
ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 3 thnág 6 năm 2001
Căn cứ vào biên bản giao nhận ngày 3 tháng 6 năm 2001
Tên tái sản cố định: Máy vi tính
Nước sản xuất: Nhật
Năm sản xuất: 1999
Công suất:
Đình chỉ sản xuất ngày lý do
SHCT Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày Diễn giải NG -
Trang 14c sản xuất
Hàng năm đưa vào
sử dụng
Số hiệu TSCĐ
NG TSCĐ Khấu hao KH đã
tính đến khi ghi giảm
Chứng từ Lý do
giảm TSCĐ
lệ KH Mức KH
SH NT
3.2- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Ở công ty giầy Thụy khuê, giá trị còn lại của TSCĐ được đánh như sau:
Giá trị còn lại của TSCĐ = NG TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản
Ở công ty, việc đánh giá lại TSCĐ không được tiến hành, chỉ khi nào có tài sản thanh lý, nhượng bán thì mới đánh giá lại
4- TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐ.
4.1- Chứng từ kế toán sử dụng
Để hạch toán chi tiết TSCĐ, công ty sử dụng cá loại chứng từ sau:
+ Biên bản nghiệm thu+ biên bản thanh lý + hợp đồng xây dựng dự án và thanh toán đối với TSCĐ xây dựng+ Hoá đơn mua hàng
+ Hoá đơn bán hàng+ Phiếu thu, Phiếu chi+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho4.2- Đánh số TSCĐ
Ở công ty giầy thụy khuê, các loại tài sản được đánh số theo mã số
Trang 15003 - Phương tiện vận tải
004 - Dụng cụ quản lýVD: Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải thuộc nguồn vốn ngân sách có ký hiệu như sau:
V1 - 002 - Máy ép đế, máy khâu
V1 - 003 - ôtô
5- KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ Ở CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ.
5.1- Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận sử dụng và bảo quản
TSCĐ sau khi được mua sắm đầu tư, xây dựng có thể qua kho bàn giao cho các bộ phận sử dụng hoặc bàn giao thẳng cho các bộ phận sử dụng, từng bộ phận
xẽ thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng TSCĐ và lập kế hoạch sửa chữa khi có sự cố, hỏng hóc
5.2- Kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán tài vụ của công ty
Trong công ty, khi phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, trước hết phòng cơ năng kiểm tra chất lượng của tài sản đưa vào vận hành lắp đặt chạy thử Sau khi kiểm tra kỹ thuật, năng lực hoạt động của tài sản, nghiệm thu và lập biên bản bàn giao, phòng kinh doanh viết phiếu nhập kho sau đó gửi các chứng
từ liên quan lên phòng kế toán tài vụ để kế toán TSCĐ hạch toán nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ Mỗi TSCĐ được mở riêng một "thẻ tài sản cố định" để theo dõi Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao, biên bản giao nhận sửa chữa lớn sản phẩm hoàn thành Việc ghi thẻ TSCĐ được tiến hành khi mua TSCĐ, kế toán căn cứ vào biên bản để phản ánh vào cột "nguyên giá" Hàng năm căn cứ vào mức trích khấu hao phản ánh trên bảng khấu hao để ghi giá trị hao mòn ở cột "giá trị hao mòn" Sau đó đưa vào số hao mòn luỹ kế tính đến thời điểm đó để tính số liệu ở cột "cộng dồn"
"Thẻ tài sản cố định" của các TSCĐ trong cùng một nhóm được tập hợp vào một sổ riêng "sổ tài sản cố định" Sổ này được căn cứ từ những số liệu nguyên giá ghi trên "thẻ tài sản cố định" để ghi nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế Mỗi TSCĐ được mở một hoặc một số trang liên tiếp trong sổ này để theo dõi trong năm
6- KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH.
Để hạch toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình, kế toán trong công ty sử dụng TK 211, TK 411 và một số tài khoản liên quan khác
6.1- Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình
* Trường hợp tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
Sau khi nghiệm thu công trình bàn giao, đồng thời có quyết định của giám đốc đưa công trình vào sử dụng, căn cứ vào giá trị quyết toán của công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 211 (Theo nguyên giá tài sản cố định)
Trang 16Có TK 241Đồng thời tuỳ vào nguồn vốn sử dụng để có các bút toán điều chỉnh nguồn vốn.
VD: Tháng 5 năm 2001, công ty đã nghiệm thu công trình xây dựng nhà A3-1 (nhà phục vụ sản xuất - kho) với giá trị quyết toán toàn bộ công trình là 330.000.000 đồng
Hồ sơ tăng tài sản cố định gồm:
+ Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây dựng công trình
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao
+ Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng cơ bản
Sau khi ký kết hợp đồng thầu xây dựng và khi công trình hoàn thành, hai bên tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2001
BIÊN BẢN NGHIỆM THU BÀN GIAO
Tên công trình: Nhà A3 - 1 (nhà phục vụ sản xuất - kho)
Địa điểm xây dựng: Công ty giầy Thụy khuê - phú Diễn - Từ liêm - Hà nội
Chúng tôi gồm:
+ ĐẠI DIỆN BÊN A
Bà: Phạm Thu Hương Chức vụ: Tổng giám đốc công ty
+ ĐẠI DIỆN BÊN B
Ông: Vũ Khắc Khôi Chức vụ: Giám đốc công ty
Tiến hành nghiệm thu công trình: Nhà A3 - 1 (nhà phục vụ sản xuất - kho)
- Về phần khối lượng: Công việc và chất lượng đơn vị thi công đúng theo
dự toán thiết kế của bên A, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật
- Về tiến độ thi công: Thi công đảm bảo tiến độ, an toàn theo yêu cầu của bên A
Kết luận: Đồng ý bàn giao và đưa vào sử dụng
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trang 17Khi công trình được nghiệm thu, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng và bên A quyết toán giá trị công trình cho bên B.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt namĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Ngày 16 tháng 05 năm 2001
Số 31Tên công trình: Nhà A3 - 1 (nhà phục vụ sản xuất - kho)
Địa điểm xây dựng: Công ty giầy Thụy khuê - phú Diễn - Từ liêm - Hà nội
Biên bản thanh lý HĐ số 121 Căn cứ vào hợp đồng thầu xây dựng công trình 01-HĐKT ngày 1 tháng 3 năm 2001
Căn cứ biên bản nghiệm thu bàn giao ngày 15/5/2001
Hai bên chúng tôi gồm có:
- Bên A(chủ đầu tư): Công ty giầy Thụy khuê
Đại diện là bà - Phạm Thu Hương - Tổng giám đốc công ty
- Bên B (bên nhận thầu): Công ty xây dựng phú Minh
Đại diện là ông - Vũ Khắc Khôi - Giám đốc công ty
Hai bên thống nhất đưa vào biên bản những nội dung sau:
1/ Căn cứ vào các điều khoản ghi trong hợp đồng giao nhận thầu, hai bên
A và B đã có trách nhiệm tốt với nội dung đã nêu trong hợp đồng