Hiệu quả của công tác đầu tư phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong mỗi bước, mỗi khâu của quá trình đầu tư như từ khâu lên kế hoạch đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư đến khâu khảo
Trang 1Trường đại học bách khoa hà nội
BÙI Lấ CƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN MINH DUỆ
hà nội 2006
Trang 2Môc lôc
Mục lục 1
Lời cảm ơn 3
Phần mở đầu ……… ……… 4
Chương 1: Cơ sở lí luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí dự án đầu tư các công trình điện 1.1 Các khái niệm về đầu tư và xây dựng 6
1.2 Môi trường pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng 8
1.2.1 Các văn bản pháp lý của Nhà nước về công tác đầu tư và xây dựng 8
1.2.2 Các văn bản quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về công tác đầu tư và xây dựng 12
1.3 Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư công trình điện 13
Chương 2: Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư các công trình điện thu ộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam từ trước đến nay 2.1 Mô hình tổ chức công tác quản lý các dự án đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam 18
2.1.1 Sơ đồ tổ chức 18
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Tổng Công ty và các Ban chức năng của Tổng Công ty trong công tác quản lý đầu tư xây dựng 19
2.1.3 Các Ban Quản lý dự án trực thuộc Tổng Công ty 22
2.1.4 Các Công ty Điện lực 25
2.1.5 Các Công ty Truyền tải điện 25
2.1.6 Công ty thông tin viễn thông Điện lực 26
2.1.7 Các đơn vị khác 26
2.2 Tình hình đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn từ trước đến nay 26
2.3 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam từ trước đến nay 32
2.3.1 Tình hình quản lý dự án trong giai đoạn lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án, lập thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán 32
2.3.1.1 Đánh giá chung 32
2.3.1.2 Tình hình thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian qua 34
2.3.2 Tình hình quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn lập hồ sơ mời thầu, phê
Trang 3duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng 44 2.3.3 Tình hình quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, quản lý tiến độ thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, thi công, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng 48
C hương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự
án đầu tư các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
3.1 Các giải pháp trong giai đoạn lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án, lập thiết
kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán 69 3.1.1 Khái quát chung .69 3.1.2 Các giải pháp được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của dự án .70
3.1.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư trong giai đoạn lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án, lập thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán 70
3.1.3.1 Giải pháp trong công tác khảo sát lập dự án, lập thiết kế 70
3.1.3.2 Giải pháp trong công tác lập dự án, lập thiết kế, dự toán 72 3.2 Các giải pháp trong giai đoạn lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng 78 3.2.1 Khái quát chung 79 3.2.2 Các giải pháp được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của dự án 79
3.2.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư trong giai đoạn lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng 80 3.3 Các giải pháp trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng, thanh toán và giải ngân 83 3.3.1 Khái quát chung 83
3.3.2 Các giải pháp được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của dự án 84
3.3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng, thanh toán và giải ngân 85
K ết luận 97
Tài liệu tham khảo 98
Trang 4lêI C¶M ¥N
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đến nay luận văn cao học của tôi đã hoàn thành Với tất cả sự kính trọng và lòng biệt ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
và quản lý Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Các thầy, cô giáo khoa quản lý kinh tế, cán bộ Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ
Việt Nam đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Hà Nội, tháng 11 năm 2006
Học viên
Bùi Lê Cường
Trang 5phÇn më ®Çu
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1995 theo mô hình “Tổng Công ty 91” và với chủ trương của Chính phủ là xây dựng Tổng Công ty thành một tập đoàn kinh tế mạnh Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
có vai trò quan trọng và phải đi trước một bước để đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với nhiệm vụ nặng nề đến năm 2010 đạt sản lượng từ 88,5 đến 93 tỷ kWh
Căn cứ vào Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 đến
2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (Quy hoạch Điện V) được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, cho dù ở bất cứ một phương án kịch bản nào để đáp ứng được nhu cầu phụ tải thì khối lượng cho công tác đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trong vòng 10 năm tới là hết sức to lớn, với mức đầu tư hàng năm dự kiến đạt khoảng 1,5 tỷ USD đến 2 tỷ USD/năm Đây là giá trị đầu tư cực kỳ lớn mà trong những năm qua (từ năm 2004 trở về trước) giá trị đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng Công ty chưa bao giờ vượt qua ngưỡng 20.000 tỷ đồng/năm, cụ thể thể hiện qua các con số thống kê về thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng trong các năm từ 2000 đến 2005 như sau: Trong 5 năm qua từ 2001-2005, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã đạt khối lượng đầu tư trên 92.100 tỷ đồng để đầu tư và đưa vào vận hành 6 nhà máy điện lớn với tổng công suất 3.330 MW, hàng trăm công trình đường dây, trạm biến áp cấp điện áp 110-500 kV và lưới điện phân phối, đảm bảo cung cấp điện tới mọi miền đất nước Đồng thời đã khởi công 23 dự án nguồn điện có tổng công suất hơn 7500 MW với tổng vốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để chuẩn bị cho giai đoạn 2006-2010
Trên cơ sở Quy hoạch tổng sơ đồ điện V (hiệu chỉnh) đã được phê duyệt, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã triển khai xây dựng đề án nhằm đưa nhanh các dự án bao gồm cả nguồn điện và lưới điện đi vào hoạt động, theo dự kiến từ 2006 đến năm 2010, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phải đầu tư và quản lý 25 dự án thủy điện, trên 10 nhà máy nhiệt điện và hàng trăm các dự án đường dây và trạm biến áp với giá trị đầu tư trên chục tỷ đôla Với khối lượng đầu tư lớn như vậy, một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để công tác quản lý đầu tư xây dựng đạt kết quả tốt hơn và hiệu quả cao hơn
Trang 6Hiệu quả của công tác đầu tư phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong mỗi bước, mỗi khâu của quá trình đầu tư như từ khâu lên kế hoạch đầu
tư, lựa chọn dự án đầu tư đến khâu khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn tuyến, chọn quy mô, kết cấu, các giải pháp công nghệ, các biện pháp thi công phù hợp đến lập chi phí (dự toán) của từng dự án và cả khâu tổ chức thực hiện dự
án bao gồm cả tổ chức các hình thức lựa chọn nhà thầu và công tác quản lý
dự án
Đứng trước thực tế của công tác đầu tư từ nay đến năm 2010 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng các dự án nguồn thủy điện đã được chỉ định và thực hiện bởi một loạt các tổ hợp nhà thầu xây lắp trong nước được Chính phủ cho phép, một nhiệm vụ hết sức nặng nề được đặt ra là một mặt phải quản lý có hiệu quả vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát do phải đầu tư nóng, dồn dập, mặt khác phải đảm bảo đúng tiến độ thực hiện để đưa dự án vào vận hành Để giải quyết vấn đề trên, việc phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
dự án đầu tư các công trình điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nhằm đạt được các mục đích sau:
- Đánh giá được tình hình đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam từ trước đến nay
- Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam từ trước đến nay
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Các giải pháp tập trung trên các lĩnh vực chủ yếu, đó là: Các giải pháp cho công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế; các giải pháp trong việc lập hồ sơ mời thầu, tuyển chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng; các giải pháp thuộc lĩnh vực thi công đó là các biện pháp tổ chức thi công chủ đạo mang tính phù hợp, hợp lý; các giải pháp về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác di dân tái định cư cũng như các giải pháp của công tác quản lý dự án; các hình thức lựa chọn thực hiện dự án
Trang 7chương 1 cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý dự án đầu tư
các công trình điện
1.1 Cỏc k hỏi niệm về đầu tư và xõy dựng
1 Hoạt động xõy dựng bao gồm lập quy hoạch xõy dựng, lập dự ỏn đầu tư xõy dựng cụng trỡnh, khảo sỏt xõy dựng, thiết kế xõy dựng cụng trỡnh, thi cụng xõy dựng cụng trỡnh, giỏm sỏt thi cụng xõy dựng cụng trỡnh, quản lý dự
ỏn đầu tư xõy dựng cụng trỡnh, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xõy dựng
và cỏc hoạt động khỏc cú liờn quan đến xõy dựng cụng trỡnh
2 Cụng trỡnh xõy dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xõy dựng, thiết bị lắp đặt vào cụng trỡnh, được liờn kết định vị với đất, cú thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trờn mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trờn mặt nước, được xõy dựng theo thiết kế Cụng trỡnh xõy dựng bao gồm cụng trỡnh xõy dựng cụng cộng, nhà ở, cụng trỡnh cụng nghiệp, giao thụng, thuỷ lợi, năng lượng và cỏc cụng trỡnh khỏc
3 Thiết bị lắp đặt vào cụng trỡnh bao gồm thiết bị cụng trỡnh và thiết bị cụng nghệ Thiết bị cụng trỡnh là cỏc thiết bị được lắp đặt vào cụng trỡnh xõy dựng theo thiết kế xõy dựng Thiết bị cụng nghệ là cỏc thiết bị nằm trong dõy chuyền cụng nghệ được lắp đặt vào cụng trỡnh xõy dựng theo thiết kế cụng nghệ
4 Thi cụng xõy dựng cụng trỡnh bao gồm xõy dựng và lắp đặt thiết bị đối với cỏc cụng trỡnh xõy dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phỏ
dỡ cụng trỡnh; bảo hành, bảo trỡ cụng trỡnh
5 Bỏo cỏo đầu tư xõy dựng cụng trỡnh là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xõy dựng cụng trỡnh để cấp cú thẩm quyền cho phộp đầu tư
6 Dự ỏn đầu tư xõy dựng cụng trỡnh là tập hợp cỏc đề xuất cú liờn quan đến việc bỏ vốn để xõy dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cụng trỡnh xõy dựng nhằm mục đớch phỏt triển, duy trỡ, nõng cao chất lượng cụng trỡnh hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự ỏn đầu tư xõy dựng cụng trỡnh bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở
Trang 87 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định
8 Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải
pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ
để triển khai các bước thiết kế tiếp theo
9 Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư
10 Tổng dự toán là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng (chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư kể cả mua sắm thiết bị, các chi phí khác của dự án) được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật xây dựng, không vượt tổng mức đầu tư đã duyệt
11 Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp
là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tư đã duyệt hoặc, đã được điều chỉnh
12 Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành
13 Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng
14 Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình
15 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực
hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp
đồng trong hoạt động xây dựng
Trang 916 Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
17 Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình
18 Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng
19 Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế
1.2 Môi trường pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng
1.2.1 Các văn bản pháp lý của Nhà nước về công tác đầu tư và xây dựng
U
1.2.1.1 Luật Xây dựng, các Nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Xây dựng
Khi chưa có Luật Xây dựng
Trước khi có Luật Xây dựng công tác đầu tư xây dựng thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, Nghị định số 07/2003/NĐ-
CP của Chính phủ Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng được quy định như sau:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Trang 10- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí
- Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng
và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình
Khi Luật Xây dựng ra đời
Đến khi Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, công tác đầu tư và xây dựng đã được triển khai trong khuôn khổ luật pháp, hành lang pháp lý rõ ràng Luật Xây dựng quy định như sau:
- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh
tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình
hạ tầng kỹ thuật;
- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng
Các Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng
Sau khi Luật Xây dựng ra đời, Chính phủ đã ban hành kịp thời các Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng gồm:
1 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng
2 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình
3 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Trang 11Các Thông tư hướng dẫn
Ngoài Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ, công tác đầu tư xây
dựng phải tuân theo hướng dẫn của các Bộ, Ngành tại các Thông tư sau:
1 Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
2 Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công
3 Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ
4 Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng
5 Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
6 Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng
7 Thông tư số 14/2005/TT-BXD ngày 10/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng
8 Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
9 Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình
10 Thông tư số 18/2005/TT-BXD ngày 04/11/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về thanh tra xây dựng
11 Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng
U
1.2.1.2 Luật Đấu thầu
Trang 12Công tác đầu tư xây dựng còn chịu chi phối của Luật đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/4/2006 Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án Luật đấu thầu áp được áp dụng:
- Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án như đã nêu trên
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các
dự án như đã nêu trên
Các Nghị định hướng dẫn
Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, gồm:
1 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ thi hành
Trang 13điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện, tạo dựng khung pháp lý để hình thành thị trường điện lực cạnh tranh và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động điện lực và sử dụng điện Luật Điện
lực là đạo luật mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và đời sống xã hội, thúc đẩy việc thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện lực qua các giai đoạn có hiệu quả hơn
U
1.2.1.5 Các văn bản khác
1 Quyết định số 165/2004/QĐ-BQP ngày 13/12/2004 của Bộ Quốc phòng về việc ban hành hướng dẫn áp dụng Quy trình kỹ thuật và định mức dự toán dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ
2 Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy
3 Quyết định số 168/2003/QĐ-BTC ngày 07/10/2003 của Bộ Tài chính về
việc ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
1.2.2 Các văn bản quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về công tác đầu tư và xây dựng
1 Quyết định số 81/QĐ-EVN-QLXD-KTLĐ ngày 07/01/2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện công tác
quản lý chất lượng, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình đường dây dẫn điện cấp điện áp đến 500kV
2 Quyết định số 82/QĐ-EVN-QLXD-TĐ ngày 07/01/2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định về thiết kế, chế tạo và nghiệm thu chế tạo cột điện bằng thép liên kết bu lông cấp điện áp đến 500kV
3 Quyết định số 93/QĐ-EVN-HĐQT ngày 04/4/2001 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định về thực hiện chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp trong quản lý các dự án đầu tư
4 Quyết định số 1172/QĐ-EVN-QLĐT ngày 02/7/2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời việc lựa và ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn trong trường hợp chỉ định tư vấn trong nước là tư
Trang 14vấn chính và lựa chọn tư vấn nước ngoài là tư vấn phụ trợ giúp đối với các dự
án đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
5 Văn bản số 5950/CV-EVN-KTDT ngày 23/12/2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc quy định chiết giảm chi phí dự toán thi công đối
với công trình chỉ định thầu
6 Văn bản số 2371/CV-EVN-KTDT ngày 24/5/2004 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn lập, thẩm tra, thẩm định tổng dự toán, dự toán các công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành lưới điện
7 Quyết định số 89/QĐ-EVN-HĐQT ngày 15/3/2004 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
8 Quyết định số 1730/QĐ-EVN-QLXD ngày 22/6/2004 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định về công tác dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ và chất độc hoá học để xây dựng các nhà máy điện trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
9 Quyết định số 204/QĐ-EVN-KH ngày 24/01/2005 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy trình giám sát đánh giá đầu tư
10 Văn bản số 1664/CV-EVN-KTDT ngày 06/4/2005 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây
dựng cơ bản chuyên ngành lưới điện theo tông tư số 03/2005/TT-BXD của
Bộ Xây dựng
11 Quyết định số 2821/QĐ-EVN-QLXD ngày 26/9/2005 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình thuỷ điện
12 Quyết định số 1326/QĐ-EVN-KTAT ngày 22/6/2006 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định thực hiện công tác phòng cháy
chữa cháy cho các dự án xây dựng các công trình điện
1 3 Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu
t ư công trình điện
Quá trình thực hiện một dự án phải trải qua các bước thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư và cuối cùng là giai đoạn
Trang 15nghiệm thu đưa dự án vào sử dụng Muốn nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án chúng ta phải có các giải pháp nâng cao hiệu quả trong các bước thực hiện một dự án
Để có cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án, chúng ta phải chỉ ra những việc đã làm được, những việc còn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án nói chung và dự án điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nói riêng
Trong quá trình triển khai dự án, công tác tư vấn là hoạt động chất xám,
có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định đến hiệu quả, chất lượng của
dự án đầu tư xây dựng Công tác tư vấn xây dựng các công trình điện cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều bất cập về
năng lực đó là đội ngũ chuyên gia tư vấn đông nhưng thiếu đồng bộ, chưa tiếp cận được với trình độ công nghệ hiện đại trên thế giới và khu vực, chưa
có nhiều chuyên gia giỏi chuyên sâu, thiếu trầm trọng các chủ nhiệm đồ án giỏi ngang tầm nhiệm vụ đề ra Các tồn tại đó là:
Thiếu kế hoạch tổng thể, chi tiết đào tạo cán bộ chuyên gia tư vấn, kể cả các chủ nhiệm đồ án, các kỹ sư chính chuyên sâu, nhất là trình độ am hiểu về công nghệ thiết bị còn bị hạn chế
Công tác tư vấn về lĩnh vực đền bù di dân và tái định cư còn chưa đảm đương được nhiệm vụ mà chủ yếu phải thuê các đơn vị tư vấn ngoài ngành thực hiện do vậy chất lượng, tiến độ chưa theo kịp tiến độ chung của dự án Chưa phát triển mạnh mẽ phần mềm tính toán, đồng bộ trong các đơn vị
tư vấn trực thuộc Tổng Công ty
Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành đủ
để cung cấp thông tin nhanh đúng, đủ về trình độ phát triển công nghệ, thiết
bị, vật liệu mới phục vụ sản xuất
Chưa đổi mới và tham mưu cho Tổng Công ty để hoàn thiện các định mức chi phí nhằm giảm giá thành công trình phù hợp năng lực thiết bị thi công, biện pháp thi công
Chưa tận dụng tối đa kinh nghiệm các chuyên gia tư vấn nước ngoài làm tư vấn phụ dẫn đến nhiều dự án phải sửa đổi, hiệu chỉnh nhiều lần
Trang 16Công tác qui hoạch còn xem nhẹ, chưa có tổ chức chuyên sâu nghiên cứu các qui hoạch mà chủ yếu giao có các kỹ sư của từng bộ môn, từng tổ nhóm thực hiện (như qui hoạch thuỷ điện nhỏ) cho nên qui hoạch thường bị kéo dài, thiếu đồng bộ nhất là thiếu sự thống nhất cả về phương pháp luận, các tiêu chí, mặt bằng so sánh giữa các đơn vị trong cùng một Công ty tư vấn
và giữa các Công ty tư vấn trong ngành
Trước khi triển khai xây dựng công trình, công tác đền bù giải phóng mặt bằng là bước thực hiện vô cùng quan trọng phục vụ cho công tác khởi công Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, từ khâu xác định mốc giới tại thực địa, kê kiểm, áp giá đền bù, thoả thuận với các hộ dân, xác nhận của các địa phương, lập và trình duyệt phương án đền bù, thẩm tra phê duyệt của địa phương, trả tiền là một chuỗi công việc phức tạp, đi lại nhiều lần, chiếm rất nhiều thời gian, kéo dài suốt quá trình thực hiện dự án, đây là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ công trình Các vướng mắc trong quá trình thực hiện đền bù:
Đối với các dự án lớn và trải dài trên nhiều tỉnh, thời gian từ lúc thiết kế
kỹ thuật được phê duyệt đến khi có quyết định thu hồi đất quá dài dẫn đến việc phát thêm nhiều hộ dân trong diện phải đền bù
Vướng mắc về chính sách đền bù (hỗ trợ) đối với đất không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất làm kéo dài công tác đền bù giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến tiến độ công trình Vướng mắc về chính sách đền bù đối với đất chuyên dùng và vật kiến trúc của các doanh nghiệp trong diện phải đền bù
Vướng mắc do đơn giá đền bù nhà cửa, hoa màu do UBND địa phương duyệt thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường
Chất lượng của công tác kiểm đếm chưa cao dẫn tới phát sinh khối lượng trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và làm chậm tiến
độ công trình
Cán bộ địa phương tham gia trong Hội đồng đền bù thường là kiêm nhiệm, thời gian tham gia làm việc trong Hội đồng chưa đáp ứng tiến độ của công tác đền bù cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng của dự án
Trang 17Thời gian thẩm định và trình duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng của các cấp có thẩm quyền còn bị kéo dài chưa đáp ứng tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng của dự án
Vướng mắc do không có khu tạm cư để phục vụ công tác cưỡng chế nhà
ở của những hộ không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại về bồi thường và không chịu bàn giao mặt bằng móng trụ để thi công Ngoài ra trong khi UBND tỉnh, thành phố chưa phê duyệt kế hoạch tái định cư cụ thể thì UBND quận, huyện chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện cưỡng chế nhà ở Sau khi công tác đền bù giải phóng mặt bằng được hoàn tất, các dự án được triển khai thi công
Các dự án điện hiện nay chủ yếu do các nhà thầu xây lắp trong nước đảm nhiệm Việc chọn đơn vị thi công xây lắp: Đều thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước Do áp lực cạnh tranh về việc làm nên có một số gói thầu nhà thầu bỏ giá rất thấp (giảm 30-40%) so với giá trị thực của gói thầu, khi trúng thầu và thực hiện hợp đồng, các nhà thầu này không đủ lực để hoàn thành hợp đồng theo đúng tiến độ dẫn đến thi công chậm trễ kéo dài và kém chất lượng Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác như Tổng Công ty hoặc Công ty lớn trúng thầu, sau đó lại giao khoán cho xí nghiệp nhỏ, đội thi công hoặc giao cho thầu phụ thực hiện xây lắp công trình, các khoản tiền tạm ứng và thanh toán do Công ty mẹ nhận nhưng không cấp
đủ và kịp thời cho đơn vị thi công cũng gây nên ách tắc và chậm tiến độ Một
số công trình có hiện tượng nhà thầu chính giao quá phần việc theo qui định cho nhà thầu phụ khi chưa được sự thống nhất của Ban quản lý dự án
Hiện nay Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang triển khai thi công 23
dự án nguồn điện lớn gồm 17 dự án thuỷ điện và 6 nhà máy nhiêt điện, tất cả các Tổng Công ty xây dựng lớn của ta phần lớn đang tập trung xây dựng các công trình này Do khối lượng công việc lớn, số lượng dự án nhiều nên khả năng đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư về nhân lực, máy móc thiết bị, về tiến độ là hết sức khó khăn, ví dụ như: Tổng Công ty Sông Đà đang tham gia xây dựng 14 Nhà máy thuỷ điện cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Do vậy nếu không chỉ đạo sâu sát, kiên quyết thì không đáp ứng được tiến độ dự
án do Chính phủ giao, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, cùng các Ban quản
lý dự án đã thường xuyên bám sát tại công trường, đôn đốc tiến độ các đơn vị thi công, tư vấn, cung cấp vật tư thiết bị nhằm đảm bảo tiến độ đề ra
Trang 18Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án, để dự
án đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng ta cần phân tích kỹ những gì đã đạt được, những gì còn tồn tại trong các bước thực hiện dự án để tìm ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án
Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án các công trình điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là phải chỉ ra được vì sao phải nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư tức là những tồn tại cần phải khắc phục để có giải pháp giải quyết trong quá trình thực hiện một dự
án đầu tư, bắt đầu tư khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và kết thúc đưa dự án vào sử dụng Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chúng ta cần phân tích kỹ những việc chưa đạt được trong quá trình lập dự án, thẩm định
dự án, phê duyệt dự án để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Tiếp theo trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chúng ta cần chỉ rõ những tồn tại trong công tác lập thiết kế-dự toán, trình duyệt thiết kế, thẩm định thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu xây lắp và thiết bị, triển khai thi công xây lắp, giám sát và nghiệm thu trong quá trình thi công Trên cơ sở đó chúng ta phải đưa ra các kế hoạch triển khai, giải pháp thực hiện có hiệu quả để dự án đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng Cuối cùng trong giai đoạn kết thúc dự án các bước thực hiện như: Đưa dự án vào sử dụng, quyết toán dự án, bảo hành dự án phải được tiến hành đúng theo thủ tục về xây dựng cơ bản
Tóm lại, trong chương này luận văn đã phân tích và nêu được các khái niệm về đầu tư và xây dựng cũng như môi trường pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng thông qua các Bộ luật: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Điện lực và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Ngoài các qu y định của Quốc hội, của Chính phủ và của các Bộ, Ngành về công tác đầu tư và xây dựng, Luận văn cũng nêu ra các quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trong công tác đầu tư và xây dựng
C uối cùng, luận văn các đưa ra được cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trên cơ sở phân tích qua quá trình thực hiện các bước của một dự án, những tồn tại cần phải giải quyết
Trang 19chương 2 phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư các công trình điện thuộc tổng công ty
điện lực việt nam từ trước đến nay
2.1 Mụ hỡnh tổ chức cụng tỏc quản lý cỏc dự ỏn đầu tư của Tổng Cụng
ty Điện lực Việt Nam
2.1.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng Cụng ty Điện lực Việt Nam
Hỡnh 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng Cụng ty Điện lực Việt Nam
(Nguồn Tổng Cụng ty Điện lực Việt Nam 2003)
Trang 202.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Tổng Công ty và các Ban chức năng của Tổng Công ty trong công tác quản lý đầu tư xây dựng
Các Ban chức năng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giúp lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác quản lý và điều hành các dự án Chức năng và nhiệm vụ của các Ban tham mưu cho lãnh đạo Tổng Công ty được trình bày như sau:
Lãnh đạo EVN
Các Ban quản
lý dự án lưới điện
Các Ban quản
lý dự án kiến trúc
Ban thẩm định Ban quản lý xây dựng
Ban kinh tế
dự toán Ban quản lý đấu thầu
Trang 212.1.2.2 Ban Thẩm định
- Thẩm tra, thẩm định và trình duyệt các quy hoạch về thuỷ điện, nhiệt điện
và các nguồn năng lượng khác
- Thẩm tra đề cương khảo sát thiết kế các dự án đầu tư của Tổng Công ty ở giai đoạn quy hoạch, giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
kỹ thuật thi công, kể cả các hạng mục và các dự án thành phần được lập và trình duyệt riêng như giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc… có liên quan đến dự án
- Thẩm tra, thẩm định các phương án quy hoạch (nếu có), phương án cấp điện (nếu có), báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (kể cả hồ sơ thiết kế do tư vấn nước ngoài lập) của các công trình nguồn điện (kể cả các hạng mục và các dự án thành phần được lập và trình duyệt riêng như giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc… có liên quan đến dự án), các công trình lưới điện, viễn thông, cơ khí điện lực, các công trình kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ thông tin và xây dựng dân dụng, kho tàng (kể cả các dự án liên doanh đầu tư xây dựng mới, dự án mở rộng và cải tạo, nâng cấp)
- Thẩm tra, thẩm định các báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế
kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công các hạng mục công trình sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện đầu tư
- Tổ chức biên soạn và trình duyệt để ban hành các quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn công tác khảo sát thiết kế các công trình điện của Tổng Công
ty
U
2.1.2.3 Ban Quản lý xây dựng
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các công tác chuẩn bị xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện tiến độ thi công, nghiệm thu, hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng đảm bảo tiến độ và chất lượng
- Làm đầu mối đôn đốc giải quyết các vấn đề có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và trong quá trình thực hiện đầu tư của dự án
- Thẩm tra, trình duyệt phương án tổ chức thi công, biện pháp và khối lượng các công trình điện, công tác dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ và chất độc hoá
Trang 22học (nếu có) của các dự án điện làm cơ sở để lập dự toán các gói thầu xây lắp được chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu
- Thẩm tra, trình duyệt quy mô, kết cấu các hạng mục phụ trợ, lán trại, công trình công cộng cần thiết thuộc tổng mặt bằng các dự án nguồn điện ở giai đoạn chuẩn bị khởi công để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công các hạng mục công trình phục vụ khởi công công trình chính của các dự án nguồn điện bao gồm: hệ thống giao thông trong mặt bằng công trường, hệ thống cấp điện thi công, hệ thống cấp nước sinh hoạt cho công trường, hệ thống thông tin liên lạc, công tác dò tìm
và xử lý bom mìn, vật nổ và chất độc hoá học, nhà ở, nhà làm việc của Ban quản lý dự án và Tư vấn nước ngoài
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công các hạng mục công trình thuộc công tác đền bù, di dân, tái định cư của các dự án nguồn điện
- Thẩm tra, trình duyệt tổng tiến độ, tiến độ hiệu chỉnh và tiến độ thi công hàng năm của các công trình chỉ định thầu (nếu có) và quản lý tiến độ thi công các công trình được chỉ định thầu hoặc đấu thầu
- Thẩm tra, trình duyệt đề cương khảo sát, thiết kế sửa đổi, bổ sung các hạng mục công trình phát sinh trong giai đoạn thi công (không làm thay đổi quy
mô, thông số của thiết kế kỹ thuật chủ yếu) Thẩm tra, trình duyệt khối lượng phát sinh của các công trình đang thi công
- Thẩm tra, trình duyệt phương án tổ chức thi công, biện pháp và khối lượng thi công (nếu có) của các công trình chỉ định thầu xây lắp
- Theo dõi và xử lý các vướng mắc trong việc thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp, hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị các công trình của Tổng Công
ty ở giai đoạn thực hiện
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng, nghiệm thu công trình phù hợp với các quy định của Nhà nước
U
2.1.2.4 Ban Kinh tế dự toán
- Thẩm tra, trình duyệt đề cương dự toán, tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán chi tiết, dự toán chỉ định thầu các công trình đầu tư xây dựng
Trang 23- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty thưc hiện các quy định trong lĩnh vực kinh tế dự toán, các định mức, đơn giá trong đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn do Nhà nước ban hành
- Tổ chức xây dựng, trình duyệt các định mức, đơn giá trong đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Làm đầu mối phối hợp với các ban, ngành có liên quan trong việc xây dựng và ban hành định mức, đơn giá áp dụng trong Tổng Công ty
- Thẩm tra, trình duyệt các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn kể cả thẩm tra, trình duyệt lại tổng mức đầu tư, tổng dự toán
U
2.1.2.5 Ban Quản lý đấu thầu
- Thẩm tra, trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả xét thầu các dự án theo quy chế phân cấp, kể cả các gói thầu tư vấn
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu thầu ở các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty và kiến nghị giải quyết các vướng mắc, khiếu nại liên quan đến quá trình đấu thầu
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty thực hiện công tác đàm phán hợp đồng
2.1.3 Các Ban Quản lý dự án trực thuộc Tổng Công ty
Các Ban Quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành các dự án Dưới đây là các Ban Quản lý dự án và các dự án đang triển khai
U
2.1.3.1 Các Ban Quản lý dự án thuỷ điện
1 Ban Quản lý dự án thuỷ điện 1
− Thuỷ điện Tuyên Quang
Trang 24− Thuỷ điện Huội Quảng
− Thuỷ điện Bản Chát
2 Ban Quản lý dự án thuỷ điện 2
− Thuỷ điện Bản Vẽ
− Thuỷ điện Quảng Trị
− Thuỷ điện Bản Uôn
3 Ban Quản lý dự án thuỷ điện 3
− Thuỷ điện A Vương
− Thuỷ điện Sông Ba Hạ
− Thuỷ điện Sông Tranh 2
− Thuỷ điện Sông Bung 2
− Thuỷ điện Sông Bung 5
− Thuỷ điện Đắc Mi 1
4 Ban Quản lý dự án thuỷ điện 4
− Thuỷ điện Pleikrông
− Thuỷ điện Sê San 3
− Thuỷ điện Sê San 4
5 Ban Quản lý dự án thuỷ điện 5
− Thuỷ điện Buôn Kuốp
− Thuỷ điện Srêpôk 3
− Thuỷ điện Buôn tua Srah
6 Ban Quản lý dự án thuỷ điện 6
− Thuỷ điện Đại Ninh
− Thuỷ điện Đồng Nai 3
Trang 25− Thuỷ điện Đồng Nai 4
− Thuỷ điện Đồng Nai 5
7 Ban Quản lý dự án thuỷ điện 7
− Thuỷ điện Sông Ba Hạ
− Thuỷ điện An Khê-Ka Nắc
8 Ban Quản lý dự án thuỷ điện Sơn La
− Thuỷ điện Sơn La
− Thuỷ điện Lai Châu
U
2.1.3.2 Các Ban Quản lý dự án nhiệt điện
1 Ban Quản lý dự án nhiệt điện 1
− Nhiệt điện Phả Lại 2
− Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1
− Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2
− Nhiệt điện Nghi Sơn 1
− Nhiệt điện Mông Dương
− Nhiệt điện Hải Phòng
− Nhiệt điện Quảng Ninh
2 Ban Quản lý dự án nhiệt điện 3
− Tua bin khí hỗn hợp Phú Mỹ 1
− Đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 mở rộng
− Nhiệt điện Ô Môn 3
− Nhiệt điện Nhơn Trạch
3 Ban Quản lý dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 4
4 Ban Quản lý dự án Nhà máy điện Ô Môn
Trang 265 Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình 2
U
2.1.3.3 Các Ban Quản lý dự án lưới điện
1 Ban Quản lý dự án công trình điện miền Bắc
Thay mặt chủ đầu tư quản lý các dự án lưới điện 500kV, 220kV, 110kV khu vực miền Bắc (Từ Hà Tĩnh trở ra)
2 Ban Quản lý dự án công trình điện miền Trung
Thay mặt chủ đầu tư quản lý các dự án lưới điện 500kV, 220kV, 110kV khu vực miền Trung (Từ Quảng Bình đến Ninh Thuận)
2 Ban Quản lý dự án công trình điện miền Nam
Thay mặt chủ đầu tư quản lý các dự án lưới điện 500kV, 220kV, 110kV khu vực miền Nam (Từ Ninh Thuận đến Cà Mau)
2.1.5 Các Công ty Truyền tải điện
Các Công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4 được Tổng Công ty giao làm điều hành dự án các dự án lưới điện: Mở rộng, nâng công suất hoặc cải tạo các đường dây và trạm biến áp và các dự án khác Tại các Công ty truyền tải điện đều có bộ phận làm công tác xây dựng cơ bản như: Phòng Quản lý xây dựng, Ban Quản lý dự án
Trang 272.1.6 Công ty thông tin viễn thông Điện lực
Công ty thông tin viễn thông điện lực làm chủ đầu tư hoặc được Tổng Công ty giao làm điều hành dự án (Tuỳ từng dự án cụ thể) các dự án viễn thông và các dự án khác Tại Công ty thông tin viễn thông điện lực có bộ
phận làm công tác xây dựng cơ bản như: Phòng Quản lý xây dựng, Ban Quản
lý dự án và có 01 Phó Giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản
2.1.7 Các đơn vị khác
Các đơn vị khác trong Tổng Công ty tuỳ theo từng trường hợp cụ thể được Tổng Công ty giao điều hành các dự án phục vụ cho công tác sản xuất, kinh doanh, đào tạo của từng đơn vị
2.2 Tình hình đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn từ trước đến nay
Hình 2.1 Bản đồ khu vực quản lý của các Công ty phân phối điện
(Nguồn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam 2004)
Trang 28a LaiUong Bi Hai Phong
NinhBinh ThanhHoa
Thac Mo
Da Nhim Bao Loc Tri An
BaRia Tr
aNocRachGia Cai Lay
Phu Lam
THAILAN D
TRUNG QUOC
CAMPUCHIA Krong Buk
Din h Mai Dong
Hoc Mon
GHI CHU
500kV DZ 500kV hien co 220kV DZ 220kV hien co
Tram 500kV hien co Tram 220kV hien co NMTD hien co NMND hien co
Nho Quan
Di Linh
Phu My Nha Be
Thuong Tin
Quang Ninh
D.Nai3&4
Nhon Trach Song May
Thac Ba
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống điện Việt Nam (Nguồn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam 2004)
Theo Tổng Sơ đồ điện V, để cấp điện cho phụ tải năm 2000, cần xây
dựng 14 nhà máy điện, tổng công suất 6.784,5MW, trong đó Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đầu tư 10 nhà máy, công suất 4127,5 MW; nguồn đầu tư theo hình thức BOT 5 nhà máy, công suất 2100 MW và các nguồn điện độc lập khác 4 nhà máy tổng công suất 557 MW Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu
Trang 29tư cần có trong giai đoạn 1995-2000 là 88.124 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ thực hiện đạt 33.511 tỷ đồng đạt 38,04% so với Tổng sơ đồ IV đưa ra Trong
đó nguồn điện theo Tổng sơ đồ là 64.879 tỷ đồng thực tế thực hiện đạt 20.152
tỷ đồng bằng 31,06%, lưới điện theo Tổng sơ đồ là 23.247 tỷ đồng thực tế thực hiện đạt 13.359 tỷ đồng bằng 57,5%
Theo Tổng sơ đồ V, để cấp điện cho phụ tải năm 2010 và sau năm 2010
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cần đầu tư 32 nhà máy điện với tổng công suất 9.567 MW, ngoài ra các đơn vị ngoài Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phải đưa vào vận hành 30 nhà máy điện với tổng công suất 3.591 MW Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cần có trong giai đoạn 2001-2010 là 246.687 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2001-2003
là 58.628 tỷ đồng, theo thực tế thực hiện trong giai đoạn 2001-2003 ước đạt 38.681 tỷ đồng đạt 65,98% so với Tổng sơ đồ V đưa ra cụ thể: Nguồn điện theo Tổng sơ đồ là 29.437 tỷ đồng thực tế thực hiện đạt 16.873 tỷ đồng bằng 57,3%; Lưới điện theo Tổng sơ đồ là 29.191 tỷ đồng thực tế thực hiện đạt 21.808 tỷ đồng bằng 74,7% Mặc dù tỷ lệ đạt được đã có tỷ trọng cao hơn so với tình hình thực hiện Tổng sơ đồ IV đưa ra, nhưng giá trị thực hiện vẫn thấp hơn so với Tổng sơ đồ V đưa ra
U
Nguyên nhân việc thực hiện đạt thấp là do:
a) Suất đầu tư của các công trình điện hầu hết là lấy số liệu khái toán theo quy hoạch hoặc ước tính, chưa có các báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tổng dự toán nên giá trị đầu tư của các công trình ước tính cao hơn hoặc thấp hơn thực tế hoặc tổng mức đầu tư và tổng dự toán Tổng sơ
đồ IV giảm 1.024 tỷ đồng, Tổng sơ đồ V giảm 2.135 tỷ đồng
b) Tiến độ các nhà máy điện khởi công và đưa vào vận hành chậm so với
kế hoạch đề ra làm cho tổng vốn đầu tư giảm 18.298 tỷ đồng trong
Tổng sơ đồ IV và 14.734 tỷ đồng trong giai đoạn 2001-2003 của Tổng
sơ đồ V, cụ thể về nguồn và lưới điện như sau:
Trang 30− Đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 mở rộng dự kiến vào vận hành năm 2000 nhưng đến năm 2002 mới đưa vào vận hành
− Nhà máy điện Phú Mỹ 1 dự kiến vào vận hành năm 2000 nhưng do thủ tục chuyển đổi từ công nghệ ngưng hơi sang tua bin khí hỗn hợp lên vào chậm 1 năm
− Nhà máy Điện Phả Lại dự kiến đưa vào vận hành năm 1999-2000 nhưng thực tế đến năm 2002 tổ 1 mới vào vận hành chậm 2 năm
− Nhà máy điện Yaly dự kiến vào vận hành năm 1999-2000 theo thực
tế đến năm 2001 mới vào vận hành toàn bộ cả nhà máy chậm 1 năm
− Nhà máy điện Đại Ninh dự kiến vào vận hành năm 2000-2002 nhưng hiện nay vẫn chưa vào vận hành
− Nhà máy thuỷ điện Sê San 3 tháng năm tháng 3 năm 2006 chạy tổ máy 1
− Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng dự kiến đưa vào vận hành trong trong tháng 10 năm 2006
• Lưới điện:
− Các đường dây 500 kV dự kiến đưa vào trong giai đoạn 1996-2000 đều không thực hiện cụ thể, đường dây Phú Mỹ-Nhà Bè-Phú Lâm chậm 3 năm, đường dây Plâyku- Phú Lâm chậm 4 năm so với TSĐ
− Về đường dây 220kV theo Tổng sơ đồ trong giai đoạn 1995-2000 phải đưa vào 3271 km thực tế chỉ đưa vào được 862 km bằng 26%
− Về Trạm biến áp 220kV theo Tổng sơ đồ trong giai đoạn
1995-2000 phải đưa vào 7750 MVA thực tế chỉ đưa vào được 3439 MVA bằng 44%
Ảnh hưởng của việc chậm tiến độ xây dựng các công trình điện, nhất là nguồn điện làm cho hệ thống vận hành hết sức căng thẳng, thường xuyên không có dự phòng Nếu giai đoạn 1997-2000 không xẩy ra khủng hoảng tài chính khu vực làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm hơn so với dự báo thì nhu cầu điện đã cao hơn thực tế, dẫn đến việc thiếu điện nghiêm trọng có thể xẩy
Trang 31ra Đồng thời việc đầu tư lưới điện chậm, chưa đồng bộ dẫn đến một số khu vực xẩy ra quá tải cục bộ, ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng cung cấp điện Việc đưa ra mức đầu tư lớn hơn thực tế làm cho yêu cầu tăng giá điện
để đảm bảo cân đối tài chính chưa chính xác
Trong năm 2005, khối lượng đầu tư xây dựng thực hiện đạt 24.341 tỷ đồng, bằng 95,95% kế hoạch, trong đó khối lượng đầu tư thuần đạt 21.541 tỷ đồng, bằng 93,34% kế hoạch và trả nợ vốn vay gốc và lãi vay trong thời gian xây dựng đạt 3.000 tỷ đồng So với thực hiện năm 2004, tổng vốn đầu tư năm
2005 cao hơn 2.333 tỷ đồng, tăng 10,5%, đầu tư thuần tăng 1.841 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 9,34%
Tính đến nay tiến độ thi công các công trình nguồn điện cơ bản vẫn giữ được mục tiêu Đã đưa vào tích nước hồ C thủy điện Vĩnh Sơn, dự án đuôi
hơi Phú Mỹ 2.1 mở rộng sẽ đóng điện tháng 1/2006, dự án Sê San 3 sẽ phát điện tổ máy số 1 vào tháng 3/2006, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện mùa khô đầu năm 2006 Các công trình nguồn điện khác theo yêu cầu vào vận hành
năm 2006 để khắc phục nguy cơ thiếu điện như Uông Bí mở rộng tổ 1, nâng công suất các nhà máy điện Bà Rịa – Phú Mỹ, công tác xây dựng để chuẩn bị tích nước sớm thủy điện Pleikrông và Tuyên Quang đều bám sát tiến độ đề
ra Đã khởi công được 5 dự án gồm: thuỷ điện Sê San 4, Sơn La, nhiệt điện Hải Phòng, thuỷ điện Sê rêpok 3, An Khê – Kanak, còn lại 5 dự án sẽ khởi công trong Quý I/2006 gồm thủy điện Sông Tranh 2, Huội Quảng, Bản Chát; nhiệt điện Ô Môn, Quảng Ninh Hoàn thành mục tiêu chặn dòng ngăn sông 3
dự án thuỷ điện gồm: Bản Vẽ, A Vương và Đại Ninh
Chúng ta đã hoàn thành đóng điện 118 công trình lưới điện cấp điện áp 110-220-500kV với chiều dài hơn 1.820 km đường dây và gần 7.695MVA dung lượng trạm biến áp và 3.460 km- 2.960 MVA lưới điện phân phối Trong đó đặc biệt quan trọng là đóng điện đường dây 500 kV mạch 2 đoạn
Đà Nẵng-Hà Tĩnh vào tháng 5, đường dây 500 kV Hà Tĩnh-Nho Thường Tín, các trạm 500 kV Nho Quan và Thường Tín vào cuối tháng 9 đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp điện ổn định cho miền Bắc
Quan-Chúng ta đã thu xếp cho các dự án với tổng số vốn hơn 100.000 tỷ đồng, trong đó:
- Đã ký hợp đồng vay vốn và thỏa thuận vay vốn ODA với số vốn gần 2
Trang 32tỷ USD cho các dự án nguồn và lưới điện với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho các dự án: Thủy điện Sông Bung 4, Nhiệt điện Mông Dương 1, Truyền tải điện miền Bắc, Truyền tải điện miền Bắc mở rộng; Ngân hàng Thế giới (WB) cho dự án Truyền tải và phân phối điện II; Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bản (JBIC) cho các dự
án: Tổ máy 2 Nhiệt điện Ô Môn 1, Nhiệt điện Ninh Bình 2, Nhiệt điện Nghi Sơn 1;
- Đã ký hợp đồng vay vốn và thỏa thuận vay vốn của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc gần 1 tỷ USD cho các dự án: Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt điện Quảng Ninh, Thủy điện Tuyên Quang, Thủy điện Sông Ba Hạ,…
- Vay vốn thương mại của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho dự án: Thủy điện Buôn Kuốp, Thủy điện A Vương; Vay vốn của Ngân hàng Pháp (SG) cho dự án Thủy điện Quảng Trị; Vay vốn của Ngân hàng Bỉ (Fortis Bank) cho dự án Thủy điện Pleikrông
- Đã thỏa thuận với 4 Ngân hàng Thương mại lớn trong nước để vay vốn cho các dự án giai đoạn 2006 - 2010 với tổng số vốn khoảng 40.000 tỷ đồng
Do đặc thù của các dự án điện và để thể hiện rõ về tình hình quản lý các dự án đầu tư và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các dự án đầu tư trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, luận văn chia quá trình thực hiện dự án thành 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án, lập thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán
- Giai đoạn lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng
- Giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, quản lý tiến độ thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, thi công, nghiệm thu, bàn giao đưa
dự án vào sử dụng, thanh toán giải ngân
Sau đây là tình hình quản lý các dự án của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn từ trước đến nay, các công việc đã đạt được và các tồn tại cần phải giải quyết
Trang 332.3 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện của
T ổng Công ty Điện lực Việt Nam từ trước đến nay
2 3.1 Tình hình quản lý dự án trong giai đoạn lập quy hoạch, khảo sát, lập
dự án, lập thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán
Trang 34Theo nhu cầu phụ tải xác định trong Tổng sơ đồ V hiệu chỉnh, thì nhu cầu điện năng phải đảm bảo vào năm 2005 là 48,5-53 tỷ kWh, thực tế đạt 52,23 tỷ kWh, năm 2010 là 88,50-93 tỷ kWh phù hợp với tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ điện trong giai đoạn 2001-2005 tăng 15%, cao hơn 4% so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Tốc độ tăng trưởng điện năng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế trên hai lần Từ các năm 2006-2010 tăng 13-14% Để pháp ứng sự tăng phụ tải như vậy chúng ta phải đầu tư đến năm 2010 nhiều dự án nguồn và lưới điện gồm: Đầu tư 25 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất lắp hơn 8.500 MW, 11 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất hơn 6.500 MW, hơn 2300 km đường dây 500 kV, với 8550 MVA dung lượng các trạm biến
áp 500 kV, hơn 5.000 km đường dây 220 kV và khoảng 16.000 MVA dung lượng các trạm biến áp 220 kV
Như vậy khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản các dự án nguồn và lưới điện là rất lớn Một trong những lĩnh vực quan trọng và thách thức đầu tiên là công tác tư vấn xây dựng điện, bao gồm các khâu: Lập quy hoạch, khảo sát, lập dự án đầu tư, lập thiết kế-dự toán, thẩm định thiết kế-dự toán, … Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình đầu tư xây dựng, góp phần đáng kể quyết định tính hiệu quả của dự án Vì vậy công tác tư vấn ngày càng đòi hỏi chất lượng, tiến độ, hiệu quả, chuyên môn hoá sâu và đi trước một
bước để đáp ứng phát triển chung của ngành
Từ chỗ chủ yếu làm công tác khảo sát thiết kế đến nay các Công ty tư vấn xây dựng điện đã đảm đương được hầu hết các loại hình của công tác tư vấn xây dựng điện theo thông lệ Việt Nam và Quốc tế từ khâu chuẩn bị đầu
tư, thực hiện đầu tư và đưa dự án vào vận hành
Công tác tư vấn nói chung và các kỹ sư tư vấn nói riêng đã học tập và đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm thông qua việc thực hiện các dự án, thông qua các chuyên gia tư vấn nước ngoài, đã nhận được sự chuyển giao công nghệ từ các tiêu chuẩn kỹ thuật, các phần mềm tính toán đến các tài liệu kỹ thuật, các trang thiết bị cho công tác tư vấn
Tuy nhiên công tác tư vấn là hoạt động chất xám, có ý nghĩa quan trọng
và mang tính quyết định đến hiệu quả, chất lượng của dự án xây dựng Công tác tư vấn trong thời gian qua còn nhiều bất cập về năng lực đó là đội ngũ chuyên gia tư vấn đông nhưng thiếu đồng bộ, chưa tiếp cận được với trình độ công nghệ hiện đại trên thế giới và khu vực, chưa có nhiều chuyên gia giỏi
Trang 35chuyên sâu, thiếu trầm trọng các chủ nhiệm đồ án giỏi ngang tầm nhiệm vụ
đề ra
Các tồn tại đó là:
Thiếu kế hoạch tổng thể, chi tiết đào tạo cán bộ chuyên gia tư vấn, kể cả các chủ nhiệm đồ án, các kỹ sư chính chuyên sâu, nhất là trình độ am hiểu về công nghệ thiết bị còn bị hạn chế
Công tác tư vấn về lĩnh vực đền bù di dân và tái định cư còn chưa đảm đương được nhiệm vụ mà chủ yếu phải thuê các đơn vị tư vấn ngoài ngành thực hiện do vậy chất lượng, tiến độ chưa theo kịp tiến độ chung của dự án Chưa phát triển mạnh mẽ phần mềm tính toán, đồng bộ trong các tư vấn trực thuộc Tổng Công ty
Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành đủ
để cung cấp thông tin nhanh đúng, đủ về trình độ phát triển công nghệ, thiết
bị, vật liệu mới phục vụ sản xuất
Chưa đổi mới và tham mưu cho Tổng Công ty để hoàn thiện các định mức chi phí nhằm giảm giá thành công trình phù hợp năng lực thiết bị thi công, biện pháp thi công
Chưa tận dụng tối đa kinh nghiệm các chuyên gia tư vấn nước ngoài làm tư vấn phụ dẫn đến nhiều dự án phải sửa đổi, hiệu chỉnh nhiều lần
Công tác qui hoạch còn xem nhẹ, chưa có tổ chức chuyên sâu nghiên cứu các qui hoạch mà chủ yếu giao có các kỹ sư của từng bộ môn, từng tổ nhóm thực hiện (như qui hoạch thuỷ điện nhỏ) cho nên qui hoạch thường bị kéo dài, thiếu đồng bộ nhất là thiếu sự thống nhất cả về phương pháp luận, các tiêu chí, mặt bằng so sánh giữa các đơn vị trong cùng một Công ty tư vấn
và giữa các Công ty tư vấn trong ngành
U
2.3.1.2 Tình hình thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian qua
1 Công tác qui hoạch
Trang 36B.KUOP (09)
T.KONTUM (10)
S BA HA (08) S.TRANH 2 (10)
D.NAI 4 (10) B.TAUSRA (09)
M.Bac +5988 MW
Hình 2-3 Các nhà máy điện dự kiến giai đoạn 2005-2010
(Nguồn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam 2004) Đối với các dự án nguồn điện: Chúng ta đã hoàn thành chủ yếu lập qui hoạch và đã được phê duyệt các nhà máy thuỷ điện trên 11 hệ thống sông lớn
và qui hoạch thuỷ điện nhỏ toàn quốc có công suất lắp máy từ 5-30 MW
Trang 37Quy hoạch các nhà máy thuỷ điện trên các hệ thống sông lớn bao gồm:
Về thuỷ điện tích năng, theo tài liệu của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) lập và được Bộ Công nghiệp phê duyệt tháng 11/2005 thì trên cơ
sở nghiên cứu 38 địa điểm và kiến nghị 10 dự án có tính khả thi với tổng công suất lắp máy khoảng 10.000 MW (Sơn La: 7 dự án, Hoà Bình: 1 dự án, Ninh Thuận: 1 dự án, Bình Thuận: 1 dự án)
Đối với các dự án lưới điện: Chúng ta đã thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch phát triển điện các tỉnh thành phố trên cả nước và đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển điện các tỉnh thành phố trên cả nước Cho đến thời điểm hiện nay đã có tất cả 27/61 tỉnh, thành phố hoàn thành đề
án và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (Thủ tướng đối với thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công nghiệp đối với các tỉnh, thành phố còn lại) Cụ thể như sau:
Trang 38STT Tỉnh/Thành phố Tư vấn hoạch lập quy Quyết định phê duyệt của Bộ Công nghiệp
1 Hải Dương Viện Năng lượng 2051/QĐ-NLDK ngày 16/6/05
5 Quảng Ninh Viện Năng lượng 4256/QĐ-BCN ngày 29/12/05
lượng 835/QĐ-BCN ngày 3/4/2006
lượng 1685/QĐ-BCN ngày 29/6/2006
lượng 1988/QĐ-BCN ngày 31/7/2006
Trang 391 Gia Lai Viện Năng
2 Thừa Thiên Huế TTTV và tkhai CNNL riển 705/QĐ-BCN ngày 24/3/06
1 Bình Dương Công ty TV xây dựng Điện 3 1821/QĐ-NLDK ngày 20/5/2005
3 Bà Rịa-Vũng Tàu Viện Năng lượng 230/QĐ-BCN ngày 26/1/2006
4 Cà Mau Công ty TV xây dựng Điện 3 931/QĐ-BCN ngày 11/4/2006
5 Đồng Tháp Công ty TV xây dựng Điện 3 1014/QĐ-BCN ngày 17/4/2006
6 Sóc Trăng Công ty TV xây dựng Điện 3 1134/QĐ-BCN ngày 4/5/2006
7 Vĩnh Long Công ty TV xây dựng Điện 3 1663/QĐ-BCN ngày 29/6/2006
8 Tiền Giang Công ty TV xây dựng Điện 3 1417/QĐ-BCN ngày 31/5/2006
Các tỉnh, thành phố còn lại đang lập đề án quy hoạch điện chuẩn bị trình
Bộ Công nghiệp phê duyệt, riêng quy hoạch điện hiệu chỉnh thành phố Hà Nội và quy hoạch điện thành phố Hồ Chí Minh đang trình Chính phủ phê duyệt
2 Công tác khảo sát, thiết kế, dự toán và thẩm định thiết kế, dự toán
Thực hiện cơ chế U797, 400U (Đây là các cơ chế đặc biệt do Thủ tướng cho phép trong quá trình triển khai các dự án thuỷ điện như: Cho phép chỉ định thầu đơn vị tư vấn thiết kế, cho phép chỉ định thầu đơn vị thi công, cho phép thi công một số hạng mục khởi công khi thiết kế kỹ thuật chưa được duyệt, … ) Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã giao các Công ty tư vấn chuyên ngành điện có nhiều kinh nghiệm làm tư vấn chính cho các dự án Một số hạng mục phức tạp, cần ứng dụng công nghệ mới Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã mời tư vấn nước ngoài làm tư vấn phụ Qua tất cả các hồ sơ
Trang 40tư vấn lập cho các dự án được các Bộ thẩm tra đều đạt chất lượng và cho thực hiện Đến nay cho kết quả tốt, nhờ vậy đã tạo điều kiện cho các Công ty tư vấn trong nước trưởng thành từ tư vấn phụ thành tư vấn chính Chi chí tư vấn
đã giảm còn bằng 1/3 so với trước đây Hơn thế nữa, điều quan trọng nhất là Việt Nam từng bước đã chủ động về tư vấn các nhà máy thủy điện Điều này được thể hiện bằng thực tế là công trình thủy điện Sơn La - Công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á do Công ty tư vấn xây dựng điện 1 làm tư vấn chính, tiếp nữa là cả 4 Công ty tư vấn xây dựng điện trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đều làm tư vấn chính các dự án thủy điện trong nước Đối với các nhà máy Nhiệt điện, cũng với tinh thần vươn lên tự khẳng định mình, Tổng Công ty đã thí điểm giao cho các đơn vị tư vấn làm tư vấn chính các dự án và đến nay đã thấy hiệu quả rất rõ ràng Đầu tiên phải nói đến là dự án Đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 mở rộng, Tổng Công ty đã mạnh dạn xin Chính phủ cho thực hiện hình thức mua thiết bị nước ngoài còn giao tư vấn
và nhà thầu trong nước thực hiện, và dự án đã hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng đề ra Hiện nay các dự án nhiệt điện Hải Phòng, nhiệt điện Quảng Ninh, nhiệt điện Ninh Bình 2, nhiệt điện Nghi Sơn, tua bin khí/FO Ô Môn III, nhà máy điện Ô Môn IV, đều do các đơn vị trong nước đảm nhiệm tư vấn chính
Đối với các dự án lưới điện, các đơn vị tư vấn trong nước đã đảm nhiệm được toàn bộ công tác tư vấn thiết kế từ lưới điện 500kV trở xuống Một trong những thành tựu quan trọng vừa qua là chúng ta đã hoàn thành đúng tiến độ đường dây 500kV mạch 2 từ Pleiku - Thường Tín, với khoảng thời gian thi công ngắn, nên vừa thiết kế vừa thi công, nhưng đã đảm bảo tốt chất
lượng công trình Các nhà tài trợ quốc tế như WB, ADB đối với công tác tư vấn các công trình vay vốn ODA chỉ là review lại thiết kế kỹ thuật, hồ sơ mời thầu sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn để đấu thầu quốc tế còn về chất lượng thì hoàn toàn tin tưởng ở tư vấn trong nước