Hao phí lao động sống là hao phí sức lao động của con người biểu hiện qua chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; hao phí lao động vật hóa là hao phí các đối tượng lao động và
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
………
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH SX – TM – DV THUẬN AN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH LONG Lớp: DH9KT, Mã số SV: DKT083076 Người hướng dẫn: Trần Kim Tuyến
An Giang, tháng 04 năm 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chương 1: Mở đầu 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
Chương 2: Cơ sở lý thuyết 3
2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 3
2.1.1 Chi phí sản xuất 3
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 3
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3
2.1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí 5
2.1.2 Giá thành sản phẩm 5
2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 5
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 5
2.1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 6
2.1.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm 7
2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7
2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
2.2 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
2.3 Kế toán chi phí sản xuất 8
2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8
2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 10
2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 11
2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12
2.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên 12
2.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 14
2.5 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 15
Trang 43.1 Lịch sử hình thành 20
3.2 Tổng quan về Công ty 20
3.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 21
3.3.1 Chức năng 21
3.3.2 Nhiệm vụ 21
3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 22
3.4.1 Sơ đồ tổ chức 22
3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận 22
3.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 23
3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 23
3.5.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận 24
3.5.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 24
3.6 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 2009, 2010 26
3.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 27
3.7.1 Thuận lợi 27
3.7.2 Khó khăn 27
3.7.3 Phương hướng phát triển 27
Chương 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 29
4.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 29
4.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất 29
4.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 29
4.2.2 Đối tượng tính giá thành 30
4.2.3 Kỳ tính giá thành 30
4.3 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 30
4.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30
4.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp 32
4.3.3 Chi phí sản xuất chung 34
4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 38
4.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang 38
4.4.2 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 38
4.5 Phân tích biến động giá thành sản phẩm cá tra IQF T1 42
4.5.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42
Trang 5Chương 5: Kiến nghị, kiến nghị và kết luận 46
5.1 Nhận xét 46
5.2 Kiến nghị 46
5.3 Kết luận 47
Tài liệu tham khảo
Trang 6truyền đạt cho tôi những kiến thức, bài học vô cùng quý báo trong suốt thời gian qua
Đồng thời cho tôi xin cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Cô Trần Kim Tuyến đã tận tình hướng dẫn, hổ trợ và góp ý cho tôi để thực hiện đề tài này
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến lãnh đạo Công ty TNHH SX – TM – DV Thuận An đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, và cám ơn anh Nguyễn Hùng Luân (kế toán tổng hợp Công ty Thuận An) đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
Một lần nữa, xin biết ơn sâu sắc Kính chúc Công ty Thuận An đạt nhiều thành công, chúc các thầy cô sức khỏe dồi dào
An Giang, ngày 17 tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Trang 7Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 27
Bảng 4.1: Bảng chi tiết tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 32
Bảng 4.2: Bảng chi tiết tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp 34
Bảng 4.3: Bảng chi tiết tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung 38
Bảng 4.4: Bảng số lượng sản phẩm Fillet đông hoàn thành 41
Bảng 4.5: Bảng hệ số của các sản phẩm Fillet đông 42
Bảng 4.6: Bảng quy đổi sản phẩm hoàn thành của các sản phẩm thành sản phẩm chuẩn 42
Bảng 4.7: Bảng tính giá thành thành phẩm Fillet đông 43
Bảng 4.8: Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm cá tra IQF T1 tháng 12/2010 và tháng 12/2011 47
Bảng 4.9: Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm cá tra IQF T1 tháng 12/2010 và tháng 12/2011 49
Bảng 4.10: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung của sản phẩm cá tra IQF T1 tháng 12/2010 và tháng 12/2011 50
Trang 8Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 11
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 12
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 154 14
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 631 15
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự 18
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song 19
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An 23
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 24
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính 26
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quy trình chế biến cá tra fillet 30
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 33
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 35
Sơ đồ 4.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung 39
Sơ đồ 4.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 154 40
Sơ đồ 4.6: Sơ đồ phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47
Sơ đồ 4.7: Sơ đồ phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 49
Trang 9BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CP
Chi phí CPNVLTT PS Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh CPNVLTTDD Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang
Trang 10TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Trang 11CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Công ty TNHH-SX-TM-DV Thuận An là một trong những đơn vị sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tại Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt Hiện nay, trong nền kinh tế nước
ta, thủy sản là một trong những ngành có đóng góp lớn cho ngân sách của Nhà nước Không những thế còn giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động Bên cạnh những thuận lợi đó, dước sức ép của thị trường thủy sản, sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt được lợi nhuận như mong muốn là một yếu tố quan trọng mà các Công ty cần quan tâm
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp luôn phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm
Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó, người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tính giá thành sản phẩm tôi đã chọn đề
tài: “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH-SX-TM-DV Thuận An” để nghiên cứu và đề ra một số kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện công tác tính giá thành của Công ty
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu lý thuyết những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết hợp với tìm hiểu thực tế công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH-SX-TM-DV Thuận An
Từ việc so sánh lý thuyết với thực tế tìm ra được ưu nhược điểm tính giá thành của Công ty sẽ giúp tôi bổ sung thêm kiến thức về tính giá thành, đồng thời tìm ra được những khuyết điểm của Công ty trong công tác tính giá thành từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm giúp Công ty Thuận An đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc tính giá thành
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Trao đổi trực tiếp với nhân viên phòng tài chính kế toán của Công ty SX-TM- DV Thuận An
TNHH Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Nguồn thông tin từ sách, báo, internet, luận văn khóa trước liên quan đến đề tài
Trang 12+ Tham khảo các văn bản về chế độ kế toán hiện hành: Hệ thống chuẩn mực, thông tư
+ Thu thập số liệu từ báo cáo Sổ cái, Nhật ký chung… của Công ty TM-DV Thuận An
TNHH-SX- Phương pháp xử lý số liệu:
Tổng hợp các loại chi phí liên quan đến giá thành Đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, …nhằm đưa ra đánh giá chính xác về tình hình tính giá thành tại Công ty
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Chỉ đi sâu nghiên cứu những số liệu kế toán có liên quan đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH-SX-TM-DV Thuận An trong tháng 12/2011
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 26/12/2011 đến ngày 18/03/2012
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
Bản thân tôi học được nhiều kinh nghiệm thông qua việc vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn
Chuyên đề làm rõ phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty TM-DV Thuận An, tìm ra được những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác tính giá thành Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp góp phần làm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 13TNHH-SX-CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
2.1.1 Chi phí sản xuất
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 209
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm Hao phí lao động sống là hao phí sức lao động của con người biểu hiện qua chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; hao phí lao động vật hóa là hao phí các đối tượng lao động và tư liệu lao động biểu hiện qua chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu; chi phí sử dụng công cụ - dụng cụ; chi phí sử dụng nhà xưởng, văn phòng; chi phí sử dụng các máy móc – thiết bị khác nhau;…
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 209 - 211
Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất rất đa dạng và phong phú Để phục
vụ cho các yêu cầu khác nhau trong doanh nghiệp, người ta có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất
- Phân loại chi phí theo mối liên hệ với sản phẩm
+ Chi phí trực tiếp: những chi phí liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm khác nhau và có thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí gián tiếp: Những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau và có thể phân biệt riêng cho từng loại sản phẩm Ví dụ: Chi phí nhân công quản lý và phục vụ sản xuất, chi phí dịch vụ viễn thông,…
- Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: những chi phí về nguyên trực tiếp cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm Ví dụ: chi phí vải cho may quần áo, chi phí sợi để dệt vải, chi phí bông để kéo sợi,…
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Những chi phí liên quan đến bộ phận nhân công trực tiếp đứng máy sản xuất ra sản phẩm Ví dụ: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận nhân công này
+ Chi phí sản xuất chung: Toàn bộ những chi phí sản xuất khác phát sinh tại phân xưởng, ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Ví dụ: Chi phí nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất; chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế; chi phí công cụ - dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí điện, nước, viễn thông, văn phòng phẩm,…
Trang 14- Phân loại chi phí theo yếu tố (theo cùng nội dung kinh tế)
+ Chi phí nhân công bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp (nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất)
+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế,…
+ Chi phí công cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí phục vụ mua ngoài: Chi phí điện nước, viễn thông, văn phòng phẩm,…
+ Chi phí khác bằng tiền
- Phân loại chi phí theo giá thành
+ Chi phí trong giá thành: Những chi phí sản xuất kết tinh trong giá thành sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
+ Chi phí ngoài giá thành: Những chi phí sản xuất chưa được tính trong giá thành sản phẩm như: Các khoản thiệt hại trong sản xuất do thiên tai, hỏa hoạn; các khoản tiền phạt, tiền bồi thường; các khoản chi thưởng, chi cho hoạt động phúc lợi được đài thọ bởi quỹ khen thưởng – phúc lợi; các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp được đài thọ bởi nguồn kinh phí sự nghiệp…
- Phân loại chi phí theo thời gian tác dụng
+ Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ): Các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến nhiều kỳ hoạt động của doanh nghiệp Ví dụ: Chi phí quảng cáo để thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê đất,…
+ Chi phí phải trả (chi phí trích trước): Các khoản chi phí chưa phát sinh nhưng có liên quan đến nhiều kỳ hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp tính trước vào chi phí Ví dụ: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất, khoản trợ cấp mất việc làm,…
- Phân loại chi phí theo thời điểm phát sinh
+ Chi phí năm trước: Những chi phí phát sinh ở niên độ kế toán trước + Chi phí năm nay: Những chi phí phát sinh ở niên độ kế toán này
- Phân loại chi phí theo sự biến động
+ Chi phí cố định (chi phí bất biến – định phí): Các khoản chi phí không biến động, không thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi Ví dụ chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng,…
+ Chí phí biến đổi (chi phí khả biến – biến phí): Các khoản chi phí biến động thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp,…
Trang 15- Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động
+ Chi phí thường xuyên: Những chi phí có liên quan đến hoạt động thường xuyên trong doanh nghiệp, bao gồm chi phí hoạt động chính (hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ) và chi phí tài chính
+ Chi phí bất thường: Những chi phí không thường xuyên phát sinh trong doanh nghiệp như chi phí thanh lý TSCĐ, tiền phạt, thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn,…
2.1.1.3 Đối tƣợng tập hợp chi phí
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 211 – 212
Chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú Tùy theo những yêu cầu quản lý khác nhau, có nhiều cách phân loại chi phí Đối tượng tập hợp sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được theo dõi nhằm mục đích phân bổ theo những cách thức hợp lý để tính giá thành sản phẩm Căn
cứ để xác định đối tượng hạch toán chi phí phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, quá trình sản xuất và quá trình công nghệ doanh nghiệp đang áp dụng Tồn tại một số cách thức tập hợp chi phí sản xuất như sau:
- Đối với quy trình sản xuất đơn chiếc (mỗi sản phẩm có một công năng sử dụng khác nhau và có trị giá lớn): Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng;
- Đối với quy trình sản xuất hàng loạt nhưng số lượng sản phẩm tạo ra tương đối nhỏ: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường chọn theo từng đơn đặt hàng;
- Đối với quy trình sản xuất hàng loạt nhưng số lượng sản phẩm tạo ra tương đối lớn thì tùy theo quy trình công nghệ đang được áp dụng để lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp Nếu quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì có thể chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm; nếu quy trình công nghệ phức tạp thì có thể chọn theo từng chi tiết sản phẩm hoặc từng dây chuyền sản xuất, từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng sản xuất,…
2.1.2 Giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 212
Nếu chi phí sản xuất là tiêu hao của lao động sống và lao động vật hóa phát sinh thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất thì giá thành sản phẩm là toàn
bộ chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng có những điểm giống nhau và khác nhau
2.1.2.2 Phân loại tính giá thành
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 212 - 213
Trang 16Trong thực tế, để có thể quản lý và điều chỉnh chi phí sản xuất, ngày càng hạ thấp giá thành sản phẩm (nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao) và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các loại giá thành như sau:
- Giá thành định mức: Để quyết định sản xuất một loại sản phẩm mới và tung ra thị trường, doanh nghiệp cần phải xác định được các định mức tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa Từ đó xác định được giá thành sản xuất sản phẩm theo những định mức đã được xác định trên cơ sở giá cả đầu vào của các loại lao động kể trên và đưa ra giá bán cạnh tranh trên thị trường Giá thành sản xuất được xác định như trên chính là giá thành định mức của doanh nghiệp
- Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): Căn cứ vào định mức tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa đã được xác định cho từng loại sản phẩm, vào đầu mỗi kỳ kế hoạch, căn cứ vào giá cả đầu vào hiện hành của các loại lao động, doanh nghiệp xây dựng giá thành kế hoạch
- Giá thành thực tế: Tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa thực tế phát sinh kết tinh trong sản phẩm
2.1.2.3 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 213
Xác định đối tượng giá thành sản phẩm là công việc cần thiết đầu tiên đối với toàn bộ quá trình tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra và các loại dịch vụ cung cấp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là từng chi tiết của sản phẩm, từng công đoạn của quá trình sản xuất (tính giá thành bán thành phẩm), từng sản phẩm hoàn chỉnh hoặc từng đơn đặt hàng cụ thể
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu và căn cứ để mở các sổ, thẻ chi tiết theo dõi chi phí phát sinh Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để tổ chức việc tính giá thành phù hợp, bao gồm: Lựa chọn phương pháp tính giá thành, thiết lập các bảng tính giá thành, phân tích sự biến động của tính giá thành nhằm tìm ra các giải pháp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết, thể hiện như sau:
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm Ví dụ: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm cùng là những sản phẩm cụ thể, cùng là những đơn đặt hàng,…
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm Ví dụ: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng sản xuất, tại đó sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và đối tượng tính giá thành sản phẩm thường là từng loại sản phẩm
- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến một đối tượng tính giá thành sản phẩm Ví dụ: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng chi tiết của
Trang 17sản phẩm và đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm, mỗi sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết khác nhau
2.1.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 213
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, vào đặc điểm và chu kỳ sản xuất – kinh doanh để lựa chọn kỳ tính giá thành phù hợp Kỳ tính giá thành có thể là tháng đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất – kinh doanh thông thường; là quý (thậm chí là năm) đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất – kinh doanh dài; là thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng nếu doanh nghiệp lựa chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là các đơn đặt hàng cụ thể
2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 212
2.1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 214
- Lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, trang thiết bị của phòng kế toán và trình độ nhân viên của kế toán
- Mở đầy đủ các sổ, thẻ chi tiết để theo dõi và ghi nhận chi phí phát sinh kịp thời
- Xác định tiêu thức phân bổ chi phí phát sinh phù hợp và tiến hành lập các bảng phân bổ chi phí phát sinh vào các đối tượng chịu chi phí khác nhau
- Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp và tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp; tiến hành tính giá thành sản phẩm và lập bảng tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm đánh giá việc tuân thủ các định mức kinh tế - kỹ thuật, việc thực hiện kế hoạch và dự toán chi
Trang 18phí sản xuất, đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ thấp giá thành sản phẩm
2.2 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 214 – 215
Giá thành sản phẩm liên quan đến nhiều loại chi phí khác nhau, các chi phí này
có thể phát sinh thực tế ở các kỳ khác nhau Để có thể tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất khác nhau có liên quan đến một loại sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến thành theo đúng quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Quy trình này phụ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp
đã lựa chọn, nhưng đều có bốn bước như sau:
Bước 1: Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã lựa chọn, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo các khoản mục tính giá thành, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến đối tượng cần tính giá thành theo phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn Nếu các chi phí đã được tập hợp có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì phân bổ chúng cho các đối tượng chịu chi phí theo những phương thức thích hợp
Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù hợp
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và tiến hành nhập kho thành phẩm
2.3 Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản sản xuất
2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 218 – 222
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán
- Tài khoản không có số dư
* Nguyên tắc phản ánh tài khoản
- Chỉ hạch toán vào tài khoản này những chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ Chi phí
Trang 19nguyên, vật liệu thực tế sử dụng phải tính theo giá thực tế căn cứ vào phương pháp tính giá hàng xuất kho của doanh nghiệp
- Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Trong kỳ kế toán, thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào bên Nợ tài khoản này theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên, vật liệu này nếu khi xuất chúng để sử dụng xác định được cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng)
- Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển (nếu nguyên, vật liệu đã được tập hợp riêng cho từng đối tượng sử dụng) hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (nếu không tập hợp riêng cho từng đối tượng sử dụng) vào các tài khoản tính giá thành tương ứng Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên, vật liệu thực tế sử dụng để tính giá thành sản phẩm cần lựa chọn các tiêu thức phân bổ hợp lý Mức phân bổ cho từng đối tượng được xác định theo công thức sau:
* Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đối với nguyên vật liệu chính: Thông thường, khi xuất kho nguyên, vật liệu chính sử dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm đã xác định cụ thể loại sản phẩm mà nguyên, vật liệu đó tạo nên, do đó căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên, vật liệu kế toán có thể ghi nhận trực tiếp chi phí nguyên, vật liệu vào các đối tượng tính giá thành có liên quan
- Đối với nguyên vật liệu phụ: Tùy thuộc vào tính chất của các loại vật liệu phụ mà kế toán có thể áp dụng các phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí vật liệu phụ vào các đối tượng tính giá thành khác nhau
+ Căn cứ vào định mức tiêu hao vật liệu
+ Căn cứ vào lượng nguyên, vật liệu chính đã sử dụng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Mức phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí phát sinh Tổng khối lượng các đối tượng
x Khối lượng từng đối tượng
Trang 202.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 222 – 224
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
- Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động, các khoản phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ
- Bên có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các tài khoản tính giá thành tương ứng
- Tài khoản này không tồn tại số dư
* Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý và phục vụ tại phân xưởng, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp hoặc nhân viên của hoạt động bán hàng
* Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Thông thường chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi cụ thể đối với từng loại sản phẩm Trường hợp không thể tách riêng để theo dõi thì cuối kỳ kế toán tiến thành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng tính giá thành khác nhau căn cứ vào định mức lao động hoặc vào định mức tiền công kế hoạch
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân
Kết chuyển chi phí nhân công Vào đối tượng tính giá thành
Trang 212.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 224 – 226
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
- Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao gồm:
+ Lương, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca,… và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất;
+ Chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất
+ Chi phí công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng sản xuất
+ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho phân xưởng sản xuất
+ Các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho phân xưởng sản xuất
- Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản tính giá thành tương ứng
- Tài khoản này không tồn tại số dư
* Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các tài khoản tính giá thành tương ứng Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2, bao gồm:
Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu
Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6275: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6278: Chi phí khác bằng tiền
* Phương pháp phân bổ chi phí chi phí sản xuất chung
Tiêu thức thường dùng để phân bổ đối với chi phí sản xuất chung là căn cứ vào tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Công thức xác định mức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:
x
Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm tương ứng
Trang 22Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 226 – 228
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôi trồng, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ ở doanh
nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho
- Bên nợ:
+ Các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp) và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm
+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho)
Kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành
TK 214
Trích khấu hao tài sản cố định
TK 142, 242, 335
Phân bổ chi phí trả trước
TK 142, 242, 335
Chi phí khác bằng tiền
Trang 23+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho)
- Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
* Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
- Tài sản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh đầu và cuối kỳ của các hoạt động sản xuất – kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công, chế biến
- Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản này phải được chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (theo địa điểm phát sinh; theo loại, nhóm sản phẩm; theo chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc từng công đoạn của dịch vụ)
- Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản này bao gồm:
+ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp)
+ Chi phí sản xuất chung
Trang 24Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 154 2.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 232 – 233
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”
- Bên Nợ:
+ Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ
- Bên Có:
+ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154
+ Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho
- Tài khoản này không có số dư
Kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
Trị giá phế liệu thu hồi nhập kho
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Kết chuyển chi phí chi phí sản xuất chung
Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ
TK 632, 157 Sản phẩm giao thẳng cho
khách hàng hoặc gửi bán
Trang 25Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 631 2.5 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Theo Ths Trình Quốc Việt 2012 “Trong tài liệu môn kế toán quản trị 2”, trang 13 - 14
Sản phẩm dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm, là những sản phẩm chưa hoàn tất quy trình công nghệ chế biến Sản phẩm dở dang có thể được nhập kho, cũng có thể để lại tại phân xưởng sản xuất, trên dây chuyền công nghệ để tiếp tục hoàn thiện nhằm cho ra đời những sản phẩm hoàn thành (thành phẩm)
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được đánh giá chỉ bao gồm một khoản mục là CPNVLTT, còn CPNCTT, CPSXC được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
x MĐHT
Nếu CPNVLTT phát sinh toàn bộ ngay từ đầu của quy trình sản xuất thì tỷ
lệ hoàn thành của khoản mục CPNVLTT trong sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100%
Nếu CPNVL chính chiếm tỷ trọng lớn thì CPSXDD cuối kỳ có thể được đánh giá theo CPNVL chính
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương
Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Trị giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Giá thành sản phẩm hoàn thành
TK 622
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 627
Kết chuyển chi phí chi phí sản xuất chung
Trang 26Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương thường được áp dụng nếu không tồn tại chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm
Theo phương pháp này, trong sản phẩm dở dang cuối kỳ tồn tại tất cả các khoản mục chi phí tính giá thành
Sản lượng hoàn thành tương đương =
Sản lượng sản phẩm hoàn thành +
Sản lượng hoàn thành tương đương của SPDD cuối kỳ
Sản lượng hoàn thành tương
đương của SPDD cuối kỳ =
Số lượng SPDD cuối kỳ x Mức độ hoàn thành
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức (hoặc chi phí kế hoạch) thường được áp dụng nếu doanh xây dựng định mức tiêu hao chi phí cho từng loại sản phẩm và các định mức này ít biến động
Theo phương pháp này, trong sản phẩm dở dang cuối kỳ tồn tại tất cả các khoản mục tính giá thành
Trị giá sản phẩm dở dang cuôi kỳ (chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ) được xác định theo công thức đánh giá sản phẩm dở dang:
2.6 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
* Phương pháp giản đơn
Theo Ths Trình Quốc Việt 2012 “Trong tài liệu môn kế toán quản trị 2”, trang 15
Phương pháp này thường được áp dụng trong doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có đối tượng kế toán chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành sản phẩm
Giá thành toàn
bộ sản phẩm =
Chi phí SXDD Đầu kỳ +
Chi phí SXPS trong kỳ -
Chi phí SXDD Cuối kỳ
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Quy đổi tất cả các sản phẩm hoàn thành về sản phẩm chuẩn (sản phẩm
có hệ số 1 được gọi là sản phẩm chuẩn)
Định mức chi phí từng khoản mục
Trang 27(Sản phẩm dở dang cũng phải quy đổi thành sản phẩm dở dang chuẩn)
Bước 2: Đánh giá sản phẩm dở dang, và giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn
Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn =
Tổng giá thành sản phẩm chuẩn Tổng sản phẩm chuẩn Bước 3: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế từng loại sản phẩm: Tổng giá thành thực tế
từng loại sản phẩm =
Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn x Số lượng sản phẩm quy đổi từng loại
Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm =
đó xác định được giá thành của từng loại sản phẩm
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế chung cho tất cả các sản phẩm
Bước 2: Xác định tỷ lệ
Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế chung cho tất cả các sản phẩm
Tổng giá thành chung theo định mức của tất cả các sản phẩm Bước 3: Tính giá thành cho từng loại sản phẩm
Tổng giá thành thực
tế từng sản phẩm =
Tổng giá thành định mức từng sản phẩm x Tỷ lệ
* Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước
Theo Ths Trình Quốc Việt 2012 “Trong tài liệu môn kế toán quản trị 2”, trang 20 - 21
Phương pháp dùng để tính giá thành sản phẩm của những quy trình sản xuất phức tạp, để sản xuất một sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, bán thành phẩm giai đoạn trước là nguyên liệu chính của giai đoạn sau
- Phương pháp kết chuyển tuần tự
Theo hương pháp này bán thành phẩm được sản xuất ở từng giai đoạn đều được tính giá thành và được kết chuyển sang giai đoạn sau theo từng khoản mục chi phí
Trang 28Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự
Giá thành bán thành phẩm từng công đoạn được tính như sau:
- Phương pháp kết chuyển song song
Theo phương pháp này bán thành phẩm được sản xuất ở từng giai đoạn sẽ không phải tính giá thành Chi phí sản xuất ở từng giai đoạn sẽ được tính toán để xác định giá trị chi phí nằm trong thành phẩm ở giai đoạn cuối
Chi phí sản xuất phát
sinh ở giai đoạn 1
Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2
Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n
CPSX của giai đoạn
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song
Chi phí sản xuất (theo từng khoản mục) của từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm được tính như sau:
thứ n (cuối cùng) Chi phí nguyên,
Vật liệu trực tiếp
Bán thành phẩm công đoạn 1
Bán thành phẩm công đoạn (n-1)
Chi phí chế biến
công đoạn 1
Chi phí chế biến công đoạn 2
Chi phí chế biến công đoạn n
Bán thành phẩm
công đoạn 1
Bán thành phẩm công đoạn 2
Giá thành thành phẩm giai đoạn n
+
CPSX phát sinh trong từng giai đoạn
-
CPSXDD cuối kỳ từng giai đoạn
Trang 29x Số lượng thành phẩm
Số lượng thành phẩm +
Số lượng SPDD cuối kỳ giai đoạn i Tổng hợp chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm ta được giá thành của thành phẩm hoàn thành
* Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng
Theo Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – Khoa Kinh Tế, năm 2007, Kế toán
tài chính, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 259
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trùng nhau là các đơn đặt hàng
Nếu đơn đặt hàng được thực hiện tại nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau thì khi tính giá thành đơn đặt hàng cần tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến lô hàng này tại các phân xưởng sản xuất chúng
Thông thường các chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp riêng cho từng lô hàng, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phân xưởng sản xuất chung cho từng lô hàng theo những tiêu thức phù hợp
Kỳ tính giá thành được thực hiện khi hoàn thành đơn đặt hàng để bàn giao cho khách hàng Tuy nhiên, trong kỳ nếu đơn đặt hàng chưa được sản xuất chung thì doanh nghiệp vẫn phải lập bảng tính giá thành để tập hợp và theo dõi chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến từng lô hàng Sang kỳ tiếp theo, tiếp tục tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành lô hàng khi việc sản xuất được hoàn thành