Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả của Việt nam vào thị trường Mỹ
Trang 1KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2MỤC LỤC
L I M ỜỞ ĐẦ 1UCHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG V TH TRỀỊƯỜNG RAU QU MẢ Ỹ 3
I TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 3
1 Đ C ĐI M C A TH TRẶ Ể Ủ Ị ƯỜNG RAU QU MẢ Ỹ 3
2 NÉT CHUNG V TÌNH HÌNH TIÊU TH RAU QU C A TH TRỀ Ụ Ả Ủ Ị ƯỜNGM Ỹ 4
2.1 M c tiêu th rauứ ụ 5
2.2 M c tiêu th qu c thứ ụ ả ụ ể 6
3 TÂM LÝ, TH HI U, T P QUÁN TIÊU DÙNGỊ Ế Ậ 9
II S N XU T VÀ CUNG C P TRONG NẢẤẤƯỚ 11C1 DI N TÍCH, NĂNG SU T VÀ CÔNG NGH CANH TÁCỆ Ấ Ệ 11
2 S N LẢ ƯỢNG RAU QU QUA CÁC NĂMẢ 12
Trang 33.2.1 Qu nhi t ảệ đớ 28i
3.2.2 Qu có múi Mảở ỹ 30
3 C C U TH TRƠ Ấ Ị ƯỜNG NH P KH U C A MẬ Ẩ Ủ Ỹ 31
CHƯƠNG IITH C TR NG XU T KH U RAU QU C A VI T NAM VÀO TH TRỰẠẤẨẢ ỦỆỊƯỜNG MỸ TRONG NH NG N M G N ÂYỮĂẦ Đ 34
I ÁNH GIÁ CHUNG V TÌNH HÌNH S N XU T TRONG NĐỀẢẤƯỚ 34C1 DI N TÍCH Ệ 34
1.KIM NG CH XU T KH U C A RAU QU VI T NAMẠ Ấ Ẩ Ủ Ả Ệ 43
1.1.Đ c đi m và xu hặ ể ướng bi n đ ng c a kim ng ch xu t kh u rauế ộ ủ ạ ấ ẩqu Vi t Nam vào th trả ệ ị ường Mỹ 43
1.1.1 Đặ đ ểc i m và xu hướng bi n ế động chung c a kim ng ch xu tủạấ kh u rau qu Vi t Nam ẩả ệ 43
1.1.2 Xu hướng bi n ế động c a kim ng ch xu t kh u rau qu Vi tủạấẩả ệ Nam vào th trị ường Mỹ 47
1.2 Kim ng ch xu t kh u theo c c u m t hàngạ ấ ẩ ơ ấ ặ 48
2 C C U TH TRƠ Ấ Ị ƯỜNG XU T KH UẤ Ẩ 51
2.1 Nh ng th trữ ị ường xu t kh u rau qu c a Vi t Namấ ẩ ả ủ ệ 51
2.1.1 Th trị ường Liên xô và các nướ Đc ông Âu 52
2.1.2 Th trị ường Trung Qu cố 53
Trang 42.1.3 Các th trị ường Nh t B n, ài Loan, H ng Kông và Hàn Qu cậ ả Đồố 54
2.1.3.Các nước ASEAN 55
2.1.4 Các th trị ường khác 55
2.2 T m quan tr ng c a vi c m r ng th trầ ọ ủ ệ ở ộ ị ường đ i v i xu t kh uố ớ ấ ẩ rau qu c a Vi t Namả ủ ệ 56
3 CH T LẤ ƯỢNG VÀ KH NĂNG C NH TRANH C A XU T KH U RAUẢ Ạ Ủ Ấ ẨQU VI T NAM VÀO MẢ Ệ Ỹ 58
3.1 Ch t lấ ượng c a rau qu Vi t nam ủ ả ệ 58
I ĐỊNH HƯỚNG XU T KH U RAU QU VÀO TH TRẤẨẢỊƯỜNG MỸ 66
1 D BÁO TH TRỰ Ị ƯỜNG RAU QU C A M TRONG NH NG NĂMẢ Ủ Ỹ ỮT IỚ 66
3.2 Quy ho ch vùng s n xu t rau qu t p trungạ ả ấ ả ậ 73
Trang 5II GI I PHÁP M R NG XU T KH U RAU QU VÀO TH TRẢỞ ỘẤẨẢỊƯỜNG MỸ
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rất đáng kể Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác có vị thế trên thế giới Từ khi Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII hướng dẫn thực hiện đa dạng hoá cây trồng, hướng về xuất khẩu, ngành rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển, và thích ứng kịp trước những biến động đột ngột của thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường Mỹ.
Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ, đặc biệt là hiệp định thương mại song phương được ký kết và có hiệu lực tháng 12/2001 là động lực mở cánh cửa thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn và lớn nhất thế giới, để cho các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc và cạnh tranh một cách bình đẳng với các nước khác Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu và đa phương hoá thị trường.
Trong bối cảnh đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng xuất
khẩu rau quả của Việt nam vào thị trường Mỹ” cho khoá luận tốt nghiệp
của mình Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Trung Vãn cùng với sự nỗ lực của bản thân, em mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về các giải pháp nhằm mở rộng xuất khẩu rau quả Việt Nam
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát thị trường rau quả Mỹ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây
Chương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng do những hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và khả năng của người viết, nên đề tài này khó tránh khỏi
Trang 8những sai sót Vì vậy em mong được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong Trường và ý kiến của đông đảo độc giả
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Lan Phương
Trang 9CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ
I TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
1 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ
Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhất thế giới (9,4 triệu km2), dân số đông với thành phần số rất phức tạp Đây là một quốc gia trẻ với nhiều người nhập cư từ khắp các châu lục trên thế giới, thực sự là một thị trường khổng lồ và rất lý tưởng đối với những nước muốn đẩy mạnh xuất khẩu Thị trường rau quả Hoa Kỳ là một thị trường với mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại và luôn có xu hướng tăng Do lượng dân nhập cư ngày càng đông và mang đến những sở thích thị hiếu tiêu dùng khác nhau, lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối cũng tham gia không kém phần sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này Mỹ là một trong những nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu trái cây và rau lớn nhất thế giới Phần lớn rau quả được phân phối qua hệ thống kênh phân phối là các siêu thị bán lẻ và các cửa hàng thực phẩm, cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng khắp nước Mỹ Vai trò của các nhà trung gian phân phối như người chuyên nhập khẩu, người bán buôn ngày càng giảm, còn vai trò của các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ ngày càng tăng Họ đặt trực tiếp các đơn đặt hàng từ những nhà xuất khẩu nước ngoài vừa giảm được phí trung gian, vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá Trong những năm gần đây, xu hướng sát nhập các tập đoàn phân phối thực phẩm của Mỹ diễn ra mạnh mẽ Quá trình này dẫn đến một số tập
Trang 10đoàn lớn thao túng và chi phối thị trường Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ trở nên khó khăn hơn và phải thông qua các tập đoàn trên Một đặc trưng nữa rất riêng của thị trường Mỹ, đó là một phần lớn khối lượng rau quả tiêu thị trên thị trường là những rau quả nhập khẩu Nhưng dù là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của thế giới nhưng đây lại là thị trường khắt khe, không phải rau quả nào cũng “chen chân” được vào thị trường này mà đó phải là những loại đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch thực phẩm phức tạp của Hoa Kỳ Vấn đề nhãn hiệu cũng rất được chú ý, hầu hết các rau quả tham gia trên thị trường đều có nhãn hiệu của các công ty hay tư nhân để đảm bảo chất lượng tiêu dùng Hiện nay, xu hướng của thị trường Hoa Kỳ là tăng cường các biện pháp bảo hộ và tăng lượng giao dịch rau quả tươi trong tổng lượng giao dịch các sản phẩm rau quả
2 NÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ
Thị trường Mỹ được coi là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, xã hội Mỹ được coi là xã hội tiêu thụ Người ta ước tính rằng hàng năm nước Mỹ tiêu gấp nhiều lần các nước khác Ngày nay nhận thức được về vai trò của rau và quả đối với sức khoẻ được nâng lên, nên rất nhiều người tiêu dùng Mỹ tăng cầu đối với mặt hàng này Nhìn chung mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau quả của Mỹ luôn cao hơn so với mức trung bình của thế giới Mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau trên thế giới là 90 kg/năm, Việt Nam là 60kg/năm Trong khi đó mức bình quân của Mỹ rất cao, lên tới 187 kg một người/năm, tức là gấp đôi mức bình quân của thế giới Còn mức tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của Mỹ cũng đạt mức gần 130kg/năm Cầu lớn kéo theo cung cao, lượng rau quả tham gia trên thị trường này hết sức sôi động, đa dạng các chủng loại, trong đó một phần lớn là rau quả
Trang 11được nhập khẩu từ các nước khác Nhưng nguồn cung trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ đó, nên hàng năm Mỹ phải nhập khẩu một khối lượng đáng kể để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân Rau quả tươi chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm rau quả nói chung Các loại quả tươi phổ biến trên thị trường nước này là chuối, táo, cam, xoài, lê, quýt, đu đủ, dâu tây… Nước quả cũng là loại sản phẩm chế biến được yêu thích và tiêu dùng nhiều thứ hai sau hoa quả tươi Đặc biệt người Mỹ thích sử dụng các loại nước ép thay cho nước uống và thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, chiếm tỷ trọng hơn 1/3 cơ cấu tiêu dùng hoa quả Ngoài ra còn có các dạng chế biến khác như: đóng hộp, đông lạnh, sấy khô…
2.1 Mức tiêu thụ rau
Mức tiêu dùng bình quân mỗi người năm 2001 là 200,4 kg rau (kể cả khoai tây, nấm đậu đỗ, khoai lang), giảm 2% so với năm 2000, trong đó lượng rau tươi được tiêu thụ không thay đổi, vẫn giữ ở mức 78kg; nhưng cầu đối với rau hộp và rau bảo quản lạnh lại giảm, đạt 52 kg/người so với 55,2kg của năm 2000 Năm 2002, tổng lượng rau được tiêu thụ giảm nhẹ so với năm trước, chủ yếu là do rau tươi giảm, còn rau lạnh và đóng hộp tăng với số lượng nhỏ Khoai tây là loại rau được tiêu dùng nhiều nhất ở Mỹ, khối lượng tiêu thụ hàng năm luôn ở mức cao, gấp nhiều lần các loại rau khác Mức tiêu thụ bình quân là 62,3 kg mỗi người từ năm 1998 đến nay Dấu hiệu giảm bắt đầu từ năm 2001, nguyên nhân do ảnh hưởng của giá cao vì nguồn cung trên thị trường giảm
Bảng 1: Tiêu thụ rau bình quân đầu người ở Mỹ ( Đơn vị: kg)
Trang 12Nguồn :USDA- 2002/ Vegetables and melon yearbook 2002.
Qua bảng số liệu trên cho thấy rõ tình hình tiêu thụ rau ở Mỹ trong những năm qua vẫn được duy trì khá ổn định và ở mức cao (trên 200kg/người/năm), trong đó cao nhất là năm 2000 với mức 205,3kg/người.
2.2 Mức tiêu thụ quả cụ thể
Mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2000 ở Mỹ là 139 kg, tăng 3% so với năm 1999 và các năm về trước, đạt mức cao thứ hai trong lịch sử từ trước đến nay ( mức cao nhất là năm 1998) Trong đó, tiêu thụ quả có múi tăng 8%, bằng 59kg/người, chủ yếu là do cung trong nước tăng vì đây là một năm được mùa của Mỹ Tuy vậy tiêu dùng các loại quả khác lại giảm 1% so với năm trước, ở mức 80kg/người Trong 3% tăng so với năm trước đó, chủ yếu là do lượng tiêu dùng quả tươi tăng, đặc biệt là quả có múi tươi Cam tươi, quýt tươi, bưởi lai quýt được tiêu thụ nhanh với khối lượng lớn, nhưng chanh và bưởi lại giảm nhẹ so với năm trước Việc tiêu dùng cam tươi tăng, loại quả tươi chiếm tỷ trọng 1/2 trong toàn bộ tiêu dùng quả có múi tươi, tác động mạnh đến mức tăng tiêu dùng chủng loại quả này nói chung Tuy nhiên mức tiêu thụ các loại quả khác ngoài quả có múi lại
Trang 13Trong khi đó các loại quả nhiệt đới khác được nhập khẩu lại tăng tiêu dùng, đạt mức tiêu dùng kỷ lục Quả đóng hộp năm 2000 đạt bình quân đầu người là 7kg, chủ yếu là tăng lượng cung nội địa, cùng với xuất khẩu giảm kéo theo đầu vào để sản xuất quả đóng hộp tăng Mức tăng lượng đào đóng hộp tiêu thụ bình quân mỗi người trong năm, và các loại quả đóng hộp như: táo, đào ngọt, mận không thay đổi Sản phẩm quả đông lạnh cũng tăng trong năm này, bình quân mỗi người là 1,5kg Bên cạnh đó tiêu thụ quả sấy khô và nước quả lại giảm, bình quân mỗi người dùng hơn 1 kg sản phẩm quả khô và 4 kg sản phẩm nước quả Nguyên nhân chủ yếu làm tiêu dùng nước quả giảm là do nguyên liệu làm nước ép ít, thất thu sản lượng cộng với nhập khẩu ít.
Năm 2002, người Mỹ tiêu dùng nhiều hoa quả tươi, sấy khô, đông lạnh và nước ép nhiều hơn so với năm 2001, trung bình mỗi người là 129 kg, trong đó có 45 kg hoa quả tươi, 84 kg hoa quả chế biến dưới các dạng khác nhau Tiêu thụ các loại quả không có múi tươi và chế biến đều tăng so với năm 2001, nhưng tiêu thụ các quả có múi lại giảm Mùa cam cho mức sản lượng thấp hơn ở Florida đã làm giảm đáng kể mức cung cấp các loại cam tươi cho thị trường trong nước cũng như nguyên liệu làm nước trái cây.
Bảng 2- Tiêu thụ bình quân đầu người một số loại rau quả chính ở Mỹ (Đơn vị: kg)
Táo 45.9 48.4 48.3 47.0 Nho 53.1 45.4 46.9 51.0 Chuối tươi 27.6 28.6 31.4 29.2 Cam 85.8 97.5 86.9 91.5 Bởi 16.5 15.2 15.6 15.4 Đào 10.2 8.9 9.7 10.0
Trang 14Lê 7.0 6.7 6.9 6.2 Dứa 12.4 11.2 13.3 12.9 Xoài tươi 1.8 1.6 2.0 2.2
Nguồn: USDA-2002/Fruit and Tree Nuts yearbook
Qua bảng trên ta thấy cam, chuối, táo, nho, là những loại quả được tiêu dùng phổ biến ở Mỹ Chuối tươi vẫn là trái cây được ưa thích nhất với con số bình quân đầu người trong những năm qua là 13kg, trong đó mức cao nhất là 14,3kg năm 1999 Hiện nay, lượng chuối tiêu thụ có giảm nhẹ, nhưng đây vẫn là loại quả tươi xếp thứ nhất trong sản lượng tiêu dùng hàng năm ở Mỹ Tiếp theo là táo tươi với khối lượng trung bình là hơn 8kg/người Cam tươi đạt mức tiêu thụ lớn nhất vào những năm 50-60 (bình quân 8,5 kg mỗi người, bởi lẽ lượng xuất khẩu ít, lại được mùa liên tiếp nên cung cấp trong nước dồi dào; những năm sau đó mức tiêu thụ giảm dần, đạt thấp nhất là 5,4kg Tuy vậy gần đây có xu hướng tiêu dùng dưới dạng tươi tăng trở lại do giống cam được cải thiện và giá lại rẻ hơn Nước cam luôn là loại nước quả được ưa thích nhất ở Mỹ, dẫn đầu trong các loại nước hoa quả có mặt trên thị trường, người tiêu dùng Mỹ thích sử dụng nước cam thay cho các loại nước uống hàng ngày và thay cho cam tươi Nhận thức được vai trò của cam đối với sức khoẻ, cung cấp nhiều Vitamin C và các loai axit tốt, vì vậy tiêu dùng nước cam vẫn giữ được mức ổn định trong suốt hàng chục năm
Xoài, đu đủ là những loại quả nhiệt đới chủ yếu được nhập khẩu để đảm bảo cho cầu trong nước, tuy bình quân tiêu dùng loại quả này còn chưa cao nhưng có xu hướng tăng tiêu dùng trong những năm gần đây và sắp tới Xoài nhập khẩu chiếm tỷ trọng 75% trong cơ cấu tiêu dùng, so với mức 3,4% thời kỳ những năm 80 Tốc độ tăng tiêu dùng của đu đủ nhập khẩu ở
Trang 153 TÂM LÝ, THỊ HIẾU, TẬP QUÁN TIÊU DÙNG
Quan điểm tiêu dùng của người Mỹ: Nếu người Đức coi thường hành
vi tiêu dùng hoang phí, người Nhật xem thái độ tiết kiệm là hành vi quý tộc thì người Mỹ ngược lại: văn hoá người Mỹ tôn sùng tiêu dùng đến mức cho rằng: giá trị của một cá nhân trong xã hội không xác định bằng việc cá nhân ấy đã làm gì và tiết kiệm được bao nhiêu mà là xác định bởi tiêu chuẩn cá nhân ấy tiêu dùng như thế nào Vì vậy người ta vẫn thường nói đó là thế giới của tiêu dùng Chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, văn hoá, lối sống, mức sống, thị hiếu tiêu dùng nói chung của người Mỹ rất đa dạng Ngay cả khi bán hàng cho mỗi bang, mỗi vùng của Mỹ, người ta có thể phải sử dụng những chiến lược Marketing khác nhau Yêu cầu của người tiêu dùng đối với phẩm cấp hàng hoá cũng có nhiều loại: từ phẩm cấp thấp, phẩm cấp trung bình đến phẩm cấp cao Đặc biệt người Mỹ khác người Châu Âu ở điểm không quá cầu kỳ, mà chuộng những hàng hoá đơn giản và tiện dụng, những sản phẩm mới lạ, độc đáo, kích thích sự tò mò Riêng đối với thực phẩm, tâm lý tiêu dùng của người Mỹ rất thận trọng, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm thuộc loại cao cấp Rau và quả là những mặt hàng rất nhạy cảm với người tiêu dùng, vì vậy những yêu cầu về vệ sinh kiểm dịch thực phẩm của nước này rất khắt khe Các sản phẩm rau quả được coi là đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ phải hội tụ những tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
độc hại có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo quản sản phẩm Hoặc khi có một số hoá chất độc được sử dụng thì phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, liều lượng, cách thức sử dụng sao cho lượng tồn dư chất độc hại trong sản phẩm không quá giới hạn cho phép Sản phẩm rau
Trang 16sạch còn là sản phẩm không tồn tại quá mức cho phép về các loại vi khuẩn gây bệnh cho con người
mãn được các yêu cầu cơ bản là: bảo quản sản phẩm bên trong, đẹp về hình thức; tiện lợi cho người sử dụng; trên bao bì phải ghi rõ các nội dung, địa chỉ sản xuất, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, đặc điểm sản phẩm, cách sử dụng…
Thứ ba, là rau quả bán trên thị trường phải được cơ quan kiểm dịch có uy tín về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Mức sống càng tăng lên do kinh tế phát triển và thu nhập cao, xu hướng tiêu dùng cũng ít nhiều thay đổi Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm rau quả tươi hơn rau quả đã qua chế biến dưới dạng đóng hộp, sấy khô, muối Thực chất, các loại quả và rau giàu giá trị dinh dưỡng hơn khi được sử dụng ở dạng tươi với điều kiện vệ sinh an toàn Trừ cây dứa và một số cây đặc biệt khác như lạc liên (vốn dĩ trồng để chế biến), hầu hết các loại quả và rau phải ăn tươi mới đúng giá trị của nó Vì vậy, thị trường các loại rau quả chế biến đang ở trong giai đoạn bão hoà ở các nước phát triển, và rau quả tươi có đơn giá cao hơn trên thị trường quốc tế thậm chí còn cao hơn cả những sản phẩm rau quả đã qua chế biến Theo tài liệu của FAO, các nhà nghiên cứu rút ra xu hướng tiêu dùng nói chung ở các nước phát triển và ở Mỹ nói riêng là:
- Người tiêu dùng muốn sử dụng quả "sạch", sản xuất theo công nghệ mới chỉ dùng phân hữu cơ, giảm thiểu tối đa dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu.
- Quả phải sạch sẽ, tươi ngon, được trình bày đẹp, được bao gói cẩn thận, có ghi đặc điểm, hàm lượng dinh dưỡng, có hướng dẫn cách dùng.
Trang 17- Quả có màu sắc, hình thức đẹp, hấp dẫn, người mua, dễ tiêu dùng và còn dùng để trang trí.
- Người tiêu dùng ngày càng ưa thích nước quả ép nguyên chất không pha đường, không có chất phụ gia, thích các đồ uống pha chế trên cơ sở nước quả nguyên chất tạo hương vị hấp dẫn.
Xu hướng tiêu thụ từ nay đến năm 2010:
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng- Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn
- Tăng nhu cầu đối với các nhãn mác tư nhân của các tập đoàn bán lẻ - Tăng xu hướng phân cực thị trường
- Tăng yêu cầu đối với nhãn mác sản phẩm
II SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TRONG NƯỚC
1 DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ CÔNG NGHỆ CANH TÁC
Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhất thế giới (9,4triệu km2), phía Bắc và Nam giáp 2 nước Canada và Mêhicô, phía Đông và Tây giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương Với lãnh thổ rộng lớn (bề ngang 4000 km, dài 2500 km), Hoa Kỳ có tất cả các loại địa hình, khí hậu, đồng bằng rộng lớn ở phía Đông và ở dải ven biển phía tây, núi cao ở phía tây Khí hậu ôn đới và cận nhiệt phía Nam, hàn đới phía Bắc Khí hậu, địa hình đa dạng cho phép Mỹ phát triển các sản phẩm nông nghiệp trên quy mô lớn Với diện tích canh tác là 12 triệu ha, nông nghiệp Mỹ được chuyên môn hoá sản xuất theo vùng ở mức độ cao Các vành đai cây trồng vật nuôi được hình thành ở một số vùng trong nước:
Trang 18“Vành đai ngô” hình thành trong địa phận các bang Ôhaiô, Indiana, Ilinoi, “Vành đai lúa mỳ” lớn nhất là vùng lãnh thổ ngũ hồ, giới hạn bởi các vùng Mitxitxipi và Mitxuri, các loại cây ăn quả chủ yếu được trồng ở các bang California và Florida, cùng một số bang khác Đảo Hawai có khí hậu thổ những, thích hợp với cây mía, dứa Rau được trồng nhiều nhất ở bang Florida và Michigân, và dải dác ở khắp các bang khác Các nông trại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Mỹ, phần lớn sản lượng rau quả là do các nông trại lớn ở nước Mỹ cung cấp Sự ra đời của các tổ hợp nông - công nghiệp góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nông nghiệp Mỹ, năng suất nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng có xu hướng tăng theo thời gian Năng suất là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp Mỹ trong những thập kỷ qua Mỹ đều có những thế mạnh về năng suất như: độ màu mỡ của đất, chất lượng của cơ sở hạ tầng, máy móc, thuỷ lợi và lao động Công nghệ canh tác được cơ giới hoá cao, kỹ thuật tiên tiến, sử dụng phân bón lớn, thuỷ lợi tốt, lại có những chính sách tài trợ hiệu quả của nhà nước, nền nông nghiệp Mỹ thực sự vững mạnh và phát triển
2 SẢN LƯỢNG RAU QUẢ QUA CÁC NĂM
Công nghệ canh tác hiện đại kết hợp với những chính sách nông nghiệp phù hợp của chính phủ đã tác động mạnh đến năng suất cây trồng ở Mỹ kéo theo sản lượng rau quả lớn hàng năm.
Trang 19Bảng 3: Sản lượng rau và quả của Hoa Kỳ trong những năm gần đây (Đơn vị: 1000 tấn)
Tổng sản lượng
70,9
Nguồn: ERS.USDA-2003/ Vegetable and Melon Outlook
Là một trong những nước sản xuất rau và quả lớn của thế giới, sản lượng rau quả của Mỹ trung bình đạt trên 70 triệu tấn mỗi năm (trong đó không kể khoai tây, đậu đỗ, dưa, khoai lang, nấm) Năm 2000 là năm được mùa nhất của Mỹ, tổng sản lượng rau quả gần lên tới 80 triệu tấn, tăng nhiều so với những năm trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi Nhưng những năm gần đây, sản lượng rau quả lại có xu hướng giảm, mức độ giảm đáng kể, trung bình giảm 5 triệu tấn mỗi năm.
2.1 Sản lượng rau
Năm 2001, tổng sản lượng rau giảm 7%, chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm, thời tiết mùa xuân quá ẩm ướt ở California, lại hạn hán ở các bang miền Đông và Tây Chỉ một số loại rau vẫn tăng như: Đậu Hà Lan, khoai lang, rau Bina, còn nhiều loại khác như: Bí, tỏi, hạt tiêu, rau bina bị giảm diện tích kéo theo sản lượng thấp, ảnh hưởng đến toàn bộ lượng rau tươi được tiêu thụ trên thị trường Các loại rau chế biến dưới dạng đóng hộp giảm 14% so với năm 2000, nhưng rau bảo quản lạnh lại tăng 4% Hạn
Trang 20hán ở Michigân và Newyork làm sản lượng đậu khô giảm mạnh tới 26% Năm 2002, sản lượng rau tăng 5% so với năm 2001, đây là mức cao thứ 3 sau kỷ lục năm 2000 và đỉnh cao của năm 1999 Sản lượng đậu đỗ tăng 53%, khoai tây tăng 6% (trong đó khoai tây chế biến tăng 26%) Mùa vụ rau diếp đạt sản lượng thấp hơn so với năm trước 4%, cải xanh cũng giảm 9% sản lượng Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp sản lượng rau tươi giảm, do năng suất của cả hai vụ Đông và Xuân đều thấp Rau đóng hộp tăng một lượng bằng 1/5 so với tổng sản lượng của năm 2001, dẫn đầu là tăng sản lượng khoai tây Thời tiết thuận lợi ở Michigân cộng với diện tích trồng cao hơn đã đưa sản lượng đậu nhẩy vọt sau vụ mất mùa do hạn hán của năm trước.
2.2 Sản lượng quả
Sau một năm thất thu vì thời tiết xấu, giá lạnh kéo dài làm năng suất của hầu hết các loại quả đều giảm, năm 2000 là năm được mùa hoa quả nhất từ trước đến nay của Mỹ, với mức sản lượng vượt 36 nghìn tấn, tăng 15% so với năm trước Đây cũng là năm cây có múi cho ra sản lượng lớn thứ 2 trong những năm gần đây (sau năm 1998) nhưng có mức tăng sản lượng lớn nhất: 27% Một phần đóng góp đáng kể vào mức tăng này là của sản lượng cam đã trở lại mức bình thường sau một năm giảm kỷ lục Nho chiếm 41% trong tổng sản lượng các loại quả khác, mức tăng là 23%, là loại trái cây quan trọng góp phần tăng chính của các loại trái cây không có múi Ngoài ra còn được mùa các loại quả khác như: đào, mơ, mận, đu đủ, dâu tây, bơ, chuối và dứa ở Hawai
Sản lượng quả có xu hướng giảm kéo dài từ sau năm 2000 đến nay, mùa vụ sản xuất quả năm 2001 giảm 8% so với năm trước, trong đó, quả có múi giảm 6% các loại quả khác giảm 11% Nguyên nhân chủ yếu dẫn
Trang 21đến việc giảm này là do diện tích trồng và năng suất thấp hơn năm 2000 Thêm vào đó là nhân tố thời tiết không được thuận lợi: hạn hán ở Florida, mưa dưới mức trung bình và gió to, mưa đá ở Wasington, hai bang sản xuất trái cây lớn nhất nước Mỹ Riêng chỉ có sản lượng quả chà là, ôliu, chanh, xuân đào, lê và dứa ở Hawai là cao hơn năm trước Năm 2001 cũng là năm mà một số loại quả chính yếu như : nho, táo, cam đều giảm, kéo theo việc giảm mùa màng của cả nước Khối lượng táo giảm 10% so với năm 2000 và nho giảm 15% Hai vùng trồng nhiều nho nhất cả nước là California và NewYork đều mất mùa, với mức giảm lớn nhất là 67% ở Michigân Nho trồng để làm rượu vẫn tăng đều trong những năm qua và nho chế biến để làm nước ép đều giảm Trong việc giảm sản lượng nói chung của các loại quả có múi thì cam giảm ít nhất, sản lượng có giảm ở bang Florida, California và Arizona, nhưng tăng ở Texas do thời tiết thuận lợi.
Năm 2002, là năm được mùa của những cây không có múi và hạt dẻ, kéo theo sản lượng cây ăn trái nói chung đạt khoảng 33,4 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2001 Trong khi đó sản lượng quả có múi lại giảm, nhất là bưởi và chanh Đây là năm mùa cây có múi thấp nhất từ trước đến nay của Mỹ không kể năm 1999 do thời tiết giá lạnh tàn phá mùa màng California và Arizon là 2 bang dẫn đầu cả nước về sản lượng chanh Tính riêng năm 2002, diện tích giảm và năng suất thấp ở 2 bang này dẫn đến giảm sản lượng quả có múi trong cả nước Ngoài ra còn có các bang như Florida, Texas, Arizona, nơi cung cấp phần lớn bưởi cho toàn nước Mỹ cũng giảm sản lượng cây bưởi, việc giảm năng suất trên mỗi ha từ năm 1997-1998 cũng tác động không nhỏ đến giảm sản lượng trong năm 2000 Các loại quả khác tăng 3%, chủ yếu là do tác động của khối lượng nho tăng 12% Đây là vụ nho được mùa thứ hai trong suốt nhiều năm qua, sản lượng nho chiếm 43% trong tổng sản lượng quả không có múi, trong khi đó năm 2001
Trang 22mới chiếm khoảng 20% Một số loại quả khác như: đào, mận, mơ, quả vả, dâu tây, chà là cũng đều tăng Một đặc điểm quan trọng là cây hạch của Mỹ chiếm diện tích không lớn, chỉ chiếm tỷ trọng 4% trong tổng sản lượng quả nói chung nhưng là loại cây có mức tăng sản lượng nhanh nhất, hơn bất cứ trái cây nào trong những năm qua, năm 2001tăng 20%, năm 2002 tăng 11%
Trang 23Bảng 4: Tình hình sản lượng một số loại quả chính ở Mỹ trong những năm qua ( Đơn vị: tấn)
Nguồn: USDA-2003/Fruit and Tree Nuts yearbook
Sau 3 năm giảm liên tục, mùa táo Mỹ năm 2003 dự đoán đạt 4,2 triệu tấn, tăng 8% so với năm ngoái, nhưng vẫn còn ở mức nhỏ hơn so với vụ mùa năm 1988 Sự bứt phá này trong sản xuất chủ yếu là do được mùa ở các bang miền Đông và Trung đất Mỹ Thời tiết thuận lợi, các bang ở miền Đông dự tính đạt gần 1,044 triệu tấn, tăng 27% so với sản lượng vụ năm ngoái, các bang miền Trung đạt 0,6 triệu tấn, tăng 64% Michigân là bang có sản lượng táo lớn nhất miền trung nước Mỹ, ước tính sẽ đạt 440.380 tấn, gần gấp đôi vụ mùa thiệt hại do giá lạnh năm trước Với sản lượng là 2,587triệu tấn, các bang miền tây giảm sản lượng 5%, do năng suất giảm ở bang có sản lượng táo hàng năm lớn nhất nước Mỹ, Washington.
Nho là một trong những loại cây ăn quả quan trọng ở Mỹ, sản lượng nho luôn chiếm 1/3 sản lượng của các loại cây không có múi ở Mỹ Nho chủ yếu được trồng ở California và Washington Năm 2003, nho cho sản lượng là 6,4 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2002, nhưng tăng 7% so với năm 2001 Nho ở bang California chiếm tỷ trọng 89% cả nước (3,7triệu tấn)
Nước Mỹ là nước sản xuất cam đứng thứ hai thế giới sau Braxin, sản lượng của hai nước gộp lại bằng 1/2 tổng sản lượng toàn cầu Cam là loại quả có giá trị sản xuất đứng thứ 2 sau nho, đạt 1,7 tỷ đôla năm 2000, chiếm
Trang 2416% giá trị sản xuất quả toàn quốc Sản xuất cam tăng nhanh trong những thập kỷ qua, trung bình tăng ở mức 49% Khoảng 80% sản lượng cam được đem đi chế biến, chủ yếu dưới dạng nước cam, còn lại là tiêu thụ tươi Bang có sản lượng cam đứng đầu và cũng là bang chế biến cam lớn nhất nước Mỹ là Florida Trong những năm gần đây, Mỹ là nước xuất khẩu cam đứng thứ nhì thế giới, sau Braxin, trong khi đó chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu.
Quýt là loại quả có múi quan trọng của Mỹ, đặc biệt nhu cầu tiêu dùng quýt tăng trong những năm qua, sản lượng quýt vẫn giữ ở mức trung bình trên 250.000 tấn/năm Tốc độ tăng sản lượng từ năm 1980 đến nay là 6%/năm Các bang trồng nhiều quýt nhất chủ yếu là Florida, California và Arizona.
Xoài, đu đủ, bơ, dứa là các loại trái cây chủ yếu trồng ở những nước có khí hậu nhiệt đới, vì vậy những cây này được sản xuất hạn chế ở Mỹ Xoài chỉ có ở miền Nam bang Florida (diện tích < 700ha), đu đủ, bơ, dứa chủ yếu trồng ở Hawai Sản lượng bơ của Mỹ không lớn, chỉ ở mức trung bình 187 ngàn tấn mỗi năm, với sản lượng cao nhất là năm 2000 (217 ngàn tấn), tăng 36% so với năm 1998 Tuy vậy sản lượng bơ những năm sau đó không tăng, vẫn giữ ở mức trung bình hàng năm.
III NHẬP KHẨU
1 MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT VÀ MỨC THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU RAU QUẢ
1.1 Cấm nhập khẩu một số loại nông sản
Điều khoản 8e của luật điều chỉnh nông nghiệp Mỹ quy định cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản nếu chúng không đáp ứng được yêu cầu về: cấp loại, kích cỡ chất lượng và độ chín gồm: “cà chua, nho khô, ôliu, quả chanh đắng ( Chanh nước có vị đắng), bưởi, hạt tiêu còn xanh, cà
Trang 25chua Ái Nhĩ Lan, dưa chuột, cam, hành, quả óc chó, chà là, nho (dùng cho bữa ăn), trái cà, mận, táo, trái kiwi, đào” Tiêu chuẩn này xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn những sản phẩm mà Mỹ sản xuất được và có nhu cầu trong nước.
1.2 Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm (HACCP)
Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn từ xa tất cả các mối nguy tiềm ẩn về sinh học, hoá học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất/chế biến thực phẩm nói chung
HACCP được ban hành tháng 12/1995 và từ tháng 12/1997 được Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (Food and Drugs Administration) đưa vào áp dụng bắt buộc đối với thuỷ sản của Mỹ và thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài HACCP hiện được đưa vào bộ Luật về Thực Phẩm (Food Code) của Mỹ, do FDA giám sát việc thi hành và mở rộng ra áp dụng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trước mắt là cho chế biến nước quả HACCP được xây dựng trên cơ sở các quy định về an toàn, vệ sinh áp dụng trên thế giới: Thực tiễn sản xuất hàng hóa (Goods Manufacturing Practice (GMP)) và Thủ tục quản lý tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm (Sanitation Standard Operating Procedure (SSOP)), v.v Muốn xây dựng hệ thống HACCP cơ sở sản xuất phải có đầy đủ các điều kiện sản xuất gồm nhà xưởng, kho, dây chuyền thiết bị sản xuất, môi trường sản xuất, và con người theo các quy chuẩn của GMP, SSOP trong đó đặc biệt chú trọng giám sát an toàn vệ sinh qua kiểm tra các hồ sơ vận hành, kiểm tra việc sửa chữa/điều chỉnh khi các giới hạn bị vi phạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và vệ sinh cá nhân của công nhân trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến.
Trang 26Cơ chế kiểm soát "từ xa" của HACCP tập trung trên 7 nguyên tắc cơ bản:
- Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa
- Xác định điểm kiểm soát tới hạn (critical control points)
- Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra các mối nguy đáng kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa
- Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn liên quan đến mỗi đIểm kiểm soát tới hạn
- Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ tục sử dụng kết quả giám sát để hiệu chỉnh và duy trì quá trình kiểm soát.
- Thực hiện sửa chữa/điều chỉnh cần thiết khi thấy giới hạn tới hạn bị vi phạm
- Lưu trữ hồ sơ để chứng thực việc thực hiện HACCP và các thủ tục thẩm tra quá trình thực hiện HACCP.
1.3 Quy định của FDA đối với nhập khẩu trái cây
(Bao gồm trái cây, hạt các loai, tươi, khô, lạnh, hấp, luộc, đông lạnh hoặc xử lý bảo quản tạm) Sản phẩm có thể còn nguyên dạng, cắt hoặc sử lý thế nào đó, nhưng chưa qua chế biến.
Theo quy định này, việc nhập khẩu phải:
- Phù hợp với các quy định về chất lượng của FDA
- Phù hợp quy định của FDA về các thủ tục và thông báo hàng đến- Phù hợp với các quy định về kiểm dịch của USDA, có thể phải xin giấy phép
- Phù hợp với các quy định về đơn hàng nhập khẩu của USDA, về cấp độ (grade), kích cỡ, chất lượng, nếu đòi hỏi.
Trang 27- Phù hợp các quy định về môi trường của Cơ quan Bảo Vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), về nồng độ thuốc trừ sâu còn lưu lại trong sản phẩm nhập khẩu.
Trang 28Bảng 5: Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá thuộc quy định này
Số văn bảnLoại biện pháp áp dụngCác cơ quan nhà nước điều hành
19 CFR 12 Quy chế về thuốc trừ sâu CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
19 CFR 12.1 et seq.; Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn,
CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
19 CFR 12.10 et seq Thủ tục khai báo Hải quan
CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
19 CFR Part 132 AAA-Quotas nhập khẩu nông sản
CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
21 CFR 1.83 et seq.TiTiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn,
CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
21 USC 301 et seq Cấm nhập khẩu hàng giả CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
42 USC 151 et seq Vệ sinh dịch tễ CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
7 USC 150aa et seq Cấm nhập khẩu CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
7 USC 601 et seq AAA-Quotas nhập khẩu nông sản
CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS
Nguồn: Harmonized Tariff Schedule of United States 2001
Một số loại quả tươi nhập khẩu: quả bơ, xoài, chanh, cam, nho, nho khô… phải đảm bảo các yêu cầu về nhập khẩu của Mỹ về, chủng loại, kích cỡ, chất lượng và độ chín (7U.S.C.608(e)) Các hàng này phải qua giám định và chứng chỉ giám định phải do Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm
Trang 29(Food Safety & inspection Service) thuộc Bộ Nông Nghiệp cấp có ghi phù hợp với các điều kiện nhập khẩu
Các điều kiện hạn chế khác có thể được Cơ Quan Giám Định Thực Vật và Động vật (Animal and plant Health inspection Service- APHiS) thuộc Bộ Nông Nghiệp áp đặt theo Điều luật về Kiểm dịch Cây “Plant Quarantine Act”, và Cơ quan FDA (Division of import Operations and Policy –HFC-170) theo điều luật liên bang “Food, Drug and Cosmetic Act”.
1.3 Thuế nhập khẩu một số loại quả của Mỹ
Bảng 6: Thuế suất nhập khẩu của Mỹ về một số loại quả
00 - Hàng rời 0,51 c/kg O,64c/kg00 - Đã đóng
Nguồn: Harmonized Tariff Schedule of United States 2001
2 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ VỀ RAU QUẢ
Xuất phát từ sự khác nhau giữa cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, cũng như sự khác biệt về lợi thế so sánh tương đối, cho nên Hoa Kỳ tuy xuất khẩu rau quả lớn trên thế giới nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng rau quả đáng kể Đó là những sản phẩm do trong nước chưa sản xuất được, hoặc chưa đáp ứng đủ, cần nhập khẩu bổ sung, nhưng cũng có những sản
Trang 30phẩm nhập khẩu do nhu cầu trái vụ của người tiêu dùng Nhìn chung thị trường rau tươi trong những năm qua không có những biến động lớn, trong khi đó thị trường quả tươi lại diễn ra sôi động trên toàn quốc cũng như toàn thế giới với số lượng và trị giá tăng trưởng nhanh đều, đặc biệt trong 5 năm vừa qua Mặt khác trong thập kỷ 90, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đồng đô la tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác đã kích thích nhập khẩu tất cả các mặt hàng nông sản Trong đó các sản phẩm vườn chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là các sản phẩm nhiệt đới như cà phê, ca cao, cao su Đáng chú ý là trong giai đoạn 1991-2001, giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ vườn của Mỹ tăng hơn 2 lần, từ 8,6 tỷ lên đến 17,2 tỷ Các sản phẩm từ vườn bao gồm rau quả tươi, rau quả chế biến và đồ uống chế biến từ rau quả Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu các loại quả và rau của Mỹ tăng lên đáng kể Nhập khẩu quả tươi (không tính dưa hấu) đã tăng mạnh, chiếm từ 34,7% tỷ lệ tiêu dùng trong nước năm 1990 lên tới 42% năm 2000 Cũng trong giai đoạn này (nếu không tính dưa hấu và chuối), tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng hoa quả tươi tăng từ 11,6% lên 19% trong tổng tiêu dùng cả nước.
Khung cảnh chung của thị trường rau quả Mỹ trong những năm qua rất sôi động, đầy đủ các chủng loại đến từ hầu hết các nước trên thế giới Nhập khẩu rau mang tính mùa vụ cao, rộ vào khoảng thời gian giữa tháng 10 và tháng 4 năm sau khi sản xuất ở Mỹ có phần hạn chế Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu rau bình quân là 5%, không cao bằng tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu trái cây, nhưng nhìn chung tăng nhanh hơn so với toàn thế giới Trong đó hơn một nửa là nhập khẩu rau tươi, với giá trị tăng đều hàng năm Các loại rau nhập khẩu vừa để bổ sung cho nguồn cung trong nước còn hạn chế, vừa để thoả mãn cầu hoa quả và rau đa dạng của người tiêu
Trang 31dùng Mỹ ở khắp các bang Kim ngạch nhập khẩu rau tươi năm 2000 là 2,4 tỷ đôla, tăng 4% so với năm 1999, vừa đủ để bù cho lượng nhập khẩu rau tươi giảm năm 1999 Nhập khẩu rau tươi và dưa chiếm 6,9% trong tiêu dùng nội địa và tăng lên 13,6% năm 2000 Rau tươi nhập khẩu chủ yếu và ổn định từ các nước: Hà Lan, Pêru, CostaRica, Cộng hoà Đô-mi-ni-ca
Mỹ là nước nhập khẩu trái cây lớn của thế giới, với lượng nhập khẩu hàng năm lên tới 5 tỷ USD, chủ yếu là trái cây nhiệt đới và chuối do đây là những loại sản phẩm mà Mỹ sản xuất ít và hầu như không sản xuất được, trong khi đó nhu cầu của người dân lại rất cao Tuy vậy trong những năm qua, nhập khẩu trái cây ôn đới tăng mạnh, đặc biệt là nho và các loại dưa Tuy nhiên nhập khẩu các mặt hàng này phụ thuộc vào mùa vụ, nhiều nhất vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân và giảm mạnh trong giai đoạn vào cuối tháng 5 đến tháng 10, nhìn chung nhập khẩu các mặt hàng này nhằm bổ sung cho mùa vụ của thị trường Mỹ Hoa quả tươi vẫn là những loại được ưa chuộng nhất, chiếm hơn nửa số lượng bán ra trên thị trường, sản xuất tăng không kịp so với cầu tiêu dùng Sự bùng nổ nhập khẩu quả tươi năm 1999 tăng tới mức 40%, nhưng năm sau đó chỉ tăng được 1%, dấu hiệu của sự tăng hết mức xuất hiện vào cuối năm 2000 và đầu 2001 Tăng nhập khẩu chủ yếu là do việc mở rộng nhập khẩu nho tươi từ Chilê và Mêhico, dưa từ Guatemala, Costa Rica và Honduras, dâu tây từ Mexico Nhưng trong những năm qua, hoa quả nước ngoài vẫn phải đối mặt với những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh dịch tễ của Hoa Kỳ Đã có nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài phải đối mặt với lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ do nghi ngờ trong các lô hàng có chứa ấu trùng một loài ruồi Theo nhận định của các chuyên gia thì năm nay (2003), có thể nhập khẩu hoa quả giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu chanh và cam giảm
Trang 32mạnh trong khi đó xuất khẩu lê và nho của các thị trường khác vào Mỹ tăng lên trái cây chế biến chủ yếu dưới dạng nước ép: cam, táo, rượu, dứa, lê, đào, dâu đóng hộp.
3 CƠ CẤU NHẬP KHẨU3.1 Nhập khẩu rau
Các loại rau nhập khẩu rất đa dạng, nhập khẩu rau tươi đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là tiêu, lên tới 88%, dưa chuột là 53%, bí 53% và măng tây là 91%.
Trang 33Bảng 7: Cơ cấu rau nhập khẩu theo các năm (Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: USDA-2003
(Các loại rau khác bao gồm: nấm, khoai lang, đậu lăng, đậu Hà Lan khô)
Bảng trên cho thấy, năm 2002, Mỹ nhập khẩu 1.189 triệu USD kim ngạch nhập khẩu rau chế biến năm 2002, chủ yếu là rau đóng hộp ( 606 triệu USD), tiếp theo là rau đông lạnh (347triệu USD), sau cùng là rau được sấy khô (236 triệu USD) Lượng rau tươi nhập khẩu năm 2002 tăng 1% so với năm 2001, nhưng theo ước tính thì năm 2003 tăng 15%, tức là tốc độ tăng rất nhanh, thể hiện một lượng cầu về rau lớn trên thị trường Mỹ Những loại rau nhập khẩu chủ yếu là: cà rốt, cần tây, cải xanh, của cải, hành, măng tây, rau diếp, cần tây, súp lơ, bí, đậu Tốp các loại rau đứng đầu trong toàn bộ rau nhập khẩu vẫn là cà chua trong những năm qua, tiếp theo là khoai tây, dưa chuột, hành và hạt tiêu Sau đây là cụ thể các loại rau nhập khẩu của Mỹ:
toàn cầu, chỉ tính riêng nước Mỹ, đã chiếm hơn 20% lượng cà chua nhập khẩu toàn cầu năm 1998 (3,6 triệu tấn) Kim ngạch nhập khẩu cà chua tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên tới 758 triệu USD năm 1998, nhưng giảm
Trang 34xuống còn 640 triệu USD năm 2000 Đến năm 2002, lượng nhập khẩu cà chua tăng lên 860.869 tấn, tăng 18% so với năm 2000 Hiện nay tỷ lệ nhập khẩu cao này đang có nguy cơ đe doạ sản xuất trong nước, dẫn đến tranh chấp thương mại.
năm 1998 trở lại đây, tốc độ tăng trung bình trên 5% mỗi năm Năm 1998, nhập khẩu 300 ngàn tấn dưa chuột, là nước nhập khẩu dưa chuột đứng thứ hai sau Đức (400 ngàn tấn) trong khi đó tổng lượng dưa chuột nhập khẩu toàn cầu là 1,2 triệu tấn Năm 2002 toàn nước Mỹ nhập khẩu gần 400 ngàn tấn.
Nấm: Các loại nấm chủ yếu là nấm rơm nấm mỡ (ngoài ra còn có nấm
hương, nấm sò, mộc nhĩ) là sản phẩm mà hàng năm có nhu cầu lớn, nhưng lượng sản xuất trong nước không đủ Nấm nhập khẩu dưới dạng chế biến là muối, sấy khô (sấy chân không), đóng hộp Mỹ nằm trong tốp những nước nhập khẩu nấm lớn nhất thế giới, năm 2001 nhập khẩu 18, 614 triệu, tăng 9% so với năm 2000.
Ngoài ra còn có: hạt tiêu, hành, đậu, tỏi, bí, đậu, trong đó khối lượng nhập khẩu hạt tiêu và hành luôn đạt mức trên 200 ngàn tấn trong một vài năm gần đây Đặc biệt rau diếp là loại rau tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu nhanh trong những năm qua Khối lượng nhập khẩu tăng liên tục từ những năm 1990, khối lượng nhập khẩu năm 2002 gấp 5 lần năm 1990, nhu cầu trong nước về loại rau này không ngừng tăng.
3.2 NHẬP KHẨU QUẢ
3.2.1.Quả nhiệt đới
Các loại quả nhiệt đới thường được trồng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Các nước đang phát triển chiếm khoảng 98% tổng sản lượng quả nhiệt đới trong khi các nước phát triển chiếm 80% tổng lượng nhập khẩu
Trang 35quả nhiệt đới toàn cầu Do vậy hàng năm Mỹ nhập khẩu một lượng trái cây nhiệt đới rất lớn, điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của nước này không cho phép sản xuất được nhiều, mà cầu các sản phẩm này lại rất lớn Các loại trái cây nhiệt đới chủ yếu là xoài, dứa, đu đủ, bơ Ngoài ra còn các loại quả khác là vải, và, chôm chôm, ổi, lạc tiên, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng quả nhiệt đới toàn cầu, nhưng buôn bán các loại quả này đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua do thị hiếu thích tiêu dùng quả “lạ” gia tăng ở nước này.
Mỹ là nước nhập khẩu dứa và xoài lớn nhất thế giới Trong tổng lượng nhập khẩu dứa của toàn thế giới, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ chiếm 74% Trong khi lượng nhập khẩu dứa và các loại quả nhiệt đới khác tăng lên trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng thì tỷ trọng của xoài có xu hướng giảm đi.
Bảng 8: Tình hình nhập khẩu quả nhiệt đới của Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000 tấn)
Nguồn: FAO, Tropical Fruit, tháng 7 năm 2003 (Đơn vị: 1000 tấn)
Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới chiếm phần quan trọng trong thị trường rau quả Mỹ, hàng năm lượng nhập khẩu rất nhiều, chiếm tỷ trọng 75% tổng lượng tiêu dùng trong toàn nước, tăng hơn rất nhiều so với năm
Trang 361980, mới chiếm khoản 3,4% tổng tiêu dùng nội địa Đu đủ nhập khẩu chủ yếu là dưới dạng tươi và từ các nước có khí hậu nhiệt đới.
Trong những năm qua, chuối vẫn là loại quả nhiệt đới được tiêu dùng nhiều nhất ở Mỹ, một mặt do sự gia tăng dân số nhập cư từ những nước khác mà chủ yếu là những nước nhiệt đới, mặt khác do cầu trong nước về loại quả này vẫn luôn ổn định và là loại quả bổ, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất được người tiêu dùng nội địa ưa thích Tuy nhiên, lượng nhập khẩu có xu hướng giảm trong năm 2000, 2001và 2002, sau nhiều năm tăng liên tục trước đó, trung bình giảm mỗi năm trong giai đoạn này là 200 nghìn tấn Mặc dù vậy, lượng nhập khẩu của Mỹ vẫn duy trì ở mức 30% trong tổng lượng nhập khẩu chuối của toàn cầu
Bảng 9: Khối lượng nhập khẩu chuối của Mỹ (Đơn vị: 1000tấn)
Trang 37được sử dụng phổ biến thay cho nước uống thông thường Kể từ năm 1998 đến nay, lượng nhập khẩu quả có múi của Mỹ là khoảng trên 320.000 tấn, cao nhất là vào năm 2001 với 414.000 tấn, cao gấp 7 lần so với nhập khẩu năm 1988 Nhập khẩu cam và quýt tươi tăng từ 18 triệu đôla năm 1995 lên đến 109 triệu đôla 2000, thời vụ nhập khẩu mạnh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau
Quýt là loại quả được sản xuất nhiều nhất ở Trung Quốc, tiếp theo là Tây Ba Nha, Nhật Bản và Braxin, Thái Lan… có nhiều loại quýt với những hình dáng và mùi vị khác nhau trên thế giới tuỳ theo điều kiện khí hậu và đất đai của mỗi quốc gia Mỹ vẫn duy trì nhập khẩu quýt hay còn gọi cam nhỏ hàng năm để bổ sung cho việc cung cấp còn ít trong nước Từ năm 1996 trở đi, tỷ lệ nhập khẩu tăng với tốc độ là 27%/năm Người tiêu dùng Mỹ đặc biệt rất thích loại quả này, vì chúng dễ bóc vỏ lại chứa ít hột Năm 2002, lượng nhập khẩu cam nhỏ tăng nhưng còn bị hạn chế nhập khẩu do cơ quan kiểm tra vệ sinh cây trồng và vật nuôi phát hiện ra một loại sâu bệnh gây hại có trong cam nhập khẩu từ những nước thuộc Điạ Trung Hải Nhập khẩu chủ yếu vào tháng 9 tháng 10 với khối lượng hơn 65.000 tấn.
3 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ
Nông sản Mỹ nói chung chủ yếu nhập khẩu từ những nước Canada, Mexico, Liên minh Châu Âu, Braxin, và một số nước Châu á như Inđonexia, Thái Lan… Cùng với xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của Mỹ trong những năm qua không có những biến động lớn Các nước xuất khẩu rau quả lớn vào thị trường Mỹ vẫn là những nước lân cận, những nước thuộc Châu Mỹ như Ecuado, Costa Rica, Brazil, đặc biệt Mêxico là nước cung cấp gần như tất cả các mặt hàng rau và hoa quả vào thị trường này Với điều kiện địa lý thuận lợi: sát biên giới với Hoa kỳ, nước này xuất khẩu nhiều nhất những sản phẩm tươi và đông lạnh.
Trang 38Rau chủ yếu được nhập khẩu từ những nước có khí hậu ấm, bao gồm khoai tây, tiêu, bí và dưa chuột Mexicô là nước xuất khẩu rau chính vào thị trường Mỹ, chiếm 69% thị phần, tiếp theo là Canada với 15% và Hà Lan là 5% Mỹ là một nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn cà chua trên thế giới, nhất là từ Mexico, Canada Đây cũng là hai nhà cung cấp cà chua quan trong cho thị trường cà chua tươi của Mỹ Tính riêng kim ngạch xuất khẩu của hai nước này đã lên tới 1,8 tỷ đô la trong hai năm từ 2000-2002 Tây Ba Nha là nước xuất khẩu khoai tây lớn nhất vào thị trường Mỹ.
Các loại quả nhập khẩu của Mỹ, chủ yếu là những quả nhiệt đới và từ những nước đang phát triển Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới FAO, Các nước đang phát triển chiếm khoảng 98% tổng sản lượng quả nhiệt đới trong khi các nước phát triển chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu Hai nhà cung cấp sản phẩm chuối chính cho nước Mỹ là Costa Rica và Ecuador Nhưng năm 2000, mức xuất khẩu từ hai nước này giảm mạnh tới 15 % so với những năm trước Trong khi đó nhập khẩu từ 2 nước Hondrus và Guatemala lại tăng nhanh
Nhập khẩu dứa tươi, trong những năm qua chủ yếu vẫn từ nước Costa Rica Năm 2000, nước này xuất khẩu sang thị trường Mỹ 257.783 tấn dứa tươi, chiếm thị phần 81% tổng lượng dứa nhập khẩu Tỷ trọng này đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua Hundras là nước xuất khẩu dứa vào thị trường Mỹ đứng thứ 2, tổng lượng cung của nước này mới chiếm khoảng 13% khối lượng xuất khẩu của Costa Rica và có tỷ trọng là 10% trong 318.837 tấn dứa nhập khẩu của Mỹ năm 2000 Những nước Mexico, Ecuado và Thái Lan là những thị trường xuất khẩu dứa vào Mỹ lớn tiếp theo Tốp 5 nước cung cấp dứa đứng đầu này chiếm 99% tổng lượng dứa nhập khẩu của Mỹ Philippines và Peru là hai nước đứng cuối trong tốp 10 nước
Trang 39xuất khẩu lớn nhất Trước năm 2000, lượng dứa nhập khẩu từ Peru hầu như không có, nhưng đến năm 2000 đã đạt được 56 tấn
Mexico là nước cung cấp 75% lượng xoài cho thị trường Hoa Kỳ trong suốt 5 năm qua Tuy vậy, khối lượng xoài xuất khẩu từ nước này đã giảm 31% trong năm 2001 Những nước Ecuador, Brazil, Peru và Haiti chiếm 1/4 thị phần nhập khẩu xoài của Mỹ Về nhập khẩu đu đủ cũng giống như nhập khẩu xoài, nhà cung cấp hàng đầu vẫn là Mexico, với khối lượng là 55 124 tấn (tỷ trọng là thị trường là 79%)
Trang 40CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Trong những năm qua do có sự đổi mới trong các chính sách nông nghiệp đã kích thích tinh thần sáng tạo và năng lực làm việc cho người dân Nhờ vậy mà sản xuất rau quả cũng được khuyến khích phát triển Người dân tự chủ hơn trong việc chọn cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao hơn cây lương thực và hoa mầu trước đây Rau và cây ăn quả là những cây trồng có mức lợi nhuận cao đáng kể so với cây lúa Do mức sống của người dân được cải thiện, thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng lên
đáng kể, đặc biệt là ở những thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh…Ở những trung tâm này hình thành lên những vành đai “xanh” rau và cây ăn trái để đáp ứng nhu cầu cho những thị trường hấp dẫn đó Bên cạnh đó, đất nước ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đối với nhiều loại rau quả Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho rau và quả Việt Nam thâm nhập vào những thị trường nước ngoài Nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăng nhanh đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển liên tục Diện tích rau và cây ăn quả tăng lên đáng kể, năng suất được cải thiện và sản lượng cũng tăng nhiều qua các năm.
1 DIỆN TÍCH
Cả nước có 12 triệu ha đất canh tác, diện tích cây hàng năm chiếm 75% (trong đó có diện tích trồng rau), diện tích cây lâu năm chiếm 15% (có diện tích cây ăn quả) Trong những năm 90, diện tích cây hàng năm tăng bình quân 2,9%/năm, cao hơn mức tăng dân số, trong khi đó diện tích cây