1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang

36 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN... Trong bối cản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 3

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THANH PHƯỢNG

Lớp: DH8TC Mã số SV: DTC073521 Người hướng dẫn: ThS TRẦN ĐỨC TUẤN

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa của đề tài 2

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Tài sản cố định 3

2.1.1 Tài sản 3

2.1.2 Tài sản cố định 3

2.1.2.1 Khái niệm 3

2.1.2.2 Phân loại 3

2.1.2.3 Đặc điểm của sử dụng TSCĐ 4

2.2 Kết cấu TSCĐ 4

2.2.1 Khái niệm 4

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu TSCĐ 4

2.2.3 Khấu hao TSCĐ 4

2.2.3.1 Các khái niệm 4

2.2.3.2 Phương pháp tính khấu hao 4

2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 5

2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng toàn bộ TS 5

2.3.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ 5

2.3.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ 5

2.3.4 Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ 6

2.3.5 Chỉ tiêu hệ số trang bị chung TSCĐ 6

2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 6

2.5 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 6

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ CTCP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 7

3.1 Giới thiệu khái quát về công ty 7

3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang 7

3.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 8

3.4 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của công ty 8

3.4.1 Bộ máy tổ chức 8

3.4.1.1 Bộ máy quản lý của công ty 8

3.4.1.2 sơ đồ tổ chức 9

3.4.2 Nguồn nhân lực 10

3.4 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty 10

3.5 Những thành tựu và thành tích đạt được 10

3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty 11

3.6.1 Thuận lợi 11

Trang 4

3.6.2 Khó khăn 11

3.6.3 Định hướng phát triển của công ty 11

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ CỦA CÔNG TY 12

4.1 Phân tích kết cấu TSCĐ 12

4.1.1 Kết cấu TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong nguyên giá TSCĐ 12

4.1.2 Kết cấu TSCĐ hữu hình 13

4.1.3 Kết cấu TSCĐ vô hình 14

4.2 Tình hình biến động TSCĐ 15

4.2.1 Tình hình tăng, giảm TSCĐ của công ty 15

4.2.2 Tình hình phân bổ hao mòn TSCĐ 15

4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 16

4.3.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản 16

4.3.2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 17

4.3.3 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 18

4.3.4 Hệ số hao mòn TSCĐ 19

4.3.5 Hệ số trang bị chung TSCĐ 19

4.3.6 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu 20

4.3.6.1 Mối quan hệ HSSD TS và HSSD TSCĐ 20

4.3.6.2 Mối quan hệ HQSD TSCĐ-HSHM TSCĐ-HSTB TSCĐ 21

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23

5.1 Kết luận 23

5.2 Kiến nghị 23

Trang 5

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Trang Biểu đồ 4.1 Kết cấu TSCĐ của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 12

Biểu đồ 4.2 Kết cấu TSCĐ hữu hình của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 13

Biểu đồ 4.3 Kết cấu TSCĐ vô hình của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 14

Biểu đồ 4.4 Mối quan hệ HSSD TS- HSSD TSCĐ 19

Biểu đồ 4.5 Mối quan hệ HQSD TSCĐ – HSHM TSCĐ – HSTB TSCĐ 20

DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Kết cấu TSCĐ của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 12

Bảng 4.2 Kết cấu TSCĐ hữu hình của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 13

Bảng 4.3 Kết cấu TSCĐ hữu hình của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 14

Bảng 4.4 Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 15

Bảng 4.5 Tình hình phân bổ hao mòn TSCĐ 15

Bảng 4.6 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 16

Bảng 4.7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 17

Bảng 4.8 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 18

Bảng 4.9 Hệ số hao mòn TSCĐ 19

Bảng 4.10 Hệ số trang bị chung TSCĐ 19

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH) CPBH: Chi phí bán hàng

CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp

DDT: Doanh thu thuần

Trang 7

và phát triển không ngừng cả về lượng và chất Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng với tốc độ cao đã đem lại nguồn thu tương đối lớn cho đất nước Ngành thủy sản đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân và trên thị trường quốc tế Trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Những bước tiến của ngành thủy sản đã ngày càng khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng góp tích cực vào công cuộc ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh m Trong bối cảnh đó, một số doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng một số vốn nhất định để đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, tài sản cố định Cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, vốn là điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì chúng ta phải biết đầu tư vốn vào tài sản cố định (TSCĐ) như thế nào cho hợp lí Khi đã được đầu tư thì việc

sử dụng nguồn TSCĐ như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, đây là một trong những tiêu chuẩn nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn TSCĐ là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên

cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định

sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động Hơn nữa, TSCĐ thường chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư doanh nghiệp Quản lý tốt các hoạt động liên quan tới TSCĐ s giúp doanh nghiệp nắm bắt trạng thái tài sản một cách nhanh chóng để đưa

ra các kế hoạch và quyết định kịp thời, hỗ trợ nâng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, bảo vệ đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Từ những nhận xét trên, tôi thấy đây là vấn đề thật sự cần được khai thác làm sáng tỏ Bởi TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp Nó quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, bảo đảm sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường Để tìm hiểu xem thực tế doanh nghiệp đã hoạt động và sử dụng TSCĐ như thế nào Tôi đã đi đến quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả

sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang”

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Thủy Sản An Giang

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty

- Đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán…của công ty Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trên internet và thu thập thông tin từ sách, báo…

- Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phương pháp phân tích từng nhóm tỷ số, phương pháp so sánh các số liệu, các tỷ số tài chính, tình hình sử dụng TSCĐ của công ty qua các năm Phương pháp số chênh lệch dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Đồng thời, liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty để đánh giá và đưa ra nhận xét

4 Phạm vi nghiên cứu

Mặc dù, hết sức cố gắng nghiên cứu và tham khảo tài liệu nhưng do thời gian có hạn,

kiến thức và việc đi sâu vào thực tế còn nhiều hạn chế Đề tài tập trung vào phân tích hiệu quả

sừ dụng tài sản cố định của công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang trong 3 năm

2007, 2008, 2009 chỉ dừng lại ở mức đánh giá tổng quan về TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm, đánh giá từ nhiều khía cạnh như công suất máy móc, số giờ làm việc…

5 Ý nghĩa của đề tài

Qua việc phân tích trên, tôi có thể bổ sung thêm lượng kiến thức học tập được từ nhà trường và mang lại kinh nghiệm ứng dụng vào thực tiễn công ty Đồng thời, s phần nào đó giúp nhà quản lý công ty hiểu rỏ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty mình Từ

đó, công ty có thể đề ra những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục hạn chế và phát huy hơn nữa những mặt mạnh, mặt tích cực để công ty định hướng và sử dụng tài sản cố định tốt hơn cho những năm tiếp theo

Trang 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.Tài sản cố định

2.1.1 Tài sản

- Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật vật chất

phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời

- Phân loại

Theo QĐ 167/2000/QĐ BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành “Báo cáo tài chính doanh nghiệp” và thông tư 89/2002/TT BTC ngày 29/12/2002 của Bộ Tài chính thì tài sản của doanh nghiệp bao gồm:

 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

2.1.2 Tài sản cố định (TSCĐ)

2.1.2.1 Khái niệm

- TSCĐ là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có giá trị lớn và được

sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần vào giá thành sản phẩm, còn hình thái vật chất hầu như không thay đổi trong suột thời gian tồn tại;

và các tài sản không có hình thái vật chất ban đầu

- Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003 quy định về “quản lý, sử dụng TSCĐ”, thì Tài sản được xem là TSCĐ khi thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó;

 Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy;

 Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;

 Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

2.1.2.2 Phân loại TSCĐ

- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo phương pháp này TSCĐ

gồm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

+ TSCĐ hữu hình: Là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thức hiện vật cụ thể như: nhà xưởng, máy móc…

+ TSCĐ vô hình: Là những tài sản không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể

mà là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh

 Phương pháp phân loại này giúp nhà quản lí thấy toàn bộ cơ cấu đầu

tư của doanh nghiệp

- Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế: Theo phương pháp này TSCĐ

gồm 2 loại: TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh

+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những tài sản dùng cho hoạt động phụ và những tài sản dùng cho phúc lợi công cộng

 Phương pháp phân loại này giúp nhà quản lí thấy được kết cấu TSCĐ và trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp

Trang 10

- Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: Căn cứ vào tình hình sử dụng có thể

chia TSCĐ gồm 3 loại: TSCĐ đang sử dụng, TSCĐ chưa sử dụng, TSCĐ không cần sử dụng

 Phương pháp phân loại này giúp nhà quản lí thấy rỏ tình hình thực tế

sử dụng TSCĐ về số lượng và chất lượng

- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Gồm TSCĐ tự có và TSCĐ đi thuê

 Phương pháp này giúp nhà quản lí thấy được nâng lực thực tế của doanh nghiệp

- Khái niệm kết cấu TSCĐ

Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng nguyên giá của một loại TSCĐ nào chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp

- Khái niệm nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho

tới khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu TSCĐ

- Tính chất sản xuất và đặc điểm qui trình công nghệ

- Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dụng cơ bản

- Phương tiện tổ chức sản xuất

2.2.3 Khấu hao TSCĐ

2.2.3.1 Các khái niệm

- Khái niệm hao mòn TSCĐ

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ

do tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ

kỹ thuật ,…trong quá trình hoạt động của TSCĐ

- Khái niệm khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống

nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất , kinh doanh trong thời gain sử dụng của TSCĐ

- Khái niệm số khấu hao lũy kế của TSCĐ

Số khấu hao lũy kế của TSCĐ là tổng cộng số khấu hao đã trích vào

chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo

2.2.3.2 Phương pháp tính khấu hao

Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định về nội dung của phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số

dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp

Trang 11

- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

TSCĐ tham gia vào vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện;

 Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

 Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện:

 Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

 Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ

 Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn % công suất thiết kế

2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

2.4.1 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ TS (vòng quay tài sản)

Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp hay thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Tổng tài sản là tổng giá trị tài sản doanh nghiệp gồm TSCĐ và TSLĐ Bởi TSCĐ chiếm một phần rất quan trọng trong tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm tính Do

đó, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp được tính toán dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán Nếu kết hợp xem xét cả hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản và hiệu suất sử dụng TSCĐ chúng

ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =

(vòng)

2.4.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ ( vòng quay TSCĐ)

Để đánh giá khái quát việc sử dụng TSCĐ ta dung chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ làm được bao nhiêu đồng doanh

thu trong kỳ

2.4.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ (tỷ lệ sinh lời TSCĐ)

Xét về khả năng cần thiết để công ty thu hồi lại vốn đầu tư nguyên thủy nhờ vào số lợi nhuận mà công ty tạo ra khi sử dụng vốn cố định, ta sử dụng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Trang 12

Hệ số trang bị chung TSCĐ =

(triệu/người)

Hiệu quả sử dụng TSCĐ = *100%

2.4.4 Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ hao mòn TSCĐ, xem xét TSCĐ còn mới hay cũ Hệ số hao mòn TSCĐ càng dần về 1 TSCĐ càng cũ Hệ số hao mòn càng tiến dần về 0 TSCĐ được đổi mới

*100%

2.4.5 Chỉ tiêu hệ số trang bị chung của TSCĐ Phân tích tình hình trang bị TSCĐ là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ cho lao động Trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm 2.5 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: Cải tiến hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể khiến cho một số máy móc thiết bị như nhau, nhưng phục vụ được khối lượng công việc lớn hơn, từ đó có thể tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hạ thấp được giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ gồm: - Trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường cần giảm tỷ trọng TSCĐ không dùng trong sản xuất kinh doanh; thanh toán những TSCĐ không cần dùng; giảm bớt TSCĐ chưa sử dụng và để dự trữ - Triệt để sử dụng diện tích sản xuất hiện có của nhà cửa vật kiến trúc, giảm bớt diện tích dùng quản lí hành chánh và các bộ phận phục vụ khác - Cải tiến tình hình sử dụng thiết bị sản xuất + Tăng thêm thời gian sử dụng thiết bị sản xuất + Nâng cao năng lực sử dụng thiết bị sản xuất

2.6 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ:

- TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp Số lượng và giá trị TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ về khoa hoc kỹ thuật của xí nghiệp

- Chỉ trên cơ sở phân tích mới có hướng đầu tư xây dựng TSCĐ một cách hợp lí

- Qua phân tích mới có biện pháp sử dụng triệt để số lượng thời gian và công suất của máy móc thiết bị, TSCĐ khác

Giá trị còn lại TSCĐ Lợi nhuận trong kỳ

Số đã trích khấu hao TSCĐ

Số lao động GTCL của TSCĐ

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ

Trang 13

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT

NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG(AGIFISH)

3.1 Giới thiệu khái quát về công ty

Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

Tên giao dịch đối ngoại: AN GIANG FISHERIES IMPORT &

EXPORT JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt: AGIFISH Co

Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, Thành phố Long

Xuyên, Tỉnh An Giang

Điện thoại: (84.76) 852 939 – 852 368 – 852 783 Fax: (84.76) 852 202

Trụ sở Agifish tại An Giang

(Nguồn: http://www.agifish.com.vn/home/)

Email: agifishagg@hcm.vnn.vn

Website:www.agifish.com.vn

3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần AGIFISH

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang (dưới đây gọi tắt là

"Công Ty") được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

ký ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm

2005

Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000009 lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001, đăng kí thay đổi lần 17 giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1600583588 ngày 12 tháng 01 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp

 Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002

­ Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu "Anh Hùng Lao Động" và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản

­ Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)

­ Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality Food

2000 (SQF 2000), British Retail Consortium (BRC), ISO 14000

Logo Công ty Agifísh

Trang 14

­ Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360 Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước

­ Trên thị trường trong nước sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" liên tục từ năm 2002 đến 2009

­ Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu

"Thương hiệu Việt Nam" (Vietnam Value)

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001 Đăng ký lần thứ

15 ngày 08 tháng 10 năm 2008 Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP

do Bộ Thương mại cấp ngày 29/05/1995 Mã số thuế:16.00583588-1

3.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doah

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp

Sản phẩm chính: các sản phẩm sơ chế và tinh chế chủ yếu từ cá tra, cá basa…

3.3 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của công ty

3.3.1 Bộ máy tổ chức

3.3.1.1 Bộ máy quản lý của công ty

­ Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang Đại hội đồng Cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình sản xuất kinh doanh: quyết định các phương án, nhiệm

vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty, thông qua các chiến lược phát triển, bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát,

và quyết định bộ máy tổ chức của công ty

­ Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hội đồng Quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty Hội đồng Quản trị Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang có 11 thành viên

­ Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thay mặt Đại hội Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành Công ty Ban kiểm soát có 3 thành viên

­ Ban giám đốc

Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giúp việc cho Tổng Giám đốc có bốn Phó Tổng Giám đốc

Trang 15

XN ĐÔNG LẠNH AGF 8

XN ĐÔNG LẠNH AGF 7

CN CÔNG TY TẠI TPHCM

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

THƯ KÝ CÔNG TY

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Ông Nguyễn Đình Huấn

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Ông Phù Thanh Danh

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Ông Lê

Văn Điệp

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Bà Huỳnh Thị Thanh

Giang

BAN KIỂM SOÁT

Ông Tăng Phước

Quang

TỔNG GIÁM ĐỐC

Ông Ngô

Phước Hậu

CHỦ TỊCH HĐQT

Ông Ngô Phước Hậu

PHÒNG KẾ HOẠCH & ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH TIẾP THỊ

XN ĐÔNG LẠNH AGF

360

XN ĐÔNG LẠNH AGF 9

XN DỊCH VỤ THỦY SẢN

Trang 16

3.3.2 Nguồn nhân lực

Tổng số lao động cuối kỳ: 3.492 người

 Tăng trong kỳ: 1.709 người

 Giảm trong kỳ: 1.970 người Lao động có trình độ chuyên môn:

 Đại học, cao đẳng: 189 người

 Trung cấp: 136 người

3.4 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty

Đánh giá chung hoạt động của Công ty năm 2009 không đạt được kế hoạch đề ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Suy giảm kinh tế thế giới tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tiêu thụ tại các thị trường đều giảm về lượng lẫn về giá

Do cơ cấu xuất khẩu của Agifish năm 2008, thị trường Nga chiếm 60% nên khi mất thị trường Nga, 6 tháng đầu năm Công ty gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 8.540 tấn, kim ngạch 20,7 triệu USD Trong 6 tháng cuối năm 2009, nhờ tăng cường công tác thị trường, chuyển hướng kịp thời sang các thị trường khác Công ty đã giải quyết được phần nào lượng hàng tồn kho Cơ cấu thị trường xuất khẩu có nhiều thay đổi và phân

bổ khá đồng đều : Australia 16,23%, Tây Âu 33,30%, Trung Đông 16,10%, Hoa kỳ 9,80% Đông Âu và Nga 9,20%, Châu Á 16,89%, Nam Mỹ 5,12%

Kết quả năm 2009 ước sản lượng 24.174 tấn, kim ngạch 57,5 triệu USD đạt 73,25%

về sản lượng và 71,86% về kim ngạch so với kế hoạch 2009, doanh thu ước khoảng 1.446

tỷ, lợi nhuận trước thuế 18 tỷ đồng, chi cổ tức bằng tiền mặt 10%/vốn điều lệ

Hàng giá trị gia tăng tiêu thụ trong nước đạt có nhiều nổ lực để hoàn thành kế hoạch

đề ra trong tình hình cạnh tranh gay gắt Sản phẩm Agfifsih được bình chọn hàng VNCLC năm 2009 , tiêu thụ mạnh trong mạng lưới các đại lý khắp cả nước, hệ thống siêu thi Metro, COOP – MART, Big C… Sản lượng tiêu thụ 2.642 tấn và doanh thu 89 tỷ, đạt 98,88 % kế hoạch 2009 Cùng với sự hồi phục của thị trường chứng khoán trong quý III/2009, các khoản đầu tư tài chính mang lại hiệu quả tương đối khá cho Công ty Năm 2009, Liên hợp sản xuất cá sạch APPU được chứng nhận tiêu chuẩn SQF1000, được sự hổ trợ đầu tư từ Công ty đã duy trì sản xuất ổn định, cung cấp cho Công ty 28.500 tấn chiếm 51,35 % nhu cầu nguyên liệu của Công ty

Những khó khăn nhất của Công ty Agifish đã qua đi, sản xuất kinh doanh đang tăng trưởng trở lại, với quyết tâm đổi mới toàn diện trong bầu không khí lạc quan tin tưởng vào sự đổi mới trong năm 2010 Agifish chắc chắn s hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra, và tiếp tục con đường phát triển bền vững

3.5 Những thành tựu và thành tích đạt được

Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu "Anh Hùng Lao Động" và

đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản

Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

(VASEP) và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)

Trang 17

Liên tục các năm 2002, 2003, 2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ với thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam

3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty

3.6.1 Thuận lợi

Chính phủ đã khẳng định cá tra là sản phẩm chiến lược của Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao và có thể phát triển hơn nữa trên thị trường thủy sản toàn cầu Năm 2009, cá tra, basa là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của thủy sản Việt Nam với khối lượng

trên 500.000 tấn, giá trị 1,3 tỷ USD

Đến nay đã có hơn 150 doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến xuất khẩu sản phẩm

cá tra sang 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ Nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn các nhà máy chế biến hiện đại và vùng nguyên liệu tập trung, áp dụng thành công các tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho nuôi trồng lẫn chế biến theo yêu cầu của khách hàng để vượt qua những rào cản kỷ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm, được nhiều thế giới chấp nhận

3.6.2 Khó khăn:

Số lượng các nhà máy chế biến cá tra, basa xây dựng mới tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến xuất khẩu sản phẩm này làm tăng áp lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, lao động, giá cả, thị trường, hiệu quả kinh doanh

Các rào cản thương mại, kỹ thuật của các nước nhập khẩu: cụ thể là dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế chống phá giá

Tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan đến nuôi trồng thủy sản, thiếu kiểm soát trong sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất, những mâu thuẫn trong việc sử dụng đất cho các hệ thống canh tác khác nhau…là những nguy cơ tìm ẩn trong phát triển thủy sản trước mắt và lâu dài

Biến động tỷ giá giữa USD và đồng nội tệ của các nước nhập khẩu

Chính sách thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát, lãi vay ngân hàng tăng, các dự án đầu tư bị cắt giảm, chậm giải ngân ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty Hiện nay lãi suất có giảm nhưng khó giải ngân

Nguồn nhân lực trẻ có trình độ nghiệp vụ khá tốt nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế ít nhiều làm ảnh hưởng đến quan hệ với các đối tác Một số bộ phận, xí nghiệp hiện nay thiếu lãnh đạo chủ chốt Nhân sự cấp cao quản lý dự án và lao động có tay nghề kỹ thuật thiếu

3.6.3 Định hướng phát triển của công ty

Định hướng chiến lược và yêu cầu phát triển của công ty trong năm tới là:

 Xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa

 Đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm

 Mở rộng liên doanh, liên kết

 Xây dựng và quảng bá thương hiệu để hội nhập kinh tế toàn cầu

Trang 18

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN

GIANG

4.1 Kết cấu TSCĐ

4.1.1 Kết cấu TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

Tổng nguyên giá TSCĐ của công ty được cấu thành từ TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình Do đó, sự biến động của tổng TSCĐ là do sự biến động của 2 thành tố trên gây ra Ta

s quan sát biểu đồ dưới đây để thấy sư biến động này

Bảng 4.1 : Kết cấu TSCĐ của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009

Đvt: triệu đồng

( Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An

Giang qua 3 năm 2007, 2008, 2009)

Biểu đồ 4.1: Kết cấu TSCĐ của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009

Từ biểu đồ 4.1, cho ta thấy TSCĐ hữu hình chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng

nguyên giá TSCĐ của công ty trong cả 3 năm Điều này phù hợp với các doanh nghiệp hiện

nay và kể cả công ty Ở công ty do TSCĐ thuê tài chính không có và giá trị TSCĐ vô hình

không đáng kể dẫn đến TSCĐ hữu hình chiếm tuyệt đại bộ phận của doanh nghiệp Trong

năm 2007 TSCĐ hữu hình chiếm 88,53%, năm 2008 là 91,19% và năm 2009 92,94% Tỷ

trọng TSCĐ hữu hình đều tăng so với thời điểm gốc năm 2007, năm 2009 có tăng một ít so

với năm 2008 nhưng không đáng kể Chứng tỏ, công ty có xây dựng thêm nhà xưởng, vật

kiến trúc, mua sắm trang thiết bị Tỷ trọng TSCĐ vô hình có xu hướng giảm, trong năm

2007 là 11,47% sang năm 2008 là 8,81% và năm 2009 là 7,06% nhưng mức độ tăng giảm

Chỉ tiêu

Nguyên giá

Tỷ trọng (%)

Nguyên giá

Tỷ trọng (%)

Nguyên giá

Tỷ trọng (%) TSCĐ

Năm 2008

91,19%

8,81%

TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình

Năm 2009

92.94%

7.06%

TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình

Ngày đăng: 01/03/2021, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w