1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG

14 544 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 28,57 KB

Nội dung

GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO BHXH HẢI DƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH KCB Phải xác định đúng đối tượng là người nghèo để được hưởng chính sách KCB. Vì thế, cần thiết là có một quy trình chuẩn để thực hiện nhanh chóng, chính xác trong việc xác định danh sách người nghèo làm cơ sở cấp thẻ BHYT, kèm theo đó là cần xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm Công tác lập và xét duyệt danh sách người nghèo cần thiết phải cải tiến lại cho hợp lý hơn, rút ngắn thời gian trong quá trình tổ chức thực hiện. Có như vậy mới đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, giúp cho công tác cấp thẻ BHYT cho người nghèo được tiến hành nhanh chóng và kịp thời. Về đối tượng được hưởng chính sách KCB vẫn còn nhiều bất cập như: với những người sống trong khu vực miền núi, khu vực khó khăn có hộ nghèo nhưng cũng có hộ có thu nhập từ trung bình khá trở lên mà trong quy định về đối tượng được hưởng chính sách KCB BHYT có tất cả những người sống trong khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Do vậy, cần được điều chỉnh cho phù hợp. Cần ưu tiên cấp thẻ cho những người thuộc diện được cấp thẻ BHYT người nghèo năm trước nhưng do kinh phí hạn chế nên chưa được cấp để tránh những vướng mắc phải giải quyết và cũng là đảm bảo tính công bằng cho những người này. Thêm vào đó việc lập hồ tham gia BHYT cần chính xác, tránh sai sót. Hiện tượng sai sót phổ biến là tên đối tượng viết không rõ ràng, địa chỉ không chi tiết, thiếu nơi đăng kí KCB ban đầu, không có năm sinh, không viết đúng tên người được cấp thẻ . Những sai sót này gây khó khăn trong việc in thẻ, làm tỷ lệ thẻ phải in lại tăng lên. Nhiều hồ thiếu dấu, thiếu chữ kí của Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền các cấp xét duyệt làm mất đi tính pháp lý của hồ sơ, do đó kéo dài thời gian được cấp thẻ BHYT người nghèo, gây khó khăn cho những người có bệnh nhưng không có thẻ để sử dụng. 2. THỰC HIỆN MUA THẺ BHYT CHO 100% NGƯỜI NGHÈO Với đối tượng là người nghèo do họ không có khả năng chi trả chi phí KCB nên nếu có bệnh họ cũng không thể đến các cơ sở KCB được vì thế để đảm bảo mục tiêu công bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước nhất là công bằng trong CSSK nên hiện nay chúng ta đã thực hiện chính sách KCB cho người nghèo hoàn toàn theo chế độ BHYT (Thực hiện theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ); tuy nhiên do quỹ KCB cho người nghèo còn hạn chế, thường xuyên xảy ra tình trạng bội chi quỹ KCB cho người nghèo nên số lượng người nghèo được cấp thẻ BHYT chưa nhiều, số lượng người nghèo được cấp thẻ BHYT bao nhiêu là tuỳ thuộc vào quyết định của UBND tỉnh. Với số lượng hạn chế như vậy thì vẫn còn rất nhiều người nghèo theo quy định không được hưởng KCB theo chế độ BHYT, đây là thiệt thòi rất lớn đối với họ. Do vậy, cần mở rộng tỷ lệ thụ hưởng, phấn đấu để 100% đối tượng nghèo theo quy định được hưởng chế độ KCB. Nếu tất cả người nghèo đều được cấp thẻ BHYT thì khi có bệnh họ sẽ nhanh chóng đến các cơ sở KCB gần nhất, tránh có những trường hợp tử vong vì khám chữa bệnh không kịp thời vì họ không có khả năng về tài chính nên đến khi bệnh nặng quá rồi họ mới đi KCB như vậy rất khó cứu chữa; hơn nữa, khi người nghèo được cấp thẻ BHYT sẽ tránh tình trạng người nghèo thì ngày càng nghèo hơn do phải chi trả hoàn toàn chi phí KCB vì chi phí cho cuộc sống hàng ngày còn khó khăn thì khi bị bệnh không có tiền, họ phải vay mượn để chữa trị, có trường hợp người bệnh thì chưa khỏi mà đã đến hạn phải trả tiền rồi. Thêm vào đó cũng nên đưa diện cận nghèo vào đối tượng thụ hưởng chính sách với mức thấp hơn đối tượng hỗ trợ mệnh giá mua thẻ BHYT tự nguyện, hỗ trợ trực tiếp khi bị ốm đau, bệnh nặng; theo chuẩn nghèo mới ước Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền tính toàn tỉnh có khoảng 50.000 người cận nghèo, có thể hỗ trợ 1/3 mức phí (khu vực nông thôn là 33.000đ/người/năm, khu vực thành thị là 43.000 đ/người/năm) ước tính số tiền hỗ trợ là 1,65 tỷ đồng/năm. 3. MỞ RỘNG QUỸ KCB Theo quy định, trường hợp quỹ KCB người nghèo trong năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục mua thẻ nhưng không có quy định nếu thiếu thì sử lý thế nào, trong khi thông thường người nghèo ốm đi nằm viện thường có bệnh nặng, chi phí cao và điều trị dài ngày do đó thường bội chi quỹ BHYT. Như vậy, cần mở rộng quỹ KCB cho người nghèo. Quỹ BHYT cho người nghèo hiện nay không đủ để trang trải chi phí KCB, vì thế cần nâng mệnh giá mua thẻ BHYT cho người nghèo trước mắt là 70.000đ/người/năm. Đồng thời, tăng cường và đa dạng nguồn lực cho người nghèo từ cộng đồng dân cư, các nguồn tại chỗ, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước. Cần điều tiết kinh phí KCB giữa các huyện, thành phố, trạm y tế xã, phường bởi vì tình hình chi cho công tác KCB các nơi là khác nhau; việc điều tiết như vậy sẽ bù trừ, tương hỗ lẫn nhau giữa các huyện, thành phố nhằm tránh tình trạng bội chi quá lớn quỹ BHYT. Có sự quản lý chặt chẽ quỹ BHYT, tránh lạm dụng quỹ. Có như vậy mới đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ KCB cho người nghèo. Có thể thực hiện phương thức cấp thẻ BHYT cho người nghèo với hình thức cấp thẻ BHYT có mệnh giá, cấp thẻ BHYT không có mệnh giá để phù hợp với kinh tế của địa phương. Có thể thành lập quỹ KCB cho người nghèo thành một quỹ thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước. Nhằm tập trung các nguồn lực thống nhất nhằm quản lý công tác KCB cho người nghèo đạt hiệu quả cao hơn. Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền 4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KCB Trong thời gian tới cần tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị y tế thiết yếu cho các cơ sở KCB để đáp ứng tốt hơn yêu cầu KCB, tăng thêm sự tin tưởng, tính hấp dẫn và đảm bảo quyền lợi cho người nghèo có thẻ BHYT khi đi KCB. Nên và cần thiết đầu tư cung cấp các dịch vụ y tế thông thường, ít tốn kém để người nghèo để người nghèo có thể được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Cần phân bổ sao cho công bằng giữa các xã, phường nhưng không vì thế mà cào bằng nơi khó khăn với nơi ít khó khăn. Nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường đào tạo cán bộ y tế; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế để làm tốt công tác KCB cho nhân dân nói chung và cho người nghèo nói riêng, và cũng để trả lại giá trị đích thực tốt đẹp của chính sách BHYT. Có chính sách khuyến khích cả về vất chất lẫn tinh thần đối với cán bộ làm công tác y tế, bao gồm cả đội ngũ giám định viên để nâng cao chất lượng KCB, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người nghèo. Ngành y tế cần tiếp tục tổ chức đưa KCB về tuyến cơ sở, giúp người nghèo nhanh chóng tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ sở. Ngoài ra, cần đưa đội ngũ cán bộ y tế lưu động đi về vùng còn nghèo, tổ chức KCB miễn phí, điều động cán bộ hỗ trợ về chuyên môn, chuyển giao kĩ thuật cho tuyến dưới nhằm giúp người nghèo có thể được KCB hiệu quả ngay tuyến cơ sở. Sở y tế và các cấp các ngành có liên quan có sự quan tâm sát xao, phối hợp chặt chẽ. Cơ quan BHXH cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cùng Sở y tế, trung tâm y tế huyện triển khai và hướng dẫn tổ chức công tác KCB cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã. Tăng cường trang thiết bị thiết yếu cho các chuyên khoa tại trạm y tế xã để đáp ứng tốt hơn nhu cầu KCB, tăng thêm sự tin tưởng và tính hấp dẫn, sự tin tưởng và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT khi họ đăng kí KCB ban đầu tại trạm y tế xã. Đối với những Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền xã có số lượng thẻ BHYT đăng kí ít, điều kiện tổ chức KCB tại từng xã gặp khó khăn, cần thực hiện giải pháp KCB cho người có thẻ BHYT tập trung theo cụm xã với bán kính khoảng 5 km để giảm bớt khó khăn vất vả cho người bệnh do phải đi lại nhiều. Trung tâm y tế huyện có kế hoạch điều tiết phần kinh phí KCB giữa những trạm y tế xã có số lượng thẻ thấp với những trạm y tế xã có số lượng thẻ nhiều để các đơn vị cùng hoạt động KCB một cách ổn định. Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện KCB BHYT tại trạm y tế xã để có được định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển hoạt động KCB BHYT tại tuyến cơ sở mà cụ thể hơn là trạm y tế xã. những nơi cung cấp thuốc còn hạn chế nên chăng phát triển y học cổ truyền hướng về cộng đồng, hướng dẫn nhân dân phát huy truyền thống dùng cây, con làm thuốc chữa bệnh thông thường cho gia đình cũng như các biện pháp châm cứu chữa bệnh không dùng thuốc. 5. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN Công tác tuyên truyền (CTTT) góp phần đưa chủ trương chính sách về BHYT vào cuộc sống, CTTT là một bước đi trước và thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, khai thông tư tưởng, mở đường cho việc tổ chức thực hiện. Mỗi khi có chủ trương chính sách, chế độ mới về BHYT, cần những người làm CTTT cần nắm bắt nhanh chóng về thông tin, có hiểu biết cần thiết để kịp thời nắm bắt cho đúng, viết cho đúng về các chính sách BHYT mà Đảng và Nhà nước muốn triển khai. Qua đẩy mạnh CTTT, người dân hiểu rõ hơn, hiểu đúng về chính sách BHYT, hiểu rõ tính nhân đao, tính cộng đồng cũng như lợi ích của BHYT để từ đó tự nguyện tham gia các loại hình BHYT, một trong những loại hình đó là BHYT cho người nghèo. Đồng thời, nhờ có CTTT mà có thể giải quyết được những vướng mắc tuyến cơ sở như vướng mắc trong khâu KCB, vướng mắc về trình độ, về thái độ phục vụ của đội ngũ Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền cán bộ y tế từ đó hiểu rõ thêm tâm tư, nguyện vọng của người dân. Đẩy mạnh CTTT giúp người tham gia BHYT và cơ quan BHYT gần gũi hơn. Qua thực hiện CTTT có thể vận động được nguồn tài chính của các cơ quan, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, giúp mở rộng quỹ BHYT. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tất cả các cấp, bằng nhiều hình thức hợp lý, nội dung thiết thực, chú trọng công tác tuyên truyền miệng, nêu các điển hình về tổ chức thực hiện và các trường hợp có chi phí KCB lớn, mắc bệnh nặng được BHYT thanh toán trả thay đã giúp gia đình thoát nghèo . Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, các cơ quan thông tin có kế hoạch tuyên truyền chế độ chính sách BHYT. Báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục về BHXH-BHYT, hàng tháng đưa tin về những điển hình trong việc triển khai tổ chức vận động người tham gia BHYT, phản ánh về chất lượng KCB, giải đáp các ý kiến hỏi, kiến nghị của nhân dân . Chính vì vậy, trong lộ trình tiến tới mục tiêu xã hội hoá công tác y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; những người làm công tác BHYT và đội ngũ những người làm CTTT báo chí tiếp tục gắn bó, phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, để đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ cho người tham gia BHYT. 6. TẬP TRUNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Trong các thời kì phát triển đất nước, trong các thời kì Đại hội Đảng đều đã xác định nhiệm vụ cụ thể trong xoá đói giảm nghèo. Đại hội Đảng VIII của Đảng ta đã xác định rõ: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong quá trình phát triển”. Còn tại Đại hội IX, đã đặt ra chỉ tiêu: “Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo” Chính vì vậy, xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị – xã hội của toàn Đảng, toàn dân. Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền Công cuộc xoá đói giảm nghèo tỉnh ta đồng thời giải quyết, bảo đảm các yêu cầu cơ bản như: lương thực, nhà ở, đồ mặc, y tế, giáo dục, dạy nghề, đi lại, văn hoá, thông tin, giao tiếp, bảo đảm xoá đói giảm nghèo vững chắc, chống tái nghèo. Cần tập trung giúp các hộ nghèo, cá nhân nghèo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hoá. Cần đầu tư dứt điểm về cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, trước hết về thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, trung tâm cụm xã, đường giao thông, điện. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật, chuyển giao công nghệ tới các xã nghèo, người nghèo để phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Các dịch vụ xã hội nhất là dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế cũng nên được ưu tiên đầu tư phát triển, đặc biệt cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ nghèo. Cần có các chính sách trợ giúp xã hội, phòng chống thiên tai, giảm rủi ro cho nhóm yếu thế, tăng cường và đa dạng nguồn lực cho người nghèo từ ngân sách Nhà nước, từ cộng đồng dân cư, các nguồn tại chỗ, các tổ chức kinh tế – xã hội, các cá nhân và tổ chức quốc tế. Quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống, vật chất, tinh thần với những người có công với nước, cho vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến; duy trì, phát triển các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, gắn phong trào xoá đói giảm nghèo với các phong trào, các chương trình kinh tế – xã hội khác. Tập trung xoá đói giảm nghèo, giúp cho người dân trở lên khấm khá hơn không chỉ là mục tiêu của Đảng và Nhà nước mà còn là mục tiêu của toàn xã hội. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, tỉnh ta sẽ không còn hộ đói nghèo, nền kinh tế phát triển, sánh ngang với tất cả các tỉnh trong nước. Có được khả năng vững chắc về kinh tế thì chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngày càng nâng cao và đại bộ phận người dân được chăm sóc về sức khoẻ. Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền 7. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC *Với UBND tỉnh Hải Dương Quan tâm hơn nữa trong việc thực hiện BHYT cho người nghèo, tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu KCB của người nghèo, tăng nguồn kinh phí mua BHYT để vừa góp phần thực thi được chính sách xoá đói giảm nghèo tại địa phương vừa tăng lượng thẻ lưu hành góp phần đẩy nhanh tiến độ BHYT toàn dân. *Với Sở Tài chính – Vật giá Tích cực tham mưu đề xuất với các cấp có thẩm quyền, cân đối ngân sách địa phương để có nguồn kinh phí cần thiết từng bước tiến tới việc mua thẻ BHYT cho toàn bộ số người thuộc diện nghèo tại tỉnh. * Với Sở LĐ-TB&XH Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cấp huyện- thành phố thực hiện tốt các quy định đã được hướng dẫn trong các văn bản hiện hành, trong đó chú trọng đến công tác tổ chức bình xét người nghèo theo tiêu chuẩn – chỉ tiêu đã được phân bổ. Lập hồ tham gia BHYT đúng quy định tránh những sai sót không cần thiết làm chậm tiến độ phát hành thẻ * Với Sở y tế Tăng cường chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH thực hiện tốt công tác KCB cho người nghèo có thẻ BHYT, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng vừa kiên quyết chống những hiện tượng lạm dụng của đối tượng, phát huy hết hiệu quả của chế độ BHYT cho người nghèo. * Với cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương Cơ quan BHXH tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt các giấy tờ có thể giảm được trong tiếp nhận, theo dõi, thanh toán KCB tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT khi KCB được nhanh chóng. Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền * Với Ban quản lý quỹ KCB cho người nghèo Quản lý chặt chẽ và hiệu quả quỹ KCB cho người nghèo, sau khi cơ quan BHXH đã phát hành thẻ xong theo hợp đồng với Sở LĐ-TB&XH và tập hợp đủ chứng từ, hoá đơn thì nhanh chóng chuyển tiền mua BHYT theo quy định để có kinh phí chi cho công tác KCB, đảm bảo quyền lợi cho nhóm đối tượng này. Như vậy để thực hiện tốt công tác KCB theo chế độ BHYT cho người nghèo cần phải có các cơ chế chính sách, quy trình tổ chức thực hiện và sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan, ban ngành có liên quan trong quá trình triển khai. Hy vọng rằng với các kiến nghị nêu trên thì công tác KCB bằng thẻ BHYT cho người nghèo sẽ đạt được các kết quả như mong muốn. Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS. Tôn Thị Thanh Huyền KẾT LUẬN Từ nhiều năm qua, BHYT tỉnh Hải Dương (trước đây) nay là BHXH tỉnh Hải Dương đang tích cực tham gia vào quá trình đảm bảo sức khoẻ cho người dân, mà một trong những vấn đề mấu chốt là quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. CSSK cho người nghèo thông qua chính sách BHYTmột chủ trương đúng đắn, thể hiện tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc của truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khi mà đại bộ phận người nghèo của tỉnh ta chưa có cơ may nào tốt hơn trong việc tự chăm lo sức khoẻ cho mình. BHYT giúp người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, được KCB ngay từ tuyến cơ sở; nhờ đó mà người nghèo được chăm sóc sức khoẻ kịp thời, bệnh tật được phát hiện sớm, người bệnh có thẻ BHYT khi có bệnh, cần chữa bệnh không cần phải đi xa, chi phí KCB bình quân thấp hơn góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Như vậy, có thể nói rằng, chính sách BHYT cho người nghèomột trong những đóng góp quan trọng cho việc thực hiện thành công chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ [...]... người nghèo: BHYT – giải pháp hữu hiệu nhất, Tạp chí BHYT số 20/2002 7 Nguyễn Minh Hiếu, Khám chữa bệnh cho người nghèo: Góp phần thực hiện BHYT toàn dân, Tạp chí BHXH số 10/2003 8 Hằng Liên, BHYT cho người nghèo thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, Tạp chí BHXH số 10/2004 9 Phạm Đình Thành, Khái niệm và bản chất của BHYT, Tạp chí BHXH số 08/2005 10.Từ kết quả giám sát của Quốc hội về thực hiện. .. theo trình độ chuyên môn .40 Bảng 7: Kết quả thu BHXH từ 19952004 42 Bảng 8: Số người tham gia BHYT tự nguyện từ 19952004 45 Bảng 9: Kết quả chi trả các chế độ BHXH từ tháng 10/19952004 47 Đồ thị 2: Kết quả cấp thẻ BHYT cho người nghèo BHXH Hải Dương, 19992002 59 Bảng 10: Kết quả KCB cho người nghèo theo chế độ BHYT BHXH Hải Dương, 19992005 .61 Bảo hiểm 44B SVTH:... So sánh BHYT của Nhà nước và BHYT trong BHTM .10 Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo của các vùng trong cả nước 26 Đồ thị 1: Số trạm y tế xã, phường cả nước từ năm 20002004 32 Bảng 3: Tình hình KCB cho người nghèo có thẻ BHYT 32 Bảng 4: Kết quả thực hiện KCB theo chế độ BHYT cho người nghèo tỉnh Bình Định từ năm 19922002 35 đồ 1: Cơ cấu tổ chức của BHXH Hải Dương .39 Bảng 5: Số cán bộ,... mua thêm 10.000 thẻ BHYT cho đối tượng người thuộc diện quá nghèo ngày 28/02/2002 22.Quyết định số 522/QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dương về việc thành lập ban quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ngày 26/02/2003 23.Quyết định số 20/QĐ-BQL của Ban quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo về việc thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho Ban quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh ngày 07/04/2004... KCB cho người nghèo: KCB theo phương thức BHYT sẽ công bằng hơn, Báo BHXH số 18 ngày 04/05/2005 11.TS Nguyễn Hải Hữu, Chuẩn nghèo nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, Tạp chí LĐ&XH số 262 (từ 1-15/05/2005) 12.Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT–BTC–BLĐTBXH của liên bộ Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài Chính, Bộ Y Tế về việc hướng dẫn việc thực hiện KCB được miễn một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo. .. tế cho người nghèo, Nhà xuất bản Y học, Hà nội 3 GS Viện sĩ Y học Phạm Song, 2002, Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm y tế Việt Nam, Nhà xuất bản Hà nội, Hà nội 4 Niên giám thống kê 2004, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 5 TS Trần Thị Trung Chiến, Chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo, góp phần tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Tạp chí BHYT số 20/2002 6 Minh Nam, Khám chữa bệnh cho người. .. ban hành điều lệ BHYT mới ngày 16/5/2005 16.Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC của liên bộ Bộ Y tế, Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc ngày 27/7/2005 17.Quyết định 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới ngày 08/7/2005 18.Công văn số 1161/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc bổ sung kinh phí cấp thẻ BHYT cho người thuộc diện quá nghèo năm 1999 cho 7217 đối tượng... diện quá nghèo năm 1999 cho 7217 đối tượng ngày 11/6/1999 19.Công văn số 12/TB-VP của UBND tỉnh về việc mua BHYT cho người thuộc diện quá nghèo cho 15.000 đối tượng ngày 07/01/2000 20.Quyết định số 336/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Sở, Ban, Ngành mua BHYT cho1 5.000 đối tượng ngày 05/02/2001 21.Công văn số : 17/TB-UB của UBND tỉnh về việc thông báo kết quả phiên họp thường... 29/01/1999 13.Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo ngày 15/10/2002 Bảo hiểm 44B SVTH: Nghiêm Thị Huệ GVHD: ThS Tôn Thị Thanh Huyền 14.Thông tư số 14/2002/TTLT-BTC-BYT của liên bộ Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài Chính, Bộ Y Tế về hướng dẫn tổ chức KCB và quản lý, sử dụng, thanh quyết toán quỹ KCB cho người nghèo ngày 16/12/2002 15 .Nghị định số 63/2005/NĐ-CP của Chính . Huyền MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH KCB Phải. Thanh Huyền 7. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC *Với UBND tỉnh Hải Dương Quan tâm hơn nữa trong việc thực hiện BHYT cho người nghèo, tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu

Ngày đăng: 07/11/2013, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w