NGUYỄN THỊ TUYẾT ANH – NHÓM 1 – CGT 1085 ĐỊA LÍ Bài 1 : DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết: • Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. • Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu) • Mô tả đỉnh núi Phan- xi-păng. • Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh , ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. • Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC • Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. • Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi-păng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khời động: - Hát : “ quê hương tươi đẹp” 2. Kiểm tra bài cũ: -Trò chơi : “ hoa - lá – nụ” - Gv : tổ chức trò chơi, làm theo lời nói của giáo viên, không làm theo động tác nếu bạn nào sai sẽ bị phạt. - Gv : mời lần lượt ba bạn sai lên bảng thực hiện : ( Cả lớp : làm phiếu kiểm tra) Câu 1: nối cột A sao cho phù hợp với cột B theo quy định phương hướng trên bản đồ. Câu 2: mời 1 học sinh lên chỉ bản đồ bốn hướng đông – bắc – tây – nam. Câu 3: điền và vẽ vào chỗ trống ( phiếu học tập) - Gv : nhận xét, sửa chữa bài chung và yêu cầu học sinh trao đổi phiếu học tập để cùng sửa bài. Cho điểm các bạn. 3. Bài mới: - Gv: các con ơi ! các con ơi ! ai thích đi du lịch nè! Giơ tay lên cho cô xem nào. À , cô thấy bạn nào trong lớp mình cũng rất thích đi du lịch. Cho cô hỏi. Các con đã từng đi tắm biển chưa? ở đâu? - Gv: vậy các con đã từng đi leo núi chưa? - Gv : vậy hôm nay cô trò mình cùng đi leo núi, chinh phục nóc nhà của tổ quốc được không? Được không? Bài học cùa chúng ta hôm nay là “ Dãy Hoàng Liên Sơn”. Mời hs nhắc lại A. Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất việt nam Hoạt động 1 : LÀM VIỆC THEO CẶP - Học sinh : hát - Học sinh : thực hiện. - Học sinh : nghe - Học sinh : thực hiện và cả lớp ở dưới cùng làm. - 1 HS thực hiện , cả lớp theo dõi. - 1 HS thực hiện, cả lớp làm vào phiếu học tập. - HS thực hiện. - HS: giơ tay. - HS : Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng - HS : có thể rồi và chưa. - Dạ được. - HS: nhắc lại. Mục tiêu : Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình) NGUYỄN THỊ TUYẾT ANH – NHÓM 1 – CGT 1085 Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo trên tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK. + Gv: cho cô biết đây là bản đồ loại nào? + Hôm nay chúng ta học bài gì? Vậy mục đích hình của chúng ta là xác định cái gì đây? + Vì đây là bản đồ địa lý tự nhiên nên nó tổng quát và rất nhiều kí hiệu. Nhưng các con chú ý các kí hiệu này ( đỉnh núi, dãy núi, đường biên giới quốc gia). + Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con tìm vị trí trên bản đồ. - Dãy hoàng liên sơn nằm về phía bắc của nước ta. Đặc biệt vị trí của nó là hướng TB- ĐN ( giáo viên chỉ lên bản đồ). Nó nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Với chiều rộng 30km và chiều dài 180km.Nó là một trong những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta. - Gv: Đây mới chỉ là những nét cơ bản về dãy núi HLS mà cô muốn giới thiệu cho các em. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta bước vào hoạt động nhóm. - GV: trước khi các em thực hiện cô sẽ hướng dẫn yêu cầu. Bây giờ hai ban một nhóm đôi. Chúng ta đã có sẵn phiếu học tập trên tay. Các con dựa vào lược đồ SGK trang 70 ( các con đã biết cách xem lược đồ chưa). Bước 1: Đọc tên lược đồ. Tên gì? Bước 2: xem chú giải. Bước 3: xác định các dãy núi. - các thông tin ở phần 1 để trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập. ( Trước tiên mỗi bạn tự làm, sau đó trao đổi ý kiên chia sẻ với nhau). - Gv: treo sẵn lược đồ trên bảng, và đi quan sát học sinh. - HS: Bản đồ địa lý tự nhiên VN. - HS: “ Dãy HLS”, mục đích chính là xác định các dãy núi chính. - HS : nghe - HS: nghe - HS: nghe và thực hiện. - Yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi trong SGV trang 59. - Làm việc cá nhân. Bước 2 : - Gv: thời gian làm bài cá nhân đã hết, các con ngưng lại và chia sẻ ý kiến với người bên cạnh. - HS: thực hiện - Gv: nhìn lên bảng xem lược đồ của cô có giống không? - GV : bây giờ chúng ta sẽ nghe phần trình bày của từng nhóm. ( mời hs lên chỉ lược đồ) Câu 1: kề tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta, trong dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất? Đó là: Hoàng Liên Sơn, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm. Trong đó dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi dài nhất. - HS: giống. - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. NGUYỄN THỊ TUYẾT ANH – NHÓM 1 – CGT 1085 - Gv: qua phần trình bày các nhóm cho cô nhận xét? Mời 2 – 3 nhóm học sinh nhận xét. Câu 2: dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?.Nó dài bao nhiêu ki lô mét và rộng bao nhiêu ki lô mét? Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Chiều dài 180km và rộng 30km. - GV: mời 1 – 2 nhóm cho nhận xét và sửa chữa. Câu 3: đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãyHLS như thế nào? Đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và rất sâu - Gv: qua phần trình bày của các bạn đều rất là tốt. Cả lớp cho ba nhóm tràng pháo tay! - Gv: bây giờ nhóm nào có thể lên trình bày trước lớp cả ba câu hỏi cho cô và các bạn được không. - Gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS: trình bày trước lớp. - Hs: trình bày trước lớp. - HS: trình bày và chỉ lược đồ trước lớp. - Yêu cầu HS chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. - HS chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày. Hoạt động 2 : THẢO LUẬN NHÓM Mục tiêu: HS mô tả được đỉnh núi Phan- xi-păng. Cách tiến hành : Bước 1 : - Gv: sau khi chinh phục dãy núi, thì chúng ta bắt đầu cùng nhau khám phá cảnh đẹp nơi đây. Bây giờ cô chia lớp mình thành nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 59. - Gv: bây giờ cô phát cho các nhóm bảng phụ, đồng thời trên đây cô đã đính câu hỏi, các con hãy cùng nhau thảo luận và chia sẻ cho các bạn của mình. - Nghe GV giao nhiệm vụ. Bước 2 : - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày. Kết luận: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. 2. Khí hậu lạnh quanh năm Hoạt động 3 : LÀM VIỆC CẢ LỚP Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên - HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế NGUYỄN THỊ TUYẾT ANH – NHÓM 1 – CGT 1085 Sơn như thế nào? nào? - GV gọi 1- 2 HS trả lời trước lớp. - 1- 2 HS trả lời trước lớp. - GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS. Bước 2 : - GV gọi 1 HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. - 1 HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK. - HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày. Kết luận: Khí hậu ở những nơi cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn lạnh quanh năm. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - Gọi HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn. - 1, 2 HS trình bày. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung phần bài học và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ . Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu) • Mô tả đỉnh núi Phan- xi-păng. • Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh , ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. • Tự hào. DÙNG DẠY HỌC • Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. • Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi-păng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động