TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG ĐẶNG NGỌC TRÚC LINH AN GIANG,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
ĐẶNG NGỌC TRÚC LINH
AN GIANG, THÁNG 07 NĂM 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
SVTH: ĐẶNG NGỌC TRÚC LINH
MSSV: DKT 117119
GVHD: TRẦN THỊ KIM KHÔI
AN GIANG, THÁNG 07 NĂM 2015
Trang 3CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang”, do sinh viên Đặng Ngọc Trúc Linh thực hiện dưới sự hướng của Giáo viên Trần Thị Kim Khôi Tác giả
đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại Học An Giang thông qua ngày …
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại Học An Giang cùng các Thầy cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập giúp em hoàn thành chương trình học Ngành Kế Toán Doanh Nghiệp
Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại công ty đã cho nhiều điều bổ ích Tuy thời gian thực tập không dài nhưng em đã được sự giúp tận tình của các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi giúp em rất nhiều trong việc nắm vững và liên hệ thực tế hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình để thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp
Đặc biệt xin gửi lời cám ơn trân trọng nhất tới Giáo Viên hướng dẫn TRẦN THỊ KIM KHÔI người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này
Cuối cùng với sự biết ơn sâu sắc Em xin chân thành cám ơn Phòng kế toán đã hướng dẫn giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho Em trong quá trình thực hiện đề tài
Một lần nữa em xin thành cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Thầy cô trong trường và cám ơn Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cùng các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này
Xin chân thành cám ơn!
An Giang, ngày 31 tháng 07 năm 2015
Người thực hiện Đặng Ngọc Trúc Linh
Trang 5TÓM TẮT
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
Trình bày những vấn đề chung về kế toán chi phí, và tính giá thành như: khái niệm phân loại, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, kỳ giá thành , các phương pháp đánh giá sản phẩm dỡ dang, các phương pháp tính giá thành
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
An Giang
Giới thiệu lịch sử hình hình của Công ty, ngành nghề kinh doanh, bộ máy của công ty, tổ chức bộ máy kế toán và tình hình hoạt động của công ty qua 2 năm 2013
và 2014, những khó khăn thuận lợi và hướng phát triển
Chương 4: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang
Trình bày khái quát và tổ chức công tác kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm tại Công ty như: quy trình sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Chương 5: Nhận xét, kết luận và kiến nghị
Nhận xét và kiến nghị về kinh doanh sản xuất, về công tác kế toán và kết luận
Trang 6LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng Những kết luận mới về khoa học của công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
An Giang, ngày 31 tháng 07 năm 2015
Người thực hiện Đăng Ngọc Trúc Linh
Trang 7MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.5 Ý NGHĨA 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, GIÁ THÀNH 3
2.1.1 Khái niệm, phân lọai chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
2.1.1.1 Khái niệm 3
2.1.1.2 Phân loại chi phí 3
2.1.1.3 Khái niệm giá thành 4
2.1.1.4 Các loại giá thành sản phẩm: 4
2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5
2.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 5
2.1.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 6
2.1.3 Kỳ tính giá thành 6
2.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
2.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 7
2.2.1 Nội dung: 7
2.2.2 Chứng từ: 7
2.2.3 Tài khoản sử dụng : “ TK 621 ” 7
2.2.4 Sơ đồ tổng hợp TK 621 8
2.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 8
2.3.1 Nội dung: 8
2.3.2 Chứng từ: 8
2.3.3 Tài khoản sử dụng : “ TK 622 ” 9
2.3.4 Sơ đồ tổng hợp TK 622 9
Trang 82.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 9
2.4.1 Nội dung 9
2.4.2 Chứng từ 9
2.4.3 Tài khoản sử dụng : “ TK 627” 10
2.4.4 Sơ đồ tổng hợp TK 627 10
2.5 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH 10
2.5.1 Nội dung: 10
2.5.2 Chứng từ: 11
2.5.3 Tài khoản sử dụng: “ TK 154 ” 11
2.5.4 Sơ đồ tổng hợp TK 154 12
2.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 12
2.6.1 Theo chi phí nguyên vật trực tiếp 12
2.6.2 Theo sản lượng hoàn thành tương đương 12
2.6.3 Theo phương pháp 50% chi phí chế biến 13
2.6.4 Theo chi phí định mức 13
2.7 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH 13
2.7.1 Phương pháp giản đơn 13
2.7.2 Phương pháp hệ số 13
2.7.3 Phương pháp tỷ lệ 13
2.7.4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 14
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 15
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 15
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 16
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh 17
3.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 20
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 20
3.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý 20
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 22
3.2.3.1 Ban lãnh đạo 22
Trang 93.2.3.2 Phòng ban 23
3.2.3.3 Mục tiêu , chức năng nhiệm vụ và quyền hạn 24
3.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 26
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 28
3.4.1 Tình hình tài sản nguồn vốn 28
3.4.2 Tình hình kết quả kinh doanh 30
3.4.3 Tình hình lưu chuyển tiền tệ: 32
3.5 NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 34
3.5.1 Thuận lợi: 34
3.5.2 Khó khăn: 34
3.5.3 Hướng phát triển 34
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH ) 35
4.1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 35
4.1.1 Quy trình sản xuất 36
4.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 36
4.1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 37
4.1.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm 37
4.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang 37
4.1.6 Phương pháp tính giá thành 37
4.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 38
4.2.1 Nội dung: 38
4.2.2 Chứng từ sử dụng 38
4.2.3 Tài khoản sử dụng: TK 621 38
4.2.4 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/ 2014 tại xí nghiệp đông lạnh 7 của Công ty như sau : Đơn vị tính : đồng 38
4.2.5 Sơ đồ hạch toán 40
4.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 43
4.3.1 Nội dung: 43
4.3.2 Chứng từ sử dụng: 43
Trang 104.3.3 Tài khoản sử dụng: 43
4.3.4 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/ 2014 tại xí nghiệp đông lạnh 7 44
4.3.5 Sơ đồ hạch toán 44
4.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 46
4.4.1 Nội dung: 46
4.4.2 Chứng từ sử dụng: 46
4.4.3 Tài khoản sử dụng: TK 627 46
4.4.4 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/ 2014 tại xí nghiệp đông lạnh 7 của Công ty như sau : Đơn vị tính : đồng 47
4.4.5 Sơ đồ hạch toán 49
4.5 KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 51 4.5.1 Kế toán tổng hôp chi phí sản xuất 51
4.5.2 Tính giá thành cho 6 sản phẩm phát sinh trong tháng 12/ 2014 tại công ty 51
4.5.4 Sơ đồ tổng hợp 55
4.5.6 Lập bảng tính giá thành 55
CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ VÀ KẾ LUẬN 57
5.1 NHẬN XÉT 57
5.2 KIẾN NGHỊ 58
5.3 KẾT LUẬN 58
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các ngành nghề kinh doanh được cấp phép của Công ty Agifish 18
Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang qua hai năm 2013 - 2014 29
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang qua hai năm 31
Bảng 4: Lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang qua hai năm 2013 - 2014 33
Bảng 5: SỔ CHI TIẾT 40
Bảng 6: SỔ CHI TIẾT 41
Bảng 7: SỔ CÁI 42
Bảng 8: SỔ CÁI 45
Bảng 9: BẢNG SỔ CÁI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 50
Bảng 10: Bảng chi phí NVL chính chi tiết trong tháng 12/2014 52
Bảng 11: Bảng chi phí NCTT phát sinh trong tháng 12/2014 52
Bảng 12: Bảng chi phí SXC phân bổ trong tháng 12/2014 54
Bảng 13: Bảng phụ phẩm thu hồi phát sinh trong tháng 12/2014 54
Bảng 14: Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2014 56
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản An Giang 15
Hình 2: Logo Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang 16
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Agifish 20
Hình 4: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Agifish 21
Hình 5: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 26
Hình 6 : Sơ đồ chứng từ ghi sổ 28
Hình 7 : Sơ đồ quy trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh đóng gói 36
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 14TSCĐ Tài sản cố định
Trang 15Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán của sản phẩm, khi đó
nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp, mà mục tiêu của các doanh nghiệp là phải tìm kiếm lợi nhuận do đó việc tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp là hết sức cần thiết Riêng công tác hạch toán giá thành sản phẩm là khâu phức tạp nhất trong công tác kế toán của doanh nghiệp, nó đòi hỏi người kế toán phải có đầy đủ kinh nghiệm để xác định đúng đắn các loại chi phí Nếu xác định không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất
có qui mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, ngoài các yếu tố nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường, thì một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là công việc quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm Khi chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường thì cũng là lúc chúng ta phải chịu chi phối bởi các tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước nhất là cạnh tranh về giá cả Do đó bắt buộc doanh nghiệp phải hết sức tỉnh táo trong kinh doanh, phải hạch toán một cách đúng đắn, đầy đủ, và quản lý các khoản chi phí một cách hợp lý, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và tạo cho mình một chổ đứng vững chắc trên thương trường
Công ty cổ phần AGIFISH là một công ty chuyên kinh doanh chế biến xuất khẩu thuỷ sản lớn ở An Giang, đã và đang phát triển chiếm một vị trí quan trọng trong ngành thuỷ sản Việt Nam, song song đó mặt hàng thuỷ sản chịu ảnh hưởng rất nhiều
về nguyên vật liệu đầu vào Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu là “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang ( AGIFISH )”
Trang 161.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa phương pháp kế toán các loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Tìm hiểu sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Agifish
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Agifish Từ đó nhận xét, kiến nghị gốp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thưc hiện chuyên đề này cần thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, gồm:
+ Thông tin sơ cấp :
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ kế toán của công ty
+ Thông tin thứ cấp:
- Số liệu thực tế tại phòng kế toán của công ty
- Tham khảo trên sách, báo, internet và các tài liệu khác liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu vào kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AGIFISH số liệu kỳ kế toán tháng 12 năm 2014 tại xí nghiệp Đông lạnh 7
đúng chế độ Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
Trang 17CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, GIÁ THÀNH
2.1.1 Khái niệm, phân lọai chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
Nói cách khác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.2 Phân loại chi phí
Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán trong việc tính giá thành sản phẩm chi phí được phân theo khoản mục cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm dịch vụ
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế …
+ Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất lien quan đến phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất
Chi phí vật liệu bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất
Chi phí dụng cụ bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất
Trang 18Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất và quản lý quản sử dụng
Chi phí dịch vụ mua ngoài : gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất
Chi phí khác bằng tiền là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ quản lý sản xuất ở phân xưởng
+ Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ dịch vụ loại chi phí này có chi phí quảng cáo , giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng , chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi
phí, chi phí tiếp khách, hội nghị
2.1.1.3 Khái niệm giá thành
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao
vụ hoàn thành
Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất
và kết quả sản xuất Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
2.1.1.4 Các loại giá thành sản phẩm:
Có 3 loại giá thành sản phẩm
- Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được
tiến hành trước khi bước vào kinh doanh do bộ phận kế hoạch thực hiện Giá thành
kế hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, đồng thời được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp
- Giá thành định mức: Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành
định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm
- Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của
sản phẩm chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm
Trang 19và dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tập hợp được trong kỳ
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá thành Theo cách này, giá thành sản phẩm bao gồm:
+ Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)
+ Giá thành toàn bộ (hay giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và được tính theo công thức:
2.1.2 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm hai giai đoạn liên tục kế tiếp nhau và có mối quan hệ với nhau, giai đoạn đầu hạch toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng, chịu chi phí như từng hoạt động kinh doanh, từng hợp đồng kinh doanh và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý cụ thể như theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí Giai đoạn hai là tính gía thành sản phẩm theo từng đối tượng tính gía thành trên cơ sở số liệu của chi phí đã tập hợp được
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gía thành là một trong những điều kiện chủ chốt để tính gía thành được chính xác
2.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng)
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó là căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí, nhằm kiểm tra và giám sát chi phí sản xuất và công tác tính giá thành sản phẩm
Trang 20Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết
2.1.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đây là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác xác định giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Xác định đối tượng tính giá thànhsản phẩm gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong mối liên hệ với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm cuối cùng đạt hiệu quả tối ưu Song đối tượng tính giá thành còn phục vụ cho việc phân phối chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong những trường hợp nhất định, nên không thể có đối tượng tính giá thành cho những kết quả khó có thể xác định hoặc xác định một cách thiếu chính xác Ngoài ra, đối tượng tính giá thành phải thống nhất, trùng hợp với đối tượng lập giá cả cho từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm Tuỳ vào từng loại hình sản xuất, vào đặc điểm quy trình công nghệ hay vào đặc điểm cung cấp, sử dụng của từng loại sản phẩm đó
mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc bán thành phẩm
Đơn vị tính giá thành thực tế cần thống nhất với đơn vị tính giá thành kế hoạch của doanh nghiệp
+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tháng ( phù hợp với kỳ báo cáo)
+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loạt sản phẩm sản xuất đã hoàn thành ( không phù hợp với kỳ báo cáo )
Trang 212.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất Do đó, về bản chất chúng giống nhau nhưng chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán xác định giá thành sản phẩm Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những mặt khác nhau sau:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành
- Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm lao vụ đã hoàn thành
mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, cả những chi phí trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh Giá thành sản phẩm lại liên quan đến sản phẩm làm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang
2.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
2.2.1 Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng Sau đó căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan
Tài khoản 621 không có số dư
-Tập hơp thực tế chi phí nguyên vật liệu
Trang 222.2.4 Sơ đồ tổng hợp TK 621
2.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
2.3.1 Nội dung:
Để có thể tiến hành sản xuất ra hàng hóa thì nhà sản xuất thì nhà sản xuất phải
bỏ chi phí về thù lao lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Đó là sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất Vấn đề chi phí nhân công trực tiếp là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất bên cạnh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí sản xuất chung ,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm , trực tiếp thực hiện các lao vụ , dịch
vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp (phụ cấp khu vực, đắt đỏ độc hại phụ cấp làm thêm giờ ) Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân
Do đó chi phí nhân công trực tiếp bao gồm :
Chi phí về tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất : lương chính, lương phụ , phụ cấp
Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm
2.3.2 Chứng từ:
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
NVL xuất kho cho sản xuất
NVL dùng không hết nhập lại kho
152
154 Kết chuyển CPNVLTT tính giá thành
Trang 232.3.3 Tài khoản sử dụng : “ TK 622 ”
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương, phụ cấp mang tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện các dịch vụ Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương công nhân sản xuất mà doanh nghiệp phải chịu
-Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát
sinh
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
vào tài khoản tính giá thành
Tài khoản 622 không có số dư
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
2.4.2 Chứng từ
- Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng kê Hoá đơn chứng từ mua vật tư không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay trong sản xuất
- Chứng từ phản ánh khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao
- Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng, các chứng từ chi tiền mặt như: phiếu chi, Hoá đơn tiền điện, nước dùng
Trang 242.4.3 Tài khoản sử dụng : “ TK 627”
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí vào các đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành Tài khoản này mở chi tiết theo từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh
-Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế
chung vào tài khoản tính giá thành
Tài khoản 627 không có số dư
mà sản phẩm dỡ dang cuối kỳ phải chịu
Trang 252.5.2 Chứng từ:
• Các chứng từ liên quan tới đối tượng lao động:
- Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Hóa đơn bán hàng của người bán
• Các chứng từ liên quan tới lao động:
- Bảng thanh toán tiền lương
Trang 262.5.4 Sơ đồ tổng hợp TK 154
2.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG
2.6.1 Theo chi phí nguyên vật trực tiếp
Theo phương pháp này chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được đánh giá bao gồm 1 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
2.6.2 Theo sản lượng hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được đánh giá bao gồm cả ba khoản mục chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tương đương với mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang Các chi phí được đưa dần dần vào quá trình sản xuất
x SLHTTĐ
của SPDD cuối kỳ
Số lượng SPDD cuối kỳ
=
Mức độ hoàn thành
632 Phần CPSXC không
tính vào giá thành
Trang 272.6.3 Theo phương pháp 50% chi phí chế biến
Tương tự phương pháp “ sản lượng hoàn thành tương đương” nhưng chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) luôn được giả định là
có mức độ hoàn thành 50% , còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì theo tỉ lệ hoàn thành thực tế
2.6.4 Theo chi phí định mức
Sản phẩm dở dang được đánh giá dựa vào chi phí định mức hoặc chi phí kế
hoạch theo từng khoản mục chi phí và tỉ lệ hoàn thành sản phẩm
CPSXDD cuối kỳ
Số lượng SPDD cuối kỳ
x Mức độ hoàn thành
x Định mức chi phí từng khoản mục
2.7 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
2.7.1 Phương pháp giản đơn
Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô công nghệ đơn giản, khép kín, sản xuất hàng loạt, chu sản xuất ngắn và xen kẽ
2.7.2 Phương pháp hệ số
Phương pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng vật tư, lao động , máy móc thiết bị … tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và những sản phẩm này có kết cấu giá thành có thể quy đổi được với nhau theo hệ số
Giá thành đơn vị
Giá thành đơn vị SPHT chuẩn
x
Hệ số qui đổi Từng loại SP Tổng giá thành
Số lượng SP hoàn thành
Giá thành đơn vị từng loại SP
2.7.3 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất cùng vật tư, lao động máy móc thiết bị…Tạo ra một nhóm sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm có phẩm cấp, quy cách, kiểu dáng khác nhau và những loại sản phẩm này có kết cấu giá thành không thể quy đổi được với nhau
Trang 282.7.4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Phương pháp này áp dụng khi trong cùng quy trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo quy định (giá định mức, giá nguyên liệu ban đầu, giá bán, giá vốn ước tính…
Trang 29CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
AN GIANG
Hình1: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản An Giang
Nguồn: website agifish.com.vn/giới thiệu/hình ảnh
Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang (AGIFISH Co) là một trong những công ty đứng đầu về xuất khẩu cá nước ngọt của ngành thủy sản Việt Nam Sản phẩm chủ lực, xuất khẩu chính của Công ty là cá tra fillet đông lạnh Cũng như những Công ty Cổ phần khác, Cổ phần XNK Thủy sản An Giang cũng có những thông tin cơ bản sau:
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN AN GIANG
- Tên giao dịch: ANGIANG FISHERIES IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: AGIFISH Co
- Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần
- Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
- Điện thoại: (84.763) 852 939 – 852 368 Fax: (84.763) 852 202
- Emai: agifish.co@agifish.co.vn Website: www.agifish.com.vn
- Mã số thuế: 1600583588
Trang 30- Vốn điều lệ: 255.544.500.000 đồng (Hai trăm năm mươi lăm tỷ năm trăm bốn mươi bốn triệu năm trăm nghìn đồng)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000009 và đang ký thuế công
ty cổ phần số:1600583588 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 108/2001
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 29/05/1995
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty: sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản đông lạnh, nông sản thực phẩm, vật tư nông nghiệp
- Logo của Công ty
Hình 2: Logo Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang
Nguồn : website agifish.com.vn/Giới thiệu/Công ty
Ý nghĩa của logo
Logo có hình chóp, phía trên là hình tam giác cân lớn sọc ngang màu xanh, chữ AGIFISH màu đỏ là tên tự đặt nằm trên hình tam giác cân đó, góc bên trái tam giác cân lớn có hình tam giác cân nhỏ màu đỏ Phía dưới là những đường uốn lượn màu xanh biểu tượng cho sông nước và con cá đang bơi giữa bốn làn sóng nước Biểu tượng logo nói lên rằng Công ty Agifish luôn đứng vững giữa làn sóng nước mênh mông và tiến về phía trước cũng như đứng vững trên lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trong mọi chong gai, khó khăn, không ngừng biến động của thị trường quốc tế và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Được sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Công ty Thủy sản An Giang, Xí nghiệp Đông lạnh An Giang (tiền thân của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang) được xây dựng vào năm 1985 Sau đó sáp nhập vào Công ty Công ty XNK
Nông thủy sản An Giang (AFIEX), năm 1990 và đổi tên là Xí nghiệp XK Thủy sản, đơn vị trực thuộc AFIEX
Trang 31Đến tháng 10/1995, Công ty XNK Thủy sản An Giang được thành lập trên cơ
sở sáp nhập Xí nghiệp XK Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành (trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang AGITEXIM)
Tháng 6/2001, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001
Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công
ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002
Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu "Anh Hùng Lao Động" và đã trở thành thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH) là một trong những nhà chế biến và xuất khẩu cá tra, basa đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long Trải qua gần 30 năm phát triển, Công ty hiện nay là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, với năng lực chế biến đạt trên 30.000 tấn thành phẩm/năm (Báo cáo thường niên, 2014) , đáp ứng nhu cầu về số lượng, chủng loại, và chất lượng khách hàng là các nhà nhập khẩu thuỷ sản và các hệ thống siêu thị nhà hàng lớn của những thị trường khó tính trên thế giới: Hoa Kỳ, Châu Á, Đông Âu và Nga, Tây Âu,Trung Đông, Úc, Trung và Nam Mỹ,…
Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality Food 2000 (SQF 2000), Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025:2005, ISO 14001:2004
Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360 Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo Trên thị trường trong nước sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao" liên tục từ năm 2003 đến 2011 Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu "Thương hiệu Việt Nam" (Vietnam Value) 2 lần liên tục (Báo cáo thường niên, 2010)
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Trang 32Bảng 1: Các ngành nghề kinh doanh đƣợc cấp phép của Công ty Agifish
1
Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
Chi tiết: Sản xuất, chế biến và mua bán thuỷ, hải sản đông lạnh, thực
phẩm
Chi tiết: Sản xuất, chế biến và mua bán dầu biodiesel từ mỡ cá
1020 (Chính)
2
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Mua bán vật tư nguyên liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất
(không mang tính độc hại)
Chi tiết: Mua bán thuốc thú y, thuỷ sản
Chi tiết: Kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
Chi tiết: Sản xuất thuốc thú y, thuỷ sản
2100
5
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
Chi tiết: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản
1080
6
Lắp đặt hệ thống điện
Chi tiết: Lắp đặt hệ thống cơ điện
Chi tiết: Lắp đặt điện trong nhà
4321
7
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lờ sưởi và điều hoà không khí
Chi tiết: Lắp đặt hệ thống thông gió, điều hoà cấp nhiệt
Chi tiết : Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hoà trung tâm
Chi tiết: Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hoà không khí
Chi tiết: Lắp đặt ống nước, thoát nước, bơm nước
4322
8 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thuỷ sản
2599
9
Nuôi trồng thuỷ sản nội địa
Chi tiết: San lấp mặt bằng
4312
Trang 33Nguồn: website: agifish.com/Giới thiệu/Lĩnh vực kinh doanh
11
Xây dựng nhà các loại
12
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp
4390
13
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết: Mua bán vật tư thiết bị cấp nước trong nhà
Chi tiết: Mua bán vật tư thiết bị, dụng cụ hệ thống điện
4659
14
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê
Chi tiết: Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
( Doanh nghiệp phải đảm bảo suốt quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu
không được thấp hơn 6 (sáu) tỷ đồng )
Chi tiết: Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê
Kho bãi và lưu giữ hàng hoá
Chi tiết: Dịch vụ kho vận, cho thuê kho lạnh, kiểm tra hàng, cân hàng
hoá thuỷ sản
5210
17
Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
Chi tiết: Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
4933
18
Cho thuê xe có động cơ
Chi tiết: Cho thuê phương tiện vận tải đường bộ
7710
Trang 343.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty Agifish khá chặt chẽ và cụ thể, được xây dựng theo
sơ đồ sau:
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Agifish
(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Agifish)
3.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty Agifish là một thể thống nhất và khep kín từ Hội
đồng Cổ đông đến các phòng ban và khu sản xuất Đây là một ưu thế và thuận lợi của Công ty trong việc điều hành, kiểm tra nguồn nhân lực của Công ty Điều góp phần rất nhiều trong việc đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của Công ty Dưới đây là sơ đồ minh họa cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Agifish:
TP.HỒ CHÍ MINH
Xí nghiệp AGF 7
Xí nghiệp Kho vận
Mỹ Thới
Xí nghiệp AGF 8
Xí nghiệp AGF 9
Xí nghiệp AGF 360
Trang 35Hình 4: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Agifish
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách kinh doanh
Ông Phù Thanh Danh
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Ông Ngô Phước Hậu
Trang 363.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.3.1 Ban lãnh đạo
1 Đại Hội Đồng Cổ Đông
Là cơ quan ra quyết định cao nhất của CTCP Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản
An Giang Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu ra HĐQT, Ban Kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty
2 Hội Đồng Quản Trị
Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội, đứng đầu là Chủ Tịch Hội đồng Quản trị HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty Hội đồng Quản trị có trách nhiệm chính sau:
- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
- Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý Công ty theo đề nghị của Giám đốc/ Tổng GĐ điều hành và quyết định mức lương của họ;
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty;
- Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó;
-Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại;
- Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu
và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước;
- Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc/Tổng Giám đốc điều hành hay cán bộ quản lý hoặc người đại diện của Công ty khi HĐQT cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có);