Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
34,43 KB
Nội dung
Cácloạibảohiểmphilợinhuận 3.1. bảohiểm xã hội (BHXH) 3.1.1. Tổng quan về BHXH 3.1.1.1. Đặc điểm của bảohiểm xã hội BHXH đã có một bề dày lịch sử hàng trăm năm. Xuất phát điểm ra đời của BHXH bắt nguồn từ nhu cầu giảm nhẹ rủi ro trong cuộc sống được thực hiện bằng việc đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng. BHXH xuất hiện đầu tiên ở n?ước Đức trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa diễn ra rất mạnh mẽ ở châu âu vào thế kỷ XIX. Thời kỳ này, các đô thị ở châu âu trở thành nơi có công nghiệp phát triển và thương mại sầm uất. Người nông dân bỏ thôn quê ra thành phố làm thuê, chấp nhận từ bỏ tấm lá chắn bền vững, truyền kiếp bảo vệ cho họ và gia đình khi gặp khó khăn là quan hệ họ hàng, làng xã. Thay vào đó, chỗ dựa duy nhất để có cái ăn, cái mặc, chỗ ở của họ là tiền lương và cuộc sống của họ luôn bị đe dọa bởi các rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già…Trong bối cảnh đó, các hội tương tế đã xuất hiện, tổ chức ra việc để dành tiền tiết kiệm nhằm trợ giúp cho người lao động những lúc khó khăn cả khi còn đang làm việc và khi đã về già. Đồng thời, sự đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân đã buộc giới chủ và Nhà nước cũng phải trợ giúp, đảm bảo cho cuộc sống cho họ. Năm 1850, ở Đức, các quỹ trợ cấp ốm đau được thành lập và công nhân bắt buộc phải đóng góp để đề phòng khi bị giảm thu nhập do ốm đau. Sau đó, các quỹ được thành lập bảo đảm cả trường hợp thất nghiệp, tuổi già và tàn tật. Ban đầu các quỹ này chỉ có giới thợ tham gia, đến năm 1880, cơ chế đóng góp của ba bên được thực hiện bao gồm: đóng góp của người làm thuê, đóng góp của giới chủ và đóng góp của Nhà nước. Mô hình của Đức dần dần được truyền bá rộng rãi ra toàn châu âu và thế giới và mặc dù không dập khuôn, BHXH đã được hình thành và phát triển ở nhiều nước. BHXH là một bộ phận cấu thành của hệ thống An sinh xã hội (ASXH). Hệ thống ASXH trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Trong thực tế tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về ASXH và mỗi quốc gia có thể theo đuổi một mô hình hệ thống ASXH phù hợp với mục tiêu, điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Theo ILO (Tổ chức lao động quốc tế- International Labour Organization), An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết, đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Ngày nay, khái niệm ASXH được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên không may bị lâm vào hoàn cảnh không bình thường trong xã hội, thông qua hệ thống các biện pháp phân phối lại tiền bạc, của cải và dịch vụ xã hội. Theo cách hiểu này, hệ thống ASXH bao gồm 2 bộ phận cơ bản là: BHXH và cứu trợ xã hội. Cứu trợ xã hội là sự gúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với các thành viên của xã hội trong trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và của gia đình. (Từ điển bách khoa Việt nam). Nếu nguồn tài chính chủ yếu của BHXH là do các bên tham gia BHXH đóng góp thì cứu trợ xã hội được thực hiện bởi nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước, các tổ chức từ thiện hoặc đóng http://www.ebook.edu.vn 67 góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong xã hội với mục đích từ thiện, nhân đạo. Cứu trợ xã hội bao gồm hai nhánh cơ bản là: cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội. Cứu tế xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền hoặc hiện vật có tính chất tức thời, cấp thiết và ở mức độ tối cần thiết cho đối tượng khi họ bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng, không còn khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân và của gia đình. Với nội dung như vậy, cứu tế xã hội thường được thực hiện đối với người dân ở những vùng bị thiên tai khi nhu cầu bảo đảm cái ăn, cái mặc, thuốc chữa bệnh…với họ mang tính cấp bách.Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, bằng tiền hoặc các phương tiện vật chất khác để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng. BHXH là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống ASXH. Có nhiều khái niệm khác nhau về BHXH được nêu ra trong các sách vở, tài liệu. Theo Từ điển bách khoa Việt nam: "BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội." BHXH là thực hiện chuyển giao rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc phân tán “số đông bù số ít" và phân tán, dàn trải theo thời gian. Theo nguyên tắc "số đông bù số ít", rủi ro của một hoặc một số người sẽ được chia sẻ cho nhiều người tham gia BHXH cùng gánh chịu. Theo cách đó, những rủi ro trong cuộc sống như: đau ốm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, chết sớm…là gánh nặng của bản thân và gia đình của số ít những người không may sẽ được san sẻ cho nhiều người. Theo nguyên tắc phân tán, dàn trải theo thời gian , người tham gia BHXH phải "để dành" một khoản thu nhập bằng việc đều đặn đóng góp khoản "để dành" đó vào quỹ BHXH trong thời gian có thu nhập để được hưởng trợ cấp lúc tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Mục tiêu cơ bản của BHXH là thực thi chính sách xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh. Cụ thể là: thay thế hoặc bù đắp cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ và gia đình; chăm sóc sức khỏe và chống lại bệnh tật; bảo đảm điều kiện sống tối thiểu để người lao động không lâm vào cảnh túng quẫn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. 3.1.1.2. Các chế độ BHXH - Kết cấu của chế độ BHXH Chế độ BHXH được xác định bởi các yếu tố cơ bản là: đối tượng BHXH, rủi ro được BHXH, điều kiện, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp. • Đối tượng BHXH Tùy theo từng nước và tùy từng chế độ BHXH mà có quy định về đối tượng khác nhau. Đối tượng BHXH được chia thành 2 nhóm: Đối tượng BHXH bắt buộc và đối tượng BHXH tự nguyện. Đối tượng BHXH bắt buộc là những người lao động theo luật, sẽ phải đóng góp và được hưởng trợ cấp BHXH. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thường là những người có quan hệ lao động, làm công ăn lương. Đối tượng BHXH tự nguyện là các đối tượng không thuộc diện đối tượng BHXH bắt buộc. Tùy thuộc vào chính sách BHXH của mỗi quốc gia mà đối tượng BHXH tự nguyện có thể mở rộng cho những nhóm đối tượng nào. Họ có thể tham gia BHXH tự nguyện với tất cả các chế độ BHXH hiện có ở quốc gia đó hoặc chỉ tham gia BHXH tự nguyện ở một hoặc một số chế độ BHXH nào đó. • Rủi ro được BHXH http://www.ebook.edu.vn 68 Các rủi ro có thể được bảohiểm trong các chế độ BHXH là các rủi ro mang tính xã hội. Tức là chúng phổ biến trong đời sống của những người lao động, là những rủi ro tác động đến cuộc sống, sức khoẻ, tính mạng người lao động tiêu biểu như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, tuổi già, tử vong, thất nghiệp v.v. Các rủi ro BHXH nêu trên có thể phát sinh trong quá trình lao động hoặc trong đời sống của người lao động. Tuy nhiên, không phải bất cứ "rủi ro xã hội" nào cũng được bảohiểm mà phạm vi bảo đảm của hoạt động BHXH phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng tài chính của quỹ BHXH ở mỗi quốc gia. • Các điều kiện hưởng BHXH: Để ràng buộc giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH và để hạn chế sự lạm dụng về BHXH, trong các chế độ BHXH đều quy định các điều kiện hưởng BHXH chặt chẽ. Việc quy định điều kiện hưởng BHXH ở từng quốc gia cũng khác nhau, xuất phát từ những cơ sở thiết lập khác nhau. Cơ sở của việc quy định điều kiện hưởng BHXH bao gồm: cơ sở nhân khẩu học, điều kiện lao động và môi trường lao động, điều kiện kinh tế - xã hội và quan hệ tài chính BHXH. Cơ sở nhân khẩu học là một trong những căn cứ quan trọng để xác lập điều kiện hưởng của một chế độ BHXH. Ví dụ để xác định điều kiện tuổi đời của chế độ hu trí thì cơ sở nhân khẩu học ở đây là khái niệm "già" của dân cư và của người lao động. Tuổi già để hưởng hưu trí của các nước, các vùng là khác nhau vì tuổi già sinh học có khác nhau. Có nước, 50-60 tuổi đã là tuổi nghỉ hưu, nhưng lại có nước cao hơn. Song song với cơ sở nhân khẩu học, điều kiện lao động và môi trường lao động là một căn cứ rất quan trọng để xác lập điều kiện nghỉ hưởng BHXH. Điểm chung nhất của điều kiện lao động ảnh hưởng đến người lao động là suy giảm khả năng lao động của họ. Điều kiện lao động khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới khả năng lao động của người lao động. Cùng một độ tuổi như nhau, nhưng mức độ nặng nhọc khác nhau, tính chất của công việc khác nhau thì mức độ "già lao động" khác nhau. Đây là yếu tố có liên quan tới "tuổi thọ lao động" của người lao động. Khi xây dựng các điều kiện của chế độ BHXH, nhất là chế độ hưu trí, chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cần chú ý điều kiện suy giảm khả năng lao động. Ngoài các yếu tố sinh học và điều kiện lao động, khi xác định điều kiện hưởng BHXH, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia trong mỗi thời kỳ. Các điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: * Khả năng hoặc tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước. * Trình độ quản lý lao động, quản lý xã hội. * Các chính sách dân số của quốc gia. * Chính sách lao động việc làm. * Trình độ dân trí và nhận thức xã hội . Điều kiện tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH. Khi tính toán giữa các mức đóng góp và mức hưởng; thời gian đóng góp và thời gian hưởng, luôn phải thể hiện nguyên tắc cân bằng cân bằng thu - chi. Từ đó, phải quy định thời hạn đóng BHXH tối thiểu (nhất là đối với các chế độ Bảohiểm xã hội dài hạn). • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH: Mức hưởng trợ cấp BHXH được quy định cho từng loại trợ cấp BHXH. Việc quy định mức hưởng trợ cấp BHXH dựa trên cơ sở các nguyên tắc căn bản sau: + Mức trợ cấp BHXH chỉ được xem là khoản bảo đảm chi tiêu, bảo đảm mức sống tối thiểu cho người hưởng trợ cấp. http://www.ebook.edu.vn 69 + Mức hưởng trợ cấp BHXH thấp hơn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH lúc làm việc. Nguyên tắc này nhằm khuyến khích người lao động làm việc và không ỷ lại vào chế độ trợ cấp. + Mức hưởng trợ cấp BHXH thường có quan hệ tỷ lệ với mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Với cùng điều kiện so sánh, mức hưởng trợ cấp BHXH của người đóng BHXH nhiều hơn sẽ lớn hơn. Về thời gian hưởng trợ cấp BHXH cũng không giống nhau ở các chế độ. Nhìn chung, trừ những chế độ trợ cấp BHXH có tính dài hạn, thời gian hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn thường căn cứ vào khoảng thời gian để người lao động có thể phục hồi được khả năng lao động hoặc tìm được việc làm. - Các chế độ BHXH theo Công ước quốc tế 102 Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước mà chế độ BHXH bao gồm những nhánh nào trong số 9 nhánh của các chế độ BHXH theo Công ước quốc tế 102 (Convention No. 102/1952 Concerning Minimum Standards of Social Security). Ngày 28/6/1952, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102 về BHXH (qui phạm tối thiểu), tập hợp các chế độ BHXH đã có trên toàn thế giới bao gồm 9 nhánh chế độ: 1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thai sản 4. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 5. Trợ cấp thất nghiệp 6. Trợ cấp hưu trí 7. Trợ cấp gia đình 8. Trợ cấp tàn tật 9. Chế độ tử tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) Các nước tham gia phê chuẩn Công ước phải áp dụng tối thiểu 3 trong 9 chế độ trên, trong đó ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp nuôi dưỡng. Trừ chế độ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình, tất cả các chế độ trợ cấp còn lại đề thực hiện trợ cấp bằng tiền. Trợ cấp gia đình có thể bằng tiền và bằng hiện vật. Hai chế độ trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thai sản bao gồm cả chăm sóc y tế. Các chế độ được thiết lập ở các nước phải phù hợp với Công ước này về: loại đối tượng được bảo vệ ; mức trợ cấp tối thiểu và phạm vi chăm sóc y tế ; nguyên tắc chung là phải đối xử bình dẳng giữa kiều dân và người trong nước. Tiếp sau Công ước 102 (1952), một loạt các Công ước và Khuyến nghị khác được ILO ban hành như: Công ước số 103 (1952-xét lại) và Khuyến nghị số 95 (1952) về bảo vệ thai sản; Công ước số 118 (1962) về đối xử bình đẳng về ĐBXH đối với kiều dân và người trong nước; Công ước và Khuyến nghị số 121 (1964) về trợ giúp trong những trường hợp bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Công ước số 128 (1967) về trợ giúp lúc tàn tật tuổi già, mất người trụ cột gia đình; Công ước số 130 và Khuyến nghị 134 (1969) về chăm sóc y tế và trợ giúp lúc ốm đau; Khuyến nghị số 162 (1980) về người lao động cao tuổi; Công ước số 157 (1982) và Khuyến nghị số 167 (1983) về bảo lưu các quyền đảm bảo xã hội;… . Các Công ước và khuyến nghị này thực chất là sự phát triển xoay quanh các nội dung cốt lõi của Công ước 102 và xu hướng phát triển của hệ thống an sinh xã hội hiện đại là tiến tới sụ bảo vệ phổ cập, mở rộng cho toàn thể cộng đồng bằng nhiều chế độ da dạng. 3.1.2. Bảohiểm xã hội ở Việt nam http://www.ebook.edu.vn 70 Cũng như nhiều nước trên thế giới, BHXH là nội dung cốt lõi và quan trọng nhất trong hệ thống ASXH của Việt nam. Ngoài hai nhánh là BHXH và Cứu trợ xã hội, hệ thống ASXH ở Việt nam còn bao gồm nhánh Ưu đãi xã hội. Cứu trợ xã hội bao gồm Cứu tế xã hội và Trợ giúp xã hội. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt, ưu tiên Nhà nước, cộng đồng xã hội dành cho một bộ phận dân cư nào đó như: cá nhân và gia đình người có công với đất nước, người nghèo, người ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa… Là một trong những thành viên phê chuẩn Công ước 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế, ở Việt nam đến nay, hoạt động BHXH đã thực hiện được 6 chế độ bao gồm: 1. Chế độ trợ cấp ốm đau 2. Chế độ trợ cấp thai sản 3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 4. Chế độ hưu trí (bảo hiểm tuổi già) 5. Chế độ tử tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) 6. Chế độ bảohiểm y tế Ngoài 6 chế độ có nội dung tương đồng với các chế độ BHXH quy định trong công ước 102, từ 01/6/2001, BHXH Việt nam thực hiện thêm Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe áp dụng cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc có từ 3 năm công tác trở lên, tại các cơ quan, đơn vị mà bị suy giảm sức khỏe, sau khi điều trị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khỏe hoặc lao động nữ yếu sức khỏe sau khi nghỉ thai sản. Việc tạo lập và sử dụng quỹ BHXH ở Việt nam theo mô hình hệ thống với mức hưởng xác định. Theo mô hình này, quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây: • • • • • Đóng góp của người lao động; Đóng góp của người sử dụng lao động; Tài trợ của Ngân sách Nhà nước; Tiền sinh lời của quỹ; Các nguồn khác. Theo quy định ở điều 149 của Bộ luật lao động hiện hành (Bộ Luật lao động sửa đổi 2002), mức đóng góp cho các chế độ BHXH bắt buộc (trừ bảohiểm y tế) được quy định như sau: • Mức đóng góp của người sử dụng lao động bằng 15% tổng quỹ lương; • Mức đóng góp của người lao động đóng bằng 5% tiền lương. Mức đóng góp cho chế độ BHYT bắt buộc được quy định như sau: • Mức đóng góp của người sử dụng lao động bằng 2% tổng quỹ lương; • Mức đóng góp của người lao động đang làm việc bằng 1% trên lương hoặc thu nhập. 3.1.2.1. Đối tượng áp dụng các chế độ BHXH - Đối tượng bắt buộc. Các đối tượng áp dụng các chế độ BHXH bắt buộc (trừ BHYT) bao gồm: (1) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau: • • • • • Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; http://www.ebook.edu.vn 71 Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; • Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; • Trạm y tế xã, phường, thị trấn; • Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. • Các tổ chức khác có sử dụng lao động. (2) Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức. (3) Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. (4) Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng. (5) Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định ở điểm (1); (3) và (4) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc. (6) Người lao động quy định tại tất cả các điểm trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc diện hưởng lương có quy định riêng. - Đối tượng áp dụng chế độ BHYT BHYT Việt nam hiện đang áp dụng với hai loại đối tượng: đối tượng BHYT bắt buộc và đối tượng BHYT tự nguyện. Đối tượng BHYT bắt buộc: theo quyết định Quyết định 722/QĐ- BHXH ngày 26/5/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt nam, đối tượng BHYT bắt buộc bao gồm: (1) Người lao động Việt nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong: • Các doanh nghiệp nhà nước kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; • Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị xã hội; • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; • Các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên. (2) Cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường. • http://www.ebook.edu.vn 72 (3) Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng BHXH hàng tháng. (4) Người có công với Cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28 CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ. (5) Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/ NĐ- CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. (6) Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt nam quy định tại Thông tư liên bộ số 68/LB/ TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ Tài chính & Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (7) Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH. (8) Người nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. (9) Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su). Riêng trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám chữa bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Ngoài đối tượng BHYT bắt buộc, BHYT Việt nam còn áp dụng mở rộng với các đối tượng BHYT tự nguyện khác. 3.1.2.2. Nội dung các chế độ BHXH hiện hành ở Việt nam - Chế độ trợ cấp ốm đau: được coi là trợ cấp ngắn hạn - hình thức trợ cấp bằng tiền, bù đắp thu nhập của người lao động tạm thời bị gián đoạn khi nghỉ việc có thời hạn do ốm đau. • Điều kiện hưởng trợ cấp ốm đau. Phải thoả mãn những điều kiện sau đây: + Người lao động tham gia BHXH khi ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc, được khám, chữa bệnh và phải có đủ hồ sơ theo quy định. + Người lao động có con nhỏ (dưới 7 tuổi) bị ốm đau, có yêu cầu của tổ chức y tế phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. + Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số. Trường hợp người lao động nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc do sử dụng ma túy thì không được hưởng trợ cấp ốm đau • Mức hưởng trợ cấp ốm đau. Xác định theo công thức sau: Mức trợ cấp ốm đau = Mức trợ cấp 1ngày x Số ngày được trợ cấp Mức trợ cấp một ngày được tính theo công thức sau: Mức trợ cấp 1 ngày Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm = 26 ngày x 75% http://www.ebook.edu.vn 73 Trong đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm bao gồm: lương theo cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, thâm niên, chức vụ dân cử; hệ số chênh lệch; phụ cấp chức vụ; phụ cấp khu vực; phụ cấp đắt đỏ (nếu có). Đối với quân nhân, công an nhân dân thì mức trợ cấp ốm đau, nghỉ việc do thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc, mức trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau bằng 85% mức tiền lương đóng BHXH. - Chế độ trợ cấp thai sản • Điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản. Gồm có những điều kiện sau: + Lao động nữ có thai, sinh con (không phân biệt số lần sinh con) khi nghỉ việc. + Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình khi nghỉ việc. • Mức hưởng trợ cấp thai sản: bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ. Ngoài ra, khi sinh con được trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương đóng BHXH. Mức trợ cấp thai sản được tính như sau: Trợ cấp khi nghỉ việc đi khám thai, sảy thai Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ = = 26 ngày Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ sinh con x 100% x x số ngày nghỉ số tháng nghỉ sinh con Trong đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm bao gồm: lương theo cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, thâm niên, chức vụ dân cử; hệ số chênh lệch; phụ cấp chức vụ; phụ cấp khu vực; phụ cấp đắt đỏ (nếu có). - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) • Điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN. Đối tượng được hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN bao gồm những người lao động (tương tự như chế độ trợ cấp ốm đau) bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trong các trường hợp sau đây: + TNLĐ trong giờ làm việc, tại nơi làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động; + TNLĐ ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc yêu cầu của người sử dụng lao động; + TNLĐ trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. • Mức hưởng trợ cấp Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung. Theo quy định hiện hành, mức trợ cấp được quy định như sau: + Trợ cấp một lần: người lao động bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp một lần theo quy định dưới đây: Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu + Trợ cấp hàng tháng: người lao động bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây: http://www.ebook.edu.vn 74 Mức suy giảm khả năng lao động Từ 31% đến 40% Từ 41% đến 50% Từ 51% đến 60% Từ 61% đến 70% Từ 71% đến 80% Từ 81% đến 90% Từ 91% đến 100% - Chế độ bảohiểm y tế • Quyền lợi trợ cấp BHYT Mức trợ cấp một lần 0,4 tháng tiền lương tối thiểu 0,6 tháng tiền lương tối thiểu 0,8 tháng tiền lương tối thiểu 1 tháng tiền lương tối thiểu 1,2 tháng tiền lương tối thiểu 1,4 tháng tiền lương tối thiểu 1,6 tháng tiền lương tối thiểu Người có phiếu khám chữa bệnh (KCB) khám chữa bệnh theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế quy định được cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB theo giá viện phí hiện hành tại cơ sở KCB, bao gồm các khoản: + Tiền khám bệnh . + Chi phí thuốc, hoá chất, máu và các chế phẩm của máu… + Chi phícác dịch vụ kỹ thuật y tế có trong danh mục do nhà nước quy định sử dụng trực tiếp cho người bệnh như: xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh, các thủ thuật … + Tiền ngày giường bệnh (bao gồm cả chi phí vật tư tiêu hao thông dụng như: chăn, màn, chiếu… + Chi phí của từng loại thủ thuật và một số phẫu thuật đặc biệt theo danh mục do Bộ Y tế quy định. + Chi phí vật tư y tế chuyên dụng theo danh mục do Bộ Y tế quy định. Đối với các trường hợp khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng, người bệnh phải tự thanh toán chi phí KCB và được cơ quan BHXH thanh toán một phần chi phí KCB theo mức chí phí bình quân tại tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp do Bộ Y tế quy định, bao gồm các trường hợp sau: + Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của nhà nước không phải là nơi người bệnh đăng kỳ KCB ban đầu mà không phải trong tình trạng cấp cứu, hoặc không có giấy giới thiệu chuyển viện hợp lệ. + Tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, giường bệnh. + Không thực hiện đầy đủ các thủ tục khi KCB theo quy định. + Khám chữa bệnh ở nước ngoài. Các trường hợp sau không thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT: + Điều trị bệnh phong. + Sử dụng thuốc đặc trị (theo danh mục của Bộ Y tế) đã được ngân sách Nhà nước cấp để điều trị các bệnh như: lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh. + Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, bao gồm: dùng thuốc tránh thai, đặt dụng cụ tử cung, nạo hút thai, đình sản nam, đình sản nữ và các biện pháp tránh thai khác. + Phòng và chữa bệnh dại. + Phòng bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, lậu, giang mai. + Chi phí khám, quản lý thai và đẻ từ con thứ 3 trở đi. + Tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, an dưỡng, khám sức khoẻ định kỳ, khám sức khoẻ tuyển lao động. + Chỉnh hình thẩm mỹ và tạo hình thẩm mỹ, kính mắt, máy trợ thính, làm chân tay giả, răng giả, mắt giả, ổ khớp nhân tạo, thuỷ tinh thể nhân tạo, van tim nhân tạo. + Điều trị phục hồi chức năng ngoài danh mục Bộ Y tế quy đinh. + Các bệnh bẩm sinh và dị tật bẩm sinh. + Bệnh nghề nghiệp. + Tại nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn chiến tranh, tai nạn do thiên tai. + Tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện chất ma tuý, vi phạm pháp luật. http://www.ebook.edu.vn 75 [...]... của bảohiểm tài sản 2.2.3 Nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảohiểm tài sản 2.3 Bảohiểm trách nhiệm dân sự 2.3.1 Khái quát về bảohiểm trách nhiệm dân sự 2.3.2 Đặc diểm của bảohiểm trách nhiệm dân sự 2.3.3 Nội dung cơ bản của một số loại bảohiểm trách nhiệm dân sự 2.4 Bảohiểm con người 2.4.1 .Các loạibảohiểm con người cơ bản 2.4.2 Đặc điểm của bảohiểm con người Chương 3: Các loạibảohiểm phi. .. bản 1.2.1 Bảohiểm kinh doanh 1.2.2 Cácloại hình bảohiểm không vì mục tiêu lợinhuận 1.2.2.1 Bảohiểm xã hội 1.2.2.2 Bảohiểm tiền gửi 1.3 Vai trò kinh tế - xã hội của bảohiểm Chương 2: Bảohiểm kinh doanh 2.1 Khái quát về bảohiểm kinh doanh 2.1.1 Khái niệm, sự ra đời và phát triển của bảohiểm kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về bảohiểm kinh doanh 2.1.1.2 Sự ra đời và phát triển của bảohiểm 2.1.2... loại bảo hiểmphilợinhuận 3.1 Bảohiểm xã hội (BHXH) 3.1.1 Tổng quan về BHXH 3.1.1.1 Đặc điểm của bảohiểm xã hội 3.1.1.2 Các chế độ BHXH 3.1.2 Bảohiểm xã hội ở Việt nam 3.1.2.1 Đối tượng áp dụng các chế độ BHXH 3.1.2.2 Nội dung các chế độ BHXH hiện hành ở Việt nam 3.2 Bảohiểm tiền gửi (BHTG) 3.2.1 Mục đích, chức năng của Bảohiểm tiền gửi 3.2.2 Đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của Bảohiểm tiền gửi Việt... phải nộp cho một quý trong năm 100 x 4 - Các hoạt động nghiệp vụ của BHTG • Thu phíbảohiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi theo quy định • Chi trả các khoản tiền gửi được bảohiểm cho người gửi tiền trong phạm vi mức bảohiểm tối đa theo quy định Việc chi trả của Bảohiểm tiền gửi Việt nam được thực hiện như sau: + Khi các tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có... 2.1.2 Hợp đồng bảohiểm 2.1.2.1 Hình thức của hợp đồng bảohiểm 2.1.2.2 Chủ thể của hợp đồng bảohiểm 2.1.2.3 Nội dung của hợp đồng bảohiểm 2.1.2.4 Xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảohiểm 2.1.3 Cơ sở kỹ thuật của bảohiểm 2.1.3.1 Luật số lớn (law of a large number) 2.1.3.2 Nguyên tắc sàng lọc 2.1.3.3 Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro 2.2 .Bảo hiểm tài sản 2.2.1 Khái quát về bảohiểm tài sản... một số loại hình bảo hiểm, NXB Chính trị quốc gia, năm 2004 7 Bộ Tài chính CHXHCN Việt nam, Luật bảohiểm một số nước NXB Tài chính 1999 8 Tạp chí Sigma – Swiss Re http://www.ebook.edu.vn 86 Môc lôc Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan về bảohiểm 1.1 Bảohiểm trong quy trình quản lý rủi ro 1.1.1 Khái niệm về rủi ro 1.1.2 Phương pháp quản lý rủi ro và bảohiểm 1.2 Phân biệt Các loạibảo hiểm. .. động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, Bảohiểm tiền gửi Việt nam có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảohiểm của người gửi tiền + Trường hợp tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi bị phá sản thì Bảohiểm tiền gửi Việt nam trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi đó với số tiền mà Bảohiểm tiền gửi Việt nam đã chi trả cho người gửi tiền Bảohiểm tiền gửi Việt nam được quyền tham gia... chức tham gia bảohiểm tiền gửi theo quy định của luật phá sản • Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Chính phủ về Bảohiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi • Cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi vay vốn để có nguồn chi trả tiền gửi và mua lại nợ của tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi... phúc lợi và các khỏan chi do nguồn kinh phí khác đài thọ • Các khoản chi không hợp lệ khác Trải qua hơn nửa thập kỷ phát triển, hoạt động của Bảohiểm tiền gửi Việt Nam đang khẳng định giá trị của chính sách bảohiểm tiền gửi, tuy nhiên ra đời chưa lâu nên không tránh khỏi những hạn chế về mức giới hạn trách nhiệm bảohiểm thấp, về loại phạm vi tiền gửi được bảo hiểm, về nguyên tắc “cào bằng” phíbảohiểm và... thanh lý ngân hàng - Cácloại tiền gửi được bảo hiểm: • • • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân Tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phi u ghi danh do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia BHTG phát hành - Phíbảohiểm Tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi phải nộp phíbảohiểm tiền gửi (theo . Các loại bảo hiểm phi lợi nhuận 3.1. bảo hiểm xã hội (BHXH) 3.1.1. Tổng quan về BHXH 3.1.1.1. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội BHXH đã. http://www.ebook.edu.vn 79 bảo hiểm phải trả cho hệ thống bảo hiểm tiền gửi Liên bang phí bảo hiểm được xác định dựa trên khối lượng tiền gửi được bảo hiểm và mức độ