1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trên lưới điện của công ty truyền tải điện 1

135 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VŨ QUÝ ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 PTC1 LUẬN VĂN THẠC SỸ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VŨ QUÝ

ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA

CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 (PTC1)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

VŨ QUÝ

ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA

CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 (PTC1)

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Phan Diệu Hương

Hà Nội – 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung và đề xuất trong luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, tiếp thu các kiến thức từ Giảng viên hướng dẫn và các Thầy, Cô trong Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tất cả các số liệu, bảng biểu trong luận văn là kết quả của quá trình thu thập tài liệu từ những nguồn khác nhau, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở các kiến thức tôi đã tiếp thu được trong quá trình tham gia khóa học cao học tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đây hoàn toàn không phải là sản phẩm sao chép, trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của Luận văn./

Tác giả

Vũ Qúy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đến nay luận văn cao học của tôi đã hoàn thành

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS Phan Diệu Hương đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và những đóng góp quý báu để tôi hoàn thành đề tài luận văn cao học này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Viện Kinh tế và Quản

lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy những kiến thức quý báu cho tôi trong toàn bộ khóa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc cùng các anh, chị Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật đường dây, Kỹ thuật trạm, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Điều độ máy tính và phương thức, Phòng Vật tư Công ty Truyền tải điện 1 đã cung cấp những tài liệu liên quan để tôi hoàn thành bản luận văn này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do còn hạn chế

về mặt kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tác giả kính mong Quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn./

Tác giả

Vũ Qúy

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI

1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm 1

1.2 Ý nghĩa của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp 2 1.3 Phân loại chất lượng sản phẩm 4

1.4 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm 5

1.4.1 Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm 5 1.4.2 Khái niệm đảm bảo chất lượng sản phẩm 7 1.4.3 Các phương pháp quản lý để đảm bảo chất lượng sản phẩm 7

1.5 Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sản phẩm 10

1.5.1 Sơ đồ lưu trình 10

1.5.2 Sơ đồ nhân quả 11

1.5.3 Biểu đồ Pareto 12

1.5.4 Phiếu kiểm tra 13

1.5.5 Biểu đồ kiểm soát 14

1.6 Khái niệm và ý nghĩa của đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải 15

1.6.1 Một số khái niệm cơ bản 16

1.6.2 Ý nghĩa của việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải 17

1.7 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng điện năng truyền tải 17

1.7.1 Tiêu chuẩn về độ lệch tần số 17

1.7.2 Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp 18

1.7.3 Tiêu chuẩn về độ tin cây cung cấp điện và suất sự cố 20

1.7.4 Tiêu chuẩn về chi phí truyền tải điện 21

1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải 25

Trang 6

1.8.1 Các yếu tố từ bên ngoài 25

1.8.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 26

Tóm tắt nội dung Chương 1 29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 2.1 Giới thiệu đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty truyền tải điện 1 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 30

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 31

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 31

2.1.2.2 Chức năng, các nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý 32

2.2 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty truyền tải điện 1 37

2.3 Phân tích thực trạng chất lượng điện truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 giai đoạn (2009-2011) 38

2.3.1 Phân tích thực trạng chất lượng điện truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 theo thời gian (2009-2011) 38

2.3.1.1 Phân tích thực trạng chất lượng tần số tại Công ty TTĐ 1 38

2.3.1.2 Phân tích thực trạng chất lượng điện áp tại Công ty TTĐ 1 40

2.3.1.3 Phân tích thực trạng suất sự cố của Công ty TTĐ 1 42

2.3.1.4 Phân tích thực trạng sử dụng chi phí sản xuất tại Công ty TTĐ1 57 2.3.2 Phân tích thực trạng chất lượng điện truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 theo khu vực 58

2.3.2.1 Thực trạng chất lượng điện truyền tải khu vực địa hình núi cao 59 2.3.2.2 Thực trạng chất lượng điện truyền tải khu vực thành thị 63

2.3.2.3 Thực trạng chất lượng điện truyền tải khu vực ven biển 68

2.4 Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 71

2.4.1 Nguyên nhân do yếu tố con người 72

2.4.2 Nguyên nhân do yếu tố máy móc, thiết bị 75

Trang 7

2.4.3 Nguyên nhân do yếu tố môi trường 76

2.5 Một số giải pháp Công ty Truyền tải điện 1 đã áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải 76

Tóm tắt nội dung Chương 2 78

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIÊN 1 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty truyền tải điện 1 79

3.1.1 Mục tiêu của Công ty Truyền tải điện 1 79

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Truyền tải điện 1 79

3.2 Định hướng phát triển của Công ty truyền tải điện 1 để đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trong tương lai 80

3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trên lưới Công ty Truyền tải điện 1 80

3.3.1 Giải pháp 1: Giảm điện trở tiếp địa cột, lắp đặt đầy đủ mỏ phóng cho các chuỗi cách điện đường dây 80

3.3.1.1 Cơ sở hình thành giải pháp 80

3.3.1.2 Nội dung giải pháp 82

3.3.1.3 Uớc tính chi phí của giải pháp 84

3.3.1.4 Hiệu quả của giải pháp 84

3.3.2 Giải pháp 2: Hợp tác với các trường đại học mở lớp nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng vận hành 85

3.3.2.1 Cơ sở hình thành giải pháp 85

3.3.2.2 Nội dung giải pháp 86

3.3.2.3 Uớc tính chi phí của giải pháp 88

3.3.2.4 Hiệu quả của giải pháp 89

3.3.3 Giải pháp 3: Lắp đặt bộ phân tích dầu online cho các Máy biến áp để theo dõi thành phần các chất trong dầu như vậy sẽ sớm phát hiện được khi nào cần phải tách máy ra để tiến hành duy tu, bảo dưỡng 89

Trang 8

3.3.3.1 Cơ sở hình thành giải pháp 89

3.3.3.2 Nội dung giải pháp 90

3.3.3.3 Uớc tính chi phí của giải pháp 91

3.3.3.4 Hiệu quả của giải pháp 92

3.3.4 Giải pháp 4: Đảm bảo nhu cầu vật tư thiết bị dự phòng tối thiểu cho sự cố, cho sản xuất và dự phòng nguồn vốn khi có sự cố xẩy ra 92

3.3.3.1 Cơ sở hình thành giải pháp 92

3.3.3.2 Nội dung giải pháp 93

3.3.3.3 Uớc tính chi phí của giải pháp 94

3.3.3.4 Hiệu quả của giải pháp 100

Tóm tắt nội dung Chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ Pareto 13

Bảng 1.2 Minh họa một mẫu phiếu kiểm tra các loại khuyết tật sản phẩm 14

Bảng 1.3 Bảng phạm vi dao động tần số của hệ thống điện Quốc gia 18

Bảng 1.4 Dải tần số cho phép và số lần cho phép trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp 18

Bảng 1.5 Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải 19

Bảng 2.1 Bảng sản lượng điện truyền tải của Công ty Truyền tải điện 1 37

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số liệu tần số điển hình 24h trong ngày 39

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp số lần hệ thống điện vận hành ở chế độ tần số thấp 40

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp dao động điện áp trong khi vận hành 41

Bảng 2.5 Bảng tổng hợp độ lệch điện áp so với định mức 41

Bảng 2.6 Chỉ tiêu suất sự cố đối với Công ty Truyền tải điện 1 42

Bảng 2.7 Bảng suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức năm 2009 43

Bảng 2.8 Bảng suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức năm 2010 44

Bảng 2.9 Bảng suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức năm 2011 45

Bảng 2.10 Bảng suất sự cố năm 2009 đến 2011 so với suất sự cố định mức 46

Bảng 2.11 Các nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Công ty Truyền tải điện 1 49

Bảng 2.12 Tổng hợp thời gian ngừng cung cấp điện do các nguyên nhân sự cố gây ra (2009 đến 2011) 56

Bảng 2.13 Tổng hợp thực hiện chi phí so với định mức năm 2009 đến 2011 57

Bảng 2.14 Bảng dao động điện áp trong khi vận hành khu vực núi cao 59

Bảng 2.15 Bảng độ lệch điện áp so với định mức của khu vực núi cao 60

Bảng 2.16 Tổng hợp suất sự cố khu vực núi cao giai đoạn năm 2009-2011 60

Bảng 2.17 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Tây Bắc 62

Bảng 2.18 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Thái Nguyê 62

Bảng 2.19 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hòa Bình 62

Bảng 2.20 Bảng dao động điện áp trong khi vận hành khu vực thành thị 64

Bảng 2.21 Bảng độ lệch điện áp so với định mức của khu vực thành thị 64

Trang 10

Bảng 2.22 Tổng hợp suất sự cố khu vực thành thị giai đoạn năm 2009-2011 64

Bảng 2.23 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hà Nội 66

Bảng 2.24 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hải Phòng 66

Bảng 2.25 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Ninh Bình 66

Bảng 2.26 Bảng dao động điện áp trong khi vận hành khu vực ven biển 68

Bảng 2.27 Bảng độ lệch điện áp so với định mức của khu vực ven biển 68

Bảng 2.28 Tổng hợp suất sự cố khu vực ven biển giai đoạn năm 2009-2011 68

Bảng 2.29 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Quảng Ninh 69

Bảng 2.30 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Thanh Hóa 69

Bảng 2.31 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Nghệ An 69

Bảng 2.32 Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hà Tĩnh 69

Bảng 3.1 Bảng số vụ sự cố và thời gian ngừng cung cấp điện do nguyên nhân sét đánh gây ra giai đoạn năm 2009 đến 2011 81

Bảng 3.2 Bảng suất sự cố trong 6 tháng đầu năm 2012 85

Bảng 3.3 Bảng mẫu tổng hợp nhu cầu vật tư dự phòng 94 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chi phí mua vật tư dự phòng dự kiến trong năm 2012 94

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình kiểm tra chất lượng sản phẩm 08

Hình 1.2 Minh họa một mẫu phiếu kiểm tra các loại khuyết tật sản phẩm 09

Hình 1.3 Sơ đồ lưu trình tổng quát 11

Hình 1.4a Sơ đồ nhân quả Ishikawa 11

Hình 1.4b Sơ đồ nhân quả hiện nay 12

Hình 1.5 Minh họa mẫu biểu đồ Pareto 13

Hình 1.6 Minh họa mẫu biểu đồ kiểm soát 15

Hình 1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 28

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty Truyền tải điện 1 41

Hình 2.2 Sơ đồ xương các các nguyên nhân trên lưới truyền tải Công ty TTĐ1 47 Hình 2.3 Biều đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố xẩy ra trên lưới 41

Hình 2.4 Sơ đồ xương các sự cố ngừng cấp điện của khu vực núi cao 62

Hình 2.5 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Tây Bắc 62

Hình 2.6 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Thái Nguyên 62

Hình 2.7 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Hòa Bình 62

Hình 2.8 Sơ đồ xương các sự cố ngừng cấp điện của khu vực thành thị 66

Hình 2.9 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Hà Nội 66

Hình 2.10 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Hải Phòng 66

Hình 2.11 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Ninh Bình 66

Hình 2.12 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Quảng Ninh 69

Hình 2.13 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Thanh Hóa 69

Hình 2.14 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Nghệ An 69

Hình 2.15 Biểu đồ Pareto tần suất số vụ sự cố trên lưới TTĐ Hà Tĩnh 69

Hình 3.1 Hình ảnh chuỗi đỡ các điện được lắp thêm mỏ phóng 82

Hình 3.2 Hình ảnh bộ phân tích dầu online lắp đặt cho MBA 220 kV 91

Hình 3.3 Hình ảnh bộ phân tích dầu online lắp đặt cho MBA 500 kV 91

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Điện năng là một mặt hàng đặc biệt, một sản phẩm mà chất lượng của sản phẩm này có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế và đến mọi mặt đời sống của xã hội

Đảm bảo chất lượng điện năng sẽ tái khẳng định vị trí doanh nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế Nhất là trong bối cảnh uy tín của ngành điện đang xuống thấp như hiện nay

Một số quan niệm không đúng cho rằng ngành điện là một ngành độc quyền, nên không quan tấm đến chất lượng điện năng và đảm bảo chất lượng điện năng Để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, cải thiện uy tín và vị thế của doanh nghiệp ngành điện hiểu rất rõ tầm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng điện năng

Ngành điện trong tương lai có lộ trình tham gia vào mô hình “thị trường điện”

khi đó từ khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện đều phải đảm bảo chất lượng điện

Chất lượng điện năng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của ngành điện, đến chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất Điều này sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh

tế kém hơn so với các nước bạn, gây ảnh hưởng cho nền kinh tế Mặt khác còn tác động trực tiếp đến đời sống xã hội

Do đó vấn đề nghiên cứu chất lượng điện năng và đảm bảo chất lượng điện năng

có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết Đồng thời với vị trí làm việc tại Công ty Truyền tải điện 1 cho phép nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:

“Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trên lưới điện của Công ty Truyền tải điện 1” cho luận văn tốt nghiệp của mình

Đề tài là cơ sở phân tích thực trạng, nhận dạng các nguyên nhân và đề xuất một

số giải pháp cho việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải cho Công ty trong các năm tiếp theo Thông qua đề tài này tôi muốn củng cố và hoàn thiện kiến thức

về chất lượng, đảm bảo chất lượng điện năng và quản lý chất lượng sản phẩm nói

Trang 13

chung, nghiên cứu một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện truyền tải cho Công ty Truyền tải điện 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất

lượng và quản lý chất lượng sản phẩm

- Phân tích thực trạng chất lượng và đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại

Công ty Truyền tải điện 1 (2009-2011)

- Nhận dạng được các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến

chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công

ty Truyền tải điện 1

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng điện năng truyền tải và các giải pháp đảm

bảo chất lượng điện truyền tải

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Truyền tải điện 1, các Công ty truyền tải thuộc

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc Gia

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để đảm bảo tính khả thi, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến

hoạt động đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1

- Thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng và đảm bảo chất lượng điện truyền tải Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng và đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1 (giai đoạn 2009 đến 2011)

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT

LƯỢNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI

1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm Mỗi quan niệm đều có những

cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực

tế

Theo quan niệm của các nhà sản xuất, chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng Trong cuốn “Chất lượng là thứ cho không”, Philip Crosby định nghĩa: “ chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” hay tiến sỹ W.Edwards Deming thì “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn khách hàng” Theo A.P.Viavilov một chuyên gia quản lý chất lượng của Liên Xô thì: “ Chất lượng là một tập hợp những tính chất của sản phẩm chứa đựng mức độ thích ứng của nó để thỏa mãn những nhu cầu nhất định theo công dụng của nó với những chi phí xã hội cần thiết” [12,tr.37]

Xuất phát từ mặt giá trị: “ Chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm” [11,tr.12]

Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm: “ Chất lượng sản phẩm cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường” [11, tr.12]

Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng

Trang 15

* Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm như sau: “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” [8,tr.63]

Có thể nói đây là một trong những định nghĩa đầy đủ toàn diện và phù hợp nhất Trên đây là một số quan niệm tiêu biểu về chất lượng, mỗi quan niệm được nêu

ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng và do đó mỗi quan niệm đều có điểm mạnh và điểm yếu Tuy nhiên, để hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã đưa ra định nghĩa chất lượng được đông đảo các quốc gia chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay

Vậy tóm lại có thể định nghĩa về chất lượng sản phẩm: “ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của sản phẩm tạo lên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong những điều kiện sản xuất, kinh tế và xã hội nhất định”

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhưng không có nghĩa là phải theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn có giới hạn về kinh tế - xã hội và công nghệ

1.2 Ý nghĩa của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng nhờ tăng mức thỏa mãn nhu cầu của họ với chi phí tiết kiệm hơn

Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh hiện nay khi tính cạnh tranh quốc tế tăng lên gay gắt và những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng cùng với những qui định nghiêm ngặt của các quốc gia trong việc bảo vệ người tiêu dùng đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, tính cấp bách của chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng đã trở thành ngôn ngữ phổ biến, trung tâm chú ý và vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới

Trang 16

Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp

Khách hàng hướng quyết định mua hàng vào những sản phẩm có các thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn

Bởi vậy, sản phẩm có chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nó tạo ra một biểu tượng tốt, hình thành thói quen, sự tin tưởng của họ trong quyết định lựa chọn mua hàng

Chất lượng cao là điều kiện quan trọng nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế

Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá cao cũng là cở sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp Khách hàng nhận được giá trị tăng nhiều hơn từ chất lượng sản phẩm với chi phí tiết kiệm hơn

Ưu thế đó biến các doanh nghiệp có chất lượng cao trở thành những doanh nghiệp cạnh tranh hàng đầu thế giới

Các công ty thành công trên thị trường là các doanh nghiệp đã nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng Sản phẩm sản xuất ra thỏa mãn khách hàng trong nước và quốc tế Nhiều doanh nghiệp đã tạo ra lợi thế độc quyền trong chất lượng cạnh tranh

Trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội Giá trị sử dụng, lợi ích kinh tế xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào tăng lên, tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất

Những sản phẩm là các công cụ, phương tiện sản xuất hoặc tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình tiêu dùng thì nâng cao chất lượng có tác

Trang 17

động trực tiếp tới giảm chi phí sử dụng Tiết kiệm được chi phí sử dụng rất lớn khi chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện Đây cũng là cơ sở để giảm các nguồn ô nhiễm môi trường do nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, giảm phế thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng

Nâng cao chất lượng còn giúp con người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian và sức lực khi sử dụng sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp Nó tạo cho người tiêu dùng nhiều tiện lợi hơn và được đáp ứng nhanh hơn, đầy đủ hơn Suy cho cùng đó

là những lợi ích mà mục tiêu của việc sản xuất và cung cấp sản phẩm đưa lại cho con người

Bởi vậy, chất lượng đã và luôn là yếu tố quan trọng số một đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Thực tế cho thấy sản phẩm do các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất ra luôn thỏa mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng cả về các thuộc tính của sản phẩm cả về giá cả, mức độ tiêu hao nguyên liệu năng lượng trong quá trình

sử dụng

Nói tóm lại, nâng cao chất lượng là giải pháp quan trọng kết hợp thống nhất các loại lợi ích từ đó tạo ra động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp Nhờ tạo ra, đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng bản thân doanh nghiệp, chủ sở hữu, người tiêu dùng, người lao động và toàn xã hội đều thu được những lợi ích thiết thực Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng, phát triển thị trường, phát triển sản xuất, người lao động có việc làm và thu nhập cao, ổn định, người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu với chi phí hợp lý, chủ sở hữu có nguồn thu tăng và cuối cùng là nhà nước tăng ngân sách và giải quyết vấn đề xã hội

Trong điều kiện phát triển kinh tế mở rộng hội nhập, giao lưu hiện nay “Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm còn là cơ sở quan trọng cho nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm Việt Nam và sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường thế giới”

1.3 Phân loại chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm được phân loại như sau:

Trang 18

Chất lượng thiết kế: là giá trị thể hiện bằng các tiêu chuẩn chất lượng được phác thảo bằng các văn bản, bản vẽ

Chất lượng tiêu chuẩn: là chất lượng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của quốc gia, quốc tế, địa phương hoặc ngành

Chất lượng thị trường: là chất lượng bảo đảm thỏa mãn những nhu cầu nhất định, mong đợi của người tiêu dùng

Chất lượng thành phần: là chất lượng bảo đảm thỏa mãn những nhu cầu mong đợi của một hoặc một số tầng lớp người nhất định

Chất lượng phù hợp: là chất lượng phù hợp với ý thích, sở trường, tâm lý người tiêu dùng

Chất lượng tối ưu: là giá trị các thuộc tính của sản phẩm hàng hóa phù hợp với nhu cầu của xã hội nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

1.4 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm

1.4.1 Khái niệm quản lý chất lượng

Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng được gọi là quản lý chất lượng Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng

* Theo bộ tiêu chuẩn JIS (Japanese Industrial Standards) cho rằng: “Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất sản xuất ra các loại hàng hóa có chất lượng cao nhất hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng” [12,tr.60]

* Theo A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:

“Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản

Trang 19

xuất có hiệu quả nhất , đồng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng” [11,tr.42]

* Theo GS.TS Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa: “Quản lý chất lượng có nghĩa là nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất

và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng” [12,tr.60]

* Philip Crosby, chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa quản lý chất lượng: “Quản lý chất lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động” [11,tr.43]

* Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: “Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng” [8,tr.64]

Mục tiêu chất lượng chính là đích cần đạt tới về chất lượng của sản phẩm trong một chương trình cải tiến chất lượng

Chính sách chất lượng là các chủ trương, quyết sách nhằm thực hiện các mục tiêu chất lượng đã đề ra Chính sách chất lượng do lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố

Hoạch định chất lượng là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng, thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng

Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng

Đảm bảo chất lượng là các hoạt động nhằm duy trì sản phẩm ở một mức chất lượng cụ thể nào đó

Hệ thống chất lượng bao gồm các cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quá trình quản lý chất lượng

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, song nhìn chung chúng có điểm giống nhau như:

Trang 20

- Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường với một chi phí tối ưu

- Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh

- Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp và là trách nhiệm của tất cả các cấp nhưng phải được lãnh đạo cấp cao nhất chỉ đạo

- Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm

Như vậy định nghĩa về quản lý chất lượng của Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO 9000 là định nghĩa đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay

1.4.2 Khái niệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Theo tổ chức quản lý chất lượng quốc tế ISO cho rằng: “ Đảm bảo chất lượng là các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự thỏa đáng rằng người tiêu dùng sẽ thỏa mãn các yêu cầu chất lương” [8, tr.68]

Các hoạt động bảo đảm chất lượng bao gồm những hoạt động được thiết kế nhằm ngăn ngừa những vấn đề, yếu tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng, đảm bảo chỉ

có những sản phẩm đạt chất lượng mới được đến tay khách hàng

Thông thường các phương tiện đảm bảo chất lượng phải được đưa vào trong quá trình, bao gồm việc lập hồ sơ, lưu giữ tài liệu kế hoạch, tài liệu về các thông số kỹ thuật và xem xét lại báo cáo Các tài liệu và hoạt động này phục vụ cho việc đảm bảo chất lượng

1.4.3 Các phương pháp quản lý để đảm bảo chất lượng

* Kiểm tra chất lượng

Đây là phương pháp quản lý chất lượng dựa vào sự kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và loại ra bất cứ bộ phận chi tiết nào không đảm bảo tiểu chuẩn hay quy cách, kỹ thuật

Trang 21

Như vậy kiểm tra chỉ là phân loại sản phẩm đã được chế tạo Ngoài ra, sản phẩm phù hợp quy định chưa chắc thỏa mãn nhu cầu thị trường nếu như các qui định không phản ánh đúng nhu cầu

Hình 1.1 Mô hình kiểm tra chất lượng sản phẩm [14,tr.102]

* Kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp kiểm tra chất lượng, phương pháp kiểm tra chất lượng đã được hình thành do Waltr A.Shewhart đề xuất Kiểm soát chất lượng (Quality Control) là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng Để kiểm soát chất lượng, công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tạo ra chất lượng Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật Kiểm soát chất lượng tập trung vào các yếu tố:

- Kiểm soát con người

để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thỏa mãn người tiêu dùng thì

đó chưa phải là điều kiện đủ Nó đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp này

Qúa trình

sản xuất

Kiểm tra thành phần

Sản phẩm sửa chữa

Phế phẩm Thành phẩm xuất đi

Trang 22

vào các quá trình xảy ra trước sản xuất và kiểm tra, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng mà còn phải áp dụng cho các quá trình sau đó như đóng gói, lưu kho, vận chuyển phân phối, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

Hình 1.2 Mô hình kiểm soát chất lượng sản phẩm [14,tr.105]

Qúa trình phát triển đó cho ra đời phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control) là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ

có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng Như vậy, giữa kiểm tra chất lượng và kiểm soát chất lượng có sự khác nhau cơ bản Kiểm tra là sự so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những yêu cầu kỹ thuật, từ đó loại ra các phế phẩm Kiểm soát là các hoạt động bao quát hơn, toàn diện hơn, bao gồm toàn bộ các hoạt động Marketing, thiết kế, sản xuất, so sánh, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục

* Đảm bảo chất lượng ( Quality Assurance)

Quá trình sản xuất

Thành phẩm xuất

Đo lường phân tích nguyên nhân Đầu

vào

Trang 23

Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định nếu cần nhằm đem lại lòng tin thỏa đáng sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng Để có thể đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp triển khai một chính sách kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng với đầy đủ các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của nhà nước, của ngành và của khách hàng

* Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)

Quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý tổ chức tập trung vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên của nó nhằm đem lại thành công lâu dài, thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của tổ chức và của xã hội

Mục tiêu TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận, mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra

Hiện nay phương pháp quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý chất lượng được nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới áp dụng bởi đây là phương pháp quản lý chất lượng khoa học, mang lại hiệu quả rất cao

1.5 Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sản phẩm

1.5.1 Sơ đồ lưu trình

Sơ đồ lưu trình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các ký hiệu nhất định Mục đích của loại công cụ này là nhận biết, phân tích quá trình hoạt động thừa lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp, các hoạt động thừa không cần thiết để loại bỏ chúng, tiến hành những hoạt động cải tiến và hoàn thiện nhằm giảm những lãng phí về thời gian và tài chính Sơ đồ lưu trình được tóm lược như sau:

Trang 24

Quyết định

Các hoạt động

Bắt

đầu

Kết thúc

Không tốt

Hình 1.3 Sơ đồ lưu trình tổng quát [14,tr.266]

1.5.2 Sơ đồ nhân quả

Sơ đồ nhân quả có nhiều tên gọi khác nhau như sơ đồ Ishikawa hoặc sơ đồ xương cá Thực chất là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi, đánh giá, còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó Mục đích của sơ đồ nhân quả là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải tiến và hoàn thiện chất lượng của đối tượng quản lý

Trong doanh nghiệp những trục trặc về chất lượng xảy ra do nhiều nguyên nhân

và thường có một số nhóm yếu tố chính như: con người, nguyên vật liệu, máy móc, phương pháp tổ chức sản xuất

Các nguyên nhân này được sắp xếp theo hình xương cá rồi tập trung vào những yếu tố có tác động nhiều nhất và thu thập các dữ liệu liên quan đến chúng cụ thể như hình vẽ:

Hình 1.4a Sơ đồ nhần quả Ishikawa [9, tr.29]

Con người Nguyên vật liệu

Máy móc Phương pháp

Chất lượng Sản phẩm

Trang 25

Sơ đồ này lần đầu tiên được ông Ishikawa đề xuất với 4 nhóm yếu tố chủ yếu gọi là sơ đồ 4M (Men, Materials, Machines, Methods) và sau đó được bổ sung thêm nhóm yếu tố đo lường (Measurement) thành 5M và ngày nay nó được hoàn thiện bổ sung với nhiều yếu tố trong đó có môi trường bên ngoài

Biểu đồ Pareto giúp:

- Nhận biết mức độ quan trọng của từng vấn đề

- Lựa chọn những vấn đề cần ưu tiên tập trung giải quyết trước

- Thấy được kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng sau khi đã tiến hành các hoạt động cải tiến

Để lập biểu đồ Pareto cần thực hiện qua một số bước sau:

- Xác định các loại sai sót hoặc nguyên nhân gây sai sót và thu thập dữ liệu

- Xắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn xuống bé

- Tính tỷ lệ phần trăm của từng dạng sai sót

- Xác định tỷ lệ phần trăm sai số tích lũy

- Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên Thứ tự vẽ dạng sai sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ dần

- Vẽ đường tích lũy theo số % tích lũy đã tính

- Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của sai sót lên đồ thị

Môi trường Nguyên vật liệu Phương pháp

Chất lượng Sản phẩm

Trang 26

Biểu đồ Pareto có thể áp dụng trong trường hợp các dạng sai sót hoặc các nguyên nhân được qui về giá trị Khi đó thứ tự ưu tiên được xác định căn cứ vào giá trị lãng phí

Bảng 1.1 Bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ Pareto

Loại lỗi Tần suất Tỷ lệ % các

dạng lỗi

Tần suất tích lũy

Tỷ lệ % tích lũy

0 20 40 60 80 100 120

Hình 1.5 Minh họa mẫu biểu đồ Pareto

Qua biểu đồ trên cho thấy A và B là 2 nhân tố gây ra vấn đề chất lượng sản phẩm kém cần phải có biện pháp giải quyết trước mắt, còn các yếu tố còn lại gây sai hỏng ở mức độ chấp nhận được cần có biện pháp khắc phục dần dần

1.5.4 Phiếu kiểm tra

Mục đích của phiếu kiểm tra chất lượng là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra

Trang 27

những quyết định xử lý kịp thời Phiếu kiểm tra được thiết kế để ghi các số liệu một cách đơn giản bằng cách ký hiệu các đơn vị đo về dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm mà không cần phải ghi một cách chi tiết các dữ liệu thu thập được và sau đó dùng các phiếu này để phân tích đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm

Bảng 1.2 Minh họa một mẫu phiếu kiểm tra các loại khuyết tật sản phẩm

Phiếu kiểm tra

1.5.5 Biểu đồ kiểm soát

Là biểu đồ được dùng để theo dõi tỷ lệ các sản phẩm bị lỗi phải loại bỏ khỏi quá trình Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng Mục đích của nó là đánh giá quá trình sản xuất ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không, từ đó tìm nguyên nhân loại bỏ Trong biểu đồ kiểm soát có các đường giới hạn kiểm soát và ghi các giá trị thống kê thu thập được từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp trong quá trình sản xuất

Đặc điểm của biểu đồ kiểm soát là:

- Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát, các đường kiểm soát là những đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp nhất mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát

- Đường tâm thể hiện giá trị bình quân các dữ liệu thu thập được

Trang 28

- Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng nhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết tình hình biến động của quá trình

- Các giá trị đặc trưng của mẫu như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, số khuyết tật… được ghi lên đồ thị Vị trí của các điểm này sẽ cho biết khả năng và trạng thái của quá trình

Các biểu đồ kiểm soát:

- Biểu đồ c và u: kiểm soát số lượng sản phẩm lỗi

- Biểu đồ X- ngang: Kiểm soát giá trị trung bình của biến số về quá trình hoặc sản phẩm

- Biểu đồ R kiểm soát mức độ phân tán của biến số về quá trình hoặc sản phẩm

Hình 1.6 Minh họa mẫu biểu đồ kiểm soát 1.6 Khái niệm và ý nghĩa của đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải

Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, một sản phẩm có sự khác biệt so với các loại sản phẩm khác Đó là sản phẩm mà từ khâu sản xuất, truyền tải điện, phân phối điện diễn ra tại cùng một thời điểm Mặt khác chất lượng điện năng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt xã hội, đến chất lượng các sản phẩm liên quan Vậy chất lượng điện năng là gì và chất lượng điện năng truyền tải là gì?

Biểu đồ kiểm soát

Thời gian

Trang 29

Chất lượng điện năng được thể hiện qua hai thông số chính là tần số và điện áp Chất lượng điện năng truyền tải là việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng các thông số bao gồm tần số, điện áp và độ tin cậy truyền tải điện [ 7,tr.27]

1.6.1 Một số khái niệm cơ bản

Để phân tích các vấn đề liên quan đến chất lượng điện năng truyền tải ta cần lắm

rõ những khái niệm cơ bản thường được sử dụng khi đề cập đến chất lượng điện truyền tải

Lưới điện truyền tải là phần lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm

biến áp có cấp điện áp từ 220 kV trở lên, các đường dây và trạm biến áp có điện áp

110 kV mang chức năng truyền tải để tiếp nhận công suất từ các nhà máy điện vào

hệ thống điện quốc gia

Sự cố hệ thống điện là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện

do tác động từ nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn và không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện

Sự cố nhiều phần tử là trường hợp xảy ra hai sự cố đơn lẻ trở lên tại cùng một

thời điểm [12/2011/TT-BCT.tr6]

Sự cố nghiêm trọng là sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc toàn bộ lưới

truyền tải hoặc gây cháy, nổ làm tổn hại đến người và tài sản BCT.tr6]

[12/2011/TT-Sự cố khách quan là các sự cố do tác nhân nằm ngoài sự kiểm soát và trách

nhiệm của đơn vị quản lý vận hành [2814/EVN/KTLĐ.tr.8]

Sự cố chủ quan là toàn bộ các sự cố do lỗi của đơn vị quản lý vận hành

[2814/EVN/KTLĐ.tr.8]

Sự cố thoáng qua là sự cố mà phần tử sự cố được khôi phục trong thời gian nhỏ

hơn hoặc bằng 20 phút [2814/EVN/KTLĐ.tr.8]

Sự cố vĩnh cửu là sự cố có thời gian khôi phục lớn hơn 20 phút

[2814/EVN/KTLĐ.tr.8]

Trang 30

Tách lưới là thao tác đưa một trong các phần tử của hệ thống điện ra khỏi vận

hành [12/2011/TT-BCT.tr6]

Tự động sa thải phụ tải khi tần số thấp là tác động cắt tải tự động của rơle tần số

khi tần số của hệ thống điện xuống dưới ngưỡng cho phép [12/2011/TT-BCT.tr6]

1.6.2 Ý nghĩa của việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải

Trong nền kinh tế đang ngày càng được hiện đại hóa như hiện nay, việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải có ý nghĩa rất to lớn đối với các Công ty truyền tải điện Điều này sẽ tái khẳng định khả năng và uy tín của Công ty truyền tải điện, đồng thời cũng làm tăng doanh thu cho Công ty Đảm bảo chất lượng điện truyền tải là một khâu không thể thiếu để đảm bảo chất lượng điện năng nói chung Chất lượng điện năng đảm bảo sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm của các ngành liên quan, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho đời sống xã hội

1.7 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng điện năng truyền tải

Trang 31

Theo tiêu chuẩn của Nga thì độ lệch tần số cho phép là ± 0,2 Hz với xác suất 95% (22,8h/ngày), độ lệch tối đa cho phép là ± 0,4 Hz trong mọi thời gian và trong chế độ sự cố cho phép độ lệch ± 0,5 đến 1 Hz với tổng thời gian kéo dài không quá

90 h/ năm Độ dao động tần số không vượt quá 0,2 Hz

Theo tiêu chuẩn của Singapore thì độ lệch tần số là 1% tức là ± 0,5 Hz

Đối với hệ thống điện Việt Nam tần số danh định là 50 Hz Theo như thông tư

số 12/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương ra ngày 15 tháng 04 năm 2010 qui định

hệ thống điện truyền tải, có qui định ở các chế độ vận hành của hệ thống điện, tần

số được phép dao động như sau:

Bảng 1.3 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia

Chế độ vận hành của hệ thống điện Dải tần số cho phép

Trong trường hợp hệ thống điện quốc gia bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiệm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp, cho phép tần số hệ thống điện dao động trong khoảng từ 47 Hz đến 52 Hz Dải tần số cho phép và số lần cho phép xuất hiện được xác định theo chu kỳ một năm hoặc hai năm và được qui định như sau:

Bảng 1.4 Dải tần số cho phép và số lần cho phép trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp

Dải tần số cho phép (Hz) Số lần cho phép theo chu kỳ thời gian

(Nguồn: Trích từ thông tư số 12/2011/TT-BCT trang 07)

1.7.2 Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp

Trang 32

Chất lượng điện áp được đánh giá bằng độ lệch điện áp so với điện áp định mức của lưới điện

U: điện áp thực tế trên các thiết bị dùng điện (kV)

Uđm : điện áp định mức của lưới điện (Kv)

δU phải thoả mãn điều kiện :

δU - ≤ δU ≤ δU +

δU- ,δU+ là giới hạn trên và giới hạn dưới của độ lệch điện áp

Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp của các nước khác nhau:

Tiêu chuẩn Nga thì độ lệch điện áp nói chung là ± 5% trong điều kiện làm việc bình thường và ± 10% sau sự cố

Theo tiêu chuẩn của Singapore độ lệch điện áp là ± 6% trong mọi chế độ Đối với lưới điện truyền tải của Việt Nam bao gồm cấp 500 kV, 220 kV và 110

kV Trong điều kiện làm việc bình thường hoặc khi có sự cố đơn lẻ xảy ra trong lưới điện truyền tải, điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới được qui định như sau:

Bảng 1.5 Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải

Cấp điện áp Chế độ vận hành của hệ thống điện

Vận hành bình thường Sự cố một phần tử

(Nguồn: Trích từ thông tư số 12/2011/TT-BCT trang 08)

Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng, trong trạng thái khẩn cấp hoặc khôi phục hệ thống, cho phép mức dao động

Trang 33

điện áp trên lưới điện tạm thời lớn hơn ±10% so với điện áp danh định nhưng không vượt quá ± 20% so với điện áp danh định

Trong thời gian xảy ra sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng không quá 110% điện áp danh định ở các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ

1.7.3 Tiêu chuẩn về độ tin cậy cung cấp điện và suất sự cố

Độ tin cậy cung cấp điện là độ đảm bảo cấp điện liên tục Độ liên tục cung cấp

điện được tính bằng thời gian mất điện trung bình năm cho một hộ dùng điện và các chỉ tiêu khác đạt giá trị hợp lý chấp nhận được cho cả phía người dùng điện và hệ thống điện

Độ tin cậy cung cấp điện được đảm bảo nhờ kết cấu của hệ thống điện và lưới điện được lựa chọn trong qui hoạch thiết kế Thông thường hệ thống điện đảm bảo

độ tin cậy ở mức trung bình có thể chấp nhận được, đó là độ tin cậy rất cao ở các nút chính của hệ thống (có liên lạc với nhiều nguồn) và ở các nút địa phương (có ít nhất hai nguồn)

Trong các tiêu chuẩn về tần số, điện áp và độ tin cậy cung cấp điện thì chỉ tiêu

về độ tin cậy cung cấp điện là chỉ tiêu khó đạt nhất đối với hệ thống điện Việt Nam Hiện nay vẫn chưa có một qui định cụ thể nào qui định về thời gian ngừng cung cấp điện đối với hệ thống điện nước ta

Theo qui định trong thông tư số 12/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương ra ngày 15 tháng 04 năm 2010 qui định hệ thống điện truyền tải, có qui định: Độ tin cậy của lưới điện truyền tải được xác định bằng lượng điện năng không cung cấp được hàng năm do ngừng, giảm cung cấp điện không theo kế hoạch, ngừng, giảm cung cấp điện có kế hoạch và sự cố trên lưới điện truyền tải gây mất điện cho khách hàng

Suất sự cố trên lưới truyền tải là số vụ sự cố định mức cho phép xẩy ra trên

lưới truyền tải trong một khoảng thời gian trên một đơn vị qui đổi nhất định

Suất sự cố trên lưới truyền tải tính trong 1 năm:

- Suất sự cố (ĐZ) = Số vụ sự cố xẩy ra trong khoảng thời gian 1 năm /100 km

Trang 34

- Suất sự cố (Trạm) = Số vụ sự cố xẩy ra trong khoảng thời gian 1 năm / Số ngăn lộ qui đổi

Số ngăn lộ qui đổi = Tổng số ngăn lộ * hệ số sơ đồ + 0,5 * số MBA + Số ngăn

lộ trung thế

Trong đó

1 Tổng số ngăn lộ: bao gồm toàn bộ các lộ đường dây và lộ máy biến áp

2 Hệ số sơ đồ: hệ số được tính cho mỗi sơ đồ nối dây cụ thể

3 Số MBA: tổng số máy biến áp lực

4 Số ngăn lộ trung thế: tổng số các ngăn lộ đường dây và máy biến áp ở cấp trung áp

1.7.4 Tiêu chuẩn về chi phí truyền tải điện

Việc đảm bảo chất lượng điện truyền tải nhưng vẫn phải đảm bảo giới hạn trong chi phí nhất định

Chi phí truyền tải là toàn bộ chi phí liên quan tới việc vận hành và bảo dưỡng lưới điện truyền tải Theo qui định 104/QĐ-EVN-HĐQT ban hành ngày 16/03/2005

về việc: Ban hành Quy chế khoán chi phí truyền tải điện được áp dụng cho các Công ty Truyền tải điện

Chi phí truyền tải điện giao khoán cho các truyền tải điện được xác định như sau:

∑CPK.TTĐ = CP.CĐ + CP.TL + CP.SCL + CP.BĐ

Trong đó:

CPK.TTĐ Toàn bộ chi phí giao khoán dùng cho truyền tải điện một năm

CP.CĐ Tổng chi phí cố định dùng dùng chi truyền tải điện

Bao gồm các chi phí chủ yếu như sau:

- Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho truyền tải điện

- Chi phí trả tiền thuê, thuế đất dùng cho truyền tải điện phải trả hàng năm

- Chi phí lãi vay dùng cho các công trình đầu tư TSCĐ mới, dùng cho truyền tải điện

Trang 35

- Chi phí cố định khác (như chi phí ăn ca, thưởng vận hành an toàn, BHXH,

Y tế…)

CP.TL Quĩ lương kế hoạch

CP.SCL Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ giao khoán theo định mức

CP.BĐ Các khoản chi phí biến đổi giao khoán theo định mức xác định theo 1

km đường dây, 1 trạm biến áp và 1 KVA theo các cấp điện áp bao gồm:

- Chi phí lãi vay xác định trên cở sở các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ

để tính lãi vay cho năm kế hoạch

- Chi phí thuế đất, thuế đất dựa trên số liệu năm trước và dự kiến tăng giảm

để giao kế hoạch

- Chi phí ăn ca và các chi phí khác

Chi phí tiền lương:

- Là quĩ lương kế hoạch, tiền lương theo đơn giá được xác định theo qui chế tiền lương

Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định:

CP.SCLn = ∑ NG TSCĐ (n-3) x Tscl

Trong đó:

CP.SCLn Tổng chi phí SCL được giao khoán ở năm thứ n

NG TSCĐ (n-3) Nguyên giá TSCĐ năm thứ n-3

Tscl Tỷ lệ giao khoán xác định trên nguyên giá TSCĐ

Chi phí biến đổi:

CPBĐ = CPBĐvl + CPBĐmn + CPBĐbtk

Trong đó:

Trang 36

CPBĐ Chi phí biến đổi giao khoán

CPBĐmn Chi phí dịch vụ mua ngoài

CPBĐbtk Chi phí bằng tiền khác

Hàng năm các Công ty Truyền tải điện căn cứ vào tình hình thực hiện chi phí truyền tải của các năm trước, sản lượng điện truyền tải, số km đường dây, số KVA trạm biến áp… lập kế hoạch khoán chi phí của Công ty

Các chi phí thực hiện khoán bao gồm:

- Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định

- Các chi phí biến đổi như vật liệu, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác

Chi phí vật liệu thực hiện khoán theo số km đường dây tải điện mạch đơn và

mạch kép Định mức chi phí vật liệu mạch kép được tính bằng 2 lần định mức chi phí vật liệu của mạch đơn

CPBĐvl = ∑(SKMĐi*ĐMvlĐi) + ∑(SKMKi*ĐMvlKi) + ∑(SKVAi*ĐMvlti)

Trong đó:

CPBĐvl Chi phí khoán vật liệu theo định mức

SKMĐi Số km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i

ĐMvlĐi Định mức vật liệu cho 1 km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i SKMKi Số km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i

ĐMvlKi Định mức vật liệu cho 1 km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i SKVAi Số KVA theo cấp điện áp i

ĐMvlti Định mức vật liệu cho 1 KVA trạm theo cấp điện áp i

Chi phí khoán dịch vụ mua ngoài khoán theo số km đường dây tải điện theo cấp

điện áp mạch điện áp mạch đơn và mạch kép Định mức chi phí dịch vụ mua ngoài cho đường dây mạch kép được tính bằng 1,1 lần định mức chi phí dịch vụ mua ngoài đường dây mạch đơn

Hệ số phức tạp Kpt: đối với mạch đơn =1, đối với mạch kép Kpt=1,1

Đối với trạm biến áp, 80% chi phí khoán theo đầu trạm biến áp và 20% chi phí thực hiện khoán theo số KVA công suất thiết kế của Trạm biến áp

Đối với đường dây và trạm biến áp được tính hệ số theo từng vùng:

Trang 37

Vùng đồng bằng: Hệ số 1

Vùng đồi & trung du: Hệ số 1,1

Vùng miền núi, vùng sâu và vùng xa: Hệ số 1,2

CPBĐmn =∑(S KMĐi*ĐMmnĐi) + ∑(S KMKi*ĐMmnKi) +

∑(S Trạmi*ĐMmnti) + ∑(S KVAi*ĐMmni)

Trong đó:

CPBĐmn Chi phí khoán dịch vụ mua ngoài theo định mức

S KMĐi Số km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i

S KMKi Số km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i

ĐMmnĐi Định mức dịch vụ mua ngoài cho 1 km đường dây mạch đơn theo

cấp điện áp i

ĐMmnKi Định mức dịch vụ mua ngoài cho 1 km đường dây mạch kép theo

cấp điện áp i

S Trạmi Số trạm biến áp theo cấp điện áp i

ĐMmnti Định mức chi phía mua ngoài đối với 1 trạm biến áp ở cấp điện áp i

S KVAi Số KVA theo cấp điện áp i

ĐMmni Định mức dịch vụ mua ngoài cho 1 KVA trạm theo cấp điện áp i

Chi phí khoán chi phí bằng tiền khác được xác định:

CPBĐbtk =∑(S KMĐi*ĐMbtkĐđi) + ∑(S KMKi*ĐMbtkKđi) +

∑(S Trạmi*ĐMbtkđi) + ∑(S KVAi*ĐMbtki)

Trong đó:

CPBĐbtk Chi phí khoán chi phí bằng tiền khác theo định mức (Vnđ)

S KMĐi Số km đường dây theo cấp điện áp i mạch đơn (km)

ĐMbtkĐđi Định mức bằng tiền khác cho 1 km đường dây theo cấp điện áp i mạch đơn (Vnđ)

S KMKi Số km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i (km)

ĐMbtkKđi Định mức bằng tiền khác cho 1 km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i (Vnđ)

S Trạmi Số trạm biến áp theo cấp điện áp i ( trạm)

Trang 38

ĐMbtkđi Định mức chi phí bằng tiền khác đối với 1 trạm biến áp ở cấp điện

áp i

S KVAi Số KVA theo cấp điện áp i

ĐMbtki Định mức bằng tiền khác cho 1 KVA trạm theo cấp điện áp i

1.8.Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải

Các yếu tố ảnh hưởng đến đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải được chia làm hai loại:

- Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.8.1 Các yếu tố từ bên ngoài

* Qui định về chất lượng điện năng của từng quốc gia

Mỗi một quốc gia có hệ thống điện khác nhau chính vì vậy mà chất lượng điện năng được qui định tại từng quốc gia cũng khác nhau, chỉ tiêu về chất lượng tần số, điện áp… của các quốc gia phát triển thì yêu cầu chặt chẽ và cao hơn so với các quốc gia đang phát triển Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng điện năng nói chung và chất lượng điện truyền tải nói riêng

* Yếu tố về môi trường tự nhiên

Yếu tố môi trường tự nhiên là yếu tố nói đến điều kiện của từng khu vực mà lưới truyền tải điện đi qua Đối với các địa hình đồng bằng và trung du là vùng tương đối bằng phằng, dễ thi công lắp dựng, dễ quản lý vận hành và xử lý sự cố hơn là các vùng đồi núi cao Các vùng đồi núi cao thì mật độ sét đánh vào đường dây sẽ cao hơn so với vùng còn lại và khi xẩy ra sự cố thì thời gian khắc phục sự cố cũng lâu hơn vì điều kiện thi công là khó khăn hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng và trung

du Chính vì vậy mà đảm bảo chất lượng điện truyền tải qua các khu vực này cũng khác hơn so với việc đảm bảo chất lượng điện truyền tải qua các khu vực còn lại

Trang 39

tin cậy thấp và thời gian cô lập sự cố dài thì hệ thống truyền tải đó sẽ rất khó đảm bảo được chất lượng điện Ngược lại với các hệ thống điện có các thiết bị nhất thứ như là: Máy cắt, Máy biến áp, dao cách ly, chống sét van, TU, TI đáp ứng các tiêu chuẩn IEC và một hệ thống các rơ le bảo vệ đầy đủ có tiêu chuẩn tốt như: bảo vệ so lệch, quá dòng, bảo vệ sa thải tần số thấp, bảo vệ điện áp… thì hệ thống truyền tải

đó sẽ đảm bảo chất lượng điện truyền tải Hoặc với các đường dây tải điện trên không những nằm gần đây so sức ép của phụ tải mà các đường dây thường bị quá tải dẫn đến khả năng sự cố cao và giảm tuổi thọ của dây dẫn thì ngày này đã có công nghệ dây dẫn siêu nhiệt có thể tăng khả năng tải nên gấp 1,5 lần so với dây dẫn cùng tiết diện Điều này đảm bảo cho việc cung cấp đủ tải cho phụ tải mà khi thay dây dẫn không phải thay cột và thay móng cột

* Các yếu tố về văn hóa, xã hội

Yếu tố văn hóa xã hội của mỗi khu vực, mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảo chất lượng điện truyền tải Các đường dây truyền tải đi qua các khu vực mật độ dân cư dầy, không gian hẹp như là thành phố Hà Nội thì việc vi phạm hành lang an toàn là rất dễ xẩy ra Như là cần cẩu thi công nhà ở chạm vào đường dây truyền tải gây sự cố mất điện… Đối với các khu vực nông thôn thì trẻ em vui chơi thả diều làm dây diều mắc vào đường dây cũng gây ra sự cố mất điện Hay là đối với một bộ phận người dân không có ý thức bảo vệ lưới điện truyền tải, hay trèo cột tháo bu lông và thanh xà cột Việc này rất dễ gây ra sự cố nghiêm trọng như đổ cột khi mà thời tiết mưa bão

* Yếu tố về phát triền kinh tế

Trong nền kinh tế đang ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng Để đáp ứng tốt chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì yêu cầu về chất lượng điện năng cũng ngày càng cao hơn, dẫn đến chất lượng điện truyền tải cũng phải cao hơn điều này làm cho việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải sẽ khó khăn hơn

1.8.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

* Yếu tố con người

Trang 40

Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng điện năng truyền tải Trình độ của bộ phận vận hành, sửa chữa trạm và đường dây có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải Việc phải trực tiếp thao tác trên lưới truyền tải, báo cáo thông số vận hành và thông số sự cố chính vì vậy mà vị trí này yêu cầu những con người có trình độ chuyên môn tốt, ý thức làm việc có trách nhiệm cao… Bộ phận thí nghiệm điện là bộ phận trực tiếp tham gia hiệu chỉnh và sửa chữa mạch điều khiển và bảo vệ khi thiết bị vẫn đang mang điện

vì vậy ở vị trí này đòi hỏi các kỹ sư có trình độ, có kinh nghiệm và khả năng chịu sức ép do công việc mang lại… Với những vị trí trên thì sai xót trong công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo chất lượng điện truyền tải, rất dễ gây ngừng cung cấp điện trên diện rộng và gây nguy hiểm cho tính mạng chính người thao tác

* Yếu tố về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp

Yếu tố này liên quan đến các trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị thi công lắp đặt phần Trạm và đường dây trong Công ty truyền tải điện và các thiết bị nhất thứ hiện đang lắp đặt trong lưới truyền tải, thiết bị điều khiển bảo vệ, thu thập và giám sát dữ liệu Nếu các thiết bị đóng cắt nhất thứ có thời gian đóng cắt nhanh và khả năng cắt được dòng lớn, được phối hợp với các thiết bị bảo vệ có độ tin cậy cao và thời gian tác động nhanh thì việc cô lập sự cố sẽ nhanh hơn Tránh gây dao động và sự cố tràn lan trên lưới làm ảnh hưởng đến chất lượng điện Các máy biến áp có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải phối hợp với các trang thiết bị giám sát liên tục thông số tần

số, điện áp giúp cho việc nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời khi có các thay đổi, đảm bảo chất lượng điện áp và tần số

* Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

Quản lý chất lượng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống Một doanh nghiệp là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng Mức chất lượng đạt được trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vào trình

độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Sự phối hợp khai thác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về

Ngày đăng: 27/02/2021, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w