1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá khả năng tham gia kinh doanh thương mại điện tử của công ty điện toán và truyền số liêu (vdc)

112 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Bảng 2.8-Xếp hạng và thị phần của đối thủ cạnh tranh trực tiếp ...65 Bảng 3.1-Nội dung phát triển Sàn giao dịch TMĐT của VDC 2015 ...77 Bảng 3.2-Nội dung giải pháp bán hàng qua mạng ...8

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

TRẦN GIA KHÔI

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAM GIA KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

-

TRẦN GIA KHÔI

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAM GIA KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ HIẾU HỌC

HÀ NỘI – 2007

Trang 3

M ỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7

1.1.1 Khái niệm, đặc trưng, của Thương mại điện tử 7

1.1.2 So sánh TMĐT và thương mại truyền thống 8

1.1.3 Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử 12

1.1.4 Các loại hình dịch vụ kinh doanh Thương mại điện tử: 15

1.1.5 Mô hình tổ chức kinh doanh TMĐT 16

1.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH TMĐT 19

1.2.1 Môi trường bên ngoài 19

1.2.2 Môi trường bên trong: 24

1.3 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT TẠI VIỆT NAM 29

1.3.1 Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam 29

1.3.2 Kinh nghiệm kinh doanh Sàn giao điện tử trên thế giới 34

1.4 KẾT LUẬN 39

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU 41

2.1 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN & TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC) 41

2.1.1 Giới thiệu về công ty VDC (www.vdc.com.vn ) 41

2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh: 44

2.2 PHÂN TÍCH CĂN CỨ XÂY DỰNG KINH DOANH TMĐT CỦA VDC 47

2.2.1 Phân tích tác động của môi trường bên ngoài 47

2.2.2 Phân tích tác động của môi trường bên trong 54

2.2.3 Phân tích tác động của môi trường ngành 65

2.2.4 Đánh giá căn cứ để thực hiện TMĐT của công ty VDC 67

2.4 KẾT LUẬN 71

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH TMĐT CỦA VDC 72

3.1 GIẢI PHÁP ”SẢN PHẨM” KINH DOANH TMĐT CỦA VDC 72

3.1.1 Phạm vi giải pháp ngành, lĩnh vực 72

Trang 4

3.1.2 Giải pháp hoàn thiện mô hình sàn giao dịch điện tử của VDC 73

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TMĐT CỦA VDC 78

3.2.1 Lập mô hình tổ chức kinh doanh dịch vụ TMĐT chuyên nghiệp 79

3.2.2 Nhóm giải pháp về xúc tiến kinh doanh hoạt động dịch vụ TMĐT: 80

3.2.3 Giải pháp cho hạ tầng công nghệ: 85

3.2.4 Giải pháp hạ tầng thanh toán 89

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 92

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước: 92

3.3.2 Kiến nghị đối với Doanh nghiệp 94

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

TÓM TẮT LUẬN VĂN 101

I KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD NĂM 2006 105

II ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SXKD NĂM 2006 106

Trang 5

DANH M ỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 - Thị trường giao dịch TMĐT 17

Hình 1.2 - Cổng thông tin điện tử ECVN (.www.ecvn.gov.vn ) 32

Hình 1.3 - Sàn giao dịch điện tử Alibaba ( http//www.alibaba.com) 35

Hình 1.4 - Sàn giao dịch điện tử Ebay ( http//www.eBay.vn) 37

Hình 1.5 - Sàn giao d ịch điện tử Amazon ( http//www.amazon.com) 38

Hình 2.1 - Bi ểu đồ Tốc độ phát triển doanh thu của VDC từ 2001-2006 42

Hình 2.2 - Sơ đồ tổ chức Công ty VDC 43

Hình 2.3 - Tăng trưởng thuê bao Internet trực tiếp từ 2000-2006 55

Hình 2.4 - Doanh thu dịch vụ TMĐT Mobile commerce -2006 59

Hình 3.1 - Mô hình cổng TMĐT VDC đến 2015 76

Hình 3.2 - Công nghệ máy chủ ảo logic dùng hệ điều hành chủ Vmware 88

Hình 3.3 - Mô hình thanh toán qua mạng 91

Hinh 3.4 - Mô hình giải pháp IBM WebSphere Commerce 108

Hình 3.5 - Mô hình bảo mật của hệ thống IBM 109

Hình 3.6 - Thành phần tham gia vào giải pháp 110

DANH M ỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1-So sánh giữa hai cách mua hàng 11

Bảng 1.2-Hạn chế của TMĐT 14

Bảng 1.3-Phân loại mô hình sàn giao dịch điện tử 18

Bảng 1.4- Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp 29

Bảng 1.5-Tính năng và đặc điểm của website doanh nghiệp 30

Bảng 1.6- Các phương thức đặt hàng qua phương tiện điện tử 30

Bảng 1.7-Các phương thức thanh toán của doanh nghiệp 31

Bảng 1.8-Hiệu quả kinh doanh thu được nhờ tham gia ECVN 32

Bảng 2.1-Doanh thu Công ty VDC năm 2003 – 2006 46

Bảng 2.2-Thị trường CNTT Việt Nam 2002-2006 54

Bảng 2.3-Số liệu Doanh thu dịch vụ TMĐT của VDC 56

Bảng 2.4-Cơ cấu lao động của Công ty VDC 60

Bảng 2.6-Chi phí đối với TMĐT đơn giản 62

Bảng 2.7- Chi phí đối với TMĐT chuyên nghiệp 63

Trang 6

Bảng 2.8-Xếp hạng và thị phần của đối thủ cạnh tranh trực tiếp 65 Bảng 3.1-Nội dung phát triển Sàn giao dịch TMĐT của VDC 2015 77 Bảng 3.2-Nội dung giải pháp bán hàng qua mạng 81

DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADSL Đường thuê bao số không đối xứng (Asymmetric Digital Subscriber Line)

APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ATM Máy rút tiền tự động (Automatic teller machine)

B2B Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business)

B2C Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân (Business to Consumer)

C2C Giao dịch thương mại điện tử giữa cá nhân với cá nhân (Consumer to Consumer) CNTT Công nghệ thông tin

eCoSy H ệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (E-Certi cate of Origin System)

ECVN C ổng Thương mại điện tử quốc gia

EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)

ERP Gi ải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning) FAQ Câu h ỏi thường gặp

ISDN M ạng tổ hợp dịch vụ số băng rộng (Integrated Services Digital Network)

ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider)

IP Giao thức Internet (Internet Protocol)

TMĐT Thương mại điện tử

UNCITRAL Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (United Nations Conference on International Trade Law)

UNCTAD Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (United Nations Conference

on Trade and Development)

VASC Công ty Phần mềm và Truyền thông

VCCI PhòngThương mại và Công nghiệpViệt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry)

VDC Công ty Điện toán và Truyền số liệu (Vietnam Datacommunication Compavy) VNPT Tông công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam(VietnamPost and Telecom Company)

VTC Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện

WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

Trang 7

L ỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết khách quan của đề tài nghiên cứu

Thương mại điện tử (TMĐT) - hình thành và phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn chục năm trở lại đây, nhưng nó đã xâm nhập sâu vào hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của con người, là một xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới TMĐT đang đặt ra một cơ hội bình đẳng cho tất cả các nước phát triển và đang phát triển Đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (tháng 11-2006), nó giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với những thành tựu trên thế giới

Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia ; là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia vào việc xây dựng hệ thống mạng lưới và cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển TMĐT trên mạng Internet Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong phát triển TMĐT nói chung và sàn giao dịch điện tử nói riêng

Cùng với đòi hỏi mới của thị trường, người tiêu dùng, để đảm bảo giữ vững và

mở rộng thị phần cung cấp dịch vụ thông qua kinh doanh TMĐT của Công ty đang đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi phải nghiên cứu và hoàn thiện Xuất phát từ thực

tế trên, tôi chọn vấn đề: “Phân tích và đánh giá khả năng tham gia kinh doanh Thương mại điện tử của Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ

2 Mục đích của đề tài :

Nghiên cứu lý luận chung về Thương mại điện tử, những điều kiện để đánh giá năng lực khả năng và các điều kiện cần thiết để xây dựng kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp và phân tích năng lực kinh doanh Thương mại điện tử của Công

ty Điện toán và Truyền số liệu(VDC) từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy kinh

Trang 8

doanh Thương mại điện tử của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu : Trên cơ sở lý luận về TMĐT, về các điều kiên vĩ mô

và vi mô tác động đến khả năng kinh doanh TMĐT của công ty Điện toán và Truyền số liệu

Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu vấn đề năng lực kinh doanh TMĐT và một số giải pháp kinh doanh TMĐT của VDC

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với mong muốn hệ thống hóa lý luận về Thương mại điện tử và các điều kiện

để kinh doanh Thương mại điện tử của doanh nghiệp Luận văn là một công trình nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tế về Thương mại điện tử và trên cơ sở đó đưa ra đánh giá thực trạng và nêu một số giải pháp kinh doanh Thương mại điện tử của công ty Điện toán và Truyền số liệu như là một biện pháp kinh doanh cho công

ty trong giai đoạn tới

5 K ết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:

• Chương 1: Lý luận chung về TMĐT và phân tích đánh giá doanh nghiệp;

• Chương 2: Thực trạng ứng dụng TMĐT của công ty VDC

• Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh doanh TMĐT của công ty VDC

Trang 9

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.1 T ỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.1 Khái ni ệm, đặc trưng, của Thương mại điện tử

1.1.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Thương mại điện tử Commerce), tuy nhiên, mọi người đều thống nhất đó là quá trình mua bán hàng hoá hay dịch vụ thông qua mạng điện tử, sử dụng phương tiện phổ biến hiện nay là mạng Internet Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, để từ đó rút ra các đặc trưng chung nhất của nó

(E Theo nghĩa rộng:

* Hội nghị về Luật thương mại Quốc tế - UNCITRAL: Đã đưa ra luật mẫu về

TMĐT (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce), trong đó phát biểu :

“Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch” (Nguồn UN Conference for International Trade Law, 1996)

+ “Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuận điện

tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bảng tính, các bản thiết kế, hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh

+ “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ

Trang 10

- Theo nghĩa hẹp:

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), TMĐT được hiểu bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) thì TMĐT được định nghĩa sơ bộ

là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet

Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet và CNTT Hiện nay TMĐT thực tế phong phú và đa dạng hơn nhiều, không chỉ việc xử lý giao dịch mua bán và chuyển tiền trực tuyến mà còn bao gồm cả các hoạt động trước (chào hàng, quảng cáo…) và sau (ý kiến khiếu nại, phàn nàn…) bán hàng

1.1.1.2 Các đặc trưng của Thương mại điện tử

Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu)

Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực

Đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường, còn đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu

1.1.2 So sánh TMĐT và thương mại truyền thống

Thông qua phân tích các khái niệm, tổng quan quá trình thực hiện thương mại điện tử ta có thể đưa ra sụ giống nhau và khác nhau giữa thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh thương mại truyền thống của các doanh nghiệp như sau:

Trang 11

1.1.2.1 Sự giống nhau

Mục đích của hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp dù bằng hình thức truyền thống hay TMĐT đều nhằm thu được lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng, và đảm bảo sự an toàn của hoạt động kinh doanh Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh giống nhau bao gồm đông đảo khách hàng thuộc các tầng lớp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, kể cả Chính phủ và khách hàng nước ngoài

Cùng có các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh thương mại như nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tình hình thị trường, chuẩn bị nguồn hàng, tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện việc tiếp nhận vận chuyển, thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng, thanh toán và giải quyết khiếu nại, vướng mắc của khách hàng trong hoạt động kinh doanh

1.1.2.2 Sự khác nhau:

Khác nhau về phương thức kinh doanh, thương mại điện tử là phương thức

kinh doanh, phương thức làm ăn của các doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số hoá, thời đại Internet Bởi vậy để vận dụng thương mại điện tử phải thay đổi cả nhận thức, tư duy, cách làm kinh doanh trong thời đại mới của doanh nghiệp

Trình tự các nghiệp vụ kinh doanh có sự khác biệt cơ bản Muốn vận dụng thương mại điện tử các doanh nghiệp phải đăng ký tên miền, thiết các Website, kết nối mạng Internet để tổ chức bán hàng Ngược lại, trong kinh doanh thương mại truyền thống các doanh nghiệp không cần thực hiện các nghiệp vụ trên vẫn có thể kinh doanh, bán hàng cho khách hàng

Khác nhau về phạm vi, phạm vi ứng dụng của thương mại điện tử rất rộng, bao

quát hầu hết mọi hình thức hoạt động kinh tế khác với kinh doanh thương mại truyền thống chỉ bao gồm buôn bán hàng hoá và dịch vụ Phạm vi hoạt động của thương mại điện tử là không biên giới, bao gồm các quốc gia trên thế giới Tính không biên giới là một đặc tính và cũng là ưu điểm của thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể buôn bán với khách hàngbất kỳ quốc gia nào mà họ muốn Điều này khác biệt rõ rệt với ranh giới địa lý của hoạt động ngoại thương truyền

Trang 12

thống Tuy nhiên ưu điểm này đòi hỏi phải có luật về thuế, thanh toán và điều chỉnh hợp đồng riêng đối với thương mại điện tử

Thời gian buôn bán qua thương mại điện tử diễn ra nhanh chóng, chi phí thấp

so với buôn bán truyền thống ở các quốc phát triển người ta có thể thực hiên giao hàng tận nhà trong khoảng thời gian một hoặc vài giờ đồng hồ với chi phí giao dịch, thanh toán rẻ hơn nhiều

Khác về phương tiện và điều kiện thực hiện, TMĐT sử dụng các phương tiện

và phương pháp điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại cho nên muốn áp dụng thương mại điện tử phải có những phương tiện truyền thông điện tử như máy điện thoại, telex, hệ thống máy tính điện tử, hệ thống thanh toán điện tử… Ngoài ra thương mại điện tử đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, cở sở pháp

lý, cơ sở về nguồn nhân lực… nhưng yếu tố này không phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà phụ thuộc vào điều kiện chung của nền kinh tế quốc dân

Khác nhau về phương thức giao dịch, giao dịch thương mại điện tử thông qua

các hình thức như thư tín điện tử (E-mail), trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), giao gửi

số hoá các dung liệu, thanh toán điện tử… Nghĩa là việc mua bán, trao đổi thông tin không cần gặp gỡ trực tiếp và đối với một số hàng hoá đặc biệt cũng không cần đến công đoạn vận chuyển hàng hoá, ví dụ như việc mua các băng đĩa nhạc, phim ảnh, sách điện tử, phần mềm tin học…

Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

So sánh các bước thực thi thương mại truyền thống và TMĐT được chỉ ra một cách cụ thể trên Bảng 1.1, chu trình mua bán theo hai phương thức này có nhiều bước giống nhau nhưng cách mà thông tin được nhận và được truyền trong chu trình là khác nhau Nhiều phương tiện khác nhau được dùng trong thương mại truyền thống làm cho khả năng hợp tác giữa người bán và người mua trở nên khó khăn hơn và tăng thời gian xử lý đơn đặt hàng Với TMĐT, mọi cái bắt đầu và phụ thuộc vào các con số, chỉ có các chương trình ứng dụng khác nhau được truyền và truy cập dữ liệu

Trang 13

Bảng 1.1 So sánh giữa hai cách mua hàng

Các bước của chu trình bán

hàng

Bên th ực

hi ện Thương mại truyền th ống Thương mại điện t ử

Thu thập thông tin về sản phẩm Người mua Tạp chí/ tờ rơi… Website

Viết phiếu yêu cầu mua hàng và

trình cấp trên duyệt Người mua Biểu mẫu in sẵn/thư E-mail

Kiểm tra khả năng cung cấp

hàng và tìm thông tin về giá Người mua Điện thoại/ fax Website

Tạo đơn đặt hàng Người mua Biểu mẫu có sẵn E-mail/ website Gửi đơn đặt hàng

Nhận đơn đặt hàng

Người mua Người bán

Fax/ thư thường/gặp

trực tiếp E-mail/ EDI

Sắp xếp ưu tiên các đơn đặt

hàng Người bán Thủ công CSDL trực tuyến Kiểm kê hàng hoá trong kho Người bán Dđiện thoại/ fax ạng mẫu in sẵn, CSDL trực tuyến

Lập lịch xuất hàng Người bán Dạng mẫu in sẵn CSDL trthư điện tử ực tuyến/

Nhận hàng Người mua Phương tiện vật lý Phương tiện vật lý/điện tử Thông báo đã nhận hàng Người mua Dạng mẫu in sẵn Email Định lịch thanh toán Người mua Điện thoại/ thư, fax EDI/ CSDL trực tuyến Gửi thanh toán

Nhận thanh toán

Người mua Người bán

Trực tiếp/qua Ngân hàng, bưu điện EDI, EFT

Số liệu của bảng trên tuy không đầy đủ nhưng đã phần nào cho thấy sự đơn giản hoá các hoạt động giao dịch truyền thông của các doanh nghiệp khi sử dụng TMĐT Rõ ràng, với TMĐT, doanh nghiệp dù dưới góc độ là người mua hàng hay nhà cung cấp đều có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cả tiền bạc cho hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình

Trang 14

1.1.3 L ợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử

1.1.3.1 L ợi ích của Thương mại điện tử

a Lợi ích phía người bán:

- Tất cả những lợi thế của TMĐT là có thể tăng khả năng bán hàng và giảm chi phí Nếu tiến hành quảng cáo tốt tên WEB thì có thể các thông báo quảng cáo của một hãng nhỏ cũng có thể tới được các khách hàng ở mọi quốc gia trên thế giới Một hãng có thể sử dụng TMĐT để tìm kiếm các khu vực thị trường hẹp nhưng dàn trải về mặt địa lý Internet đặc biệt hữu ích trong việc tạo ra các cộng đồng ảo, đó là tập hợp một nhóm người có thể chia sẻ các mối quan tâm chung, nhưng thay vì việc tập hợp này xảy ra ở môi trường tự nhiên thì điều đó lại xảy ra trên mạng Nhờ TMĐT, các chi phí cho việc xử lý kiểm tra bán hàng, cung cấp báo giá và quyết định sản phẩm sẽ được giảm đi

b Lợi ích phía người mua:

- TMĐT không chỉ làm tăng cơ hội bán hàng đối với người bán mà nó còn làm tăng cơ hội đối với người mua hàng Các doanh nghiệp kinh doanh có thể sử dụng TMĐT trong quy trình mua để tìm ra nhà cung cấp mới Việc thương mại giá cả và phân phối hàng hoá trở nên đơn giản hơn nhiều trong thương mại điện tử, vì các Website có thể cung cấp các thông tin chào hàng một cách rất có hiệu quả TMĐT tăng tốc độ xử lý là độ chính xác, trong đó các nhà kinh doanh có thể điều chỉnh và thay đổi thông tin, làm giảm chi phí cho cả hai phía giao dịch

- TMĐT cung cấp cho người mua nhiều sự lựa hơn thương mại truyền thống,

vì họ có thể quan tâm đến nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau từ những người bán khác nhau, các thông tin này có thể tìm kiếm trực tuyến (24/24, 7/7) TMĐT cung cấp cho người mua một cách khá dễ dàng và họ có thể tuỳ chọn mức độ chi tiết của thông tin về cuộc mua bán sắp tới TMĐT giúp những người mua có thể ngay lập tức truy cập để lấy thông tin chi tiết trên các Website Một số sản phẩm đặc thù có thể số hoá như phần mềm, các audio clip, ảnh thậm chí có thể phân phối được qua Internet, làm giảm thời gian cho người mua vì không phải mất công chờ đợi trước khi bắt đầu cuộc mua bán

Trang 15

có thể làm cho các sản phẩm dịch vụ trở lên có giá trị ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh đồng thời ở đó có thể nhận được những dịch vụ công nghệ cao Ngoài ra khi xây dựng e-goverment sẽ tạo ra quan hệ trực tuyến giữa người dân và Chính phủ

1.1.3.2 Các hạn chế của Thương mại điện tử

Bên cạnh các lợi ích đem lại cho các công ty và cá nhân, TMĐT cũng có những hạn chế và những rủi ro đến với khách hàng khi tham gia TMĐT Có hai loại hạn chế của TMĐT, một nhóm mang tính công nghệ, một nhóm mang tính thương mại

- S ự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: ngày nay, các công nghệ phần cứng

và phần mềm thay đổi rất nhanh chóng, nếu doanh nghiệp không nắm bắt và ứng

dụng kịp các công nghệ mới sẽ có thể bị tụt hậu và đánh mất lợi thế cạnh tranh Vì vậy, các doanh nghiệp phải có bộ phận chuyên trách về quản lý và theo dõi hoạt động website TMĐT, nắm bắt tình hình công nghệ và cập nhật, nâng cấp website thường xuyên cho phù hợp với tình hình phát triển chung

- V ấn đề bảo mật thông tin và an toàn cơ sở dữ liệu : khi kinh doanh trên

mạng, doanh nghiệp phải quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn mạng, chẳng hạn như:

sự lây lan của virus tin học, sâu internet, hiện tượng hacker tấn công vào website,… Các hiểm họa này, nhẹ nhất là: gây tê liệt và ngưng hoạt động của hệ thống trong 1 thời gian, cho đến làm sai lạc dữ liệu, xóa cơ sở dữ liệu, làm hỏng máy chủ web không thể khắc phụ được… gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, để khắc phục đòi hỏi phải chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting an toàn, có giải pháp bảo mật tốt, thường xuyên sao lưu cơ sở dữ liệu và có dịch vụ hỗ trợ tốt

Trang 16

- R ủi ro trong thanh toán qua mạng : các website TMĐT cũng có thể gặp phải

rắc rối với vấn đề thanh toán qua mạng Chẳng hạn, khi doanh nghiệp bán hàng cho một khách hàng với một số tài khoản hợp lệ nào đó Nếu như đây là tài khoản bị đánh cắp, thì doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng số tiền này khi phát sinh kiện tụng

- Thi ếu cơ chế pháp lý hoàn thiện để giải quyết tranh chấp qua mạng : Ở nước

ta, luật thương mại điện tử đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nên sẽ khó khăn khi xử lý các vấn đề tranh chấp xảy ra trong thực tế, nhưng chưa có trong luật Hơn nữa, các hoạt động lừa đảo trên mạng thì không ít và ngày càng tinh vi hơn, vì vậy, ở giai đoạn

Bảng 1.2 Hạn chế của TMĐT

H ạn chế về kỹ thuật H ạn chế về kinh tế

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng,

an toàn và độ tin cậy An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT

Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là

trong TMĐT

Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp

Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong

giai đoạn đang phát triển Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Khó khăn khi kết hợp các phần mềm

TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các

cơ sở dữ liệu truyền thống

Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều

kiện để TMĐT phát triển

Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công

suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo

cần thời gian

Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT

B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn Sgiự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không ấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện

tử cần thời gian

Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi

thế về quy mô (hoà vốn và có lãi)

Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của

TMĐT Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau

sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com

(Ngu ồn CommerceNet 2003)

Trang 17

1.1.4 Các lo ại hình dịch vụ kinh doanh Thương mại điện tử:

TMĐT có các hoạt động chủ yếu: thư điện tử, thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, truyền dung liệu bán lẻ hàng hóa hữu hình v.v

Giao dịch TMĐT diễn ra giữa ba chủ thể tham gia chủ yếu: doanh nghiệp (B), người tiêu dùng (C), Chính phủ (G) Từ ba chủ thể trên, có các loại hình giao dịch chủ yếu sau:

1.1.4.1 Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business hay B2B):

Trong loại này, các công ty sử dụng mạng để thực hiện các giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B thực hiện giao dịch liên kết thị trường, tập trung vào trao đổi dữ liệu, tích hợp hệ thống phân phối, marketing trực tiếp trên Web và các điểm bán hàng trên Internet B2B trên Internet ở dạng đơn giản nhất có thể chỉ là một Website của nhà sản xuất cho phép các nhà phân phối đặt hàng một cách an toàn một số ít các sản phẩm, cũng có thể phức tạp như việc một nhà phân phối giới thiệu tới hàng nghìn khách hàng nhiều loại sản phẩm với cấu hình sản phẩm và giá riêng cho từng khách hàng, và cho phép họ có khả năng kiểm tra hàng tồn kho ở mọi công đoạn của dây chuyền sản xuất B2B trên nền Internet sẽ giúp cho công ty ngày càng tiếp cận được với những khách hàng và những nhà cung cấp nhỏ hơn, đặc biệt là sự cá biệt hoá đến từng mặt hàng, từng khách hàng

1.1.4.2 Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business to Consumer- B2C):

Hoạt động TMĐT diễn ra giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng trong việc

tập trung vào các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ văn phòng, du lịch, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn pháp luật hay giải trí Thay vì đi đến những cửa hàng thực ngoài phố thì bạn chỉ cần truy cập vào mạng Internet và tìm tới những website để thực hiện việc mua bán Hình thức này hay được gọi là hình thức bán hàng trực tuyến

1.1.4.3 Giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (Consumer to Consumer- C2C):

Một hình thức giao dịch khác trên mạng là khách hàng với khách hàng C2C

là khu vực tăng trưởng nhanh thứ ba của nền kinh tế trực tuyến, sau hai hình thức

Trang 18

trên Trong mô hình này, một công ty xây dựng Website để nhằm thu nhận, lưu giữ, cung cấp, trao đổi các thông tin về hàng hoá, công ty, thị trường để qua Website đó, người bán và người mua có thể gặp nhau tiến hành các giao dịch dưới các hình thức đấu giá, đấu thầu

1.1.4.4 Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ (Business to Goverment B2G)

Hình thức này mới ra đời song có thể sẽ phát triển nhanh chóng nếu như các chính phủ thúc đẩy sự nhận thức và phát triển TMĐT trong các cơ quan của mình, đặc biệt là hình thức mua sắm công Ngoài các giao dịch mua bán hàng hoá, đây cũng là phương thức mà các doanh nghiệp nộp thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước

1.1.4.5 Giữa người tiêu dùng với các cơ quan chính phủ (Consumer to Government - C2G)

Trao đổi các vấn đề về thuế, dịch vụ hải quan, phòng dịch, bảo vệ người tiêu dùng, thông tin Đây là hình thức cung cấp các dịch vụ công của các cơ quan chính quyền qua mạng

1.1.5 Mô hình t ổ chức kinh doanh TMĐT

Hiện nay xu hướng các doanh nghiệp tham gia TMĐT ngày càng phổ biến bởi

có nhiều tiện ích: mở rộng kênh tiếp xúc với khác hàng hiện có; thu hút khách hàng mới; xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; tăng lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh

Những chủ thể chính tham gia hoạt động trong thị trường giao dịch TMĐT bao gồm: các doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh bên mua và bên bán dịch vụ, hàng hoá

Trang 19

Học viên: Trần Gia Khôi

THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET

NHÀ SỞ HỮU CÔNG NGHỆ NHÀ TƯ VẤN

Internet – như cầu nối trung gian

- Doanh nghiệp tham gia Kinh doanh TMĐT : thực hiện mua bán hàng hoá

- Nhà sở hữu công nghệ : Kết hợp sự sáng tạo, kỹ thuật và văn hoá chiến lược

Hình 1.1 - Thị trường giao dịch TMĐT

Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình phân loại sàn giao dịch điện tử, có loại mô hình được xây dựng từ nhiều phía khác nhau, bên bán hàng, bên mua hàng, theo thị trường phân phối hay tích hợp cả từ hai phía Mỗi mô hình khi xây dựng người ta căn cứ vào chức năng chính của sàn giao dịch và định hướng về số lượng người mua hay người bán và cũng như định hướng phát triển của thị trường, nguồn thu chính của mỗi mô hình Sau đây là các mô hình cơ bản cho việc tổ chức kinh doanh một sàn giao điện tử :

Trang 20

Bảng 1.3 – Phân loại mô hình sàn giao dịch điện tử

Mô hình Mô t ả Ch ức năng Tri ển vọng Ngu ồn thu

mối liên hệ cung ứng

Nhấn mạnh các giao dịch thương mại

quảng cáo và giấy phép

uy tín thứ ba, mô hình

đa giao dịch

Cơ hội tạo ra các doanh thu mới

Nhấn mạnh vào các dịch

vụ giá trị gia tăng

Phí giao dịch thành viên và quảng cáo

Về cơ bản, sàn giao dịch B2B là một Website mà ở đó nhiều công ty có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung Sàn giao dịch B2B

tạo ra những dịch vụ gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu cần để các công ty có thể hoàn thành giao dịch Sàn giao dịch B2B có thể hỗ trợ các hoạt động cộng đồng như cung cấp những thông tin về các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng các phòng thảo luận trực tuyến và cung cấp các nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với các mặt hàng cụ thể

Các sàn giao dịch công cộng do các nhà đầu tư độc lập quản lý và có một ban

Trang 21

giám đốc riêng Mặc dù mỗi sàn giao dịch công cộng đều xây dựng những nguyên tắc riêng, nhưng nó vẫn được xây dựng dưới dạng mở để giúp các công ty khác sau khi đóng một khoản lệ phí nhất định có thể tham gia Sàn giao dịch riêng do một công ty điều hành, được xây dựng với mục đích giúp công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh với một số nhà cung cấp và khách hàng đã được lựa chọn từ trước.Việc lựa chọn hình thức sàn giao dịch phụ thuộc vào mục đích của các công ty mua và bán các sản phẩm hàng hoá, sàn giao dịch công cộng có thể là địa điểm tốt giúp họ tìm được giá mua hợp lý hơn hoặc tìm kiếm được những khách hàng mới Đây là cách thức đang trở nên phổ biến giúp các công ty giải phóng số hàng tồn kho đang quá lớn Các hình thức chung trong sàn giao dịch công cộng bao gồm mua hàng qua yêu cầu báo giá, mua hàng qua e-catalog và bán hàng qua đấu giá

1.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH TMĐT

Hai yếu tố môi trường chính ảnh hưởng sâu rộng đến các điều kiện kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp là:

- Môi trường bên ngoài với các yếu tố vĩ mô và vi mô của kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ

- Môi trường bên trong với các điều kiện CNTT, nhân lực, tài chính, marketing

1.2.1 Môi trường bên ngoài

Cùng tồn tại song song với các lợi ích to lớn có thể mang lại thì những hạn chế của TMĐT cũng rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân người mua hàng, do vậy TMĐT đòi hỏi một hạ tầng cơ sở vĩ mô và vi mô đa dạng và vững chắc, có cả tính thông dụng lẫn tính pháp lý, công nghệ, giáo dục, xã hội… để bảo vệ người mua và tạo điều kiện để phát triển kinh doanh Hạ tầng cơ sở cho TMĐT là một tổng hoà nhiều yếu tố đan xen mà không thể xử lý riêng lẻ từng yếu tố và bình đẳng đối với mọi doanh nghiệp trên toàn cầu Các nước đang phát triển dù bị thúc ép bởi nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố sợ bị tụt hậu, vẫn né tránh ứng dụng TMĐT là do hạ tầng cơ sở cần thiết vẫn chưa được hình thành đầy đủ Sau đây là những vấn đề cần

Trang 22

• Thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và có các thể chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số

• Bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các tổ chức phát hành thẻ thanh toán)

• Bảo vệ pháp lý đối với vấn đề sở hữu trí tuệ (bao gồm vấn đề bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử

• Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng nhằm ngăn cản các bí mật đời tư

bị đưa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi, dung mạo mà còn cả các bí mật khác liên quan đến sức khoẻ, tôn giáo, đặc điểm chính trị, giới tính

• Bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các website, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền

Trang 23

thống giao thông vận tải Trong tương lai, Internet sẽ được tuyên bố là môi trường phi thuế quan trong khâu phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ

b Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (Social – Economic Infrastructure)

Để phát triển TMĐT, hạ tầng kinh tế - xã hội phải được phát triển một cách đồng bộ Trong đó các vấn đề quan trọng cần được lưu ý, giải quyết là:

• H ệ thống tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại:

Vì giao dịch mua bán diễn ra trên mạng nên người mua không thể tiếp xúc trục tiếp với sản phẩm hữu hình Do đó, sản phẩm bán trực tuyến cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy Hệ thống tiêu chuẩn bao gồm:

- Tiêu chuẩn cho các dịch vụ TMĐT gồm: Dịch vụ mạng, dịch vụ danh bạ và tìm kiếm và các dịch vụ an ninh - bảo mật

- Hệ thống mã vạch quốc gia: Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa Việc tương thích mã quốc gia trên mạng Internet là hết sức quan trọng, các hệ thống máy tính sẽ xử lý thông tin trên cơ

sở việc đọc mã vạch trên các sản phẩm hàng hóa Hệ thống thông tin kinh tế của nhiều quốc gia hiện tại không tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (thậm chí từng có tranh chấp về việc cung cấp và quản lý mã vạch)

• M ức sống của người dân:

Mức sống thấp không cho phép đông đảo dân cư tiếp xúc với các phương tiện của “kinh tế số hóa” Nếu chi phí cho một máy tính cá nhân, thiết bị phụ trợ, thuê bao Internet, phí truy nhập,… quá lớn so với thu nhập bình quân của một người

Trang 24

dân thì lượng người truy cập vào Internet sẽ ít Thực tế là ở các nước chậm và đang phát triển chỉ những người dân thành thị mới có cơ hội tiếp cận với máy tính và số ít trong đó được biết đến Internet Mức sống của người dân còn quyết định sức mua TMĐT không thể phát triển trong điều kiện một thị trường có sức mua thấp

Năng suất lao động:

Nền kinh tế Internet đòi hỏi một nền sản xuất có năng suất lao động cao Ở các nước nghèo, nước đang phát triển, năng suất lao động còn thấp, cách thức tổ chức công việc thiếu khoa học, tỉ lệ thất nghiệp cao, chưa tạo được động lực thúc đẩy tiết kiệm chi phí về vật chất và thời gian

• Nh ận thức:

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc ứng dụng TMĐT chậm trễ

là do nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội như các cấp lãnh đạo, các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân về vai trò, tác dụng và xu hướng ứng dụng của TMĐT Những rào cản về mặt tâm lý như ngại đổi mới, lo sợ trước những thay đổi về mặt công nghệ do thiếu cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý…v.v cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chung của TMĐT

1.2.1.2 Điều kiện vi mô

a Hạ tầng công nghệ (Technology infrastructure)

- Khi xem xét đến hạ tầng công nghệ của TMĐT, người ta nghiên cứu các vấn

đề chính sau: Công nghiệp CNTT; Viễn thông; Mạng máy tính; Internet; An toàn và bảo mật, chữ ký điện tử, EDI…v.v Như vậy, muốn cho TMĐT phát triển vững chắc đòi hỏi phải có một hạ tầng viễn thông và internet hiện đại; một hệ thống bưu chính viễn thông tiên tiến và trải rộng; một khối lượng lớn máy tính được nối mạng, nghĩa là có nhiều người có điều kiện tham gia TMĐT; một mức phí đủ thấp để có thể khuyến khích phần lớn dân chúng sử dụng Internet

b H ạ tầng về an toàn và bảo mật (Infrastructure for safety and security)

- Thông tin trên mạng là tài sản riêng của các đối tượng tham gia, nhưng những thông tin này lại nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của các chủ thể tham gia

Trang 25

Có ba nhóm thông tin trên mạng: một là thông tin miễn phí; hai là thông tin có phí;

ba là thông tin bảo mật Cần có hệ thống bảo vệ sao cho thông tin có phí không bị đánh cắp, thông tin bảo mật không bị lộ Mặt khác, các hệ thống thanh toán phải bảo đảm độ chính xác và an toàn bảo mật cao, không để xảy ra tình trạng thanh toán sai lệnh, tài khoản bị đánh cắp Nếu không, sẽ có rất ít người sẵn lòng tham gia TMĐT Theo Hiệp hội An toàn máy tính quốc gia Mỹ (NCSA), vấn đề an toàn TMĐT gồm bốn khía cạnh: Tính xác thực; Tính riêng tư; Tính trung thực và Thừa nhận

- Sự phát triển TMĐT gắn chặt với việc đảm bảo an toàn thông tin được trao đổi trên mạng và sự tin cậy của bên tham gia giao dịch Công nghệ phổ biến hiện nay chống đỡ có hiệu quả những hành động bất hợp pháp nêu trên và đảm bảo sự tin cậy của các bên là chữ ký số và chứng thực điện tử

- Theo xu hướng phát triển của CNTT hiện nay là ghép cả công nghệ bảo mật

và an toàn vào hạ tầng cơ sở công nghệ của TMĐT Bảo mật và an toàn không chỉ

có ý nghĩa đối với các thực thể kinh tế, mà còn có ý nghĩa an ninh quốc gia

c Cơ sở hạ tầng thanh toán (Payment infrastructure):

- Triển khai TMĐT yêu cầu phải có hệ thống thanh toán tự động cùng với hệ thống mã hoá (mã số, mã vạch) sản phẩm trên phạm vi toàn cầu., nếu không TMĐT chỉ sử dụng được phần trao đổi thông tin, quảng cáo, tiếp thị chưa thể có TMĐT theo đúng nghĩa của nó Để thực hiện TMĐT, các công ty mua bán trên mạng cần phải có một hệ thống thanh toán điện tử theo kiểu “một cửa” Theo đó, sau khi đặt hàng trên Internet, người mua có thể dùng các lọai thẻ như VISA hay MASTER để thanh toán trực tiếp cho người bán mà không phải thêm một bước thủ tục qua ngân hàng Hình thức thanh toán này rất hay gặp khi đặt mua các phần mềm, đăng kí báo chí, mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến hiện và chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho các nhu cầu cá nhân và các vụ mua bán nhỏ

- Thực tế cho thấy ngay cả ở các nước phát triển như châu Âu và Mỹ, hầu hết các nghiệp vụ thanh toán giữa các công ty đều được thực hiện bằng séc, điện chuyển tiền (T/T) hay tín dụng thư (L/C) vốn mất rất nhiều thời gian và chi phí điện

Trang 26

thọai, telex vì chưa có một mạng thanh toán toàn cầu với chế độ bảo mật cao

d Cơ sở hạ tầng chuyển phát (Delivery infrastructure):

- Một giao dịch bán lẻ hàng hóa hữu hình không thể truyền qua mạng như các hàng hóa, dịch vụ số Sau khi thực hiện xong một giao dịch trực tuyến, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện tiếp khâu cuối cùng, đó là vận chuyển hàng hóa hữu hình đến địa chỉ mà khách hàng yêu cầu Nếu không có một cơ sở hạ tầng chuyển phát thì TMĐT không thể phát huy tác dụng của nó Các doanh nghiệp khi kinh doanh TMĐT phải xem xét nên tự đầu tư hệ thống chuyển phát hàng hóa hay thuê ngoài hoặc liên kết kinh doanh (thuê các hãng vận chuyển chuyên nghiệp, các doanh nghiệp bưu chính…v.v) và doanh nghiệp cũng phải xây dựng giá cước hợp lý theo từng cự ly, khu vực địa lý khác nhau

1.2.2 Môi trường bên trong:

Các nhân tố thành công cơ bản bao gồm: kinh doanh, công nghệ, tài chính và nhân sự Các nhân tố này phụ thuộc vào môi trường bên trong của doanh nghiệp với vai trò các điều kiện tiền đề để đánh giá môi trường và lợi ích của TMĐT cũng như các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi thực hiện dự án, các nhân tố này giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đề ra Rất nhiều nhân tố thành công liên quan trong một dự án thiết lập TMĐT, bao gồm: tổ chức công ty, khách hàng, các nhà cungcấp, công nghệ, hệ thống thông tin Các nhân tố này không thể không được đánh giá đúng vai trò của chúng trong các thành công của doanh nghiệp

1.2.2.1 Năng lực Công nghệ thông tin (CNTT):

Tham gia TMĐT có nghĩa là phải xây dựng một website cho doanh nghiệp của mình Tùy theo đặc tính riêng của mỗi doanh nghiệp, website này có thể từ rất đơn

giản như là một vài trang web tĩnh (thông tin trên trang web này không thường xuyên thay đổi) đến phức tạp gồm các cơ sở dữ liệu và các trang web động (tức thông tin trên trang web này cập nhật thường xuyên) cho phép tương tác với người

sử dụng Do đó để đảm bảo thành công khi tham gia TMĐT doanh nghiệp phải thể hiện được năng lực ứng dụng CNTT của mình

Trang 27

CNTT, bao gồm viễn thông và tin học, đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế tri thức Tương tự như hàng hoá cần được sản xuất bởi dây chuyền máy móc và được lưu thông trên thị trường, thông tin và tri thức sẽ được xử lý bằng hệ thống tin học và truyền tải qua môi trường viễn thông Hầu hết các hành vi kinh doanh, thương mại trước đây sẽ được mô phỏng hoặc thay thế để có thể thực hiện qua các

cơ sở hạ tầng CNTT Do đó những khái niệm tâm lý về không gian và thời gian trước đây của doanh nghiệp sẽ biến đổi một cách sâu sắc Doanh nghiệp cần có những chuẩn bị để theo kịp sự phát triển của công nghệ

- Để xem xét và so sánh trình độ phát triển CNTT của các doanh nghiệp là rất khó khăn và chưa có mô hình chung, tuy nhiên nếu chúng ta chỉ xem xét trong lĩnh vực đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT thì có một số tiêu chí sau:

+ Mức độ chuyên nghiệp: có chức danh Giám Đốc Thông Tin(CIO)

+ Có tổ chức bộ phận chuyên trách về ứng dụng CNTT

+ Mức độ phổ cập tin học trong đội ngũ nhân viên

+ Doanh nghiệp có nối mạng cục bộ (LAN), internet

+ Doanh nghiệp có trang Web

+ Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý, kinh doanh

+ Trình độ tin học, viễn thông nâng cao: quản trị mạng, lập trình viên bao gồm các chứng chỉ được công nhận về viễn thông và tin học (Cisco, Microsoft, IBM )

1.2.2.2 Nguồn nhân lực (Human Resource infrastructure)

Nguồn nhân lực vẫn được coi là yếu tố quyết định sự thành công của việc triển khai và ứng dụng TMĐT Hiện nay vẫn còn khoảng cách lớn giữa việc "có biết đến" máy tính điện tử và các ứng dụng của CNTT, với khả năng "ứng dụng thực" các phương tiện đó, đặc biệt là ứng dụng Internet/Web Do đó cơ sở hạ tầng nhân lực thường được xét trên hai khía cạnh là: các chuyên gia CNTT, và hiểu biết của công chúng về CNTT nói chung và TMĐT nói riêng bao gồm:

Giám đốc Thông tin (CIO- Chief Inforation Officer): có nhận thức và

Trang 28

hiểu biết về TMĐT ở tầm vĩ mô có chiến lược và kế hoạch kinh doanh rõ ràng, điều hành quản lý thông tin, chịu trách nhiệm xử lý và lưu trữ thông tin của toàn công ty

Người quản lý điều hành khai thác mạng (Senior Manager/Middle Manager): là các nhà quản lý chuyên môn giỏi, có chiến lược và kế hoạch kinh doanh rõ ràng, đủ sức điều hành và khai thác mạng

• Chuyên gia CNTT (Knowledge worker): đóng một vai trò hết sức quan

trọng góp phần đưa hàng hóa và dịch vụ tới những khách hàng hay người sử dụng qua mạng Internet Do vậy các chuyên gia CNTT sẽ là những người tham gia quyết định việc chuyển loại hình kinh doanh thương mại truyền thống sang kinh doanh TMĐT

• Khách hàng (Customer/End-user): Số lượng người tiêu dùng quyết định

sự thành bại của một sản phẩm hay dịch vụ Muốn phát triển TMĐT thì đông đảo người tiêu dùng phải hiểu biết và chấp thuận sử dụng được các dịch vụ Internet Theo ý kiến các chuyên gia, để hình thành thị trường TMĐT thì số người sử dụng Internet phải đạt khoảng 5% dân số thì TMĐT mới thực sự có điều kiện phát triển

và đa số người mua hàng có các kỹ năng về CNTT và mạng, các công cụ thanh toán điện tử, đọc hiểu được tiếng Anh do hơn 80% nội dung trên Internet được biểu thị bằng tiếng Anh

1.2.2.3 Năng lực Marketing

Môi trường marketing của TMĐT là môi trường Internet nên còn được gọi là e-marketing hay là marketing điện tử Tuy vẫn mang bản chất của marketing nói chung là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng e-marketing có những đặc điểm khác do người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông tin có thói quen tiêu dùng, thói quen tiếp cận thông tin, tìm hiểu và mua hàng khác với người tiêu dùng truyền thống

- Bằng việc ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo ra được một kênh Marketing hoàn toàn mới mẻ, đó là kênh Marketing trực tuyến Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được số liệu thống kê trực tuyến, đánh giá ngay được hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp mình - điều

Trang 29

không thể nào làm được trong Marketing thông thường Ví dụ như, trang web của doanh nghiệp được lắp đặt hệ thống đếm số lần truy cập Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thống kê được một cách chính xác số người quan tâm đến trang web của mình ở bất kỳ thời điểm nào

L ợi ích của Marketing điện tử

- Giúp cho các doanh nghiệp có được các thông tin về thị trường và đối tác nhanh nhất và rẻ nhất, nhằm xây dựng được chiến lược Marketing tối ưu, khai thác mọi cơ hội của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế

- Giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa người mua và người bán diễn ra dễ dàng hơn Điều đó đồng nghĩa với việc quảng cáo, marketing sản phẩm, và việc cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin khách hàng

- Giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí mà trước hết là các chi phí văn phòng, và nhờ đó tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều cơ hội chưa từng có

để tiến hành buôn bán với thị trường nước ngoài

- Marketing Internet đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và thời gian,

do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ đối tác một cách liên tục

Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

- Xúc tiến thương mại trong TMĐT là cách thức dùng các phương tiện điện

tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục được khách hàng Thông qua các công cụ của TMĐT như thư điện tử, các Website doanh nghiệp tiến hành giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm cũng như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp

- Xúc tiến thương mại trong TMĐT thực chất là cách thức các doanh nghiệp vận dụng các khả năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ

- Một số hoạt động xúc tiến thương mại điện tử:

+ Catalogue điện tử:

+ Giao dịch qua thư điện tử

Trang 30

+ Hỗ trợ và giải đáp khách hàng(FAQs): giúp cải tiến chất lượng sản phẩm + Tạo sự chú ý, xây dựng hình ảnh thông qua các hoạt động trên website

1.2.2.4 Năng lực tài chính:

Tài chính là yếu tố quan trọng từ nội tại doanh nghiệp để quyết định thành công cho kinh doanh TMĐT gồm các yếu tố sau:

- Tổng doanh thu sản xuất kinh doanh hàng năm

- Tỷ lệ đầu tư cho thương mại điện tử trên tổng chi phí hoạt động hàng năm

- Doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng các phương tiện điện tử

- Chi phí cho marketing TMĐT

- Chi phí đầu tư nhân lực kinh doanh TMĐT

- Chi phí xây dựng cow sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, xây dưng website và chi phí duy trì website, hệ thống bảo mật

Hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử được dựa chủ yếu vào hai chỉ số là chi phí cho đầu tư và doanh thu thu được

Có 76,9% doanh nghiệp trong diện điều tra cho biết họ sử dụng không đến 5% tổng chi phí hoạt động thường niên của mình đầu tư vào thương mại điện tử, 21% trích khoảng từ 5% đến 15% và chỉ một số rất ít (2,1%) dành trên 15% cho hoạt động thương mại điện tử Đặt trong xu hướng doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp TMĐT cũng đang có chuyển hướng tích cực trong việc phân bổ tài chính cho TMĐT ở mức 5%-10%

Mặc dù mức đầu tư chưa cao, nhưng tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp TMĐT lại rất đáng khích lệ 7,5% doanh nghiệp cho rằng ứng dụng thương mại điện tử góp phần tạo ra trên 15% tổng doanh thu Kết quả khảo sát cho thấy thương mại điện tử đã đóng góp không nhỏ đối với hiệu quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguồn:Báo cáo TMĐT Việt nam 2006- Bộ Thương Mại)

Trang 31

1.3 TH ỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT TẠI VIỆT NAM

1.3.1 Th ực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam

1.3.1.1 Ứng dụng TMĐT tại Việt nam

Internet, điều kiện hạ tầng tối thiểu cho ứng dụng TMĐT đã được xác lập ở 64/64 tỉnh thành trên cả nước, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về các đối tác qua mạng, tìm hiểu thông tin thị trường, hoặc chủ động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Về mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp tương đối đa dạng tuy nhiên cũng chỉ tập trung nhiều vào việc tìm kiếm thông tin

Bảng 1.4 - Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp

Trao đổi thư điện tử 64,3%

Truyền nhận dữ liệu 62,8%

Kênh liên lạc cơ quan nhà nước 22,1%

(Ngu ồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2006- Bộ Thương mại)

Sử dụng Internet qua kết nối băng rộng (ADSL), ngày càng dễ dàng với chi phí hợp lý và yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam đã thực sự bước vào sân chơi toàn cầu là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm tới TMĐT Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ thực hiện bước đầu TMĐT là giới thiệu công ty và sản phẩm lên mạng dưới hình thức một website Việc rất ít các doanh nghiệp sử dụng Internet như một phương tiện trao đổi với các

cơ quan quản lý nhà nước phản ánh một thực tế các dịch vụ công trực tuyến chưa phong phú

Việc có website là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng giao dịch TMĐT của doanh nghiệp thì số liệu thực tế cho thấy một bức tranh tương đối

Trang 32

khả quan với 31,3% đã có website và 35,1% cho biết sẽ tiến hành xây dựng website trong thời gian tới tuy nhiên hiệu quả chưa cao chủ yếu mới dùng để giới thiệu và cung cấp thông tin doanh nghiệp (Nguồn Vụ thương mại- Bộ Thương mại)

Bảng 1.5 - Tính năng và đặc điểm của website doanh nghiệp

Tính năng của website T ỷ lệ

Giao dịch TMĐT (cho phép đặt hàng) 27,4%

(Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2006- Bộ Thương mại)

Những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh nội dung số Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua thiết bị di động tăng nhanh, như dịch vụ cung cấp nhạc chuông, hình nền, tra cứu thông tin Kinh doanh trong các lĩnh vực đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ

sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác qua truyền hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh Đây

là xu hướng phát triển công nghệ đã tạo đột biến về ứng dụng TMĐT

Bảng 1.6 - Các phương thức đặt hàng qua phương tiện điện tử

Phương tiện điện tử T ỉ lệ doanh nghiệp sử dụng

Trang 33

Bảng 1.7 - Các phương thức thanh toán của doanh nghiệp

Phương tiện thanh toán T ỉ lệ doanh nghiệp áp dụng (%)

Thanh toán bằng thẻ tín dụng 14,3

(Ngu ồn Báo cáo TMĐT VN 2006- Bộ Thương mại)

Số doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn TMĐT B2B của Việt tăng rất nhanh (năm 2005 chỉ có 2, năm 2006 là 35) nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới nhờ các “chợ ảo” này Đến nay, đã xuất hiện nhiều phương thức thanh toán trong TMĐT Số liệu từ bảng trên cho thấy các hình thức thanh toán cho các hợp đồng điện tử đã được doanh nghiệp áp dụng rất đa dạng Tỉ lệ doanh nghiệp cho phép thanh toán trực tuyến còn rất thấp (3,2%), nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đã đạt 14,3% Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản qua ngân hàng tương ứng là 73,0% và 77,3% phản ánh thực tế là hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chưa theo kịp đà phát triển chung của

TMĐT (Nguồn: Vụ Thương mại,Bộ Thương mại)

Về vấn đề nhận thức của người tiêu dùng, cùng với việc các ngân hàng đẩy mạnh triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại, dịch vụ vận chuyển bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán điện tử, thì nhận thức của người tiêu dùng về loại hình thanh toán này cũng ngày càng được nâng cao Thói quen sử dụng thẻ thanh toán của người tiêu dùng ở các đô thị lớn bắt đầu được hình thành

Tóm lại, mức độ ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi, nhưng nhìn chung doanh nghiệp cũng chỉ mới dừng ở mức độ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và trao đổi thông tin bằng các phương tiện điện tử Ở cấp độ cao hơn, việc giao dịch và ký hợp đồng bằng các công cụ điện tử cũng được một số

Trang 34

doanh nghiệp ứng dụng, nhưng con số này chưa nhiều Các doanh nghiệp có sử dụng hình thức trao đổi bằng thư điện tử với nước ngoài, tuy nhiên với giao dịch trong nước sử thường sử dụng phương thức truyền thống Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia đánh giá vẫn cần thời gian đáng kể để điều chỉnh thói quen tiêu dùng và tập quán kinh doanh trong xã hội

1.3.1.2 Mô hình sàn giao dịch B2B của bộ Thương mại

Chúng ta hãy xem xét một mô hình sàn giao dịch B2B điển hình là cổng thông tin điện tử của Bộ thương mại (ECVN):

Hình 1.2 - Cổng thông tin điện tử ECVN ( www.ecvn.gov.vn )

ECVN là một hệ thống TMĐT nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hoá và dịch

vụ của các doanh nghiệp ECVN được đánh giá là sàn giao dịch B2B hàng đầu của của Việt Nam, với một số kết quả chính qua khảo sát 181 thành viên như sau:

Bảng 1.8 - Hiệu quả kinh doanh thu được nhờ tham gia ECVN

Trang 35

Cổng TMĐT quốc gia ECVN còn non trẻ nhưng đã thể hiện được tính ưu việt đối với cộng đồng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm một công cụ để nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế Đến cuối năm 2006, ECVN đã có hơn 6.000 cơ hội kinh doanh và có trên 1.500 thành viên, trong đó có hơn 300 thành viên vàng là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương mại xét chọn và nhiều thành viên là các doanh nghiệp nước ngoài

Sự khác biệt cơ bản của ECVN so với các sàn TMĐT B2B khác là việc kết nạp thành viên rất nghiêm túc, đặc biệt là các thành viên vàng để đảm bảo kinh doanh trên ECVN có độ tin cậy cao.Các thành viên đăng ký tham gia ECVN đều phải cam kết tuân thủ các nghĩa vụ trong Quy chế được Bộ Thương mại qui định về cung cấp thông tin truy cập

Qui mô của sàn giao dịch ECVN tăng nhanh chóng, tính đến tháng 8/2007, thông qua thống kê từ hơn 200 doanh nghiệp thành viên có tới 236 hợp đồng đựơc

ký kết với tổng trị gía lên đến trên 50 tỷ đồng VN so với 32 hợp đồng với tổng giá trị 8 tỷ của năm 2006 (nguồn www.vnn.vn tháng 8/2007)

Sàn TMĐT ECVN đã xây dựng được nhiều chương trình hỗ trợ cho các thành viên như đánh giá và cấp giấy chứng nhận thành viên, quy định chặt chẽ trong các qui trình sử dụng, giao dịch mua bán, xây dựng các phương tiện bảo mật cho truy cập và sử dụng sàn giao dịch ECVN, mở rộng dịch vụ trực tuyến cho tuyển dụng lao động (2007) tại http://viechay.ecvn.com Dịch vụ trực tuyến này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm một công cụ tuyển nhân lực hữu hiệu Với nguồn cung cấp việc làm sẵn có từ hàng ngàn doanh nghiệp thành viên ECVN, cùng với sự phối hợp của các đơn vị trong cả nước, đã khắc phục được những nhược điểm của các Website tuyển dụng khác là chỉ tập trung tại các thành phố lớn ở Việt Nam

1.3.1.3 Sàn giao dịch của hiệp hội, doanh nghiệp

- Các sàn giao dịch điện tử do doanh nghiệp tư nhân (như www.vnet.com.vn của công ty Vnet; www.export.com.vn của Cty TNHH Hải Âu Do hạn chế về nguồn lực (vốn, nhân sự, điều kiện vật chất, nguồn thông tin ) và tính rủi ro trong đầu tư cao nên các sàn giao dịch này mới chỉ dừng lại ở chức năng là cầu nối trung

Trang 36

gian để giới thiệu các khách hàng với nhau Website chỉ để quảng bá cho kênh bán hàng truyền thống, giao diện chưa thân thiện, công cụ tìm kiếm không hiệu quả, chức năng thanh toán điện tử không có, làm mất đi ý nghĩa và tính năng của mua bán hàng qua mạng Chính vì thế mà chỉ sau một thời gian đầu thu hút được nhiều thành viên tham gia, hiện nay số lượng thành viên mới đăng kí ngày càng ít đi Ngược lại, các sàn giao dịch TMĐT của các cơ quan nhà nước hoặc các hiệp hội, được đầu tư từ ngân sách nhà nước (như http://www.vnemart.com.vn của phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI); www.worldtrandeB2B.com

của công ty B2B Technology; www.hotels.com.vn do Hiệp hội du lịch phối hợp với Tổng cục Du lịch ) do mục đích nhằm tạo cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế thông qua Internet Các website này được xem như một cửa ngõ TMĐT đầu tiên, nơi mà những người sử dụng có thể thực hiện toàn bộ giao dịch trực tuyến Đây là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài đồng thời giúp các doanh nghiệp quốc tế tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của Việt Nam và cuối cùng là thúc đẩy và tạo điều kiện cho những giao dịch điện tử Ngoài mục đích chính là đăng tải các chào mua, chào bán, thông tin giới thiệu doanh nghiệp, v.v các website TMĐT với lưu lượng người xem lớn là

vị trí lý tưởng cho quảng cáo trực tuyến Do đó, một phần đáng kể doanh thu của các doanh nghiệp TMĐT là quảng cáo, đây là nguồn thu cho các doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch

1.3.2 Kinh nghiệm kinh doanh Sàn giao điện tử trên thế giới

TMĐT là xu thế phát triển tất yếu khách quan trên thế giới đang dần từng bước thay thế thương mại truyền thống TMĐT luôn là giải pháp kinh doanh hữu hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hướng tới trong tương lai Những thành công của TMĐT đã ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay Sau đây là chúng ta xem xét về thành công của một số sàn giao dịch nổi tiếng trên thế giới :

Trang 37

1.3.2.1 Sàn giao dịch B2B: www.Alibaba.com

Được thành lập và hoạt động từ năm 1999, Alibaba.com là một trong những sàn giao dịch thương mại lớn nhất thế giới và nơi cung cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu, hiện nay có hơn 4.830.000 thành viên đăng kí đến từ hơn 240 nước Alibaba nhận được giải thưởng

“Best of the Web: B2B” và "trang webB2B thông dụng nhất” do tạp chí Forbe và tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn Trang web Alibaba cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin và hướng dẫn kinh doanh thông qua các danh mục của hơn 27 lĩnh vực và hơn 1300 loại sản phẩm từ những sản phẩm may mặc cho đến những đồ điện tử

Hình 1.3 - Sàn giao dịch điện tử Alibaba ( http//www.alibaba.com)

Những nhà đầu tư vào Alibaba.com bao gồm các công ty, tập đoàn lớn và nổi tiếng ở châu Á và cả trên thế giới Các đặc điểm nổi bật của sàn Alibaba.com là :

Chi ến lược của Alibaba.com: là “Trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực

hiện giao dịch thông qua Alibaba.com” Để thực hiện chiến lược này Alibaba đi từng bước vững chắc dựa trên nhu cầu thị trường Alibaba.com thực hiện chiến lược

Trang 38

liên minh đối tác dưới 4 hình thức:

- Đối tác cùng nhóm hiệu (Co-Branding)

- Đối tác cung cấp dịch vụ chứng nhận bảo lãnh tài chính cho Thành viên (Authentication and Verification Credit Agency)

- Đối tác Cung Cấp Dịch Vụ (Business Serivice)

- Đối tác Cung Cấp Thông Tin (Information Provider)

Mô hình Alibaba.com phát triển có ba giai đoạn: Thứ nhất, hoạt động như một trung tâm trao đổi thông tin (information exchange platform) Thứ hai, Alibaba sẽ

hỗ trợ việc trao đổi các chứng từ (document exchange) Cuối cùng, Alibaba.com sẽ hoạt động như sàn giao dịch của châu Âu, châu Mỹ, tức là hỗ trợ và thực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến (money exchange of actual transaction ) Hiện nay Alibaba.com đang phát triển ở giữa hai giai đoạn 1 và 2

Th ị trường mục tiêu: Các khách hàng chính mà Alibaba.com hướng tới là các

công ty vừa và nhỏ (SMEs) ở châu Á muốn xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài Về phạm vi, Alibaba hoạt động chủ yếu ở các thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản Trong ngắn hạn Alibaba nhắm thêm tới các thị trường Hàn Quốc, Singapore và một số thị trường châu Á khác Còn trong dài hạn Alibaba sẽ trở thành cầu nối thị trường giữa châu Á và các thị trường Âu-Mỹ

Quản lý quan hệ khách hàng: Alibaba.com có hẳn một đội riêng để hỗ trợ các

thành viên và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong vòng 24 giờ Ngoài ra, thông qua các dịch vụ Help, FAQs được thiết kế tỉ mỉ, các khách hàng có thể dễ dàng tìm được thứ mình cần biết trong buôn bán giao dịch

1.2.3.2 Sàn giao dịch đấu giá(C2C) : www.eBay.com

Sàn giao dịch TMĐT eBay do chuyên gia lập trình Rierre Omidyar thành lập ngày 4/9/1995 hiện có trụ sở chính đặt tại San Jose, California (Mỹ), hiện có mặt tại

38 quốc gia với 233 triệu người đăng ký sử dụng để mua bán hàng hóa

Chiến lược kinh doanh: là đấu giá trực tuyến, thành phần tham gia vào eBay

trên thực tế là các cá nhân và một phần các doanh nghiệp nhỏ

Trang 39

Hình 1.4 - Sàn giao dịch điện tử Ebay ( http//www.eBay.vn)

Mô hình kinh doanh: Khác với sàn Alibaba, EBay tập trung xây dựng một cộng đồng giao dịch cá nhân (C2C) trên Internet giữa người mua và người bán, tạo chỗ cho phép yết danh mục hàng hoá cần bán, người mua trả giá cho các mặt hàng mình quan tâm và đều được niêm yết một cách hoàn hoàn tự động

Qui mô kinh doanh: Đến năm 2005, eBay có tới 30 triệu người mua bán với tổng trị giá hàng hoá đạt 20 tỉ USD, vượt quá thu nhập quốc dân của nhiều nước trên thế giới EBay có hơn 150.000 thương gia kinh doanh buôn bán trên eBay và coi đây là công việc làm ăn chính của họ Những thương gia này bán đủ thứ: từ những viên thuốc giảm cân, tới các loại túi xách thời trang, ôtô và nhiều nhiều thứ khác Những gì đang diễn ra cho thấy, eBay đã tạo ra một cách thức kinh doanh hoàn toàn mới, chưa từng tồn tại trước đó Các hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi một công ty, mà eBay còn tạo ra một mạng lưới liên kết các hoạt động kinh doanh, một trung tâm thương mại mới đầy sức sống

Ngoài ra, eBay còn thiết lập riêng một "lực lượng cảnh sát" để kiểm soát các hàng hoá niêm yết nhằm giảm tới mức thấp nhất các khả năng có thể xảy ra lừa đảo trên mạng Họ còn có một hệ thống đào tạo riêng, tổ chức các lớp học trên toàn quốc, dạy về cách bán hàng trên eBay Hệ thống xử lý thanh toán PayPal của họ cho phép người mua thực hiện thanh toán với những người bán không thể mở một tài khoản thẻ tín dụng chấp nhập thanh toán tại các ngân hàng

Trang 40

Giá cả: Đối tượng khách hàng của eBay là người bán và người mua Người

mua hoàn toàn được miễn phí, họ có thể mua bất cứ thứ gì và được hưởng mọi sự thuận lợi với các tiện ích hiện đại của trang web Còn người bán thực hiện việc kinh doanh, đã thu được tiền về cho mình, nên eBay đã xác định giá cả dịch vụ chỉ nhằm

vào đối tượng này (nguồn http://www.hoinongdan.org.vn/)

1.2.3.3 Sàn giao dịch siêu thị bán lẻ Amazon(B2C) ( http://www.amazon.com)

Chiến lược kinh doanh: Amazon.com là cửa hàng bán lẻ sách: Năm 1994, với

mô hình kinh doanh của Jeff Bezos- chọn đặt tên cửa hàng sách trực tuyến của mình

là Amazon.com Đến nay, Amazon.com đã có trên 40 triệu khách hàng và tổng giá trị các thương vụ mua bán lên tới hàng tỷ đô la mỹ

Việc lựa chọn sản phẩm là sách có một đặc tính vận chuyển lý tưởng cho việc buôn bán trên mạng vì các khách hàng đều sẵn sàng mua sách mà không cần phải xem quyển sách đó tận tay, và do đó sách sẽ thực sự thúc đẩy kinh doanh nếu nó được giới thiệu một cách thích hợp trên website Khi thời cơ đến bởi TMĐT Amazon.com đã chuyển sang bán các sản phẩm khác ngoài sách Phần mềm của trang web có thể theo dõi việc mua hàng của khách hàng và giới thiệu các loại sách, đĩa CD, băng video, và các danh mục sản phẩm bao gồm đồ điện tử gia dụng, máy tính, đồ chơi, quần áo, nội thất và đồ chơi, ô tô

Hình 1.5 - Sàn giao dịch điện tử Amazon ( http//www.amazon.com)

Với tư cách là hãng bán lẻ, Amazon cung cấp cho khách hàng phương thức

Ngày đăng: 26/02/2021, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w