TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
AN GIANG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU MSSV: DKT141589
LỚP: DH15KT1
NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
An Giang, Ngày 11 Tháng 04 Năm 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
Trang 3ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý Thầy Cô!
Để hoàn thành bài chuyên đề này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Quý Thầy/Cô Khoa KT – QTKD của Trường Đại học An Giang, đã hết lòng truyền đạt những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt quá trình học tại trường Đặc biệt là Cô Trịnh Thị Hợp, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Ban lãnh đạo, anh/chị nhân viên phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang đã tiếp nhận tôi thực tập tại đơn vị Các anh/chị tại phòng kế toán của công ty đã hết lòng hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập, đây là một điều may mắn đối với tôi Tôi xin cảm ơn anh Huỳnh Xuân Vinh, anh Nguyễn Hoàng Kha đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực tập
Cuối cùng tôi xin gửi đến quý Thầy Cô, ban lãnh đạo, cùng các anh/chị phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang lời chúc sức khỏe và đạt được nhiều thành công Chúc cho Công ty làm ăn ngày càng phát triển hơn
Do kiến thức còn hạn chế và chưa được tiếp cận nhiều với thực tế nên Báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế Rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô, quý Công ty để Báo cáo thực tập của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 11 tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phạm Nguyễn Thị Thúy Liễu
Trang 5MỤC LỤC
ĐÁMH GIÁ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
MỤC LỤC
1 LỊCH LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ THỰC PHẨM AN GIANG 1
2 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 2
2.1 Giới thiệu chung về trụ sở hoạt động chính 2
2.2 Quá trình hình thành và phát triển 2
2.3 Lĩnh vực hoạt động 4
2.4 Sơ đồ tổ chức của công ty 4
3 BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Sản phẩm cụ thể là các Fillet dạt) 9
3.1 Giới thiệu chung về tổ chức công tác kế toán và môi trường làm việc tại phòng kế toán của công ty 9
3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán 9
3.1.2 Chế độ kế toán và các chính sách, phương pháp kế toán áp dụng tại công ty 11
3.1.3 Hình thức kế toán áp dụng 12
3.1.4 Cơ sở vật chất phục vụ công tác kế toán và văn hóa làm việc tại phòng kế toán 13
3.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 13
3.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
13
3.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) 14
Trang 63.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) 15
3.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627) 17
3.2.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19
3.2.6 Tổng hợp chi phí sản xuất đưa vào tài khoản 154 19
3.2.7 Nhập kho thành phẩm 21
3.2.8 Lưu đồ lưu chuyển chứng từ 21
3.3 Nhận xét 23
3.3.1 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 23
3.3.2 Ưu điểm 23
3.3.3 Hạn chế 24
3.3.4 Kiến nghị 24
4 BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Sản phẩm cụ thể là các Fillet dạt) 24
4.1 Mô tả công việc photo chứng từ 24
4.2 Mô tả công việc in chứng từ 25
4.3 Đóng chứng từ 25
5 TÌNH HÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 26
5.1 Những kiến thức được củng cố 26
5.2 Kỹ năng tích lũy được 26
5.3 Kinh nghiệm 26
5.4 Kết quả công việc đóng góp cho đơn vị 26
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Lịch làm việc 1
Bảng 2: Lĩnh vực hoạt động 4
Bảng 3: Bảng CP NVLTT phát sinh trong tháng 06/2017 15
Bảng 4: Bảng CP NCTT phát sinh trong tháng 06/2017 17
Bảng 5: Bảng CP SXC phát sinh trong tháng 06/2017 19
Bảng 6: Bảng chi tiết phụ phẩm thu hồi 19
Bảng 7: Bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ 21
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty 4
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 5
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình sản xuất khép kín 7
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh đóng gói 8
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán 9
Sơ đồ 6: Sơ đồ trình tự ghi sổ 11
Sơ đồ 7: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất 19
Sơ đồ 8: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp 22
Sơ đồ 9: Sơ đồ lưu chuyển chứng từ 22
Trang 9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASC Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản BAP Thực hành nuôi trồng thủy sản BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ
CP Chi phí
DL Xí nghiệp đông lạnh
GĐ Giai đoạn GTGT Giá trị gia tăng HACCP Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HTK Hàng tồn kho ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KPCĐ Kinh phí công đoàn
NC Nhân công NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp PA+PE Túi, màng ni lông hút chân không PNK Phiếu xuất kho QĐ-Ttg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ SXC Sản xuất chung
TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định (XK) Xuất khẩu
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Sổ sách, chứng từ tại phòng Kế toán Công Ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang
NGUYỄN MINH NHỰT 2017 Kế toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang Chuyên đề tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, ĐH An Giang
BÙI VĂN TRƯỜNG 2006 Kế toán chi phí NXB Thống Kê
Trang 11- Sơ đồ bộ máy kế toán, phương pháp kế toán
- Chế độ áp dụng kế toán, các chính sách, phương pháp kế toán Nộp bài cho cô xem
Trang 122 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG:
2.1 Giới thiệu chung về trụ sở hoạt động chính:
Loại hình công ty: Công ty cổ phần
Tên viết tắt: AGIFISH Co
Tên tổ chức niêm yết: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản
Vốn điều lệ: 281.097.430.000 đồng (Hai trăm tám mươi mốt tỷ không
trăm chín mươi bảy triệu, bốn trăm ba mươi nghìn đồng chẵn)
Trang 13Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản
Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH Co.) được thành lập theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001
Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002 với mã chứng khoán là AGF
Công ty Agifish là thành viên của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội cá tra Việt Nam (VPA), Hiệp hội nghề nuôi và chế biến Thuỷ sản An Giang (AFA)
Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, CoC, Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025:2005, ISO 14001:2004 Các tiêu chuẩn ASC, BAP cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu và nhà máy chế biến của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế
Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với
4 code: DL07, DL08, DL09, DL360; được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước
Trên thị trường trong nước sản phẩm chế biến từ cá tra, basa Agifish là
“Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2003 đến 2015 do người tiêu dùng bình chọn
Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia 2012” (Vietnam Value) liên tục trong các năm
2008, 2010, 2012
Agifish có truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực sản xuất cá giống, công nghệ chế biến thuỷ sản và phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ
cá basa, cá tra
Agifish quan tâm xây dựng tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các cấp cán
bộ lãnh đạo, quản lý và công nhân lao động phấn đấu vì sự phát triển của Công ty
Trang 142.3 Lĩnh vực hoạt động:
Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất
nhập khẩu thủy sản đông lạnh, nông sản thực phẩm Agifish cung cấp trên
toàn quốc thông qua mạng lưới đại lý của Agifish và các hệ thống phân phối
của Big C, Saigon Coopmart, sản phẩm cá Basa, cá tra Việt Nam đạt tiêu
chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, tạo nên uy tính cho
sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế như: Nam Mỹ, Châu Öc,
Châu Âu, Trung Đông, Đông Âu,
Bảng 2: Lĩnh vực hoạt động
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
Chi tiết: sản xuất, chế biến và mua bán thủy sản, hải sản đông lạnh, thực
phẩm
Chi tiết: sản xuất, chế biến và mua bán dầu biodiesel từ mỡ cá
1020 (chính)
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: mua bán thuốc thú y, thủy sản
Chi tiết: kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản
4669
Nuôi trồng thủy sản nội địa
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Chi tiết: dịch vụ kho vận, cho thuê kho lạnh, kiểm tra hàng, cân hàng hóa
thủy sản
5210
(Nguồn: phòng kế toán)
2.4 Sơ đồ tổ chức của công ty:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty
(Nguồn: phòng kế toán) CTCP XNK
XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGF 8
XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGF 9
XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGF 360
XÍ NGHIỆP DỊCH
VỤ THỦY SẢN
XÍ NGHIỆP KHO VẬN
MỸ THỚI
Trang 15CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
(Nguồn: phòng kế toán)
Chức năng, nhiệm vụ:
Đại hội đồng Cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang, nhiệm vụ của Đại hội đồng Cổ đông là thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư tiến hành thảo luận, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty thông qua các chiến lược phát triển bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và quyết định bộ máy
tổ chức của Công ty
Hội đồng quản trị:
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, là nơi quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, ban Hội đồng Quản trị Công
ty có 11 thành viên
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
Ông Lê Nam Hải
TỔNG GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng quản lý chất lượng
Phòng
kỹ thuật Phòng
TC -HC
Phòng kiểm nghiệm PHÕNG
KH &
ĐĐSX PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Ông Võ Thành Thông
Phụ trách tài chính
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Ông Võ Văn Phong Phụ trách NVL
Trang 16Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là nơi thay mặt Đại hội Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành Công ty Ban kiểm soát có 3 thành viên
Ban Tổng Giám đốc:
Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp việc cho Tổng Giám đốc có 2 Phó Tổng Giám đốc (có 1 Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng)
Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý về tình hình tài chính, lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong từng năm tài chính Trong việc lập báo cáo tài chính này, Ban Tổng Giám đốc cần:
- Chọn lựa các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán
Các Phòng, Ban – Đơn vị kinh doanh:
Phòng kế toán – tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, trực tiếp công tác kế toán cho hai xí nghiệp đông lạnh
Phòng kế hoạch và điều động sản xuất: lập kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp, hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, lập kế hoạch kinh doanh cho Công
ty
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính tổ chức của Công ty, theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động
Phòng quản lý chất lượng có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, xây dựng công nghệ chế biến các sản phẩm mới, nghiên cứu cải tạo, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, lập kế hoạch quản lý chất lượng cho Công ty
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, ủy thác, gia công hàng xuất khẩu, giao dịch, thanh toán tín dụng, dịch vụ
Trang 17giao nhận ngoại thương, đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu,
tiếp thị và chăm sóc khách hàng
Phòng kỹ thuật có trách nhiệm vận hành và sữa chữa, bảo hành hệ
thống các máy móc thiết bị của toàn Công ty
Phòng kiểm nghiệm có trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm
(Nguồn: Báo cáo bạch của công ty)
Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang sản phẩm kinh
doanh chủ yếu là cá tra, cá basa
Công ty luôn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu
sản xuất kịp thời, đồng thời Công ty cũng tự nuôi nguồn nguyên liệu để phòng
khi nguồn nguyên liệu trên thị trường không đủ cung ứng, Công ty luôn quản
lý nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là độ tươi của cá
Công ty sản xuất các mặt hàng như: cá basa, cá tra bè fillet đông lạnh không
xương, không da, đông lạnh nguyên con và cắt khúc
Quy trình sản xuất khép kín:
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình sản xuất khép kín
QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÉP KÍN Sản xuất con giống
Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Kiểm soát chất lượng sản phẩm Kiểm soát
chất lượng sản phẩm Sản xuất đến tay người tiêu dùng
(Nguồn: http://www.agifish.com.vn)
Trang 18 Quy trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh gói:
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh đóng gói
nhằm đảm bảo độ tươi của cá
Giai đoạn cắt fillet và lạng da: cá sau khi được rửa sạch và làm chết, công nhân dùng dao chuyên dụng để cắt fillet, lạng da, lóc mỡ, thịt đỏ và vanh
gọn Ở giai đoạn này xuất hiện phụ phẩm là đầu, da, xương, thịt vụn
Giai đoạn cân và kiểm tra chất lượng: thịt cá fillet được rửa sạch bằng nước pha hóa chất để diệt vi sinh vật, sau đó công nhân sẽ cân và kiểm tra chất
Trang 19thời gian từ 2 đến 3 tiếng đối với hàng đông Block và từ 10 đến 20 phút đôi
với cá fillet đông
Giai đoạn mạ băng: sau khi cá được cấp đông, cá sẽ được mạ băng
bằng cách làm lạnh và tạo vỏ băng bên ngoài từ 5% đến 15%
Giai đoạn đóng gói thành phẩm: sản phẩm được công nhân đóng vào gói từ 5 kilôgam đến 10 kilôgam /Carton, và hàn miệng gói bằng máy Sau đó, thành phẩm sẽ được bảo quản ở kho lạnh ở nhiệt độ từ 18 ℃ đến 24 ℃
NGÀNH VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG:
3.1 Giới thiệu chung về tổ chức công tác kế toán và môi trường làm việc tại phòng kế toán của công ty:
3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán:
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán
(Nguồn: phòng kế toán)
Chức năng và nhiệm vụ:
Phó tổng Giám Đốc kiêm Kế toán trưởng: (Ông Võ Thành Thông)
chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin, kiểm tra công việc kế toán viên trong Công ty Thi hành củng cố và điều chỉnh chế độ hợp đồng phù hợp với yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý, chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp
vụ của cấp trên và cơ quan tài chính, điều phối dòng tiền và thiết lập quan hệ với các tổ chức tín dụng
Trưởng phòng kế toán: (Anh Huỳnh Xuân Vinh) hỗ trợ kế toán
trưởng trong công việc quản lý nghiệp vụ, nhân sự của hệ thống kế toán – tài
kế toán CCDC
Kế toán ngân hàng
Kế toán thuế
Kế toán các xí nghiệp
Kế toán vật tư
Trang 20chính Có nhiệm vụ tổng hợp, lập báo cáo tài chính, theo dõi Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
Kế toán tài sản cố định: (Chị Ngô Kim Trang) quản lý tình hình biến
động (tăng – giảm) của TSCĐ, tình hình hao mòn và trích khấu hao TSCĐ, kiểm tra thanh toán và thu hồi các khoản nợ của Công ty
Kế toán thanh toán: (Chị Hồ Xuân Hương) quản lý các khoản phải thu
– chi của Công ty, kiểm soát hoạt động thu ngân, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, theo dõi quản lý quỹ tiền mặt Kết hợp với thủ quỹ thu – chi theo đúng quy định, lập báo cáo, in sổ sách tồn quỹ báo cáo cho Ban Giám Đốc
Kế toán ngân hàng: (Chị Phạm Thị Thùy Trang) quản lý, theo dõi
tình hình biến động liên quan đến đồng Việt Nam và ngoại tệ, lập bảng kê nộp séc, trình tự, đóng dấu để nộp ngân hàng; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán, ngân phiếu thanh toán và các chứng từ có giá khác
Kế toán thành phẩm kiêm kế toán công cụ dụng cụ: (Anh Hứa Nhật
Trường) có nhiệm vụ mở các tài khoản chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm, tính giá xuất kho thành phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện phương pháp tính giá, kiểm tra và báo cáo số lượng thành phẩm tồn cuối kỳ Tình hình nhập xuất công cụ dụng cụ, kiểm tra tình hình cung ứng và sử dụng công cụ dụng cụ về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, định mức tiêu hao, tính toán giá công cụ dụng cụ nhập kho và xuất dùng so sánh với giá kế hoạch lúc cuối kỳ
Kế toán thuế: làm việc với cơ quan thuế, khi có yêu cầu thực hiện các
báo cáo tổng hợp thuế định kỳ hàng quý, năm theo quy định, theo dõi tình hình nộp thuế, hoàn thuế của công ty, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với
cơ quan thuế và kê khai thuế (Thuế TNCN: Chị Hương, Thuế TNDN: Anh Vinh, Thuế GTGT: Anh Kha, Thuế tài nguyên: Chị Trang)
Kế toán các xí nghiệp: có trách nhiệm mở các tài khoản chi tiết theo
dõi tình hình tổng hợp chi phí sản xuất, tính lương của công nhân và tính giá thành sản phẩm Kiểm tra tình hình thực hiện phương pháp tính giá thành, tình hình tập hợp chi phí, xác định phụ phẩm thu hồi, từ đó đề xuất điều chỉnh giá thành (DL7: Chị Trịnh Tâm Hiệp, DL8 + DL9: Anh Kha, DL360: Chị Trần Thị Thanh Thúy, Xí nghiệp dịch vụ thủy sản: Chị Triệu Nguyễn Ngọc Minh)
Kế toán vật tư: (Anh Phan Trí Tín) có nhiệm vụ mở các tài khoản chi
tiết theo dõi tình hình nhập – xuất của vật tư, kiểm tra tình hình cung ứng và
Trang 21sử dụng vật tư, về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, định mức tiêu hao, tính toán giá vật tư, nhập kho và xuất dùng so sánh với giá kế hoạch
Thủ quỹ: (Chị Nguyễn Thị Kim Hoa) theo dõi tình hình biến động về
số liệu về tiền mặt Việt Nam đồng, có trách nhiệm thu chi tiền mặt qua quỹ Công ty
3.1.2 Chế độ kế toán và các chính sách, phương pháp kế toán
áp dụng tại công ty:
Công ty áp dụng Thông tư 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tào chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các Thông tư, văn bản sửa đổi
bổ sung, hướng dẫn hiện hành
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng theo Quy định của thông tư 45/2013/TT-BTC
Phương pháp tính giá trị (ghi sổ) HTK: Theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
Phương pháp ghi nhận HTK: theo phương pháp giá gốc
Phương pháp tính giá thành: phương pháp phân bổ, kỳ tính giá thành: là theo tháng
Kỳ kế toán năm: trong những năm trước, kỳ kế toán của công ty bắt đầu
từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 Tuy nhiên, kể từ 01/01/2015 ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty thay đổi từ ngày 31 tháng 12 sang ngày 30 tháng 09 theo Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm
2015 ngày 19 tháng 03 năm 2015 Theo đó kỳ kế toán cho năm hiện hành của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và kết thúc vào ngày 30 tháng
09 năm 2015 Kỳ kế toán cho các năm sau đó bắt đầu từ ngay 01 tháng 10 và kết thúc ngày 30 tháng 09 năm sau
Đơn vị tiền tệ sử dụng: là đồng Việt Nam, các đơn vị tiền tệ khác với đồng Việt Nam thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trang 22In sổ, báo cáo cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Công ty Agifish có quy mô tương đối lớn, trong thực tế có nhiều nghiệp
vụ kinh tế phát sinh phong phú và đa dạng Do đó, xuất phát từ công tác kế toán kết hợp với yêu cầu quản lý mà hình thức kế toán trên máy vi tính, đã được công ty lựa chọn và áp dụng Công ty thực hiện công tác trên máy theo các phần hành viết riêng, vì vậy trình tự hạch toán và các loại sổ sách sử dụng
có những điểm riêng
- Tất cả các hóa đơn chứng từ gốc đều tập trung nhập liệu một lần trên máy vào chứng từ ghi sổ Sau đó, số liệu sẽ được máy tự động chuyển vào các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và sổ kế toán các tài khoản (sổ chi tiết và sổ tổng hợp)
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN AGF
Trang 23- Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty được cài đặt sẵn trên máy chi tiết cho từng đối tượng Vì vậy, sổ chi tiết được lập chi tiết cho từng tài khoản chi tiết
Chương trình kế toán được thiết kế các phần hành kế toán với nhau, do vậy các kế toán viên được phân công phụ trách một số công việc cụ thể nhằm tránh trùng số liệu khi nhập vào máy, các bộ phận kế toán có liên quan với nhau một cách chặt chẽ trong quá trình hạch toán, nếu một bộ phận kế toán chậm trễ thì cả bộ phận kế toán sẽ chậm trễ theo
Số liệu tổng cộng trên bảng cân đối số phát sinh sẽ bằng số tổng cộng trên bảng chi tiết số phát sinh Với quy trình như trên các loại sổ sách được sử dụng tại Công ty là:
- Sổ chi tiết: tùy theo yêu cầu quản lý của từng phần hành mà có các sổ sách chi tiết khác nhau Sổ chi tiết được thiết kế trong các phần mềm chi tiết
- Sổ cái: là số tổng hợp được thiết kế tổng hợp toàn bộ và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản theo tài khoản đối ứng tổng hợp toàn bộ sổ sách sử dụng tại Công ty
3.1.4 Cơ sở vật chất phục vụ công tác kế toán và văn hóa làm việc tại phòng kế toán:
Cơ sở vật chất, thiết bị được trang bị đầy đủ, tại phòng Kế toán trang bị cho mỗi người 1 máy vi tính và một máy in riêng (máy vi tính có cài đặt phần mềm kế toán phục vụ cho công tác kế toán được thực hiện chính xác và hoàn thành nhanh chóng), 1 máy photo sử dụng chung, 1 máy fax
Tài liệu được lưu trữ theo từng loại, tháng, quý, năm Tài liệu được bảo quản trong các két sắt, tủ chống cháy, và được khóa cẩn thận, tài liệu bảo quản sắp xếp theo đúng thứ tự ngày phát sinh, loại chứng từ
Nhân viên đi làm đúng giờ, mặc áo sơ mi, bỏ vạc áo vào quần, đeo bảng tên
Thời gian làm việc:
- Sáng từ 7h30 đến 11h
- Chiều từ 13h30 đến 17h
3.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty:
3.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Kỳ tính giá thành: Để phù hợp với đặc điểm của công ty là sản xuất nhiều
loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất diễn ra liên tục, nên kỳ tính giá thành xác
Trang 24định theo tháng Phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo lựa chọn tính giá thành là tháng 06/2017
Đối tượng tập hợp chi phí: Là các xí nghiệp đông lạnh DL7, DL8, DL9,
DL360 Nên đề tài này chỉ tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp DL9
Đối tượng tính giá thành: Do xí nghiệp DL9 có nhiều đối tượng tính giá
thành như: tra nguyên con không nội tạng (XK), tra xẻ bướm, tra Fillet cắt (XK), tra Fillet (XK), tra Fillet dạt, tra nguyên con làm sạch (cắt đầu, không nội tạng) (XK), tra Fillet thịt đỏ Nga – còn da Nên chọn đối tượng
là cá tra fillet dạt để tính giá thành sản phẩm
Đặc điểm: Giá nguyên vật liệu được xác định theo giá thực tế
Bộ máy kế toán: Tổ chức theo hình thức tập trung và các xí nghiệp đông
lạnh không có bộ máy kế toán riêng biệt, các xí nghiệp chỉ hạch toán một phần chi phí phát sinh và gửi báo cáo về công ty Kế toán luôn theo dõi các khoản chi phí phát sinh và hạch toán, cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm
3.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
Tài khoản 621 sử dụng (phụ lục 1)
Chứng từ sử dụng: Hợp đồng mua bán cá tra, bảng kê hàng hóa mua vào,
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT
Nội dung:
Nguyên liệu chính bao gồm cá tra nguyên con và những nguyên liệu phụ phục vụ cho quá trình sản xuất như: bao bì, hóa chất cho nhóm fillet Nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (Cuối kỳ, sau khi xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất, dựa vào phiếu xuất kho để tính giá xuất kho cho nguyên vật liệu)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (phân bổ trực tiếp) riêng cho từng sản phẩm: là các chi phí phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng loại sản phẩm và tính trực tiếp cho từng đối tượng, mỗi loại sản phẩm có định mức riêng
Các chi phí nguyên vật liệu phụ: vật tư, bao bì, hóa chất quay thuốc, chi phí đóng thùng chính, PA+PE, nhãn thẻ Hàng ngày, kế toán theo dõi riêng từng sản phẩm như vật tư, bao bì, hóa chất, sản phẩm nào sử dụng chi phí nguyên vật liệu phụ bao nhiêu thì cuối kỳ chi phí tương ứng là bấy nhiêu (phân bổ trực tiếp theo thành phẩm) Nguyên vật liệu chính là (TK 1521) theo từng mặt hàng như: cá tra, cá basa nguyên con
Trong tháng, từng loại sản phẩm khác nhau có lượng nguyên liệu để sản xuất thành phẩm riêng và đơn giá nguyên liệu khác nhau
Trang 25 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Khi mua cá tra nguyên liệu, công ty cử chị Triệu Nguyễn Ngọc Minh xuống ao tại nơi mua cá, dựa vào mật độ và trọng lượng cá tại ao, sẽ tiến hành ước lượng trọng lượng cá có trong ao
Nếu cá đạt chất lượng thì chị Triệu Nguyễn Ngọc Minh tiến hành lập hợp đồng mua NVL, sau khi lập hợp đồng công ty sẽ chở cá về giao cho xí nghiệp DL9 và tại bộ phận thống kê (chị Nguyễn Phi Phụng) lập phiếu giao nhận NVL (tương đương phiếu xuất kho, xí nghiệp biết được số lượng nguyên liệu chứ không biết tổng giá trị của tổng lô nguyên liệu) chuyển về phòng kế toán Đồng thời, tại xí nghiệp dịch vụ thủy sản (chị Triệu Nguyễn Ngọc Minh) lập phiếu nhập kho nguyên liệu, PNK gồm 2 liên, liên 1 lưu theo số tại bộ phận kế toán, liên 2 chuyển qua bộ phận kho
Bảng kê nhập kho do chị Triệu Nguyễn Ngọc Minh lập và lưu theo số hợp đồng; bảng kê xuất kho NVL, kế toán các xí nghiệp lập và chuyển cho phòng kế toán, và bộ phận kho (theo dõi số lượng)
Cuối tháng, kế toán các xí nghiệp (anh Nguyễn Hoàng Kha) dựa vào cá chứng từ (bảng kê nhập kho và phiếu nhập kho nguyên liệu ở bộ phận xí nghiệp chuyển về phòng kế toán và bảng tỷ lệ chế biến cho từng loại sản phẩm) do Ban Giám đốc duyệt, kế toán các xí nghiệp tiến hành lập bảng xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất cá tra fillet dạt đưa sản xuất (hạch toán
CP NVLTT dựa vào số lượng thành phẩm và tỷ lệ chế biến)
Hạch toán: (Đơn vị tính: đồng)
Tổng chi phí NVLTT của cá fillet dạt
= (số lượng nguyên liệu x đơn giá) + chi phí NVL phụ
Các sổ kế toán minh họa chi tiết tài khoản 621 (phụ lục 3)
3.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
Tài khoản 622 sử dụng (phụ lục số 4)
Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng trích BHXH, BHYT, BHTN, các chứng từ khác có liên quan